Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt từ thế kỉ XI thế kỉ XVII trên địa bàn Chăm Pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.76 KB, 14 trang )

. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: CHUN ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM 2A

TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ CỦA ĐẠI
VIỆT TỪ THẾ KỈ XI – THẾ KỈ XVII TRÊN ĐỊA BÀN CHĂM PA;
PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA Q TRÌNH ĐĨ;
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, HỆ QUẢ CỦA Q TRÌNH MỞ RỘNG
LÃNH THỔ ĐÓ ĐỐI VỚI ĐẠI VIỆT

Sinh viên thực hiện

: ĐINH THỊ LINH

Lớp

: Sử K68 CLC

Mã SV

: 685602026

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


Minh chứng kiểm tra đạo văn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Ý nghĩa chủ đề ..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của chủ đề ............................................................................................................. 1
3. Nhiệm vụ của chủ đề............................................................................................................ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 2
Chương 1 ................................................................................................................................. 2
QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ ĐẠI VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN CHĂM PA ............... 2
TỪ THẾ KỈ XI – XV............................................................................................................... 2
1.1. Bối cảnh lịch sử và nhu cầu mở rộng lãnh thổ của Đại Việt từ thế kỉ XI – XV ............. 2
1.2. Quá trình mở rộng lãnh thổ Đại Việt trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XI – XV ........... 3
1.3. Đặc điểm, tính chất của quá trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ
XI-XV ................................................................................................................................... 4
1.4. Tác động, hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa đối với Đại
Việt từ thế kỉ XI – XV........................................................................................................... 6
Chương 2 ................................................................................................................................. 6
QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ ĐẠI VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN CHĂM PA ............... 6
TỪ THẾ KỈ XVI – XVII ......................................................................................................... 6
2.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................................................. 6
2.2. Quá trình mở rộng lãnh thổ Đại Việt trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XVI – XVII ..... 7
2.3. Đặc điểm, tính chất của q trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ
XVI-XVII ............................................................................................................................. 8
2.4. Tác động, hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa đối với Đại
Việt từ thế kỉ XVI – XVII ..................................................................................................... 9
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 11


MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa chủ đề

Đất nước Việt Nam là một dải đất chữ S chạy dài ven biển Đông. Hình hài ấy khơng chỉ là q
tặng của tạo hố mà còn được ghi dấu ấn bởi biết bao mồ hơi, xương máu của người Việt Nam trong
q trình mở rộng và xác lập chủ quyền lãnh thổ. Quá trình ấy được ghi dấu đậm nét nhất dưới thời kì
của các vương triều phong kiến độc lập. Từ một dải đất chỉ tương đương với khu vực Bắc Bộ nước ta
hiện nay trong thời kỳ đầu dựng nước, trải qua các triều đại Lý – Trần – Lê sơ lãnh thổ ấy được mở
rộng đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa tình Bình Định và Phú Yên) và gần như đạt tới sự hoàn thiện
như bây giờ ở các thế kỉ XVII – XVIII. Lịch sử ghi nhận đó là quá trình mở rộng và xác lập chủ quyền
lãnh thổ Đại Việt. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, các triều đại phong kiến Việt Nam đều quan tâm
đến địa bàn phía Nam đặc biệt là vùng đất Chăm Pa. Quá trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm
Pa là một quá trình dài từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVII với những đặc điểm, tính chất nổi bật và để lại
những hệ quả đối với Đại Việt trong các thể kỉ này. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, bài tiểu luận tập
trung vào nội dung: “Qúa trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt từ thế kỉ XI đến XVII trên địa bàn Chăm
Pa”. Trên cơ sở tìm hiểu về chủ đề, sinh viên nắm được những tri thức về quá trình mở rộng lãnh thổ
của Đại Việt từ thế kỉ XI đến XVII trên địa bàn Chăm Pa và đặc điểm, tính chất, tác động của q
trình đó. Từ đó, sinh viên có thể ứng dụng để giảng dạy trong những chủ để liên quan sau này.
2. Mục tiêu của chủ đề
Bài tiểu luận tập trung tìm hiểu về quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt từ thế kỉ XI đến
XVII trên địa bàn Chăm Pa. Từ đó, trình bày và phân tích tính chất, đặc điểm cũng như đánh giá về
tác động và hệ qủa của quá trình mở rộng lãnh thổ đó đối với Đại Việt.
3. Nhiệm vụ của chủ đề
- Thứ nhất, trình bày quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XI đến
thế kỉ XVII.
- Thứ hai, phân tích tính chất, đặc điểm của q trình mở rộng lãnh thổ.
- Thứ ba, đánh giá tác động, hệ quả của q trình mở rộng lãnh thổ đó đối với Đại Việt.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1

QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ ĐẠI VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN CHĂM PA
TỪ THẾ KỈ XI – XV
1.1. Bối cảnh lịch sử và nhu cầu mở rộng lãnh thổ của Đại Việt từ thế kỉ XI – XV
Đại Việt từ thế kỉ XI – XV là một quốc gia phát triển, thời kỳ này đánh dấu q trình xác lập,
hồn thiện và ổn định của các thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Mơ hình nhà nước
ngày càng được hồn thiện đi từ nền quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc với Phật giáo là chủ đạo
dưới thời Lý, Trần đến thời kỳ phát triển đỉnh cao của mơ hình nhà nước quân chủ chuyên chế - quan
liêu dưới thời Lê Sơ. Sự vững mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự và sự phát triển về văn hóa xã hội
đã giúp cho vị thế của Đại Việt trong khu vực ngày càng được khẳng định. Đây là điều kiện, cơ sở
quan trọng để chính quyền Đại Việt thực hiện những chính sách về đối nội và đối ngoại. Do vị thế
ngày càng lớn mạnh nên thời kỳ này đánh dấu xác lập tư tưởng và quan hệ nước lớn nước nhỏ, thiên
triều – tiểu quốc, sách phong - triều cống của Đại Việt trong quan hệ với các quốc gia láng giềng phía
Tây, Nam. Đồng thời, xuất phát từ tư tưởng về sự ưu việt của văn hoá Việt, các triều đại quân chủ thời
kỳ này gán cho mình trách nhiệm “khai hoá” cho man, di. Đối với các nước láng giềng ở phía Tây và
phía Nam như Ai Lao, Chân Lạp, Chiêm Thành, Đại Việt luôn giữ vị thế trong quan hệ nước lớn với
nước nhỏ, duy trì quan hệ hịa bình, thần phục và cống nạp. Đối với Chăm Pa – vương quốc nằm ở
phía Nam Đại Việt (thuộc miền Trung Việt Nam ngày nay), nhà nước phong kiến Đại Việt luôn giữ
vị thế là một nước lớn và muốn Chăm Pa là một nước chư hầu của mình. Trong bối cảnh lúc bấy giờ
Chăm Pa chịu sự thần phục Đại Việt và thường mang sản vật sang tiến cống.
Cương vực của nước Đại Việt buổi đầu của nền quân chủ bao gồm miền Bắc và một phần miền
Bắc Trung Bộ ngày nay gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đất đai nhỏ hẹp, lại luôn phải hứng chịu
sức ép từ phương Bắc - Trung Hoa hùng mạnh luôn lăm le xâm lược. Vì lý do sinh tồn, gia tăng khả
năng tự vệ trước các cuộc xâm lược từ phương Bắc nên các triều đại phong kiến Đại Việt thời kỳ này
buộc phải tiến hành công cuộc mở rộng lãnh thổ, đặc biệt là xuống phía Nam. Bởi lẽ, phía đơng của
Đại Việt là biển cả, phía tây là núi rừng giao thơng hiểm trở nên chỉ cịn một con đường duy nhất là
tiến về phía nam. Mặt khác, Chăm Pa – chủ nhân của vùng đất phía nam là một vương quốc tuy không
mạnh nhưng cũng thường mang quân đi quẫy nhiễu Đại Việt nên việc bình định, thu phục diễn ra
cũng là điều kiện thuận theo quy luật lịch sử của chế độ phong kiến. Để thể hiện sức mạnh, uy quyền
của triều đình trung ương trước nhân dân và các quốc gia láng giềng nên các vương triều thời kỳ này
đều ra sức mở rộng lãnh thổ. Đồng thời, sự phát triển và ổn định của tình hình đất nước, đời sống nhân

