Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Dựa vào cơ sở nào mà trong nghị quyết lần thứ 11 và 12 của đảng năm 1965 nhận định “mặc dù đế quốc mỹ đưa vào miền nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh và chư hầu vào miền nam việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.41 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
ĐỀ BÀI: Dựa vào cơ sở nào mà trong nghị quyết lần thứ 11 và 12 của Đảng
năm 1965 nhận định “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn
quân đội viễn chinh và chư hầu vào miền Nam Việt Nam nhưng so sánh tương
quan lực lượng trên chiến trường khơng thay đổi”.
Đinh Thị Điều
Nhóm 6 Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị
Minh
Nhóm
sinhTrang
viên thực hiện:
Sinh viên thực hiện:

Trần Hạnh Trinh

K204081614

Trần Lê Hoàng Châu

K204081615

Phạm Thị Bảo Tin

K204080397

Nguyễn Thế Hoàng



K204080422

Hồ Sĩ Tiến

K204080402

Mã lớp học phần:

205DL0610

K204080421

Hồ Chí Minh, 15 tháng 07 năm 2021

1


MỤC LỤC
Trang
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ.............................................................................................3
1. Khái quát..............................................................................................................3
2. Làm rõ bối cảnh đất nước....................................................................................3
II. NỘI DUNG HỘI NGHỊ 11 VÀ 12.........................................................................4
III. CƠ SỞ ĐƯA RA NHẬN ĐỊNH............................................................................6
IV. KẾT LUẬN...........................................................................................................9
V. Ý NGHĨA, BÀI HỌC THỰC TIỄN VÀ LIÊN HỆ HIỆN NAY..................................10
1. Ý nghĩa...............................................................................................................10
2. Bài học thực tiễn................................................................................................10
3. Liên hệ tìnhhình hiện nay..................................................................................10


2


I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Khái quát
Cuối năm 1964, đầu năm 1965 trước sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc
biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” - một “cuộc
chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử loài người” bằng việc đưa quân viễn chinh ồ ạt
vào tham chiến trên chiến trường chính miền Nam Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh
chiến
tranh phá hoại đối với miền Bắc.
Lúc bấy giờ, dư luận thế giới lo ngại đây có thể là khởi nguồn của một cuộc chiến
tranh thế giới mới. “Họ khuyên Việt Nam không nên đối đầu với Mỹ - một siêu cường
chưa từng thua trận”. Vậy nên: Việt Nam liệu có dám đánh Mỹ? Đánh Mỹ bằng cách
nào? Làm thế nào để thắng Mỹ? Đó là những câu hỏi lớn đặt ra, cần có lời giải đáp.
Đảng ta buộc phải mở các Hội nghị nhằm đề ra các đường lối đấu tranh đúng đắn.
Hội nghị Trung Ương lần thứ 11 và 12 tập trung đánh giá và đề ra đường lối kháng
chiến, nhận định: "Mặc dù đế quốc Mỹ đưa hàng quân viễn chinh vào miền Nam nước
ta nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch khơng có sự thay đổi lớn".
2. Làm rõ bối cảnh đất nước
Thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng trong bối cảnh đất nước có chiến
tranh 1965 -1975 : Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên toàn quốc, tiếp tục
xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giữ vững chiến lược tiến công ở miền Nam 1965 1968
Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn chiến lược “ Chiến lược đặc biệt ”, để cứu vãn
chủ nghĩa thực dân mới, ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gịn, chính quyền
của tổng thống Mỹ Giôn xơn quyết định tiến hành chiến lược “ Chiến tranh cục bộ ” ở
miền Nam - một hình thức chiến tranh trong chiến lược tồn cầu “Phản ứng linh hoạt”
của Mỹ. Đế quốc Mỹ đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh vào trực
tiếp tham chiến, đóng vai trị chủ yếu trên chiến trường miền Nam; qn đội Sài Gịn

đóng vai trị hỗ trợ và thực hiện bình định: Mỹ đưa vào miền Nam hơn 20 vạn quân,
gồm 18 vạn quân Mỹ và hơn 2 vạn quân chư hầu, chưa kể 7 vạn hải quân và không
quân Mỹ xuất phát từ các tàu chiến trên mặt biển hoặc từ đất Thái Lan và Philipin.
Đồng thời đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
đánh phá miền Bắc Việt Nam nhằm làm suy yếu và ngăn chặn sự chi viện của miền
Bắc cho cách mạng miền Nam.


