Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI TRUNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
TRONG DẠY HỌC MƠN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ mơn Giáo dục Chính trị
Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY
2: PGS.TS PHẠM VIỆT THẮNG

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Hải Trung


LỜI CẢM ƠN


Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu
của các cá nhân và tập thể.
Tơi xin bày tỏ tình cảm quý trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Xuân
Thuỷ, PGS.TS Phạm Việt Thắng, cán bộ hƣớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn,
giúp đỡ và chỉ dạy cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học
trong suốt q trình thực hiện để tơi hồn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội,
Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Khoa Lý luận Chính trị - Giáo
dục cơng dân, các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi đƣợc học tập, nghiên cứu và hồn thành tốt nhiệm vụ của một nghiên cứu sinh.
Tơi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các Lãnh đạo, giảng viên và sinh viên
của các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dƣơng; Đại học Sao Đỏ; Đại học Thành Đông; Đại học Hải Dƣơng; Đại học Sƣ phạm
Kỹ thuật Hƣng Yên (cơ sở 3) đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và hợp tác cùng chúng
tôi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng biết ơn sự tƣ vấn, cố vấn, giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên
gia, các nhà khoa học.
Tôi đặc biệt tri ân tới Lãnh đạo, Bộ mơn Chính trị - GDTD&QP trƣờng Đại học
Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng đã tạo mọi điều kiện, đồng hành cùng tơi trong suốt q
trình nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia đình đã
dành trọn niềm tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tơi có động lực vƣợt qua
mọi khó khăn để tơi hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này!
Tác giả luận án
Nguyễn Hải Trung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH


:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐC

:

Đối chứng

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GV

:

Giảng viên

KH – CN

:

Khoa học – Công nghệ

KN


:

Kỹ năng

KNM

:

Kỹ năng mềm

KT – XH

:

Kinh tế - Xã hội

PPDH

:

Phƣơng pháp dạy học

NXB

:

Nhà xuất bản

SV


:

Sinh viên

TN

:

Thực nghiệm

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................... 3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................... 3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 4
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4
7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 4
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ........................................................ 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TƢ TƢỞNG HỒ

CHÍ MINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY .......................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm ................. 8
1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng mềm .................................................................. 8
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm ................................................. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học
môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp ......................................... 15
1.3. Giá trị và các vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu tổng quan đối với luận án.. 19
1.3.1. Giá trị của các cơng trình đã tổng quan ........................................................... 19
1.3.2. Những vấn đề đặt ra với luận án...................................................................... 20
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 22
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ
NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ...................................................... 23
2.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp .... 23
2.1.1. Khái quát chung về kỹ năng mềm .................................................................... 23
2.1.2. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học ................................................. 33
2.1.3. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở các trường Đại học ....................................................................................... 39


2.2. Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hiện
nay theo quan điểm tích hợp .................................................................................. 43
2.2.1. Khái quát về địa bàn tiến hành khảo sát ......................................................... 43
2.2.2. Giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng..................................................... 47
2.2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa
bàn tỉnh Hải Dương .................................................................................................. 49
2.2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................ 61
2.3. Sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học
môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học theo quan điểm tích hợp..... 64
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 67
Chƣơng 3: NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO
SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ...................................... 68
3.1. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học theo quan điểm tích hợp ................... 68
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ................................. 68
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................... 69
3.1.3. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống ............................... 70
3.1.4. Đảm bảo theo quan điểm tích hợp................................................................... 70
3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học hiện nay ............................................. 71
3.2.1. Xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học ................. 71
3.2.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học ................................................................ 84
3.2.3. Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học .......................... 104
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................... 107
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 108


Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................. 109
4.1. Khái quát về q trình thực nghiệm ............................................................. 109
4.1.1. Mục đích và đối tƣợng thực nghiệm .............................................................. 109
4.1.2. Nội dung và quy trình thực nghiệm ............................................................... 109
4.1.3. Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................................ 140

4.2. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 140
4.2.1. Kết quả thực nghiệm (TN) lần 1 .................................................................... 140
4.2.2. Kết quả thực nghiệm (TN) lần 2 .................................................................... 143
4.2.3. Kết quả phân tích định tính sau thực nghiệm ................................................ 147
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................. 148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 152
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đội ngũ GV giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường Đại học
trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................................................46
Bảng 2.2. Thống kê SV của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương ...........47
Bảng 2.3. Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của kỹ năng mềm ................... 50
Bảng 2.4. Nhận thức của GV và SV về hệ thống kỹ năng mềm cần được hình thành và
phát triển ở SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................51
Bảng 2.5. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............52
Bảng 2.6. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................... 53
Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường
Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương........................................................... 54
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục KNM cho SV các trường Đại học
trên địa bàn tỉnh Hải Dương .........................................................................55
Bảng 2.9. Đánh giá của GV về mức độ KNM của SV các trường Đại học trên địa bàn
tỉnh Hải Dương ............................................................................................ 56
Bảng 2.10. Nhận thức của SV về mức độ KNM của SV các trường Đại học trên địa bàn
tỉnh Hải Dương ............................................................................................ 57
Bảng 2.11. Đánh giá của GV và SV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo

dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh
Hải Dương ...................................................................................................60
Bảng 2.12. Mức độ tán thành của GV và SV về khả năng phát triển KNM cho SV các
trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương thông quá dạy học môn Tư
tưởng Hồ Chí Minh ...................................................................................... 61
Bảng 2.13. Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của giáo dục KNM cho SV các
trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh .................................................................................................62


Bảng 2.14. Đánh giá của GV và SV về thực trạng thực hiện giáo dục KNM cho SV các
trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh .................................................................................................63
Bảng 3.1: Phân bổ thời lượng các chương mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ..................... 73
Bảng 3.2. Cấu trúc bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ..........................................74
Bảng 3.3. Nội dung KNM được lựa chọn để lồng ghép trong dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh .................................................................................................78
Bảng 3.4. Mức độ đạt được của các tiêu chí đánh giá KNM của SV các trường Đại học .....105
Bảng 4.1. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN ...............140
Bảng 4.2. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN .....141
Bảng 4.3. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN1 và ĐC1 sau TN ..................142
Bảng 4.4. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN1 và ĐC1 sau TN .....142
Bảng 4.5. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN ...............144
Bảng 4.6. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN .......144
Bảng 4.7. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN ..................145
Bảng 4.8. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN .....146


