Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.51 KB, 95 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THỊ THÁI HÀ




KHÁC BIỆT GIỚI TRONG HÀNH VI ĐỌC SÁCH CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI




LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Xã hội học







HÀ NỘI -2011


2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ THÁI HÀ



KHÁC BIỆT GIỚI TRONG HÀNH VI ĐỌC SÁCH CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI



LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 30




Người hướng dẫn khoa học: TS Trương An Quốc



HÀ NỘI -2011


3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực của ban
thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và
bạn bè.
Trước hết em xin gửi lời cám ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo
đã giảng dạy em trong suốt quá trình học cao học, đã giúp em có được những
kiến thức nền tảng làm cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới TS Trương An Quốc đã trực
tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận
văn để có được kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng em xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã
tạo điều kiện và hỗ trợ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 23/09/2011
Học viên


Nguyễn Thị Thái Hà













4
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong
luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu
nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Thái Hà



















5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
10
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 11
3. Mục tiêu nghiên cứu: 12
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 12
5. Giả thuyết nghiên cứu 13
6. Phương pháp nghiên cứu 13
7. Khung lý thuyết 16
NỘI DUNG CHÍNH
16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 17
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 17
1.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 20
1.3. Lý thuyết áp dụng 24
1.3.1. Lí thuyết học hỏi xã hội 25
1.3.2. Lí thuyết hành động xã hội của M.Weber 26
1.3.3. Lí thuyết nhu cầu của Maslow 27

1.4. Các khái niệm công cụ 28
1.2.1. Khái niệm Giới 28
1.2.2. Khái niệm Hành vi 29
1.2.3. Khái niệm khác 30
1.2.4. Một số đặc điểm về giới ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
(từ 15 tuổi đến 18 tuổi)…………………………………………………………… 30
CHƯƠNG 2: KHÁC BIỆT GIỚI TRONG HÀNH VI ĐỌC SÁCH CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI 32


6
2.1. Thực trạng về hành vi đọc của học sinh trung học phổ thông miền
núi hiện nay 32
2.1.1. Sự lựa chọn thể loại sách đọc của học sinh Trung học phổ thông
miền núi hiện nay và việc đáp ứng nhu cầu đọc sách của học sinh từ các
nguồn cung 32
2.1.2. Lượng đọc của học sinh 35
2.1.3. Mục đích đọc sách của học sinh 39
2.1.4. Những khó khăn của học sinh khi tiếp cận với nguồn đọc 41
2.2. Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ
thông miền núi…………………………………………………………… 41

2.2.1. Giới tính và thể loại sách học sinh thường đọc…………………….44
2.2.2. Giới tính và mục đích đọc sách của học sinh………………………46
2.2.3. Giới tính và tiêu chí lựa chọn sách của học sinh………………… 48
2.2.4. Giới tính và thời gian dành cho việc đọc sách mỗi ngày của học
sinh…………………………………………………………………………………….50
2.2.5. Giới tính và nơi học sinh thường đọc sách…………………………52
2.2.6. Giới tính và nguyên nhân khiến học sinh không đến thư viện……54
2.2.7. Giới tính và loại hình giải trí ngoài việc đọc sách của học sinh 57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI ĐỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI 62
3.1. Các đặc điểm cá nhân của học sinh 62
3.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên ………………………… 64
3.3. Cơ sở vật chất của thư viện trường…………….………………… 68
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
KẾT LUẬN 72
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………….74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


7
PHỤ LỤC 80


8
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thể loại sách thường đọc…………………………………………32
Bảng 2.2: Thời gian đọc sách của học sinh………………………………….36
Bảng 2.3: Mức độ đến thư viện của học sinh ……………………………….37
Bảng 2.4: Mục đích đọc sách của học sinh………………………………….40
Bảng 2.5: Khó khăn của học sinh trong việc tiếp cận với nguồn đọc……… 41
Bảng 2.6: Tương quan giữa giới tính và thể loại sách thường đọc………… 44
Bảng 2.7: Tương quan giữa giới tính và mục đích đọc sách của học sinh… 46
Bảng 2.8: Tương quan giữa giới tính và tiêu chí chọn sách…………………48
Bảng 2.9: Tương quan giữa giới tính và thời gian đọc sách ……………….52
Bảng 2.10: Tương quan giữa giới tính và nơi đọc sách của học sinh.……….54
Bảng 2.11: Tương quan giữa giới tính và lý do không đến thư viện……… 56

