Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Quá trình mở rộng lãnh thổ Mỹ trong thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 155 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




KHOA THỊ HẰNG










QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ MỸ
TRONG THẾ KỶ XIX






LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ












Hà Nội-2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





KHOA THỊ HẰNG






QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ MỸ
TRONG THẾ KỶ XIX




Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 602250




Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thiện Thanh










Hà Nội-2012
3

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục luận văn


3
4
9
9
10
NỘI DUNG
Chương 1: Tình hình nước Mĩ và yêu cầu mở rộng lãnh thổ Mĩ
trong thế kỷ XIX
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.1.Bối cảnh quốc tế
1.1.2.Bối cảnh khu vực
1.2. Tình hình nước Mĩ và yêu cầu mở rộng lãnh thổ Mĩ
1.2.1. Nước Mĩ nửa đầu thế kỷ XIX
1.2.1.1. Sự phát triển nền kinh tế tự chủ và yêu cầu mở rộng
thị trường dân tộc
1.2.1.2. Chế độ nô lệ - rào cản đối với việc mở rộng và
thống nhất lãnh thổ
1.2.2. Nước Mĩ nửa sau thế kỷ XIX
1.2.2.1. Nội chiến 1861-1865- kết thúc chế độ nô lệ ở Mĩ
1.2.2.2.Những chuyển biến kinh tế - cơ sở cho sự bành
trướng lãnh thổ
1.2.2.Sự hình thành học thuyết “sứ mệnh hiển nhiên”- tiền
đề luận của chính sách bành trướng của Mĩ
Chương 2: Mở rộng lãnh thổ Mĩ trong thế kỷ XIX
2.1.Thương vụ Lousianna-mở đầu quá trình Tây tiến (1803)
2.2. Vấn đề Florida- mở rộng biên giới phía Đông Nam




11
11
13
14

14

20

22
22
25

31


37
41
4

(1819)
2.3. Sáp nhập Oregon (1818-1846)- mở rộng lãnh thổ phía
Tây Bắc
2.4. Sáp nhập Texas (1845), hiệp ước Guadalupe Hidalgo
(1848)- mở rộng lãnh thổ phía Tây Nam
2.5. Thương vụ Gadsden (1854) - hoàn chỉnh biên giới phía
Tây Nam
2.6. Thương vụ Alaska(1867) và cuộc xâm chiếm Hawaii
(1898)-kết thúc quá trình mở rộng lãnh thổ
Chương 3: Tác động của quá trình mở rộng lãnh thổ đối với sự

phát triển của Mĩ
3.1. Những thay đổi về thành phần và phân bố dân cư
3.2. Chuyển biến về kinh tế, xã hội
3.3. Tác động đối với sự hình thành một số yếu tố cấu thành
đặc điểm văn hoá Mĩ
3.4. Tác động đối với việc thực hiện chính sách đối ngoại.

46

49

53

55



60
63
74

76





KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

80
83
88





5

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sau Chiến tranh giành độc lập (1773-1783), một đất nước tự chủ ở Bắc Mĩ
đã xuất hiện với tên gọi Hợp chúng quốc Mĩ. Thắng lợi của nhân dân Mĩ tạo điều
kiện cho nền kinh tế công thương nghiệp tư bản miền Bắc phát triển trên cơ sở kế
thừa những thành tựu cách mạng kĩ thuật mới với những tiềm năng to lớn như tài
nguyên, nhân công, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của các chủ nô, mở đường
cho sự phát triển của chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam. Sự phát triển nhanh chóng
của hai mô hình kinh tế đặt ra yêu cầu bức thiết về một thị trường rộng lớn. Trước
yêu cầu đó, chính phủ Mĩ đã đề ra nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển đất nước
và thoả mãn cơn khát thị trường trong đó có Sắc lệnh Tây Bắc (1787). Sắc lệnh này
đặt nền tảng cho việc di dân đến những vùng đất mới, xác định đường ranh giới mới
cho nước Mĩ.
Tuy nhiên, Mĩ đang gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, sau khi giành độc lập,
nước Mĩ vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết, như: khôi phục nền kinh tế, ổn định
đời sống xã hội, và đặc biệt là vấn đề xóa bỏ hay chấp nhận chế độ nô lệ. Thứ hai,
Mĩ đang bị kiềm toả bởi các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nga ngay trong khu
vực Bắc Mĩ. Mặc dù Anh buộc phải công nhận nền độc lập của Mĩ (1783) nhưng
với thực lực yếu, nếu Mĩ không có chiến lược tốt có thể nền độc lập đó sẽ bị mất
vào tay của Anh hoặc Pháp. Trong khi đó, đến cuối thế kỷ XIX, thế giới đã được

“phân chia xong”, đối với những nước ra đời sau như Mĩ, việc bành trướng ra bên
ngoài là rất khó khăn. Chính vì thế, Mĩ đã đề ra học thuyết Monroe nhằm ngăn cản
và hạn chế sự có mặt của các nước châu Âu ở Mĩ-Latinh, từ đó dần biến khu vực
này thành “sân sau” của mình. Để thực hiện mục tiêu đó, Mĩ đã tiến hành mở rộng
lãnh thổ xuống phía Tây Nam bằng cách giải quyết vấn đề Florida (1819), sáp nhập
Texas, tiến hành cuộc chiến tranh với Mexico (1845-1846) và thực hiện thương vụ
Gasden Purchase (1854). Hệ quả là, Mĩ không những xác lập hành lang bảo vệ biên
giới mà còn tạo dựng một địa bàn chiến lược giúp Mĩ mở rộng ảnh hưởng xuống
6

khu vực MĩLatinh. Qua đó, xây dựng cho Mĩ một “mảnh đất riêng” mà các nước
Phương Tây khó có thể chạm vào.
Bằng con đường mở rộng lãnh thổ, từ 13 bang ban đầu, đến năm 1800 Mĩ có
16 bang, rồi 19 bang (1816), 26 bang (1836-1844). Đến giữa thế kỷ XIX, số bang
đã tăng lên 30, lãnh thổ Mĩ mở rộng từ bờ đông giáp Đại Tây Dương đến bờ tây
giáp Thái Bình Dương. Vậy quá trình đó đã diễn ra như thế nào? Tác động ra sao
đến nước Mĩ? Đó là những vấn đề quan trọng tôi muốn tìm hiểu trong phạm vi luận
văn “Quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ trong thế kỷ XIX”.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có nhận thức tổng quát và hệ thống
hơn về lịch sử nước Mĩ từ thời lập quốc cho đến thế kỷ XIX, cũng như những chính
sách của Mĩ trong việc ổn định đất nước, ứng đối với Anh, Pháp, Tây Ban Nha để
mở rộng lãnh thổ nhằm thoát khỏi sự bao vây và kiềm toả của những nước này,
giành chỗ đứng cho Mĩ ở khu vực và từ đó mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài. Bên
cạnh đó, nghiên cứu “Quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ trong thế kỷ XIX” sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của chính sách ngoại giao Mĩ cũng như những ảnh
hưởng và tác động của nó đối với nước Mĩ và một số nước trên thế giới.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu các
học giả trong và ngoài nước.
Ở ngoài nước:

