Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

(Mã Số 6) Tiểu Luận Tìm Hiểu Tổ Chức, Hoạt Động Của Chính Phủ Việt Nam và Liên Hệ So Sánh Với Tổ Chức, Hoạt Động Của Chính Phủ Liên Bang Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.2 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA………………………………

TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
VÀ LIÊN HỆ SO SÁNH VỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
PHỦ LIÊN BANG NGA (CHỦ ĐỀ 1)

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật Hành Chính So Sánh
Mã phách: ………………………………….......

TP.HCM – 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................1

3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................1
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................2
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu..........................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM......................................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................3
2. Nhiệm kỳ chính phủ........................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ CÁU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CHÍNH
PHỦ LIÊN BANG NGA...........................................................................................................6


1. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam....................................................6

1.1. Vị trí, vai trị.........................................................................................6
1.2. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................7
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.......................................................................8
1.3.1. Nhiệm vụ chung................................................................................8
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trên từng lĩnh vực.....................................10
1.4. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động................................................14
2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Liên Bang Nga...................15


2.1. Vị trí, vai trị.......................................................................................15
2.2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................15
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.....................................................................16
2.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung........................................................16
2.3.2. Nhiệm vụ và quyền trong từng lĩnh vực.........................................17
2.4. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động................................................19
CHƯƠNG 3: SO SÁNH CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
VỚI CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA....................................................................................21
1. Điểm giống nhau..........................................................................................................21
2. Điểm khác nhau............................................................................................................21

2.1. Vị trí, vai trị.......................................................................................21
2.2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................21
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.....................................................................22
2.4. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động................................................25
KẾT LUẬN............................................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................28



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống hành chính của mỗi quốc gia có thể được định nghĩa là tổng thể các
cơ quan trong bộ máy hành pháp tạo thành một thể thống nhất, mỗi cơ quan là một
mắc xích quan trọng có sự ràng buộc với nhau. Đối với hệ thống hành chính Việt
Nam thì Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đóng một vai trị quan trọng trong hệ
thống cơ quan hành chính Việt Nam. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới thì
khơng phải nước nào cũng có Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà
nước. Cụ thể ở đây là Chính phủ Liên Bang Nga với vai trị là một cơ quan hành
chính của Nhà nước cộng hòa Liên Bang Nga còn Tổng thống mới là cơ quan hành
chính cao nhất của Nhà nước. Từ những nét tương đồng trong cơ cấu tổ chức và
hoạt động của Chính phủ trong hai quốc gia ở trên. Vì vậy tơi quyết định lựa chọn
chủ đề: “Tìm hiểu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam và liên hệ so sánh
với tổ chức, hoạt động của Chính phủ Liên Bang Nga” nhằm tìm hiểu và làm rõ về
cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ hai nước trong việc thực hiện quyền
hành pháp, từ đó liên hệ so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai Chính phủ.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, bài tiểu luận có nhiệm vụ phân tích và làm rõ các quy
định pháp luật về cơ cấu tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ Liên Bang Nga.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam
và Chính phủ Liên Bang Nga và sau đó liên hệ so sánh hai cơ cấu tổ chức, hoạt
động Chính phủ với nhau

1



3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này chủ yếu đi sâu về nghiên cứu:
+ Tổng quan về Chính phủ Việt Nam
+ Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Bang
Nga
+ Từ đó liên hệ so sánh sự giống và khác nhau giữa Chính phủ Việt Nam và
Chính phủ Liên Bang Nga
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp nghiên cứu tiểu luận gồm:
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp so sánh
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Bài tiểu luận có ý nghĩa trong việc nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện
về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Bang
Nga. Để từ đó liên hệ so sánh những mặt giống nhau và khác nhau của Chính phủ
hai nước. Ngồi ra, bài tiểu luận cịn đi sâu vào việc phân tích về quy định pháp
luật, vị trí vai trị, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn, các nguyên tắc trong tổ chức
và hoạt động của Chính phủ.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chính phủ Việt Nam được hình thành và phát triển qua từng giai đoạn lịch sử
như sau:
Giai đoạn thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 – 1959):
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, để đảm nhiệm tốt công tác chuẩn bị tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền, Quốc dân đại hội đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải

phóng - tiền thân của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hồ. Chỉ
một ngày sau khi giành chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày
03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm
vụ xây dựng Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước mới ra đời. Ngày
06/01/1946, cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành trong phạm vi cả nước, Quốc hội
được thành lập. Tại kì họp thứ nhất (ngày 02/03/1946), Quốc hội khố I lập ra
Chính phủ chính thức bao gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các. Bấy
giờ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện khơng được tham dự vào Chính phủ.
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Theo quy định tại
Chương IV - Chính phủ, Hiến pháp khẳng định rõ chức năng của Chính phủ trong
bộ máy nhà nước, cơ cấu thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và người
đứng đầu Chính phủ (Chủ tịch nước).
Giai đoạn chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam (1959 –
1975): Trong giai đoạn này, mơ hình Chính phủ có thay đổi nhất định. Chính phủ
được đổi tên thành Hội đồng Chính phủ để nhấn mạnh tính tập thể của Chính phủ.
Hội đồng Chính phủ do Quốc hội thành lập, là cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Hội đồng Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các Bộ
trưởng, các Chủ nhiệm các Ủy ban Nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước.
3


Phù họp với tính chất và chức năng của Hội đồng Chính phủ được quy định tại Điều
71, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Chính phủ được thay đổi và bổ sung.
Giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (1976 –
1986): Sau khi thống nhất đất nước, do ảnh hưởng của mơ hình chính phủ theo Hiến
pháp Liên Xơ năm 1977, Hiến pháp Việt Nam năm 1980, Luật tổ chức Hội đồng bộ
trưởng ngày 04/7/1981 đã quy định: Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước
cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng gồm có:
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch; các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy
ban Nhà nước.
Giai đoạn đổi mới (1986 – 2013): Trong giai đoạn này, Với nhận thức mới về
chủ nghĩa xã hội và những kinh nghiệm tích luỹ trong thực tiễn tổ chức quyền lực
nhà nước, bộ máy nhà nước đã có những cải cách phù họp, đặc biệt là hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước. Hội đồng bộ trưởng đổi tên thành Chính phủ và được quy
định tại Chương VIII Hiến pháp năm 1992. Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ
chức Chính phủ năm 1992, vị trí của Chính phủ được xác định lại, quyền hạn của
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được tăng cường. Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ
trưởng và các thành viên khác. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ,
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường
vụ quốc hội, Chủ tịch nước.
Giai đoạn hiện nay theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013: Hiến pháp năm 2013 ra đời nhằm nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà
nước nói chung, trong đó có hệ thống cơ quan hành chính, đảm bảo hoạt động bộ
máy hành pháp thực sự mạnh trong việc điều hành, quản lý về mặt nhà nước và lãnh
đạo nền kinh tế đất nước. Hiến pháp mới khẳng định quyền hành pháp của Chính
phủ, đề cao hơn nữa vai trị Thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
4


đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho Chính phủ
thực hiện tốt chức năng của mình. Đây là cơ sở cho Quốc hội khố XIII, kì họp thứ
chín thơng qua Luật tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015. Tại kì họp thứ 8 Quốc hội
khóa XIV đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính

phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020).
+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội.
+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.
+ Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ là các cơ quan quản
lý nhà nước cấp Trung ương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành
hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.
2. Nhiệm kỳ chính phủ
Căn cứ Điều 97 Hiến pháp 2013 quy định:
“Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành
lập Chính phủ.”
Chính phủ do Quốc hội thành lập, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5
năm). Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi
Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.

5


CHƯƠNG 2: CƠ CÁU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT
NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA
1. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam
1.1. Vị trí, vai trị
Vị trí, vai trị của Chính phủ được thể hiện lần lượt thông qua các bản hiến
pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 và Luật tổ chức Chính phủ 1992, 2001, 2015
như sau:
+ Theo Hiến pháp 1946, Điều 43 quy định chính phủ như sau: “Cơ quan hành
chính cao nhất của tồn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa” thực hiện

tồn bộ chức năng quản lý hành chính nhà nước, là cơ quan thi hành các đạo luật và
nghị quyết của Nghị viện, đề nghị những dự án luật ra trước Nghị Viện,...bổ nhiệm
hoặc cách chức các nhân viên trong cơ quan hành chính hoặc chuyên mơn.
+ Theo Hiến pháp 1959, Điều 71 quy định Chính phủ như sau: “Hội đồng
Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ
quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.” Và
“Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong
thời gian Quốc hội khơng họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy
ban thường vụ Quốc hội”. So với Hiến pháp 1946 thì Hiến pháp 1959 đã quy định
Chính phủ có khối lượng quyền hạn bao hàm nhiều lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực
quản lý kinh tế.
+ Theo Hiến pháp 1980, Điều 104 quy định Chính phủ như sau: Hội đồng
Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Bộ trưởng có quy định: “Hội đồng Bộ
trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan
chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất” và “Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước;
tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc
6


tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo
đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn
hóa của nhân dân”. Ngồi ra, “Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm
và báo cáo cơng tác trước Hội đồng Nhà nước.”
+ Theo Điều 109 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ 1992 quy
định Chính phủ như sau: Hội đồng Bộ trưởng đã đổi tên thành Chính phủ và có quy
định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Chính phủ cũng đảm

nhận việc thực hiện quản lý các nhiệm vụ về mọi mặt trong xã hội giống như Hội
đồng Bộ trưởng. Ngồi ra, Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
+ Hiện nay, theo Điều 94 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ
2015 quy định Chính phủ như sau: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất cảu nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là
cơ quan chấp hành Quốc hội”
Cuối cùng chúng ta có thể thấy Chính phủ có vị trí, vai trị rất quan trọng trong
hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và là cơ quan thực hiện quyền
hành pháp như kiến tạo chính sách, trình tự án luật, lãnh đạo q trình tổ chức thi
hành chính sách, pháp luật . Ngồi ra, Chính phủ cịn chỉ đạo, tập trung, thống nhất
các bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa
phương.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã giảm và được thay đổi lần lượt
theo Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ:
Theo Khoản 1 Điều 95 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ
2015 quy định:
7


“Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do
Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội
quyết định”
Chính phủ hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 đơn vị trực thuộc:
Các Bộ: Các bộ: Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp,
Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Giao

thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Giáo dục và đào tạo,
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Y
tế, Bộ Khoa học và cơng nghệ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Tài nguyên và
môi trường.
Các cơ quan ngang Bộ: Văn phịng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban dân tộc.
Các đơn vị trực thuộc: Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam,
Thơng tấn xã Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bảo hiểm
Xã hội Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp.
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.3.1. Nhiệm vụ chung
Căn cứ Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định: “Chính phủ có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
8


+ Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác
trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học,
cơng nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phịng, an ninh
quốc gia, trật tự, an tồn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ,
lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc,
bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
+ Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành
lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội
quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ,
công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng
trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân
trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền
công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+ Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền
của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực
điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê

9


chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính
đáng của tổ chức và cơng dân Việt Nam ở nước ngồi;
+ Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan
trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trên từng lĩnh vực
a) Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính
Chính phủ có nhiệm vụ quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố và phát triển nền kinh
tế Nhà nước. Ví dụ: Trong đại dịch Covid-19, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ
đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bám sát tình hình thực

tiễn, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các phương án điều hành thu, chi và cân
đối NSNN phù hợp với các kịch bản tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ doanh nghiệp,
người dân ứng phó với dịch bệnh, củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh
tế, vừa giữ vững cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp ở địa phương,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả,
vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự xã
hội. Nhờ vậy, năm 2020 Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế trên thế giới
đạt được mức tăng trưởng dương; lạm phát được giữ vững dưới 4%; các chỉ tiêu về
bội chi, nợ cơng, nợ Chính phủ, nợ nước ngồi giai đoạn 2016-2020 đều trong phạm
vi Quốc hội quyết định (không quá 3,9% GDP, 65% GDP, 54% GDP, 50% GDP).
Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh
tế. Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước thực hiện các loại thị trường. Ví
dụ: Trong năm 2020, Đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội thế
giới và Việt Nam, nhờ sự kiểm soát tốt dịch bệnh, các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế
của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước điều hành

