ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN A
TIỂU LUẬN
Hà Nội – 2021
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN A
TIỂU LUẬN
Môn: TỘI PHẠM HỌC
THIẾT CHẾ GIA ĐÌNH TRONG PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khắc Hải
Hà Nội – 2021
1
1. Nhận thức lý luận về thiết chế gia đình trong phòng
ngừa tội phạm
1.1.
Lý luận về phòng ngừa tội phạm
1.1.1.
Khái niệm
Khái niệm phòng ngừa tội phạm Phòng ngừa tội phạm là
nội dung nghiên cứu quan trọng của tội phạm học hiện đại.
Khái niệm phòng ngừa tội phạm đã được đề cập trong nhiều
cơng trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm ở Việt Nam, từ các giáo trình đại học đến các sách
chuyên khào và tham khảo. Mỗi tác giả, mỗi nhà khoa học lại
có quan điểm, cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này.
Xét về mặt ngơn ngữ, phịng ngừa tội phạm được hiểu là
hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra. Theo Đại từ điển
tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, “phòng ngừa là phịng
khơng cho điều bất lợi, tác hại xảy ra”.[5] Vậy phịng ngừa tội
phạm là việc khơng cho tội phạm xảy ra.
Theo quan điểm của GS.TS. Đỗ Ngọc Quang chỉ ra phòng
ngừa tội phạm được hiểu theo hai nghĩa: “Theo nghĩa rộng,
phòng ngừa tội phạm bao hàm, một mặt không để cho tội
phạm xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Mặt khác, bằng mọi cách để ngăn chặn tội phạm, kịp thời
phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm
tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ
trở thành những cơng dân có ích cho xã hội; theo nghĩa hẹp,
phịng ngừa tội phạm là khơng để cho tội phạm xảy ra, không
2
để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội, khơng để cho thành
viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết kiệm
được những chi phí cần thiết cho Nhà nước trong công tác
điều tra, truy tố, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội”.
[2]
Còn theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng và
tập thể tác giả định nghĩa: “Phòng ngừa tội phạm là sử dụng
các phương pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp
vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng nhằm khắc
phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát
sinh, phát triển”. [1]
Theo Từ điển Luật học định nghĩa: “Phòng ngừa tội phạm
là ngăn ngừa tội phạm và loại trừ các nguyên nhân phát sinh
tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên quan với nhau
do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành”. [3]
Hay theo quan điểm của TS. Nguyễn Khắc Hải, khái
niệm này được hiểu như sau: “Phòng ngừa tội phạm là tổng
thể các biện pháp can thiệp chung và riêng áp dụng cho
người phạm tội tiềm năng và nạn nhân tiề năng, có xác định
mục tiêu rõ ràng, được tiến hành bởi các thiết chế nhà nước
và cộng đồng, trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận vấn đề có
định hướng nhằm kiểm sốt hành vi khơng phù hợp với xã
hội, những hành vi phạm tội cũng như giải quyết những khía
cạnh liên quan đến tội phạm như sự sợ hãi, rối loạn về tâm lý,
mất an ninh trật tự”. [4]
Có thể thấy, mỗi quan điểm của các nhà khoa học khác
nhau về khái niệm này đều có những đặc trưng riêng và đã
3
nêu bật được nội dung chính của nội hàm khái niệm. Tuy
nhiên, để mà nói khái niệm về phịng ngừa tội phạm đầy đủ
và hoàn chỉnh nhất là khái niệm được TS. Nguyễn Khắc Hải
đưa ra.
Phòng ngừa tội phạm, suy cho cùng, chính là đưa ra
những giải pháp mang tính chủ động hơn, tích cực hơn và có
hiệu quả hơn trong cơng tác đấu tranh phịng và chống tội
phạm, hỗ trợ cho các ngành luật khác trong lĩnh vực tư pháp
hình sự. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này địi hỏi hoạt động
phòng ngừa tội phạm phải dần loại trừ đi các nguyên nhân
của tội phạm qua việc chù động tác động trực tiếp đến các
thành tố hợp thành nguyên nhân đó. Từ đó giảm thiểu, triệt
tiêu các thành tố này hoặc hạn chế ảnh hưởng của nó tới
nguyên nhân của tội phạm.
1.1.2.