Các nhà nghiên cứu đặc biệt là giới sử học Mĩ đã có nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị. Trước tiên phải nói tới một số công trình mang tính tổng quan như
cuốn “Khái quát lịch sử nước Mĩ” của tác giả Howard Cincotta, hay cuốn “42 đời
tổng thống Mĩ” của William A Degregorio, “Lịch sử Mĩ” của Franck L. Schoell.
Đây là những tác phẩm mang tính khái quát, hệ thống những sự kiện diễn ra trong
lịch sử nước Mĩ từ khi lập quốc đến ngày nay. Qua những tác phẩm này, người đọc
có nhận thức tổng quan về lịch sử nước Mĩ. Một số cuốn sách khác như “Khái quát
về kinh tế Mĩ” của Robert L.Mc Can, Mark Perlman, William H. Peterson, cuốn
“Khái quát về địa lý Mĩ” của Stephen S.Birdsall, John Florin là những công trình
7

viết về từng khía cạnh cụ thể, trong đó có đề cập tới việc mở rộng lãnh thổ và những
tác động của nó đến nền kinh tế Mĩ.
Cuốn “Lịch sử Mĩ: Những vấn đề quá khứ” của Irwin Unger đề cập khá chi
tiết những sự kiện diễn ra trong quá khứ từ những người Mĩ đầu tiên đến khi có sự
xâm nhập của những người châu Âu vào châu Mĩ, đặc biệt là từ sau phát kiến địa lý
của Columbus năm 1492 cho đến khi Mĩ trở thành một nước đế quốc. Tác phẩm này
cũng đã đề cập tới từng giai đoạn phát triển của nước Mĩ đặc biệt là những vấn đề
liên quan đến quá trình mở rộng lãnh thổ của Mĩ như việc mua Louisiana, Florida,
Oregon, Texas, Alaska, Hawaii, đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quan ứng
với những điều kiện lịch sử diễn ra ở giai đoạn đó. Bên cạnh đó, cuốn “America:
Past and Present” của các tác giả Robert A.Divine, T.H.Breen, George
M.Fredrickson cũng cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về nước Mĩ từ thời
kỳ lập quốc cho đến hiện nay, đặc biệt là những sự kiện diễn ra vào thế kỷ XIX.
Hay cuốn “American history: The early years to 1877” của Donald A.Ritchie, cuốn
“History of the United States Vol. 2: Civil war to the Present” của Thomas V.
DiBacco, Lorna C.Mason, Christian G.Appy cung cấp những thông tin cụ thể về sự
phát triển kinh tế- xã hội và việc mở rộng lãnh thổ Mĩ trong nửa đầu thế kỷ XIX.
Những tác phẩm này đã đề cập những vấn đề hết sức căn bản và những ý đồ chính
trị của Mĩ trong thế kỷ XIX, và đồng thời bộc lộ những quan điểm của giới sử học

Mĩ về thời kỳ lịch sử này. Ngoài ra, một số tác phẩm khác nữa như “The awakening
of American Nationalism 1815-1828” (Sự thức tỉnh chủ nghĩa dân tộc Mĩ 1815-
1828), “History of the United State of America during the administrations of
Thomas Jefferson” (Lịch sử nước Mĩ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Thomas
Jefferson) của Henry Adam, cũng nghiên cứu rất kỹ về nước Mĩ trong nửa đầu của
thế kỷ XIX và những vấn đề, sự kiện cụ thể trong thời gian nắm quyền của các
Tổng thống như Thomas Jefferson, Madison, James Monroe, đồng thời cung cấp
những văn bản gốc có giá trị liên quan tới chủ trương của các tổng thống trong việc
mở rộng lãnh thổ.
8

Đặc biệt, phải nói tới tác phẩm “A Diplomatic history of the United States”
của Samuel Flagg Benis. Đây là cuốn sách trình bày khá rõ về chính sách đối ngoại
của Mĩ qua các thời kỳ từ thế kỷ XVI cho đến đầu thế kỷ XX, trong đó đề cập mối
quan hệ của Mĩ với các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha ở thế kỷ XIX và chính
sách đối ngoại của nước Mĩ với các nước ở Châu Âu cũng như các thương vụ, hiệp
ước được ký kết nhằm trao đổi hoặc buộc những nước này phải từ bỏ quyền kiểm
soát những vùng đất ở Bắc Mĩ. Bên cạnh đó, cuốn “A diplomatic history of the
America people” của Thomas A.Bailey đề cập những sự kiện quan trọng trong lịch
sử nước Mĩ từ thời lập quốc 1776 đến chiến tranh lạnh 1947-1949 với nhiều tài liệu
gốc có giá trị cho chúng ta nhận thức khách quan về các sự kiện diễn ra ở nước Mĩ,
đồng thời đề cập chính sách đối ngoại của Mĩ với các nước châu Âu và chủ trương
mở rộng lãnh thổ Mĩ trong thế kỷ XIX. Cuốn sách phân tích khá chi tiết những sự
kiện đã diễn ra và tác động của những sự kiện đó tới người dân, tới Quốc hội Mĩ
cũng như các nước có liên quan. Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và
khách quan về nhiều sự kiện lịch sử, đồng thời nhận thức rõ hơn về bản chất của
chính sách mở rộng lãnh thổ của Mĩ. Cuốn “The American Age” của Walter
Lafeber cho chúng ta hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại Mĩ từ khi lập quốc đến
năm 1920 cũng như căn nguyên dẫn đến sự hình thành chính sách đối ngoại Mĩ với
những cuộc thương thuyết mua bán đất đai trên lãnh thổ Bắc Mĩ phục vụ cho nhu

cầu mở rộng lãnh thổ Mĩ gắn với chính sách đối ngoại của các Tổng thống Mĩ ở
những thời kỳ khác nhau.
Tác phẩm “Louisiana Puchase” của Thomas Fleming, đề cập một cách chi
tiết quá trình trao đổi giữa Pháp và Mĩ trong việc mua Louisiana, những khó khăn
mà Pháp và Mĩ gặp phải trong suốt thời gian thương thuyết và những tác động của
tình hình thế giới và khu vực buộc Pháp phải chấp nhận bán vùng đất trên cho Mĩ.
Một nguồn tài liệu hết sức quan trọng khác là một số trang Website như:
www.avalon.law.yale.edu
,
www.mexica.net
,
www.earlyamerica.com
, www2.census.gov,
v.v Tại đây, chúng tôi khai thác và sử dụng những hiệp ước ký kết giữa Mĩ và các
nước châu Âu-kết quả của các cuộc thương thuyết về việc chuyển nhượng và sáp
9

nhập lãnh thổ Mĩ và các nguồn số liệu thống kê lịch sử có giá trị về: kinh tế, dân số,
tài nguyên của Mĩ.
Ở trong nước:
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới vấn đề này dưới những góc độ khác
nhau như cuốn “Lịch sử Thế giới Cận đại” của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn
Hồng, cuốn “Lịch sử nước Mĩ” của Vương Kính Chi, cuốn “Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ” của Đào Huy Ngọc, Nguyễn Thái Yên Hương, Bùi Thanh Sơn. Đây là những
tác phẩm đề cập khái quát tới vấn đề mở rộng lãnh thổ Mĩ. Cuốn “Nội tình 200 năm
Nhà Trắng” của Lý Thắng Khải đề cập cuộc sống và hoạt động chính trị của 43 đời
Tổng thống Mĩ từ Washington đến Bush (con). Cuốn sách này lấy các sự kiện trọng
đại trong lịch sử nước Mĩ cũng như là các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp
các tổng thống làm cơ sở để phân tích. Từ đó cho chúng ta thấy được sự biến đổi
của nền kinh tế-chính trị và xã hội Mĩ ở mỗi đời tổng thống.

