Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 124 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................3
DANH MỤC BIỂU...........................................................................................4


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Ký hiệu
CNH-HĐH
PT-TH
KTXH
KHXHNV
QL
UBND
VHTT & DL

Nguyên nghĩa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát thanh truyền hình
Kinh tế xã hội
Khoa học xã hội nhân văn
Quản lý
Ủy ban nhân dân


Văn hóa thể thao và du lịch


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

Bảng
Bảng 2.1

Nội dung
Các nội dung liên quan đến vấn đề tuyên

Trang

truyền, quảng bá phát triển du lịch của địa

47

phương.
Ý kiến cơng chúng đánh giá về hình thức thể
2

Bảng 2.2

hiện thơng tin du lịch trên sóng Đài PT - TH

49

Hà Giang

Ý kiến cơng chúng đánh giá về hình thức thể
3

Bảng 2.3

hiện thơng tin du lịch trên sóng Đài PT - TH

50

Lào Cai
Ý kiến công chúng đánh giá về hình thức thể
4

Bảng 2.4

hiện thơng tin du lịch trên sóng Đài PT - TH

51

Yên Bái
Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của công
5

Bảng 3.1

chúng về các mặt thông tin về du lịch trên
sóng truyền hình của các Đài PT - TH Hà

74


Giang, Yên Bái và Lào Cai
Về thời lượng và thời gian phát sóng các
6

Bảng 3.2

chương trình du lịch trên sóng truyền hình của
Đài PT-TH khu vực Tây Bắc.

76


DANH MỤC BIỂU
STT
1

Biểu

Nội dung
Kết quả tổng hợp chung đánh giá mức độ

Trang

Biểu 2.1

cơng chúng xem truyền hình của 3 Đài PT -

48

TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

Kết quả tổng hợp chung đánh giá chất
2

Biểu 3.1

lượng tin bài viết về du lịch trên Đài PT -

73

TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai
Kết quả tổng hợp chung đánh giá tác động
3

Biểu 3.2

của thơng tin về du lịch trên sóng truyền
hình các Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái
và Lào Cai

75


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia, các thương hiệu nổi tiếng bao giờ cũng có một ý
nghĩa vơ cùng quang trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế cũng
như quảng bá tên tuổi của đất nước ấy trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vì một một
số lý do, nên dường như Việt Nam chưa tạo ra được nhiều thương hiệu nổi
tiếng cho mình. Vì vậy, bạn bè quốc tế chưa hiểu rõ về một Việt Nam đổi mới
và năng động đã đạt được những thành tựu to lớn như thế nào về kinh tế và hội

nhập. Chính vì thế mà hiện nay việc xây dựng thương hiệu của Việt Nam càng
trở nên quan trọng và cần thiết. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Quang
Dũng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua ngành du lịch là một
trong những lựa chọn tốt cho Việt Nam. Bởi, thông qua con đường du lịch, mọi
thông tin về đất nước, cảnh quan, con người... có thể đến với bạn bè khắp nới
trên thế giới một cách nhanh chóng và rộng khắp. Do đó, quảng bá du lịch cũng
chính là quảng bá thương hiệu quốc gia.
Xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng
bằng ngành du lịch sẽ có nhiều thuận lợi vì chúng ta có thể sử dụng nhiều
phương tiện để thực hiện quảng bá, trong đó, báo chí đóng một vai trị quan
trọng. Trong các chương trình hành động của ngành du lịch, công tác xúc tiến
quảng bá du lịch luôn được đặt ra và là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của ngành. Việc phối hợp với các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá luôn được quan tâm.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hố cao, có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Theo văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác
định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.