Bảng 2.12: Tương quan giữa giới tính và loại hình giải trí ngoài việc đọc
sách………………………………………………………………………… 59
Bảng 3.1: Yếu tố giới và mức độ đến thư viện của học sinh ……………… 62
Bảng 3.2: Tương quan giữa biến số trường học và thời gian dành cho việc đọc
sách của học sinh ………………………………………………………… 63
Bảng 3.3: Đánh giá của học sinh về cơ sở vật chất của thư viện trường… 68










9
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Quan sát trường hợp một thư viện………………………………….38
Hộp 2: Hướng dẫn của giáo viên đối với việc đọc sách của học sinh.…… 65
Hộp 3: Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi đọc sách của học
sinh………………………………………………………………………….70
DANH MỤC VIẾT TẮT

Trường PTDTNT Trường Phổ thông dân tộc Nội trú
THPT Trung học phổ thông
PTDL Phổ thông dân lập
UBND Ủy ban nhân dân
ĐH Đại học
ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn














10
PHẦN

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, bậc học trung học phổ thông là thời kỳ quan
trọng cho mỗi học sinh, đây là giai đoạn trực tiếp chuẩn bị cho mỗi cá nhân
bước tiếp vào các trường chuyên nghiệp. Thực tế trong các trường phổ thông
hiện nay học sinh thường ít quan tâm đến việc đọc. Những học sinh xuất sắc,
học giỏi toàn diện như trong cuộc thi Đường lên đỉnh Ôlimpia chỉ là cá biệt.
Mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta rất khó thành hiện thực, hoặc
chỉ đạt được trong một mặt bằng kiến thức rất thấp. Qua trao đổi với nhiều
người và từ những hiểu biết trong lĩnh vực giáo dục của mình, chúng tôi đã
nhận thấy tình trạng phân hoá sâu sắc trong trình độ của học sinh ngày nay.
Có nghĩa là trình độ học sinh hôm nay về mũi nhọn thì có khá hơn trước, song
về mặt bằng chung lại thấp hơn. Đối với học sinh miền núi thì vấn đề này

càng trở nên khó khăn hơn so với các khu vực khác. Bởi đặc thù nơi đây hội
tụ nhiều học sinh đến từ các dân tộc khác nhau. Điều kiện tiếp cận với các ấn
phẩm sách cũng không thể thuận lợi như các khu vực thành thị. Có lẽ vì vậy
mà hàng năm, tỷ lệ học sinh miền núi thi đỗ vào các trường đại học là khá
thấp, đặc biệt khi xét về khả năng hiểu biết chung. Mà thực tế, những hiểu
biết đó có được là từ thói quen đọc sách.
Trong nhiều năm qua, vấn đề giới đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
của nhiều quốc gia cũng như nhiều nhà khoa học, các nhà hoạch định chính
sách. Bởi một thực tế rõ ràng là khoảng cách giới hiện nay vẫn chưa được thu
hẹp nhiều hơn bao nhiêu. Định kiến và phân biệt đối xử giới đã trở thành một
nếp nghĩ và ứng xử trong lối sống của nhiều người. Cũng chính vì thế mà cơ
hội đối với nữ giới nói chung và trẻ em gái nói riêng trở nên thật sự khó khăn.


11
Việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông để nhận được những thông tin
có lợi cho mình đối với phụ nữ còn hạn chế. Nhiều nghiên cứu của các nhà
khoa học nước ngoài cho rằng trẻ em nữ có khả năng tiếp thu tri thức và đọc
sách tốt hơn trẻ em nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đã có sự công bằng
trong việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông giữa hai giới hay không,
đặc biệt là đối với trẻ em ở vùng sâu vùng xa? Và những yếu tố nào tạo ra rào
cản đối với hành vi đọc của mỗi giới?
Có thể nhận thấy, hành vi đọc sách đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu
về hành vi đọc sách của học sinh ở khía cạnh giới. Vì vậy chúng tôi đã tiến
hành thực hiện nghiên cứu này. Để tìm câu trả lời cho các vấn đề như hiện
trạng hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi hiện nay và
những khác biệt ở khía cạnh giới trong việc đọc sách, thiết nghĩ nghiên cứu về
“Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông
miền núi” là điều cần thiết. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi hướng