10


thị trường chứng khốn duy trì hoạt động liên tục, thơng suốt, an tồn, đồng triển
khai nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…
Quyết định chính sách cụ thể thực hiện cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
Ví dụ: Bộ Tài chính tiếp tục xếp vị trí thứ 2/17 bộ về cải cách hành chính năm 2019
(PAR index 2019) với 94,77 điểm (Công bố tháng 5/2020 của Ban Chỉ đạo cải cách
hành chính của Chính phủ). Đây là năm thứ 8 liên tiếp Bộ Tài chính nằm trong top
3 bộ đứng đầu về xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính. 100% thủ tục hành chính
của Bộ Tài chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).
Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trình quốc hội dự bản ngân sách Nhà nước. Quy định các chính sách cụ thể, các
biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả. đồng thời thống nhất sử dụng hiệu

quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia hợp pháp, kết hợp bảo vệ cải
tạo tái sinh tài nguyên.
Chính phủ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đưa ra chính sách khuyến khích
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đối ngoại.
Ví dụ: Trong năm 2020 (tính đến ngày 30/11/2020), trước bối cảnh nền kinh tế
trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một
loạt các loại phí, lệ phí đã được Bộ Tài chính trình cắt giảm nhằm giảm chi phí cho
người dân và doanh nghiệp, như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm 50% mức thu phí cấp
giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng; giảm 50% mức thu 20/22 khoản phí, lệ
phí trong lĩnh vực chứng khốn... tại 21 thơng tư đã được ban hành trong năm 2020.
Chính phủ đã sử dụng chính sách điều tiết thị trường. Ví dụ, nhờ vào việc
phân cơng kịp thời của Chính phủ Thị trường chứng khốn Việt Nam đánh dấu 20
năm trưởng thành, duy trì hoạt động ổn định trong bối cảnh đại dịch bệnh COVID19 và phục hồi mạnh mẽ.
b) Trong lĩnh vực xã hội, y tế
11


Chỉ đạo, quyết định chính sách cụ thể nhằm hướng nghiệp tạo vệc làm, đảm
bảo chế độ bảo hiểm lao động;
Chỉ đạo thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, mở rộng hình thức bảo
hiểm xã hội;
Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân
dân, thực hiện biệp pháp bảo đảm bình đẳng nam nữ, chăm sóc giúp đỡ người người
già, trẻ em có hồn cảnh khó khăn;
Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;
Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tệ nạn xã hội.
Ví dụ: Trong đại dịch Covid-19 như hiện nay, Chính phủ đã ra sức kêu gọi các
cấp, các ngành, các địa phương thực hiện chặt chẽ biện pháp chống dịch. Ngồi ra,
Chính phủ cịn hổ trợ trong việc tiêm vắcxin cho công dân trên cả nước và đặc biệt

là các cán bộ, công chức nhà nước. Đồng thời vào ngày 31/3/2020, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống
dịch Covid-19.
c) Trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ
Đưa ra các chính sách nhằm phát triển hoạt động trong công nghệ bảo đảm
phát triển khoa học và cơng nghệ là chính sách hàng đầu ưu tiên đầu tư cho những
hướng khoa học công nghệ hiện đại, chú trọng công nghệ thông tin.
Quản lý các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển hệ thống thông tin và
khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ, quản
lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ và chuyển giao cơng
nghệ, đồng thời Chính phủ thi hành chính sách bảo vệ mơi trường.
Ví dụ: Chính phủ đã ban hành quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ: Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong
12


hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và quyết định số 392/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển ngàng
cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
d) Trong lĩnh vực giáo dục
Quyết định các chính sách đảm bảo phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu,
ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục; thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc
dân về mọi mặt. Ví dụ: Với việc tiếp tục thực hiện mục tiêu kép theo đó, năm học
2020-2021, ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ðảng,
Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về
Giáo dục đào tạo, đặc biệt là hồn thiện cơ chế, chính sách về đổi mới căn bản, toàn
diện Giáo dục đào tạo; triển khai Luật Giáo dục näm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục đại học.
đ) Trong lĩnh vực đối ngoại
Chính phủ đưa ra các cơng tác đối ngoại nhằm thể hiện nền độc lập tự chủ của
đất nước.

Chính phủ phải trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết hoặc gia nhập Điều
ước quốc tế nhân danh nhà nước và trình chủ tịch nước phê chuẩn và ký kết.
Đưa ra các chính sách để phát triển về kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hoá
và giáo dục với cả nước. Đồng thời chỉ đạo hoạt động của cơ quan đại diện của nhà
nước ở nước ngồi, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngồi, đồn kết cộng
đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc.
e) Đối với Hội đồng nhân dân
Chính phủ hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện
Hiến pháp. Gửi Hội đồng nhân dân các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ,
Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến Hội đồng của cơ
quan địa phương, giải quyết những kiến nghị.
13


Bồi dưỡng cán bộ công chức Hội đồng nhân dân kiến thức quản lý Nhà nước
bảo đảm cơ sở vật chất tài chính.
1.4. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Căn cứ Điều 5 Luật tổ chức Chính phủ 2015, Chính phủ được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
+ Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi
quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng
đầu.
+ Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo
đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành
nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
+ Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương,
bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng

tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
+ Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính
thống nhất, thơng suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm
tra, giám sát của Nhân dân.