Ngày 25/03/1965, Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành trung ương Đảng họp, ra
quyết định Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt, quyết định chuyển toàn bộ
hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, an
ninh, quốc phịng, đối ngoại và văn hóa giáo dục đảm bảo cho miền Bắc có đầy đủ sức
mạnh đánh thắng khơng qn, hải qn Mỹ; duy trì và giữ vững sản xuất, tăng khả
năng chi viện cho chiến trường miền Nam.
Tháng 12/1965, Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương Đảng đã phân
tích
một cách tồn diện cuộc chiến. Hội nghị kết luận : mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền
Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, cuộc chiến đấu của quân và dân ta sẽ khó khăn,
gian khổ gấp bội nhưng do quân Mỹ vào trong thế thua, thế bị động nên lực lượng so
sánh giữa ta và địch khơng có sự thay đổi lớn. Vì thế, cuộc kháng chiến vẫn giữ vững
và phát triển thế chiến lược tiến công. Kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính
trị, nhưng đấu tranh quân sự quyết định trực tiếp. Phương châm là đánh lâu dài, dựa
vào sức mình là chính. Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược : “ Động viên lực lượng của
cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ
tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hồn thành cách mạng
dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà. ”
II. NƠI DUNG HƠI NGHỊ 11 VÀ 12
Hội nghị 11 (3-1965) và 12 (12-1965) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết
định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước trên phạm vi cả nước và đề ra

đường lối cho cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới.
Kế thừa và phát triển sáng tạo đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt
Nam đã được đề ra tại Đại hội lần thứ III (1960), nội dung đường lối kháng chiến
chống
Mỹ, cứu nước trong giai đoạn mới, gồm các nội dung lớn là:
Quyết tâm chiến lược: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn
quân viễn chinh, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn,
cuộc
chiến tranh vẫn trở nên gay go, ác liệt , nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để
giữ vững thế chủ động trên chiến trường; cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến
hành vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Cuộc chiến tranh đó được
đề ra trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về
chiến lược; Mỹ khơng thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn, bế tắc của chúng ở
miền Nam. Từ sự phân tích nhận định trên, Trung ương khẳng định chúng ta có đủ
điều
kiện và sức mạnh để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Với tinh thần “ Quyết tâm đánh thắng
giặc
Mỹ xâm lược”, Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc.


Mục tiêu chiến lược: Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế
quốc
Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hịa bình
thống nhất nước nhà.
Phương châm chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh
càng mạnh; cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để
mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời
gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên
quyết tiến công và liên tục tiến công. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công, đánh địch trên cả
ba vùng chiến lược.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế,bảo đảm
tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có
chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức
của
cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực
chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến
tranh cục bộ ra cả nước.
Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng hai miền: Trong cuộc chiến tranh
chống
Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn..
Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là thành quả
chung rất to lớn của nhân dân ta, là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh
chống
Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức
tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt, nhất là về kinh tế và quốc phòng, nhằm
đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam, đồng thời, vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa
xã hội nhằm phát huy vai trò đắc lực của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Hai
nhiệm vụ trên đây khơng tách rời nhau mà mật thiết gắn bó nha. Khẩu hiệu chung của
nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Nhận xét chung về nghị quyết 11 & 12 của Đảng
Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 và lần thứ 12 năm 1965 với nội dung như trên
thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội trong bối cảnh mới, tiếp tục tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trong
điều kiện cả nước có chiến tranh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của Đảng và dân tộc ta. Đó là đường lối chiến

tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong hồn
cảnh


đã khác trước, cơ sở để Đảng lãnh đạo đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước
đi
tới thắng lợi vẻ vang.