Một số tác phẩm nghiên cứu dưới góc độ văn hoá, kinh tế-xã hội như “Liên
bang Mĩ đặc điểm xã hội-văn hóa” của Nguyễn Thái Yên Hương cũng đề cập tới
một số khía cạnh trong lịch sử nước Mĩ và những nền tảng dẫn đến sự hình thành
một số đặc điểm văn hoá- xã hội cũng như chính sách ngoại giao của Mĩ. Cuốn “Hồ
sơ văn hoá Mĩ” của Hữu Ngọc cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về văn hoá Mĩ
cũng như những tác động của nó đến sự hình thành tính cách Mĩ và nền văn hoá Mĩ.
Cuốn “Kinh tế Mĩ” của Ngô Xuân Bình, cuốn “Địa lý kinh tế Hoa Kỳ” của Sơn
Hồng Đức và cuốn “Những chân trời Mĩ” của Vũ Văn Dzi cũng đã đề cập tới những
vấn đề lịch sử mà luận văn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, có thể kể tới các bài viết về chính sách đối ngoại của Mĩ, về các
con đường mở rộng lãnh thổ Mĩ như bài viết của Lê Thành Nam trên Tạp chí Châu
Mĩ ngày nay số 7-2007 và số 12-2008 về việc sáp nhập vùng Loussiana và quần đảo
Hawaii ở thế kỷ XIX, hay “Vấn đề Florida trong quan hệ giữa vương quốc Tây Ban
Nha và Mĩ đầu thế kỷ XIX” trên Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 4-2008. Thông qua
những bài viết này, tác giả đề cập quá trình sáp nhập những vùng đất mới vào lãnh
thổ Mĩ và sự ảnh hưởng của những vấn đề trên đến chính sách ngoại giao trong lịch
10

sử nước Mĩ thế kỷ XIX cũng như tác động của nó đến chính sách đối ngoại hiện
nay. Ngoài ra, trong luận văn thạc sĩ của Lê Thành Nam với đề tài “Chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ từ khi lập quốc (1776) đến trước cuộc nội chiến (1861-1865), tác
giả cũng đã đề cập tới việc trao đổi mua bán những vùng đất như Louisiana, Florida
và sự sáp nhập Texas vào lãnh thổ Mĩ. Bên cạnh đó, một số bài viết nói đến cơ sở
hình thành chính sách đối ngoại Mĩ và sự tác động của việc mở rộng lãnh thổ đến sự
hoạch định chính sách đối ngoại trong những giai đoạn từ sau chiến tranh giành độc
lập đến đầu thế kỷ XX như “Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1865-1904” của
tác giả Trần Thiện Thanh trên tạp chí Châu Mĩ ngày nay số 4-2007, hay bài “Xu
hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử” của Lê Thu Hằng cũng trên
tạp chí Châu Mĩ ngày nay số 5-1999. Bài viết “Đồng hoá và thuộc địa hoá người
bản địa, con đường dẫn đến sự hình thành nước Mĩ” trên Tạp chí Châu Mĩ ngày nay

số 2-2001 của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương cho chúng ta thấy bản chất của việc
mở rộng lãnh thổ sang phía Tây của chính phủ Liên bang thông qua những chính
sách của chính phủ đối người bản địa Mĩ trong lịch sử cho đến ngày nay.
Tóm lại, các công trình trên, đặc biệt là những công trình nghiên cứu trong
nước đã đề cập đến quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ dưới nhiều góc độ khác nhau
song chưa mang tính hệ thống. Để hiểu rõ hơn và có cách nhìn khách quan hơn về
vấn đề này chúng ta cần phải nghiên cứu sâu và hệ thống hơn về quá trình mở rộng
lãnh thổ Mĩ từ sau chiến tranh giành độc lập đến cuối thế kỷ XIX, qua đó có thể
nhận thức sâu sắc về nguồn gốc và động lực dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ hiện
tại.
Xuất phát từ việc muốn tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu một trong những
vấn đề cơ bản nhất trong lịch sử của Mĩ trên cơ sở tài liệu hiện có, tôi quyết định
chọn nghiên cứu “Quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ trong thế kỷ XIX” làm đề tài
nhằm có một cách nhìn toàn diện hơn về nước Mĩ ở thế kỷ XIX. Đồng thời, góp
phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu lịch sử nước Mĩ. Trên
cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, luận văn sẽ hệ thống hóa vấn đề mở rộng lãnh thổ
của nước Mĩ trong thế kỷ XIX từ đó rút ra một số nhận xét về tác động của việc mở
11

rộng lãnh thổ đến nền kinh tế-chính trị-xã hội và văn hoá Mĩ cũng như đối với việc
hoạch định chính sách đối ngoại của Mĩ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Quá trình mở rộng lãnh thổ của Mĩ trong thế kỷ XIX.
Để làm sáng tỏ vấn đề này, luận văn sẽ đề cập một số vấn đề liên quan như mối
quan hệ của Mĩ với các nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha cũng
như những chính sách của Mĩ trong việc từng bước loại bỏ ảnh hưởng của các nước
này ở Bắc Mĩ nói riêng và châu Mĩ nói chung.
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu “Quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ trong
thế kỷ XIX” cụ thể là từ năm 1803 với việc Mĩ sáp nhập vùng đất Louisiana thuộc

Pháp đến năm 1898 với sự kiện sáp nhập quần đảo Hawaii. Đây là giai đoạn Mĩ có
điều kiện phát triển độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc và khống chế của nước Anh, đi
lên theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải mở rộng thị trường. Điều này sẽ giúp Mĩ
giải quyết được những khó khăn đang vấp phải sau Chiến tranh giành độc lập và
vươn lên mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế.
+Về không gian: Luận văn đề cập các sự kiện diễn ra trong lãnh thổ Mĩ và
một số nước, khu vực có liên quan như Bắc Mĩ, Mĩ-Latinh và một số nước Châu Âu
cụ thể là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha,
+ Về vấn đề nghiên cứu: Luận văn chủ yếu đề cập đến vấn đề mở rộng lãnh
thổ và cách thức tiến hành mở rộng lãnh thổ cũng như những tác động của việc mở
rộng đó đến kinh tế-xã hội-văn hoá và chính sách đối ngoại của Mĩ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận nghiên cứu. Cùng với đó là sự kết hợp
các phương pháp lịch sử như chọn lọc, phân loại, tổng hợp các nguồn tư liệu.
Phương pháp lôgíc cũng được vận dụng trên cơ sở sắp xếp các sự kiện theo trình tự
thời gian và đánh giá các sự kiện dựa vào bối cảnh lịch sử để hiểu rõ và đúng về vấn
12

đề đưa ra. Đồng thời, phương pháp đối chiếu so sánh và phân tích cũng được sử
dụng để làm cơ sở đánh giá, phân tích những nội dung trình bày trong luận văn.
5.Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được
bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Tình hình nước Mĩ và yêu cầu mở rộng lãnh thổ Mĩ trong thế kỷ
XIX
Nội dung chủ yếu của chương này đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực
cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của nước Mĩ trong thế kỷ XIX đặt ra yêu cầu
bức thiết cho việc mở rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây.

Chương 2: Quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ thế kỷ XIX
Đây là chương chính của luận văn. Vì vậy, nội dung chương 2 tập trung giải
quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra như: Thương vụ Louisiana (1803), Vấn đề
Florida (1819), sáp nhập Oregon (1846) và Texas (1845), cũng như các cuộc
thương thuyết giữa chính phủ Mĩ với chính phủ các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha,
Nga nhằm sáp nhập các vùng đất trên vào lãnh thổ Mĩ.
Chương 3: Tác động của việc mở rộng lãnh thổ đối với sự phát triển của Mĩ
Chương này phân tích những tác động của quá trình mở rộng lãnh thổ Mĩ tới
những chuyển biến trong xã hội Mĩ như sự thay đổi thành phần dân cư, chuyển biến
về kinh tế-xã hội, tác động đối với sự hình thành một số yếu tố cấu thành đặc điểm
văn hóa Mĩ, tác động đối với việc hình thành chính sách đối ngoại của Mĩ trong thế
kỷ XIX.







