Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và miễn dịch huỳnh quang trực tiếp của bệnh da bóng nước tự miễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.8 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ MIỄN DỊCH
HUỲNH QUANG TRỰC TIẾP CỦA BỆNH DA BÓNG NƢỚC TỰ MIỄN
Trần Hương Giang1, Lê Thị Ái Nhân2, Đặng Hoàng Minh1, Đoàn Thị Phương Thảo2

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: : Bệnh da bóng nước tự miễn là nhóm bệnh da đa dạng với tiên lượng v| điều trị khác biệt. Một
số loại bệnh nhóm này có nguy cơ diễn tiến nặng, gây biến chứng, thậm chí gây tử vong nếu khơng được điều trị
kịp thời. Chẩn đo{n bệnh da bóng nước tự miễn cần có sự phối hợp lâm sàng, mô bệnh hoc và miễn dịch học trong
đó miễn dịch huỳnh quang trực tiếp được xem là tiêu chuẩn vàng.
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và miễn dịch huỳnh quang trực tiếp của các bệnh
da bóng nước tự miễn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương ph{p nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 92 trường hợp
được chẩn đo{n x{c định bệnh da bóng nước tự miễn bằng phép nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thực
hiện tại Bộ môn Mô Phôi - Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/09/2019 đến
31/06/2021.
Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 55 ca bệnh da bóng nước tự miễn trong thượng bì gồm: pemphigus thông
thường, pemphigus lá, pemphgus IgA với tỷ lệ lần lượt là 74,6%, 23,6% và 1,8%. 37 ca bệnh da bóng nước tự
miễn dưới thượng bì gồm pemphigoid bóng nước, bệnh IgA đường, lupus ban đỏ hệ thống thể bóng nước và viêm
da dạng herpes với tỷ lệ lần lượt là 73%, 21,6%, 2,7% và 2,7%. 68,3% pemphigus thông thường và 92,3%
pemphigus lá có loại tổn thương ưu thế là vết tích bóng nước trợt/ đóng mài. 85,2% ca pemphigoid bóng nước và
87,5% ca IgA đường biểu hiện bóng nước/mụn nước da ưu thế. Trợt niêm mạc miệng biểu hiện trong 92,7% các
trường hợp pemphigus thông thường, trường hợp pemphigus IgA và lupus ban đỏ hệ thống thể bóng nước,
14,8% pemphigoid bóng nước và 25% các ca IgA đường. Tất cả các ca pemphigus lá, 90,2% các ca pemphigus
thơng thường có bóng nước chùng. Tất cả các ca pemphigoid đều biểu hiện bóng nước căng. Bóng nước hình hoa
hồng/chuỗi vịng ngọc quan sát thấy trong 100% các trường hợp IgA đường, trường hợp pemphigus IgA, 1/41
trường hợp pemphigus thông thường v| 2/27 trường hợp pemphigoid bóng nước. Tế b|o viêm đơn nh}n ưu thế
trong 70,7% pemphigus thông thường và 76,9% pemphigus lá. Bạch cầu ái toan chiếm ưu thế trong 48,1% ca


pemphigoid bóng nước. Tất cả IgA đường có bạch cầu đa nh}n trung tính chiếm ưu thế. IgG v| C3 ưu thế ở phần
sâu thượng bì trong lần lượt 31,7% và 87,9% các ca pemphigus thông thường. IgG v| C3 ưu thế ở phần nơng
thượng bì trong lần lượt 76,9% và 27,3% các trường hợp pemphigus lá. 92,6% các ca pemphigoid bóng nước có
cường độ C3 IgG. 2/8 ca IgA đường có dương tính kèm IgG và có cường độ IgA ưu thế.
Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy c{c đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
trong các loại bệnh da bóng nước tự miễn khác nhau.
Từ khóa: bệnh da bóng nước tự miễn, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, pemphigus, pemphigoid

1

Bộ môn Mô Phôi – Giải Phẫu Bệnh, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Ái Nhân
ĐT: 0966986481
Email:
2

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

101


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

ABSTRACT
A STUDY ON CLINICAL, HISTOLOGICAL AND DIRECT IMMUNOFLUORESCENCE FINDINGS OF
AUTOIMMUNE BULLOUS DERMATOSES
Tran Huong Giang, Le Thi Ai Nhan, Dang Hoang Minh, Doan Thi Phuong Thao

