Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.83 KB, 11 trang )



1
Nghệ thuật truyện ngắn
Gabriel Garcia Marquez

Lê Thị Thanh Thủy

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 60.22.30
Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Nghiên cứu, khám phá những giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn
G.G.Marquez ở ba nội dung: thế giới nhân vật đa sắc màu, không – thời gian huyền
thoại và tự sự nhiều điểm nhìn và nghệ thuật kể chuyện dân gian. Qua đó, rút ra
những bài học bổ ích từ một khuynh hướng văn học thịnh hành thời kỳ hậu hiện đại
với nhiều cách tân mới mẻ, táo bạo; bổ sung thêm một tiếng nói vào các nghiên cứu
trước đó về một tài năng bậc thầy của văn chương Mỹ Latin nói riêng và văn chương
thế giới nói chung.

Keywords. Marquez, Gabriel Garcia; Nghiên cứu văn học; Truyện ngắn; Văn học
Mỹ Latinh

Content.

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Vào những năm 1960, từ bên kia đại dương, nền văn học Mỹ Latinh vươn mình trỗi
dậy cất lên tiếng nói nghệ thuật đầy hứng khởi. Người ta nói nhiều đến nghệ thuật
hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa siêu thực và đặc biệt là chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo như một dòng văn học mới gắn liền với địa danh Mỹ Latin vốn còn
nhiều bí hiểm.

Trên cái nền của nghệ thuật hiện đại, các nhà huyền ảo nỗ lực khai phá một lối đi
mới cho văn chương. G. G. Marquez không phải là người khai sinh dòng văn học
hiện thực huyền ảo nhưng là người kế tục xứng đáng và là người kết tinh những
phẩm chất thẩm mỹ độc đáo của nó vào trong tác phẩm của mình.

Với đề tài: Nghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez, người viết hi vọng
đóng góp thêm tiếng nói để nhận diện, khám phá phần nào những giá trị nghệ thuật
đặc sắc của truyện ngắn Marquez nói riêng và văn học Colombia nói chung.




2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

2.1 Phùng Văn Tửu trong bài “Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX”
thiên về hướng chỉ ra những dấu hiệu đổi mới của thể loại văn học kỳ ảo trong thế kỷ
XX. Từ việc khoanh vùng giới hạn của thuật ngữ kỳ ảo, người viết đi đến phân biệt
giữa văn học kỳ ảo và cái kỳ ảo trong văn học.

2.2 G. G. Marquez là một trong những nghệ sĩ kể chuyện vĩ đại nhất của Mỹ Latin.
Dâng hiến cả cuộc đời cho sáng tạo nghệ thuật, tiểu thuyết và truyện ngắn của ông
không chỉ phơi bày thực tại cuộc sống mà còn hướng mở tương lai cần phải sống,
bằng những hư cấu nghệ thuật “quen mà lạ”.


Ngay từ đầu, tên tuổi của Marquez đã gắn liền với dòng văn học hiện thực huyền
ảo. Các sáng tác của ông khá đa dạng, trong đó, bộ phận tiểu thuyết được nhiều
người đánh giá là xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của Marquez. Trái lại,
thể loại truyện ngắn chưa được quan tâm nhiều.

Bài “Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nền văn học Mỹ Latin” của
Đoàn Đình Ca (Tạp chí văn học số 4, 1967) được xem là một trong những bài đầu
tiên giới thiệu về nền văn học khu vực Mỹ Latin tuy rằng cái tên Marquez vẫn còn rất
mới lạ.

Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu về G. G. Marquez và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
được tác giả Lê Huy Bắc đề cập đến trong một loạt các bài viết “G. G. Marquez và
những người thầy của ông” (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10, 2005); “Nghệ thuật
Phran Dơ Káp Ka” (2006); “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G. G. Marquez:
Chuyên luận”. Trên cơ sở khái quát thi pháp nghệ thuật trong các sáng tác của Kafa,
người viết đã đi đến đối chiếu điểm giống và khác giữa bút pháp huyền ảo hậu hiện
đại Marquez và huyền ảo hiện đại Kafka.

2.3 Những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về truyện ngắn Marquez thu được
nhiều sự chú ý. Đầu tiên có thể kể đến bài phê bình của dịch giả Nguyễn Trung Đức
“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của G. G. Marquez qua Chuyện buồn không thể
tin được của Ê-rênh-đi-ra ngây thơ và người bà bất lương” (Tạp chí văn học số 2,
1981).