13

CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH NƯỚC MĨ VÀ YÊU CẦU MỞ RỘNG LÃNH THỔ MĨ TRONG
THẾ KỶ XIX
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.2.Bối cảnh quốc tế
Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Pháp rơi vào tình trạng không ổn định, các
tập đoàn tư sản thay phiên nhau nắm quyền. Bằng cuộc đảo chính ngày 9/11/1799,
năm 1804, Đế chế thứ nhất do Napoleon đứng đầu được thiết lập, đẩy nhân dân
châu Âu vào vòng xoáy chiến tranh tranh giành địa vị bá chủ kéo dài trên một thập

kỷ làm đảo lộn trật tự xã hội cũ cũng như bản đồ châu Âu. Trước tính hình đó, liên
minh các nước châu Âu đã hợp sức đánh bại Napoleon tại trận Waterloo năm 1815
kết thúc sự tồn tại của Đế chế thứ nhất.
Để tái lập nền quân chủ ngay khi cuộc chiến chống Napoleon chưa kết thúc,
các nước châu Âu thuộc liên minh chống Pháp đã tổ chức Hội nghị Vienne nhằm
định đoạt cục diện mới ở châu Âu theo chiều hướng có lợi cho mình. Hiệp ước
Vienne được ký kết năm 1815 dẫn đến sự hình thành môt trật tự mới ở châu Âu và
làm thay đổi bản đồ châu Âu dưới sự kiểm soát của các nước Anh, Nga, Áo và Phổ.
Nhằm bảo vệ quyền lợi theo quy định tại hiệp ước Vienne, các nước châu Âu đã
thành lập các tổ chức như “Đồng minh Thần thánh” và “Đồng minh Tứ cường” để
chống lại phong trào đấu tranh của quần chúng.
Hoà bình của Hội nghị Vienne (1815) không phải là một nền hoà bình thực
sự mà chỉ nhằm đáp ứng tham vọng của các cường quốc châu Âu trên cơ sở hi sinh
quyền lợi của các dân tộc và “các dân tộc bị mua đi bán lại, chia ra rồi lập lại, chỉ
xuất phát từ chỗ đáp ứng được nhiều hơn những quyền lợi và những tham vọng của
các nhà cầm quyền” [24, tr 103].
Sự phục hồi của chế độ phong kiến và những cải cách mang tính chất tư sản
bị thủ tiêu làm mâu thuẫn giữa các thế lực phong kiến với quần chúng nhân dân gay
gắt. Nhiều cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến đã diễn ra như cuộc đấu tranh
của nhân dân Serbia, Hi Lạp chống lại ách thống trị Thổ Nhĩ Kì đầu thế kỷ XIX,
14

cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp lật đổ triều đại Bourbons (1830), cuộc đấu tranh
của nhân dân Bỉ chống lại Hà Lan và cuộc đấu tranh của nhân dân Ba Lan chống
lại Nga Sa hoàng, đã làm lung lay trật tự mới được hình thành sau Hội nghị
Vienne. Cao trào cách mạng tư sản nổ ra mạnh mẽ ở các nước châu Âu đã lật đổ chế
độ phong kiến ở nhiều nước, giai cấp tư sản giành được địa vị của mình mở rộng
phạm vi hệ thống tư bản chủ nghĩa châu Âu và Mĩ song lại làm nảy sinh mâu thuẫn
giữa các nước với nhau đặc biệt là giữa Anh và Nga trong việc giải quyết vấn đề ở
châu Âu và Cận Đông

Bên cạnh đó, vào đầu thế kỷ XIX, trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu phát triển.
Với vai trò là “công xưởng thế giới”, nước Anh vươn lên vị trí đứng đầu nền kinh tế
thế giới cùng với quyền bá chủ trên biển khiến Anh cần có người đứng về phía
mình trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Với tính toán đó, Anh đã chọn
Pháp bởi lúc này Pháp đang bị các nước Nga, Áo, Phổ cô lập nên Pháp muốn dựa
vào Anh để phát triển. Điều này đã đẩy hai nước kình địch xích lại gần nhau bằng
“thoả ước thân thiện” và trở thành nhân tố chính chi phối tình hình châu Âu trong
những năm 30-40 của thế kỷ XIX. Song, những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị và
thuộc địa giữa hai nước tư bản này trở nên gay gắt làm cho mối liên minh tan vỡ.
Tình hình phức tạp trong quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XIX cũng đã tác động
lớn đến Mĩ. Mặc dù vào thời điểm này, vị thế của Mĩ trên trường quốc tế còn thấp
kém thậm chí là mục tiêu tranh chấp của Anh, Pháp và Nga nhưng Mĩ không để các
nước này lôi kéo vào các vụ tranh chấp quốc tế mà tận dụng cơ hội để phát triển đất
nước. Cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là sau Nội chiến (1861-1865), kinh tế tư bản chủ
nghĩa Mĩ phát triển mạnh, việc lãnh thổ được mở rộng đã không đáp ứng được sự
phát triển đó. “Vận mệnh hiển nhiên” của Mĩ không chỉ dừng lại ở Bắc Mĩ mà còn
được mở rộng trên toàn thế giới. Cùng với Anh và Pháp, Mĩ đã bắt đầu tham gia
vào việc giành giật thị trường không chỉ ở Mĩ-Latinh mà còn sang cả châu Á-Thái
Bình Dương trước tiên là việc Mĩ chiếm Philippines (1898) từ Tây Ban Nha và
15

chính sách “mở cửa” Trung Quốc (1900). Nước Mĩ đã thực sự lớn mạnh và đóng
một vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế.
1.1.2. Bối cảnh khu vực
Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành
thắng lợi, tác động mạnh mẽ tới phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân khu
vực Mĩ-Latinh. Cùng với sự suy yếu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong những
thập niên đầu của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ-
Latinh phát triển mạnh. Tất cả các nước thuộc khu vực Mĩ-Latinh nói tiếng Tây Ban

Nha như Argentina, Mexico, Brazin, Columbia, Chile đều thành lập các quốc gia
độc lập. Sự ra đời của các nước Mĩ-Latinh tạo cơ hội mới cho các nước như Anh,
Pháp và Mĩ trên con đường phát triển của mình. Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng
không muốn từ bỏ lợi ích, âm mưu khôi phục lại sự thống trị tại đây. Tây Ban Nha
dựa vào Đồng minh thần thánh nhưng vấp phải sự cản trở của Anh. Ngay sau khi
các nước Mĩ-Latinh giành độc lập, Anh đã công nhận nền độc lập và đầu tư một số
vốn khá lớn vào Mĩ-Latinh khẳng định chỗ đứng của mình. Tuy nhiên, Anh mới chỉ
khống chế được miền Nam Nam Mĩ nên vẫn chưa cảm thấy yên tâm. Mặc dù, hầu
hết thuộc địa Tây Ban Nha ở Mĩ-Latinh đều giành độc lập nhưng nếu Tây Ban Nha
nhận được sự trợ giúp các nước Đồng minh thì Pháp sẽ gây áp lực buộc Tây Ban
Nha chuyển nhượng thuộc địa Mĩ-
Latinh cho Pháp tạo điều kiện cho Pháp xâm nhập vào khu vực này. Điều
này, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của Anh mà còn ảnh hưởng tới Mĩ bởi khu
vực Mĩ-Latinh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng với Mĩ. Mĩ-Latinh không chỉ
là hành lang bảo vệ Mĩ, là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu cho sự phát triển kinh
tế Mĩ mà còn là khu vực địa-chiến lược để Mĩ khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế. Để bảo vệ quyền lợi cũng như ngăn chặn sự xâm nhập, mở rộng ảnh
hưởng của các nước châu Âu vào khu vực này, Mĩ đề ra “học thuyết Monroe”
(1823) với khẩu hiệu “châu Mĩ của người châu Mĩ” và việc “giúp đỡ” nhân dân Mĩ-
Latinh phục hồi sau chiến tranh đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Mĩ-
16

