Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

“KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM TẠI KHOA YÊU CẦU BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.71 KB, 24 trang )

1

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

“KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS
VIÊM GAN B VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM TẠI
KHOA YÊU CẦU BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG”

NGƯỜI THỰC HIỆN : KTV THÁI THỊ THANH PHONG
KHOA

: HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020


2

TÓM TẮT
“Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan ở người
bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng”
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan ở
người bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng nhằm góp phần
xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B đồng thời phát hiện sớm một số yếu tố
liên quan đến viêm gan B, góp phần theo dõi và đưa ra các biện pháp tốt nhất để
phòng bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220


bệnh nhân có chỉ định xét nghiệm virus viêm gan B từ tháng 3/2020 đến tháng
7/2020 tại Bệnh viện C Đà Nẵng
Kết quả:
- Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở người bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu
Bệnh viện C Đà Nẵng là 21,8%.
- Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B
+ Tuổi: tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất ở nhóm tuổi 26-40 tuổi chiếm 28,8%
+ Giới: tỷ lệ HBsAg (+) ở nam giới 27,9% cao hơn nữ giới 14,3%.
+ Nghề nghiệp: tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất ở nhóm bn bán-lao động là
65%.
+ Tiền sử gia đình: tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử gia đình có người nhiễm
virus viêm gan B là 81%, khơng có người nhiễm tỷ lệ HBsAg (+) là 15,6%
+ Tiêm phòng vắc xin: tỷ lệ HBsAg (+) ở người bệnh có tiêm phịng vắc xin
là 4,5%, người bệnh khơng tiêm phịng vắc xin có tỷ lệ HbsAg (+) là 33,6%.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy người bệnh đến khám tại khoa Yêu cầu nhiễm
virus viêm gan B chiếm tỷ lệ cao. Các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử gia
đình, tiêm phịng vắc xin có liên quan đến tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B. Như vậy,


3

sự cần thiết sàng lọc bằng xét nghiệm chẩn đoán nhiễm VRVGB cho người bệnh
góp phần theo dõi, điều trị và đưa ra các biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
Từ khóa: Viêm gan B, HBV
ABSTRACT:
“Survey of hepatitis B virus infection rate and some related factors in

patients who come to visit at Hospital C Hospital Request Department in
Da Nang”
Objectives: Survey on the rate of hepatitis B virus infection and some related

factors in patients who come to the hospital at Danang Hospital C to help
determine the rate of hepatitis B virus infection and detect some weaknesses
early factors related to hepatitis B, contribute to monitoring and suggesting the
best measures to prevent disease.
Subjects and methods: Descriptive cross-sectional study on 220 patients
indicated for a test for hepatitis B virus from March 2020 to July 2020 at
Hospital C Danang.
Result:
- The rate of hepatitis B virus infection among patients who come to Da
Nang Hospital Counseling Department is 21.8%.
- There is a relationship with the rate of hepatitis B virus infection
+ Age: the highest rate of HBsAg (+) in the age group 26-40 accounts for
28.8%
+ Gender: the rate of HBsAg (+) in men is 27.9% higher than that of
women 14.3%.
+ Occupation: the highest HBsAg (+) rate in the trafficking-labor group
is 65%.
+ Family history: the rate of HBsAg (+) according to family history of
hepatitis B virus infection is 81%, without HBsAg (+) rate is 15.6%
+ Vaccination: the rate of HBsAg (+) in vaccinated patients is 4.5%,
patients who are not vaccinated have a HbsAg (+) rate of 33.6%.
Conclusions: Research shows that patients who come to the clinic for hepatitis
B virus infection account for a high rate. Factors of age, sex, occupation, family
history, vaccination are related to the prevalence of hepatitis B virus. Thus, the need


4

for screening by diagnostic tests for HBV infection for patients section to monitor,
treat and recommend best measures to prevent disease.

Key word: Hepatitis B, HBV
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Nhiễm virus viêm gan B hiện nay là một vấn đề sức khỏe lớn của toàn

cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới
hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người đã nhiễm virus viêm gan B, trong đó
khoảng 300 triệu người trở thành người mang virus mạn tính và hậu quả là trên
1 triệu người chết mỗi năm liên quan đến viêm gan B như viêm gan cấp, tối cấp;
lâu dài như xơ gan và ung thư gan [28].
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, các
thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là 15-20% dân số [7]. Tỷ lệ
HBsAg (+) ở người đi tiêm chủng tại Thành phố Hồ Chí Minh (2003) là 14,8%.
Ở Hà Nội tỷ lệ này là 14% [1]. Tại Thừa Thiên Huế, Nguyễn Ngọc Minh và
cộng sự đã nghiên cứu ở người hiến máu nhân đạo có 13,57% HBsAg (+) [11].
Virus viêm gan B được lây truyền chủ yếu qua đường máu và các sản phẩm
từ máu, qua quan hệ tình dục khơng an tồn, từ mẹ sang con… Theo Tổ chức Y tế
Thế giới, vùng dịch lưu hành cao có đường truyền chủ yếu xảy ra theo chiều dọc
từ mẹ sang con, tuổi bị nhiễm thường rất sớm như trẻ sơ sinh. Ngồi ra cịn sự lây
truyền lẫn nhau trong gia đình, qua quan hệ tình dục… vì vậy hầu hết dân số bị
nhiễm virus viêm gan B rất sớm [22]. Người nhiễm virus khơng có triệu chứng là
nguồn lây rất nguy hiểm cho cộng đồng. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ là một
trong các biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi nhận thấy việc khảo sát tỷ lệ nhiễm
virus viêm gan B ở những đối tượng người bệnh này là rất cần thiết nhằm góp
phần cung cấp số liệu thống kê, đánh giá về mặt bệnh này đồng thời phát hiện
sớm các yếu tố nguy cơ lây truyền virus viêm gan B, góp phần theo dõi và đưa
ra các biện pháp tốt nhất để phịng bệnh. Chính vì lý do đó, chúng tơi thực hiện