Đặc điểm
Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm thể hiện tính dự đốn về
tình hình tội phạm trong tương lai. Các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành mơ tả, giải thích và dự báo về xu hướng, tình
hình phát triển của tội phạm, từ đó đưa ra những biện pháp
tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội
phạm, đồng thời khắc phục được các nguyên nhân và điều
kiện phạm tội cũng như những tồn tại trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phòng ngừa,
nhận diện xu hướng, diễn biến về tình hình tội phạm tương lai,
khả năng xuất hiện, thay đổi của các loại tội phạm cũ và tội
phạm mới, diễn biến và quy luật của quá trình tội phạm hóa –
phi tội phạm hóa, hình sự hóa – phi hình sự hóa.
4
Thứ hai, phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ của tồn thể
xã hội, khơng phải của riêng một cơ quan, tổ chức nào.
Thứ ba, phòng ngừa tội phạm bao gồm tổng thể các biện
pháp phịng ngừa: chính trị – tư tưởng, kinh tế – xã hội, văn
hóa, giáo dục, pháp luật, quản lý Nhà nước,... can thiệp vào
cơ chế của hành vi phạm tội và loại bỏ một số hành vi phạm
tội. Phòng ngừa tội phạm, suy cho cùng, là việc đưa ra những
giải pháp mang tính chủ động hơn, tích cực và hiệu quả hơn
trong cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm. Hơn nữa,
chính những giải pháp của ngành khoa học này là tiền đề
quan trọng để thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự, cũng
như trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm
của Nhà nước.
Thứ tư, việc phong ngừa tội phạm từ sớm giúp tiết kiệm
cho ngân sách Nhà nước. Các cơ quan, cá nhân, tổ chức
không bị tội phạm xâm hại, khơng phải bịi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả. Mặt khác, điều này làm giảm sự chi tiêu
cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với đối
tượng thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ năm, phòng ngừa tội phạm được giới hạn trong các
hành vi có mục đích phịng ngừa sự bắt đầu hành vị tội phạm
của cá nhân hoặc hành vi tội phạm xảy ra trong một địa điểm
cụ thể. Trong trường hợp có tội phạm xảy ra trong xã hội thì
việc bảo đảm không làm oan sai, bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội, giải quyết nhanh chóng, chính xác và đúng pháp
luật đối với trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm
5
tội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã
hội và của cơng dân.
1.1.3.
Mục đích
Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của phòng ngừa
tội phạm là tìm ra được những biện pháp tác động vào quy
luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, đồng thời
khắc phục được nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Thứ nhất, phịng ngừa tội phạm thúc đẩy cơng tác khảo
sát, nghiên cứu đánh giá tình hình tội phạm trên phạm vi cả
nước để có một bức tranh tồn cảnh về tình hình tội phạm ở
Việt Nam. Trong đó phản ánh các hiện tượng tiêu cực mang
bản chất xã hội, có nguồn gốc, là sản phẩm của xã hội, có
ngun nhân, điều kiện phát sinh, phát triển từ chính xã hội
đó đồng thời nó có mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng
xã hội.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân – điều kiện của tình hình tội phạm, các nhà
nghiên cứu tội phạm học sẽ xây dựng những luận cứ khoa học
phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, xây dựng các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Từ đó loại trừ và thủ tiêu các nguyên nhân và điều
kiện phạm tội, xóa bỏ các tác nhân là điều kiện tạo thuận lợi
việc phát sinh ra tội phạm. Việc nghiên cứu các nguyên nhân
và điều kiện phạm tội và người phạm tội, trên cơ sở này, đưa
ra các giải pháp tổng thể và có hệ thống phịng ngừa các hiện
tượng tiêu cực và tội phạm.
6
Thứ ba, phòng ngừa tội phạm giúp tăng cường việc
nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của các ngành khoa
học có liên quan, vừa sử dụng kiến thức của các ngành khoa
học xã hội khác để nghiên cứu vừa cung cấp những tri thức
cho các ngành khoa học đó để phát triển. Phịng ngừa tội
phạm xác định tình hình tội phạm, các nguyên nhân, điều
kiện của tội phạm từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, mặt
khác cung cấp tri thức để khoa học luật hình sự xác định hành
vi nguy hiểm nào cho xã hội được coi là tội phạm, hay nói
cách khác là cơ sở để hình sự hóa một hành vi vi phạm pháp
luật.
1.1.4.
Ý nghĩa
Phịng ngừa tội phạm chính là một trong những nội dung
quan trọng và chiếm một vị trí đặc biệt của lý luận về tội
phạm học. Nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm chính là
nghiên cứu cơ sở, nền tảng và điểm xuất phát để tiếp tục
nghiên cứu những nội dung khác trong lý luận tội phạm học.
Cho nên, phòng ngừa tội phạm vừa là bộ phận cấu thành
quan trọng của tội phạm học, vừa là mục tiêu, chức năng cơ
bản của tội phạm học.