Latinh đồng thời mở rộng ảnh hưởng của Mĩ, loại dần các nước châu Âu ra khỏi
khu vực này.
Tuy nhiên, âm mưu bành trướng của Mĩ dần bộc lộ rõ khi Mĩ muốn biến
“châu Mĩ của người châu Mĩ” thành “châu Mĩ của người Mĩ”, không muốn bất cứ
nước châu Âu nào xác lập hoặc duy trì ảnh hưởng tại khu vực này. Năm 1825, Mĩ
cho quân chiếm đảo Puerto Rico đồng thời gây sức ép với Colombia buộc phải cho
Mĩ quyền tự do thông thương qua eo đất Panama. Năm 1845-1846, Mĩ can thiệp
bằng vũ lực vào Mexico, sáp nhập một nửa lãnh thổ Mexico vào nước Mĩ. Không

dừng lại ở đó, cuối thế kỷ XIX, tổ chức Liên minh toàn châu Mĩ (1889) được thành
lập nhằm biến các nước Mĩ-Latinh thành một khối phụ thuộc vào Mĩ, buộc những
nước đó phải theo đường lối chính trị của Mĩ. Đồng thời dùng tổ chức này đấu tranh
chống lại thế lực của Anh ở khu vực này và nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc
tế. Như vậy, bằng những thủ đoạn tinh vi núp dưới chiêu bài “độc lập dân tộc”,
“hợp tác và đoàn kết” nhân dân các nước Mĩ- Latinh, Mĩ đã dần tạo được chỗ đứng
ở khu vực và loại bỏ thế lực của các nước châu Âu, biến Mĩ- Latinh thành “sân sau”
vào đầu thế kỷ XX.
1.2. Tình hình nước Mĩ và yêu cầu mở rộng lãnh thổ Mĩ
1.2.1. Nước Mĩ nửa đầu thế kỷ XIX
1.2.1.1. Sự phát triển nền kinh tế tự chủ và yêu cầu mở rộng thị trường dân tộc
Sau Chiến tranh giành độc lập, Mĩ có điều kiện phát triển nền kinh tế tự chủ.
Với những lợi thế về lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, bờ biển dài
với những hải cảng tốt, cùng với những thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp diễn ra ở châu Âu nói chung và Mĩ nói riêng đã góp phần làm cho kinh tế Mĩ
phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sau Chiến tranh giành độc lập, kinh tế Mĩ phát
triển theo hai con đường chủ yếu: công thương nghiệp, nông nghiệp trại chủ nhỏ ở
miền Bắc và kinh tế nông nghiệp đồn điền ở miền Nam.
Trước hết là công nghiệp, Mĩ là nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cuộc cách
mạng công nghiệp diễn ra ở châu Âu mà đầu tiên là ở Anh suốt thế kỷ XVIII và
XIX. Đầu những năm 1800, cách mạng công nghiệp diễn ra ở Mĩ, ngành công
17

nghiệp nhẹ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghiệp dệt. Đặt nền móng cho
sự phát triển của lĩnh vực này là sự kiện năm 1789 Samuel Slater cho xây dựng nhà
máy kéo sợi ở Pawtucket gần sông sử dụng sức mạnh của 72 cọc suốt chạy bằng
sức nước trên cơ sở tái tạo lại hoạt động nhà máy kéo sợi của Arkwright. Năm
1800, bảy nhà máy tương tự được xây dựng gần các con sông. Cuộc cách mạng
công nghiệp đã thực sự diễn ra ở Mĩ. Hệ quả là, vùng Đông Bắc sớm trở thành trung
tâm công nghiệp của nước Mĩ bởi nơi đây có nhiều dòng sông chảy qua. Những cải

tiến máy móc trong công nghiệp dệt đã tạo điều kiện cho ngành này phát triển
nhanh chóng. Năm 1805, Mĩ có 4500 suốt đến trước Nội chiến đạt đến 5.200.000
suốt và vươn lên hàng thứ hai sau Anh trong công nghiệp dệt thế giới. Năm 1813,
trên cơ sở quan sát khung cửi của Anh, Francis Cabot Lowell đã xây dựng nhà máy
dệt ở Waltham, Massachusetts bằng cách đặt khung cửi song song với các cọc suốt
kéo sợi. Cải tiến này không những tăng hiệu quả của việc sản xuất vải mà lần đầu
tiên quy trình kéo sợi và dệt vải được kết hợp với nhau trong cùng một hệ thống.
Sự phát triển công nghiệp đã kích thích việc cải tiến và nâng cấp hệ thống
giao thông. Với sự chấp thuận của nhà nước, đến giữa năm 1800 và 1830 đã có một
vài công ty tư nhân đứng ra xây dựng các tuyến giao thông có thu phí ở New York
và Pennsylvania. Những con đường này được nối với một số thành phố ở miền
Đông và dẫn tới các con sông chính ở miền Tây.Vệc xây dựng những tuyến đường
giao thông là nhu cầu hết sức cấp thiết vì điều này sẽ làm cho hàng hoá được luân
chuyển nhanh hơn và giảm giá thành đến mức thấp nhất. Nhận thấy lợi ích đó, năm
1806 Quốc hội Mĩ phê chuẩn việc xây dựng đường quốc lộ (National Road) dẫn đến
miền Tây. Tuy nhiên, phải đến năm 1811, tuyến đường này mới chính thức được
khởi công xây dựng. Rõ ràng, việc xây dựng đường quốc lộ đã đem lại giá trị kinh
tế rất lớn, đồng thời tạo điều kiện cho một lượng lớn dân di cư đến miền Tây và tạo
sự liên kết các vùng miền. Năm 1830, Quốc hội cho phép kéo dài con đường mới
này tới Columbus, Ohio, và sau đó là tới Indianapolis, Indiana. Năm 1852, tuyến
đường được kéo dài tới Vandalia, Illinois. Mặc dù số km đường bộ gia tăng nhanh
18

chóng vào đầu những năm 1800 nhưng đường thuỷ vẫn là một tuyến giao thông
huyết mạch của quốc gia.
Trước năm 1820, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè qua sông nhưng rất
chậm. Năm 1785, John Fitch đã sáng chế tàu thuỷ chạy bằng hơi nước (steamboat)
nhưng không tìm được nguồn tài trợ cho ý tưởng đó. Năm 1807, trên cơ sở kết hợp
một vài thiết kế của Fitch về tàu thuỷ Robert Fulton đã cho đóng và hạ thuỷ tàu
Clermon trên sông Hudson, tiến hành chạy thử 150 dặm (241km) từ thượng lưu

