Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích cơ sở lý luận và nội dung điều luật trên của Hiến Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.2 KB, 6 trang )

Câu 1 : Điều 83 Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta xác định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền được lập hiến và lập pháp”
a. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung điều luật trên của Hiến Pháp
b. Thẩm quyền của quốc hội được thể hiện trong tính chất pháp lý của các văn bản quy
phạm pháp luật do quốc hội thông qua như thế nào ???
Trả lời :
A .Cơ sở lý luận và nội dung điều luật “ Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền
được lập hiến và lập pháp” của hiến pháp 1992
Quy định trên vừa khẳng định vị trí pháp lý của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, vừa khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, tập trung trong tay nhân
dân lao động và do chính nhân dân lao động thực hiện. Do đó, Quốc hội mới có quyền và đủ
điều kiện thực hiện “quyền giám sát tối cao” đối với toàn hoạt động của Nhà nước
Việc bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh thuộc trách nhiệm của cả hệ
thống bộ máy nhà nước thông qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám đốc, giám sát. Các
hoạt động này do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau tiến hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
của mình. Với chức năng giám sát tối cao đổi với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, Quốc hội
có vai trò, trách nhiệm rất lớn trong việc bảo đảm cho Hiến pháp, luật được thi hành nghiêm
chỉnh và thống nhất trong cả nước; trước hết là từ các cơ quan nhà nước, bảo đảm cho bộ máy
nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền dân
chủ của công dân.
Từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước của chúng ta cũng như từ thực tiễn hoạt động
của Quốc hội, hiện nay có các quan niệm khác nhau về quyền giám sát tối cao của Quốc hội
đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước:
- Quan niệm thứ nhất cho rằng, việc Hiến pháp giao cho Quốc hội thẩm quyền giám sát
tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước là xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà
nước và về vị trí, vai trò của Quốc hội trong bộ máy nhà nước. Theo đó, Nhà nước ta được tổ
chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước đối với việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do Quốc hội là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cho nên quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của Nhà nước, bộ phận không thể tách rời của quyền lực nhà nước thống nhất, phải được


giao cho Quốc hội thực hiện. Tuy nhiên, thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm giữa các
cơ quan nhà nước, nên Quốc hội chỉ giữ lại cho mình quyền giám sát đối với hoạt động của
Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng
thời, thông qua hoạt động lập pháp, bằng việc ban hành các đạo luật về tổ chức các cơ quan
nhà nước hữu quan, Quốc hội uỷ quyền cho các cơ quan này thực hiện một phần quyền giám
sát của mình; trong đó Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước thông qua hệ thống cơ quan
Thanh tra; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan
nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân, kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng; Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của
các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự, hay nói một cách khác là giám sát tính
hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động xét xử của các Toà án cấp dưới.
- Quan niệm thứ hai cho rằng, không nên đồng nhất quyền giám sát của Quốc hội với
quyền thanh tra của Chính phủ, quyền kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và quyền
giám đốc của Toà án nhân dân tối cao. Mặc dù về bản chất, giám sát, thanh tra, kiểm sát hay
giám đốc việc xem xét có làm đúng hay không đúng những quy định của pháp luật về một vấn
đề nào đó. Vì vậy, quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước thẩm quyền riêng, gắn với quyền lực lập pháp và có tính chất, đặc điểm cũng như phạm
vi, đối tượng giám sát hoàn toàn khác so với hoạt động thanh tra, kiểm sát, giám đốc của các
cơ quan nhà nước khác.
Tuy còn ý kiến khác nhau về bản chất của quyền giám sát tối cao của Quốc hội, nhưng
về cơ bản, các ý kiến đều thống nhất về các hình thức hoạt động giám sát của Quốc hội mà
Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội đã quy định. Cụ thể là hoạt động giám sát tại kỳ họp Quốc
hội, hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hoạt động giám sát của Hội đồng dân
tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và hoạt động giám sát của các đại biểu Quốc hội, theo đó:
- Tại các kỳ họp của Quốc hội: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến
pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội tại các kỳ họp, Quốc hội xem xét báo cáo hoạt động của
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao; bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; bãi nhiệm các chức danh nhà nước thuộc thẩm quyền bầu và phê chuẩn

việc bổ nhiệm của Quốc hội khi những người này có vi phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ
của mình hoặc không đủ năng lực, tín nhiệm.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các
văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc
hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân,
bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giải tán Hội đồng nhân dân trong
trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; trong
thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách chức
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
gần nhất.
- Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.
- Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, theo các quy định trên đây, đối với mỗi loại hình giám sát thì có các đối tượng chịu
sự giám sát khác nhau (ví dụ, đối tượng của hoạt động giám sát của Quốc hội tại kỳ họp là:
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao; đối tượng của hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội là:
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân…)
Tất cả đều dựa trên 1 cơ sở lý luận chủ yếu
a) Trước hết, Hiến pháp ghi nhận vị trí pháp lý của Quốc hội trong hệ thống cơ quan
nhà nước ta là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nên chính vị trí đó đã đặt nền móng xây
dựng nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội. Chính vị trí pháp lý của Quốc hội và mối quan hệ
giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác đã khẳng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu

cao nhất của nhân dân … Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp,
pháp luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao”. Điều quy định trên đây nhấn mạnh
quyền giám sát của Quốc hội là quyền hiến định. Sở dĩ, Quốc hội có quyền hạn đó vì nó là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân lao động, chứ quyền đó không mặc nhiên xuất hiện.
b) Quyền giám sát của Quốc hội không đối trọng với các quyền hành pháp và tư pháp.
Quốc hội vừa là cơ quan quyết định luật, vừa giám sát các cơ quan nhà nước thi hành luật,
nhưng không lẫn lộn với quyền hành pháp của Chính phủ cũng như quyền độc lập xét xử của
Toà án.
Thế nhưng, cũng có những quan điểm cho rằng, Quốc hội có quá nhiều quyền quan
trọng, song Quốc hội không đủ điều kiện thực hiện tốt những quyền hạn đó. Vì thế mà Quốc
hội phải lập ra các cơ quan nhà nước khác và quy định cho các cơ quan nhà nước ấy các chức
năng nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, Quốc hội uỷ quyền cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện
một số quyền của Quốc hội.
Thực tế nước ta đã khẳng định, nhận thức như trên là không đúng đắn. Bởi lẽ, bộ máy
nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Theo nguyên tắc này thì
“tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông
qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”. Vì vậy, xác định quyền hạn của Quốc hội và
phân định rõ chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của từng cơ quan nhà nước là công việc vô
cùng cần thiết. Có phân định rõ quyền hạn của từng cơ quan nhà nước thì nguyên tắc “tập trung
quyền lực nhưng có phân công, phân nhiệm” mới có tính khả thi. Nhận thức này phù hợp với
nhiều quan điểm hiện nay cho rằng, Quốc hội không chỉ giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước trung ương mà giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, đơn
vị vũ trang và mọi công dân. Và cũng như vậy, chúng ta càng cần có một nhận thức đúng đắn
về vị trí pháp lý của Quốc hội làm cơ sở cho việc xây dựng và khẳng định quyền giám sát tối
cao - một trong những quyền hạn quan trọng của Quốc hội trong quản lý nhà nước.
Thông qua hoạt động giám sát, chúng ta có điều kiện khẳng định, pháp luật của ta có
tính khả thi hay không. Cũng thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội, chúng ta có dịp sửa
chữa, bổ sung hay huỷ bỏ những quy định không hợp hiến, không hợp pháp và không còn phù
hợp với thực tiễn và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội kịp thời phát hiện được những sai

sót của chính mình để kịp thời sửa chữa.
c) Bản chất quyền giám sát tối cao của Quốc hội được xác định rõ nét thông qua việc
thực hiện quyền này bởi nhiều cơ quan nhà nước theo sự phân công và uỷ quyền của Quốc hội,
những cơ quan này có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội về hoạt động của mình. Trước hết,
Quốc hội tập trung giám sát trực tiếp hoạt động của một số cơ quan như Chính phủ, Toà án
nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, để bảo đảm thực hiện tốt quyền
giám sát, Quốc hội còn giao nhiệm vụ này cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban còn giao trực tiếp
cho các đại biểu Quốc hội hoạt động ở từng lĩnh vực công tác cụ thể của đời sống xã hội.
Hiến pháp 1992 cũng như các đạo luật khác do Quốc hội ban hành đều xác định: Mỗi
cơ quan nhà nước đều có những hình chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể, nhưng những
người đứng đầu các cơ quan nhà nước trung ương đều do Quốc hội bầu ra và có thể bị Quốc
hội bãi nhiệm hay miễn nhiệm khi họ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Các
văn bản pháp luật do Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
ban hành phải phù hợp với Hiến pháp. Nếu thấy các văn bản này trái Hiến pháp thì Quốc hội
có quyền yêu cầu sửa đổi, đình chỉ thi hành hay huỷ bỏ. Điều đó có nghĩa là, Quốc hội có toàn
quyền giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động thực tiễn và cả trong nội dung các
văn bản do các cơ quan nhà nước nói trên ban hành.
d) Quyền giám sát của Quốc hội không phải là quyền tự nhiên mà có, mà nó do Hiến
pháp và các văn bản pháp luật khác quy định. Điều này khẳng định rõ ràng nguyên tắc: Mọi
hoạt động của Quốc hội đều xuất phát từ quy định của Hiến pháp và pháp luật. Điều đó cũng
có nghĩa rằng, khi thực hiện quyền giám sát, Quốc hội phải tuân theo những chuẩn mực pháp
lý - chính là nguyên tắc Hiến pháp và nguyên tắc pháp luật. Phạm vi của quyền giám sát cũng
được quy định cụ thể: Quốc hội chỉ giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động của
những cơ quan nhà nước, chứ không can thiệp trực tiếp hay làm thay các cơ quan nhà nước
như việc thực hiện kế hoạch nhà nước hoặc công tác quản lý cán bộ của những cơ quan nhà
nước ấy.
đ) Nội dung quyền giám sát của Quốc hội bao hàm hoạt động theo dõi tính hợp hiến và
hợp pháp đối với nội dung các văn bản do các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát trực tiếp của
Quốc hội ban hành, cũng như tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động thực tiễn của các cơ
quan nhà nước đó.