1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đã
tác động mạnh mẽ đến cuộc sống, hoạt động của con ngƣời, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có
khả năng thích ứng và phát triển, trong đó, kỹ năng mềm (KNM) là kỹ năng (KN) đƣợc
đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, KNM là một bộ phận của kỹ năng sống, nó có ảnh hƣởng
quan trọng đến khả năng thực hiện thành công các hoạt động thiết lập và phát triển
mối quan hệ tƣơng tác qua lại của mỗi cá nhân với những ngƣời xung quanh dẫn đến
những kết quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp dựa trên hệ thống tri thức liên
quan đã đƣợc hình thành qua quá trình trải nghiệm.
Trong quá trình lãnh đạo và định hƣớng phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc
ta luôn đề cao, coi trọng GD-ĐT. Nghị quyết đại hội Đảng các nhiệm kỳ IX, X, XI và
XII đã luôn xác định đổi mới GD-ĐT là một trong những giải pháp có tính đột phá
chiến lƣợc nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất lao động và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Giáo dục đại học đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của KT-XH trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nƣớc đã đề ra
nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách với những quan điểm chỉ đạo, giải pháp và
chƣơng trình hành động cụ thể, thiết thực. Nghị quyết 29 BCH TW Đảng Khóa XI
về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”, đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; kh c phục lối truyền thụ áp đ t một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực...”[5].
Hiện thực hóa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, ngành
GD-ĐT, trong đó có giáo dục đại học đã từng bƣớc, đẩy mạnh đổi mới nội dung,
chƣơng trình, cách thức tổ chức dạy học - đào tạo, bên cạnh việc trang bị kiến thức
KH-CN, chú trọng đến đào tạo cho ngƣời học thực hành, ứng dụng, phát triển các kỹ
năng cần thiết để đảm bảo năng lực nghề nghiệp, năng lực xã hội và chủ động thích
ứng với sự thay đổi, biến động của bối cảnh KT-XH. GD-ĐT, phát triển năng lực, kỹ

năng trở thành tiêu chí, tiêu chuẩn, thƣớc đo chất lƣợng, hiệu quả trong xã hội hiện
nay. Giáo dục bậc đại học đƣợc xác định không chỉ là đào tạo, trang bị cho sinh viên


2
(SV) kiến thức mà còn trang bị, rèn luyện, phát triển kỹ năng toàn diện, đặc biệt là kỹ
năng mềm để SV tốt nghiệp ra trƣờng có khả năng làm chủ, thích ứng với u cầu
cơng việc, nghề nghiệp trong xã hội ln có những vận động, biến đổi.
Kỹ năng mềm (KNM) đƣợc hiểu là khả năng của cá nhân thực hiện thành công các
hoạt động thiết lập và phát triển mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa mình với những
ngƣời xung quanh dẫn đến những kết quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp dựa trên
hệ thống tri thức liên quan đã đƣợc hình thành qua quá trình trải nghiệm. Nó là những
yếu tố quan trọng và cần thiết thuộc về năng lực của con ngƣời, đặc biệt trong xã hội
hiện đại với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học công nghệ, KNM lại càng trở nên
quan trọng. Nói cách khác, hình thành và phát triển KNM cho ngƣời lao động nói chung
và sinh viên (SV) - ngƣời lao động trong tƣơng lai là vấn đề cần đƣợc chú trọng nhất là
trong bối cảnh hiện nay. Quá trình hình thành và phát triển KNM cho SV đƣợc thực
hiện thơng qua nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục KNM cho SV thông qua dạy học các
môn học trong chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng Đại học, nhất là các mơn có nhiều lợi
thế trong giáo dục KNM là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tài sản, kho tàng đồ sộ và là di sản vô cùng quý báu mà
Ngƣời để lại cho Đảng ta, Nhân Dân ta, giai cấp cơng nhân và tồn thể dân tộc Việt Nam.
Từ gần 20 năm nay, mơn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một môn học trong hệ thống các
môn học Lý luận Chính trị đƣợc giảng dạy tại các trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta.
Việc đƣa môn học này vào giảng dạy trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta góp
phần khẳng định, cùng với Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý
luận, kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta trên con đƣờng xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc XHCN. Nghiên cứu, học tập Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh vừa là khẩu hiệu hành động, vừa là động lực thúc đẩy, vừa
là mục đích hƣớng tới, đồng thời là thực tiễn trải nghiệm luôn giữ vai trò quan trọng trong

việc giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, lý tƣởng cách mạng, lẽ sống, lối sống cho thế
hệ trẻ, thanh niên, sinh viên Việt Nam thời đại mới, bối cảnh mới. Do đặc trƣng tri thức
mơn học và tính chất gắn bó mật thiết giữa lý luận và thực tiễn, mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh có nhiều lợi thế trong việc giáo dục KNM cho sinh viên.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 05 trƣờng Đại học. Thực tiễn quá trình đào tạo tại các
trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh hiện nay cho thấy, giảng viên giảng dạy mơn Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh cho SV đã ngày càng quan tâm đến vấn đề hình thành và phát triển KNM cho SV
thơng qua q trình dạy học môn học, tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc chƣa thực sự tƣơng xứng
với mục tiêu đã đặt ra. Quá trình giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHM tại các


3
trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng còn những tồn tại từ việc xác định mục tiêu,
xây dựng và triển khai nội dung giáo dục, lựa chọn và sử dụng các phƣơng pháp, hình thức
tổ chức giáo dục, thiết kế và sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá KNM...; mức độ KNM của
ngƣời tốt nghiệp từ các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chƣa thực sự đáp ứng
tốt yêu cầu của thị trƣờng lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong
đó, việc chƣa có đƣợc những nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNM trong dạy học môn
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho SV theo quan điểm tích hợp là một trong những ngun nhân
cơ bản. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện q trình giáo dục KNM cho SV
trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng hiện nay theo quan điểm tích hợp là vấn đề có tính cấp thiết.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: “Giáo dục
kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường
Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp” làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng của việc giáo dục kỹ
năng mềm cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học,
luận án đề xuất các nguyên tắc và biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy

học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học theo quan điểm tích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục KNM cho SV ở các trƣờng Đại học hiện nay.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh ở các trƣờng Đại học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở
các trƣờng Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giáo dục KNM cho SV các trƣờng Đại học ở nƣớc ta là vấn đề cần đƣợc quan tâm
và chú trọng thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Giáo dục KNM cho SV ở các trƣờng Đại
học có thể đƣợc thực hiện thơng qua nhiều con đƣờng, cách thức, nhƣ giáo dục chuyên đề
chuyên sâu, giáo dục qua trải nghiệm các hoạt động, phong trào, lồng ghép giáo dục trong
môn học. Môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một mơn học có khả năng, phù hợp, khả thi và
ƣu thế trong việc giáo dục KNM cho SV. Nếu quá trình giáo dục này đƣợc nghiên cứu,