Bùi Linh Huệ trong luận văn “Tính Baroque trong nghệ thuật xây dựng thế giới
kỳ ảo trong truyện ngắn Marquez” chủ yếu tiếp cận truyện ngắn Marquez trong tính
baroque độc đáo. Phạm Thị Như Hoa cũng đóng góp tiếng nói của mình qua nghiên
cứu “Nhân vật huyền ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez” lại tập trung
vào thế giới nhân vật huyền ảo và mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường sống

huyền ảo trong truyện. Lê Huy Bắc trong một bài viết khác của mình về Marquez lại
quan tâm đến “Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ” (Tạp
chí châu Mỹ ngày nay, số 2, 2005). Gần đây nhất, luận văn “Cái kỳ ảo trong truyện
ngắn của Gabriel Garcia Marquez” của tác giả Dương Thị Thanh Vân cố gắng trình
bày những biểu hiện của cái kỳ ảo như một đặc trưng thẩm mỹ thuộc khuynh hướng
hiện thực huyền ảo trong các truyện ngắn Marquez.


3

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

Luận văn đi sâu tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn Marquez ở 4 bình diện:
- Thế giới nhân vật
- Không - thời gian
- Điểm nhìn
- Giọng điệu

3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về mặt ngoại ngữ, chúng tôi chỉ sử dụng nguồn tư liệu liên quan đến tác
giả này cùng các sáng tác của ông đã được dịch ra tiếng Việt, đó là:
- G. G. Marquez, truyện ngắn tuyển chọn, Nguyễn Trung Đức, Nhà xuất bản
Văn học, 2007.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo các tuyển tập:
- Ngài đại tá chờ thư, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà xuất bản Văn học,
1983.
- Mười hai truyện phiêu dạt, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà xuất bản
Quân đội Nhân dân, 1995.
- G. G. Marquez, 36 truyện đặc sắc, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà

xuất bản Văn học, 2001.
- Những người hành hương kỳ lạ, (tập truyện), Nhà xuất bản Văn học, 2006.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp hỗ trợ nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát văn bản
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn bao gồm 3
chương:
- Chương 1: Thế giới nhân vật đa sắc màu
- Chương 2: Không gian - thời gian
- Chương 3: Tự sự nhiều điểm nhìn và nghệ thuật kể chuyện

Phần cuối luận văn là Danh mục tài liệu tham khảo.







4
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:


Luận văn tập trung khai thác các bình diện đa dạng, độc đáo trong bút pháp nghệ
thuật truyện ngắn Marquez, từ đó làm rõ những đặc trưng thẩm mỹ của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo.

7. QUY ƢỚC:

Cách chú thích nguồn gốc tài liệu được trích dẫn trình bày trong luận văn như sau:
trong dấu ngoặc vuông [ ] số đứng trước là vị trí của tài liệu như trong thư mục tham
khảo, số đứng sau là số vị trí trang trong tài liệu của tư liệu được chú thích. Trường
hợp tài liệu không có số trang thì số trong ngoặc là thứ tự tài liệu trong thư mục.

Hiện nay, sự phân biệt giữa việc sử dụng chữ “kỳ ảo” và “kì ảo” trong quá trình
nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất. Do đó, chúng tôi sử dụng chữ “kỳ ảo” tương
đương chữ “kì ảo”.



NỘI DUNG

Chƣơng 1. THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐA SẮC MÀU


Con người và cuộc sống con người cùng những biến thái hết sức tinh vi của nó là
nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn trong tư duy văn học của Marquez. Thế giới nhân
vật trong truyện ngắn của ông đa vẻ, nhiều chiều, nhưng tựu chung lại, có thể chia
thành những nhóm sau:

1.1 Nhân vật có nguồn gốc siêu nhiên:
1.1.1 Nhân vật thần thánh:

Đây là những nhân vật xuất hiện phổ biến trong các câu chuyện thần thoại, cổ tích
xưa. Đi vào trang viết của Marquez, những nhân vật thần thánh này đã bị “bình
thường hóa”. Họ bị “ném” vào cuộc sống thường nhật hằng ngày, phải đối mặt với
quy luật của đời sống trần thế. Có thể dẫn ra: Nabo, người da đen khiến các thiên
thần phải đợi; Cụ già với đôi cánh khổng lồ; Thánh Bà.

