Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học tính địa phương trong phóng sự thời sự truyền hình của các đài PT TH ở khu vực tây nam bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TÍNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÓNG SỰ THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
(Khảo sát các Đài Phát thanh - Truyền hình: Cà Mau, An Giang
và thành phố Cần Thơ từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Tính địa phương trong phóng
sự thời sự Truyền hình của các đài PT-TH Ở khu vực Tây Nam bộ hiện
nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, . Các số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công


trình nào khác. Các thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 7 năm 2015
Người cam đoan


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn: PGS,TS.
Vũ Quang Hào đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi
hoàn thành luận văn của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học Viện Báo Chí và
Tuyên truyền, các thầy cô giáo của Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, Học
Viện 4 Cần Thơ và cám ơn Thầy Chủ nhiệm Lớp Cao Học PT-TH Cần Thơ
K19 đã tận tình truyền đạt những kiến thức về báo chí và giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và làm luận văn.
Tác giả cũng cảm ơn ban lãnh Đài PT-TH TP. Cần Thơ, Đài PT-TH An
Giang, Đài PT-TH Cà Mau, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và VTV Cần
Thơ... ; cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và công chúng 3 tỉnh, thành: Cần Thơ,
An Giang, Cà Mau đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÓNG SỰ TRUYỀN

HÌNH VÀ TÍNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÓNG SỰ
THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Tính địa phương trong phóng sự thời sự truyền hình

12
12
28

Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÓNG
SỰ THỜI SỰ CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN
HÌNH Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ

41

2.1. Khái quát về đặc điểm chung của phóng sự thời sự của các Đài
Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam bộ
2.2. Những biểu hiện về nội dung và hình thức thể hiện tính địa

41

phương trong phóng sự thời sự của các Đài Phát thanh Truyền hình khu vực Tây Nam bộ
2.3. Những đóng góp của phóng sự thời sự mang tính địa phương

49

của các Đài Phát thanh – Truyền hình khu vực Tây Nam bộ

74


Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
TÍNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG SỰ THỜI SỰ CỦA CÁC
ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH Ở TÂY NAM BỘ
HIỆN NAY

86

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với các phóng sự thời sự truyền hình
của các Đài Phát thanh – Truyền hình khu vực Tây Nam bộ
3.2. Giải pháp nâng cao tính địa phương trong các phóng sự thời sự

86

truyền hình của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây
Nam bộ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

96
110
113


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN - QP
BTV
Đài VTV
ĐBSCL
GS, TS.

HTV
KT - CT – XH
PGS, TS
PT-TH
PS
PSTSTH
PTV
PV
TP
TS

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

An ninh Quốc phòng
Biên tập viên
Đài truyền hình Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long
Giáo sư, Tiến sĩ
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tế - Chinh trị- Xã hội
Phó giáo sư, Tiến sĩ
Phát thanh - Truyền hình
Phóng sự
Phóng sự thời sự truyền hình
Phát thanh viên
Phóng viên
Thành phố
Tiến sĩ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:

Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:

Biểu đồ 2.5:

Biểu đồ 2.7:

Biểu đồ 2.8:
Biểu đồ 2.9:


Biểu đồ 2.10:

Biểu đồ 2.11:

Tính địa phương trong PSTSTH theo quan niệm của
Nhà báo
Đánh giá mức độ “phù hợp và rất phù hợp” về sử
dụng ngôn ngữ theo quan niệm của công chúng và
nhà báo
Công chúng có nhận biết được tính địa phương trong
PSTSTH
Dấu hiệu để nhận biết tính địa phương trong
PSTHTH theo công chúng và nhà báo
Phản ánh nội dung trong các PSTSTH ở các Đài PTTH theo quan niệm của công chúng và Nhà báo
Nội dung sản xuất nông nghiệp, thủy sản được phản
ánh trong PSTSTH theo quan niệm của công chúng ở
các địa phương khảo sát
Nội dung phản ánh về các phong tục, tập quán, lễ hội
và đời sống sinh hoạt văn hóa - tinh thần theo quan
niệm của công chúng các địa phương khảo sát
Nội dung phản ánh Chân dung con người Tây Nam
bộ theo quan niệm của công chúng và nhà báo ở các
địa phương được khảo sát
Dấu hiệu ngôn ngữ nhận diện tính địa phương trong
PSTSTH theo quan niệm của công chúng và nhà báo
Các yếu tố góp phần làm rõ tính địa phương trong
các PSTSTH ở các đài theo quan niệm của công
chúng và nhà báo
Đánh giá về tính chính xác của các nội dung phản ánh

trên truyền hình địa phương ở Tây Nam bộ theo quan
niệm của công chúng và nhà báo (Điểm trung bình)
Đánh giá về tính chính xác của các nội dung phản
ánh trên truyền hình địa phương ở khu vực Tây Nam
bộ theo quan niệm của công chúng và nhà báo (Điểm
trung bình)