4
triển khai, đảm bảo các điều kiện cần thiết, đƣợc đội ngũ GV và SV quan tâm, chú trọng
thực hiện, thì kết quả, chất lƣợng giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh ở các trƣờng Đại học sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc giáo dục KNM cho SV trong dạy
học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp.
- Đề xuất các nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm nghiệm kết quả của việc áp dụng các
biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các
trƣờng Đại học theo quan điểm tích hợp mà luận án đề ra.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu việc giáo dục KNM cho SV trong
dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
- Thực tiễn: Khảo sát thực trạng việc giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Tỉnh Hải Dƣơng
hiện có 5 trƣờng Đại học. Đó là các trƣờng: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng, Đại học Sƣ
phạm Kỹ thuật Hƣng Yên - Cơ sở 3 Hải Dƣơng, Đại học Thành Đông, Trƣờng Đại học Sao
Đỏ và Đại học Hải Dƣơng. Việc lựa chọn và giới hạn phạm vi thực hiện nghiên cứu ở 5
trƣờng này là đảm bảo tính khoa học, khách quan và tính đại diện.
7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Là một luận án tiến sĩ giáo dục học, chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy
học bộ môn Giáo dục Chính trị, nên đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng
pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các phƣơng pháp nghiên cứu của ngành lý luận
chính trị, đồng thời tiếp cận, vận dụng hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu khoa học xã
hội, khoa học giáo dục phổ biến hiện nay.
7.1. Phương pháp luận: Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận biện chứng duy vật,
trừu tƣợng hóa khoa học, lơgic kết hợp lịch sử, tích hợp, hoạt động, đồng thời nghiên
cứu dựa trên quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về đổi
mới giáo dục và lý luận phƣơng pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị.
- Tiếp cận biện chứng duy vật đƣợc tiếp cận, vận dụng nghiên cứu, xem xét hoạt
động dạy học, phƣơng pháp giảng dạy, dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị, mơn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh trong q trình vận động phát triển và trong mối quan hệ tác động


5
qua lại với các yếu tố nhƣ quan điểm, triết lý giáo dục, bối cảnh, môi trƣờng KT-XH
địa phƣơng, trong nƣớc, quốc tế…Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học
mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ
với chƣơng trình đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành học cũng nhƣ cơ sở vật chất - kỹ
thuật, trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên, chất lƣợng, thái độ học tập của sinh viên.

- Tiếp cận trừu tƣợng hóa khoa học dựa trên cơ sở gạt bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, tạm
thời, cá biệt, không cơ bản để tập trung tìm hiểu, đánh giá, phản ánh bản chất, tính tất yếu,
phổ biến của hoạt động dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và khả năng, tính phù hợp,
hiệu quả của giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua môn học này.
- Tiếp cận lôgic kết hợp lịch sử đặt việc nghiên cứu, ứng dụng cách thức, quy
trình giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phải
theo hệ thống, có cấu trúc chặt chẽ và trong bối cảnh, không gian, thời gian, điều kiện
cụ thể của từng trƣờng, địa phƣơng, đội ngũ giảng viên và sinh viên.
- Tiếp cận hoạt động: Theo quan điểm hiện đại, giáo dục, dạy học là hoạt động
đƣợc tạo ra bởi sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời dạy và ngƣời học trong mơi trƣờng
sƣ phạm nói riêng và mơi trƣờng xã hội nói chung, là sự thống nhất chặt chẽ giữa hoạt
động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm đạt mục tiêu dạy học, giáo dục.
Nghiên cứu phân tích hoạt động dạy, hoạt động học và mối liên hệ giữa hai hoạt động
này là nền tảng quan trọng để tiến hành giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh tại các trƣờng Đại học.
- Tiếp cận tích hợp: Tích hợp là một tiến trình tƣ duy và nhận thức mang tính
phát triển tự nhiên của con ngƣời trong mọi hoạt động lĩnh vực của họ khi muốn
hƣớng đến hiệu quả của chúng. Tích hợp là phƣơng thức hiệu quả để hình thành và
phát triển KNM cho SV. Theo cách tiếp cận này đề tài hình thành và phát triển KNM
cho SV thơng qua giáo dục KNM trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các
trƣờng Đại học. Từ đó đề ra những mục tiêu, xác định nhiệm vụ, nội dung, phƣơng
pháp, kĩ thuật và mơi trƣờng học tập và hiện thực hóa nó trong hoạt động học tập, rèn
luyện của SV.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận án vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ: phân tích hệ thống hóa và tổng hợp lý thuyết và xây dựng giả thuyết
nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp phân tích, hệ thống hóa và tổng hợp lý thuyết: Từ những tri thức,
thông tin của các lý thuyết đã tiếp cận, thực hiện phân tích, chọn lọc, hình thành hệ thống