New York tới Albany với thời gian 32 giờ. Chuyến đi quay lại hạ lưu mất 30 giờ.
Tiếp nối thành công của tàu Clermont, nhiều tàu chạy bằng hơi nước đã đưa người
và hàng hoá dọc theo sông Mississipi và Great Lakes. Hệ thống đường thuỷ đã trở
thành tuyến đường thương mại nội địa quan trọng giúp việc lưu thông hàng hoá
được thuận tiện nhanh chóng. Hiệu quả của tuyến đường này được tiếp tục phát huy
với sự kiện một con kênh ngắn được xây dựng vào năm 1815. Việc chở hàng rõ
ràng đem lại hiệu quả cao hơn chuyên chở bằng đường bộ bởi trọng tải trung bình
của tàu thuỷ lớn hơn gấp 3 lần các xe chở hàng trên bộ. Tuy nhiên, tầm quan trọng
của việc xây dựng những con kênh nối các tuyến đường thuỷ chỉ được nhận ra khi
việc xây dựng kênh Eric hoàn thành năm 1825. Sự kiện này, đã đem lại lợi nhuận
khổng lổ cho New York vì kênh Eric mở ra tuyến đường thuỷ nối Great Lakes với
cảng New York trên bờ biển Đại Tây Dương. Nhờ đó, hàng hoá từ Đông Bắc được
chuyển tới miền Tây dễ dàng, nhanh chóng với giá thành rẻ nhất. Hệ quả là, thành
phố New York đã trở thành trung tâm chính cho việc chuyên chở hàng hoá tới Great
Lakes. Ngoài ra, việc xây dựng kênh Eric còn đem lại một thành tựu khác đó là liên
kết hệ thống đường thuỷ của Pennsylvania với Philadelphia. Ở Ohio và Indiana,
những con kênh này lại liên kết các cảng Great Lakes với sông Ohio và sông
Mississipi, còn những con kênh ở New Jersey được nối với Delaware và sông
Raritan. Qua đó, tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong việc vận chuyển, giúp hàng hoá
lưu thông một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Cùng với sự mở rộng các tuyến đường bộ và đường sông, đường sắt cũng là
tuyến đường hết sức quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp Mĩ trong thế kỷ
19

XIX. Năm 1850, tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng với chiều dài 15.000 km,
đứng đầu thế giới. Sự phát triển mạng lưới giao thông vận tải ở Mĩ nửa đầu thế kỷ
XIX đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ đặc biệt là sự mở rộng mạng lưới
thương mại nội địa, kích thích sự phát triển của thị trường dân tộc, gắn kết các vùng
miền với nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến đường sắt cũng tạo lực đẩy
cho sự phát triển của ngành công nghiệp gang thép. “Sản xuất gang thép đã nhanh

chóng tạo thế đứng vững cho ngành công nghiệp ở Mĩ”[22,tr185]. Từ năm 1850 đến
năm 1860, sản lượng gang thép tăng từ 600.000 tấn lên tới 988.000 tấn. Về than đá,
năm 1860, Mĩ sản xuất được 14,3 triệu tấn.
Ngoài ra, sự mở rộng hệ thống giao thông đường thuỷ cũng thúc đẩy công
nghiệp đóng tàu phát triển. Đây là ngành công nghiệp truyền thống của Mĩ có từ
trước cách mạng và rất phát triển nhưng chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của
nước Anh. Vào thế kỷ XIX, trước nhu cầu chuyên chở và lưu thông hàng hoá trở
nên bức thiết hơn đặc biệt là từ năm 1862, trọng tải tàu biển của Mĩ đã đạt tới 2,4
triệu tấn. Từ năm 1850, giá trị sản lượng công nghiệp đã vượt quá giá trị sản lượng
nông nghiệp. Đến giữa thế kỷ XIX, sản xuất công nghiệp của Mĩ đã đứng thứ tư
trên thế giới sau Anh, Pháp, Đức.
Nền kinh tế công nghiệp phát triển nhanh chóng sau chiến tranh giành độc
lập chứng tỏ nước Mĩ lúc này đã thực sự thoát khỏi lệ thuộc vào nền kinh tế Anh,
tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản dân tộc phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó
cũng đặt nước Mĩ trước những yêu cầu lớn hơn về vốn, nguyên liệu, nhân công và
đặc biệt là thị trường. Yêu cầu đó đặt ra trong bối cảnh nước Mĩ chưa đủ sức cạnh
tranh với Anh và Pháp. Vì vậy, Mĩ cần phải mở rộng thị trường trong nước mà miền
Tây, một vùng đất trù phú với nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, là một vùng đất
chưa được khai thác hết, có khả năng trở thành điểm tựa cho sự phát triển và vươn
lên của Mĩ ở những giai đoạn sau.
Công nghiệp phát triển đã kéo theo sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
Từ sau Chiến tranh giành độc lập, nhu cầu tìm kiếm những vùng đất mới màu mỡ
thay cho các vùng đất cằn cỗi trở nên cấp thiết. Năm 1787, chính phủ ban hành Sắc
20

lệnh Tây Bắc tạo điều kiện cho dân di cư sang miền Tây. Vào năm 1820, đất đã
từng được bán với giá 1,25USD một hecta và khi đạo luật Trang trại được ban hành
năm 1862 thì đất đai có được chỉ bằng chiếm cứ. “Dòng di cư tiến về miền Tây vào
đầu thế kỷ XIX đã dẫn tới sự phân chia những vùng lãnh thổ cũ, và hoạch định lên
những vùng biên giới mới”[3, tr 164]. Được đáp ứng nhu cầu về đất đai để phát

triển kinh tế nông nghiệp, nhiều nông dân đã trở thành chủ trang trại một cách dễ
dàng. Điều này đã làm cho nông nghiệp Mĩ vào thế kỷ XIX có đặc điểm là ở miền
Bắc và Tây Bắc, kinh tế trại chủ nhỏ chiếm ưu thế còn ở miền Nam kinh tế nông
nghiệp đồn điền phát triển mạnh nằm trong tay các chủ nô. Các chủ trại nhanh
chóng tạo lập cuộc sống ổn định bằng việc sản xuất hàng hoá, cung cấp nguyên liệu
đáp ứng nhu cầu của kinh tế công nghiệp. Chỉ tính từ 1840-1860, sản xuất lương
thực ở các bang Tây Bắc tăng gấp 3 lần. Ngành chăn nuôi, theo đó cũng phát triển
cung cấp một lượng thịt lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nông nghiệp kết hợp
với trồng trọt và chăn nuôi đã đem lại cho những cư dân ở đây sự đảm bảo kinh tế
vững chắc.
Ở miền Nam, việc trồng bông cũng nhanh chóng phát triển đem lại nguồn lợi
kinh tế lớn cho các chủ đồn điền. Nhân tố cơ bản làm gia tăng năng suất trồng bông
ở miền Nam là việc nhập những loại bông mới, việc sáng chế ra máy tỉa bông của
Eli Whitney vào năm 1793 và nhu cầu về nguyên liệu bông. Đầu thế kỷ XIX, bông
trở thành một loại cây trồng có giá trị được ví như “vàng trắng”. Vì vậy, cây bông
được trồng khắp miền Nam song đặc điểm của loại cây này là làm cạn kiệt sự màu
mỡ của đất đai nhanh chóng nên đối với các chủ đồn điền miền Nam việc tìm kiếm
những vùng đất mầu mỡ trở nên cấp thiết. Việc mở rộng lãnh thổ sang miền Tây đã
làm diện tích trồng bông tăng “từ các bang miền nước thuỷ triều sang bờ biển miền
Đông qua miền Nam trũng thấp hơn tới vùng đồng bằng châu thổ sông Missisipi và
cuối cùng là tới bang Texas”[3, tr 174]. Năm 1820, Mĩ là quốc gia sản xuất bông
quan trọng nhất thế giới. Mỗi năm Anh nhập cảng 72% bông từ Mĩ. Đến năm 1850,
miền Nam nước Mĩ đã đạt hơn 80% sản lượng bông toàn thế giới. Song việc mở
21

