Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đối đầu Xô Mĩ. Quá trình hoà hoãn Đông Tây và chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Đặc điểm Chiến tranh Lanh và sự thành bại của Liên Xô và Mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.48 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: CHUN ĐỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI 4B

PHÂN TÍCH MỘT SỰ KIỆN NĨI LÊN SỰ ĐỐI ĐẦU XƠ – MĨ. Q TRÌNH
HỊA HỖN ĐƠNG – TÂY VÀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẠNH. PHÂN
TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CHIẾN TRANH LẠNH, ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH BẠI
CỦA LIÊN XÔ VÀ MĨ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH.

Sinh viên thực hiện

: ĐINH THỊ LINH

Lớp

: Sử K68 CLC

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


Minh chứng kết quả kiểm tra đạo văn

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1. Mục tiêu, ý nghĩa của việc tìm hiểu chủ đề.....................................................................1
2. Nhiệm vụ của việc tìm hiểu chủ đề..................................................................................1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................................2
Chương 1................................................................................................................................2
SỰ ĐỐI ĐẦU GIỮA LIÊN XÔ VÀ MĨ VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN................................2
Chương 2................................................................................................................................5
Q TRÌNH HỊA HỖN ĐÔNG – TÂY VÀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẠNH.......5
2.1. Quá trình hồ hỗn Đơng – Tây...................................................................................5
2.2. Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh.....................................................................................7
Chương 3................................................................................................................................7
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHIẾN TRANH LẠNH...........................................................................7
Chương 4................................................................................................................................9
ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH BẠI CỦA LIÊN XÔ VÀ MĨ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH..9
KẾT LUẬN..............................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................11


4


MỞ ĐẦU
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn tới những chuyển biến căn bản của tình
hình thế giới. Sau chiến tranh từ quan hệ đồng minh Mĩ và Liên Xơ nhanh chóng chuyển sang
thế đối đầu dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh là một vấn đề lớn và tốn
nhiều giấy mực cũng như cơng sức nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều người. Đây là một cuộc
đối đầu gay gắt, quyết liệt kéo dài hơn bốn thập niên giữa hai cực Xô – Mĩ, làm cho cục diện
thế giới luôn căng thẳng. Suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh mọi sự kiện, diễn biến tình hình thế
giới đều bị chi phối bởi cục diện đối đầu ấy. Đến những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hồ
hỗn xuất hiện trong quan hệ quốc tế dẫn đến sự kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh. Đồng
thời khác với các cuộc chiến tranh trước đó, cuộc Chiến tranh lạnh mang những đặc điểm
riêng, sự thành bại của Liên Xô và Mĩ cũng là vấn đề đáng để quan tâm và tìm hiểu.
1. Mục tiêu, ý nghĩa của việc tìm hiểu chủ đề

Việc tìm hiểu, nghiên cứu về chủ đề tiểu luận góp phần cung cấp cho sinh viên những
tri thức, hiểu biết cơ bản về cuộc Chiến tranh lạnh, về sự đối đầu giữa hai cực Xơ – Mĩ cũng
như q trình hồ hỗn và chấm dứt cuộc chiến này. Trên cơ sở tìm hiểu đó sinh viên có thể
rút ra được những đặc điểm của cuộc Chiến tranh lạnh cũng như đánh giá được những thành
công và thất bại của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến này. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu học
tập, nghiên cứu về cuộc Chiến tranh lạnh nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung, phục vụ cho
việc giảng dạy chủ đề về quan hệ quốc tế sau này.
2. Nhiệm vụ của việc tìm hiểu chủ đề
- Nêu và phân tích, đánh giá được một sự kiện nói lên sự đối đầu Xơ – Mĩ.
- Trình bày và phân tích được q trình hồ hỗn Đơng – Tây và sự chấm dứt Chiến tranh
lạnh.
- Rút ra đặc điểm của cuộc Chiến tranh lạnh.
- Đánh giá được thành công và thất bại của Mĩ, Liên Xô trong cuộc Chiến tranh lạnh.