2


dân được cải thiện khiến dân số ngày càng gia tăng, từ đó kéo theo nhu cầu mở rộng diện tích canh
tác. Thêm vào đó, q trình mở rộng lãnh thổ cũng nhằm đáp ứng nhu cầu về thợ thủ công, nghệ nhân,
nhạc công, vũ nữ, nhân lực trong lao động công nghiệp, xây dựng…cho sự phát triển của đất nước,
cho cuộc sống xa hoa của chính quyền trung ương.
1.2. Quá trình mở rộng lãnh thổ Đại Việt trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XI – XV
Dươi thời Lý (và cả thời Trần sau này), quốc gia Đại Việt luôn phải đối mặt với những hành
động xâm lấm từ Chiêm Thành (Chăm Pa). “Thời Lý, Chiêm Thành đã 5 lần tiến hành các hoạt động
biên giới Đại Việt… Năm 1043, Chiêm Thành con cho quân vào cưới bóc dân ven biển Đại Việt”1.
Sự việc này đã nhắc nhở triều Lý về mối đe doạ từ phía Nam biên giới và đây là nguyên cớ của cuộc
chinh phạt Chiêm Thành vào năm 1044. Tuy nhiên, đến năm 1068, Chiêm Thành lại tiếp tục có những
hành động quấy nhiễu biên giới Đại Việt. Trước hành động đó, năm 1069, vua Lý Thánh Tông đã
đem quân đánh Chiêm Thành. Kết quả, Chiêm Thành đã phải cắt đất của ba châu Bố Chính (Quảng
Trạch, Bố Trạch, Tun Hóa – Quảng Bình ngày nay), Địa Lý (Quảng Ninh, Lệ Thủy – Quảng Bình
ngày nay), Ma Linh (Vĩnh Linh, Gio Linh – Quảng Trị ngày nay) và chịu thần phục, hằng năm phải
sang cống nộp. Như vậy, cuộc tấn công của Đại Việt Nam 1069 đã duy trì được ổn định biên giới Đại
Việt và Chiêm Thành buộc phải cắt đất để chuộc tội. Sự kiện này cùng với việc Lý Thường Kiệt tổ
chức chiêu mộ dân tới đây sinh sống đã khẳng định: chính quyền Đại Việt đã xác lập chủ quyền lãnh
thổ của mình trên vùng đất cũ của Chăm Pa, vùng đất từ Quảng Bình vào đến phía Bắc Quảng Trị đã
chính thức trở thành lãnh thổ của nhà nước Đại Việt.
Năm 1306, thông qua việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân – vua của Chiêm Thành,
Trần Nhân Tông đã nhận được hai châu Ô, Lý (tương đương với lãnh thổ từ Quảng Trị đến phần phía
Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Như vậy, bằng chính sách hữu hảo với Chăm Pa vùng đất của Đại
Việt đã được nối dài từ Nam Quảng Trị đến Bắc Quảng Nam. Năm 1307, nhà Trần đổi hai châu Ô,
Lý thành châu Thuận và châu Hoá. Những chẳng được bao lâu, Chế Mân mất, nhà Trần sai Trần Khắc
Chung sang Chiêm Thành đón Huyền Trân và thế tử về.
Những năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm
Thành và đã mở mang được lãnh thổ đến địa phận sông Trà Khúc (thuộc huyện Mộ Đức - Quảng

Ngãi ngày nay). Tuy nhiên phần lãnh thổ này bị Chiêm Thành lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ (1407).
Với sự thất bại của nhà Hồ, Chăm Pa đã lấy lại được 4 châu Thăng, Hoa, Tư Nghĩa.

1

Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2015), Quan hệ Đại Việt và Chiêm Thành thời Lý (1009 – 1225), Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số
7(92), tr. 84.

3


Đến năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem hơn 20 vạn quân đánh Chăm Pa. Cuộc
chiến giữa Đại Việt và Chăm Pa kết thúc với sự thất bại của vua Chăm Pa là Trà Toàn (năm 1471).
Lê Thánh Tông đã sáp nhập miền bắc Chiêm Thành, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt,
đặt tên vùng đất mới là Quảng Nam thừa tuyên. Sau thất bại của người Chăm trước cuộc tấn công của
vua Lê Thánh Tông, lãnh thổ của Chăm Pa bị thu hẹp lại chỉ còn một vùng bằng khoảng 1/5 lãnh thổ
trước kia ở phía Nam, bao gồm từ địa phận tỉnh Phú Yên đến tỉnh Bình Thuận ngày nay và bị chia
thành ba tiểu quốc nhỏ: Nam Bàn, Hoa Anh, Chiêm Thành. Sau sự kiện này, Chăm Pa khơng cịn khả
năng khôi phục sự phát triển hùng mạnh như trước mà ngày một suy yếu. Như vậy trải qua khoảng
bốn thế kỉ, người Việt đã chiếm được một vùng đất kéo dài từ Đèo Ngang cho đến Thành phố Quy
Nhơn (Bình Định ngày nay). Lãnh thổ Đại Việt được mở rộng gấp đơi. Ngồi ra các tiểu quốc xung
quanh khu vực này đều thần phục nhà Lê và bị nhà Lê chi phối. Vùng đất mới chiếm được có giá trị
rất lớn về mặt kinh tế - địa lý, đặc biệt là hệ thống đồng bằng ven biển, rừng núi nhiều sản vật và hệ
thống thương cảng lớn. Nhà Lê sơ đã làm xoay chuyển cục diện của quá trình mở rộng lãnh thổ của
Đại Việt, tạo điều kiện cho các vương triều trở về sau tiếp tục sự nghiệp Nam tiến.
1.3. Đặc điểm, tính chất của q trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XIXV
Từ năm 1069 đến 1471, trong 402 năm, một dải đất rộng lớn từ phía Nam Đèo Ngang đến
thành phố Quy Nhơn ngày nay đã thuộc về Đại Việt. Với chiều dài khoảng 650km, lãnh thổ Đại Việt
mở rộng lên gấp đơi, trong khi lãnh thổ Chăm Pa chỉ cịn một nửa. Vùng đất mà Đại Việt mở rộng
được trên địa bàn của Chăm Pa là vùng đất trù phú, giàu có với nhiều thương cảng.