5

đề tài: “Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan ở
người bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng”
2. Mục tiêu đề tài:

- Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở người bệnh đến khám tại Khoa
Yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở người
bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1

VIRUT VIÊM GAN B
1.1. Hình thái, cấu trúc virus viêm gan B
Virus viêm gan B (HBV) là một DNA vi-rút, thuộc họ Hepadnaviridae, có

capside và một vỏ. HBsAg có mặt ở lớp vỏ; cịn capside được hình thành do kết
hợp 2 kháng nguyên đặc hiệu HbeAg, HBcAg (gọi là kháng nguyên lõi). Tìm
thấy HBsAg, HbeAg trong máu, nhưng HBcAg chỉ có trong tế bào gan. Virut
hồn chỉnh có vỏ bao quanh capside gọi thể tiểu Dane. Trong capside có acid
nhân, và 2 enzyme đóng vai trị nhân lên và sự trưởng thành của virut: DNA
polymerase và proteinkinase. Dựa vào sự khác nhau hơn 8% thành phần
nucleotide của bộ gen HBV hoặc hơn 4% thành phần của gen S, người ta chia
HBV ra 10 kiểu gen (genotype) khác nhau, ký hiệu từ A đến J. Các kiểu gen phổ
biến ở người việt Nam là B và C [7].
HBcAg


HBsAg

DNA polymerase
HBeAg

HBV DNA

Hình 1.1. Sơ đồ minh họa cấu trúc virus viêm gan B


6

Virus viêm gan B đột biến là tình trạng VRVGB trong q trình kết hợp
với tế bào vật chủ có thể bị đột biến tại một vị trí nào đó trên DNA, hậu quả thay
đổi, có thể khơng ảnh hưởng gì đối với virus đó, có thể suy yếu q trình nhân
lên của virus, có thể thay đổi sự nhạy cảm của cơ thể vật chủ hay có thể dẫn đến
virus có khả năng né tránh được hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ. Những
đột biến này xảy ra có thể do đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ, hay do việc
tiêm chủng hoặc do điều trị [7].
1.2. Dịch tễ học virus viêm gan B
Trên thế giới có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm VRVGB và có hơn 1,1 triệu
người chết vì bệnh liên quan đến nhiễm VRVGB. Hiện nay ước tính có khoảng
hơn 300 triệu người bị nhiễm VRVGB mạn tính, chiếm 5% dân số thế giới [7].
Tình hình nhiễm VRVGB thay đổi theo từng khu vực địa dư. Dựa vào tỷ
lệ người mang HBsAg mà người ta chia ra làm 3 khu vực chính [7]:
- Vùng dịch lưu hành cao (Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi): hay
gặp lây chu sinh ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ người có HBsAg (+) 8-15%, tỷ lệ người có
Anti-HBs (+) 70-95%.
- Vùng dịch lưu hành trung bình (Địa Trung Hải, Đông Âu, Nga, Nam
Mỹ, Trung Cận Đông), tỷ lệ người có HBsAg (+) 2-7%, tỷ lệ người có Anti-HBs

(+) 20-50%.
- Vùng dịch lưu hành thấp (Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc): bệnh hiếm gặp ở trẻ
em, tỷ lệ người có HBsAg (+) 0,1-0,5%, tỷ lệ người có Anti-HBs (+) 3-5%.
1.3. Các đường lây truyền virus viêm gan B
1.3.1. Lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con
Đây là đường lây chủ yếu ở nước ta, thường gặp ở mẹ bị viêm gan B cấp
trong 3 tháng cuối thái nghén hoặc người có thai bị viêm gan B mạn. Chủ yếu
lây bệnh ở giai đoạn chu sinh.
Nguy cơ lây chu sinh cho con rất cao (44.72%), phụ thuộc vào hiện diện
của HBeAg. Nếu mẹ có HBeAg (+) tỷ lệ trẻ bị nhiễm có thể lên đến 80-90%,
cịn mẹ có anti-HBe thì tỷ lệ này chỉ 10-25%. Phần lớn trẻ nhiễm virut khơng có
triệu chứng lâm sàng, nguy cơ nhiễm virut mạn tính khoảng 90% [7].


7

1.3.2. Lây truyền qua tiếp xúc với máu và các chế phẩm từ máu
Nguy cơ lây truyền viêm gan quan trọng nhất có liên quan đến sự lây
truyền của máu. Người ta thấy có sự liên quan giữa viêm gan với việc sử dụng
máu và các chế phẩm của máu trong điều trị dự phòng bệnh tật. Đường lây
nhiễm này thường gặp ở nhân viên y tế, người được lọc máu, truyền máu nhiều
lần. Ngoài ra, các loại dụng cụ y tế, phẫu thuật, nha khoa, bơm kim tiêm cũng là
những yếu tố nguy cơ gây lây truyền virus viêm gan B. Virus viêm gan B còn
lây lan do các dụng cụ xăm mình, xâu lỗ tai, châm cứu, dao cạo râu, bàn chải
đánh răng,.. có dính máu bị nhiễm virus. VRVGB đã được chứng minh là có thể
sống trên các bề mặt với nhiệt độ phòng trong trạng thái khơ ít nhất là 1 tuần [7]
1.3.3. Lây truyền qua đường tình dục
Một yếu tố nguy cơ cũng được nghiên cứu rất nhiều là khả năng lây nhiễm qua
đường tình dục. Cơ sở của nó là sự có mặt của HBsAg trong nước bọt, tinh dịch,
dịch tiết âm đạo, máu hành kinh của những người mang VRVGB. Người bị viêm

gan cấp hay mang HBsAg mạn đều có thể truyền VRVGB qua đường này. Tỷ lệ
viêm gan B mạn tính cao ở nam giới có quan hệ đồng giới cũng như quan hệ khác
giới với nhiều bạn tình [7].
2