14


2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ Liên Bang Nga
2.1. Vị trí, vai trị
Chúng ta có thể thấy Chính phủ Liên Bang Nga có một vai trị quan trọng
trong cơ quan quyền lực nhà nước và Tổng thống của Liên Bang Nga mới là cơ
quan hành chính cao nhất và là người bổ nhiệm thủ tướng Chính phủ.
Thành phần Chính phủ cộng hồ Liên bang Nga bao gồm Chủ tịch Chính phủ
(Thủ tướng), Phó chủ tịch Chính phủ (Phó Thủ tướng) và các bộ trưởng. Chính phủ
hoạt động trên cơ sở của Hiến pháp, các luật hiến pháp Liên bang, các luật Liên
bang và sắc lệnh của Tổng thống Liên Bang.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Theo Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ Nga năm 1997 có quy định: “Chính phủ
cộng hịa Liên Bang Nga bao gồm Chủ tịch Chính phủ (Thủ tướng), Phó chủ tịch
Chính phủ (Phó Thủ tướng) và các bộ trưởng.”
Thủ tướng Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Hạ viện. Phó
thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm theo sự đề
nghị của Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ có thể được Tổng thống miễn nhiệm theo
chính yêu cầu của Thủ tướng.Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ khơng thể
thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình Tổng thống có thể cách chức Thủ
tướng đổng thời phải thông báo cho Thượng viện và Hạ viện vào trong cùng ngày ra
quyết định cách chức Thủ tướng. Việc Tổng thống miễn nhiệm Thủ tướng sẽ dẫn
đến hệ quả tất yếu là giải tán Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng sau khi
nhận chức, hàng năm không muộn hơn ngày 01/04 phải báo cáo với cơ quan thuế
của Liên Bang về tài sản của mình, về tài sản có thêm trong năm.
Cơ quan thuế Liên bang phải báo cáo những thơng tin đó cho Tổng thống biết,
những thơng tin này có thể cơng bố cơng khai.
15


Các thành viên của Chính phủ Liên bang khơng thể đồng thời là thành viên
của Thượng viện, Hạ viện hoặc là đại biểu của các cơ quan lập pháp của các chủ thể
Liên bang, cũng không thể giữ các chức vụ khác trong các cơ quan quyền lực Nhà
nước, cơ quan tự quản địa phương và các tổ chức xã hội.
Các Bộ trưởng không thể trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, cũng
không thể thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua người được uỷ quyền. Các Bộ
trưởng không thể tham gia bất kỳ một hoạt động nào có trả lương ngồi hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Các Bộ trưởng không thể sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện vật chất- kỹ thuật, tài
chính vì các cơng việc cá nhân và mục đích cá nhân. Các Bộ trưởng cũng khơng thể
nhận tiền nhuận bút vì việc xuất bản hoặc sự diễn thuyết với tư cách là thành viên
của Chính phủ Liên bang, khơng thể nhận q, nhận tiền và các giá trị vật chất khác
từ các cá nhân hoặc các tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Các Bộ trưởng
chỉ có thể nhận các danh hiệu cao quý, các huy chương, các danh hiệu vinh dự của
nước ngoài khi được sự cho phép của Tổng thống. Các Bộ trưởng khơng thể đi cơng
tác nước ngồi với sự tài trợ của các thể nhân hoặc pháp nhân ngoại trừ trường hợp
đi cơng tác nước ngồi theo quy định của Pháp luật Liên bang, các điều ước quốc tế
mà Liên bang Nga ký kết, tham gia hoặc trên cơ sở thoả thuận của các cơ quan
quyền lực Nhà nước và cơ quan ngoại giao của cộng hoà Liên bang Nga.
Hiện nay Chính phủ Liên Bang Nga đã giảm số lượng thành viên cho phù hợp
là 17 Bộ, 7 Cục và 30 cơ quan Chính phủ.
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung
Căn cứ Khoản 1 Điều 114 Hiến pháp Nga 1993, Chính phủ Liên Bang Nga có
nhiệm vụ và quyền hạn sau:

16


+ Dự tốn và trình Đuma Quốc gia ngân sách liên bang và bảo đảm việc thi
hành ngân sách; trình Đuma Quốc gia quyết toán về việc thực hiện ngân sách liên
bang;
+ Đảm bảo chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ thống nhất ở Liên bang Nga;
+ Đảm bảo việc thi hành chính sách thống nhất ở Liên bang Nga trong lĩnh
vực văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, môi trường;
+ Thực hiện quản lý sở hữu liên bang;
+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo quốc phịng, an ninh quốc gia, thực thi
chính sách đối ngoại của Liên bang Nga;
+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo tính pháp chế, quyền và tự do công dân,
bảo vệ sở hữu và trật tự xã hội, đấu tranh chống tội phạm;
+ Thực hiện các quyền hạn khác do Hiến pháp Liên bang Nga, các đạo luật
liên bang, các sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga quy định.
2.3.2. Nhiệm vụ và quyền trong từng lĩnh vực
a) Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính
Xây dựng và trình Hạ Viện ngân sách Liên bang, đảm bảo thực hiện ngân sách
Liên Bang;
Đảm bảo sự tự do trong hoạt động kinh tế, tự do trong vận chuyển hàng hoá,
tự do dịch vụ và phương tiện tài chính;
Thống kê, báo cáo Hạ viện về quyết toán thực hiện ngân sách Liên bang;
Xây dựng và thực hiện chính sách thuế;
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống ngân sách;


17


Cùng với Ngân hàng Nhà nước trung ương tiến hành các biện pháp điều chỉnh
thị trường tiền tệ và chứng khoán;
Thực hiện nghĩa vụ đối nội và đối ngoại của Liên bang Nga;
Thực hiện việc điều chỉnh và kiểm tra giao dịch tiền tệ và tỷ giá ngoại hối;
Thực hiện thống nhất chính sách tài chính tiền tệ và tín dụng;
b) Trong lĩnh vực xã hội, y tế
Thực hiện chính sách xã hội thống nhất trong lĩnh vực an sinh xã hội, bảo
hiểm xã hội, hạn chế nạn thất nghiệp, thực hiện chính sách thống nhất đối với dân di
cư;
Thực hiện các biện pháp bảo vệ các quyền công dân trong lĩnh vực y tế, bảo
vệ sức khoẻ, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ gia đình, bảo vệ bà mẹ,
trẻ em, bình đẳng giới;
Thực hiện các biện pháp để phát triển các trung tâm văn hoá thể thao du lịch
và nhà nghỉ.
c) Trong lĩnh vực khoa học, công nghê
Thực hiện các biện pháp để phát triển khoa học đặc biệt là các lĩnh vực khoa
học cơ sở, khoa học ứng dụng.
d) Trong lĩnh vực giáo dục:
Phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp;
Phát triển hệ thống giáo dục không mất tiền.
đ) Trong lĩnh vực đối ngoại
Thực hiện sự lãnh đạo và đảm bảo các quan hệ đối ngoại của nhà nước Nga;

18


Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho các cơ quan đại diện của Nga ở nước

ngoài và các tổ chức Quốc tế;
Ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo quy định của luật;
Bảo vệ sự bất khả xâm phạm của lãnh thổ Nga;
Bảo vệ các cơng dân Nga ở nước ngồi;
Điều chỉnh và giám sát các hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động hợp tác
khoa học -kỹ thuật, văn hoá với nước ngoài.
e) Đối với Hội đồng nhân dân
Bảo đảm quyền tự quyết của cư dân đối với các vấn đề tầm địa phương, nắm
giữ sử dụng và định đoạt của địa phương. Do công dân thực hiện bằng cách trưng
cầu ý dân, bầu cử, các hình thức trực tiếp thể hiện ý chí khác, thơng qua các cơ quan
dân cử và các cơ quan tự quản địa phương khác.
Thực hiện các điểm dân cư thị thành và nông thôn và các điểm khác có tính
đến truyền thống lịch sử và những truyền thống khác của địa phương. Cơ cấu của
các cơ quan địa phương do dân cư địa phương tự xác định.
Việc thay đổi biên giới lãnh thổ mà ở đó có sự tự quản địa phương chỉ được
tiến hành khi có sự góp ý của dân cư vùng lãnh thổ đó.
Các cơ quan độc lập quản lý tài sản, dự toán, phê chuẩn, thực thi ngân sách
của địa phương, thiết lập các loại thuế phí, bảo vệ trất tự xã hội cũng như giải quyết
các vấn đề khác.
2.4. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Chính phủ Liên Bang Nga được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:
+ Đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, các luật hiến pháp và các luật của Liên
bang;
19