Là vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, Tây Bắc
là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc, với một khơng gian văn hóa rất rộng lớn
và phong phú. Những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh
tế, xã hội vùng Tây Bắc.
Ban chỉ đạo du lịch 8 tỉnh Tây Bắc đã xác định Sa Pa của Lào cai, Mộc
Châu của Sơn La, Điện Biên Phủ của Điện Biên và cao nguyên đá Đồng Văn
của Hà Giang là những điểm du lịch mạnh, có sức hút đối với khách du lịch
quốc tế và trong nước. Nổi bật là vai trò của trung tâm du lịch sa Pa. Từ Sa Pa,
đã hình thành các tuyến sang Hà Giang, về Lai Châu, Yên Bái qua đường 32

hoặc xuống Quỳnh Nhai về Sơn La. Các tuyến du lịch này ngày càng thu hút
nhiều du khách nước ngồi. Vì vậy, các tỉnh đều ra sức xây dựng các điểm du
lịch này trở thành những điểm có sức lan tỏa đến du lịch toàn vùng. Nhờ liên kết
vùng mà lượng khách du lịch đến với các tỉnh Tây Bắc tăng đột biến năm 2015
đạt 15.578.000 lượt, doanh thu du lịch xã hội năm 2015 đạt gần 10.000 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch các tỉnh Tây Bắc đã
từng bước có những chuyển biến mới, tích cực, với nhiều mơ hình hoạt động
phong phú phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế. Phát huy lợi thế du lịch,
phấn đấu đưa ngành “công nghiệp khơng khói” trở thành một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn.
Hiện nay, trên địa bàn khu vực Tây Bắc có 8 Đài PT - TH của 8 tỉnh
vùng Tây Bắc. Trong thời gian qua, các Đài PT - TH đã dành một phần thời
lượng trên sóng truyền hình để tun truyền cho nội dung về quảng bá du
lịch; các chuyên mục, chuyên đề về đề tài du lịch xuất hiện ngày càng nhiều
hình thức và phương thức khác nhau. Sự phong phú và đa dạng trong cách
thức tuyên truyền không chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân, cho các
tổ chức cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng mà cịn


giúp cho các cấp lãnh đạo thấy rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương
mình, để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn trong quá trình điều
hành lãnh đạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch khu vực
Tây Bắc hiện nay vẫn được đánh giá là phát triển chậm và khơng bền vững
mặc dù là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch. Công tác tuyên truyền, quảng
bá du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc cịn
khơng ít điều đáng nói, cả kết cấu nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả
trong thơng tin. Các chương trình, chun mục du lịch cịn thiếu tính tổng kết,
phân tích, thiếu tính phát hiện, đề xuất phương hướng giải quyết những vấn đề
quan trọng, bức xúc trong phát triển du lịch nên hiệu quả chưa cao; chưa coi

trọng đúng mức việc tuyên truyền biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên
tiến, kinh nghiệm hay trong hoạt động du lịch… Hình thức thể hiện cịn gị bó,
máy móc, chưa phong phú và hấp dẫn đối với nhân dân và du khách đến tham
quan.
Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của cơng tác trun
truyền quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu vực
Tây Bắc có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Khảo sát,
đánh giá thực trạng công tác quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các
Đài PT - TH khu vực Tây Bắc cho phép tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân,
hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác tun truyền quảng bá. Từ đó
đề x́t và đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng cả về nội
dung và hình thức quảng bá về phát triển du lịch, góp phần phát triển vững
chắc ngành du lịch bền vững ở vùng Tây Bắc. Đây là lý do tác giả quan tâm
và chọn nghiên cứu đề tài: “Vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình
của các Đài Phát thanh – Truyền hình khu vực Tây Bắc (khảo sát Đài Phát


thanh – Truyền hình Hà Giang, Đài Phát thanh – Truyền hình Lào Cai,
Đài Phát thanh – Truyền hình Yên Bái năm 2015)”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có một số cơng trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà
khoa học, nhà báo về phát triển du lịch đã được cơng bố trong đó có một số
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của Phan Thanh Phương, năm 2008 về
"Quảng bá du lịch trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam", đã chỉ rõ vai trị
quan trọng của báo chí trong phát triển du lịch, đặc biệt những đánh giá và
thực trạng được xem xét dựa trên góc độ của một Đài truyền hình Quốc gia.
Luận văn đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng
rãi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra quốc tế.
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của Nguyễn Tiến Vụ, năm 2010 "Báo