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM VIRUS VIÊM GAN B
Hiện nay tại khoa Huyết học Bệnh viện C Đà Nẵng để chẩn đoán nhiễm

virus viêm gan B khoa đang sử dụng ba kỹ thuật xét nghiệm sau.
2.1. Nguyên lý kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch sắc ký (Test nhanh)
Là dụng cụ xét nghiệm sắc ký miễn dịch định tính bằng phương pháp dịng
chảy một chiều để xác định sự có mặt của kháng nguyên HBs trong huyết thanh
hoặc huyết tương. Trong quá trình xét nghiệm, mẫu huyết thanh hoặc huyết
tương phản ứng với các phần tử mang theo kháng thể kháng HBsAg. Hỗn hợp
tạo thành thấm theo màng di chuyển hướng lên nhờ các mao dẫn, gặp và phản
ứng kết tủa màu với các kháng thể kháng HBs trên lớp màng và tạo ra các vạch
màu.
2.2. Nguyên lý kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch gắn men (ELISA)


8

Kỹ thuật ELISA sandwich dựa trên nguyên lý kháng nguyên kháng thể vi rút
có trong mẫu thử sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên của virus đã được cố
định trên phiến nhựa vi lượng. Phức hợp KN-KT sẽ được phát hiện bởi cộng hợp
là các kháng nguyên virus gắn men làm đổi màu cơ chất. Giá trị mật độ quang
của phản ứng màu tỷ lệ thuận với lượng kháng thể hiện diện trong mẫu.
2.3. Nguyên lý kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang (CLIA)
HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B) được phát hiện bằng phương
pháp vi hạt hóa phát quang. Trong thuốc thử có anti-HBs phủ vi hạt thuận từ và

chất kết hợp anti-HBs có đánh dấu acridinium được kết hợp thành hỗn hợp phản
ứng. HBsAg có trong mẫu bệnh phẩm được gắn với anti-HBs phủ vi hạt thuận từ
và chất kết hợp anti-HBs có đánh dấu acridinium. Kết quả của phản ứng có hoạt
sự hoạt hóa phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ HBsAg có
trong mẫu thử.
3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B

3.1. Các yếu tố liên quan đến tuổi và giới tính
Tất cả mọi lứa tuổi, giới tính chưa có miễn dịch đều có khả năng cảm thụ với
vius viêm gan B. Trong những vùng lưu hành dịch cao, trẻ em gái và trẻ em trai
có tần suất nhiễm VRVGB ban đầu giống nhau, tuy nhiên sau đó có sự trội hơn
ở nam giới về nhiễm virus mạn tính; cần nghiên cứu sâu thêm về sự khác biệt
này. Ở người lớn, theo nhiều nghiên cứu thì tần suất nhiễm VRVGB ở nam
thường cao hơn nữ, chủ yếu do quá trình lây nhiễm sau sinh và một số yếu tố
khác chưa được nghiên cứu sâu [6].
Ở Mỹ, giá trị đỉnh của tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B từ năm 1972 đến 1979 ở
trong nhóm tuổi từ 15 đến 29 tuổi. Điều này chứng tỏ có sự liên quan giữa lứa
tuổi và hồn cảnh kinh tế xã hội, có lẽ liên quan nhiều đến các đường lây truyền
khác nhau của virus viêm gan B [27].

3.2. Các yếu tố liên quan đến nghề ngiệp


9

Một vài nhóm nghề nghiệp như: nhân viên y tế xử lý máu có nguy cơ nhiễm
VRVGB cao hơn. Gái mại dâm có tần suất nhiễm VRVGB cao, tuy nhiên tỷ lệ
nhiễm VRVGB mạn tương tự trong cộng đồng chung, có thể do tình trạng nhiễm
VRVGB mạn phụ thuộc chủ yếu theo tuổi. Trẻ sinh ra mà cha mẹ có tình trạng
kinh tế - xã hội thấp thì có tần suất nhiễm VRVGB cao hơn các trẻ có cha mẹ có

mức kinh tế - xã hội cao [6].
3.3. Các yếu tố liên quan đến gia đình
Các yếu tố liên quan đến gia đình, tập thể: có mẹ, vợ, chồng hoặc có người
thân trong gia đình bị nhiễm VRVGB; trong cơ quan hay lớp học có người bị
nhiễm VRVGB…
Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy một số người bị nhiễm VRVGB là nam
giới, tuổi dưới 50 và tiền sử gia đình có người bị ung thư gan. Theo kết quả
nghiên cứu của Trung tâm Phịng ngừa và kiểm sốt bệnh tật của Mỹ (CDC) thì
có 4% người nhiễm VRVGB do tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan trong nhà hoặc
nhân viên y tế [21].
4