đến việc tìm hiểu sự khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung
học phổ thông miền núi (với lứa tuổi từ 16 – 18 tuổi) ở miền núi nhằm tìm
hiểu rõ nét hơn về vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Khi chọn đề tài nghiên cứu về “Khác biệt giới trong hành vi đọc sách
của học sinh trung học phổ thông miền núi” chúng tôi mong muốn được
vận dụng những kiến thức đã được học, cụ thể là những lý thuyết, khái niệm
vào một đề tài nghiên cứu thực nghiệm, khẳng định lại các giá trị khoa học
đó, đồng thời mong muốn tìm tòi và phát hiện ra những vấn đề thực tiễn có


12
giá trị, có ý nghĩa khoa học mới để làm phong phú thêm tri thức ngành khoa
học xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về thực trạng vấn
đề đọc sách của học sinh miền núi hiện nay và phần nào giúp chúng ta tìm ra
được những nhân tố ảnh hưởng đến việc đọc sách của học sinh và những khác
biệt trên góc độ giới ở học sinh trong hành vi đọc sách.
Trên cơ sở kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số đề xuất được xem
là giải pháp tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách về giáo dục. Từ
đó có những phương án cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh
trung học phổ thông miền núi hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi hướng đến việc
nghiên cứu những vấn đề sau:
+ Tìm hiểu mức độ khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh
trung học phổ thông miền núi, cụ thể là ở thể loại sách, mục đích đọc sách,
thời gian đọc sách, mức độ đến thư viện của học sinh.

+ Trên cơ sở những phân tích đó đưa ra những khuyến nghị và giải
pháp nhằm giúp các em học sinh miền núi đến được với các tài liệu đọc một
cách tốt hơn, phù hợp với nhu cầu mỗi giới và nâng cao chất lượng đọc.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông
miền núi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh đang theo học tại bốn trường trung học phổ thông ở tỉnh Bắc
Kạn.


13
4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi thời gian: Từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2011.
* Phạm vi không gian: Trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Trường THPT Bắc
Kạn, Trường PTDT Nội trú tỉnh Bắc Kạn, Trường Phổ thông dân lập Hùng
Vương.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn học sinh trung học phổ thông đã ý thức được tầm quan trọng của
việc đọc sách, số học sinh thường xuyên tiếp cận với sách là khá cao.
- Có sự khác biệt trong hành vi đọc sách giữa học sinh nam và học sinh nữ:
+ Học sinh nữ thường thích đọc những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu hơn học
sinh nam.
+ Học sinh nam dành ít thời gian đọc sách hơn học sinh nữ.
+ Mục đích đọc sách, tiêu chí lựa chọn sách và nơi đọc sách của học sinh nam
cũng có sự khác biệt so với học sinh nữ.
- Yếu tố cá nhân, phương pháp giảng dạy của giáo viên và cơ sở vật chất của
thư viện trường có ảnh hưởng đến sự khác biệt trong hành vi đọc của học sinh
nam và học sinh nữ.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Trong báo cáo này chúng tôi sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, mà trọng tâm là học thuyết hình thái
kinh tế xã hội làm nền tảng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận đặt ra khi
xem xét đánh giá mỗi hiện tượng – sự kiện xã hội. Tức là phải đặt nó trong
mối liên hệ phổ biến, trong sự tác động và ảnh hưởng qua lại với các hiện
tượng – sự kiện khác. Ngoài ra, phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá một
vấn đề để tránh cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan, không đầy đủ.


14
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thu thập thông tin phục vụ đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu xã hội học sau:
- Phương pháp phỏng vấn sâu: để bổ sung thông tin cho các phân tích
định lượng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu cá nhân với 8 học sinh thuộc 4
trường THPT trong mẫu nghiên cứu, mỗi trường chọn 2 đối tượng để phóng
vấn. Nội dung phỏng vấn xung quanh vấn đề đọc sách của học sinh.
- Phương pháp quan sát: được sử dụng kết hợp trong quá trình phát
bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu rõ hơn những thông tin của người
trả lời. Thông qua tri giác trực tiếp và sử dụng những ghi chép bằng giấy bút,
bằng hình ảnh để ghi lại những vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tài liệu: nguồn thông tin khai thác từ các báo
cáo của trường học, báo chí, truyền hình, các công trình nghiên cứu đã được
đăng tải trên internet và một số tư liệu khác có liên quan đến một số yếu tố tác
động đến hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi.
- Phương pháp chọn mẫu:
Thông tin sẽ được thu thập từ mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ bốn

trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Dung lượng mẫu dự kiến là 400. Tính đại
diện của mẫu nghiên cứu được đảm bảo bằng quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên
theo mẫu cụm nhiều giai đoạn. Cách chọn như sau:
1. Lập danh sách các trường.
2. Tại mỗi trường lập danh sách số lớp của ba khối lớp (khối lớp 10,
lớp 11 và lớp 12).
3. Bốc thăm chọn lớp, mỗi khối chọn 1 đến 4 lớp để khảo sát tùy thuộc
vào sĩ số của mỗi lớp.
4. Cách chọn ở từng lớp như sau:
- Chọn học sinh ngồi giữa dãy bàn từ dãy trên xuống dãy dưới.


15
- Không chọn hai học sinh ngồi cạnh nhau để hỏi.
Trường học Tần số Tần suất %
Trường THPT Chuyên Bắc Kạn 100 25
Trường THPT Bắc Kạn 100 25
Trường PTDTNT tỉnh Bắc Kạn 100 25
Trường THPT Dân lập Hùng Vương 100 25
Tổng
400 100

Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu:
Giới tính Tần số Tần suất (%)

Nam 200 50
Nữ 200 50
Tổng
400 100


Cơ cấu dân tộc của mẫu:
Dân tộc Tần số Tần suất (%)
Kinh 115 28,8
Tày 145 46,2
Dao 65 16,2
Nùng 26 6,5
Mông 9 2,2

- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi: đây là phương
pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nhằm thu thập thông tin thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành phát 400 phiếu trưng cầu ý kiến cho học sinh các lớp
trong 4 trường. Nội dung phiếu gồm hai phần lớn: Phần nội dung chính của
phiếu hỏi và phần thông tin cá nhân.


16
+ Phần các câu hỏi: chúng tôi đưa ra các câu hỏi về hành vi đọc sách
của học sinh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa thêm câu hỏi để xem đánh giá
của học sinh về cơ sở vật chất của thư viện trường, phương pháp giảng dạy
của giáo viên để từ đó xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
đọc sách của học sinh.
+ Phần thông tin cá nhân: chúng tôi đưa ra một số đặc điểm cá nhân của
học sinh như giới tính, dân tộc, lớp, trường.
- Phương pháp xử lý thông tin: Số liệu điều tra được xử lý bằng
chương trình ứng dụng SPSS for Windows version 16.0.
7. Khung lý thuyết













Nhu cầu đọc sách
Điều kiện khách quan
Đặc điểm giới
Hành vi đọc sách


17
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói, đã có khá nhiều các nghiên cứu của các nhà khoa học về
vấn đề văn hoá đọc nói chung và hành vi đọc sách của độc giả nói riêng với
nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Có thể kể đến ở đây một vài nghiên cứu như nghiên cứu Truyền hình
và hành vi đọc của giới trẻ: một cách tiếp cận (Television and Young
People's Reading Behaviour: A Review of Researc)h của các tác giả
Johannes W.J. Beentjes và Tom H.A. van der Voort, hay nghiên cứu Hành vi
đọc của giới trẻ cuối thế kỷ: nghiên cứu tập trung ở học sinh dân tộc thiểu
số bậc tiểu học (Young people’ reading at the end of the century: Focus on
Ethnic Minority Pupils) (1999) được Trung tâm nghiên cứu quốc gia Anh về
văn học thiếu nhi thuộc viện Roehampton công bố nhằm tìm hiểu về thói quen
đọc sách của những em học sinh dân tộc thiểu số. Nghiên cứu Young people’

reading at the end of the century: Focus on Ethnic Minority Pupils cho thấy
các em học sinh người dân tộc thiểu số tin tưởng vào những gì chúng đọc
được về giới tính, việc mang thai, và những thay đổi cơ thể hơn thanh niên
nói chung. Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng cách giữa em gái và em trai
trong việc hứng thú đọc sách là khá hẹp trong những cộng đồng dân tộc thiểu
số. Và trong những cộng đồng này, có thể có sự tham gia của người cha trong
việc đọc của trẻ em.
Ở đây có thể kể đến một nghiên cứu khác về việc Tìm hiểu sự khác
biệt giới trong hành vi đọc ở trẻ em (Gender Differentials in Reading
Behaviour Among Children) của các tác giả Rita Rani, Raj Pathania và
Shuphangna Sharma (Ấn Độ, 2006). Nghiên cứu lựa chọn mẫu ngẫu nhiên