5


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1
SỰ ĐỐI ĐẦU GIỮA LIÊN XÔ VÀ MĨ VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN
Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ trở thành hai siêu cường đứng đầu hai
hệ thống chính trị - xã hội đối kháng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Với sự công bố chủ thuyết
Truman, chủ thuyết Zhdanov cùng sự thành lập Kominform đã đánh dấu chấm hết cho quan hệ
hợp tác giữa Mĩ và Liên Xô. Từ đây, cuộc đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô, giữa Đông và Tây giữa tư
bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa chính thức bắt đầu.
Ở châu Á, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) là một trong những tiêu điểm của
Chiến tranh lạnh. “Theo quyết định của Hội nghị Ianta và Postdam, sau khi Triều Tiên được giải
phóng, quân đội Liên Xơ chiếm đóng miền Bắc, qn đội Mỹ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến
38 làm ranh giới tạm thời”1. Ở Nam Triều Tiên được sự giúp đỡ của chính quyền quân sự Mĩ, ngày
14/2/1946 Hội đồng đại diện cho nền dân chủ Triều Tiên được thành lập do Rhee Sungman đứng

đầu. Đảng cánh hữu của Rhee Sungman giành được đa số ghế trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc
hội Triều Tiên ở miền Nam. Ngày 15/8/1948 nước Đại Hàn Dân quốc chính thức được thành lập
do Rhee Sungman làm Tổng thống và được Mĩ thừa nhận. Như vậy, nhà nước Hàn Quốc được
thành lập là một toan tính của Mĩ để chống lại Cộng sản ở Bắc Triều Tiên. Cịn ở miền Bắc, tháng
2/1946, Liên Xơ đã thành lập một chính quyền do Đảng Lao động (tức Đảng Cộng sản) làm nòng
cốt và Kim II Sung đứng đầu. Dưới sự bảo trợ của Liên Xô, sau cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân
Triều Tiên, Quốc hội Bắc Triều Tiên được thành lập. Ngày 9/9/1948, Quốc hội tuyên bố thành lập
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Kim II Sung làm Thủ tướng. Sau đó, Liên Xô và
các nước dân chủ nhân dân Đông Âu lần lượt cơng nhận chính phủ của Kim II Sung. Như vậy,
Liên Xô đã hỗ trợ cho Kim II Sung thành lập chính quyền riêng ở miền Bắc để loại bỏ những ảnh
hưởng của Mĩ và chuẩn bị thống nhất Triều Tiên. Triều Tiên trở thành “chiến trường” của sự đối
đầu Liên Xơ – Mĩ ở Đơng Á. Chính quyền Rhee Sungman ở miền Nam và chính quyền Kim II
Sung ở miền Bắc là kết quả sự can thiệp của Mĩ và Liên Xô vào Triều Tiên. Sự can thiệp của Mĩ
và Liên Xô vào sự thành lập hai nhà nước ở Triều Tiên là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh
Triều Tiên 1950 – 1953”.
Sau khi thành lập, chính quyền Nam Triều Tiên được sự giúp đỡ của Mĩ về kinh tế, quân
sự… đã nhiều lần hô hào thống nhất Triều Tiên bằng con đường bạo lực. Đầu năm 1949, những
cuộc chạm trán giữa quân đội hai bên đã diễn ra dọc vĩ tuyến 38. Chính phủ Rhee đã điều động
41000 quân Nam Triều Tiên đến sát vĩ tuyến 38 để chuẩn bị cho cuộc tiến cơng mang tính huỷ diệt
1 Trần Thị Vinh (Chủ biên, 2016), Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 88.

6


với Đảng Lao động Triều Tiên. Tuy nhiên, thời điểm này “vì thiếu vũ khí và sự hậu thuẫn của Mĩ
nên chính quyền Rhee Sungman chưa đủ điều kiện để đánh sang Bắc Triều Tiên” 2. Trong khi đó,
chính quyền Kim II Sung đã tìm được sự đồng tình từ phía Liên Xơ và Trung Quốc. Sau chuyến
thăm của Kim II Sung (3/1949), Liên Xô đã viện trợ quân sự cho Bình Nhưỡng. Nhờ đó, qn đội
Bắc Triều Tiên đã lớn mạnh nhanh chóng và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới. Sau đó,
Stalin cũng đồng ý với kế hoạch chiến tranh của chính quyền Bắc Triều Tiên và cho rằng “Kế