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 6 - 2021: 101 - 110
Background: Autoimmune bullous dermatoses represent a heterogeneous group of rare blistering disorders
characterized by antibody-mediated autoimmune responses against structural components of the skin and
mucosae that result in blistering eruption. Autoimmune bullous diseases can be debilitating or even fatal.
Therefore, the appropriate management of disease is crucial, which cannot be achieved without an accurate
diagnosis. The diagnosis of autoimmune bullous dermatoses is challenging and based on the combination of
clinical, histological, and immunological findings with direct immunofluorescence remaining the gold standard.
Objective: This study aimed to describe the clinical, histopathological, and direct immunofluorescence
findings in the diagnosis of autoimmune bullous dermatoses
Material and methods: A total of 92 patients diagnosed with autoimmune bullous dermatoses by direct
immunofluorescence tests at Department of Embryology, Histology and Pathology of University of Medicine and
Pharmacy in Ho Chi Minh City from Semtember 1st, 2019 to June 31st, 2021.
Results: 55 cases of intraepidermal autoimmune bullous dermatosis were recorded in this study including
pemphigus vulgaris (PV) (74.6%), pemphigus foliaceus (PF) (23.6%) and IgA pemphigus (IAP) (1.8%). 37 cases
of subepidermal group included bullous pemphigoid (73%), linear IgA bullous dermatosis (LAD) (21.6%),
bullous systemic lupus erythematosus (BSLE) (2.7%) and dermatitis herpetiformis (DH) (2.7%). 68.3% of PV
cases and 92.3% of PF cases predominently exhibited erosions and crusts. 85.2% of BP cases and 87.5% of LAD
cases mainly showed vesicules and/or bullae. Oral mucosal lesions were present in 92.7% of PV cases, 14.8% of
BP cases, 25% of LAD cases and also observed in the case of IAP the patient with BSLE. All cases of PF and
90.2% of PV cases displayed flaccid bullae, while all cases of pemphigoid demonstrated tense bullae. Vesicles and
bullae with rosette sign or “string of pearls” pattern were seen in all cases of LAD, 2/27 cases of BP, 1/41 cases of
PV, and in the patient with IAP. Mononuclear cells predominantly infiltrated in the lesion biopsies of 70.7% of
patients with PV and 76.9% of patients with PF. Eosinophils presented in 85.2% and predominantly infiltrated
in 48.1% of BP cases. All cases of LAD were prominently infiltrated by neutrophils. The intensity of IgG and C3
was higher at the deep layers of epithelium in 31.7% and 87.9% of PV cases, respectively. IgG and C3 displayed
stronger intensity at the superficial epithelium in 76.9% and 27.3% of PF cases, respectively. 92.6% of BP cases
demonstrated predominant intensity of C3 in comparison with IgG. 2/8 cases of LAD showed both IgA and IgG
deposition with the intensity of IgA higher than that of IgG.
Conclusions: This study investigated several clinical, histological findings, and DIF findings in different
autoimmune bullous dermatoses.

Key words: Autoimmune bullous dermatoses, direct immunofluorescence, pemphigus, pemphigoid

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh da bóng nước tự miễn (AIBD) là một
nhóm bệnh da có tổn thương cơ bản là bóng
nước ở da và/ hoặc niêm mạc và có cơ chế bệnh

102

sinh liên quan đến q trình tự miễn(1). AIBD
được phân loại dựa trên vị trí của bóng nước
thành 2 nhóm(1): (1) nhóm AIBD trong thượng bì
(nhóm pemphigus) và (2) nhóm AIBD dưới

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

thượng bì. Nhóm AIBD trong thượng bì gồm
pemphigus thông thường (PV), pemphigus sùi
(PVe), pemphigus lá (PF), pemphigus đỏ da (PE),
pemphigus đặc hữu (EPF), pemphigus IgA
(IAP), pemphigus cận u (PNP), pemphigus dạng
herpes (PH), pemphigus do thuốc (DIP)(1). Nhóm
AIBD dưới thượng bì gồm pemphigoid bóng
nước (BP), pemphigoid niêm mạc (MMP),
pemphigoid thai kỳ (GP), ly thượng bì bóng
nước mắc phải (EBA), bệnh IgA đường (LAD),
lupus ban đỏ hệ thống thể bóng nước (BSLE) và

viêm da dạng herpes (DH)(1). AIBD nhìn chung
hiếm gặp và xuất độ thay đổi tuỳ vùng và chủng
tộc. Phần lớn bệnh kéo dài mạn tính, có các thể
bệnh nặng với nhiều biến chứng, thậm chí gây
tử vong(2,3). Tiên lượng và điều trị AIBD địi hỏi
chẩn đốn chính xác loại bệnh. Tuy nhiên, các
loại AIBD có nhiều đặc điểm chồng lấp, chẩn
đốn địi hỏi kết hợp lâm sàng, mô bệnh học và
miễn dịch học(1,4).
Mục tiêu
Nghiên cứu này thực hiện trên 92 ca AIBD
đã được chẩn đoán xác định bởi kết quả DIF
dương tính nhằm các mục tiêu sau:
(1) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của
các AIBD.
(2) Khảo sát đặc điểm mô bệnh học và DIF
của một số AIBD.