6
lý thuyết có kết cấu chặt chẽ, xây dựng nên khung lý thuyết của Luận án về giáo dục
KNM cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học.
+ Phƣơng pháp giả thuyết khoa học: đề xuất và kiểm chứng giả thuyết khoa học
về tính phù hợp, hiệu quả của giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh tại các trƣờng Đại học hiện nay ở nƣớc ta.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tế - thực tiễn: điều tra xã hội học, quan sát,
thống kê xã hội học và thực nghiệm sƣ phạm.
+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhận
thức, trƣng cầu ý kiến về sự cần thiết, xác định nội dung, chủ đề phù hợp, các yếu tố điều
kiện, đề xuất giải pháp, các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả giáo dục KNM cho
sinh viên trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học hiện nay. Q
trình triển khai đề tài đã thực hiện cỡ phiếu với số lƣợng 427 phiếu trƣng cầu ý kiến bằng
bảng hỏi với 427 sinh viên đã và đang học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và 33 phiếu hỏi
giảng viên giảng dạy môn học này ở 5 trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
+ Phƣơng pháp chuyên gia: Tiếp cận, xin ý kiến phân tích, đánh giá của các
chuyên gia về giáo dục học, phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng pháp tổ chức hoạt
động giáo dục KNM đặc biệt là những ngƣời có kinh nghiệm, chuyên sâu nghiên cứu,
giảng dạy mơn học, các chun đề Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các chuyên gia giáo dục
kỹ năng sống, KNM cho thanh niên, sinh viên.
+ Phƣơng pháp thống kê - phân tích số liệu, xử lý thơng tin, mơ hình hóa và sơ
đồ hóa: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, điều tra, thu thập thông tin qua bảng hỏi… tiến
hành xử lý, tổng hợp thống kê thành các bảng, biểu, thực hiện phân tích số liệu, phân
tích thơng tin về thực trạng, nhu cầu, xác định nội dung, chủ đề phù hợp và đề xuất
giải pháp, mơ hình, quy trình giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học hiện nay.
+ Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tổ chức quy trình thực nghiệm sƣ phạm
giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh tại 02 trƣờng
đại học đƣợc lựa chọn vận dụng, thực nghiệm là trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải

Dƣơng và trƣờng Đại học Sao Đỏ. Thực nghiệm sƣ phạm giáo dục KNM cho sinh viên
dựa trên quy trình, nguyên tắc và các điều kiện xác định.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận:
- Làm sáng tỏ hơn và sâu sắc hơn một số thuật ngữ có liên quan đến đề tài mà
hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau nhƣ: Kỹ năng mềm; giáo dục KNM.


7
- Xây dựng đƣợc cơ sở lý luận về giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học; xác định đƣợc những đặc điểm của
KNM, hệ thống KNM cần hình thành và phát triển cho SV; biểu hiện KNM và xây
dựng đƣợc khung Tiêu chí đánh giá KNM; Nêu lên đƣợc những vấn đề lý luận cơ
bản để giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các
trƣờng Đại học theo quan điểm tích hợp.
Về thực tiễn:
- Đánh giá đƣợc thực trạng giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hiện nay theo quan
điểm tích hợp và lý giải đƣợc sự cần thiết của việc giáo dục KNM cho SV trong dạy
học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
hiện nay theo quan điểm tích hợp.
- Đề xuất đƣợc 04 nguyên tắc và 03 biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học
mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp.
- Xây dựng đƣợc Bộ tiêu chí và cơng cụ để đánh giá KNM của SV các trƣờng
Đại học.


8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM

CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
1.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm
1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng mềm
Trên thế giới, kỹ năng, kỹ năng sống, KNM đã đƣợc quan tâm, đƣợc nhận
thức về giá trị, sự cần thiết và tầm quan trọng từ nhiều thập kỷ qua ở hầu khắp các
quốc gia trên thế giới. Sự bùng nổ của KH-CN, sự ra đời không ngừng và ngày
càng đƣợc cải tiến, hiện đại, tinh xảo, đa năng của phƣơng tiện, công cụ, sản phẩm
phục vụ lao động, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, giao tiếp xã hội… đã khiến cho
kỹ năng của con ngƣời cũng cần phải thích ứng. Những sự biến đổi, phát triển
nhanh chóng của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, của công nghệ số, thơng tin
truyền thơng đa phƣơng tiện, của KH-CN, của tồn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh
quốc tế… đã tác động, chi phối, khiến cho mỗi ngƣời phải chuyển biến, thay đổi
cho phù hợp cả về nhận thức tri thức, hiểu biết kiến thức và ứng dụng, thực hành kỹ
năng, trong đó đặc biệt là KNM. Học sinh, SV là những ngƣời cần thiết nhất, trực
tiếp nhất cần phải đƣợc giáo dục, đào tạo, trang bị, phát triển KNM, bởi đây là
những ngƣời, những thế hệ nối tiếp nhau bƣớc vào cuộc sống, vào mọi lĩnh vực
hoạt động của đời sống KT-XH, bổ sung vào lực lƣợng lao động, làm việc để tạo ra
của cải vật chất, sản phẩm cho XH. Do đó, đã có rất nhiều đề tài, cơng trình khoa
học trên thế giới nghiên cứu về KNM.
- Nghiên cứu của tác giả Bernd Schulz, Trƣờng Bách khoa Namibia “The
importance of soft skills: Education beyond academic knowledge” – (Tầm quan trọng
của KNM: Giáo dục còn quan trọng hơn nhiều kiến thức học thuật) [94, p146] thơng
qua q trình khảo sát về tầm quan trọng của các KNM ở SV khi đang học và đã tốt
nghiệp đại học, xác định những KNM bổ sung cho các kỹ năng cứng cần đƣợc hình
thành và phát triển ở SV. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã góp phần khẳng định vai
trị quan trọng của KNM đối với SV trong quá trình đào tạo và đối với hoạt động nghề
nghiệp trong tƣơng lai của họ.
- Nghiên cứu của tác giả S. Mangala Ethaiya Rani “Need and Importance of
soft skills in students” (Sự cần thiết và tầm quan trọng của các KNM đối với sinh

viên) [109, pg 1-6] dựa trên việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiếp cận, tham
khảo, đánh giá thực tế ở nhiều quốc gia, tác giả khẳng định, việc có đƣợc và thuần