hoạch thống nhất Triều Tiên bằng con đường quân sự có thể thực hiện được, và trước khi tiến
hành, cần thông báo trước cho Mao Trạch Đông”3. Ngày 13/5/1950, sau cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh,
Mao Trạch Đông đã đồng ý và hứa sẽ tham gia chiến đấu nếu quân đội Mĩ tham gia vào Nam
Triều Tiên. Như vậy, trước khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hai chính quyền Nam và Bắc
Triều Tiên đều nhận được sự ủng hộ và hậu thuẫn của Mĩ và Liên Xơ, Trung Quốc. Chính sự đồng
thuận của Liên Xô lẫn Trung Quốc đã thúc đẩy Kim II Sung tấn công Nam Triều Tiên để thống
nhất đất nước.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã bùng nổ ngày 25/6/1950 khi quân đội Bắc Triều Tiên bất
ngờ vượt qua vĩ tuyến 38 tràn xuống phía Nam và nhanh chóng chiếm được thủ đô Seoul, đẩy lùi
quân đội Nam Triều Tiên về tận phía Nam của Triều Tiên. “Chỉ vài giờ sau khi chiến tranh nổ ra,
Mĩ đã đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an và thừa thời cơ đại biểu Liên Xơ vắng mặt vì phản đối
Mĩ ủng hộ Tưởng Giới Thạch, khơng chịu khơi phục địa vị chính đánh của nước Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc nên Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết lên án các lực
lượng vũ trang Bắc Triều Tiên xâm lược Nam Triều Tiên”4. Ngày 27/6, với 7 phiếu thuận, 1 phiếu
chống, 2 phiếu trắng, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết kêu gọi các thành viên Liên Hợp
Quốc giúp đỡ về quân sự cho Nam Triều Tiên. Tổng thống Mĩ, Truman cũng hạ lệnh cho tướng
Mác Arthur dùng quân đội trực tiếp tham chiến. Ngày 7/7, Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết
phong cho quân đội Mĩ tham chiến ở Triều Tiên là “quân đội Liên Hợp Quốc”. Mĩ đã lôi kéo được
15 nước thuộc phe Mĩ tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên dưới ngọn cờ của Liên Hợp Quốc.
Ngày 15/9/1950, Mĩ đã tập trung toàn bộ binh lực đổ bộ vào Inchon (Nhân Xun) và nhanh
chóng chiếm lại thủ đơ Seoul (25/9). Sau đó, quân đội Mĩ đẩy lùi quân đội Bắc Triều Tiên về bên
kia vĩ tuyến 38. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ với danh nghĩa Liên Hợp Quốc, quân đội Triều Tiên đã
đẩy lùi được quân đội Bắc Triều Tiên ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc. Ngày 8/10/1950, được sự đồng
thuận từ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, quân Mĩ và đồng minh đã vượt vĩ tuyến 38 và bắt đầu tiến
sâu vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Trước tình hình đó, “Stalin đã u cầu Trung Quốc yểm trợ cho
2 Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh (1949 –
1991), Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, tr. 46.
3 Sđd, tr. 47.
4 Vũ Dương Ninh (Chủ biên, 2008), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 320.