Vùng đất mới chiếm được có giá trị đặc biệt về mặt địa – chính trị lẫn kinh tế. Đặc biệt là hệ
thống đồng bằng ven biển, khu rừng núi nhiều sản vật và các cảng thị quan trọng của người Chăm như
Đà Nẵng, Hội An… Đất nước Chăm Pa có nhiều vàng và lâm sản quý. Tuy không hẳn là một vùng
đất hứa với những điều kiện thuận lợi cho những cư dân nông nghiệp của Đại Việt nhưThuận châu và
Hoá châu rất phong phú và giàu có về sản vật, hàng hố và nhiều tiềm năng về thị trường, buôn bán
cũng như nhiều cảng thị lớn quan trọng ven biển.
Quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt trên địa bàn Chăm Pa trong giai đoạn này đã có sự có
mặt, tham gia liên tục của các vương triều kế tiếp nhau đó là các vương triều Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ
dưới nhiều hình thức cả xung đột lẫn hồ hảo. Trong đó, thời Lý, Trần và Hồ là những triều đại đặt cơ
sở đầu tiên và đến nhà Lê Sơ đã tạo ra bước ngoặt căn bản cho quá trình này với thắng lợi trong cuộc
chiến với Chiêm Thành vào năm 1471, đây cũng là mốc xoay chuyển hẳn cục diện giữa Đại Việt và
Chăm Pa.

4


Sự nghiệp mở rộng lãnh thổ đất nước thời kỳ này gắn liền với vai trò chủ yếu của nhà nước.
Triều đình dùng quân đội và ngoại giao chiếm đất sau đó đưa dân vào ở. Q trình mở rộng lãnh thổ
với những sự kiện diễn ra với tần suất khá thấp, trong khoảng 400 năm (1069 – 1471) chỉ có 4 lần lớn
mở rộng lãnh thổ. Biện pháp chủ yếu được sử dụng để mở mang đất đai thời kỳ này là thông qua tấn
công quân sự, ép buộc dâng đất. Ngồi ra, việc mở rộng lãnh thổ cịn thông qua quan hệ hôn nhân t
giữa công chúa Huyền Trân của Đại Việt với vua Chế Mân của Chăm Pa dưới thời nhà Trần. Điều
này minh chứng cho thấy việc mở rộng lãnh thổ không chỉ diễn ra dưới hình thức cưỡng bức mà cịn
được thực hiện một cách hồ hảo trong quan hệ giữa hai nước.
Q trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa của Đại Việt thời kỳ này gắn liền với cướp
bóc tài sản, nhân lực, cung tần, mỹ nữ, đốt phá thành quách, cung điện, tàn sát trên quy mơ lớn. Nói
cách khác, quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt giai đoạn đầu nặng về yếu tố cướp đất, cướp dân,
sử dụng nhiều biện pháp vũ lực. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào, nhà nước phong kiến Đại Việt đều
giành được những thắng lợi lớn, quan trọng và diện tích đất đai chiếm được tương đối lớn.
Quá trình mở rộng đất đai thời kỳ này gắn liền với tình trạng “ăn miếng trả miếng”, trả đũa,

phản kích tự vệ. Mối quan hệ hịa bình giữa Đại Việt và Chăm Pa khó lịng duy trì do những hành
động quấy phá, xâm lấn biên giới Đại Việt của Chăm Pa. Thậm chí, đối với những vùng đất mà các
triều vua trước đã cắt dâng cho Đại Việt, Chăm Pa ln có tham vọng và hành động địi lại. Trước
những hành động đó, Đại Việt đưa quân đội đến để tiến hành các cuộc chiến tranh tự vệ để bảo vệ
lãnh thổ, chủ quyền của mình. Mối quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành cũng diễn ra theo quy luật
phát triển tất yếu của các quốc gia phong kiến lúc bấy giờ. Những nước giáp biên giới với nhau thường
xảy ra xung đột, những cuộc chiến tranh nổ ra thì bên thắng sẽ giành được chiến lợi phẩm như vàng
bạc, châu báu, tù binh và có thể là lãnh thổ của đối phương. Chăm Pa đã có lúc đánh bại được Đại
Việt và giành lại được các vùng lãnh thổ của mình, nhưng lại khơng đủ thực lực để có thể đương đầu
lâu dài với Đại Việt.
Thêm vào đó, có thể thấy rằng mỗi khi triều đại mới của Đại Việt được thành lập, đều tiến hành
các cuộc chiến tranh để thảo phạt nhằm lập lại trật tự cũ: buộc Chăm Pa cống nạp cho Đại Việt và
giành lại các vùng đất vốn đã thuộc về Đại Việt mà đã bị Chăm Pa chiếm lại. Các cuộc tấn công của
Đại Việt, ban đầu chỉ là những hành động tự vệ, nhưng khi thực sự lớn mạnh, tham vọng xâm chiếm
lãnh thổ Chiêm Thành đã xuất hiện trong tư tưởng của nhà nước phong kiến Đại Việt. Nhà Hồ đã tiến
hành các cuộc chiến tranh nhằm xâm chiếm lãnh thổ, họ còn muốn tiến xa hơn nữa trong việc xâm
chiếm lãnh thổ Chiêm Thành nhưng bất thành. Trong quá trình tranh chấp, Đại Việt trở thành quốc
gia hùng mạnh nhất trên khu vực Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là vào thế kỉ XV sau khởi nghĩa Lam
Sơn và Đại Việt chinh phạt Chiêm Thành. Chính vì vậy, sự tranh chấp của Đại Việt và Chăm Pa đi từ
5