58

66

49
50
52

53

55

61
65

66

74

75


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, truyền hình luôn được công chúng
đặc biệt quan tâm và ưu ái từ các kênh truyền hình quốc gia đến các kênh đài
Phát thanh - Truyền hình địa phương trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên,
những năm gần đây, sự xuất hiện và cạnh tranh khốc liệt của các loại hình
thông tin hiện đại mà đặc biệt là báo mạng điện tử, đã khiến cho truyền hình ít
nhiều mất đi “thị phần” và độ “nóng” của mình. Đứng trước nhiều sự lựa
chọn ấy, công chúng tiếp nhận từ thế bị động (buộc phải xem) trước đây sang
thế chủ động (được lựa chọn). Chỉ riêng truyền hình, hiện có gần 200 kênh
trong và ngoài nước với hàng trăm chương trình phát sóng 24h/ngày cho thấy
“bữa tiệc” truyền thông luôn đầy ấp, hết mực chiều lòng khán giả.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để “chiều lòng” và giữ chân các khán giả
khó tính, những khán giả có nhu cầu tiếp nhận và thụ hưởng thông tin ngày
càng cao? Câu trả lời thuyết phục hơn cả có lẽ là, các đài truyền hình địa
phương, để tránh bị “hòa tan” hoặc trở thành “cái bóng” của các hãng truyền
hình lớn, ngoài việc đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về chuyên môn, nghiệp
vụ và công nghệ, nhất thiết phải tạo được “bản sắc riêng”, dấu ấn về “tính địa
phương” của mỗi đài. Bởi, đây không đơn thuần chỉ là yếu tố “nhận diện” sự
khác giữa các đài mà còn là sự khẳng định “tính trội”, sự hấp dẫn; khả năng
đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và sự lựa chọn ngày càng khắt khe của công chúng
truyền hình.
Được phát vào khung “giờ vàng”, phóng sự trong các chương trình thời
sự của các đài PT-TH cả nước luôn được khán giả “xem” và “soi” nhiều nhất.
Phóng sự như “nam châm” có sức hút mạnh mẽ với công chúng bởi sự sinh
động và đa dạng trong đề tài phản ánh, sức hấp dẫn từ hình ảnh trực quan
sống động, bởi ngôn ngữ linh hoạt; bút pháp giàu tính chính luận và văn học
thông qua kỹ thuật dàn dựng, âm thanh và nhịp điệu… Cùng với thể loại tin,



2
phóng sự được xem là thể loại nồng cốt làm nên “diện mạo” đa dạng và sinh
động cho “kênh báo hình” của các đài PT-TH địa phương; có khi còn trở
thành một “đặc sản”, một “thương hiệu” và niềm tự hào riêng của nhà đài.
Phóng sự không chỉ chứa đựng sức nặng thông tin mà còn gây dấu ấn cảm
xúc mạnh mẽ đối với người xem và tạo nên hiệu ứng xã hội rộng lớn. Chính
vì thế, sự góp mặt của phóng sự trong các chương trình thời sự đã góp phần
giúp cho các đài truyền hình thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền,
giáo dục và định hướng dư luận xã hội.
Mặc dù vậy, có không ít phóng sự thời sự ở một số đài PT-TH Tây
Nam bộ hiện vẫn còn khá mờ nhạt “tính địa phương”. Thực tế đã cho thấy,
tính địa phương phóng sự thời sự vẫn chưa rõ nét, đôi khi còn rất “nhạt nhòa”
hoặc theo chiều hướng “cục bộ hóa” tính địa phương một cách thái quá.
Công chúng xem đài lắm khi chỉ thấy diện mạo chung chung của một vùng
đất, con người; chỉ thấy khá nhiều các lời hô hào “khẩu hiệu”, tuyên truyền
chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước một cách khô cứng,
máy móc mà thiếu vắng “bóng dáng” và “hơi thở” sinh động từ cuộc sống
đời thường quanh họ, thiếu vắng những tâm tư, tình cảm của chính họ; những
suy nghĩ, trăn trở và khát khao; cả những bất cập và tồn tại nơi vùng đất mà
họ đang sống... Chính điều đó đã khiến cho công chúng địa phương dễ dàng
“quay lưng” lại với “giờ vàng” của chương trình thời sự, để rồi họ sẽ tìm đến
các kênh thông tin hoặc các phương tiện nghe nhìn, giải trí phong phú, hấp
dẫn khác giữa thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin ngày nay. Kết quả là,
hiệu quả thông tin, truyền thông, tính giáo dục, định hướng dư luận xã hội,
tính tương tác của chương trình thời sự địa phương dần bị sụt giảm đến đáng
lo ngại.
Xuất phát thực tế đó, Luận văn triển khai nghiên cứu đề tài “tính địa
phương trong phóng sự thời sự truyền hình của các đài PT-TH ở Khu vực
Tây Nam bộ hiện nay” nhằm nhận diện những biểu hiện tính địa phương và