Xây dựng những nhân vật này, Marquez không có ý định viết tiếp những thiên cổ
tích đẹp về con người. Trái lại, nhà văn đặt hệ thống các nhân vật này trong mối quan
hệ thiên thần – con người với hàm ý: con người và sức mạnh bền bỉ của con người là
hiện thân trực tiếp nhất của những vị thánh giữa đời thường; thế giới thần thánh
chẳng qua cũng chỉ là phản quang của thế giới con người phức tạp, nhiều sắc thái.







5
1.1.2 Nhân vật ma:

Trong số 36 truyện ngắn được tuyển chọn của Marquez đã có tới 6 truyện nói đến
nhân vật ma: Ai đó làm rối những bông hồng, Biển của thời đã mất, Quà Tết,
Những bóng ma tháng tám, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma, Thánh Bà.

Đặt trong tương quan tồn tại đồng thời, song song giữa đời sống con người và thế
giới các hồn ma, nhà văn thỏa sức cho trí tưởng tượng của mình bay bổng, “thâm
nhập” vào vùng tâm linh khó đoán định nhất. Những nhân vật ma hiện diện với
những xúc cảm tinh nhạy, những biến động tinh vi, những suy tư trăn trở… đa dạng
và phong phú hệt như thế giới con người. Điểm nối giữa hai thế giới ấy là nỗi cô đơn.


1.2 Nhân vật có đời sống kỳ ảo:
1.2.1 Dạng tồn tại lƣỡng phân:

Kiểu nhân vật tồn tại giữa các ranh giới sống – chết, mộng – thực, hiện diện – vô
hình cũng là một kiểu nhân vật xuất hiện với tần số không ít trong truyện ngắn
Marquez: Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Nữ thần Eva ở ngay trong con mèo
của nàng, Đôi mắt chó xanh, Lần thứ ba an phận, Chuyến đi cuối cùng của con
tàu ma, Độc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo, Tôi được thuê để nằm
mộng, Mùa hè hạnh phúc của bà Phorbơt. Những suy tư, trăn trở về lẽ sống, ý
nghĩa tồn tại của con người; sống mòn mỏi trong nỗi cô đơn, tù đọng hay chết để
được bắt đầu một đời sống thực sự… là những điều mà Marquez muốn gửi gắm tới
người đọc.

1.2.2 Nhân vật có số phận kỳ ảo:

Bằng thủ pháp “khác thường hóa” cái bình thường, nhà văn đã xây dựng nên một
hệ thống nhân vật có số phận chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hàng loạt các yếu tố ngẫu
nhiên được đẩy lên đến mực cực đoan. Dấu máu em trên tuyết, Chuyện buồn không
thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương, Tôi đến chỉ để gọi
điện thoại, Blacamăng- người hiền bán phép tiên… là những ví dụ tiêu biểu cho
thủ pháp nghệ thuật này.

1.3 Dạng thức nhân vật cô đơn:

Toàn bộ sáng tác của Marquez đều xoay quanh chủ đề Cái cô đơn. “Trên thực tế,
mỗi nhà văn chỉ viết một cuốn sách. Cuốn sách mà tôi đang viết nói về cái cô đơn”.

Dạng thức nhân vật cô đơn là một trong những sáng tạo riêng của nhà văn. Nhân
vật hoặc không tìm thấy một mối liên kết, tiếng nói chung nào với cộng đồng, xã hội

chung quanh hoặc rơi vào cảnh bị cô lập, tự giam mình trong một khoảng không gian
bó hẹp. Có thể bắt gặp dạng thức nhân vật này ở các truyện: Gió bấc, Mười bảy
người Anh bị đầu độc, Ở làng này không có kẻ trộm, Giấc ngủ trưa ngày thứ ba,
Bà góa Môngtiên, Thần chết thường ẩn sau ái tình, Máy bay của người đẹp
ngủ…



6

Chƣơng 2. KHÔNG GIAN – THỜI GIAN


2.1 Không gian:

Marquez không chỉ tạo ra một thế giới nhân vật đa sắc màu mà còn xây dựng nên
một không gian nghệ thuật hư cấu đặc thù. Trên cái “nền” ấy, nhân vật cùng lúc sống
với hai chiều kích ngoại giới và nội cảm.