thế cân bằng về lực lượng ban đầu đến thế thượng phong của Đại Việt cịn Chăm Pa thì suy yếu hẳn
không gượng dậy được với sự kiện năm 1471.
1.4. Tác động, hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa đối với Đại Việt
từ thế kỉ XI – XV
Quá trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là tiền đề tạo cơ
sở vững chắc cho quá trình Nam tiến, mở rộng lãnh thổ trong các thế kỉ tiếp theo, đặc biệt là việc vượt
qua đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mơng. Từ đó, trong các thế kỉ XVI – XVII việc mở rộng lãnh
thổ của các chúa Nguyễn trên địa bàn Chăm Pa diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Kết quả của việc

mở rộng lãnh thổ giúp Đại Việt xác lập được uy thế đối với các nước lân bang, tạo thế thượng phong
trên bán đảo Trung Ấn. Đồng thời, Đại Việt chuyển từ quốc gia nội địa sang kết hợp nội địa và thương
cảng, hướng biển, thúc đẩy công thương nghiệp, là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương
thế kỉ XVI, XVII. Nam tiến đã tạo ra hàng loạt cửa mở cho người Việt với cảng biển, cửa sơng rộng
lớn, thuận lợi. Q trình này cũng đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. Việc mở
rộng diện tích góp phần giảm sức ép đối với sự gia tăng dân số dẫn đến thiếu đất đai canh tác hay tình
trạng ruộng tư phát triển dưới thời Trần. Từ thế kỉ XI, các triều đại phong kiến Đại Việt luôn chú trọng
việc ổn định xã hội, tập trung sản xuất và mở rộng khai hoang, Nhà nước đã thực hiện nhiều cuộc đưa
dân đi khai phá các vùng đất ven biển, lập xóm làng, khuyến khích nhân dân sản xuất. Nhờ đó mà
diện tích sản xuất được mở rộng, đáp ứng nhu cầu đất đai sinh hoạt và cư trú của nhân dân. Nhờ có sự
nghiệp mở rộng lãnh thổ nhà nước có ruộng đất cấp cho nhân dân yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống.
Đất nước có tiềm lực và khả năng chống đỡ và giành được thắng lợi trước các cuộc xâm lược của
phong kiến phương Bắc. Văn hoá Chăm cũng từng bước du nhập và giao thoa với văn hoá Việt. Âm
nhạc và vũ đạo Chăm Pa là cội nguồn của âm nhạc và vũ đạo hai thời Lý – Trần. Tuy nhiên quá trình
mở rộng lãnh thổ cũng để lại những hệ quá xấu về chính trị - xã hội đó là tình trạng cát cứ, nội chiến,
chia cắt. Diện tích đất đai ngày càng mở rộng nhưng các vị vua cuối thời Lê sơ lại không thể quản lí
đất nước như trước dẫn đến tình trạng nội chiến Nam – Bắc triều, chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngồi
trong thế kỉ XVI – XVII.
Chương 2
Q TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ ĐẠI VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN CHĂM PA
TỪ THẾ KỈ XVI – XVII
2.1. Bối cảnh lịch sử
Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê ngày càng suy yếu, vua quan sao nhãng việc triều chính, thiên tai, mất
mùa, nạn đói thường xuyên diễn ra, đè lên những người nông dân khốn khổ. Quan lại nhũng nhiễu,
cướp bóc trong nhân dân, giặc dã nổi lên nhiều nơi. Triều đình, chia bè phái, chém giết lẫn nhau, bọn
quần thần tìm cách thâu tóm quyền lực, ngơi vua bị thay lên đổi xuống liên tục, làm các cuộc đấu tranh
6


của nông dân nổi lên nhiều nơi. Các thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau mở đầu cho giai đoạn đất