III. CƠ SỞ ĐƯA RA NHẢN ĐỊNH
Dựa trên các cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn, Đảng ta trong Hội nghị 11 và
12
đã đưa ra nhận định: “mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân
viên
chinh và chư hầu vào miền Nam Việt Nam nhưng so sánh tương quan lực lượng trên
chiến trường không thay đổi"”
Thứ nhất: Căn cứ vào thế và lực của ta:
về phía địch: cùng với thất bại của Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và sự lung
lay của chính quyền Sài Gòn, Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ, bị động. Vì
vậy, khi quân địch tăng cường quân viễn chinh mặc dù cũng là cuộc chiến tranh xâm
lược kiểu mới nhưng chúng buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và thế bị
động cho nên chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược.
về phía ta: đang giành thế chủ động tấn cơng trên mọi mặt trận, có hậu phương
vững chắc chi viện, đã đánh tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, vì vậy tạo niềm tin
và sức mạnh tinh thần rất lớn, đặc biệt khi ta đang ở thế tiến công. Quân đội và nhân
dân luôn đồng lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
=> Việc Mỹ đưa quân chi viện không trở thành mối đe dọa khi quân dân ta đồng lòng
kháng chiến, chủ động tích cực giành độc lập, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, đẩy Mỹ
vào thế bị động, hoang mang.
Thứ hai: Cuôc chiến tranh xâm lược của Mỹ găp sự phản đối gay gắt của

các lực lượng tiến bô trên thế giới
Trước sự thất bại ở chiến trường miền Nam và sự lung lay của chính quyền Sài
Gịn, Mỹ trực tiếp đưa quân vào viện trợ miền Nam Việt Nam làm lộ rõ mưu đồ cướp
nước. Chính nghĩa khơng bao giờ thuộc về phía những kẻ đã gây ra chiến tranh phi
nghĩa. Sự tàn bạo của cuộc chiến tranh xâm lược làm khơi dậy, củng cố sức mạnh
đoàn
kết của cả dân tộc Việt Nam; buộc nhân loại tiến bộ lên tiếng ủng hộ và giúp đỡ cuộc
đấu tranh của nhân dân Việt Nam; làm cho nước Mỹ bị chia rẽ và phong trào phản
chiến ngày càng lan rộng, đơn cử là cuộc biểu tình quy mơ hơn 50.000 người ở
Washington DC ngày 15-11-1969 sau này.
Mỹ tăng cường quân viễn chinh cũng là hành vi uy hiếp tinh thần, muốn chứng
tỏ
sức mạnh quân sự nhưng thực chất bộc lộ sự nhu nhược và bất lực. Chúng đang tiến
hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa - nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối
gay
gắt, còn nhân dân ta đang tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại đế quốc để
giành độc lập - luôn nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.


=> Tạo cho địch tâm lý lo ngại nhưng lại là nguồn lực tinh thần to lớn cho chúng ta
tiến công địch khi chúng tăng cường quân viễn chinh.
Thứ ba: Xuất phát từ vi trí đia lý miền Nam
Đây là vùng có địa hình phức tạp, đồng bằng nhưng có nhiều vùng chiêm trũng
rộng lớn, hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Vì vậy khi địch tăng cường quân viễn chinh,
chúng buộc phải dàn mỏng lực lượng để đối phó với quân ta ( áp dụng lối đánh du
kích). Khi chúng rải quân cũng sẽ rơi vào thế bất lợi, lực lượng mỏng không thể phát
huy sức mạnh quân đội trong khi quân ta lại am hiểu địa hình địa vật ở đây cũng như
tường tận lối đánh du kích nên địch sẽ bất lợi khi khó tiếp cận được quân ta và phịng
thủ khi qn ta tiến hành tấn cơng.
=> Đây là một ưu thế lớn cho quân ta, là một trong những lý do địch khơng thể tận