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới tại khu vực Tây Thái Bình Dương,

mẹ có HBsAg (+) thì tỷ lệ truyền virus cho con dao động trong khoảng 10-90%
[27]. Người mẹ có khả năng lây nhiễm cho con trong thời kỳ chu sinh và sau sinh
ở trẻ em Trung Quốc là 40-59% [13].
Chen P và cộng sự (2013), nghiên cứu ở Trung Quốc thấy tỉ lệ HBsAg (+)
cao nhất ở nhóm tuổi 40-49 (33.2%), thấp nhất ở nhóm tuổi < 20 (0.4%) [23].
Lê Văn Trịnh nghiên cứu trên học sinh trường Trung học Y tế Huế, tỷ lệ
HBsAg (+) là 9%. Trong đó yếu tố nguy cơ do tiêm chích, chích lễ, châm cứu là
9,45%; do xâu lỗ tai là 5,35%; do gia đình có người bị nhiễm là 15,38% [18].
Tại Thừa Thiên Huế, Trần Xuân Chương đã nghiên cứu ở người hiến máu
nhân đạo có 11,47% HBsAg (+). Trong đó số người được khảo sát có yếu tố
nguy cơ do mẹ truyền cho con là 4,8%; vợ chồng là 4%; người thân trong gia
đình là 5,6% [3].
Ngơ Viết Lộc và cộng sự (2010), nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan



10

B bằng test Anti-HBc tại Thừa Thiên Huế có HBsAg (+) chiếm tỷ lệ 15,8% [9].
Nguyễn Văn Dũng (2015, n:1062) nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B ở
thanh niên khám tuyển lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ
người mang HBsAg (+) là 15,8%[5].
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 220 người bệnh đến khám tại khoa Yêu cầu được chỉ định xét nghiệm
viêm gan B tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020
Tiêu chuẩn chọn: Người bệnh có kết quả xét nghiệm HBsAg
1.1. Cách chọn mẫu: thuận tiện
1.2. Cỡ mẫu:

n = 203

Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát được 220 người bệnh.
2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập các thông tin sau theo phiếu nghiên cứu:
- Đặc điểm chung của người bệnh:

+ Tuổi
+ Giới tính
+ Nghề nghiệp
+ Trình độ học vấn
- Một số yếu tố nguy cơ nhiễm VRVGB:


+ Tiền sử gia đình
• Có người thân trong gia đình đã và đang bị các bệnh về gan
• Khơng có người thân trong gia đình đã và đang bị các bệnh về gan.

+ Thơng tin về phịng bệnh: tiêm ngừa vắcxin viêm gan B
-

Kết quả xét nghiệm: HBsAg (Dương tính/Âm tính)

2.3. Các bước tiến hành:


11
- Chọn đối tượng nghiên cứu
- Thực hiện xét nghiệm HBsAg
- Thu thập số liệu theo phiếu phỏng vấn
- Phân tích và xử lý số liệu
- Viết báo cáo

2.4. Xử lý số liệu:
- Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0

- Phân tích mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HBV với một số yếu tố dựa
vào giá trị p và mối liên hệ có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0.05.
2.5. Kỹ thuật, phương tiện, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ cho mục
tiêu nghiên cứu
Xét nghiệm HBsAg bằng các kỹ thuật sau:
- Kỹ thuật miễn dịch sắc ký, sinh phẩm test nhanh HBsAg của hãng SD
- Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA), trên hệ thống máy INFINITE F50

TECAN, bộ sinh phẩm HBsAg-ELISA, Hãng Diapro
- Kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang trên hệ thống máy Advia Centaur
XPT, bộ sinh phẩm Elecsys HBsII, Hãng Siemens.
IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1.

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố theo tuổi
Tuổi
18-25
26-40
41-70
Tổng

Số lượng
111
59
50
220

Tỷ lệ %
50,5
26,8
22,7
100

Nhận xét: Độ tuổi cao nhất trong mẫu nghiên cứu là 85 tuổi, thấp tuổi
nhất là 13 tuổi. Nhóm tuổi từ 18-25 chiếm tỷ lệ cao nhất 50,5%.

Bảng 2: Phân bố theo giới



12

Nhận xét: Nam chiếm tỷ lệ 55,5% và nữ chiếm 44,5%.
Bảng 3: Phân bố theo nghề nghiệp

Nhận xét: Các nhóm nghề nghiệp: KSKNN, HSSV, CBVC chiếm tỷ lệ lần
lượt là 32,7%; 30,0%; 28,2%.

Bảng 4: Phân bố theo trình độ

Nhận xét:Trình độ học vấn chủ yếu tập trung vào nhóm TC, CĐ, ĐH
chiếm tỷ lệ 66,4%.
2.

Tỷ lệ HBsAg (+) của người bệnh trong mẫu nghiên cứu
Bảng 5: Tỷ lệ HBsAg (+) của đối tượng trong mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu(n)
220

HBsAg (+)
Số lượng
48

Tỷ lệ (%)
21,8

Nhận xét: Tỷ lệ HBsAg dương tính ở đối tượng nghiên cứu chiếm 21,8%.
3.


Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B
3.1. Liên quan giữa đặc điểm chung của người bệnh với tỷ lệ HBsAg(+)
Bảng 6: Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tuổi
HBsAg
Tuổi

p
Tỷ lệ (%)

Dương tính

Âm tính

Tổng

18-25

9

102

111

HBsAg (+)
8,1

26-40

17


42

59

28,8

41-70

22

28

50

44

< 0,05


13

Tổng

48

172

220


21,8

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tuổi với p < 0,05.
Cụ thể, nhóm tuổi từ 41-70 có tỷ lệ HBsAg (+) là 44% , nhóm tuổi từ 26-40 là
36,9% và nhóm tuổi từ 18-25 là 8,1%.
Bảng 7: Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo giới
HBsAg
Giới

Tỷ lệ (%)

Dương tính

Âm tính

Tổng

Nam

34

88

122

HBsAg (+)
27,9

Nữ


14

84

98

14,3

Tổng

48

172

220

21,8

p

< 0,05

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo giới với p < 0,05.
Cụ thể nam giới có tỷ lệ HBsAg (+) là 27,9%; nữ giới là 14,3%.