3
chỉ rõ các yếu tố tác động đến xây dựng tính địa phương trong các PSTSTH.
Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém để
từng bước nâng cao tính địa phương trong PSTSTH ở các đài PT-TH khu vực
Tây Nam bộ hiện nay, góp phần tăng cường tính thực tiễn, sự tương tác đa
chiều, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người xem địa phương và đồng thời, nâng
cao hơn nữa hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục, định hướng dư luận
xã hội để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của
địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước nay, có khá nhiều tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu và giáo
trình giảng dạy chuyên sâu về thể loại “Phóng sự” báo chí nói chung và
“Phóng sự truyền hình” nói riêng. Tuy chưa có được một chuẩn thống nhất,
vẫn còn nhiều góc nhìn, quan niệm khác nhau về thể loại này nhưng hầu hết
đều xem Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng được công chúng quan
tâm và yêu thích nhất. Nhiều người còn xem đây là thể loại “anh cả”, bởi nó
chiếm vị trí chủ lực ở hầu hết các báo từ báo in, báo nói, báo điện tử đến báo
hình. Nói như một nhà báo nổi tiếng của Pháp thì phóng sự là thể loại “có vị
trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo”. Chính từ sự quyến rũ ấy mà không ít các
nhà báo đã dấn thân “sống chết” cùng phóng sự trong suốt cuộc đời làm báo
của mình. Họ sống và viết đôi khi chỉ vì một lý do đơn giản: muốn viết những
gì mình nghe, mình thấy, mình biết, những điều mình trăn trở mà bạn đọc
quan tâm. Với công chúng, đa số thích phóng sự để thỏa mãn trí tò mò, cơn
khát thông tin và nhu cầu cảm xúc thẩm mỹ. Dường như quanh phóng sự luôn
có một trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, với rất nhiều thứ ánh sáng: đam mê,
khát vọng, sự bay bổng và hiện thực, những thân phận và mơ ước, những trăn
trở và suy nghĩ; khi phũ phàng, trần trụi, lúc lãng mạn, phiêu du…Hiếm có
thể loại báo chí nào đạt được sự đa dạng, phong phú và đầy sắc màu đến vậy.
Trong cuốn “Phóng sự báo chí hiện đại”, tiến sĩ Đức Dũng khẳng định:



4
Phóng sự là thể loại quan trọng của báo chí phản ánh sự kiện, con người có
thật, tiêu biểu, điển hình theo logic của quá trình phát sinh, phát triển đồng
thời thẩm định sự kiện đó qua cái tôi của tác giả vừa tỉnh táo, lý trí vừa cảm
xúc thẩm mỹ; bút pháp giàu tính văn học, mô tả, tường thuật kết hợp với nghị
luận [11, tr.31].
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Dương Xuân Sơn trong “Các thể loại báo
chí Chính luận nghệ thuật”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011 cho rằng:
Phóng sự là một thể loại báo chí phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn
đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số
phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật kết
hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong Phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuậtnhân chứng khách quan rất quan trọng [49, tr.41].
Cùng với việc nhận dạng, định nghĩa gọi tên và khẳng định vị trí, tầm
quan trọng của phóng sự với tư cách là một thể loại, một thành viên trong đại
gia đình báo chí, nhiều công trình nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu, khám phá
diện mạo đa chiều và những góc cạnh khác nhau của phóng sự. Chẳng hạn
như nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của phóng sự, về nhiệm
vụ, chức năng, đặc điểm, thể loại, kết cấu, ngôn ngữ và hình ảnh của phóng
sự; các yếu tố hình thành nên nội dung và hình thức của phóng sự; về quy
trình sáng tạo và tổ chức sản xuất phóng sự, sự tương tác của phóng sự trong
mối quan hệ với công chúng .v.v.. Có thể kể tên một vài công trình tiêu biểu
của các tác giả trong và ngoài nước như: “Phóng sự truyền hình” của Brigitle
và Didier Desormeanx, “Báo chí truyền hình” của R.S.Borestsky, “Những
vấn đề của báo chí hiện đại” của Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng; “Tác phẩm
báo chí” (Tập 2) của Nguyễn Văn Dững và Nguyễn Thị Thoa (Chủ biên),
“Báo chí truyền thông hiện đại” của Nguyễn Văn Dững, “Báo chí những vấn
đề lý luận và thực tiễn” của Hà Minh Đức; “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ
Quang Hào; “Các thể loại báo chí thông tấn” của Đinh Văn Hường; “Các thể