rộng diện tích trồng bông cũng đồng nghĩa với việc mở rộng chế độ nô lệ sang các
bang miền Tây.
Cây mía cũng là một cây trồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát
triển kinh tế nông nghiệp Mĩ trong giai đoạn này.Chính việc mở rộng các đồn điền
trồng mía đã thúc đẩy công nghiệp sản xuất đường phát triển. Những vùng đất ẩm,

màu mỡ của vùng đông nam Louisiana là vùng đất tốt đem lại năng suất cao cho
cây mía. Tính đến năm 1830, bang Louisiana cung cấp cho nước Mĩ một nửa lượng
đường. Cây thuốc lá cũng là một cây trồng lâu đời và là một mặt hàng xuất khẩu hết
sức quan trọng được tập trung ở các bang Virginia, Maryland và Bắc Carolina. Từ
năm 1850-1860 sản lượng thuốc lá tăng gấp 2 lần. Thuốc lá Virginia được coi là
mặt hàng quý trên thị trường thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa
đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho nước Mĩ. Tính trong những năm 1820-1829,
xuất khẩu nông nghiệp Mĩ đã chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu và đến năm 1830-
1839 chiếm 73%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó được đánh đổi bằng sức lao động,
xương máu của nô lệ da đen. Sự tồn tại chế độ bóc lột nô lệ ở Mĩ sẽ gây ra những
cản trở cho sự phát triển kinh tế Mĩ vì việc độc canh cây bông không những làm suy
kiệt đất đai mà không tạo nên sự phát triển tương hỗ giữa các ngành kinh tế tránh
việc xuất khẩu hàng hoá sau đó lại tái nhập khẩu. Nền kinh tế Mĩ muốn phát triển
đồng bộ cần phải xoá bỏ chế độ này. Mặt khác, sự phát triển hết sức nhanh chóng
của kinh tế Mĩ vào đầu thế kỷ XIX cùng với một lượng lớn dân di cư từ các châu
lục khác trên thế giới làm cho nhu cầu mở rộng lãnh thổ càng gia tăng một cách
nhanh chóng. Hàng đoàn người di cư đã mở rộng việc định cư sang những khu vực
của thổ dân da đỏ, chiếm đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
Nền nông nghiệp Mĩ đầu thế kỷ XIX, về bản chất là nền kinh tế nông nghiệp
tư bản chủ nghĩa. Nhưng mô hình phát triển theo hai chiều hướng khác nhau ở hai
miền Nam, Bắc tất yếu sẽ dẫn đến những xung đột, cạnh tranh về quyền lợi giữa
chủ nô và trại chủ đặt ra yêu cầu cấp thiết là sự phát triển mang tính thống nhất và
ổn định. Mô hình nào lạc hậu hơn, kìm hãm sự phát triển chung của nền kinh tế sẽ
22

bị tiêu diệt còn mô hình tiến bộ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và cân bằng giữa
các lĩnh vực kinh tế sẽ giành được ưu thế.
1.2.1.2 Chế độ nô lệ -rào cản đối với việc mở rộng và thống nhất lãnh thổ
Sau Chiến tranh giành độc lập, việc Hiến pháp Mĩ mặc nhiên công nhận sự

tồn tại của chế độ nô lệ đã thúc đẩy hoạt động buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi
sang Mĩ và tạo điều kiện mở rộng chế độ nô lệ. Đầu thế kỷ XIX, sự dịch chuyển của
đường biên giới đã làm số lượng bang ở Mĩ tăng lên. Từ năm 1816 đến năm 1821, 6
bang mới được thành lập trong đó có 3 bang phát triển chế độ nô lệ là Mississipi,
Illinois và Maine. Điều này đồng nghĩa với việc chế độ nô lệ đã được mở rộng từ
miền Nam sang miền Tây. Việc độc canh cây bông đã làm cho đất đai ở miền Nam
suy kiệt, hơn nữa các chủ nô miền Nam không chịu áp dụng các thành tựu kỹ thuật
để cải tiến mà lại muốn mở rộng diện tích trồng bông sang những vùng đất mới mầu
mỡ. Trong khi đó, ở miền Bắc, công nghiệp phát triển mạnh cần có nơi cung cấp
nguyên liệu nên các chủ kinh doanh miền Bắc cũng muốn tìm đến những vùng đất
phì nhiêu để trồng ngô, lúa mì và chăn nuôi gia súc. Vào đầu thế kỷ XIX, sự tồn tại
chế độ nô lệ là một vấn đề phức tạp của nước Mĩ và khó có thể giải quyết ngay
được, bởi quyền lợi được thực hiện bình đẳng ở cả hai miền Nam, Bắc. Cho nên,
diện tích lãnh thổ càng được mở rộng thì càng khó tránh khỏi tranh chấp về việc tồn
tại hay không tồn tại chế độ nô lệ ở những bang mới. Tranh chấp đầu tiên giữa miền
Bắc và miền Nam diễn ra vào năm 1819 khi Missouri xin gia nhập liên bang. Kết
quả là hai miền Nam và Bắc đã đi đến “Thoả hiệp Missouri” vào năm 1820. Theo
đó, tại phía Bắc của bang này cấm nuôi nô lệ da đen còn ở phía Nam không cấm.
Trên thực tế thoả hiệp Missouri tiếp tục tạo điều kiện cho sự mở rộng chế độ nô lệ.
Tuy nhiên đến giữa thế kỷ XIX, sự tồn tại chế độ nô lệ đã bộc lộ rõ hơn hạn chế đối
với sự phát triển kinh tế tư bản Mĩ vì giới chủ nô không chịu cải tiến kỹ thuật cũng
như áp dụng các giống cây mới vào sản xuất dẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa
các vùng kinh tế ở Mĩ.
Trước vấn đề đó, ngay từ năm 1787, chính phủ Mĩ đã ra Sắc lệnh Tây Bắc
cấm chế độ nô lệ ở Tây Bắc. Tuy nhiên, hiệu lực của sắc lệnh này rất hạn chế vì
23

Hiến pháp Mĩ bảo vệ sự tồn tại của chế độ nô lệ, hơn thế nữa các chủ nô miền Nam
không chịu từ bỏ quyền lợi đã đem lại cho họ sự sung túc và giàu có. Mặc dù phong
trào đòi xoá bỏ chế độ nô lệ xuất hiện từ sớm nhưng phải đến năm 1808, Quốc hội

mới phê chuẩn bãi bỏ việc buôn bán nô lệ với châu Phi nhằm xoa dịu làn sóng bãi
nô đang diễn ra. Chế độ nô lệ với cách hành xử khắc nghiệt, lạnh lùng, tàn nhẫn và
lạc hậu của chủ nô đối với nô lệ không thể tồn tại trong lòng một hình thái kinh tế
xã hội được coi là tiến bộ trong giai đoạn này. Nước Mĩ muốn phát triển cần phải
xoá bỏ chế độ đó.
Ở miền Bắc, phong trào bãi nô diễn ra mạnh mẽ. Phong trào bãi nô xuất hiện
vào đầu thập niên 30 của thế kỷ XIX, do William Cloyd Garrison lãnh đạo, với sự
ủng hộ nhiệt tình của người miền Bắc. Họ đã thiết lập “Con đường sắt bí mật” để
giúp đỡ nô lệ. Ước tính trong khoảng từ năm 1830 đến 1860 đã có không dưới
40.000 nô lệ bỏ trốn theo con đường này. Sự phát triển của phong trào bãi nô đã tác
động mạnh mẽ đến nhận thức của chính những người nô lệ và họ đã không ngừng
đấu tranh để giải phóng mình.
Sự kiện Mĩ giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Mexico(1846-1848)
đã mở ra một trang lịch sử mới cho phong trào đấu tranh bãi bỏ chế độ nô lệ. Với
thắng lợi đó, Mĩ đã thu được một vùng lãnh thổ bao la