chí Bắc Ninh tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh hiện nay", đã nêu thực
trạng công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch của báo chí
Bắc Ninh. Về những thành công nổi bật và một số nhược điểm, hạn chế cùng
với nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. Trên cơ sở đánh giá
đúng thực trạng, luận văn đề ra một số giải pháp và rút ra những bài học
kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở Bắc Ninh. Luận
văn góp phần khẳng định vai trị quan trọng của cơng tác tun truyền hiện
nay, giúp các cơ quan báo chí và coq quan quản lý báo chí đánh giá đúng, đầy
đủ về việc thực hiện công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này.
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của Đỗ Ngọc Việt Hà, năm 2012 "Báo
chí Phú Thọ với vấn đề tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch đất Tổ",
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về tuyên truyền,
quảng bá phát triển du lịch trên báo chí Phú Thọ; vừa mang tính nghiên cứu lý
luận, vừa có tỉnh tổng kết thực tiễn về vai trị, tầm quan trọng của báo chí đối


với vấn đề phát triển du lịch. Luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng
công tác tuyên truyền về phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ, từ đó, đề ra
những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên báo chí Phú Thọ.
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học Văn Cơng Tồn, bảo vệ năm 2001 tại
Học Viện Báo chí và Tuyên truyền với đề tài: "Vấn đề văn hóa - Du lịch trên
sóng truyền hình Huế thời kỳ đổi mới". Luận văn đã đánh giá thực trạng của
công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch của báo chí, đồng thời
đề cập đến vấn đề khai thác tài nguyên du lịch thơng qua sóng truyền hình
Huế, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công
tác này trên các phương tiện truyền thông của địa phương giàu tiềm năng du
lịch như Huế.
- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Nguyên Hồng, năm 2004:
"Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và vùng phụ cận

nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010". Luận án đã nêu lên đặc điểm,
đánh giá đúng thực trạng về du lịch và công tác khai thác tiềm năng du lịch
của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Luận án cũng đề ra
những giải pháp cơ bản trong phát triển du lịch đối với các vùng phụ cận của
thủ đô Hà Nội.
- Luận án Tiến sĩ của Lê Thị Lan Hương, năm 2005: "Một số giải pháp
nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà
Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội". Với góc nhìn của một nhà
kinh tế, tác giả Luận án đã nêu lên thực trạng việc thu hút khách du lịch quốc
tế của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội, đề xuất các giải pháp nhằm
thu hút ngoại tệ từ nguồn du khách này.
- "Du lịch bền vững" của Nguyễn Đình Hịe, Vũ Văn Hiếu, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2001; "Du lịch và du lịch sinh thái" của tác giả Thế


Đạt, NXB Lao Động, Hà Nội năm 2004; "Cẩm nang hướng dẫn du lịch" của
Nguyễn Bích San (chủ biên), NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, năm 2004;
Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay", NXB Chính trị
Quốc gia, năm 1996; "Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín
ngưỡng", của Lê Hồng Lý, NXB Văn hóa Thơng tin, năm 2008... là những
cuốn sách thực sự có ý nghĩa với những khái niệm về các loại hình du lịch và
quan điểm trong phát triển du lịch của đất nước. Thông qua các cuốn sách nói
trên, độc giả cũng có cái nhìn sâu sắc hơn về lĩnh vực du lịch và cách "ứng
xử" với nguồn tài nguyên vô giá của đất nước thông qua cách khai thác du
lịch để phát triển kinh tế.
Nói chung, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập đến vấn đề
phát triển du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau, đều khẳng định du lịch chính
là một ngành kinh tế mũi nhọn; Báo chí có vai trị quan trọng và khả năng to
lớn góp phần phát triển du lịch; đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm
năng du lịch và nâng cao chất lượng chương trình du lịch...

Bản chất du lịch khơng chỉ là một ngành kinh tế mà còn là một hoạt
động văn hóa xã hội. Bởi vậy, vấn đề phát triển du lịch được nhiều nhà khoa
học, nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm. Kế thừa thành quả đó, tác giả mong
muốn qua đề tài này sẽ góp phần vào lý luận chung về ngành du lịch, đồng
thời đưa ra cách nhìn về cách thức thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch
trên sóng truyền hình các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc có tiềm năng thế
mạnh về phát triển du lịch ở các tỉnh này.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu
về sự tác động của truyền hình đối với cơng tác quảng bá du lịch ở các tỉnh Tây
Bắc trong bối cảnh hiện nay.
Qua đây, tác giả luận văn mong muốn đề tài sẽ góp thêm tiếng nói vào lý
luận chung về truyền hình tham gia thơng tin, quảng bá du lịch. Đồng thời, qua