2.1.1 Không gian mang dấu ấn Kinh Thánh:

Không khó để nhận ra sự có mặt của những hiện tượng tự nhiên kỳ bí (nắng, mưa,
gió, bão…) trong các sáng tác truyện ngắn của Marquez. Cơn gió bấc cổ xưa như một
chuyến viếng thăm nguy hiểm, chết người nhưng lại vô cùng thích thú; trận mưa
tuyết lớn nhất trong năm trên đường phố Paris… Đó là những hiện tượng mang dấu
ấn Ngày Khải Huyền (Kinh Thánh) như những dự cảm u ám về một thế giới hủy diệt
đang cần phục sinh.

2.1.2 Không gian Macondo:


Macondo không phải là địa danh có thật, nó chính là mảnh đất huyền thoại trong
cuốn tiểu thuyết vĩ đại Trăm năm cô đơn và tiếp tục trở đi trở lại trong các sáng tác
truyện ngắn của Marquez như một dạng thức không gian đặc trưng (Bà góa
Môngtiên, Một ngày sau thứ bảy, Buổi chiều kỳ diệu của Bantaxa, Thần chết
thường ẩn sau ái tình, Độc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo, Đám tang
của bà Mẹ Vĩ đại…). Dù là ngôi làng nhỏ bé, cằn cỗi hay cả vương quốc rộng lớn,
khép kín, bảo thủ, kiểu không gian ấy tượng trưng cho khu vực Mỹ Latin với tất cả
sự trì đọng, lạc hậu của nó.

2.1.3 Kiểu không gian mê cung – mê thất:

Không gian bị “phức tạp hóa”, đan chéo đến mức trở nên hỗn loạn, rối rắm bằng
hoàng loạt những sự kiện, yếu tố kỳ ảo. Nhân vật như bị lạc lối, vùng vẫy đến tuyệt
vọng để tìm đường thoát ra (Tôi đến chỉ đển gọi điện thoại, Dấu máu em trên
tuyết). Bên cạnh đó còn hiện hữu kiểu không gian bó hẹp, chia tách con người khỏi
mối liên hệ với cộng đồng, xã hội, biến họ thành những kẻ cô đơn, quên lãng (Nabo –
người da đen khiến các thiên thần phải đợi, Cụ già với đôi cánh khổng lồ, Máy
bay của người đẹp ngủ).

2.1.4 Không gian mộng ảo:

Thủ pháp đan cài, trộn lẫn giữa đời thực và mộng là một trong những thủ pháp đặc
trưng của ngệ thuật huyền ảo. Kiểu không gian mộng ảo trong truyện ngắn Marquez
thực chất là không gian mở, tiếp nối cho không gian đang sống của nhân vật, là sự
đồng vọng của đời sống con người giữa đời thường (Đôi mắt chó xanh, Chuyến đi


7
cuối cùng của con tàu ma, Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhđira ngây
thơ và người bà bất lương).


Marquez không có ý định mượn không gian mộng ảo để nhân vật thoát ly đời sống
mà qua đó, nhà văn muốn gửi triết lý nhân sinh tích cực về con người và cuộc đời.

2.2 Thời gian:
2.2.1 Tính không xác định của thời gian:
Trong nhiều truyện ngắn, nhân vật của Marquez thường mất đi ý niệm về thời gian
vật lý “Y không biết mình đang sống ở thời gian nào”, “y đã nằm cả buổi chiều mà
cảm thấy mình lớn lên không thời gian”. Đó là khoảng thời gian không biến đổi, nhân
vật không còn ý thức đo đếm thời gian “năm tháng của ông không được tính theo
ngày, theo tháng mà theo con số những lần gió bấc thổi về”. Với họ, cuộc sống cứ
trôi đi theo dòng chảy đơn điệu, tẻ nhạt. (Nabo – người da đen khiến các thiên thần
phải đợi, Nữ thần Eva ở ngay trong con mèo của nàng, Độc thoại của Isabel ngắm
mưa ở làng Macondo).

Một mặt, nhân vật không còn ý thức về thời gian, lãng quên thời gian hoặc không
thể kiểm soát được thời gian. Dường như nhân vật bị nhầm lẫn và lạc lối trong thời
gian.