nước bị chia cắt lâu dài trong lịch sử Việt Nam. Năm 1527, nhà Mạc thành lập sau khi Mạc Đăng
Dung phế truất vua Lê. Đến năm 1533, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, Nguyễn Kim chạy vào
Thanh Hóa, lập một người thuộc dịng dõi nhà Lê lên làm vua. Nhiều cựu thần nhà Lê đã đi theo
Nguyễn Kim (sau này con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay thế). Từ đây, đất nước hình thành
hai chính quyền Bắc triều (nhà Mạc) và Nam triều (nhà Lê mạt). Cục diện Nam – Bắc triều hình thành.
Trong giai đoạn Trịnh – Mạc phân tranh, từ năm 1542 – 1569 nhà Lê – Trịnh chiếm cứ vùng Thanh
– Nghệ; nhà Mạc chiếm giữ vùng phía Bắc và Thuận Quảng. Từ năm 1569 – 1692 nhà Lê – Trịnh
chiếm cứ vùng Thanh – Nghệ và Thuận – Quảng; tàn dư nhà Mạc chạy lên Cao Bằng.
Từ khi chiến tranh Nam – Bắc triều đang tiếp diễn, do mâu thuẫn giữa các thể lực của Trịnh
Kiểm nắm giữ binh quyền của Nam triều và Nguyễn Hoàng – con trai thứ của Nguyễn Kim. Do tình
thế bất lợi và nguy hiểm, Nguyễn Hồng xin vào trấn đất Thuận Hố, sau đó được giao trấn thủ ln
Quảng Nam rồi tổ chức chính quyền riêng ở đấy. Từ năm 1627 – 1672 diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh
– Nguyễn. Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh thâu tóm mọi quyền hành và lấn át vua Lê. Ở Đàng Trong, vì sự
tồn vong của dịng họ, họ Nguyễn ra sức gây dựng cơ đồ riêng để chống chọi với âm mưu của họ
Trịnh. Để có thể xây dựng cơ đồ đủ sức đương đầu với họ Trịnh ở phía Bắc, một mặt ra sức phát triển
kinh tế, chính quyền chúa Nguyễn cịn đẩy mạnh việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam, đặc biệt là sáp
nhập phần lãnh thổ còn lại của Champa vào lãnh thổ Đại Việt (1611 – 1693) .
2.2. Quá trình mở rộng lãnh thổ Đại Việt trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XVI – XVII
Trong các thế kỷ XVI - XVII, lãnh thổ của Chăm Pa lần lượt bị sáp nhập vào lãnh thổ Đàng
Trong của chính quyền chúa Nguyễn. Năm 1558, người Chăm Hoa Anh thường xuyên quấy rối, cướp
bóc dân cư người Việt làm ăn sinh sống ở đây, nên Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tiến quân
vào Hoa Anh, tới sơng Đà Rằng đối phó với qn Chăm Pa, sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ xứ
Đàng Trong. Đến năm 1611, sau những hành động xâm lấn biên giới của Chăm Pa, chúa Nguyễn sai
Văn Phong đem quân đi đánh Chăm Pa, thành lập phủ Phú Yên và sáp nhập hai huyện Đồng Xuân và
Tuy Hòa vào phủ này. Năm 1653, phủ Thái Khang và Diên Ninh được thành lập sau khi vua Chăm
Pa là Bà Tấm đem quân vào đòi lấy Phú Yên và bị Hùng Lộc Hầu đánh bại. Lúc này lãnh thổ của Đại
Việt được mở rộng đến Khánh Hồ. Thơng qua hai sự kiện trên, có thể thấy khác với thời kỳ đầu, đặc
trưng của thời kỳ này là chiếm lĩnh đồng thời sáp nhập và hợp nhất lãnh thổ. Cương vực lãnh thổ của
chính quyền Đàng Trong ngày càng mở rộng, cịn cương vực của Chăm Pa đã bị thu hẹp lại khá nhiều,
bao gồm đất đai của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay.

Năm 1692, vua Chiêm Thành lại nổi dậy, nhân cơ hội đó chúa Nguyễn sai quân đi đánh và tiếp
tục giành lấy thắng lợi. Sau đó, chúa Nguyễn đã đổi phần lãnh thổ còn lại Chiêm Thành làm trấn
7