5
loại báo chí chính luận nghệ thuật” của Dương Xuân Sơn và “Phóng sự
truyền hình- lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp” của Nguyễn Ngọc Oanh (chủ
biên)...
Các tài liệu nêu trên đã cung cấp cho luận văn những thông tin nền
quan trọng và hữu ích, những góc nhìn thú vị đa chiều về báo chí, các thể loại
báo chí, về phóng sự và phóng sự truyền hình. Từ đó, ít nhiều gợi mở cho
luận văn cách tiếp cận và giải quyết vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn cho
việc nghiên cứu đề tài được khách quan và toàn diện hơn.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính lý luận và học thuật
cao, còn có một số tài liệu, sách báo đi sâu vào các kỹ năng nghiệp vụ, chuyện
“bếp núc” và kinh nghiệm viết phóng sự tiêu biểu như quyển Phóng sự từ
giảng đường đến trang viết hay Để viết phóng sự thành công, Nxb Thông tấn,
Hà Nội (2012) của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.
Trong quyển Phóng sự Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị- Hành
chính (2010), TS.Trịnh Thị Bích Liên đi sâu tìm hiểu về quá trình hình thành
và phát triển của phóng sự Việt Nam; đặc biệt là diện mạo của phóng sự Việt
Nam thời kỳ đổi mới với những trình bày, phân tích thuyết phục xoay quanh
các nội dung cơ bản và phong cách nghệ thuật đặc sắc của phóng sự Việt
Nam thời kỳ đổi mới từ việc “phơi bày những sự thật nóng bỏng, nhức nhối,
mờ chìm, khuất lấp” đến “phát hiện, biểu dương những giá trị tích cực trong
đời sống xã hội” và “khám phá muôn mặt cuộc sống từ những chuyện đời
thường mà không thường”. Trong chừng mực nhất định, tác giả đã cho thấy
những biểu hiện của tính địa phương trong phóng sự thông qua việc mô tả
diện mạo đời sống, chân dung và số phận của các nhân vật. Tuy nhiên, lĩnh
vực mà tác giả đề cập ở đây chủ yếu vẫn là phóng sự của loại hình báo in còn
tính địa phương trong phóng sự thời sự truyền hình vẫn còn là vùng đất trống
chưa có nhiều người khai phá!

Gần đây, có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu các đề tài ít nhiều gần
gũi và có liên quan đến nội dung đề tài luận văn như: Thái Kim Chung


6
(2005), Phóng sự trong Chương trình Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam
(Luận văn thạc sĩ báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội ),
Nguyễn Thị Uyên (năm 2008), Nâng cao chất lượng phóng sự trong chương
trình thời sự 19 giờ - VTV1’’, Luận văn thạc sĩ -Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội, Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nâng cao chất lượng chương
trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ báo chí- Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội).
Các luận văn này đã góp thêm những cơ sở lý luận và các khảo sát thực
tế có giá trị về thể loại phóng sự truyền hình, các phóng sự thời sự phát sóng
trên VTV đồng thời đưa ra được những đánh giá, thẩm định khách quan về
thực trạng tổ chức sản xuất, khai thác và sử dụng phóng sự cũng như đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự trong các chương trình thời sự
hiện nay. Tuy nhiên, đây vẫn là câu chuyện của VTV, của Đài Truyền hình
trung ương. Những vấn đề đặt ra có bổ ích và thú vị song nhìn chung vẫn còn
khoảng cách khá xa để có thể ứng dụng một cách hiệu quả vào điều kiện thực
tiễn sản xuất chương trình và hoạt động tác nghiệp của các phóng viên, biên
tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên… ở các đài PT-TH địa phương.
Một số công trình nghiên cứu ở phạm vị hẹp hơn như “Ngôn ngữ
phóng sự trên VTV Đài truyền hình Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ - Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội) của tác giả Bùi Minh Hằng, (năm 2012),
Sử dụng chi tiết trong phóng sự của Chương trình Thời sự 19h Đài truyền
hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
của Nguyễn Thái Lãm, (năm 2012) …đã đi sâu khảo sát và phân tích khá
thuyết phục về sử dụng “ngôn ngữ” và “chi tiết” trong phóng sự của VTV.
Đây là cơ sở đối chiếu, sự gợi mở hữu ích cho luận văn khi tìm hiểu về cách

sử dụng từ ngữ và khai thác chi tiết trong các phóng sự thời sự truyền hình
khu vực Tây Nam bộ so với Đài Truyền hình Việt Nam.
Một vài tác giả khác như Phan Tư Doãn trong Sử dụng phóng sự ngắn
truyền hình trong chương trình thời sự của Đài truyền hình TP. HCM, Luận


7
văn thạc sĩ - Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. (năm 2007); Dư Văn
Quảng trong Tổ chức sản xuất phóng sự nhiều kỳ cho chương trình thời sự ở
đài PTTH Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ - Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà
Nội. (năm 2014) … đã đưa ra được những câu chuyện địa phương cụ thể khá
gần gũi, các bài học kinh nghiệm đáng suy ngẫm xoay quanh việc tố chức sản
xuất và sử dụng phóng sự thời sự ở đài PT-TH địa phương- trong đó có vấn
đề sản xuất phóng sự ngắn và phóng sự nhiều kỳ cho các chương trình thời sự
Tổ chức sản xuất phóng sự nhiều kỳ cho chương trình thời sự truyền
hình là cách thức triển khai ý tưởng, bố trí nhân lực, phương tiện và sắp xếp
quy trình sản xuất linh hoạt, phù hợp để không chỉ thông tin kịp thời về sự
kiện,vấn đề trong tin, phóng sự ban đầu mà còn có thể mở rộng, đi sâu, làm rõ
những vấn đề phát sinh, liên quan được khán giả quan tâm trong các chương
trình thời sự sau đó [44, tr.21].
Quả thật, có khá nhiều sách báo, công trình nghiên cứu về thể loại
phóng sự và phóng sự truyền hình với quy mô và góc nhìn khác nhau như
chúng ta vừa điểm qua. Song, nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên
chỉ tập trung đi sâu vào việc nâng cao chất lượng phóng sự trong các chương
trình thời sự truyền hình nói chung hoặc xoay quanh những vấn đề cụ thể về
các thể loại phóng sự truyền hình, các yếu tố nội dung và hình thức của phóng
sự, về ngôn ngữ, kết cấu và chi tiết hình ảnh trong phóng sự truyền hình hoặc về
quy trình tổ chức sản xuất phóng sự, các kỹ năng viết và dẫn hiện trường của
phóng viên ở các đài PT-TH địa phương và đài Truyền hình Việt Nam. Một vài
tài liệu nghiên cứu ít nhiều đề cập đến các nội dung có liên quan đến tính địa