7


Bắc Triều Tiên để tiến hành cuộc chiến chống lại những cuộc tấn cơng của qn đội Hoa Kì – Liên
Hợp Quốc”5. Đồng thời, trong khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cho phép
quân đội Mĩ – Liên Hợp Quốc vượt vĩ tuyến 38 thì Stalin gửi cho Mao Trạch Đông bức điện với
nội dung: “Nếu chiến tranh là khơng thể tranh khỏi thì nên phát động nó ngay bây giờ”, và hứa sẽ
yểm trợ quân tình nguyện Trung Quốc bằng khơng qn. Như vậy, Liên Xơ đã dính líu vào cuộc
chiến tranh này. Ngày 16/10/1950, khoảng 260000 quân Trung Quốc đã vượt sông Áp Lục (Yalu)
và tiến vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Dưới sự giup đỡ của bộ đội Trung Quốc, quân đội Bắc Triều
Tiên đã đẩy lùi được quân đội Mĩ về phía Nam vĩ tuyến 38. Ngày 26/12/1950, quân đội Trung
Quốc vượt qua vĩ tuyến 38 và chiếm lại thủ đô Seoul. Từ ngày 25/1 đến 31/3/1951, “quân đội Liên
Hợp Quốc” đã phản công và đẩy lùi quân đội Trung Quốc trở về bên kia vĩ tuyến 38, khơi phục lại
tình trạng gần giống như trước chiến tranh. Cục diện này được giữ gìn cho đến khi cuộc chiến
tranh kết thúc (1953).
Có thể thấy, từ tháng 10/1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã nhanh chóng bị biến thành
“cuộc chiến tranh cục bộ giữa một bên là quân đội Mĩ và các nước đồng minh, quân đội Nam
Triều Tiên với một bên là quân đội Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, quân chí nguyện Trung
Quốc và sự hậu thuẫn mọi mặt của Liên Xô” 6. Ngay từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc,
Liên Xô và Mĩ đều muốn chia đôi Triều Tiên và sự ra đời của hai chính quyền riêng rẽ, đối lập
nhau trên bán đảo đều là những “toan tính chính trị” của hai nước này. Kể cả Rhee Sungman và
Kim II Sung đều là những “nhân vật quan trọng” mà cả Washington và Moscow dựng lên để điều
hành đất nước theo ý định của họ. Do đó, ngay từ đầu, chiến tranh Triều Tiên khơng đơn thuần là
cuộc nội chiến mà là sự đối đầu giữa hai thế cực Liên Xô – Mĩ. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến
tranh bùng nổ đều có sự can thiệp, viện trợ, giúp đỡ của Mĩ và Liên Xô cho chính quyền Nam và
Bắc Triều Tiên. Về hình thức, cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 là một cuộc nội chiến giữa
hai chính quyền Nam – Bắc Triều Tiên. Nhưng thực chất, đây là sự đối đầu giữa Mĩ cùng các đồng
minh với Trung Quốc và Liên Xô. Do đó, chiến tranh Triều Tiên là đỉnh cao của sự đối đầu giữa
Xô và Mĩ ở Đông Á trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Chương 2

Q TRÌNH HỊA HỖN ĐƠNG – TÂY VÀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẠNH
2.1. Quá trình hồ hỗn Đơng – Tây
Ngay từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, những người đứng đầu nhà nước Liên Xơ đã
bắt đầu có xu hướng triển khai chiến lược cùng tồn tại hồ bình với các nước phương Tây. Thời
5 Lê Tùng Lâm (2013), “Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) đỉnh cao của sự đối đầu Đông – Tây ở Đơng Á”, Tạp chí Nghiện cứu
Đơng Bắc Á, số 4 (146), tr. 45.
6 Sđd, tr. 320.

8


điểm này Mĩ cũng đã thể hiện thái độ hoan nghênh bất cứ hành động nào tranh thủ cho hoà bình.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự đối đầu giữa hai khối nước do Mĩ và Liên Xô đứng đầu vẫn rất căng
thẳng. Những cuộc xung đột quân sự do Mĩ và Liên Xô hậu thuẫn cho mỗi bên vẫn tiếp tục lan
rộng ở nhiều nơi trên thế giới như cuộc chiến tranh Đông Dương, nội chiến Afghanistan, Angola,
hay chiến tranh ở Trung Đông… Dù vậy, bên cạnh Chiến tranh lạnh cũng đã diễn ra những cuộc
thương lượng, hồ hỗn giữa hai cực Xô – Mĩ về việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ
quốc tế, tiêu biểu là vấn đề nước Đức và việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Sau chiến tranh, do hậu quả của chính sách phá hoại của Mĩ và các nước đồng minh, trên
nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước đối lập nhau (CHDC Đức và CHLB Đức) và luôn đặt trong
quan hệ căng thẳng. Vấn đề này đã đe doạ đến hoà bình và an ninh ở châu Âu cũng như tồn thế
giới, vì vậy đã trở thành vấn đề trung tâm trong quan hệ quốc tế thời kì này. Đến những năm 70
của thế kỷ XX, do không thể đảo ngược được cục diện ở Đơng Đức, chính quyền của Nixon đã
buộc phải “xuống thang” trong vấn đề nước Đức, chấp nhận thương lượng với Liên Xơ để tìm ra
một giải pháp thoả đáng. “Ngày 9/11/1972, trên cơ sở những nguyên tắc đã được thoả thuận giữa
Mĩ và Liên Xô trong Hiệp định Bon (9/1971), hai nước Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hồ Liên
bang Đức đã kí kết Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”7. Theo hiệp định này,
hai bên “phải tôn trọng khơng điều kiện chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau” và “thiết lập
quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng”. Tháng 9/1973, cả hai
nước Đức đều gia nhập Liên Hợp Quốc. Như vậy, vấn đề nước Đức sau một thời gian tồn tại kéo