dụng hồn toàn sức mạnh và lợi thế mà quân đội viễn chinh Mỹ có.
Thứ tư: Trong q hình chống “chiến tranh đăc biệt”, thế trân chiến tranh
nhân dân đã hình thành, cách mạng miền Nam đã có sự phát triển về thế và lực.
Cùng với lực lượng và điều kiện để đánh bai âm mưu lâu dài và trước mắt của
đich
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chiến tranh nhân dân là sự vận dụng tổng hợp lịch sử
đánh giặc của ta và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin vào tình hình thực tế ở
Việt Nam.Có thể hiểu khái niệm trên theo tư tưởng Hồ Chí Minh với hai góc độ: Đây
là cuộc chiến tranh được tiến hành bởi toàn thể nhân dân và là cuộc chiến tranh nhằm
bảo vệ lợi ích của nhân dân, mang lại cho nhân dân độc lập, tự do, hạnh phúc, thống
nhất, hịa bình... Theo Hồ Chí Minh, Chiến tranh nhân dân ở nước ta phải thực hiện
theo phương châm: "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh". Hồ Chí
Minh
khẳng định:
- "Kháng chiến phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải
chuẩn bị lâu dài". Đánh lâu dài là do tương quan so sánh lực lượng ban đầu giữa ta và
địch, địch dựa vào thế mạnh về quân sự, kinh tế để thực hiện đánh nhanh, thắng
nhanh;
ta phải trường kỳ kháng chiến để tránh thế mạnh ban đầu của địch và có thời gian
chuyển hóa lực lượng từ yếu thành mạnh để thắng địch.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng nói chung và chỉ đạo chiến tranh nói
riêng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nắm chắc tình hình để phân tích cục diện trong nước và
trên thế giới, đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong từng giai đoạn của
cách mạng và chiến tranh, từ đó đề ra chiến lược, sách lược đúng đắn để chỉ đạo cuộc
kháng chiến trường kỳ, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành
thắng
lợi cuối cùng.
Thứ năm: Mỹ đưa quân vào miền Nam nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính
quyền Sài Gịn, cuôc chiến tranh này được đề ra trong thế thua, thế thất bai và bi



đơng, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Trong khi đó cách
mạng miền Nam giữ vững thế tiến công, sẽ đánh bại “chiến tranh cục bô” trong
thời gian ngắn nhất. Mỹ vì thế khơng thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn,
bế tắc của chúng ở miền Nam
Ngày 8 tháng 5 năm 1963 xảy ra sự kiện Phật Đản tại Huế. Từ một vụ lộn xộn
cảnh sát không cho treo cờ Phật giáo nhân ngày Phật Đản, cho đến khi Hồ Thượng
Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gịn phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính
phủ, rồi một loạt các cuộc tự thiêu khác của Phật tử, đã làm chấn động tình hình trong
nước và quốc tế.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự chỉ huy của
tướng Dương Văn Minh và sự im lặng không phản đối của Hoa Kỳ, đã làm đảo chính
lật đổ và giết chết ba anh em Tổng thống Ngơ Đình Diệm. Lực lượng biệt động của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng liên tiếp tổ chức các cuộc tấn công, đánh bom tại Sài
Gòn
và trong các thành phố như vụ Đánh bom cư xá Brink 1964, đánh bom sứ quán Mỹ
1965.
Vào giữa năm 1965, với các thất bại liên tiếp trên chiến trường và tình hình
chính
trị rối loạn, trước tình huống thế và lực của chính quyền Sài Gịn suy yếu đến mức
khơng có cơ cứu vãn, Mỹ đã chính thức nhảy vào cuộc. Khơng vừa lịng với vai trị
"giật dây sau cánh gà" cùng các khoản viện trợ, họ công khai lộ diện, trực tiếp có mặt
tại nam Việt Nam từ các đoàn cố vấn đến một đội quân viễn chinh.
Mặt khác, miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chi viện từ hậu phương
miền ngồi ln trên tinh thần chiến đấu cao và sẵn sàng chung sức đập tan Chiến
lược
mà quân thù đã đề ra. Và sự thật là quân ta đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
=> Việc trực tiếp can thiệp vào miền Nam, Mỹ bắt buộc phải phân tán lực lượng, điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh toàn quân viễn chinh.