9
thục về KNM sẽ giúp SV tăng cơ hội việc làm của họ và có khả năng đối mặt, vƣợt
qua những thách thức trong các tình huống của cuộc sống hiện tại cũng nhƣ tƣơng
lai. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra nhận định, KNM sẽ giúp phát huy, phát triển
tiềm năng con ngƣời. Nhƣ vậy, cùng với Bernd Schulz, S. Mangala Ethaiya Rani
đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của KNM đối với SV.
- Nghiên cứu của tác giả Shariffah Bahyah Syed Ahmad, Trƣờng Đại học Nilai,
Malaysia “Soft skills level of Malaysian students at a tertiary institution: A
comparative case study based on gender, area of residebce and type of schools”
(Phân cấp KNM của sinh viên Malaysia ở bậc đại học: Điển cứu so sánh dựa trên
giới, nơi sinh sống và kiểu loại trƣờng học) [120] là một cơng trình nghiên cứu khá
cơng phu về thực trạng mức độ KNM của SV từ chƣơng trình dự bị đến cử nhân của
một trƣờng đại học tƣ nhân. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá nhận thức
của SV về mức độ thành thạo KNM của họ và chỉ ra một số yếu tố ảnh hƣởng đến
nhận thức về KNM.
- Nghiên cứu của tác giả Sharayu Potnis “Importance of soft skills in students’
life” (Tầm quan trọng của KNM trong đời sống sinh viên) [119, pg57-65] đã đề cập
đến định nghĩa và tầm quan trọng của các KNM đối với một SV, tuy nhiên chƣa xác
định đƣợc các KNM cụ thể cần hình thành và phát triển cho SV, cũng nhƣ chƣa đề cập
đến quá trình giáo dục KNM cho SV…
- Nghiên cứu của tác giả Barbara Cimatti, Trƣờng Đại học Bologna, Italia:
“Defintion, developmetn, assessments of soft skills and their role for the quality of
organizations and enterprises” – (Định nghĩa, sự phát triển, đánh giá KNM và vai
trò của nó đối với chất lượng tổ chức và doanh nghiệp) [93, 97-130] đã khẳng định
KNM là một thuật ngữ phổ biến chỉ kỹ năng xuyên suốt của cá nhân nhƣ năng
khiếu xã hội, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, sự thân thiện và khả năng làm việc

trong nhóm và các đặc điểm tính cách khác đặc trƣng cho mối quan hệ giữa con
ngƣời. Đồng thời, tác giả đã bƣớc đầu khái quát các dấu hiệu của KNM nhƣng chƣa
thực sự đầy đủ.
Nghiên cứu của tác giả Maria Cinque Phó giáo sƣ ngành Phƣơng pháp giảng dạy,
đào tạo và giáo dục đặc biệt, Khoa Nghiên cứu con ngƣời, Đại học LUMSA, Rome,
Italia “Lost on Translation – Soft skills development in European Countries (Sai lệch
trong những cách hiểu – Sự phát triển KNM ở các nước châu Âu)” [110, 389-427] đã
chỉ ra rằng, các nghiên cứu do các công ty và chuyên gia nhân sự ở EU thực hiện cho
thấy các kỹ năng đƣợc gọi là KNM có liên quan chặt chẽ với việc làm, đặc biệt là đối
với những ngƣời trẻ tuổi tham gia vào thị trƣờng lao động. Các nƣớc EU đều có


10
những phƣơng pháp và cách tiếp cận khác nhau đối với việc giảng dạy và đánh giá
các KNM, đồng thời khẳng định, mỗi nƣớc có cách hiểu KNM khác nhau. Tuy nhiên,
tác giả chƣa xác định rõ đƣợc khái niệm KNM, đặc điểm, phân loại KNM và quá
trình giáo dục KNM.
* Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu khái niệm, tầm quan trọng của KNM đối với ngƣời lao động, sinh viên trong
thời đại hiện nay; các KNM cần thiết cho ngƣời học, nhất là sinh viên, những ngƣời sau này
ra làm việc trong đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề; phƣơng pháp, cách thức đào tạo, giáo
dục, phát triển KNM cho SV…
- “Đổi mới tư duy nhận thức về KNM trong sinh viên thời đại công nghiệp 4.0” là
báo cáo tham luận của tác giả Lê Thị Hiếu Thảo, Trƣờng Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
tham dự và đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học tổ chức tại Trƣờng Đại học Cơng nghệ
Sài Gịn năm 2016. Trong báo cáo nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến khái niệm
KNM để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con ngƣời nhƣ: kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thƣ giãn, vƣợt qua khủng
hoảng, sáng tạo và đổi mới. Qua khảo sát thực trạng học tập KNM trong SV hiện nay,
tác giả khẳng định, để có thể thích ứng với điều kiện mới, sẵn sàng đón nhận và vững

vàng trong thử thách, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, SV các trƣờng đại học
ở nƣớc ta, trong thời đại ngày nay, đòi hỏi khơng chỉ có đủ kiến thức, năng lực, trình độ
chun mơn mà cịn cần phải có bản lĩnh vững vàng, linh hoạt, có khả năng ứng phó với
mọi sự thay đổi, tức là phải đƣợc trang bị, rèn luyện, từng bƣớc và khơng ngừng hồn
thiện, phát triển KNM. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, SV nhận thức chƣa đầy đủ về vai trị
và tầm quan trọng của việc tích lũy và trang bị KNM trong quá trình sống và học tập
cho đến khi ra trƣờng và tìm việc; thậm chí, nhiều SV không nhận ra nguyên nhân thực
sự của việc khơng đƣợc tuyển dụng mặc dù có nhiều bằng cấp; trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất các giải pháp thay đổi nhận thức về KNM trong SV có liên quan đến hai đối tƣợng
là SV và nhà trƣờng [70, tr 236].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Hiếu Thảo, Võ Minh Hùng, Lê Thị Lan
Anh, Lê Văn Quốc (2018) “Định hướng mơ hình giáo dục KNM cho sinh viên trường
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu” đã xác định khái niệm KNM: “Kỹ năng mềm thuộc
nhóm kỹ năng xã hội, là hệ thống những kỹ năng giúp cá nhân thiết lập và duy trì
các mối quan hệ trong xã hội được chi phối bởi những yếu tố liên quan đến m t cảm
xúc, ngôn ngữ, thái độ nhằm thiết lập ra những mối quan hệ xã hội tích cực để các
cá nhân đạt được hiệu quả cao và hạnh phúc trong cơng việc” [71]. Bên cạnh đó tác
giả cũng xác định các đặc điểm của KNM nhƣ: KNM có tính đầy đủ; KNM khơng