dài trong quan hệ quốc tế đã được giải quyết. Việc giải quyết vấn đề Đức là một biểu hiện cho xu
thế hồ dịu trong quan hệ Đơng – Tây.
Cũng từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, do chính sách chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên
Xô trong Chiến tranh lạnh đã khiến nhân loại đứng trước một nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh
hạt nhân huỷ diệt lồi người. Thêm vào đó, cuộc chạy đua vũ trang cũng đã khiến cho hai nước
gặp khó khăn để duy trì thế cân bằng chiến lược, những khoản chi phí quân sự khổng lồ đã khiến
hai nước mất vị thế trên trường quốc tế. Chính vì thế vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược là vấn đề
được cả thế giới quan tâm và là một trong những vấn đề trung tâm trong quan hệ Xô – Mĩ. Đó
chính là những nhân tố thúc đẩy xu hướng hạn chế chạy đua vũ trang và hoà dịu trong quan hệ hai
nước Xô – Mĩ. Liên Xô một số hiệp định và thoả thuận về hạn chế vũ khí chiến lược. Ngày
26/5/1972, Liên Xô và Mĩ ký Hiệp ước về hệ thống phòng, chống tên lửa" (ABM), quy định mỗi
bên được xây dựng hai hệ thống ABM, một ở xung quanh thủ đô, một ở chung quanh căn cứ tên
lửa chiến lược, và mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa. Ngày 3/7/1974, hai bên lại ký Nghị
7 Trần Thị Vinh (Chủ biên, 2016), Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 90.

9


định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống ABM. Hiệp ước
ABM có giá trị vơ thời hạn. Cùng ngày, Liên Xơ và Mỹ còn ký "Hiệp định tạm thời về một số biện
pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tấn công chiến lược" (SALT-1), với những nội dung như cấm
xây dựng thêm những tên lửa vượt đại châu đặt trên đất liền (ICBM) sau ngày 1/7/1972; cấm thay
thế những ICBM loại nhẹ, triển khai trước năm 1964 thành những ICBM loại nặng. Từ năm 1973,
giữa Liên Xô và Mỹ lại thương lượng để chuẩn bị ký kết "Hiệp định hạn chế vũ khí tiến cơng
chiến lược" (gọi tắt là SALT-2). Qua nhiều lần thương lượng hai bên đã ký kết những văn bản thoả
thuận, như văn kiện "Những nguyên tắc cơ bản về việc hạn chế hơn nữa vũ khí chiến lược tấn
công" (21/6/1973), "Thoả thuận Vlađivôxtốc" (24/11/1974).... Như thế, với việc ký các hiệp định
hạn chế vũ khí chiến lược từ giữa những năm 70, đã hình thành một thế cân bằng chiến lược quân
sự chung giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm vi thế giới. Tuy còn nhiều bất đồng nhưng cả hai nước đã
từng bước một nhượng bộ lẫn nhau, khơng làm cho tình hình căng thẳng hơn và đi đến sự kết thúc

tình trạng đối đầu kéo dài, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Những thành tựu này góp phần làm
hồ hỗn tình hình thế giới và có tác dụng củng cố hồ bình, an ninh của tất cả các dân tộc. Cùng
với những sự kiện trên từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô – Mĩ cũng đã tiến hành những
cuộc gặp gỡ cấp cao, hàng loạt các văn bản được kí kết về các vấn đề như phát triển thương mại
Đông – Tây, hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ…
Cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô - Mĩ, từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70
cũng đã diễn ra những chuyển biến trong quan hệ giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu. Hai nước
lớn ở Tây Âu là Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức đã bắt đầu thực hiện chính sách đối thoại, hồ
hỗn với Liên Xô và các nước Đông Âu. Ngày 1/8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã
kí kết Định ước an ninh và hợp tác châu Âu tại Henxinki (Phần Lan). Định ước xác nhận quyền
bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hồ bình các
cuộc xung đột, khơng can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền, hợp tác trên cơ sở nhu
cầu chính đáng của các dân tộc. Năm 1977, tại Bêôgrát (Nam Tư), các nước tiếp tục thương lượng
về vấn đề an ninh, hợp tác, đồng thời đưa ra những hình thức phù hợp để thực hiện Định ước
Henxinki. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu tăng lên nhanh
chóng trong thập niên 80.
2.2. Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh
Từ nửa sau thập niên 80, sau khi Gorbachev lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô – Mĩ đã
thực sự chuyển từ đối đầu sang đối ngoại để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước
và quan hệ quốc tế. Kể từ cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa hai nguyên thủ quốc gia Xô – Mĩ là Brejnev
và Carter (6/1979), hai bên khơng có cuộc gặp gỡ cấp cao nào cho đến tháng 10/1985, đàm phán
10