phương trong phóng sự nói chung nhưng hầu như chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập cụ thể đến tính địa phương trong phóng sự thời sự ở các đài PT-TH
địa phương. Và càng chưa thấy một khảo sát và đánh giá thực tiễn có hệ thống,
quy mô về thực trạng sản xuất và giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự truyền
hình mang tính địa phương của các đài PT-TH ở khu vực Tây Nam bộ.


8
Có thể nói, từ kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy, các công trình
nghiên cứu về tính địa phương trong PSTSTH dường như vẫn còn thiếu vắng.
Do đó, luận văn “tính địa phương trong phóng sự thời sự truyền hình của các
đài PT-TH ở Khu vực Tây Nam bộ hiện nay” được triển khai thực hiện nhằm
góp phần bổ sung và lắp đầy “khoảng trống” của các nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhận diện tính địa phương trong phóng sự thời sự
truyền hình của một số đài PT-TH Tây Nam bộ. Đồng thời, Luận văn cũng
chỉ ra những đóng góp và một số vấn đề đặt ra về tính địa phương trong các
PSTSTH. Trên cơ sở đó, Luận văn gợi mở một số giải pháp phát huy và nâng
cao tính địa phương trong các PSTSTH trên các đài PT-TH ở Khu vực Tây
Nam bộ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện có hiệu quả các mục đích nghiên cứu, luận văn đã thực
hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Làm rõ hệ thống lý luận có liên quan đến nghiên cứu như các quan
niệm về tính địa phương, các đặc trưng trong phóng sự….
- Rà soát và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên đến đề tài
- Khảo sát để nhận diện biểu hiện tính địa phương và các yếu tố tác
động đến việc xây dựng tính địa phương trong PSTSTH trên các Đài PT-TH ở
Tây Nam bộ hiện nay.

- Đề xuất những gợi ý giải pháp để nâng cao việc xây dựng tính địa
phương trong PSTSTH trên các Đài địa phương ở Tây Nam bộ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tính địa phương trong PSTSTH


9
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát phóng sự thời sự truyền
hình của 3 đài PT&TH: An Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Thời gian
khảo sát từ tháng 6/2014- 6/2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện luận văn, tác giả sử dụng lý luận chung mang tính hệ thống
về loại hình báo chí truyền hình, hệ thống lý thuyết về phóng sự, về công
chúng báo chí và tâm lý của công chúng báo chí... Từ đó, vận dụng vào việc
khảo sát, phân tích phóng sự trên 3 đài TP-TH: An Giang, Cà Mau và Thành
phố Cần Thơ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tác giả thực
hiện các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Giúp cho người nghiên cứu nắm được các nội dung và phương pháp
của các các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến thức sâu, rộng về
lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
- Phương pháp khảo sát thực tế
Khảo sát quy trình tổ chức sản xuất phóng sự truyền hình tại các đài
PT-TH địa phương nhằm làm rõ diện mạo chung cũng như đặc điểm riêng của
từng đài; những ưu thế và hạn chế như thế nào từ nội dung đến hình thức thể
hiện của phóng sự trong chương trình thời sự của 3 đài PT-TH An Giang, Cà
Mau và thành phố Cần Thơ trong phạm vi và giới hạn thời gian nghiên cứu

(từ tháng 6/2014 đến tháng 6 năm 2015).
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp
Rút ra những kết luận cần thiết, qua đó đề ra những giải pháp nhằm
phát huy những ưu điểm, khắc phục các hạn chế để nâng cao tính địa phương
trong phóng sự thời sự của các đài PT-TH khu vực Tây Nam Bộ hiện nay