11
phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh, nó là sản phẩm của thực tiễn, là quá trình luyện tập
theo một quy trình nhất định; KNM khơng phải là sự “nạp” kiến thức đơn thuần mà
đôi khi là “cái giá” của sự trải nghiệm không hề rẻ; KNM không chỉ là biểu hiện của
“trí tuệ cảm xúc” mà cịn là sự vận dụng linh hoạt tri thức, kinh nghiệm vào thực tế;
KNM có tính thuần thục; KNM có tính linh hoạt, sáng tạo; KNM không “cố định”
cho một ngành nghề riêng biệt, KNM áp dụng đƣợc với mọi ngƣời, mọi lĩnh vực.
Qua các cơng trình nghiên cứu về KNM có thể nhận thấy rằng:
- Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc ngày càng
quan tâm nghiên cứu về KNM. Điều này đã đƣợc khẳng định thơng qua số lƣợng các

cơng trình nghiên cứu đã đƣợc cơng bố. Tuy nhiên, những cơng trình đã có chủ yếu
tập trung vào việc xác định tầm quan trọng của KNM; bƣớc đầu quan tâm xác định
khái niệm, đặc điểm của KNM và một số KNM cụ thể.. song chƣa có sự thống nhất
giữa các nhà nghiên cứu.
- Các đặc điểm của KNM chƣa đƣợc xác định mang tính thống nhất.
- Chƣa có đề tài nào xác định đƣợc một cách tồn diện về hệ thống KNM và tiêu
chí đánh giá KNM.
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm
* Trên thế giới, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục KNM. Có thể chỉ
ra sau đây một số cơng trình nghiên cứu:
- Nghiên cứu của tác giả Patricla A.Hecker (1997) “Successful Consulting
Engineering: a Lifetime of Learning” - Tƣ vấn kỹ thuật thành cơng: Một q trình học
tập suốt đời” [116] đã phân tích, làm sáng tỏ về sự cần thiết, tầm quan trọng của KNM,
vai trò của công tác giảng dạy, đào tạo KNM và giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả đối với việc đào tạo KNM cho SV các khối ngành kỹ thuật.
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Susan H.Pulko và Samir Parikh (2002) “Teaching
Soft Skills to Engineers - (Dạy/giáo dục/đào tạo KNM cho những kỹ sƣ” [123] đề cập
đến một số phƣơng pháp giảng dạy KNM cho SV khối kỹ thuật nhƣ: làm bài tập
nhóm, cơng não, mơ phỏng,…
- Nghiên cứu của tác giả Aseel Berglund and Fredrik Heintz, IDA (2014)
“Integrating Soft Skills into Engineering Education for Increased Student Throughput
and more Professional Engineers” - (Tích hợp các KNM vào giáo dục kỹ thuật nhằm
giữ chân sinh viên và tăng số kỹ sƣ chuyên nghiệp) [91] đã luận giải và khẳng định sự
cần thiết, giá trị, lợi ích, hiệu quả mang lại của việc khóa đào tạo KNM cho SV các
ngành kỹ thuật.


12
- Nghiên cứu của tác giả M. J. Dewiyani S (2015)“Improving students soft skills
using thinkking process profile based on personnality types” - (Phát triển KNM cho sinh

viên bằng việc sử dụng hồ sơ tiến trình nhận thức dựa trên phân loại tính cách) [98, pp
118 - 129] là một cơng trình nghiên cứu khá cơng phu với việc dựa vào kết quả quan sát
khía cạnh đào tạo kỹ năng cứng, tác giả đã nghiên cứu phƣơng pháp học tập có thể cải
thiện các thuộc tính KNM của SV đƣa ra mơ hình học tập nhằm cải thiện KNM cho SV
mà GV cần thực hiện gồm 4 bƣớc: Chuẩn bị bài giảng, hoạt động giới thiệu, các hoạt
động chính và các hoạt động tổng kết.
- Nghiên cứu của tác giả Siti Hamidah (2015) “Humanistic soft skills learning
for fenerating professional teacher performance” - (Học KNM nhân văn nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của giáo viên chuyên nghiệp) [121, 191-194] đã mô tả sự phát
triển của mơ hình học tập KNM nhân văn khiến việc đào tạo các KNM trở nên thành
thạo một cách tự nhiên. Kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở cho việc triển khai áp dụng
cho nhiều loại nội dung học tập khác nhau, khiến cho việc học và thực hành KNM trở
thành thói quen của học sinh, SV.
- Nghiên cứu của tác giả Maria Cinque “Lost on Translation – Soft skills
development in European Countries” (Sai lệch trong những cách hiểu – Sự phát triển
KNM ở các nước châu Âu) [110, 389-427] đã xác định các phƣơng thức phát triển KNM
theo sự hƣớng dẫn hoặc chủ động, song chƣa chỉ ra đƣợc cách thức hành động cụ thể, do
đó khó có thể áp dụng thuận lợi trong thực tiễn.
- Nghiên cứu của tác giả Barbara Cimatti, Trƣờng Đại học Bologna, Italia:
“Defintion, developmetn, assessments of soft skills and their role for the quality of
organizations and enterprises” (Định nghĩa, sự phát triển, đánh giá KNM và vai trị của
nó đối với chất lƣợng tổ chức và doanh nghiệp) [93, 97-130] đã khẳng định KNM cần
đƣợc dạy từ sớm ở cấp tiểu học, thậm chí từ trong gia đình. Đặc biệt KNM cần đƣợc tích
hợp với kỹ năng cứng trong một bối cảnh thực tế. Việc tích hợp KNM trong giảng dạy
hiệu quả phải thông qua các công cụ học tập nhƣ thực hiện dự án, làm bài tập mô phỏng,
nghiên cứu trƣờng hợp, trò chơi học tập….
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Ruzlan Md-Alia, Fuziah Shaffieb, Fahainis Mohd
Yusof “Understandings and conceptions of soft skills for educations in public
Universities” - (Cách hiểu và khái niệm về KNM cho các nhà giáo dục tại các trƣờng
đại học công) [118] đã khẳng định SV ở các trƣờng đại học công lập cần đƣợc hƣớng

dẫn để có đƣợc các KNM có liên quan và cần có các mơ hình mẫu để học hỏi năng lực
chuyên môn và xã hội thông qua các giảng viên hoặc nhà giáo dục. Trong một nghiên
cứu khám phá định tính mới đƣợc thực hiện, 18 nhà giáo dục đƣợc chọn lọc từ năm