luận văn sẽ đưa ra cách nhìn mới, tồn diện, khoa học về cách thức quảng bá du
lịch trên sóng truyền hình ở các địa phương có nhiều tiềm năng thế mạnh về phát
triển du lịch như các tỉnh vùng Tây Bắc trong đó có Hà Giang, Lào Cai và Yên
Bái. Do vậy tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Vấn đề quảng bá du lịch trên
sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc (khảo sát Đài PT - TH
Hà Giang, Đài PT - TH Lào Cai, Đài PT - TH Yên Bái), đề tài nghiên cứu này là
một đề tài hoàn toàn mới mẻ, nếu được thực hiện thành công sẽ trực tiếp góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc trong
việc tham gia quảng bá du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng quảng bá du lịch, từ
đó chỉ ra được những nguyên nhân thành công và hạn chế, luận văn đưa ra
những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu
vực Tây Bắc, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội trên địa bàn trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn cần phải tập trung thực
hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn truyền
hình và hoạt động du lịch nói chung, du lịch ở Tây Bắc nói riêng để xây dựng
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quảng bá du lịch trên sóng truyền
hình Đài PT - TH Hà Giang, Đài PT - TH Lào Cai và Đài PT - TH Yên Bái.
- Phân tích những vấn đề đặt ra trong quảng bá du lịch trên sóng truyền
hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc.


- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao
chất lượng quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu
vực Tây Bắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề quảng bá du lịch trên sóng
truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi khảo sát vấn đề quảng bá du lịch trên sóng
truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc năm 2015. Trong đó, chủ
yếu tập trung khảo sát Đài PT - TH Hà Giang, Đài PT - TH Lào Cai và Đài
PT - TH Yên Bái.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa vào các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền các
tỉnh Tây Bắc có liên quan đến vấn đề phát triển du lịch; cơ sở lý luận báo chí, lý

luận báo chí truyền hình; lý luận về PR, về quảng cáo; lý luận về văn hóa...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa
học xã hội như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo sát, thống
kê; Phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp phỏng vấn; Phương pháp
phân tích tác phẩm... để thu thập những cứ liệu đa dạng, phong phú và khách
quan về đối tượng nghiên cứu. Sau khi thu thập được thông tin, tác giả sẽ tiến
hành xử lý và phân tích nhằm đạt tới những mục đích đã đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để thu thập, nghiên cứu khảo
sát những tài liệu về truyền hình và về cơng tác du lịch đã được cơng bố trên sách,
báo, tạp chí, các băng đĩa lưu trữ của Trung ương và của các tỉnh Tây Bắc.


Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nhằm tham khảo để xây dựng khung lý thuyết
của vấn đề nghiên cứu, những ý kiến nhận xét, đánh giá về vấn đề quảng bá du
lịch trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống
kê, phân loại về số lượng tin, bài viết về quảng bá du lịch của 3 Đài PT – TH
trong thời gian khảo sát.
- Phương pháp phân tích tác phẩm: Để đánh giá thành cơng, hạn chế của
3 Đài PT – TH khảo sát viết về quảng bá du lịch trên hai bình diện nội dung và
hình thức thể hiện.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi sẽ phát 300 phiếu cho đối
tượng là cơng chúng và một số cán bộ, phóng viên đang cơng tác tại các cơ quan
báo chí trong diện khảo sát, nhằm thu thập các ý kiến nhận xét của công chúng
đánh giá về chất lượng, hiệu quả, ý kiến đóng góp về quảng bá du lịch trên
sóng truyền hình.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo cơ quan
chuyên môn quản lý nhà nước về du lịch, tổng biên tập (hoặc phó tổng biên tập),
các phóng viên theo dõi mảng đề tài du lịch để thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá

về chất lượng, hiệu quả của truyền hình quảng bá du lịch.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về quảng bá
du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc; vừa
mang tính nghiên cứu lý luận vừa có tính tổng kết thực tiễn về vai trị, tầm
quan trọng của truyền hình đối với phát triển du lịch.
Đây là cơng trình đầu tiên ở cấp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về vai trị
của truyền hình trong việc quảng bá du lịch các tỉnh khu vực Tây Bắc. Khẳng
định, Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng có vai trò, chức năng và khả năng