Hoạt động phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa to lớn
trong việc tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong
cơng tác đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên một
địa bàn cụ thể hoặc của một quốc gia, phát huy được sức
mạnh tổng hợp của toàn bộ đất nước từ người lãnh đạo đến
nhân dân, từ hệ thống chính trị đến trách nhiệm của các
7
ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương trong phịng
ngừa đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới.
1.2.
Thiết chế gia đình trong phịng ngừa tội
phạm
- Thiết chế:
Thiết chế là toàn bộ các quy định chi phối một tổ chức,
một đồn thể, nó chỉ tồn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống
giám sát mọi hoạt động xã hội, nhờ đó mà các quan hệ xã hội
kết hợp với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp
nhàng.
- Thiết chế xã hội:
Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị
chuẩn mực, vị thế, vai trị và nhóm vận động xung quanh nhu
cầu cơ bản của xã hội. Nó là một tổ chức nhất định của sự
hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội được thực hiện bằng
một hệ thống của các hành vi con người với các chuẩn mực và
quy phạm xã hội. Tất cả các thiết chế đều có các quy tắc
chuẩn mực, điều luật và cả cơ chế vật chất của nó mà các
nhóm xã hội phải tơn trọng, nó là mối liên kết giữa các cá
nhân, các nhóm xã hội và sự điều tiết hoạt động của chúng.
- Thiết chế gia đình:
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã
hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan
hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con ni, bởi
tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau
nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên.
8
Gia đình đóng vai trị và có vị trí hết sức quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Gia đình có các
chức năng cơ bản như: chức năng sinh đẻ; chức năng giáo
dục; chức năng kinh tế, chức năng quan tâm và chăm sóc
người cao tuổi... Trong số các chức năng cơ bản của gia đình
nêu trên, chức năng giáo dục của gia định có vai trị vố cùng
quan trọng trong hoạt động phịng ngừa tội phạm.
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết
định đến thái độ, tính cách, nhân phẩm của con người. Đây là
trường học đầu tiên của mỗi con người, là cơ sở để dạy dỗ nên
những người cơng dân có ích cho xã hội với người thầy là cha
mẹ. Trong thiết chế gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền
thương u, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo
việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh, toàn
diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức, trở thành cơng
dân có ích cho xã hội.
Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó cha mẹ là
tấm gương, hình tượng hình thành tính cách của từng thành
viên trong xã hội thu nhỏ đó. Gia đình trang bị cho những đứa
trẻ những ý niệm đầu tiên về thế giới khách quan, những thái
độ, những phản hồi với các hiện tượng xã hội, về khái niệm
cái thiện, cái ác, về mặt trái xã hội.
Chức năng giáo dục của gia đình chịu tác động trực tiếp
của các yếu tố khách quan và chủ quan. Sự thay đổi lớn trong
các chính sách kinh tế xã hội, những biến đổi trong lĩnh vực
văn hóa, thơng tin, lối sống, sự thiếu hụt kinh nghiệm, ý thức
9
dạy con là những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng giáo dục
của gia đình. Để chức năng này được thực hiện một cách có
hiệu quả thì gia đình phải có phương pháp giáo dục, răn đe
một cách đúng đắn. Hơn nữa những bậc cha mẹ, ông bà nên
là một tâm gương để thế hệ trẻ noi theo.
Việc thực hiện tốt chức năng giáo dục của gia đình giúp
hình thành nên nhân cách, thái độ, cư xử, đạo đức của mỗi cá
nhân đối với các hiện tượng, quan hệ xã hội bắt gặp trong
cuộc sống. Việc một cá nhân được gia đình trang bị nhận thức
đầy đủ sẽ có nhận thức đúng đắn về các hành vi vi phạm
pháp luật và hình phạt tương ứng với chúng. Từ đó đưa ra lựa
chọn từ bỏ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác,
việc được gia đình giáo dục tốt giúp các cá nhân hình thành
nên nhân cách, đạo đức tốt, chấp hành tốt các quy định của
nhà nước và pháp luật. Khi các quy định, các biện pháp về
phòng ngừa tội phạm được đưa ra, các cá nhân có ý thức tốt
sẽ nghiêm túc thực hiện, chấp hành theo đúng quy định của
pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác phịng ngừa tội phạm.
2. Thiết chế gia đình trong thực tiễn phòng ngừa tội
phạm
Cầu Giấy là một quận nội thành của thủ đơ Hà Nội, gồm
08 phường, có diện tích tự nhiên khoảng 12,44 Km2, với dân
số khoảng hơn 292.500 người, mật độ dân số là 23.516
người/Km2.