Bảng 8: Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo nghề nghiệp
HBsAg
Nghề nghiệp

Tỷ lệ (%)


Dương tính

Âm tính

Tổng

CB-VC
HS-SV
BB-LĐCT
KSKNN

26
8
13
1

58
36
7
71

66
62
20
72

HBsAg (+)
39,4
12,9

65
1,4

Tổng

48

172

220

21,8

p

< 0,05

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo nghề nghiệp với p
< 0,05. Cụ thể nhóm bn bán-lao động tay chân có tỷ lệ HBsAg (+) là 65%,
cao hơn các nhóm CB-VC, HS-SV và KSKNN.


14

Bảng 9: Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo trình độ
HBsAg
Trình độ

Dương tính


Âm tính

Tổng

Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học PT
TC, CĐ, ĐH

0
0
6
42

1
1
66
104

Tổng

48

172

1
1
72
146
220


Tỷ lệ (%)
HBsAg (+)
0
0
8,3
28,8

p

> 0,05

21,8

Nhận xét: Khơng có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo trình độ, với
p > 0,05.

3.2. Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg(+) theo tiền sử gia đình có người nhiễm
virus viêm gan B
Bảng 10: Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử gia đình có người
nhiễm virus viêm gan B
Tiền sử gia đình
có người nhiễm
VRVGB

Khơng
Tổng

HBsAg


p

Dương tính

Âm tính

Tổng

17
31
48

4
168
172

21
199
220

Tỷ lệ (%)
HBsAg (+)
81,0
15,6
21,8

< 0,05

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử gia đình có
người nhiễm VRVGB với p < 0,05. Cụ thể, gia đình có người nhiễm VRVGB có

tỷ lệ HBsAg (+) là 81%, gia đình khơng người nhiễm VRVGB có tỷ lệ HBsAg
(+) là 15,6%.


15

3.3. Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tiêm vắc xin viêm gan B
Bảng 11: Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+)theo tiêm phịng vắc xin
HBsAg

Tiêm phịng
vắc xin

Dương tính

Âm tính

Tổng


Khơng
Tổng

4
44
48

85
87
172


89
131
220

Tỷ lệ (%)

p

HBsAg (+)
4,5
33,6
< 0,05
21,8

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tiêm phòng vắcxin,
với p < 0,05. Cụ thể, người bệnh có tiêm phịng vắc xin có tỷ lệ HBsAg (+) là
4,5%, người bệnh khơng tiêm phịng vắc xin có tỷ lệ HBsAg (+) là 33,6%.

V. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
1.1. Phân bố theo tuổi
Trong nghiên cứu, người bệnh ở nhóm tuổi từ 18-25 chiếm tỷ lệ 50,5%,
trong đó người bệnh thấp tuổi nhất là 13 tuổi và cao nhất là 85 tuổi.
Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu khác như: Nguyễn Văn
Dũng (2015, n:1062), nhóm tuổi từ 21-25 chiếm tỷ lệ 44,5%[5], hay nghiên cứu
của Phạm Văn Thanh (2013) nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 20-29 chiếm tỷ lệ
43,5%[15]. Nhóm tuổi 18 đến 25 là nhóm tuổi gặp nhiều nhất có thể là do đối
tượng đến khám ở đây phần lớn sinh viên và người đi lao động nước ngoài.
1.2. Phân bố theo giới

Kết quả bảng 3.1, người bệnh nhiễm virus viêm gan B (VGB) nam chiếm
tỷ lệ 55,5% cao hơn so nữ là 44,5%.
Theo nghiên cứu Đoàn Thành (2018), tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 58,04%
và 41,96% [16]; theo tác giả Vũ Bích Vân (2008, n:2614): nam chiếm tỷ lệ
56,4% và nữ là 43,6% [19]. Theo nghiên cứu Phạm Thị Hồng Minh (2012,


16

n:618), nam chiếm tỷ lệ 68,3% và nữ là 31,7%[12]. Kết quả này của chúng tôi
cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên.
1.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ người bệnh chủ yếu là khám sức khỏe đi
xuất khẩu lao động nước ngồi chiếm tỷ lệ 32,7%; nhóm học sinh sinh viên
chiếm tỷ lệ 30%, nhóm cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ 28,2% và nhóm lao động
chân tay, buôn bán chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,1%. Nghề nghiệp của người bệnh đến
khám tại khoa Yêu cầu chủ yếu là đối tượng CBVC, HSSV và KSK đi xuất khẩu
lao động nước ngồi có thể là do đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện
C Đà Nẵng.
1.4. Phân bố theo trình độ
Bảng 3.4 cho thấy nhóm trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 66,4%,
tiếp đến là trung học phổ thông chiếm 32,6%, trung học cơ sở và tiểu học chiếm
tỷ lệ rất thấp 0,5%. Kết quả này khá phù hợp vì đối tượng ở đây phần lớn là cán
bộ công chức và học sinh sinh viên khám đi du học và khám sức khỏe đi xuất
khẩu lao động nước ngoài.
2. Tỷ lệ HBsAg (+) của người bệnh trong mẫu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu trên 220 người bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu
Bệnh viện C Đà Nẵng tại thời điểm nghiên cứu có 48 người bệnh nhiễm virus
HBsAg (+) chiếm 21,8%.
Theo Ngô Viết Lộc (2011) và cộng sự, nghiên cứu tình hình nhiễm