Nghiên cứu Y học

(H&E) cùng với thông tin và hình ảnh tổn
thương đại thể đầy đủ.
Mẫu sinh thiết được chỉ định làm DIF để
chẩn đốn bệnh và thành cơng trong quy trình
nhuộm DIF.
Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp mô tả hàng loạt ca với cỡ mẫu n = 92


Cách thu thập số liệu
Tuổi, giới tính, phân bố tổn thương, loại
tổn thương, tính chất tổn thương, tình trạng
tổn thương niêm mạc được ghi nhận từ phiếu
chỉ định làm xét nghiệm giải phẫu bệnh và
hình ảnh đại thể tổn thương. Vị trí tách lớp tạo
bóng nước, hiện tượng ly gai, loại tế bào viêm
được ghi nhận từ khảo sát vi thể trên tiêu bản
nhuộm H&E. Loại kháng thể, vị trí lắng đọng,
kiểu và cường độ lắng đọng được khảo sát
trên tiêu bản nhuộm DIF.
Xử lý số liệu
Dữ liệu thô được quản lý và mã hóa bằng
phần mềm Microsoft Excel, phiên bản 16.52.
Dữ liệu sau khi được mã hóa được xử lý bằng
phần mềm thống kê Stata 14.0.
Y đức

từ 01/09/2019 đến 31/06/2021.

Nghiên cứu này thực hiện trên mẫu bệnh
phẩm, không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân,
các thơng tin của bệnh nhân đều được giữ bí
mật và kết quả nghiên cứu không được sử
dụng cho mục đích thương mại. Nghiên cứu
đã được xét duyệt thơng qua và cho phép tiến
hành theo quyết định số 684/HĐĐĐ-ĐHYD ký
ngày 12/10/2020 của Hội Đồng Y Đức, Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh.


Tiêu chuẩn chọn bệnh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Là mẫu sinh thiết tổn thương da của bệnh
nhân được chẩn đoán xác định là AIBD.

Một số đặc điểm lâm sàng của các AIBD

ĐỐI TƢỢNG-PHƢƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 92 trường
hợp được chẩn đoán xác định AIBD bằng xét
nghiệm DIF tại Bộ môn Mô Phôi - Giải Phẫu
Bệnh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tiêu bản nhuộm Hematoxylin & Eosine

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

Tỷ lệ và số lượng các AIBD

103


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021


Trong tổng số 92 trường hợp được khảo
sát, có 55 ca pemphigus (59,8%), 36 ca
pemphigoid (39,1%) và 1 ca DH (1,1%). PV là
bệnh thường gặp nhất, chiếm 74,6% nhóm

pemphigus và chiếm 44,6% tất cả AIBD. BP
thường gặp thứ hai, chiếm 73% nhóm
pemphigoid và 29,4% tất cả AIBD.

Bảng 1. Số ca bệnh, tỷ lệ bệnh, khoảng tuổi, tuổi trung vị và tỷ lệ nam : nữ của các loại AIBD
Nhóm bệnh

Bệnh

Số ca

Tỷ lệ (%)

Khoảng tuổi (năm)

Tuổi trung vị

Tỷ lệ nam:nữ

PV

41

44,6


11-77

52

1:2,73

PF

13

14,1

22-82

48

1:2,25

-

Nam

Trong thượng

Dưới thượng bì

IAP

1


1,1

11

BP

27

29,4

10-95

65

1:0,93

LAD

8

8,7

14-72

33.5

1:1

BSLE


1

1,1

16

-

Nữ

DH

1

1,1

54

-

Nam

Tuổi và giới tính

trợt niêm mạc miệng. 100% PF khơng biểu hiện

65,5% các bệnh nhân pemphigus có độ tuổi
từ 30-59 tại thời điểm chẩn đốn, trong đó có
28/41 ca PV (68,3%) và 8/13 ca PF (61,5%). Tuổi
trung bình của nhóm pemphigus là 51,98 

26,40 ( = 0,05). 17/27 ca BP (63%) ở độ tuổi ≥
60. 3/8 trường hợp LAD (37,5%). Ở độ tuổi 
18, LAD và BP không phân bố khác biệt về
giới, PV và PF ưu thế ở nữ. Khoảng tuổi, tuổi
trung vị và tỷ lệ nam : nữ của từng bệnh được
trình bày trong bảng 1.

trợt niêm. 4/27 ca BP (14,8%) và 2/8 ca LAD (25%)

Đặc điểm lâm sàng của tổn thương da trong
các AIBD

nước căng và 1 ca (2,4%) không quan sát được

Loại tổn thương ưu thế

có mụn nước và bóng nước căng. Trong nhóm

có trợt niêm mạc miệng. Trường hợp BSLE có
trợt loét niêm mạc má và 2 bên lưỡi. Trường hợp
DH khơng có tổn thương niêm mạc.
Tính chất bóng nước
Tất cả các trường hợp PF đều có bóng nước
chùng trừ 3 trường hợp không quan sát được do
chỉ có vết trợt đóng mài. 37/41 ca PV (90,2%) có
bóng nước chùng, 3 ca (7,3%) biểu hiện bóng
do chỉ có tổn thương trợt niêm. Trường hợp IAP

28/41 trường hợp PV (68,3% số ca PV) và


pemphigoid, trừ 1 ca BP không quan sát được

12/13 trường hợp PF (92,3% số ca PF) có loại tổn

tính chất bóng nước vì chỉ cịn vết tích đóng mài,

thương ưu thế là vết tích bóng nước trợt/ đóng

tất cả đều biểu hiện bóng nước căng. Bóng nước

mài. Trường hợp IAP có mụn nước và mụn mủ

hình hoa hồng/chuỗi vòng ngọc quan sát thấy ở

da là tổn thương ưu thế. 23/27 ca BP (85,2%) và

8/8 trường hợp LAD (chiếm 100% các trường

7/8 ca LAD (87,5%) biểu hiện bóng nước/mụn

hợp LAD), 2/27 trường hợp BP, 1/41 trường hợp

nước da ưu thế. Trường hợp BSLE có tổn thương

PV và trường hợp IAP.