+ Nguyên tắc Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân;
+ Nguyên tắc đảm bảo tính Liên bang của Nhà nước;
+ Nguyên tắc phân chia quyền lực;
+ Nguyên tắc Chính phủ chịu trách nhiệm;

+ Nguyên tắc công khai;
+ Nguyên tắc bảo vệ các quyền công dân và quyền con người;

20


CHƯƠNG 3: SO SÁNH CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
PHỦ VIỆT NAM VỚI CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA
1. Điểm giống nhau
Về vị trí, vai trị thì Chính phủ cả hai nước đều là cơ quan hành chính nhà
nước thực quyền hành pháp.
Về cơ cấu tổ chức thì Chính phủ cả hai nước đều có Thủ tướng chính phủ là
người đứng đầu chính phủ
Về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động thì Chính phủ cả 2 nước đều có
nguyên tắc như tuân thủ, đảm bảo việc thực thi hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc
công khai, minh bạch; Chịu trách nhiệm; Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
2. Điểm khác nhau
2.1. Vị trí, vai trị
Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp là cơ quan chấp
hành của Quốc hội .
Cịn Chính phủ Liên Bang Nga là cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện
quyền hành pháp. Chứ không phải là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất mà ở
đây là Tổng thống.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Chính phủ Việt Nam bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thủ tướng Chính phủ
do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.( Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015)
Chính phủ Liên Bang Nga bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
chính phủ, các Bộ trường Liên Bang. Thủ tướng Chính phủ do Tổng thống bổ

nhiệm với sự phê chuẩn của Đuma Quốc gia.( Khoản 2 Điều 110 Hiến pháp Nga)
21


2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính:
+ Chính phủ Việt Nam: Chính phủ chỉ đạo thống nhất quản lí nền kinh tế quốc
dân, đề xuất, quyế định các chính sách, biện pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Cụ thể là: Củng cố và phát triển nền kinh tế nhà nước;
phát huy tiềm năng mọi thành phần kinh tế, các nguồn lực xã hội để phát triển
nhanh, bền vững nền kinh tế quốc dân, từng bước hoàn thiện các loại thị trường
theo định hướng XHCN; thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng dự án
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm và dài hạn; trình Quốc
hội dự tốn ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách, tổng quyết tốn ngân sách…
+ Chính phủ Liên Bang Nga đảm nhận rất nhiều trong lĩnh vực này như sau:
(1) Xây dựng trình Hạ viện ngân sách Liên bang, đảm bảo thực hiện ngân sách Liên
bang; (2) Đảm bảo sự tự do trong hoạt động kinh tế, tự do trong vận chuyển hàng
hóa, tự do dịch vụ và phương tiện tài chính; (3) Thống kê, báo cáo Hạ viện về quyết
toán thực hiện ngân sách Liên bang; (4) Xây dựng và thực hiện chính sách thuế; (5)
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống ngân sách; (6) Cùng với Ngân hàng nhà nước
trung ương tiến hành các biện pháp điều chỉnh thị trường tiền tệ và chứng khoán;
(7) Thực hiện nghĩa vụ đối nội và đối ngoại của Liên bang Nga; (8) Thực hiện việc
điều chỉnh, kiểm tra giao dịch tiền tệ và tỉ giá ngoại hối; (9) Thực hiện việc điều
chỉnh, kiểm tra giao dịch tiền tệ và tín dụng.
- Trong lĩnh vực xã hội, y tế:
+ Chính phủ Việt Nam: Chính phủ chỉ đạo, quyết định chính sách cụ thể nhằm
hướng nghiệp tạo vệc làm, đảm bảo chế độ bảo hiểm lao động; chỉ đạo thực hiện
các chính sách xóa đói, giảm nghèo, mở rộng hình thức bảo hiểm xã hội; thống nhất
quản lý và phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện biệp
pháp bảo đảm bình đẳng nam nữ, chăm sóc giúp đỡ người người già, trẻ em có hoàn


22


×