VRVGB trên người dân tại một số xã ở Thừa Thiên Huế với tổng số mẫu 2.525
có 16,36% có HBsAg (+) [10].
Nghiên cứu của Viên Chinh Chiến (2012) trên cán bộ công nhân viên một
số cơ quan xí nghiệp ở Nha Trang, tỷ lệ HBsAg (+) là 18,2%[2].
Nguyễn Văn Dũng (2015, n:1062), nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B ở
thanh niên khám tuyển lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ
người mang HBsAg (+) là 15,8%[5].
Phạm Thị Hồng Minh (2012, n:618) nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B ở
cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một cơ sở y tế thành phố Huế, tỷ lệ


17

người mang HBsAg (+) là 15,7%[12]. So sánh với các nghiên cứu trên kết quả
của chúng tơi cao hơn, có sự khác biệt này có thể do khác nhau về đối tượng, địa
điểm nghiên cứu.
Kết quả này của chúng tôi khá phù hợp với tình hình dịch tễ nhiễm virus
viêm gan B tại Việt Nam vì Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam nằm trong
khu vực lưu hành dịch cao từ 8-20% cùng với các nước trong khu vực Đông
Nam Á [7].
3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B
3.1. Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tuổi
Theo bảng 6 cho thấy tỷ lệ nhiễm VGB theo nhóm tuổi của người bệnh
trong nghiên cứu cao nhất ở nhóm tuổi từ 41-70 tuổi chiếm tỷ lệ 44%, tiếp đến
nhóm tuổi từ 26-40 tuổi là 36,9% và nhóm tuổi từ 18-25 là 8,1%, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Theo Đồn Thành (2018) tại Trung tâm truyền máu khu vực Huế tỷ lệ
nhiễm VGB cao nhất ở nhóm tuổi từ 41-60 tuổi là 30,7%[16]. Hay nghiên cứu
của Phan Văn Thanh (2013) tại thành phố Biên Hòa tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất ở
nhóm tuổi 40-49 tuổi là 20,8%[15] và theo Chen P và cộng sự (2013) nghiên

cứu ở Trung Quốc thấy tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất ở nhóm tuổi 40-49 tuổi là
33,2%[23]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu
của các tác giả trên, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B chủ yếu tập trung ở tuổi lao
động, độ tuổi có khả năng cống hiến nhiều nhất cho gia đình và xã hội. Đây là
một mối nguy hiểm lớn vì sẽ có ít nhất 5% những người này bị các biến chứng
như viêm gan mạn, xơ gan hoặc ung thư gan.
3.2. Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo giới

Bảng 7 cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) ở nam 27,9% và ở nữ là 14,3%. Có mối
liên quan giữa tỷ lệ người bệnh có HBsAg (+) theo giới (p<0,05).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số tác giả như: Trần Xuân Chương
và cộng sự (2006) với tỷ lệ HBsAg (+) ở nam:23,0%; ở nữ: 15,1%[4]. Theo Ngô
Viết Lộc với tỷ lệ HBsAg (+) nam/nữ là 21,14/12,05[10]. Ở Trung Quốc, Chen P


18

và cộng sự (2013) nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) nam cao hơn nữ (21,9%
so với 14,7%) [23].
Điều này có thể được lý giải là do nam giới có quan hệ xã hội rộng, có
khả năng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nhiều hơn nữ.
3.3. Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo nghề nghiệp

Bảng 8 cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất ở nhóm bn bánlao động chân tay chiếm 65%, tiếp theo nhóm cán bộ-viên chức là 39,4%, nhóm
HSSV chiếm tỷ lệ 12,9% và nhóm KSKLĐNN chiếm tỷ lệ 1,4%, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Theo chúng tơi nhận định thì nhóm HSSV và KSKLĐNN đây là hai nhóm
đối tượng đi nước ngồi nên phần lớn những người bệnh này đã tự chích ngừa
viêm gan B và tự sàng lọc HBV nên tỷ lệ nhiễm viêm gan B thấp, nhóm bn
bán-lao động chân tay có thể do điều kiện kinh tế và thiếu hiểu biết về việc

chích ngừa vacxin nên tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao hơn.
3.4. Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo trình độ

Bảng 9 cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất ở nhóm trung cấp,
cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ 28,8%, sau đó đến nhóm trung học phổ thơng
chiếm 8,3%, hai nhóm THCS và TH khơng có trường hợp nào dương tính chiếm
tỷ lệ 0%, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với (p>0,05).
Kết quả của chúng tơi nhìn chung tương đồng nghiên cứu tác giả Phạm
Văn Lình và cộng sự (2006) khi nghiên cứu tình hình nhiễm HBV tại tỉnh Thừa
Thiên Huế cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất ở nhóm trung cấp, cao đẳng và
đại học chiếm tỷ lệ 25%[8]. Theo Phan Văn Thanh (2013) tại tỉnh Đồng Nai tỷ
lệ nhiễm HBV cao nhất ở nhóm trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ
15,9%[15].
3.5.

Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg(+) theo tiền sử gia đình có người nhiễm virus
viêm gan B
Bảng 10 cho thấy tỷ lệ nhiễm viêm gan B của người bệnh ở nhóm có
người thân nhiễm viêm gan B là 81% cao hơn so với nhóm khơng có người thân
nhiễm là 15,6%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


19

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả như:
Lê Thanh Quỳnh Ngân (2013) khi khảo sát đặc điểm nhiễm HBV ở phụ nữ
mang thai tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã kết luận tiền sử gia đình có
người nhiễm HBV là yếu tố nguy cơ lây nhiễm HBV ở thai phụ với
p<0,001[14], Đoàn Phước Thuộc và cộng sự (2011) những đối tượng sống trong
gia đình có người nhiễm HBV có tỷ lệ HBsAg (+) là 9,5% cao hơn so với những

đối tượng trong gia đình khơng có người nhiễm là 4,4%[17]. Theo nghiên cứu
Damm P.V (1995) khi nghiên cứu đường lây truyền HBV giữa các thành viên
trong gia đình có thể được quy cho 83% phơi nhiễm với người dương tính
HBV[24].
3.6.