da ưu thế là bóng nước. Ca DH có tổn thương da

Đặc điểm vi thể của tổn thƣơng trên tiêu bản
H&E


là vết trầy/trợt da, đóng mài, bong vảy, và các
vết tăng sắc tố hậu viêm.
Tình trạng trợt niêm
38/47 ca PV (92,7%) và trường hợp IAP có

104

Vị trí tách lớp tạo bóng nước trên tiêu bản
H&E
40/41 trường hợp PV (97,6%) có bóng nước

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

Nghiên cứu Y học

trong thượng bì và có sự tách lớp trên lớp đáy, 1
trường hợp khơng quan sát được bóng nước. 13
ca bóng nước nơng đều được chẩn đốn xác
định là PF. Trường hợp IAP có vị trí tách lớp sâu,
tế bào đáy thối hố, tạo hình ảnh giả bóng nước
dưới thượng bì. 100% pemphigoid tách lớp tạo
bóng nước dưới thượng bì. 5/27 ca BP có tái tạo
biểu mơ gai lót sàn bóng nước, trong đó có 3 ca
tái tạo hồn tồn, tạo hình ảnh giả bóng nước
trong thượng bì. Trường hợp DH khơng sinh
thiết được bóng nước/mụn nước.


10/13 ca PF (76,9%).

Loại tế bào viêm trong các bệnh nhóm
pemphigoid
Bạch cầu ái toan chiếm ưu thế trong 13/27 ca
(48,1%) và hiện diện trong 23/27 ca BP (85,2%).
Bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế trong
7/27 ca (25,9%) và hiện diện trong 19/27 ca BP
(70,4%). Tất cả LAD đều có bạch cầu đa nhân
trung tính chiếm ưu thế và 5/8 trường hợp hiện
diện bạch cầu ái toan. Trường hợp BSLE, tổn
thương da có bạch cầu đa nhân trung tính chiếm
ưu thế.

Hiện tượng viêm
100% tổn thương da trong các ca AIBD đều
có hiện tượng viêm ở nhiều mức độ.

Loại kháng thể lắng đọng
Phần lớn PV (80,49%) và PF (84,62%) có biểu
hiện C3c. 2/55 ca pemphigus dương tính với IgA,
gồm 1 ca IAP và 1 ca PV. 100% BP dương tính
với C3, 1/27 ca BP dương tính với IgA. BSLE
dương tính với cả 5 loại dấu ấn miễn dịch. DH
dương tính đơn độc với IgA. 2/8 trường hợp
LAD dương tính với IgG.

Loại tế bào viêm trong các bệnh nhóm
pemphigus

29/41 trường hợp PV (70,7%) và 10/13 trường
hợp PF (76,9%) có tế bào viêm đơn nhân ưu thế.
Bạch cầu ái toan hiện diện trong 17/41 ca PV
(41,5%) và 4/13 ca PF (30,8%). Bạch cầu đa nhân
trung tính hiện diện trong 24/41 ca PV (58,5%) và

Bảng 2. Loại kháng thể, tần suất biểu hiện và vị trí lắng đọng trong AIBD
AIBD
PV (n=41)
PF (n=13)
IAP (n=1)
BP (n=27)
LAD (n=8)
BSLE (n=1)
DH (n=1)

IgG
41 (100%)
13 (100%)
27 (100%)
2 (25%)
1 (100%)

IgA
1 (2,4%)
1 (100%)
1 (3,7%)
8 (100%)
1 (100%)


Loại kháng thể
IgM
1 (3,7%)
1 (12,5%)
1 (100%)

-

1 (100%)

-

Vị trí lắng đọng kháng thể
Tất cả các ca pemphigus đều có lắng đọng
kháng thể trên bề mặt tế bào gai. Tất cả các ca
pemphigoid đều lắng đọng kháng thể ở vùng
màng đáy. Trường hợp DH có IgA dương tính
dọc vùng màng đáy và tập trung nhiều ở các
đỉnh nhú bì.

Kiểu lắng đọng kháng thể
23/27 ca BP (85,2%) lắng đọng IgG dạng
chữ n, 4 ca cịn lại khơng rõ kiểu chữ n hay

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

C3c
33 (80,5%)
11 (84,6%)
27 (100%)

4 (50%)
1 (100%)

Fibrinogen
1 (12,5%)
1 (100%)

-

-

Vị trí
Trên bề mặt tế bào
thượng bì

Vùng màng đáy
Đỉnh nhú bì

chữ u. Trường hợp BSLE có IgG lắng đọng
dạng chữ u. Trong 8 ca LAD, IgA dương dạng
dải liên tục trong 7 ca (87,5%), dạng hạt-dải
trong 1 ca (12,5%). Trường hợp DH có IgA
dương dạng hạt.