18
bao gồm 100 trẻ em (gồm 50 em nam và 50 em nữ) trong độ tuổi từ 6 – 18
tuổi, không phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng và địa vị kinh tế. Ở đây, tác giả sử
dụng bảng phỏng vấn bán cấu trúc được xây dựng dựa trên những mục tiêu đã
được đặt ra nhằm thu thập thông tin từ người được hỏi về những ảnh hưởng
của sách và tạp chí đến trẻ em như thế nào?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các phương tiện in ấn đã tạo ra một sự thay
đổi to lớn trong cách sống của trẻ em. Hầu hết những em được hỏi đều dành ít
nhất một giờ một ngày để đọc báo. Trong khi các em nam hứng thú với việc
tìm hiểu những kiến thức chung qua các tạp chí, thì các em gái lại ưa chuộng
những tạp chí thời trang. Đa số trẻ em trai thường xuyên đọc những thông tin
về những vấn đề quốc tế, còn trẻ em gái thì có xu hướng thiên về nghệ thuật,
văn chương. Những cuốn sách, tạp chí, hay những tờ báo có thể giúp cung cấp
kiến thức giúp các em hiểu rõ hơn về mọi người, về những sự việc xảy ra
trong xã hội và khuyến khích ở trẻ em những hành vi chuẩn mực xã hội.
Những cuốn sách ưa thích của các em nữ thường là viết về các vở kịch hay
câu chuyện, trong khi đó các em nam lại thích những cuốn sách liên quan đến

tội phạm và những khám phá.
Như vậy, có thể nhận xét rằng, sách báo và tạp chí vẫn nhận được sự
yêu thích và quan tâm của giới trẻ trong thời đại công nghệ thông tin như hiện
nay.
Trong khoảng thời gian từ tháng 04-08/2009, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tiến hành cuộc khảo sát về Thực trạng đọc sách của thiếu nhi Việt
Nam (nghiên cứu tại 10 tỉnh thành trong cả nước). Cuộc khảo sát thực hiện
trên 1000 đối tượng: thiếu nhi (chủ thể đọc sách), phụ huynh và giáo viên
(người có vai trò định hướng và tổ chức việc đọc sách cho trẻ). Kết quả cho


19
thấy văn hóa đọc của thiếu nhi hiện nay rất đáng lo ngại từ nhiều phương
diện.
+ Các em say mê các trò giải trí khác như chơi game, xem tivi, chơi thể
thao nhiều hơn là đọc sách. Nếu có đọc sách thì phần lớn các em (87%)
thường đọc truyện tranh và truyện giả tưởng dịch của nước ngoài.
+ Nguồn sách mà các em đọc thiếu tính định hướng của người lớn nên
các em có thể sẽ đọc những cuốn sách thiếu tính thẩm mỹ, giáo dục.
+ Đối với các em thiếu nhi các tỉnh miền núi hầu hết đều thích đọc
sách, nhất là sách, truyện tranh nhưng rất ít có sách để đọc.
+ Đối với giáo viên thì gần như tuyệt đại đa số giáo viên không có gợi
ý về loại sách đọc cho học sinh của mình.
+ Các bậc phụ huynh học sinh cũng dành một số tiền khá ít ỏi để mua
sách cho con, còn những phụ huynh có dành tiền mua sách cho con thì không
biết con mua loại sách gì hay thích đọc sách gì?
Vấn đề đọc sách của giới trẻ hiện nay còn được tác giả Lê Thị Như
Khê đề cập tới trong một nghiên cứu vào năm 2007 là “Sở thích đọc sách của
giới trẻ ở Huế hiện nay: những số liệu điều tra”. Nghiên cứu thực hiện việc
chọn mẫu hướng đến hai đối tượng: người cho thuê truyện và người đọc

truyện. Trong đó đặc biệt chú ý đến ý kiến của nhóm người đọc truyện (120
mẫu) với nhiều lứa tuổi từ 11 – 15 tuổi, 16 – 18 tuổi và thanh niên trưởng
thành (19 – 25 tuổi). Chú ý các đối tượng phỏng vấn theo giới tính, kết hợp
phỏng vấn ngẫu nhiên người đọc tại các quầy sách, thư viện, và phỏng vấn
có định hướng qua người thân quen,… Kết quả nghiên cứu cho thấy, sở thích
đọc sách của giới trẻ ở Huế hiện nay chủ yếu là truyện tranh. Sự phản cảm về
văn hoá của truyện tranh ít bị ảnh hưởng đến thanh niên Huế hơn so với
những thành phố khác. Tuy nhiên, sự cảm nhận văn học của giới trẻ có chiều
hướng lệch lạc. Bởi lẽ những tác phẩm chưa hay, những cuốn truyện tranh với