quảng bá du lịch để góp phần phát triển kinh tế du lịch, góp phần bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa, góp phần hướng dẫn người dân làm du lịch.
Để đạt được vai trò và chức năng quan trọng này các tác phẩm liên
quan về du lịch phải đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức. Đây là
chương trình nằm trong chương trình tổng thể của các Đài PT - TH góp phần
vào sự phát triển của đài.
Luận văn có thể góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của truyền hình địa phương ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, luận văn đề ra một số giải pháp và
rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác quảng bá du lịch của
các tỉnh Tây Bắc.
Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để những người đang làm việc tại các
Đài PT - TH khu vực Tây Bắc nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí, vai trị, chức
năng, nhiệm vụ của mình. Qua đó, các Đài PT - TH có thể lựa chọn hướng đổi
mới thích hợp nhằm khai thác, phát huy tối đa thế mạnh của mình để đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của độc giả trong và ngồi tỉnh trong tình hình mới. Thơng
qua đó có những chính sách đồng bộ, khả thi, nhằm đổi mới cách thức quản

lý, quảng bá theo hướng phù hợp, nâng cao chất lượng; đồng thời khuyến
khích các nhà báo, cộng tác viên nói riêng và các Đài PT - TH khu vực Tây
Bắc nói chung tiếp tục sáng tạo ra những tác phẩm, sản phẩm báo chí hấp dẫn,
tham gia quảng bá du lịch theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn...
Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho sinh
viên các chuyên ngành báo chí, cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh,
các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, lý luận và cho những ai quan tâm đến
vấn đề này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương, 10 tiết.


Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quảng bá du lịch trên sóng truyền hình.
Chương 2: Thực trạng vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình
của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quảng bá du lịch trên sóng
truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH
TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm "du lịch"
Khái niệm "du lịch" trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp với nghĩa là đi một vịng. Khái niệm này được Latinh hóa thành tornus và
sau đó thành tuorisme (tiếp Pháp), tuorism (tiếng Anh)... theo Robert Lanquar,
từ tuorist lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1800 [50, TR.7].
Theo hai học giả Thụy Sĩ Hunziker và Kraff thì: "Du lịch là tổng hợp

các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm
thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường
xuyên của họ [50, tr.9].
Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism được dịch thơng qua tiếng Hán.
Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung
Quốc dịch tuorism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Theo
từ điển tiếng Việt, du lịch được giải thích là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi
mình ở, cịn du lãm là đi chơi để xem cho biết cảnh đẹp.
Năm 1994, tổ chức Du lịch thế giới đã đưa ra khái niệm du lịch là một
tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm
thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu
khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức...
Tại Điều 4, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005
đưa ra khái niệm: "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".
Theo Trần Đức Thanh trong "Nhập môn khoa học du lịch", khái niệm


"các loại hình du lịch" được hiểu như sau:
+ Du lịch văn hóa: là các hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi
trường nhân văn, chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.
+ Du lịch thiên nhiên: là các hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn
nhu cầu về với thiên nhiên của con người. Trong đó có loại hình du lịch biển,
du lịch núi, du lịch nông thôn..
+ Du lịch tham quan: nhằm giúp con người nâng cao hiểu biết về thế
giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự
nhiên (cảnh quan kỳ thú, danh lam thắng cảnh...) hoặc là tài nguyên du lịch
nhân văn (di tích, cơng trình lịch sử, văn hóa, cơ sở nghiên cứu khoa học, viện
bảo tàng...)