Cường độ lắng đọng kháng thể
IgG và C3 ưu thế ở phần sâu thượng bì trong
lần lượt 87,9% và 31,7% các trường hợp PV. IgG
và C3 ưu thế ở phần nông thượng bì trong lần
lượt 76,9% và 27,3% các trường hợp PF.


105


Nghiên cứu Y học

Trong 27 ca BP, 2 ca có cường độ IgG mạnh
hơn C3 (chiếm 7,4%), 16 ca có cường độ C3
mạnh hơn IgG (59,3%) và 9 ca lắng đọng C3 và
IgG với cường độ như nhau (33,3%). Trường hợp
BP có lắng đọng đồng thời IgG, IgA và C3 biểu
hiện cường độ tín hiệu giảm dần theo thứ tự: C3
> IgG> IgA. 2 ca LAD có dương tính kèm IgG
đều biểu hiện cường độ IgA ưu thế.

BÀN LUẬN
Một số đặc điểm lâm sàng của các bệnh da
bóng nƣớc tự miễn
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy PV và BP
là hai loại bệnh có số lượng nhiều nhất, trong đó
số trường hợp PV nhiều hơn BP (41 ca so với 27
ca), phù hợp với phân bố các loại AIBD ghi nhận
trên các dân số Trung Quốc, Malaysia, Romania,
Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Kuwait và Tunisia(4).
Theo Uzun(5), Jowkar(6),Yayli(7), và Kidrin(8),
PF là loại AIBD trong thượng bì thường gặp thứ
2 sau PV. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi
nhận PF chiếm tỷ lệ nhiều thứ 2 sau PV trong
nhóm pemphigus. Tuy nhiên, nghiên cứu này
cho thấy PF chiếm đến 23,6% các trường hợp,
cao hơn so với nghiên cứu trên dân số Thổ Nhĩ

Kỳ(5) và trên dân số Iran(6). Nghiên cứu của chúng
tơi có tỷ lệ LAD lên đến 21,6%, trong khi các
nghiên cứu trên dân số Singapore, Pháp, Đức chỉ
từ 3-5%(4). Theo Kidrin, xuất độ LAD có xu
hướng cao ở các nước đang phát triển, có dân số
trẻ ở Châu Á và Châu Phi do bệnh chủ yếu xảy
ra ở trẻ em, người trẻ(9).
Chúng tơi chỉ ghi nhận 1 ca DH, chiếm 2,7%
nhóm AIBD dưới thượng bì và trường hợp này
lại xảy ra ở bệnh nhân thuộc chủng tộc da trắng,
không phải người Việt, phù hợp với y văn về
DH. DH chủ yếu gặp ở chủng tộc da trắng, hiếm
gặp ở người gốc Châu Phi và Châu Á(4).
Độ tuổi và giới tính của bệnh nhân
Giới nữ chiếm ưu thế trong nhóm
pemphigus với tỷ lệ nữ : nam là 2,44 :1, phù hợp
với tổng kết của Alpsoy(4). Theo báo cáo tổng hợp

106

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

của Kidrin dựa trên 19 nghiên cứu về BP trên
khắp thế giới đều cho thấy nữ chiếm ưu thế hơn
nam với tỷ lệ nữ : nam từ 1,04 đến 5,1 Chúng tôi
ghi nhận 27 ca BP với tỷ lệ nữ : nam = 0,93 : 1, có
thể do cỡ mẫu nhỏ và thời gian nghiên cứu ngắn.
Độ tuổi 30-59 chiếm ưu thế trong PV và PF. Nhìn
chung, phân bố bệnh pemphigus theo độ tuổi
trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với y

văn, theo đó, pemphigus thường khởi phát ở độ
tuổi trung niên – già(10). Trường hợp IAP ở bệnh
nhi 11 tuổi trong của chúng tôi là một ca bệnh rất
hiếm. Theo hồi cứu của Kridin và cs., IAP
thường gặp ở độ tuổi trung niên - già (9). 63% các
ca BP thuộc nhóm tuổi ≥ 60, thấp hơn so với
nghiên cứu của Langan trên dân số Anh (87,9%
bệnh nhân ≥ 60 tuổi), và nghiên cứu trên dân số
Hoa Kỳ (93,1%). Có thể do xuất độ BP tăng theo
độ tuổi, mà dân số Mỹ và Châu Âu có tuổi thọ
cao hơn dân số Việt Nam. 4/8 ca LAD ở độ tuổi
thiếu niên - người trẻ và 3/8 trường hợp ở độ
tuổi trung niên. Phù hợp với y văn, LAD có hai
đỉnh tuổi ở độ tuổi thiếu niên - người trẻ và độ
tuổi 50 - 60(11,12).
Đặc điểm lâm sàng của tổn thƣơng trong AIBD