Phương thức thực hiện quyền giám sát của Quốc hội là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ
của mình. Đó là việc Quốc hội phải có một đội ngũ đại biểu hợp lý, đủ trình độ chuyên môn,
kiến thức quản lý nhà nước và hiểu biết xã hội để thực hiện nhiệm vụ của họ. Tiếp đó, Quốc
hội phải được tổ chức chặt chẽ, các Uỷ ban của Quốc hội phải được quy định rõ ràng về nhiệm
vụ cũng như rành mạch về chức năng, quyền hạn và đặc biệt, Quốc hội phải định ra những
nguyên tắc cụ thể cho hoạt động của đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Nói một
cách tổng quát, Quốc hội phải xác định một cơ chế giám sát hợp lý.
Quyền giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua Uỷ ban thường vụ Quốc hội
(từ Điều 11 đến Điều 13 Luật tổ chức Quốc hội), thông qua Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban
của Quốc hội (từ Điều 23 đền Điều 29 Luật tổ chức Quốc hội), cũng như trực tiếp thông qua
hoạt động của các đại biểu Quốc hội (Điều 39, 42, 44, 45 Luật tổ chức Quốc hội).
e) Phương pháp thực hiện quyền giám sát của Quốc hội được thể hiện cụ thể như sau:
- Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao. Theo phương pháp này, tại kỳ họp cuối năm, việc các chủ thể trên phải chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác của cơ quan, ngành mình trước Quốc hội chính là hoạt động
giám sát gián tiếp của Quốc hội. Thông qua hoạt động này, Quốc hội nhận được những thông
tin cần thiết về tình hình hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các ngành trong việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
- Các đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát của Quốc hội thông qua hoạt động
chất vấn những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trung ương như Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
và các Bộ trưởng. Những chủ thể này có thể phải trả lời trong các kỳ họp của Quốc hội hoặc
sau kỳ họp của Quốc hội (Điều 98 Hiến pháp năm 1992). Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng
có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời
những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.
- Quyền giám sát của Quốc hội có thể được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và cơ sở.
- Các đại biểu Hiến pháp còn có quyền và trách nhiệm xem xét, đôn đốc, theo dõi việc
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân và hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực hiện

các quyền đó (Điều 97 Hiến pháp 1992, Điều 44 Luật tổ chức Quốc hội).
Thực hiện quyền giám sát của Quốc hội phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
+ Hoạt động giám sát của Quốc hội phải được coi là một hoạt động thường xuyên, chủ
động và có kế hoạch không chỉ của các Uỷ ban của Quốc hội, mà còn của đại biểu Quốc hội
nữa.
+ Hoạt động giám sát của Quốc hội phải dựa trên những quy định của Hiến pháp và
pháp luật.
+ Hoạt động giám sát của Quốc hội phải nhằm mục đích hiệu quả, dân chủ, khách quan
và công bằng.
+ Tiến hành hoạt động giám sát của Quốc hội phải đặt nó trong việc thực hiện tổng thể
các quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội (quyền lập hiến, lập pháp, quyền quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước).
Những nội dung của quyền giám sát và yêu cầu trên đây của việc thực hiện quyền giám
sát của Quốc hội đã phân biệt quyền giám sát tối cao của Quốc hội với quyền giám đốc xét xử
của Toà án nhân dân tối cao, với quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, với quyền thanh tra của Chính phủ và với quyền trong lĩnh vực quản lý nhà
nước của Chủ tịch nước.
B. Thẩm quyền của quốc hội được thể hiện trong tính chất pháp lý của các văn bản
quy phạm pháp luật do quốc hội thông qua như thế nào ???
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp mang tính khái quát rất
cao. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ xung hiến pháp cũng như thực thi đầy đủ và nghiêm chỉnh
các quy định của hiến pháp cũng đang là một yêu cầu của xã hội.
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực cao nhất , thẩm quyền của quốc hội được
thể hiện trong tính chất pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội thông qua thể
hiện trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ta :
• Văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội
• Văn bản quy phạm pháp luật của chủ tịch nước
• Văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ , thủ tướng chính phủ , bộ trưởng và các
thủ trưởng cơ quan ngang bộ .
• Văn bản quy phạm pháp luật của toá án nhân dân tối cao , viện kiểm soát nhân dân tối

cao
• Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
• Văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân
Câu 2 : Nguyễn Văn A Sinh ngày 06-06-1987 bàn với Nguyễn Văn B sinh ngày 15-10-1989 về
việc đột nhập nhà ông C để trộm cắp tài sản .Ngày 20-10-2005 cả 2 tên cùng đột nhập vào nhà
ông C lấy đi 1 số tài sản trị giá 20tr đồng và đã bị bắt .Cả A và B đều chưa bị xử phạt hành
chính về hanh vi chiếm đoạt tài san
a. A và B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư hay không ?? vì sao
b. Có gì khác nếu trong trường hợp này Nguyễn văn B sinh ngày 15 – 10 -1991 ? Vì sao

×