2.2.2 Thời gian tâm lý:

Trong số 36 truyện, có thể thấy dấu ấn thời gian in đậm rõ nét ngay từ nhan đề các
truyện ngắn: “Biển của thời đã mất, Giấc ngủ trưa ngày thứ ba, Một trong những
ngày này, Một ngày sau thứ bảy, Người đàn bà đến vào lúc sáu giờ chiều, Buổi
chiều kỳ diệu của Bantaxa, Mùa hẹ hạnh phúc của bà Phorbơt). Nhan đề không
nhằm gợi lên tính chất cụ thể, chi tiết của thời gian mà đó chính là thời khắc ghi nhận
hồi tưởng của nhân vật.


Khắc họa thời gian tâm lý là hành trình đi vào khám phá chiều sâu thế giới nội tâm

nhân vật.

2.2.3 Dạng thức thời gian vòng tròn:

Dòng thời gian có sự vận động, luân chuyển nhưng là sự vận động có tính lặp lại
không đổi (Ngài đại tá chờ thư ) hay theo chu trình khép kín (Biển của thời đã mất,
Thánh Bà). Xây dựng dạng thức thời gian vòng tròn, nhà văn nhằm tái hiện một đời
sống tù đọng, đơn điệu, nghèo nàn, trì đọng trong đời sống con người khu vực Mỹ
Latin.








8
Chƣơng 3. TỰ SỰ NHIỀU ĐIỂM NHÌN
VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN


Sử dụng nhiều điểm nhìn cùng hướng về một nhân vật không phải là cách kể do G.
G. Marquez nghĩ ra. Nhưng Marquez vẫn có đóng góp lớn ở chỗ ông đã kết hợp kỹ
thuật này với các yếu tố, nhân vật huyền ảo.

Và không khí cổ tích thì Marquez lại học từ cách kể chuyện của bà ngoại mình.
Ông nói: “Cách kể ấy được bắt chước theo cách bà tôi thường dùng để kể những câu
chuyện của bà. Bà kể nhiều chuyện nghe dị thường và kỳ ảo, nhưng lại bằng giọng kể
hết sức tự nhiên”.


3.1 Giọng điệu thản nhiên với điểm nhìn bên trong:

Nhằm tăng cường tính chân thực cho những câu chuyện ít nhiều có tính chất kỳ ảo,
huyễn hoặc, Marquez đã để cho nhân vật đóng vai trò người kể chuyện ngôi thứ nhất
(người dẫn chuyện xưng “tôi”) hoặc sắm vai người kể chuyện ngôi thứ ba (thực chất
vẫn là ngôi thứ nhất): Nabo – người da đen khiến các thiên thần phải đợi, Nữ thần
Eva ở ngay trong con mèo của nàng, Ai đó làm rối những bông hồng, Đôi mắt chó
xanh, Lần thứ ba an phận, Tôi được thuê để nằm mộng, Tôi đến chỉ để gọi điện
thoại…

Thông qua đó, khoảng cách giữa người đọc với nhân vật kỳ ảo được rút ngắn, thậm
chí có những trường hợp bị thủ tiêu. Cũng từ đây, cốt truyện bị thủ tiêu và ngôn ngữ
nội tâm trở thành phương tiện duy nhất khắc họa nội tâm của nhân vật kỳ ảo.

3.2 Giọng điệu thản nhiên với điểm nhìn bên ngoài:

Dù đối tượng miêu tả là cái kỳ ảo hay hiện thực, giọng điệu kể chuyện vẫn không
hề thay đổi. Phần lớn trong các sáng tác truyện ngắn của Marquez, thái độ cũng như
phản ứng của nhân vật trước các sự việc, hiện tượng siêu nhiên, kỳ ảo hầu như bị
lược bỏ. Có khi, nhà văn đa dạng hóa các điểm nhìn bên ngoài để tăng tính chất
khách quan của câu chuyện (Cụ già với đôi cánh khổng lồ).


KẾT LUẬN


Với lối viết truyện kỳ ảo đậm chất trí tuệ, văn học kỳ ảo tới giai đoạn Marquez đem
lại những giá trị, sức hấp dẫn và cách tiếp nhận hết sức mới mẻ. Nhà văn đã xây dựng
nên một thế giới nghệ thuật đa sắc diện thông qua những hư cấu, tưởng tượng tuyệt

vời. Trên hết, nền tảng của thế giới nghệ thuật ấy không phải cái gì khác mà chính là
hiện thực đương thời nói chung và hiện thực khu vực Mỹ Latin nói riêng.



9
Một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú được tái hiện trong sự bao trùm, chi phối
của nỗi cô đơn. Con người trở nên lạc lõng trong không gian và thời gian, mất niềm
tin trước hiện thực đang dần tha hóa.