được nối lại bẳng cuộc gặp gỡ giữa Reagan và Gorbachev. Q trình đàm phán cắt giảm vũ khí
chiến lược tấn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ sở quan trọng cho việc kết thúc
cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Năm 1987, hiệp ước Washington –
hiệp ước đầu tiên về việc cắt giảm vũ khí hạt nhân được kí kết giữa Liên Xô và Mĩ. Năm 1989,
hiệp ước Vácxava công nhận quyền tự quyết của các dân tộc đã được thơng qua. Ngày 2/12/1989,
tại đảo Manta, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev và tổng thống Mĩ G. Busơ đã có

cuộc gặp gỡ khơng chính thức. Trong cuộc gặp này, hai bên đã chính thức tuyên bố chấm dứt tình
trạng Chiến tranh lạnh giữa hai nước, đồng thời cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt
làm cho tình hình thế giới ln ln căng thẳng trong suốt hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, nhiều quan
điểm cho rằng cuộc Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đỏ, Liên
bang Xô viết tan rã vào năm 1991.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra, khác biệt với tất cả các
cuộc chiến tranh trong lịch sử cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô diễn ra sau Chiến tranh
Thế giới thứ hai mang những đặc điểm riêng biệt.
Trước hết, cuộc Chiến tranh lạnh có đối đầu rõ ràng của hai hình thái kinh tế - xã hội đối lập
nhau là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa từ đó hình thành hai khối nước do Mĩ và Liên Xô
đứng đầu mỗi khối. Hai đối thủ chính của cuộc Chiến tranh lạnh là Mĩ và Liên Xô, tuy nhiên hai
quốc gia này lại không xung trận, đối đầu trực tiếp bằng quân sự với nhau như các đối thủ trong
các cuộc chiến tranh trước đây. Cả Mĩ và Liên Xô chỉ đứng sau hậu thuẫn và điều khiển cho các
đồng minh của mình xung trận. Ví dụ như trong cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950 1953) mặc dù mang hình thức của một cuộc nội chiến nhưng đứng sau hậu thuẫn, chi viện, giúp đỡ
cho lực lượng Đại Hàn Dân quốc là Mĩ và đứng sau lực lượng của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên là sự hậu thuẫn, chi viện của Liên Xô. Hay trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan 19791989 Mĩ và Liên Xô cũng đứng đằng sau mỗi bên tham chiến. Mĩ và Liên Xô không xung trận, đối
đầu trực tiếp với nhau vì cả hai nước này e ngại và sợ hãi nếu trực tiếp xung trận đối địch với nhau
sẽ dẫn đến bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới thứ III, cuộc chiến tranh hạt nhân tàn khốc và
đầy chết chóc mà thắng lợi của nó khơng ai dám quyết đốn trước được.
Cuộc Chiến tranh lanh do Mĩ phát động được người Mĩ là Barút định nghĩa là “cuộc chiến
tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng ln ln ở tình trạng đối đầu căng thẳng, quyết liệt,
nhằm mục tiêu “ngăn chặn” rồi đi đến tiêu diệt Liên Xô. Tuy vậy, Chiến tranh lạnh không chỉ dừng
lại ở chỗ “không nổ súng, không đổ máu” mà đã phát triển trở thành những cuộc chạy đua vũ trang
11


ráo riết, những cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự mang tính khu vực ở nhiều nơi trên
thế giới giữa hai cực Xô – Mĩ và hai khối Đông – Tây. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô –

Mĩ bắt đầu từ thập niên 50 và lên đến đỉnh cao vào thập niên 70 của thế kỉ XX. “Cả hai nước Xô –
Mĩ đều tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ tối đa của mình. Năm
1974, Mĩ chi tiêu cho qn sự 85 tỉ đơla Mĩ, cịn Liên Xơ là 109 tỉ đơla Mĩ. Về vũ khí, chỉ riêng hai
siêu cường đã sở hữu trên 5000 máy bay chiến đấu, gấp 10 lần các cường quốc trước đây” 8. Mĩ
cũng thành lập hàng loạt các liên minh quân sự ở các khu vực khác nhau nhằm hỗ trợ khối NATO,
bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như việc kí kết Hiệp định an ninh Mĩ – Nhật
(1951), thành lập khối quân sự ANZUS, SEATO, CENTO. Mĩ cùng thiết lập hơn 2000 căn cứ
quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mĩ đóng quân ở khắp các khu vực trên thế giới. Liên Xô cũng
đưa hàng chục vạn qn đóng ở các nước Đơng Âu, Đơng Đức, Mơng Cổ và biên giới Xô –
Trung. Những cuộc xung đột khu vực do Mĩ và Liên Xô đứng đằng sau cho đến ngày nay vẫn còn
tiếp diễn do di sản của Chiến tranh lạnh, như ở Trung Cận Đông, Angola hay là tình trang bất ổn ở
Afghanistan trong thời gian gần đây... Đặc biệt là, cho đến nay hơn 70 năm đã trôi qua kể từ sau
chiến tranh, bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt, giải pháp chính trị để thống nhất Triều Tiên vẫn
còn là vấn đề lâu dài. Cuộc Chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, tất cả các quốc gia và
khu vực trên thế giới bị cuốn theo và chia thành hai phe. Lịch sử nhiều quốc gia bao trùm mất mát
và đau thương, chia cắt của chiến tranh trong suốt một thời gian dài như Việt Nam, Triều Tiên…
Bên cạnh những cuộc xung đột quân sự, mâu thuẫn và đối đầu nhau nhưng vẫn có những
thời điểm giữa hai bên Mỹ và Liên Xô diễn ra những cuộc thương lượng lúc công khai, lúc ngấm
ngầm để tìm cách hồ hỗn với nhau hoặc giải quyết những tranh chấp với nhau như cuộc thương
lượng giải quyết mối quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972, những cuộc thương lượng về
hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm 70 và 80. Chính qua những cuộc thương
lượng này, giữa Liên Xô và Mỹ đã đi từ đối đầu đến thoả hiệp và chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh
mà phân bất lợi lại thuộc về Liên Xô.
Trong những thời điểm nhất định, cuộc Chiến tranh lạnh cũng đã giúp đỡ, thúc đẩy phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh và đấu tranh vì hồ bình, tiến bộ xã hội phát
triển. Nhưng mặt khác nó cũng ngăn cản đối thoại, hợp tác và tự chủ của các quốc gia. Nhiều vấn
đề của các quốc gia bị hai cực Mĩ và Liên Xô chi phối như vấn đề chia cắt của bán đảo Triều Tiên,
sự bất ổn ở Trung Đông hay Afghanistan hiện nay.