Thuận Thành, sau đổi làm phủ Bình Thuận (1693), cử một số quan trấn giữ đồng thời cử một số người
trong hoàng tộc người Chăm làm quan để cai quản trấn Thuận Thành. Tuy nhiên, người Chăm vẫn
thường xuyên nổi dậy chống lại chính quyền chúa Nguyễn. Chính quyền chúa Nguyễn đang đẩy mạnh
quá trình di dân, gây ảnh hưởng ở Chân Lạp và xác lập chủ quyền của mình trên vùng đất Nam Bộ,
do vậy, trước sự chống đối của người Chăm (dù không lớn), chúa Nguyễn đã sáp nhập phần đất còn
lại của Chiêm Thành vào lãnh thổ Đàng Trong. Sự kiện này được coi như chiếc đinh đóng nắp quan
tài về số phận của Chiêm Thành.
Đất nước Chăm Pa đến lúc này đã hoàn toàn bị biến mất trên bản đồ. Vùng đất này đã bị hợp
nhất hoàn toàn vào Việt Nam năm 1697, nhưng trên thực tế với tư cách là một quốc gia thì đã bị xoá
bỏ vào năm 1693: “Tháng 8 năm 1693, đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, lấy tả trà viên Kế
Bà Tử làm khám lý, ba người con Bà Ân làm đề đốc, đề lãnh và cai phủ, bắt mặc quần áo theo lối
người Kinh và sai về để vỡ lịng dân”2 . Từ năm 1693, Chăm Pa đã trở thành một phần lãnh thổ của
chính quyền Đàng Trong, trở thành một trấn, sau đó trở thành một tỉnh của nước Việt Nam sau này.
Những gì cịn lại của Chăm Pa chỉ là một tước hiệu Phiên Vương, nhưng mọi cơng việc ln có một
viên quan của chính quyền Đàng Trong theo dõi, kiểm soát. Năm 1697, chúa Nguyễn đã “đặt phủ
Bình Thuận, lấy đất từ Phan Rang, Phan Rí trở về phía Tây chia làm 2 huyện An Phúc và Hoà Đa”
cho thuộc vào đất Đàng Trong. Từ đây, lãnh thổ của vương quốc cổ Chiêm Thành đã thuộc hẳn vào
cương vực lãnh thổ của nước ta. Quá trình xác lập chủ quyền của chính quyền Đại Việt trên toàn lãnh
thổ vương quốc cổ Chăm Pa kết thúc. Toàn bộ vương quốc Chăm Pa trở thành lãnh thổ của Đại Việt,
người Chăm trở thành một bộ phận dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Cương vực lãnh thổ của Đại
Việt vào tới địa phận tỉnh Bình Thuận ngày nay.
2.3. Đặc điểm, tính chất của q trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XVIXVII
Từ năm 1611 – 1693, toàn bộ vùng đất từ phía Nam Quy Nhơn đến Phan Thiết kéo dài khoảng
450 km, đã thuộc về Đàng Trong. Đây vốn là vùng đất của tiểu quốc Kauthara (Phú Yên và Khánh
Hoà) và Panduranga – những tiểu quốc cuối cùng của người Chăm Pa trên địa bàn duyên hải Nam

Trung Bộ. Khác với các thế kỉ trước, quá trình xâm lấn trong thế kỉ XVII chỉ do một chính quyền tiến
hành đó là chúa Nguyễn. Q trình xâm lấn kết hợp với xác lập vào lãnh thổ Đàng Trong trải ba lần
lớn đó là năm 1611, 1653, 1693, tần suất tiến hành cách hoạt động xâm lấn cao hơn thời kì trước đó
với khoảng 40 năm/lần. Tuy nhiên, vùng đất chiếm được rất nhỏ so với giai đoạn từ thế kỉ XI đến thế
kỉ XV mặc dù tần suất nhiều hơn do đất đai khơng cịn mở rộng được nhiều.

2

Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 1), Nxb Giáo dục, tr.111.

8


Quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt trong thời kì này khơng gắn liền với tàn sát, cướp bóc
quy mơ lớn như trước, có thể do thời kì này người Chăm khơng cịn gì và quy mơ người Chăm bị thu
hẹp lại, co cụm tại một vùng. Con đường chủ yếu là dùng qn đơi phản kích sau các “hành động xâm
lấn” của người Chăm, sau đó chiếm đất, thiết lập đơn vị hành chính, người Việt khơng trực tiếp quản
lý mà giao cho người Chăm tự quản vì vùng đất chiếm được khơng thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp
vốn được người Việt ưa thích; người Chăm vẫn cịn rất đơng ở đây và cuối cùng là người Việt quan
tâm đến vùng đất Nam Bộ màu mỡ nhiều hơn. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ trong các thế kỉ XVI
– XVII, dưới các đời chúa Nguyễn Đàng Trong luôn ở thế thượng phong, áp đảo với các cuộc mở
rộng lãnh thổ.
2.4. Tác động, hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ trên địa bàn Chăm Pa đối với Đại Việt
từ thế kỉ XVI – XVII
Quá trình mở rộng lãnh thổ từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVII nói chung và trong hai thế kỉ XVI –
XVII nói riêng đã giúp diện tích lãnh thổ Đại Việt mở rộng thêm gấp nhiều lần. Lãnh thổ Đàng Trong
mở rộng lên gấp đôi, lãnh thổ Đại Việt mở rộng lên gấp 3 lần cương vực truyền thống. Từ đó, gia tăng
thêm dân số, lao động và sức mạnh tổng hợp cho quốc gia. Đến năm 1693, Đại Việt đã chính thức
hồn thành q trình xâm lấn, tiêu diệt Chăm Pa – đối thủ dai dẳng của Đại Viêt từ thời kỳ lập quốc,
chấm dứt mối đe doạ kinh niên từ phương Nam. Đây là vùng đất mới có nhiều tài nguyên như lâm