Loại tổn thương ưu thế
Chúng tôi ghi nhận 28/41 trường hợp PV
(68,3%) và 12/13 trường hợp PF (92,3%) có loại
tổn thương ưu thế là vết tích bóng nước
trợt/đóng mài, phù hợp với y văn. Trường hợp
IAP có loại tổn thương ưu thế là mụn mủ,
mụn nước dạng hoa hồng hoặc tạo hình ảnh
hoa hướng dương phù hợp với thể viêm da
bạch cầu đa nhân trung tính trong thượng bì
(IEN) của IAP(13,14).
Hầu hết BP biểu hiện tổn thương ưu thế là
bóng nước. Theo y văn, tổn thương bóng nước
đặc trưng của BP là bóng nước da căng,

nguyên vẹn trên nền da bình thường hoặc nền
hồng ban(11).
Có 87,5% trường hợp LAD biểu hiện bóng
nước hoặc mụn nước da ưu thế và 12,5% biểu

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

hiện chủ yếu vết tích bóng nước trợt/đóng
mài. Theo y văn, LAD có thể biểu hiện bóng
nước tương tự BP hoặc DH, đôi khi giống
hồng ban đa dạng. Trường hợp BSLE của
chúng tơi có tổn thương ưu thế là bóng nước
da trên nền hồng ban phù hợp các tài liệu kinh
điển về BSLE. Trường hợp DH có tổn thương
da chủ yếu là vết trợt, đóng mài, bong vảy, tập
trung ở da mặt trước gối, sau khuỷu tay hai
bên. Biểu hiện này khá phù hợp với y văn về
DH, tổn thương da nguyên phát của DH là
mụn nước tập trung nhiều ở mặt duỗi của chi,
ngứa nhiều khiến bệnh nhân cào gãi nên
khám lâm sàng thường thấy da vùng tổn
thương trầy, trợt da, lichen hố(14).

Tình trạng trợt niêm
92,7% các ca PV có biểu hiện trợt niêm mạc
miệng, tương đồng với tác giả Esmaili
(93,6%)(15). Ca bệnh IAP trong nghiên cứu này

có trợt niêm mạc nướu, là biểu hiện rất hiếm
gặp trong IAP(13).
Chúng tôi ghi nhận 4/27 ca BP (14,8%) có trợt
niêm, tất cả đều là ở niêm mạc miệng. Khoảng
10-20% các trường hợp BP có tổn thương niêm
mạc, hầu hết là niêm mạc miệng và rất hiếm gặp
ở các vị trí khác(16). Theo Genovese(12), LAD có tỷ
lệ tổn thương niêm mạc đáng kể, chiếm 23,7% và
thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Tương tự
Gennovese, chúng tôi ghi nhận 2/8 ca LAD (25%)
có biểu hiện trợt ở niêm mạc miệng, 2 ca này đều
kết hợp bóng nước da tồn thân ưu thế. Trường
hợp BSLE trong nghiên cứu của chúng tơi có trợt
niêm mạc miệng. Theo nghiên cứu của
Chanprapaph(17), tổn thương niêm mạc gặp ở
50% các trường hợp BSLE. Trường hợp DH
trong nghiên cứu này khơng có tổn thương niêm
mạc, phù hợp với y văn. Tổn thương niêm mạc
khá hiếm gặp trong DH(14).

Tính chất bóng nước
Phù hợp với y văn(1,11,14), chúng tôi ghi nhận
90,2% các ca PV và tất cả các ca PF biểu hiện

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

Nghiên cứu Y học

bóng nước chùng, tất cả các ca AIBD dưới
thượng bì đều có bóng nước căng. 100% các ca

LAD, 1 ca PV, 2 ca BP và trường hợp IAP biểu
hiện bóng nước dạng hoa hồng và/hoặc chuỗi
vịng ngọc điển hình. Bóng nước phân bố hình
hoa hồng và chuỗi ngọc là tổn thương nguyên
phát kinh điển của LAD(18). Tuy nhiên, đặc điểm
này khơng đặc hiệu cho LAD, mà cịn gặp trong
IAP và BP(13).
Đặc điểm vi thể của tổn thƣơng trong AIBD
Trong nghiên cứu này, vị trí tách lớp tạo
bóng nước và sự hiện diện ly gai của các trường
hợp đều phù hợp với chẩn đốn xác định. Chỉ có
vài ca khơng điển hình gồm ca IAP có hình ảnh
giả bóng nước dưới thượng bì, các trường hợp
BP có tái tạo giả bóng nước trong thượng bì và
mẫu sinh thiết tổn thương trợt niêm trong một
trường hợp PV không thấy ly gai. Các biến đổi
của tổn thương do viêm, tái tạo và tác động mơ
học của q trình xử lý mơ đều có thể gây nên
hình ảnh khơng điển hình trên tiêu bản H&E.
Phản ứng viêm là quá trình bệnh sinh biến
đổi liên tục trong AIBD. Sự hiện diện nổi bật
của các loại tế bào viêm có thể là chỉ dấu của
bệnh nhưng thường không đặc hiệu và thay
đổi tuỳ theo thời điểm sinh thiết tổn thương.
Phù hợp với y văn(14), chúng tôi ghi nhận bạch
cầu ái toan là loại tế bào viêm nổi bật trong BP,
bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế
trong tất cả trường hợp LAD, tế bào viêm đơn
nhân ưu thế trong PV.