Bằng giọng điệu thản nhiên và việc đa dạng hóa các điểm nhìn, truyện ngắn Marquez
đã rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật và người đọc, đem lại sự chân thực, tin cậy
trong các câu chuyện kể của ông. Marquez xứng đáng là bậc thầy của nghệ thuật kể
chuyện dân gian.

References.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Tuấn Anh (2010), Hình tượng Macondo trong “Trăm năm cô đơn” từ góc
nhìn văn hóa Mỹ Latinh, Tạp chí Sông Hương.
2. Thái Phan Vàng Anh, Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong, phongdiep.net
3. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn – Lí luận tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản
Giáo dục.
4. Lê Huy Bắc (2005), G. G. Marquez và những người thầy của ông, Tạp chí châu
Mỹ ngày nay, số 10.
5. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran – Dơ Káp – Ka, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G. G. Marquez: Chuyên
luận, Nhà xuất bản Giáo dục.

7. Lê Huy Bắc (2005), Tự sự nhiều điểm nhìn trong “Cụ già với đôi cánh khổng
lồ” của G. G. Marquez, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 2.
8. Nguyễn Văn Đấu (2001), Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, Luận
án tốt nghiệp 2001 Trường ĐHSP Hà Nội.
9. Nguyễn Trung Đức (2007), G. G. Marquez – truyện ngắn tuyển chọn, Nhà xuất
bản Văn học, Hà Nội.
10. Nguyễn Trung Đức (2001), G. G. Marquez – 36 truyện ngắn đặc sắc, Nhà xuất
bản Văn học, Hà Nội.
11. Nguyễn Trung Đức (1984), Ngài đại tá chờ thư, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
12. Nguyễn Trung Đức (1995), Mười hai truyện phiêu dạt, Nhà xuất bản Quân đội
Nhân dân, Hà Nội.


10
13. Nguyễn Trung Đức (1999), Trăm năm cô đơn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
14. Nguyễn Trung Đức (1981), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của G. G. Marưuez
qua “Chuyện buồn không thể tin được của Ê-rênh-đi-ra ngây thơ và người bà bất
lương”, Tạp chí Văn học, số 2.
15. Pospelov G.N, Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
16. Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến (2002), Giáo trình lý luận văn học, Nhà xuất bản
ĐHSP Hoa Trung - Vũ Hán.
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hảo (2010), Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm
cô đơn của Gabriel Garcia Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2010 Trường ĐH KHXH
& NV, Hà Nội.
19. Hoàng Ngọc Hiến, Bàn về cách mở đầu của truyện cổ tích, hoalinhthoai.com,
10/2010.
20. Đào Duy Hiệp (1999), Những quan niệm nước ngoài về truyện ngắn và đọc
truyện ngắn hiện đại, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5.

21. Đỗ Văn Hiểu, Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – nhìn từ chân trời lạ,
liluanvanhoc.wordpress.com, 7/7/2010.
22. Phạm Thị Như Hoa (2006), Nhân vật huyền ảo trong truyện ngắn G. G.
Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2006 Trường ĐHSP Hà Nội.
23. Bùi Linh Huệ (2003), Tính Baroque trong nghệ thuật xây dựng thế giới kỳ ảo
trong truyện ngắn Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2003 Trường ĐHSP Hà Nội.
24. Vũ Trung Kiên (2005), Nghệ thuật tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G. G.
Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2005 Trường ĐHSP Hà Nội.
25. Trần Thị Thu Linh, Giọng điệu nghệ thuật của nhà văn BalZac trong ba tiểu
thuyết tiêu biểu, giangnamlangtu.wordpress.com, 15/9/2011.
26. Lê Văn Mẫu, Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka,
kxhnv.duytan.edu.vn, 21/2/2011.
27. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà
Nội.



11
28. Bùi Việt Thắng (2007), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể
loại, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
29. Phạm Quang Trung, Văn chương Mỹ Latinh – Giáo trình đại học,
sites.google.com/site/pqtrungdlu.
30. Dương Thị Thanh Vân (2009), Cái kỳ ảo trong truyện ngắn của G. G. Marquez,
Luận văn tốt nghiệp 2009 Trường ĐHSP Hà Nội.
31. Viện văn học Việt Nam, Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và
R. Kellogg, vienvanhoc.org.vn.

×