8 Nguyễn Quốc Hùng (2000), Quan hệ quốc tế thế kỉ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 60.


12


Chương 4
ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH BẠI CỦA LIÊN XÔ VÀ MĨ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
Đến nay cuộc Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô,
Liên bang Xô viết đã bị tan vỡ vào năm 1991, từ đó kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các
nước Đông Âu, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới khơng cịn tồn tại. Đây là mục tiêu cao nhất
của Mĩ trong khi tiến hành Chiến tranh lạnh và có thể nhận xét rằng cuối cùng Mĩ đã thực hiện
được mục tiêu của mình và trở thành người thắng thế trong cuộc chiến tranh này.
Tuy nhiên, trong quá trình Chiến tranh lạnh Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề như
không ngăn chặn được thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu trong
những năm 1945-1949, thất bại trong việc ngăn chặn chủ nghĩa xã hôi lan tràn sang châu Á khi
cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi năm 1949, sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
năm 1949, sự lớn mạnh về mọi mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong những năm
50, 60 và 70....và những thắng lợi này đã củng cố thêm sức mạnh, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh vì
hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những thắng lợi này cũng làm suy giảm sức
mạnh và địa vị của Mĩ trên toàn thế giới.. Mĩ đã phải trả giá vì những cuộc tấn cơng khủng bố ở
New York và Washington đặc biệt là vụ khủng bố ngày 11/09/2001 gây ra bởi những tín đồ Hồi
giáo cuồng tín (mà thực ra, là một nhóm phản bội tách ra từ một đồng minh thời Chiến tranh lạnh
của Mĩ).
Sự thất bại của Liên Xô bắt nguồn từ những sai lầm trong mơ hình xây dựng chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và đường lối đối ngoại của Liên Xô đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em chưa đúng theo chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế chân chính. Mặt khác, là sai lầm
về nhân nhượng và thoả hiệp khơng có lợi cho cách mạng đối với Mĩ trong những năm 70 và nhất
là những năm 80. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô chỉ là sự thất bại của một
mơ hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học. Trên thực tế, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xơ, phong trào
giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hồ bình, tiến bộ đã phát triển mạnh mẽ và giành được
thắng lợi ở nhiều nơi, thành quả cách mạng được giữ vững. Từ những thành quả của Liên Xô hiện

nay nhiều quốc gia vẫn vững tin trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành
tựu phát triển đáng kể như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba…

13


KẾT LUẬN
Như vậy, trên cơ sở những phân tích trên có thể thấy chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) là
sự kiện tiêu biểu cho sự đối đầu giữa Liên Xơ và Mĩ, lớn hơn đó là sự đụng đầu giữa hai hệ thống
xã hội đối lập nhau, là sản phẩm tiêu biểu của Chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là
minh chứng rõ ràng cho tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai bên do Mĩ và Liên Xơ đứng sau
hậu thuẫn. Tình trạng đối đầu căng thẳng đó kéo dài đến những năm 70 của thế kỉ XX khi xuất
hiện xu thế hồ hỗn, hồ dịu giữa hai phe. Những cuộc thương lượng và những hiệp định được kí
kết giữa hai phe đã hình thành một thế cân bằng chiến lược chung giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm
vi thế giới. Xu thế hồ hỗn đã góp phần củng cố hồ bình, an ninh của tất cả các dân tộc. Cuối
cùng, sau hơn 40 năm, hai cường quốc Xô – Mĩ cũng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Cuộc Chiến tranh cũng manh những đặc điểm riêng, khác biệt so với các cuộc chiến tranh
đã diễn ra trước đó. Hai đối thủ chính của cuộc Chiến tranh lạnh là Mĩ và Liên Xô không xung
trận, đối đầu trực tiếp bằng quân sự mà chỉ đứng sau các nước đồng minh hậu thuẫn, điều khiển.
Mặc dù, khơng có sự xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô nhưng cũng đặt thế giới
trong trạng thái căng thẳng với các cuộc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở
nhiều nơi trên thế giới. Đồng thời, khơng có một quốc gia nào nằm ngoài phạm vị của cuộc chiến
này. Mặc dù căng thẳng đối đầu nhưng vẫn diễn ra các cuộc thương lượng giữa hai phe, góp phần
đưa đến sự chấm dứt của cuộc chiến. Chiến tranh lạnh cũng đã góp phần thúc đẩy phong trào cách
mạng thế giới phát triển nhưng lại chi phối sự tự chủ của các quốc gia.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chúng ta cũng rút ra được những đánh giá về sự thành bại
của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến này. Nhưng dù thành cơng hay thất bại nhưng những hậu quả
của tình trạng “chiến tranh lạnh” đã khiến Liên Xô cũng như Mĩ phải trả giá, những tàn dư của
cuộc chiến này vẫn kéo dài dai dẳng cho đến tận ngày nay.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh (1949 – 1991), NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh.
2. Lê Tùng Lâm (2013), “Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) đỉnh cao của sự đối đầu
Đông – Tây ở Đơng Á”, Tạp chí Nghiện cứu Đơng Bắc Á, số 4 (146), tr. 42 – 48.
3. Vũ Dương Ninh (Chủ biên, 2008), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Trần Thị Vinh (Chủ biên, 2016), Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 2), NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.

15



×