Thứ sáu: Do đế quốc Mỹ bi ràng buôc trong khuôn khổ chiến tranh thực
dân
kiểu mới, phải dựa vào bon tay sai bản đia để thực hiên mục tiêu xâm lược
nhưng
bon tay sai lại rất yếu. Phương thức xâm lược và chính sách thực dân kiểu mới
của đế quốc Mỹ luôn luôn quyên chăt vào nhau và chứa nhiều mâu thuẫn. Chiến
tranh càng mở rơng, kéo dài thì mâu thuẫn càng bơc lô và bi khoét sâu mà Nhà
Trắng và Lầu Năm Góc khơng thể khắc phục
Mâu thuẫn giữa mục đích muốn giấu mặt trá hình để áp đặt chủ nghĩa thực dân
kiểu mới nhưng buộc phải tiến hành chiến tranh bằng quân viễn chinh của Mỹ nên
chúng nhanh chóng bị lộ mặt.
Mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng phải xây dựng cho được
chính quyền, quân đội tay sai bản xứ làm chỗ dựa và là công cụ xâm lược của Mỹ
nhằm
đáp đặt cho được chủ nghĩa thực dân kiểu mới.


Mâu thuẫn giữa sức mạnh quân sự vốn có, nhưng do phi nghĩa và đặt điểm của
thời đại chi phối, lại phải tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nên đế
quốc Mỹ không thể sử dụng hết sức mạnh quân sự của chúng trong cuộc chiến tranh
cách xa nước Mỹ.
Thứ bảy: Thực hiện phương châm đánh lâu dài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đang đứng vào một thế thuận lợi... Mặc
dù Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta
và địch vẫn không thay đổi lớn. Vì vậy, cách mạng miền Nam vẫn phải giữ vững và
phát triển thế chiến lược tiến công. Cần phải động viên lực lượng của cả nước kiên
quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải
phóng
miền Nam. Trên cơ sở phương hướng và nhiệm vụ, Trung ương đề ra phương châm:
Ra sức hạn chế cuộc chiến tranh của địch và đánh thắng địch trong cuộc chiến tranh

hạn chế đó, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề, đẩy chúng ngày càng bị sa lầy thì ta
nhất định giành thắng lợi quyết định ở miền Nam. Phương châm chiến lược là đánh
lâu
dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, kết
hợp
vừa đánh, vừa đấu tranh chính trị và ngoại giao. Kiên trì kết hợp đấu tranh quân sự với
đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công.
IV. KẾT LUẢN
Tất cả các cơ sở trên Đảng đã phân tích và nghiên cứu rất kỹ, khơng chủ quan,
nóng vội, khinh địch mà rất khoa học, thể hiện tư duy nhạy bén về quân sự và thế tiến
công. Một lần nữa ta khẳng định, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, Đảng ta
đã sáng suốt nhận định “mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân
viên chinh và chư hầu vào miền Nam Việt Nam nhưng so sánh tương quan lực lượng
trên chiến trường không thay đổi"” Điều này giúp Đảng đề ra được những đường lối
đấu tranh đúng đắn, tạo niềm tin cho quân và dân ta trước kế hoạch mới của kẻ thù,
giành thắng lợi vẻ vang trước quân thù hùng mạnh nhất thế kỷ 20.
Sức mạnh và tính bền vững của một hậu phương được tổ chức chặt chẽ và khối
đại đoàn kết toàn dân không ngừng được chăm lo, mở rộng, tăng cường, nhằm mục
tiêu chung là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Điều này tạo nên sức mạnh
dân tộc, củng cố niềm tin toàn dân trước kẻ thù mạnh, ở chủ động. Trong khi đó, chính
nước Mỹ lại bị rung động, nội bộ chia rẽ bởi những thất bại ngày càng nặng trong
cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Việc đưa quân viễn chinh vào miền Nam là một bước
đi thụ động, nhằm ra oai về sức mạnh quân sự và dọn dẹp tàn dư của một chính quyền
Sài Gịn thối nát.

9


=> Nhận định trên của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, là tiền đề quan trọng cho các