13
trƣờng đại học công đã đƣợc phỏng vấn riêng để nắm bắt những hiểu biết và quan
niệm của họ về các KNM nhƣ là một phần đóng góp chun mơn của họ để hỗ trợ sự
thôi thúc thúc đẩy và đảm bảo có đƣợc sự mềm mại kỹ năng giữa các SV đại học ở
Malaysia. Bài viết này thảo luận và cung cấp một cái nhìn sơ lƣợc về ba nhà giáo dục
với những hiểu biết và quan niệm về các KNM trong bối cảnh nghề nghiệp hiện tại của
họ. Suy nghĩ của họ về các KNM và đề xuất của họ về các kỹ năng có thể khác có thể
đƣợc đƣa vào nhƣ những KNM mà các nhà giáo dục của các trƣờng đại học công phải
sở hữu, từ đó có thể đƣa ra những ý tƣởng và sáng kiến sớm trong việc xây dựng
khung KNM cho các nhà giáo dục. Khung này có thể đóng vai trị là kim chỉ nam cho
các nhà giáo dục ở các trƣờng đại học công phát triển, tạo điều kiện và nâng cao các
KNM trong học sinh của họ. Tác giả thể hiện quan điểm cho các nhà giáo dục của
trƣờng đại học cơng có thể đào tạo hoặc hƣớng dẫn học sinh của mình thành thạo các
KNM bằng cách thể hiện sự sở hữu các kỹ năng. Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định
việc tích hợp đào tạo các KNM vào các khóa học kỹ năng cứng là một phƣơng pháp
rất hiệu quả và hiệu quả để đạt đƣợc cả một cách hấp dẫn để dạy một nội dung cụ thể
và tăng cƣờng các KNM.
- Nghiên cứu của tác giả Anita Zarzycka (2017) “Development of soft skills in
higher education – case study” (Phát triển KNM ở giáo dục đại học – nghiên cứu
trƣờng hợp) [90, s.10-14] đã trình bày, phân tích về vấn đề kỹ năng của sinh viên tốt
nghiệp giáo dục đại học không phù hợp với kỳ vọng của nhà tuyển dụng, đặc biệt là về
KNM và sự cần thiết phải đƣa ra những thay đổi trong chƣơng trình giảng dạy. Qua
quan sát và thực hiện, tác giả trình bày một dự án Kỹ năng mềm tại trung tâm nhƣ là
một sự nỗ lực để điều chỉnh chƣơng trình giảng dạy theo yêu cầu của thị trƣờng lao
động. Dự án đƣợc thực hiện tại Đại học Łazarski từ năm học 2013/2014 và nó đã đƣợc

thay đổi rất nhiều cho đến nay. Những thay đổi cho phép điều chỉnh tốt hơn công thức
cho sinh viên tiềm năng và tăng cƣờng nhận thức về tầm quan trọng của các KNM trong
nhận thức của sinh viên. Nội dung khóa học đƣợc chia làm hai kỳ: học kỳ đầu tiên chủ
yếu nhằm vào năng lực hội nhập, làm việc nhóm và cải thiện các kỹ năng ngơn ngữ của
sinh viên nƣớc ngồi và thứ hai là tạo ra thƣơng hiệu cá nhân và xây dựng một danh
mục thành tích và mơ tả nó trong công việc.
* Ở Việt Nam, giáo dục KNM là cần thiết cho mọi lứa tuổi, nhƣng đặc biệt là ở
các lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên. Vì thế kết quả của các đề tài,
cơng trình nghiên cứu này đã đƣợc hiện thực hóa thành các sách, tài liệu, bài giảng tập
huấn, huấn luyện, giáo dục, đào tạo cho các nhóm lứa tuổi, đối tƣợng ngƣời học rất
phong phú từ mầm non đến đại học và những ngƣời đang hoạt động ở các lĩnh vực khác


14
nhau (nhân viên, doanh nhân, giáo viên, nhà quản lý, kinh tế, y tế, dịch vụ, sản xuất,
kinh doanh, du lịch, tâm linh…). Các đề tài, cơng trình nghiên cứu, ứng dụng về giáo
dục KNM là rất đa dạng, ở những mức độ, phạm vi khác nhau. Trong quá trình thực
hiện luận án này, tác giả đã tiếp cận và có thể nêu khái qt một số đề tài, cơng trình
điển hình, tiêu biểu sau đây:
- Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn (2013) “Thử nghiệm một vài biện pháp
phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên đại học sư phạm” [68; tr 68-77] đã đề xuất và
thử nghiệm ba biện pháp phát triển KNM cho SV Đại học Sƣ phạm: (1) Định hƣớng
nghiên cứu có hệ thống về KNM; (2) Tổ chức khá tuấn huấn về KNM cho SV với tên
gọi “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm”; (3) Lồng ghép huấn luyện KNM
cho SV Đại học Sƣ phạm thơng qua hoạt động ngoại khóa. Với cơng trình nghiên cứu
của mình, tác giả Huỳnh Văn Sơn đã bƣớc đầu đi sâu xác định và kiểm chứng qua thực
nghiệm đƣợc một số biện pháp phát triển một số KNM phù hợp với đặc điểm của SV
và chƣơng trình đào tạo giáo viên ở trƣờng Đại học Sƣ phạm.
- Nghiên cứu của tác giả Hoàng Hải (2016) “Phát huy vai trò của KNM trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo”[30, tr 56] đã đề cập, luận giải, phân tích

về kỹ năng cứng, KNM trong đào tạo, học tập; một số khái niệm về kỹ năng cứng,
KNM; phát huy vai trò một số KNM trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo,
tập huấn nhƣ kỹ năng tạo ảnh hƣởng và uy tín, kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, kỹ năng
linh hoạt và thích nghi với mọi tình huống, thúc đẩy bản thân, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng tƣ duy sáng tạo.
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Nam (2016) “Đánh giá KNM của sinh
viên trường Cao đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh theo khung KNM
Malaysia” đã tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá nhận thức, cảm nhận của SV
trƣờng Cao đẳng Cơng Thƣơng thành phố Hồ Chí Minh về KNM theo khung đánh giá
của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia. Các kết quả nghiên cứu, phân cho thấy KNM của
sinh viên trƣờng Cao đẳng Cơng Thƣơng khơng có sự chênh lệch lớn so với trƣờng đại
học khác nhƣng về cơ bản vẫn còn ở mức thấp. Điều này có nghĩa là, KNM của SV
các trƣờng cao đẳng và đại học ở Việt Nam (phân tích tƣơng quan những trƣờng
nghiên cứu tham chiếu) hầu nhƣ khơng có sự khác biệt và còn ở mức thấp so với
khung đánh giá KNM của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia. Trong số các kỹ năng, kết
quả nghiên cứu phản ánh sinh viên đánh giá thấp các nhóm kỹ năng kinh doanh, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tƣ duy, kỹ năng thể hiện sự tự tin, tính chủ
động, có kế hoạch... Chỉ có một số kỹ năng đƣợc sinh viên đánh giá cao là: kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác. Khi so sánh KNM của SV Việt Nam với KNM của