+ Du lịch giải trí: du khách muốn tìm đến những nơi n tĩnh, có
khơng khí trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi, bứt ra khỏi những công việc
thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe, vui chơi giải trí.
+ Du lịch khám phá: Chuyến đi nhằm mục đích khám phá thế giới
xung quanh. Người ta thường chia là hai loại:
Loại du lịch tìm hiểu thiên nhiên, mơi trường, phong tục tập qn, văn
hóa, lịch sử...
Loại du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện
và tự khám phá bản thân mình, nhất là giới trẻ như leo núi, lặn biển...
+ Du lịch thể thao: các chuyến du lịch kết hợp với việc chơi các môn
thể thao như săn bắn, câu cá, chơi golf, bơi thuyền, lướt ván...
+ Du lịch lễ hội: các chuyến đi du lịch kết hợp với việc tham gia vào
lễ hội như giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ), lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội
Yên Tử (Quảng Ninh)...
+ Du lịch tôn giáo: các chuyến du lịch kết hợp với mục đích tơn giáo,
như các cuộc hành hương về thánh địa Mecka, về La Vang (Quảng Trị)...
+ Du lịch quốc tế: là các chuyến đi của người nước ngoài đến tham


quan du lịch, các chuyển đi của người trong nước ra tham quan du lịch ở nước
ngoài. Đặc trưng về mặt kinh tế của loại du lịch này là có sự thanh toán và sử
dụng ngoại tệ.
+ Du lịch nội địa: là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước
đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan. các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia
về cơ bản khơng có giao dịch bằng ngoại tệ.
* Một số khái niệm liên quan đến hoạt động du lịch
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch năm 2005, các khái niệm liên
quan tới hoạt động du lịch được hiểu như sau:
+ Hoạt động du lịch: là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến du lịch.
+ Khách du lịch: hay còn gọi là du khách, là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến. Bao gồm hai loại: Khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế.
+ Tham quan: là hoạt động của khách du lịch diễn ra trong ngày, tới
nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị
của tài nguyên du lịch.
+ Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
+ Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác để có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
+ Xúc tiến du lịch: là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động
nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.


+ Du lịch bền vững: khái niệm này mới xuất hiện trên cơ sở khái niệm
về du lịch mềm từ những năm 90 của thế kỷ XX và thực sự được chú ý trong
những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) năm
1996 thì du lịch bền vững là việc đáp ứng các yêu cầu hiện tại của du khách
và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế
hệ du lịch trong tương lai [27, tr.63].
Theo Luật Du lịch Việt Nam thì khái niệm du lịch bền vững là sự phát
triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai [44, tr.15].
1.1.2. Quảng bá
Quảng bá: Theo từ điển tiếng Việt là phổ biến rộng rãi bằng các
phương tiện thông tin [41, tr.802].
Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó bằng các

phương tiện truyền tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu
tiêu dùng.
Quảng bá là cách thức của một doanh nghiệp địa phương, một vùng,
miền hay ngành kinh tế, một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản
phẩm trước cơng chúng, có lợi trong việc kinh doanh trên thị trường. Trong
xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thực hiện chính sách về
quảng bá là hoạt động cần thiết quan trọng.
1.1.3. Quảng bá du lịch
Tuyên truyền, quảng bá du lịch: theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch năm
2005, tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt động xúc tiến, vận động nhằm tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch [25, tr.1].
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt động cung cấp, truyền
đạt thông tin tới du khách, giúp họ biết đến các điểm du lịch, sản phẩm dịch
vụ du lịch và lên kế hoạch tham gia các chương trình du lịch, trong hành trình


tìm hiểu khám phá những điều khác lạ.
Như vậy hoạt động quảng bá du lịch của một nước hay địa phương là
tổ chức tuyên truyền, truyền bá làm cho du lịch của nước đó, địa phương đó
được nhiều người biết đến trở nên rộng rãi phổ biến.
Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền quảng bá, vận động nhằm
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
1.1.3. Truyền hình
So với phát thanh và báo in thì truyền hình ra đời muộn hơn, nhưng
tốc độ phát triển và sức hấp dẫn của nó hơn hẳn các loại hình báo chí khác.
Đây là một loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng
tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Trong đó, yếu tố hình ảnh được nhấn
mạnh và là thành phần chủ đạo, mang tính đặc thù có tính chất quyết định
đối với truyền hình.
Ngay sau khi ra đời, truyền hình đã thừa hưởng thành quả của điện ảnh,