chiến lược tiếp theo, giúp quân và dân ta đánh bại trước mắt là “Chiến tranh cục bộ”,
sau là các chiến lược tiếp theo của Mỹ, giành lại độc lập dân tộc.
V. Ý NGHĨA, BÀI HỌC THỰC TIỄN VÀ LIÊN HẺ HIÊN NAY
1. Ý nghĩa
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị T.Ư 12, quân và dân ta trên cả hai miền
nam-bắc nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng vượt qua những thử thách
lớn lao, bền lòng chiến đấu, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi từ
thắng
lợi này đến thắng lợi khác.
Về phần nhận định mà Đảng đề ra, đây là một bước cần thiết. Chính nhận định
trên giúp Đảng có cái nhìn đúng đắn và khách quan nhất về tương quan lực lượng giữa
Mỹ và ta lúc bấy giờ. Đây là tiền đề quan trọng giúp Đảng ta đưa ra những chiến lược,
quyết định quan trọng, góp phần vào cơng cuộc giải phóng nước nhà. Đây cũng là một
liều thuốc tốt để củng cố tinh thần chiến sĩ, giúp quân và dân ta thêm vững tâm, khơng
run sợ trước kẻ thù, tự tin đồn kết cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
2. Bài hoc thực tiễn
Sớm nhận rõ kẻ thù, đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch, có chủ
trương phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể, đánh bại từng bước, tiến lên
giành thắng lợi hồn tồn.
Củng cố lịng tin của quân và dân, nâng cao sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ý chí
đánh thắng kẻ thù, cùng chung tay giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc.
Giải quyết tốt mối quan hệ và đề ra đường lối chiến lược, nhiệm vụ cách mạng
của hai miền Nam, Bắc và nhiệm vụ cách mạng của cả nước, tạo ra sức mạnh to lớn
để
đánh thắng kẻ thù
Giữ vững độc lập, tự chủ, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo, tăng
cường đoàn kết và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế, phát huy sức
mạnh
dân tộc và sức mạnh thời đại.
3. Liên hệ hiên nay

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID đang diễn biến hết sức phức tạp với số ca
mắc ngày một nhiều, quy mô nhiễm bệnh cũng lan rộng ra nhiều khu vực. Trước mối
nguy hại to lớn nay, nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và nguy cơ mà dịch bệnh đem
lại, Đảng và nhà nước ta đã kịp thời nắm bắt tình hình, theo dõi sát sao, phản ứng linh
động, tích cực có các biện pháp phịng và chống dịch:

1
0


- Ngay từ những ngày mới bùng dịch, Đảng đã có các biện pháp phịng chống,
lên các giả định có thể xảy ra nhằm kịp thời đối phó với các tình huống bất ngờ. Ngay
khi có những ca nhiễm đầu tiên, thực hiện giãn cách xã hội nhằm đảm bảo dịch bệnh
khơng lây lan.
- Khi có dịch, tun truyền người dân bình tĩnh trong mọi tình huống, khơng
hoang mang lo sợ. Bắt đầu truy vết và khoanh vùng các khu vực có dịch để hạn chế
lây
lan hết mức có thể.
- Vẫn đảm bảo hỗ trợ cuộc sống người dân khi tiến hành giãn cách xã hội,
ln
có các quỹ hỗ trợ những người gặp khó khăn trong mùa dịch để khơng một ai bị bỏ lại
phía sau. Có các biện pháp như huy động công nhân ở tại công ty, ... để đảm bảo công
việc cho người dân cũng như nền kinh tế nước nhà.
- Lên kế hoạch và xây dựng các bệnh viện dã chiến để hỗ trợ khám chữa bệnh.
Huy động các y bác sĩ từ nhiều địa phương để hỗ trợ các vùng đang ở đỉnh dịch.
- Luôn ln cập nhật tình hình, phản ứng linh hoạt, phán đoán nhanh để đưa ra
những quyết định, chỉ thị đúng đắn, phù hợp với mỗi giai đoạn, mỗi địa phương, đơn
cử như chỉ thị 15, 16, ...
Trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch COVID, miền Nam là tiền tuyến chống dịch,
miền Bắc, miền Trung vẫn luôn là hậu phương vững chắc, nhân dân liên tục đẩy mạnh

sản xuất, chi viện cho tiền tuyến. Hàng ngàn chiếc xe khách chở các y bác sĩ, lương
thực thực phẩm từ khắp mọi miền hướng về miền Nam như hình ảnh năm xưa các
chiến
sĩ, bộ đội, . một lòng hướng về miền Nam ruột thịt.
=> Việc nhận thức rõ và đánh giá đúng đắn những mối nguy hại đối với Đảng,
với dân là hết sức quan trọng, giúp Đảng và Nhà nước có được những quyết định đúng
đắn để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước trong thời chiến hay cả thời
bình.

1
1



×