15
SV Malaysia thì phần lớn các ý kiến đƣợc hỏi đều cho rằng KNM của SV Việt Nam
thấp hơn nhiều, nhất là các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghiên cứu.
Từ thực tế đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm chú trọng và tăng cƣờng hơn nữa việc
cải thiện KNM cho SV thông qua các kênh chính khóa, kênh hỗ trợ, và các hoạt động
mang tính trải nghiệm trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, cộng đồng và xã hội [56].
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hoài Lan (2017) “Phát triển KNM cho sinh viên
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra” [45, tr 80] đã
khẳng định, phát triển KNM cho sinh viên là một vấn đề cần đƣợc quan tâm trong

nhà trƣờng. Nội dung bài viết tìm hiểu thực trạng KNM của sinh viên khoa Kinh tế
trƣờng Đại học Đồng Nai và đề xuất một số biện pháp phát triển KNM theo tiếp cận
chuẩn đầu ra.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Tiến (2017)“Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên đại học sư phạm khối ngành khoa học xã hội trường Đại học Đồng
Nai” [75, tr 38] đã tập trung nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng một số yếu tố tác
động đến việc giáo dục, phát triển kỹ năng sống cho SV ngành sƣ phạm thuộc khối ngành
Khoa học Xã hội của trƣờng Đại học Đồng Nai. Nội dung trọng tâm của bài báo nghiên
cứu, khảo sát, đánh giá nhận thức của sinh viên về thế nào là kỹ năng sống; sự cần thiết phải
rèn kỹ năng sống và những tiêu chí rèn kỹ năng sống mà sinh viên quan tâm; những đề
xuất, góp ý của sinh viên đối với công tác giáo dục kỹ năng sống ở nhà trƣờng hiện nay. Kết
quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, nhu cầu và vấn đề đặt ra là cơ sở quan trọng để
đề xuất các biện pháp, mô hình, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, không chỉ
ngành sƣ phạm, khối ngành Khoa học Xã hội trƣờng Đại học Đồng Nai mà cịn có thể mở
rộng ra toàn trƣờng trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu giáo dục, đào tạo toàn diện, đảm
bảo đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu của xã hội.
Qua các cơng trình nghiên cứu về giáo dục KNM có thể nhận thấy rằng:
- Những cơng trình đã có chủ yếu tập trung nghiên cứu khái quát về giáo dục KNM.
- Khái niệm, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục KNM chƣa
thực sự có đƣợc sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Đặc biệt, chƣa có cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về giáo dục KNM cả ở phƣơng diện lí luận,
thực trạng và biện pháp.
1.2. Tình hình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học
mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp
Nếu nhƣ việc nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
vẫn cịn tƣơng đối ít, thì nghiên cứu về giáo dục KNM cho SV thơng qua dạy học
mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh lại càng khan hiếm, hầu nhƣ chƣa có.


16

Cho đến nay, đã có khá nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu về việc vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh đối với việc đào tạo, giáo dục,
phát triển, nâng cao phẩm chất, năng lực con ngƣời Việt Nam trong các vị trí, cộng
việc. Điển hình, có thể nêu các đề tài, cơng trình sau:
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Thành Duy (2010) “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự
nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” [24] đã đề cập đến quan niệm
của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức mới đối với tất cả các tầng lớp nhân dân, từ các
cụ phụ lão đến các cháu thiếu niên, nhi đồng; từ cán bộ đảng viên đến các chiến sĩ trong
quân đội, công an nhân dân; từ cơng nhân, nơng dân đến trí thức; cả nam giới và nữ giới...
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Anh và cộng sự (2013) “Học tập
và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua tác phẩm Đạo đức cách mạng” [3] là
tập hợp những bài viết về tƣ tƣởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh qua nghiên
cứu tác phẩm “Đạo đức cách mạng”. Thông qua những bài viết này, các tác giả làm
rõ giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tác phẩm, từ đó vận dụng vào nâng cao chất
lƣợng việc học tập, làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Anh và cộng sự (2016) “Nhân
cách đạo đức Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan tỏa” [4] đã làm rõ những giá trị căn cốt
của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh và sức lan tỏa của nhân cách đạo đức Hồ Chí
Minh trong các đối tƣợng dân cƣ, từ thiếu niên, nhi đồng, thanh niên đến ngƣời chiến
sĩ qn đội, cơng an nhân dân, từ đội ngũ trí thức, nhà báo, thầy thuốc đến văn nghệ sĩ,
sức sống trong hiện tại và tƣơng lai của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh. Với những
nội dung trên, cuốn sách đã khai thác những giá trị cốt lõi và phong phú nhất về nhân
cách đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, qua đó có ý nghĩa rất thiết thực trong giáo dục,
phát triển, nâng cao phẩm chất, năng lực, đạo đức cách mạng hiện nay.
Cho đến nay, mới chỉ có một vài đề tài, cơng trình đặt ra, thực hiện nghiên cứu
về việc vận dụng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào giáo dục, phát triển, nâng cao một hoặc
một số năng lực cụ thể, nhƣ phẩm chất, năng lực giáo viên, phẩm chất đạo đức, năng
lực của ngƣời cán bộ, hoặc của SV các cơ sở giáo dục đại học… Tuy nhiên, những đề
tài, cơng trình này chủ yếu tập trung vào giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho
thanh niên, SV. Có thể nêu một số đề tài, cơng trình sau:

Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Đoàn (2002) “Giáo dục đạo đức cho thanh
niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay” [28] đã làm rõ giá trị
đạo đức của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và giá trị đó đối với việc giáo dục đạo đức cho
thanh niên, học sinh. Từ đó, tác giả đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh ở nƣớc ta hiện nay.


×