sản, thuỷ hải sản đáp ứng được cho nhu cầu định cư của nhiều thế hệ cư dân, giải quyết tình trạng tăng
dân số nhanh từ thế kỉ XV. Đồng thời, Đảng Trong chiếm được hàng loạt cảng thị lớn quan trọng ven
biển Chăm Pa ở Phú Yên, Khánh Hoà và từng là mạch máu kinh tế và chính trị của vương quốc này.
Dọc theo bờ biển vùng Thuận Quảng, các hải cảng mọc lên ngày càng nhiều. Vùng đất mới chiếm
được nhìn chung khơ cằn, ít màu mỡ, khơng có vai trị kinh tế lớn đối với nơng nghiệp như vùng
Thuận – Quảng. Khó khăn từ thiên nhiên cộng với những khó khăn về nhân lực, công cụ sản xuất thô
sơ, thiếu thốn là thách thức lớn đối với những người có truyền thống sản xuất nông nghiệp như cư dân
Đại Việt. Sự gia nhập của người Chăm đã đã làm phong phú thêm cộng đồng cư dân Đại Việt. Văn
minh Đại Việt và văn hoá Việt đã tiếp biến một số yếu tố của văn minh Chăm Pa và văn hoá người
Chăm. Khi Chăm Pa tài lụi, văn hoá Chăm vẫn trường tồn, tiếp tục phát huy ảnh hưởng đối với văn
hoá Việt. Những tù binh, thợ thủ công, cung tần, mỹ nữ người Chăm bị bắt đến Thăng Long sau mỗi
cuộc chiến đã khiến văn hoá Chăm xâm nhập vào đời sống văn hố cung đình rồi truyền ra dân gian.
Sự tiếp biến văn hoá Chăm trong đời sống người Việt được thể hiện trong vấn đề ăn uống như ăn bánh
tét, mắm nêm; đi lại bằng ghe; các điệu múa Chăm bài bản và điêu luyện, nghệ thuật tạo hình qua
những bước phù điêu. Văn hoá Chăm làm phong phú và phần đặc sắc cho bản sắc dân tộc.

9


KẾT LUẬN
Q trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam là một định hướng phát triển mang tính chất truyền
thống của nhiều vương triều Đại Việt. Trong đó, q trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt trên địa bàn
Chăm Pa là một minh chứng thuyết phục của người Việt về năng lực sinh tồn, về năng lực cạnh tranh
cả về góc độ tộc người và góc độ quốc gia, nhà nước. Bằng các hoạt động về quân sự, chính sách
ngoại giao vừa cương quyết vừa mềm dẻo, chính quyền Đại Việt từng bước sáp nhập toàn bộ lãnh thổ
của Chăm Pa vào lãnh thổ của Đại Việt. Đó là một quá trình liên tục của nhiều triều đại phong kiến
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, được bắt đầu ngay từ thời Lý, trải qua các triều đại
Trần, Hồ, Lê sơ và thời kỳ phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài đã hoàn thành sự nghiệp mở rộng lãnh
thổ trên địa bàn Chăm Pa. Việc làm đó cho thấy các triều đại phong kiến từ thế kỉ XI - XVII không
ngừng nỗ lực xây dựng, củng cố, và phát triển tiềm lực kinh tế, chính trị, và quân sự - quốc phòng

nhằm đẩy lùi và dập tắt nguy cơ xâm lược của các thế lực xâm lược nước ngoài, đồng thời khẳng định
vị thế của quốc gia quân chủ Đại Việt trong khu vực Đông Nam Á.
Quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt trên địa bàn Chăm Pa từ thế kỉ XI – XVII mang đặc
điểm nổi bật và quá trình ấy cũng để lại những tác động và hệ quả to lớn đối với Đại Việt thời kì này.
thơng qua trình mở rộng lãnh thổ, vương quốc Chăm Pa chính thức bị xóa sổ, cộng đồng người Chăm
trở thành một trong số 54 dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam sau này. Trong
quá trình này, các yếu tố văn hóa Chăm ít nhiều xâm nhập, ảnh hưởng đến văn hóa Đại Việt, từ đó tạo
nên bản sắc độc đáo và đa dạng trong văn hóa Việt.

.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Duy Anh (2017), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lương Ninh (2006), Vương quốc Champa, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên, 2008), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục.
Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 3), Viện khoa học xã hội
Việt Nam-Viện sử học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2015), “Quan hệ Đại Việt và Chiêm Thành thời Lý (1009 –
1225)”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92), tr. 80 – 86.
6. Đào Tố Uyên (Chủ biên, 2011), Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kì
XVI, tập II, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
1.
2.
3.
4.

11




×