Trong những năm trở lại đây tình hình tội phạm nói
chung và tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn nói riêng có chiều hướng giảm dần. Trong 06
10
tháng đầu năm 2021, số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn
quận giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ điều tra khám
phá án đạt 84,6%. Nhiều băng nhóm tội phạm bị triệt phá, kết
quả đấu tranh với các loại tội phạm như kinh tế, tham nhũng,
môi trường, ma túy đều đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2020.
Số vụ do người dưới 18 tuổi phạm tội giảm so với cùng ký năm
2020.
Những kết quả đạt được như vậy là do chính quyền địa
phương, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã triển khai
đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn
áp tội phạm, góp phần kiềm chế sự gia tăng của tội phạm.
Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến công lao không nhỏ của
các cơ quan, ban ngành địa phương trong công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật đến từng hộ gia đình trên địa bàn
quận, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm.
Chính quyền địa phương đã thực hiện tốt các chủ chủ
trường, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước trong công tác đầu tranh phịng chống tội phạm. Bên
canh đó, cịn năng động, sáng tạo trong việc đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm, đặc
biệt là các giải pháp liên quan đến thiết chế gia đình.
Các cấp chính quyền phối hợp với tổ trưởng các tổ dân
phố đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phịng chống tội phạm
và tệ nạn xã hội ngay từ gia đình. Cổ động phong trào xây
dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa trên địa bàn tồn
quận. Xây dựng cơ chế đánh giá gia đình văn hóa mới, tăng
cường sự giáo dục của gia đình đến các thành viên từ đó nâng
11
cao ý thức chấp hành pháp luật của các thành viên trong gia
đình.
Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai các chương trình, các chủ
đề như: an tồn cho phụ nữ và trẻ em; tư vấn cho mẹ và bé;...
cung cấp sự hỗ trợ, tư vấn kịp thời về sức khỏe, dinh dưỡng,
giáo dục cho phụ nữ, trẻ em trên toàn địa bàn, xây dựng mơi
trường phát triển tồn diện và tốt nhất cho trẻ em.
Các phường cũng thành lập, nhân rộng các mơ hình
phịng ngừa tội phạm sáng tạo, hiệu quả như: Mơ hình điểm
về phịng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, mơ hình địa chỉ tin
cậy, xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch… giúp nâng cao hiệu
quả cơng tác phịng ngừa tội phạm, hạn chế và triệt tiêu các
nguyên nhân, điều kiện phát triển của tội phạm.
Ngồi ra, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng
Công an trên địa bàn tăng cường phổ biến giáo dục kiến thức
pháp luật đến từng tổ dân phố, từng hộ dân, nâng cao kiến
thức pháp luật cho các hộ gia đình, hạn chế việc thiếu hiểu
biết, vi phạm pháp luật.
Với việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa
tội phạm gắn với thiết chế gia đình đã góp phần khơng nhỏ
làm tình hình tội phạm trong thời gian qua có xu hướng suy
giảm.
KẾT LUẬN
Thiết chế gia đình là là bộ phận quan trọng cấu thành hệ
thống thiết chế xã hội cũng như đóng vai trị quan trọng trong
phịng ngừa tội phạm. Gia đình chính là nhân tố quan trọng để
12
xây dựng nên tính cách, nhân phẩm của mỗi cá nhân trong xã
hội. Việc nghiên cứu thiết chế gia đình trong phòng ngừa tội
phạm giúp các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xây dựng
được các giải pháp phịng ngừa tội phạm hiệu quả, bảo vệ an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
Trong nội dung bài tiểu luận nêu trên học viên làm rõ:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về phịng ngừa tội
phạm.
Thứ hai, thiết chế gia đình trong phịng ngừa tội phạm.
Thứ ba, thiết chế gia đình trong thực tiễn phòng ngừa
tội phạm, gắn với điạ bàn quận Cầu Giấy.
Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, tiểu luận
cịn nhiều thiếu sót, chưa được hồn thiện kính mong nhận
được sự góp ý, hướng dẫn thêm từ phía các thầy cơ để học
viên có thể tiếp tục hồn thiện nội dung./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chí Dũng (2004), Một số vấn đề về tội phạm và
cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện
nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình Tội phạm học, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội,
1999.
13
4. Trịnh Tiến Việt – Nguyễn Khắc Hải (2020), giáo trình tội
phạm học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn
hố thơng tin, Hà Nội.