Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tình hình sáng tác và sưu tầm câu đố hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.91 KB, 3 trang )

Câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là
phản ánh đặc điểm của sự vật hiện tượng bằng phương pháp giấu
tên và ẩn dụ hoán dụ cùng các biện pháp nghệ thuật khác ( gây
nhiễu, đối lập ) và được nhân dân sửu dụng một cách phổ biến, rộng
rãi trong sinh hoạt đời sống. Do đó mà câu đố dân gian mang đậm
tính bình dân, dí dỏm, hài hước và thể hiện trí thông minh của của
người ra câu đố và người giải đố. Bởi vì câu đố dân gian phần lớn tác
giả là các nông dân và người lao động sáng tác ra nên nó được lưu
truyền chủ yếu trong cuộc sống đời thường vì nó phản ánh được tâm
tư tình cảm, nhu cầu vui chơi giải trí của tầng lớp người lao động.
Mình trịn mà đóng khố xanh
Trồng đậu trồng hành lại thả heo vô
( Bánh tét )
Trồng cây mà chẳng dám trèo
Đến khi già chín vác cù quèo mà quơ
( Cây lúa )

Có cây mà chẳng có cành
Có hai ơng cụ dập dềnh hai bên
( Cây bắp )
Những câu đố trên thể hiện sự bình dị, gần gũi rất duyên dáng phản
ánh những suy nghĩ, cách nhìn của người nơng dân Việt Nam chất


phác và đời sống của họ cũng gắn liền với những cái cây, cái hoa, cái
nhà, cái cuốc mang đậm dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước.
Tuy nhiên ngày nay thì hứng thú của người dân đối với loại hình
giải trí này có sự giảm đáng kể so với trước đây, chỉ có số ít các nhà
chun mơn về văn học dân gian là cịn tiếp tục tìm hiểu và nghiên
cứu. Cùng với một bộ phận nhỏ nhân dân còn sáng tác và sử dụng
tuy nhiên các sáng tác mới chiếm một số lượng khá ít ỏi mà chủ yếu


là những câu đố phỏng theo câu đố xưa hoặc là mượn những âm
điệu dân gian vào trong sáng tác mới.
Hoa gì nở trắng trên cao, trơng như sao mở, cánh xịe nhẹ trơi?
( Hoa súng )

Sơng gì tên gọi chẳng to
Mà sao chẳng nhỏ chút nào, ai ơi?
( Sông Bé )

Như lời ước hẹn đẹp sao
Cuối đông thắm nở đón chào mùa xuân
( Hoa đào )
Những câu đố trên là những sáng tác mới mà người soạn nội dung
sưu tầm được trong thời gian gần đây, vì là những sáng tác mới nên
cách ra đố cũng có nhiều sự khác biệt so với những câu đố dân gian
truyền thống. Các liên tưởng, ngôn từ sử dụng và âm điệu cũng có sự
hiên đại hơn, mang góc nhìn mới hơn. Đặc biệt là ở cách sử dụng từ
ngữ, gần như ít xuất hiện các từ xưa và cổ.


Ngày nay các câu đố dân gian khơng cịn nhiều sức hấp dẫn nhưng
trong các ngày lễ, hội truyền thống như Tết, hay các hội làng, sinh
hoạt hát đối thì câu đố dân gian vẫn chiếm một vai trò chủ đạo và
được người lớn trẻ em yêu thích. Và ở trên truyền hình thì các
chương trình giải trí như “Nhanh như chớp” hay là cuộc thi “Đường
lên đỉnh Olympia” thì câu đố chính là một trong những yếu tố được
chú ý và phát triển nhưng nó lại khơng mang yếu tố dân gian và tính
vần điệu giàu nhạc tính như xưa nữa.




×