Đặc điểm lắng đọng kháng thể trên DIF của các
AIBD
Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu đã
được chẩn đoán xác định AIBD bằng kết quả
DIF. Do đó, tất cả các trường hợp PV và PF đều
lắng đọng IgG ở bề mặt tế bào gai dạng lưới, có
kèm C3 trong lần lượt 80,5% và 84,6% các ca.
Trong PV và PF, C3 thường ít dương tính hơn
IgG trên DIF(19). IgG và C3 ưu thế ở phần sâu
thượng bì trong lần lượt 87,9% và 31,7% các ca

107


Nghiên cứu Y học

pemphigus thông thường. IgG và C3 ưu thế ở
phần nơng thượng bì trong lần lượt 76,9% và
27,3% các trường hợp pemphigus lá. Y văn cũng
cho thấy PV có phân cực cường độ tín hiệu ưu
thế lớp thượng bì sâu biểu hiện rõ khi nhuộm
C3, PF biểu hiện rõ sự phân cực cường độ tín
hiệu ưu thế lớp thượng bì nơng khi nhuộm
IgG(8). C3 và IgG cùng dương tính ở vùng màng
đáy trong 100% các ca BP, hầu hết có cường độ
C3 ưu thế hoặc tương đương IgG. Theo
Mutasim(20) và Smoller(21), C3 có xác suất và
cường độ dương tính cao hơn IgG trong BP và
ngược lại trong EBA. Kiểu hình răng cưa dạng
chữ n hay dạng chữ u gần đây được xem như

một tiêu chuẩn để xác định phức hợp kháng thể
lắng đọng trên hay dưới lá đặc, chúng tơi quan
sát thấy 23/27 ca BP (85,2%) có lắng đọng IgG
dạng chữ n, ca BSLE có lắng đọng IgG dạng chữ
u, phù hợp với vị trí kháng thể đặc hiệu của từng
bệnh(22,23). Nghiên cứu này ghi nhận LAD có IgA
lắng đọng dạng đường trong 7/8 ca và 1 ca có
lắng đọng dạng hạt-dải. Ca DH lắng đọng IgA
dạng hạt tập trung tại đỉnh nhú bì phù hợp với y
văn kinh điển về DH(1,11). Các trường hợp LAD
lắng đọng dạng hạt hoặc hạt-dải, các ca DH có
IgA dạng dải đã được báo cáo trong y văn(12,24).
Do đó, chỉ dựa vào kiểu lắng đọng IgA có thể
gây nhầm lẫn giữa LAD và DH.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

hồng/chuỗi vòng ngọc là đặc trưng của LAD,
ngoài ra cũng gặp trong IAP và BP. Về đặc điểm
mơ bệnh học, nhóm pemphigus đặc trưng bởi
bóng nước trong thượng bì và ly gai; nhóm
pemphigoid đặc trưng bởi bóng nước dưới
thượng bì. Tế bào viêm đơn nhân ưu thế trong
phần lớn PV và PF. Bạch cầu ái toan là loại tế bào
viêm nổi bật của BP. LAD đặc trưng bởi sự thấm
nhập ưu thế của bạch cầu đa nhân trung tính. Về
đặc điểm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp,
pemphigus đặc trưng bởi sự lắng đọng kháng
thể trên bề mặt tế bào gai. Trong PV, phân cực
cường độ tín hiệu ưu thế lớp thượng bì sâu biểu

hiện rõ khi nhuộm C3. Trong PF, phân cực
cường độ tín hiệu ưu thế lớp thượng bì nơng
biểu hiện rõ với IgG. Pemphigoid có sự lắng
đọng kháng thể ở vùng màng đáy. DH có IgA
dương tính dạng hạt, tập trung nhiều ở các đỉnh
nhú bì. BP có lắng đọng IgG dạng chữ n trong
khi BSLE có IgG lắng đọng dạng chữ u. Hầu hết
BP có cường độ C3 ≥ IgG.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp kinh phí
để thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

KẾT LUẬN
PV và BP là hai loại AIBD thường gặp nhất.
Trong đó, PV thường gặp ở độ tuổi trung niên và
ưu thế ở nữ, BP thường gặp ở người ≥ 60 tuổi và
khơng có khác biệt về giới. Về biểu hiện lâm
sàng, phần lớn PV và hầu hết PF có loại tổn
thương ưu thế là vết tích bóng nước trợt/đóng
mài. Hầu hết LAD và BP biểu hiện bóng
nước/mụn nước da ưu thế. Trợt niêm mạc miệng
là đặc trưng của PV, ngoài ra cũng thường gặp
trong BSLE và LAD nhưng ít gặp trong BP.
Nhóm pemphigus hầu hết biểu hiện bóng nước
chùng, tất cả các ca pemphigoid đều biểu hiện
bóng nước căng. Bóng nước hình hoa


108

3.

4.

5.

6.

7.