Liên quan giữa tỷ lệ HBsAg(+) theo tiêm vắc xin viêm gan B
Bảng 11 cho thấy tỷ lệ nhiễm viêm gan B ở người bệnh khơng có tiêm
phịng viêm gan B là 33,6% cao hơn ở người bệnh có tiêm phịng viêm gan B là
4,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kế ( p<0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả Đoàn Phước
Thuộc và cộng sự (2011) khi nghiên cứu các yếu tố liên quan đến nhiễm virus
viêm gan B ở lứa tuổi 15-18 tại thành phố Bn Ma Thuật là khơng tiêm phịng
viêm gan B có tỷ lệ HBsAg (+) 6,3% cao hơn so với những người có tiêm phịng
viêm gan B là 2,1%[17].
Tại Trung Quốc But DY và cộng sự (2008) khi theo dõi một thử nghiệm
ngẫu nhiên trong tương lai của vắc xin viêm gan B ở 318 trẻ em trong thời gian
nghiên cứu 22 năm khơng có trường hợp nào được phát hiện dương tính với
HBsAg[20]. Nghiên cứu của Liang X và cộng sự (2009) cho thấy Trung Quốc
đã đạt được mục tiêu quốc gia là giảm tỷ lệ lưu hành HBsAg xuống dưới 1% ở
trẻ em dưới 15 tuổi và ngăn chặn khoảng 16-20 triệu người mang HBV thông
qua tiêm vắcxin cho trẻ sơ sinh[27].
Vắc xin viêm gan B có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm virus viêm
gan B và được dung nạp tốt, ngồi ra chúng thích hợp để tích hợp vào các
chương trình tiêm chủng sơ sinh hàng loạt [25]. Tất cả những người được tiêm
chủng đầy đủ đã cho thấy có bằng chứng về khả năng miễn dịch dưới dạng


20


antiHBs hoặc có kích thích tế bào B trong thực nghiệm[26]. Tỷ lệ người có tiêm
phịng vắc xin viêm gan B trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm 40,5%
(89/220) đây là một tỷ lệ thấp do đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục vận động người dân tiêm phòng vắc xin chống virus viêm gan B.
VI. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ở 220 người bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu Bệnh viện
C Đà Nẵng chúng tôi có rút ra một số kết luận sau:
1. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B
- Tỷ lệ người bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng nhiễm
virus viêm gan B là 21,8%.
2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B (p<0,05)
- Tuổi: các độ tuổi đều có người bệnh nhiễm virus viêm gan B, tỷ lệ nhiễm
virus viêm gan B cao nhất ở nhóm tuổi 26-40 tuổi chiếm 28,8%
- Giới: tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nam giới 27,9% cao hơn nữ giới
14,3%.
- Nghề nghiệp: các nhóm nghề nghiệp đều có người bệnh nhiễm virus viêm
gan B, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất ở nhóm bn bán-lao động chân
tay là 65%.
-Tiền sử gia đình có người nhiễm virus viêm gan B: Có mối liên quan
giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử gia đình có người nhiễm virus viêm gan B, tỷ
lệ gia đình có người nhiễm VRVGB có tỷ lệ HBsAg (+) là 81%.
- Tiêm vắc xin viêm gan B: Có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) theo
tiêm phòng vắc xin, người bệnh có tiêm phịng vắc xin có tỷ lệ HBsAg (+) là
4,5%, người bệnh khơng tiêm phịng vắc xin có tỷ lệ HBsAg (+) là 33,6%.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Chính, Phan Thị Phi Phi, Trương Mộng Trang (1993), “Một số

nghiên cứu về người lành mang HBsAg”, Tạp chí Nội khoa, (2), tr. 37-40.
2. Viên Chinh Chiến (1996), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm HBV ở cơng nhân

một số ngành nghề tại Nha Trang”, Tạp chí vệ sinh phịng dịch, tập VI(4), tr.3439.
3. Trần Xuân Chương (2003), Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ nhiễm

HBV và HCV ở người hiến máu, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y
Dược Huế.
4. Trần Xuân Chương, Trần Thị Minh Diễm, Nguyễn Ngọc minh (2006), “Nghiên

cứu tình hình nhiễm và một số đặc điểm về kiểu gen của virus viêm gan B tại
tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 545, tr.88-92.
5. Nguyễn Văn Dũng (2015), Thực trạng nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố

liên quan ở thanh niên khám tuyển lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh. Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
6. Bùi Đại, Phạm Ngọc Đính, Châu Hữu Hầu (2008), “Viêm gan virus B và D”,

Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
7. Trịnh Quân Huấn (2000), “Bệnh viêm gan virus B”, Bệnh viêm gan do virus,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 33-86.
8. Phạm Văn Lình, Ngơ Viết Lộc và cs (2006), “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus

viêm gan B tại Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số 3, tr.82-85.
9. Ngơ Viết Lộc, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Đình Sơn (2010), “Nghiên cứu tình

hình nhiễm virus viêm gan B bằng test Anti-HBc tại tỉnh Thừa Thiên Huế”,

Tạp chí Y học thực hành, số 10(739), tr. 22-55.
10. Ngô Viết Lộc (2011), Nghiên cứu tình hình nhiễm vi rút viêm gan B và đánh giá

kết quả can thiệp cộng đồng tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận
án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
11. Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đình Ái, Trần Xuân Chương (2002), “Nghiên

cứu tỷ lệ người mang HBsAg và anti-HCV ở người hiến máu nhân đạo tỉnh


22

Thừa Thiên Huế trong 5 năm 1997-2001”, Tạp chí Y học thực hành, số 11,
tr.12-14.
12. Phạm Thị Hồng Minh (2012), Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B ở

cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố Huế năm
2012, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y khoa Huế.
13. Cao Ngọc Nga, Phạm Thị Lệ Hoa, Nguyễn Đỗ Nguyên (2003), “Nhiễm

virus viêm gan B ở người đi chủng ngừa tại Thành phố Hồ Chí Minh năm
2001-2002”, Tạp chí Y học Thực hành, số 2 (442+443), tr. 111-113.
14. Lê Thanh Quỳnh Ngân, Bùi Hữu Hoàng (2013), “Khảo sát đặc điểm nhiễm

virus viêm gan B ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện nhân dân Gia Định”, Tạp chí
Y học TP.Hồ Chí Minh, 17, 6, tr.25-30.
15. Phạm Văn Thanh (2013), Nghiên cứu tỷ lệ HBsAg (+) ở người dân thành phố

Biên Hồ đến khám tại trung tâm y tế dự phịng tỉnh Đồng Nai năm 2012, Luận
văn thạc sỹ y học trường Đại học Y Dược.

16. Đoàn Thành (2018), Nghiên cứu hiệu quả phát hiện HBV, HCV và HIV ở người

hiến máu tình nguyện sau khi bổ sung xét nghiệm NAT tại trung tâm huyết học
truyền máu khu vực Huế, Luận văn thạc sỹ y học trường Đại học Y Dược.
17. Đoàn Phước Thuộc, Phạm Văn Lào (2012), “Nghiên cứu các yếu tố liên quan

đến nhiễm virus viêm gan B ở lứa tuổi 15-18 tuổi tại Thành phố Buôn Ma Thuột,
Tỉnh Đăk Lawk năm 2011”, Tạp chí Y học Thực hành, 854, số 12, tr 27-29.
18. Lê Văn Trịnh (2001), Tình hình nhiễm virus viêm gan B trong học sinh trường

trung học y tế, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y khoa Huế.
19. Vũ Bích Vân, Phạm Thu Khuyên và cộng sự (2008), “ Nghiên cứu tình hình

nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai trên người hiến máu tình nguyện tại Thái
Nguyên trong 5 năm (2003-6/2007)”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr 592-598.
TIẾNG ANH
20. But DY, Lai CL, Lim WL et al (2008), Twenty-two years follow-up of a

prospective randomized trial of hepatits B vaccines without booster dose in
children: final report, Vaccine, 26(51), 6587-91.


23
21. Centers of Disease Control and Prevention (2008), Hepatitis B FAQs for

health Professionals.
22. Center for Disease Control and Prevention (2001), Risk Factors for Acute

Hepatitis B United States, pp. 1992-1993.
23. Chen P, Yu C et al (2013), “Serological Profile Among HBsAg-Positive


Infections in Southeast China: A Community-Bassed Study”, Hepat
Mon,13(1): />24. Damm P.V (1995), “Horizontal transmission of HBV”, The Lancet, 8941

(345), pp. 27-28.
25. D. Faulds & S.M. Holliday (1994), “Hepatitis B vaccine- A pharma

coeconomic evaluation”, Medical progress, 1994 Dec, pp. 42-44.
26. European consensus group on hepatitis B immunity (2000), Are booster

immunizations needed for lifelong hepatitis B immunity? Lancet, 355, 561565
27. Liang X, Bi S, Yang W (2009), Epidemiological serosurvey of hepattis B in

China – decleining HBV prevalence due to hepatitis B vaccination, Vaccine,
27(47),6550-6557.
28. World health Oganization (2006), Preventing mother - to- child transmission

of hepatitis B, Operational field guidelines for delivery of birthday dose of
hepatitis B vaccine, pp. 12-15.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 11 năm 2020
Trưởng khoa Huyết học

BS Lê Khắc Trung Chỉnh

Người viết

KTV Thái Thị Thanh Phong
SĐT: 0904524717
Email:



24

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH
“Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan ở người
bệnh đến khám tại Khoa Yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng”
Số Phiếu:.………....
Họ và tên người bệnh:…..………............................................................................
Mã số người bệnh:……………...…......….Ngày phỏng vấn:..................................
CÂU HỎI
I.

NỘI DUNG

TRẢ LỜI
(đánh dấu X vào ô

Đặc điểm chung của người bệnh

bạn chọn)
C1. Anh/chị năm nay bao nhiêu tuổi?
C2. Giới tính Anh/chị?

C3. Trình độ học vấn Anh/chị?

...............................
1. Nam
2. Nữ
1. ĐH, CĐ, TC
2. PTTH

3. THCS
4. Tiểu học

1. HS,SV
2. CC,VC
3. LĐ tay chân, BB
4. Khác
C5. Gia đình Anh/chị có ai bị nhiễm virus 1. Có
C4. Nghề nghiệp hiện tại của Anh/chị ?

viêm gan B không?

2. Không

C6. Anh/chị đã tiêm phịng vi rút viêm gan 1. Có
B chưa?
II. Kết quả xét nghiệm
HBsAg

2. Khơng
1. Dương tính
2. Âm tính
Đà Nẵng, ngày.... tháng....năm2020
Người thực hiện
Thái Thị Thanh Phong



×