phát thanh, báo in... Nếu như phát thanh dựa vào âm thanh để đến với cơng chúng
thính giả thì ở truyền hình trước hết là ở hình ảnh. Hình ảnh là yếu tố khách quan,
chứa đựng sự sinh động của một cuộc sống thực, khơng bị dàn dựng. Chính hình
ảnh là yếu tố đầu tiên và yếu tố đem lại chất lượng thơng tin cao cho truyền hình.
Bên cạnh những yếu tố hình ảnh cịn có vai trị khơng thể thiếu được của âm thanh
mà chủ yếu là lời nói. Hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyền hình
quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn bó. Chúng tạo tiền đề cho nhau, bổ sung
và nâng đỡ nhau, hòa quện với nhau trong một tổng thể.
Hiện nay có nhiều khái niệm, quan niệm về truyền hình. Theo Giáo
trình báo chí truyền hình của PGS.TS. Dương Xn Sơn: “Truyền hình là một
loại hình truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh và âm
thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ tuyến điện”. [7, tr.27].


Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và
tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ở xa cịn “videre” là
“thấy được”, cịn tiếng Latinh nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại
thành “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”,
tiếng Pháp là “Télévision”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có
phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung
một nghĩa là nhìn được từ xa.
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng nêu: “Truyền
hình là một loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin
bằng hình ảnh động và âm thanh. Ngun nghĩa của thuật ngữ vơ tuyến
truyền hình (television) bắt đầu từ hai từ tele có nghĩa là “ở xa” và vision là
“thấy được”, tức là “thấy được ở xa”. [8, tr.57].
Như vậy, nguyên nghĩa gốc của từ truyền hình đều chung nghĩa là thấy
được ở xa.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông
đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà cịn tăng về

chất lượng. Cơng chúng của truyền hình ngày càng đơng đảo trên khắp hành
tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc
sống như được cơ đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức
và phong phú hơn về nội dung.
Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình Analog và truyền hình số
Truyền hình Analog: được truyền tín hiệu qua dây cáp hoặc anten
Truyền hình số: "là việc truyền dẫn âm thanh và hình ảnh được phát
bằng những tín hiệu đã được mã hóa. Truyền hình số là một cơng nghệ tiên
tiến có thể cung cấp số lượng kênh truyền hình lớn hơn, với chất lượng cao
hơn và nội dung chuyên biệt hơn rất nhiều. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã
thay thế truyền hình Analog thơng thường với truyền hình số. Đây được coi là
xu hướng phát triển tất yếu của truyền hình trên tồn thế giới. Việt Nam cũng


đang khẩn trương thực hiện và đặt mục tiêu sẽ hồn thành số hóa truyền hình
trong giai đoạn 2015 - 2020".[42, tr.23]
Thế mạnh của truyền hình là khả năng tích hợp trong nó hầu hết các
loại thơng tin từ báo in, phát thanh, điện ảnh.. Sự kết hợp hài hoà giữa hình
ảnh và âm thanh, tạo ra cho nó khả năng truyền tải thơng tin vơ cùng phong
phú, có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ việc tạo sự giao tiếp với con người bằng cả
thị giác và thính giác. Nói về điều này PGS.TS Tạ Ngọc Tấn viết: "Thông tin
truyền hình tái hiện cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống. Nghĩa là truyền
hình có thể là một phạm vi, một bộ phận nguyên dạng của những gì đang diễn
ra ngồi đời nhưng nó được cho là rõ hơn, đẹp hơn.. Người xem truyền hình
có cảm giác như họ có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào
những sự kiện thực tế đó" ”.[8, tr.57]
Tuy nhiên, truyền hình vẫn có những hạn chế nhất định, đó là tín hiệu
hình ảnh động và âm thanh được truyền theo tuyến tính, người tiếp nhận
thơng tin hầu như tập trung tồn bộ các giác quan vào những gì diễn ra trên
màn hình, làm hạn chế khả năng tiếp nhận thơng tin truyền hình với các hoạt