20
nội dung chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục vẫn đang lan tràn khắp thị
trường và giới trẻ dễ dàng tiếp cận được với những ấn phẩm như vậy. Vấn đề
nghiên cứu đặt ra đó là, giới trẻ ngày càng ưa thích truyện tranh, những tác
phẩm văn chương thuần tuý không thu hút được họ nữa. Đó là nguyên nhân
khiến cho ngôn ngữ cũng như khả năng diễn đạt ý tưởng và đối thoại của giới
trẻ ngày càng hạn chế.
Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm hiểu sự khác
biệt giới trong hành vi đọc của học sinh nói chung. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục
đi theo hướng nghiên cứu của các nhà khoa học trước để tìm hiểu sự khác biệt
giới trong hành vi đọc của học sinh trung học phổ thông miền núi. Từ đó đưa
ra một bức tranh khái quát về mức độ khác biệt giới trong hành vi đọc của học
sinh miền núi hiện nay và đề xuất một vài ý kiến nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu đọc sách của học sinh theo từng giới.
1.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Cuộc khảo sát được tiến hành trên cơ sở lấy mẫu tại bốn trường trung
học phổ thông tại địa bàn thị xã Bắc Kạn.
Trường THPT Dân lập Hùng Vương được thành lập từ năm 2004.
Đến nay về cơ bản trường đã có đầy đủ cơ sở vật chất với đội ngũ giáo viên

trẻ khỏe, luôn tận tâm với công việc của mình.
Năm học 2010 - 2011, Trường THPT Dân lập Hùng Vương đã tổ chức
tuyển sinh 182 học sinh đủ điều kiện thụ hưởng Dự án“Hỗ trợ học sinh tốt
nghiệp THCS học lên bậc THPT dựa vào kết quả đầu ra”. Bước sang năm học
2011 - 2012, tổng số học sinh tiếp tục được nhận hỗ trợ từ Dự án là 157 học
sinh, trong đó có 151 học sinh đã tham gia Dự án từ năm học trước và 6 học
sinh mới chuyển trường được lựa chọn thay thế. Nguồn kinh phí được Tổ


21
chức Đông Tây hội ngộ cấp cho Trường trong năm học vừa qua là
297.554.274 đồng.
Bước vào năm học mới, trường đã tổ chức cho 100% học sinh khối 11
được mượn sách giáo khoa từ thư viện. Trong học kỳ II, học sinh khối 11 sẽ
được mượn sách giáo khoa 8 môn cơ bản của khối 12 để có điều kiện làm
quen trước với kiến thức. Tỷ lệ tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường THPT
Dân lập Hùng Vương năm học vừa qua được nâng cao so với những năm học
trước. Chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh thuộc diện
thụ hưởng Dự án được củng cố vững chắc.
Trường THPT Chuyên Bắc Kạn
Trường THPT chuyên Bắc Kạn được thành lập theo quyết định số
1448/QĐ - UB ngày 28/7/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn, với mục tiêu là
trường trung tâm chất lượng cao, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của
tỉnh. Sau một thời gian hình thành và phát triển, mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn thử thách nhưng thầy và trò nhà trường vẫn nỗ lực, phấn đấu vươn lên
về mọi mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần quan trọng vào
thành tích chung của toàn ngành Giáo dục tỉnh Bắc Kạn, là địa chỉ tin cậy của
các bậc phụ huynh, học sinh trên địa bàn tỉnh.