nhưng đồng thời làm nảy
sinh mâu thuẫn không thể tránh khỏi đó là việc có hay không sự xuất hiện của chế
độ nô lệ ở lãnh thổ mới. Điều này, một lần nữa thổi bùng lên cuộc đấu tranh quyết
liệt giữa những người miền Nam muốn duy trì và mở rộng chế độ nô lệ và người
miền Bắc muốn xác định rõ ranh giới khu vực để chế độ nô lệ không thể vượt qua
giới hạn đã có. Nguy cơ bùng nổ một cuộc nội chiến đang đến gần. Nhằm ngăn
chặn khả năng trên, Chính phủ đã đi đến “Thoả hiệp năm 1850”. Thoả hiệp này bao
gồm năm điều luật được ký thành luật từ ngày 9 đến 20/9/1850, “cư dân trong các
bang thuộc Mexico trước đây được quyền tự quyết định có chấp nhận chế độ nô lệ
hay không” [6, tr 390]. Thoả hiệp còn đưa ra quy định về nô lệ bỏ trốn, theo đó
“chính phủ Liên bang phải năng động trong việc trả nô lệ bỏ trốn cho chủ. Những
nô lệ bị tình nghi bỏ trốn thì không được kiện hay tự bào chữa trước toà. Tất cả
24


những ai giúp đỡ nô lệ bỏ trốn đều bị coi là phạm tội và bị phạt.” [6, tr 390] Thoả
hiệp năm 1850 khiến người dân miền Bắc bất bình sâu sắc vì rất nhiều người da đen
tự do sống ở miền Bắc sẽ bị trao trả lại miền Nam. Thoả hiệp 1850 bộc lộ rõ những
hạn chế trong việc quản lý đất nước của chính phủ và càng ngày càng gây nên sự
chia rẽ giữa miền Bắc và miền Nam.
1.2.2. Nước Mĩ nửa sau thế kỷ XIX
1.2.2.1.Nội chiến 1861-1865- kết thúc chế độ nô lệ ở Mĩ
Giữa thế kỷ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ đứng hàng thứ tư thế giới. Để
tăng cạnh tranh với các nước châu Âu, yêu cầu phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
mang tính đồng bộ trong công nghiệp và nông nghiệp trở nên bức thiết. Trong khi
đó, sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam là trở ngại lớn trên con đường phát triển
kinh tế tư bản chủ nghĩa của Mĩ bởi sự lạc hậu, yếu kém của mô hình này. Không
những thế, để bảo vệ chế độ nô lệ, những chủ nô miền Nam đã tìm cách cô lập và
khống chế sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp trong nước bằng cách
không cho hàng hoá của miền Bắc thâm nhập vào thị trường miền Nam nhưng lại
nhập hàng hoá từ nước ngoài. Điều này, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi
ích của tư sản công thương miền Bắc mà còn gây tổn hại lợi ích quốc gia dân tộc và
khơi sâu thêm mâu thuẫn giữa tư sản công thương với chủ nô.
Năm 1854, mâu thuẫn giữa miền Nam và miền Bắc một lần nữa bùng nổ.
Khu vực bao gồm Kansas và Nebraska đã được định cư nhanh chóng, đòi hỏi phải
thiết lập những cơ quan chính quyền của bang. Lo sợ bị tổn hại quyền lợi, những
người chiếm hữu nô lệ ở Missouri phản đối việc Kansas trở thành lãnh thổ tự do, vì
nếu như vậy bang của họ sẽ bị bao vây bởi các bang cấm chế độ nô lệ (Illinois, Iowa
và Kansas). Để ngăn cản việc trên, họ đề xuất một dự luật sau đó được Chính phủ
thông qua với tên gọi “Đạo luật Kansas-Nebraska”, cho phép những người sống
trên lãnh thổ Kansas và Nebraska tự quyết định là bang tự do hay bang có nô lệ.
Quyết định này đã gây ra sự thù hận mới giữa miền Bắc với miền Nam. Kết quả là ở
Kansas đã diễn ra cuộc xung đột vũ trang đẫm máu giữa các chủ nô miền Nam và
những người chống chế độ nô lệ. Đạo luật này một lần nữa thổi bùng mâu thuẫn
25


giữa miền Bắc và miền Nam xung quanh vấn đề nô lệ. Các đảng viên độc lập của
Đảng Dân chủ đã họp nhau tại Ripon, bang Wisconsin và thành lập một đảng chính
trị mới-Đảng Cộng hoà. Họ đấu tranh mạnh mẽ và yêu cầu chế độ nô lệ phải bị loại
bỏ khỏi tất cả các vùng lãnh thổ. Năm 1856, Đảng Cộng hoà chỉ định John Fremont
tranh cử tổng thống nhưng thất bại. Mặc dù vậy, uy tín của Đảng này đã được nâng
cao và bao trùm toàn miền Bắc với nhiều người tiên phong trong phong trào chống
chế độ nô lệ như: Salmon P.Chase và William Seward, Abraham Lincoln.
Sự kiện năm 1857 làm cho mâu thuẫn giữa hai miền Nam, Bắc trở nên gay
gắt hơn, khó tránh khỏi xung đột. Đó là vụ kiện của Dret Scott, một người da đen tự
do nhưng không được đối xử như người tự do vì Toà án xử Scott không có tư cách
hầu toà với lý do ông không phải là công dân mà là “tài sản” của chủ nô. Quyết định
này đã dấy lên sự căm phẫn dữ dội ở khắp miền Bắc vì thể hiện rõ sự thoả hiệp của
chính phủ và việc bảo hộ cho sự tồn tại, mở rộng chế độ nô lệ.
Cuộc bầu cử Tổng thống năm 1860 với kết quả Đảng Cộng hoà giành thắng
lợi, Lincoln đắc cử trở thành mối hiểm hoạ lớn cho chế độ nô lệ ở miền Nam bởi sự
thắng lợi này “sẽ làm cho mộng đẹp của miền Nam mở rộng chế độ nô lệ sang miền
Tây hoàn toàn tiêu tan. Như vậy, chế độ nô lệ trang trại miền Nam và sự thống trị
của chủ nô lệ đứng trước nguy cơ sụp đổ.” [17, tr 152].
Việc mất ưu thế trong chính quyền đã buộc các chủ nô phải nhanh chóng
hành động. Ngày 20/12/1860, bang Nam Carolina tuyên bố tách khỏi liên bang mở
đầu cho phong trào ly khai giữa các bang miền Nam đối với chính quyền Liên bang.
Sau đó, sáu bang gồm Alabama, Mississipi, Florida, Georgia, Louisiana và Texas
cũng thông qua pháp lệnh tách khỏi Liên bang. Đầu năm 1861, thêm 4 bang nữa
tách khỏi Liên bang Arkansas, Bắc Carolina, Tennessee và Virginia trong tổng số
15 bang nuôi nô lệ ở Mĩ. Tháng 2/1861, đại biểu của 6 bang đã họp Hội nghị tại
Montgomery, bang Alabama và thành lập Hiệp hội các bang ly khai của Mĩ (gọi tắt
là Hiệp bang), bầu Jefferson Davis làm Tổng thống và thông qua hiến pháp Hiệp
bang trong đó “chế độ nô lệ được luật pháp bảo vệ ở khắp mọi nơi và ngăn cấm
chính quyền của các địa hạt, các khoản trợ cấp và luật thuế bảo hộ” [16, tr 483].

×