động khác của con người. Mặt khác về mặt thiết bị cũng địi hỏi cơng chúng
phải có sự đầu tư tương đối lớn mới có thể tiếp cận được với truyền hình.
Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng
tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng
vơ tuyến điện. Truyền hình x́t hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với
tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹthuật và công nghệ, tạo ra
một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình
trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như
lĩnh vực kinh tế xã hội. Cơng chúng của truyền hình ngày càng đơng đảo trên
khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã


làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn
về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ, chính quyền các
tỉnh khu vực Tây Bắc về phát triển du lịch
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch
Đại hội Đảng tồn quốc là sự kiện chính trị mang tính lịch sử, đánh
dấu bước phát triển quan trọng của đất nước ta. Mỗi kỳ Đại hội có nhiệm vụ
đánh giá và định ra phương hướng phát triển KT - XH đất nước nói chung và
mỗi ngành, lĩnh vực nói riêng. Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng tồn quốc, vai trị
của ngành Du lịch ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn.
Đại hội VI và đường lối đổi mới của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt lớn
trong định hướng phát triển KT - XH của đất nước, nhiều lĩnh vực kinh tế
được coi trọng, thể hiện định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước ta,
trong đó có hoạt động phát triển du lịch: "Đi đơi với đẩy mạnh x́t khẩu hàng
hóa, chúng ta hết sức coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các
hoạt động thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng
khơng... xóa bỏ ngay những chế độ, thể lệ, những thủ tục phiền hà đang gị

bó, hạn chế những hoạt động này"
Tại Đại hội VIII, Đảng ta đã định hướng phát triển du lịch một cách
toàn diện với việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam
sao cho tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo định hướng du
lịch văn hóa, sinh thái, môi trường: "triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo
hướng du lịch văn hóa, sinh thái, mơi trường. Xây dựng các chương trình và
các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng
cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng
kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng
cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch


khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ
phần hóa một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu
tư, cải tạo, nâng cấp. Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và
các khách sạn lớn, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn. Chuyển các nhà nghỉ,
nhà khách sang kinh doanh khách sạn và du lịch".
Như vậy, từ thực tiễn sinh động của đất nước thời mở cửa, Đảng và
Nhà nước ta đã xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến
lược phát triển KT - XH của đất nước.
Đến Đại hội X, Đảng ta xác định: "Phát triển du lịch trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu sau năm 2010 Việt Nam được xếp vào
nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh
dịch vụ du lịch chất lượng góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực
dịch vụ"...[25, tr.37]. Đây được coi là một hướng chiến lược trong sự nghiệp
phát triển KT - XH, phát huy lợi thế của đất nước và phù hợp với xu hướng
phát triển trên thế giới.
Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
2473/QĐTTg phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030". Mục tiêu tổng quát, "đến năm 2020, du lịch
cơ bản trở thành ngành kinh tế muic nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất
lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cạnh
tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030,
Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển [49, tr.2].
Để thực hiện thành công định hướng chiến lược đó, nhiều địa phương
đã có kế hoạch và Nghị quyết về phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành
kinh tế mũi nhọn, một hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, góp phần bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa... Việc nâng cao nhận thức về du lịch đã huy động ngày càng


nhiều nguồn lực xã hội trong việc phát triển du lịch nước nhà với quy mô, tốc
độ và hiệu quả cao hơn để trở thành một trung tâm du lịch của khu vực.
1.2.2. Định hướng phát triển du lịch của các tỉnh khu vực Tây Bắc
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015,
các tỉnh khu vực Tây Bắc đều xác định lấy du lịch làm bước đột phá trong
phát triển kinh tế của địa phương trong đó.
- Tỉnh Hà Giang
Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của tỉnh xác định: Đột phá về phát triển
thị trường và đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở cho dịch vụ, du lịch Khuyến
khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển các tua,
tuyến, điểm, khu du lịch đã được quy hoạch, xây dựng thương hiệu, điểm
nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hố dân
tộc đặc trưng.
Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết
số 123 ngày 11/7/2014 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Đến năm 2020, du lịch Hà Giang cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị

trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành
kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật tương đối đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang bản sắc văn hóa Hà Giang, thân thiện
với môi trường; đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm
về du lịch của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và của cả nước, góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, ổn định trật tự an toàn
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới.
Khách du lịch, khách quốc tế giai đoạn 2014 - 2020 đạt tốc độ tăng
trưởng 17% năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 11% năm; khách du lịch nội địa
giai đoạn 2014 - 2020 tăng trưởng 12,5% năm, giai đoạn 2021 - 2030 tăng


×