Những ngày đầu thành lập, trường mới có 22 cán bộ giáo viên và 8

lớp học với 242 học sinh của các hệ lớp chuyên: Toán học, Ngữ văn, Sinh
học, Địa lí. Sau 7 năm thành lập, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở
vật chất, trường THPT chuyên Bắc Kạn đã có những bước phát triển không
ngừng. Đến nay nhà trường đã có thêm các hệ chuyên Anh văn, Hóa học,
Vật lí với 46 cán bộ giáo viên, trong đó: 03 Thạc sĩ , 36 Cử nhân. Chi bộ
nhà trường có tổng số 28 đảng viên, chiếm 61% số cán bộ giáo viên, nhân
viên trong trường. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và động viên kịp thời của Ban


22
chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường các cán bộ, giáo viên đã xác định được
vị trí và vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mà miệt
mài phấn đấu vươn lên trong công tác. Mỗi cán bộ, giáo viên nêu cao tinh
thần tự học tự nghiên cứu khoa học, để không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực tham gia phong trào thi đua “ Hai tốt” tham
gia nhiệt tình các cuộc vận động Kỉ cương-tình thương-trách nhiệm, xây
dựngtrường học thân thiện-học sinh tích cực, mỗi thầy cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo…Nhờ sự đoàn kết, nhất trí và nỗ lực phấn đấu
của cả thầy và trò, thành tích học tập và công tác của nhà trường ngày một
khởi sắc. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, học sinh
trường THPT chuyên Bắc Kạn đã và đang tô thắm cho mái trường thân yêu
bằng kết quả ngày càng cao trong học tập rèn luyện. Hàng năm tỉ lệ học sinh
xếp loại học lực khá, giỏi đều đạt từ 86% trở lên; 100% học sinh xếp loại
hạnh kiểm khá, tốt; 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; số học sinh đạt giải
hóc inh giỏi cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước; 85% học sinh thi đỗ vào các
trường Đại học, Cao đẳng. Những năm qua, nhà trường đã có 32 em đạt Học
sinh giỏi cấp quốc gia. Từ mái trường này, nhiều em đã chắp cánh ước mơ tri
thức khi trở thành sinh viên trong những trường Đại học lớn của cả nước như:
Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng…


Với những thành tích trên, nhiều cán bộ giáo viên của trường đã đạt
được nhứng danh hiệu cao quý trong phong trào thi đua yêu nước. Từ ngày
thành lập đến nay nhà trường 25 lượt đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua
cấp tỉnh, 95 lượt đồng chí đạt đanh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 87 lượt
đồng chí đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 17 đồng chí được UBND tỉnh tặng
Bằng khen, 29 đồng chí được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Trường THPT chuyên Bắc Kạn luôn đạt danh hiệu trường Tiên tiến
xuất sắc cấp tỉnh, dẫn đầu khối THPT và luôn có tên trong danh sách Top 200


23
trường có kết quả thi đại học cao nhất cả nước, được UBND tỉnh trao tặng Cờ
thi đua. Năm 2008 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và năm 2007,
2009 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo tặng bằng khen. Năm 2010 Nhà
trường còn đề nghị được tặng Cờ thi đua của Chính phủ.

Trường THPT Bắc Kạn
Trường THPT Bắc Kạn tiền thân là trường cấp 2-3 Bắc Kạn. Trường
thành lập từ tháng 9 năm 1959 trong giai đoạn miền Bắc nước ta đang thực
hiện kế hoạch 3 năm (1958 – 1960), cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa.
Năm 1950, cả tỉnh chỉ có một trường cấp 2 thị xã, một lớp 5 với 60 học
sinh. Đến năm học 1958 – 1959 cả tỉnh đã có ba trường cấp 2, nhưng lại chưa
có trường cấp 3 nào. Số học sinh học hết cấp 2 muốn học lên phải đi học ở
các tỉnh khác, phần đông là về trường cấp 3 Lương Ngọc Quyến ở tỉnh Thái
Nguyên, cách thị xã Bắc Kạn 80km. Vì vậy số lượng học sinh cấp 3 của tỉnh
rất hạn chế. Đứng trước tình hình đó, niên học 1959 – 1960 Ủy ban hành
chính Bắc Kạn quyết định thành lập trường cấp 3 đầu tiên của tỉnh.
Năm học 1977 – 1978, trường được Bộ Giáo dục công nhận là trường
“Lá cờ đầu miền Bắc” và từ năm 2000 đến nay luôn đạt danh hiệu là trường
tiên tiến. Năm 2002 được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen và nhiều phần

thưởng cao quý khác do Bộ giáo dục – đào tạo, cũng như Ủy ban nhân dân
tỉnh trao tặng. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của trường nhiều năm trở lại đây luôn đạt
trên 90%.
Trường THPT Dân tộc Nội trú Bắc Kạn
Trường phổ thông dân tộc Nội trú Bắc Kạn là trường phổ thông chuyên
biệt với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Đến nay trường đã được đầu
tư hoàn thiện, cơ sở vật chất đạt chuẩn; học sinh của trường là con em đồng
bào dân tộc thiểu số được tuyển chọn qua thi tuyển từ các địa phương trong
tỉnh. Về đây học, các em được Nhà nước đài thọ toàn bộ, học hành, ăn nghỉ