Jonkman MF (2016), Autoimmune Bullous Diseases, Text and
Review, Springer, Switzerland.
Amber KT, Murrell DF, Schmidt E, Joly P, Borradori L (2018),
"Autoimmune Subepidermal Bullous Diseases of the Skin and
Mucosae: Clinical Features, Diagnosis, and Management".
Clin Rev Allergy Immunol, 54 (1), pp. 26-51.
Chiu HY, Chang CJ, Lin YJ, Tsai TF (2020), "National trends in
incidence, mortality, hospitalizations, and expenditures for
pemphigus in Taiwan". J Dermatol Sci, 99 (3), pp. 203-208.
Alpsoy E, Akman-Karakas A, Uzun S (2015), "Geographic
variations in epidemiology of two autoimmune bullous
diseases: pemphigus and bullous pemphigoid". Archives of
Dermatological Research, 307 (4), pp. 291-298.
Uzun S, Durdu M, Akman A (2006), "Pemphigus in the
Mediterranean region of Turkey: a study of 148 cases". Int J
Dermatol, 45 (5), pp. 523-8.
Jowkar F, Sadati MS, Tavana S,

Agah MA (2014),
"Epidemiology of autoimmune bullous diseases and
therapeutic modalities during a 10 year period in Iran". Acta
Dermatovenerol Croat, 22 (4), pp. 246-9.
Yayli S, Harman M, Baskan EB (2017), "Epidemiology of
Pemphigus in Turkey: One-year Prospective Study of 220
Cases". Acta Dermatovenerol Croat, 25 (3), pp. 181-188.

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021

8.

9.

10.

11.
12.

13.
14.

15.

16.
17.


18.

Kridin K (2018), "Pemphigus group: overview, epidemiology,
mortality, and comorbidities". Immunol Res, 66 (2), pp. 255270.
Kridin K, Patel PM, Jones VA, Cordova A, Amber KT (2020),
"IgA pemphigus: A systematic review". Journal of the American
Academy of Dermatology, 82 (6), pp. 1386-1392.
Kang S, Amagai M, Bruckner AL., Enk Alexander H.,
Margolis David J., et al. (2019), "Fitzpatrick’s Dermatology, 9th
Edition", McGraw-Hill Education New York, pp.
Calonje E, Thomas B, Alexander L, Billings S (2020), "McKee's
pathology of the skin with clinical correlations".
Genovese G, Venegoni L, Fanoni D, Muratori S, Berti E, et al.
(2019), "Linear IgA bullous dermatosis in adults and children:
a clinical and immunopathological study of 38 patients".
Orphanet Journal of Rare Diseases, 14 (1), pp. 115.
Aslanova M, Yarrarapu SNS, Zito PM (2021), "IgA Pemphigus",
In: StatPearls, StatPearls Publishing Copyright © 2021.
Griffiths C, Barker J, Bleiker T, Chalmers R, Creamer D
(2016),"Rook’s Textbook of Dermatopathology", Willey Blackwell
Oxford.
Esmaili N, Chams-Davatchi C, Valikhani M, Daneshpazhooh
M, Balighi K., et al. (2007), "Pemphigus vulgaris in Iran: a
clinical study of 140 cases". International Journal of Dermatology,
46 (11), pp. 1166-1170.
Schmidt E, Zillikens D (2013), "Pemphigoid diseases". Lancet,
381 (9863), pp. 320-32.
Chanprapaph K, Sawatwarakul S, Vachiramon V (2017), "A
12-year retrospective review of bullous systemic lupus
erythematosus in cutaneous and systemic lupus

erythematosus patients". Lupus, 26 (12), pp. 1278-1284.
Murrell DF (2015), "Blistering Diseases - Clinical Features,
Pathogenesis,Treatment", Springer Berlin.

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

Nghiên cứu Y học

19.

20.

21.

22.

23.
24.

Arbache ST, Nogueira TG, Delgado L, Miyamoto D, Aoki V
(2014), "Immunofluorescence testing in the diagnosis of
autoimmune blistering diseases: overview of 10-year
experience". Anais brasileiros de dermatologia, 89 (6), pp. 885889.
Mutasim DF, Adams BB (2001), "Immunofluorescence in
dermatology". Journal of the American Academy of Dermatology,
45 (6), pp. 803-824.
de Vega IF, Iranzo-Fernández P, Mascaró-Galy JM (2014),
"Bullous pemphigoid: clinical practice guidelines". Actas
Dermosifiliogr, 105 (4), pp. 328-46.
Grabell DA, Matthews LA, Yancey KB, Chong BF (2015),

"Detection of Type VII Collagen Autoantibodies Before the
Onset of Bullous Systemic Lupus Erythematosus". JAMA
dermatology, 151 (5), pp. 539-543.
Woodley DT, Sarret Y, Briggaman RA (1991), "Autoimmunity
to type VII collagen". Semin Dermatol, 10 (3), pp. 232-9.
Van L, Browning JC, Krishnan RS, Kenner-Bell BM, Hsu S
(2008), "Dermatitis herpetiformis: potential for confusion with
linear IgA bullous dermatosis on direct immunofluorescence".
Dermatol Online J, 14 (1), pp. 21.

Ngày nhận bài báo:

10/11/2021

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/11/2021

Ng|y b|i b{o được đăng:

08/12/2021

109



×