10
ngày một tốt hơn. Qua đó, nâng cao hơn vai trò và vị thế của phóng sự ở các
đài truyền hình địa phương trong khu vực Tây Nam Bộ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Gặp gỡ khai thác thông tin và phỏng vấn các chuyên gia, các nhà
nghiên cứu, những nhà báo, các nhà quản lý trên lĩnh vực PT-TH... để có
những ý kiến đánh giá chuyên môn sâu và khách quan về lĩnh vực, đề tài
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket
Số lượng mẫu: Đối với nhóm công chúng: có 300 phiếu được phát ra.
Phiếu trưng cầu ý kiến gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin cá nhân về người trả lời
- Công chúng nhận diện về tính địa phương trong PSTSTH.
- Đánh giá của công chúng về tính địa phương trong PSTSTH.
Đối với nhóm nhà báo: có 150 phiếu được phát ra. Phiếu trưng cầu ý
kiến gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin cá nhân về người trả lời
- Nhà báo nhận diện về tính địa phương trong PSTSTH.
- Đánh giá của Nhà báo về tính địa phương trong PSTSTH.
Cách thức chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy
mẫu cụm theo đặc trưng về kinh tế- xã hội, văn hóa và điều kiện sản xuất
nông nghiệp. Có 3 tỉnh được lựa chọn khảo sát: Cà Mau, Cần Thơ và An
Giang. Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành chọn 1 xã và 01 phường thuộc 3 tỉnh

này theo đặc trưng thành thị và nông thôn. Cuối cùng, phát mỗi xã 100 phiếu/
tỉnh đối với nhóm công chúng và 50 phiếu/ tỉnh đối với nhóm nhà báo.


11
Về xử lý thông tin, Sau khi khảo sát thực địa, việc đầu tiên là nghiên
cứu kiểm tra toàn bộ các phiếu hỏi thu được xem có hoàn chỉnh và đảm bảo
chất lượng hay không nhằm tăng độ thận trọng và độ chính xác. Tiếp đến,
nghiên cứu thực hiện mã hóa và khung dữ liệu. Sau đó, nhập toàn bộ thông tin
thu thập được từ bảng hỏi vào khung dữ liệu đã tạo. Cuối cùng, chỉnh lý thống
kê đối với các cứ liệu cho báo cáo; kiểm tra giả thuyết nghiên cứu, trình bày
báo cáo. Tất cả những dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0.
Phần mềm SPSS là phần mềm chuyên xử lý thống kê xã hội. Đây là
phần mềm đáng tin cậy trong việc xử lý kết quả khảo sát định lượng. Bởi vì
công thức toán đã được lập trình sẵn trong quá trình xử lý. Các kết quả được
xử lý chủ yếu là bảng tần xuất, tương quan giữa các biến số.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa thêm khung lý luận về phóng sự
truyền hình nói chung và cụ thể là tính địa phương của phóng sự truyền hình
trong các chương trình thời sự hiện nay. Từ đó, nêu ra những yêu cầu bức
thiết đối với đội ngũ trực tiếp tham gia thực hiện phóng sự thời sự truyền
hình, người tổ chức sản xuất cũng như các nhà quản lý báo chí… để đáp ứng
không ngừng nhu cầu tiếp nhận và thụ hưởng thông tin ngày càng cao của
công chúng xem đài địa phương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp thêm góc nhìn khách quan và chân thật về thực trạng sản xuất
phóng sự truyền hình của các đài PT-TH địa phương ở khu vực Tây Nam
Bộ trong sự biến động không ngừng của đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực.

Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế;
phát huy thế mạnh của tính địa phương trong phóng sự thời sự truyền hình


12
để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu và tâm lý tiếp nhận thông tin của công
chúng. Luận văn góp phần định hướng cho việc cải tiến, đổi mới và nâng
cao chất lượng nội dung cũng như hình thức thể hiện của phóng sự thời sự
các đài PT-TH Tây Nam Bộ; hỗ trợ cho việc rèn luyện và phát huy tay
nghề của những người làm báo hình tại địa phương đồng thời sẽ là nguồn
thông tin thiết thực, bổ ích cho các sinh viên báo chí cũng như các nhà báo
quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phóng sự truyền hình và tính địa
phương trong phóng sự thời sự truyền hình.
Chương 2: Biểu hiện của tính địa phương trong phóng sự thời sự của 3
đài PT-TH Tây Nam bộ.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra từ phóng sự thời sự mang tính địa
phương của 3 Đài PT-TH Tây Nam bộ.


13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
VÀ TÍNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÓNG SỰ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Khái niệm phóng sự

Phóng sự là gì? Câu hỏi khá quen thuộc được đặt ra từ lâu nhưng lời
đáp thì vẫn luôn ẩn chứa không ít điều mới mẻ và bất ngờ. Bởi, mỗi thời đại,
quốc gia và mỗi nhà nghiên cứu đều có thể đưa ra những định nghĩa riêng về
phóng sự từ các góc nhìn và cách tiếp cận vấn đề khác nhau.
Thuật ngữ phóng sự (gốc Tiếng Anh là reportage, tiếng Nga là
penopmax) có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo. Hiểu theo nghĩa Hán
Việt thì phóng là mở rộng ra. Sự là sự việc; phóng sự là mở rộng sự việc.
Phóng sự là phải có một sự việc nào đó rồi mới phóng rộng ra. Ở đây phóng
còn có nghĩa là tìm hiểu, hỏi han, mô tả chứ không phải là phóng tác, phóng
đại, phóng bút xa rời sự thật.
Tâm sự về con đường đến với phóng sự của mình, nhà văn Gabriel
Marquez - tác giả của giải Nobel văn học năm 1982- đã viết: “Câu hỏi đầu
tiên khi tôi bước vào nghề văn chương này là, mình ưa thích thể loại nào nhất.
Và cuối cùng tôi đã chọn phóng sự mà theo tôi là thể loại báo chí tự nhiên và
hữu ích nhất. Nó không chỉ gần đời sống mà còn thực hơn cả đời sống nữa”.
Ông nhấn mạnh nếu như truyện ngắn và tiểu thuyết chấp nhận mọi sự hư cấu
thì phóng sự phải trung thành với sự thực đến dấu chấm cuối cùng”. Cùng
quan điểm với Gabriel Marquez, nhà báo Pháp Jean Lacouture luôn xem
phóng sự có vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo, bởi nó là thể loại giúp các
nhà báo dám truy đuổi đến cùng sự thật. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao
động) cũng đã có nhận định tương tự rằng, phóng sự phản ánh người thật
việc thật với độ tin cậy cao và là cầu nối rất gần giữa mặt báo và cuộc sống.