24
đều có cán bộ quản lý, giám sát. Năm học 2010 -2011, nhà trường có tổng số
370 học sinh đến từ tất cả các địa phương trong tỉnh. Năm học vừa qua trường
là một trong những trường trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ học sinh đỗ tốt
nghiệp cao nhất, 100%.
Ngày 03/6/1991 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái có Quyết định 179/UB-
QĐ về việc thành lập Trường PTDT nội trú tỉnh Bắc Thái; Năm 1997 tỉnh
Bắc Kạn được tái thành lập, trường được mang tên là “Trường PTDT nội trú
tỉnh Bắc Kạn”. Nhà trường có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo con em các dân tộc
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp
phần tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số cho tỉnh và đất nước.
Nhà trường quản lý học sinh tại tập thể nội trú 24/24 giờ trong ngày, tổ chức
dạy văn hoá phổ thông, giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, tác phong, ý thức
đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, rèn luyện kỹ năng
sống… Đồng thời tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, tổ chức các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao… để các em phát triển toàn diện,
sau khi tốt nghiệp THPT có điều kiện học tập tiếp để trở thành cán bộ…
Gần 20 năm xây dựng, nhà trường đã không ngừng phát triển và có
được những thành tích quan trọng, nhiều thế hệ học sinh ra trường, học tiếp ở

các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… trở thành cán bộ công tác ở nhiều
lĩnh vực. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cơ sở vật chất, trang thiết
bị của nhà trường ngày hoàn thiện và đầy đủ đáp ứng được nhu cầu dạy, học.
1.3. Lý thuyết áp dụng
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa
duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và


25
chủ nghĩa duy vật biện chứng là phương pháp luận giúp người nghiên cứu
trong quá trình nhìn nhận, đánh giá các vấn đề xã hội của đề tài.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng với quan niệm mọi sự vật, hiện tượng
đều nằm trong mối quan hệ lại, không một sự vật, hiện tượng nào có thể tồn
tại một cách độc lập, riêng rẽ. Vì vậy, để hiểu rõ bản thân sự vật phải đặt nó
trong mối liên hệ với sự vật khác, có như thế mới tránh được cái nhìn phiến
diện, chủ quan.
Mặt khác theo quan niệm của các nhà chủ nghĩa duy vật lịch sử, mọi sự
vật đều tồn tại trong một không gian, thời gian xác định, luôn vận động và
biến đổi.

Bởi vậy, nghiên cứu này cần đặt vấn đề nghiên cứu vào trong bối
cảnh xã hội cụ thể để có được những kiến giải đúng đắn và toàn diện về vấn
đề này.
Vì thế, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là
định hướng bước đi cho người nghiên cứu trong quá trình thực hiện nghiên
cứu này.

1.3.1. Lí thuyết học tập xã hội:
Thuyết học tập xã hội cho rằng: Con người học hỏi từ những
người khác qua quan sát, bắt chước, làm mẫu. Thuyết này được coi là cây cầu

nối giữa các nhà nghiên cứu hành vi và nhận thức, bởi vì nó bao gồm sự chú
ý, trí tuệ và động cơ. Albert Bandura - người được coi là cha đẻ của thuyết
này cho rằng: “Phần lớn hành vi của con người là do quan sát người khác mà
thành. Từ việc quan sát này, con người có ý tưởng về việc các hành vi mới
được thực hiện như thế nào, và trong trường hợp tương tự sau đó, việc quan
sát này sẽ đóng vai trò hướng dẫn con người thực hiện như hành vi đã quan
sát” [8, tr. 74]. Điều này có nghĩa là, con người học hỏi từ việc quan sát thái
độ, hành vi và kết quả mang lại của những người khác. Thuyết học hỏi xã hội

×