14
Ở góc độ nghiên cứu báo chí, tác giả Đức Dũng (2002) cho rằng: “Phóng sự
là thể loại báo chí phản ánh các sự thật tiêu biểu chứa đựng mâu thuẩn và
trình bày sự thật đó dưới dạng một bức tranh sống động, nóng bỏng hơi thở
của đời sống hiện thực với những con người và sự việc xác thực” [9, tr.206].
Có thể thấy rằng, các quan điểm trên thể hiện ở mỗi góc độ tiếp cận

khác nhau, song dường như có một sự thống nhất rằng, Phóng sự luôn lấy sự
thật làm sinh mạng, là sự sống cho chính mình. Xa rời sự thật, phóng sự sẽ
không còn đất sống; không còn lý do để tồn tại.
Tuy nhiên, lâu nay vấn đề gây tranh luận và có nhiều ý kiến trái chiều
vẫn là: đặt phóng sự vào thể loại nào? Văn học hay báo chí? Hay vừa là văn
học vừa báo chí?
Gắn với lối tư duy lôgic, coi lý trí là nguyên tắc số một, phóng sự trong
con mắt các nhà làm từ điển Anh (Concise Oxford Dictionary, Oxford
Advance Leaner’s Encyclopedic Dictionary, Collins E Dic 21 st Century), Mỹ
(Webster Dictionary) chỉ đơn thuần “là một thể loại đưa tin, mô tả và trần
thuật những sự kiện có liên quan đến mối quan tâm chung”. Nghĩa là với họ,
phóng sự cũng được xem là một loại tin tức.
Một số nhà nghiên cứu khác thì nâng phóng sự lên thành một bài tường
thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có tính chất văn học,
dù cho nó “không phải là văn học”. GS Karel Storecal nhận xét: “Phóng sự
không chỉ là một sự ghi chép đơn thuần mà còn là một lời giải đáp cho một
loạt các vấn đề phức tạp liên quan đến đời sống của chúng ta. Trong trường
hợp đó, tác giả không thể thờ ơ với việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ
lẫn bố cục”.
Theo nhóm tác giả người Nga G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich,
A.Iurốpxki trong cuốn Báo chí truyền hình (Tập 2) thì cho rằng: “Phóng sự là
thể loại phổ biến nhất, có hiệu quả nhất và là thể loại chủ đạo của báo chí
truyền hình” và nêu rõ thêm:


15
Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo, đài phát
thanh- Truyền hình về một sự kiện nào đó mà phóng viên chứng kiến hoặc
can dự vào… Trong thể loại phóng sự, yếu tố đứng đầu là sự cảm nhận của cá
nhân đối với sự kiện, hiện tượng, sự lựa chọn các sự việc do tác giả bài phóng

sự thực hiện [7, tr.59-60].
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho rằng phóng sự “một thể tài báo chí,
phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn
đọc quan tâm. Phóng sự có thể được viết bằng các bút pháp mang tính văn
học. Trong phóng sự có nhân vật và cái Tôi trần thuật. Phóng sự giúp bạn đọc
hiểu sâu sắc hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề
được đặt ra trong tác phẩm” [36, trang 36]. Đồng quan điểm với Huỳnh Dũng
Nhân, Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương cũng
cho rằng: “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo
chí có ít nhiều đặc trưng văn học” [37, trang 196]. Quan niệm này dường như
khá thống nhất với quan niệm của tác giả Đức Dũng cho rằng, “Phóng sự là
thể loại đứng giữa văn học và báo chí” [9, trang 27]. Trong khi đó, tác giả
Nguyễn Xuân Nam đã không xếp phóng sự vào báo chí, cũng không đặt nó
nằm ở ranh giới giữa báo chí và văn học mà xem nó được xác định như: “một
thể loại ký, nhằm ghi chép cụ thể tình hình một vấn đề, một sự kiện nào đó có
ý nghĩa thời sự”.
Như vậy, có khá nhiều quan niệm khác nhau trong xác định thể loại
phóng sự; song, các quan niệm này đã có sự thống nhất rằng, phóng sự luôn
đồng hành cùng với sự phát triển của văn học và báo chí. Tuy ra đời muộn
nhưng phóng sự là một thể loại có tốc độ phát triển nhanh và tác động mạnh mẽ
đến đời sống xã hội. Xuất phát điểm chỉ là một hình thức đưa tin mang tính thời
sự, phóng sự đã vượt lên để trở thành một thể loại báo chí (và văn học) vừa có
khả năng phản ánh chân thật, sinh động hiện thực khách quan vừa hấp dẫn, lôi
cuốn công chúng bởi sự phong phú, đa dạng trong hình thức thể hiện.


16
Dựa trên các quan niệm đã phân tích, chúng tôi cho rằng phóng sự là
một thể tài báo chí phản ánh chân thực hiện thực khách quan, người thật, việc
thật có tính thời sự bằng bút pháp miêu tả linh hoạt, giàu cảm xúc và đậm tính

văn học. Trong đó cái tôi của tác giả đóng vai trò quan trọng là người chứng
kiến sự việc, là cầu nối giữa công chúng và tác phẩm thông qua việc kể lại
trung thực câu chuyện mà mình được chứng kiến.
1.1.2. Phóng sự truyền hình
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Thoa và Đức Dũng (2005), phóng sự
truyền hình “là một thể loại báo chí truyền hình trong đó phản ánh các vấn đề,
sự kiện bằng hình ảnh, lời nói, tiếng động một cách cụ thể, sinh động trong sự
diễn biến thực của chúng.... PSTH giúp công chúng hiểu được toàn bộ lô gic
vận động của các sự kiện, vấn đề cũng như hiểu được tính cách của những
con người trong các sự kiện, vấn đề với thái độ, tâm trạng, quan điểm và tình
cảm của họ” [55, tr.97].
Tương tự, tác giả Thái Kim Chung cho rằng: Phóng sự truyền hình là
một thể loại của báo chí truyền hình trong đó tập trung phản ánh các sự kiện,
hiện tượng, vấn đề bằng hình ảnh, lời nói, tiếng động một cách cụ thể, chân
thật và sinh động. Xuất hiện thường xuyên trong các chương trình truyền
hình, PSTH giúp cho công chúng, khán giả hiểu được tiến trình vận động của
các sự kiện, hiện tượng, vấn đề cũng như hiểu được tính cách của từng nhân
vật trong các sự kiện, hiện tượng, vấn đề với đầy đủ quan điểm, tâm trạng,
thái độ và tình cảm của họ [6, tr.11].
Khẳng định PSTH là một thể loại đặc trưng của truyền hình, tác giả
Lê Thị Kim Thanh lý giải thêm: “Nó chuyển tải một nội dung thông tin
nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời điểm hiện tại. Nội dung thông
tin được bộc lộ theo trình tự lô gic diễn biến của sự kiện, vấn đề…. qua
dòng hình ảnh và âm thanh của hiện thực mà PV lựa chọn, sắp xếp. Chính


17
kiến, thái độ và cảm xúc của PV bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý
giải sự kiện, vấn đề đó” [53, tr.29].
Trong tài liệu về Báo chí truyền hình, tác giả R.A.Borestsky cho rằng,

“Mục đích của phóng sự truyền hình là truyền đạt lô gic của sự kiện một cách
nhanh chóng, mạnh mẽ và chân thật nhất. Người phóng viên trong phóng sự
của mình có vị trí tối ưu. Họ vừa là nhân chứng tối ưu vừa là nhân chứng trực
tiếp, vừa là người dẫn dắt, định hướng công chúng tiếp cận sự kiện mau lẹ và
hiệu quả nhất”.
Như vậy, quan niệm trên của các tác giả đều khá thống nhất và đồng
thuận về một số đặc trưng cơ bản của PSTH như sau:
Thứ nhất, các vấn đề, sự việc, sự kiện và con người có thực trong đời
sống xã hội là đối tượng của PSTH. Trong đó, các sự kiện, vấn đề phản ánh
đời sống xã hội của con người luôn mang tính thời sự nóng bỏng; thu hút sự
quan tâm của đông đảo công chúng.
Thứ hai, các vấn đề, sự việc, sự kiện… được phản ánh và trình bày một
cách lô gic trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể, xác thực; có quá
trình phát sinh và phát triển của nó.
Thứ ba, sự thật khách quan trong phóng sự được nhìn qua lăng kính
chủ quan của tác giả; thể hiện rõ rệt một quan điểm, chính kiến, thái độ và
tình cảm của tác giả và có tác dụng định hướng dư luận xã hội.
Thứ tư, phương tiện và chất liệu phản ánh đặc trưng của phóng sự
truyền hình là hình ảnh, âm thanh sống động, ngôn ngữ linh hoạt, chân thật và
hấp dẫn.
Có thể nói, trên cơ sở tìm hiểu, tiếp thu và kế thừa các quan niệm về
phóng sự của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn cũng đã xác định
rằng, “PSTH là thể loại báo chí phản ánh chân thật, sinh động các sự kiện,
hiện tượng ,vấn đề xã hội… mang tính thời sự nóng bỏng theo trình tự lô gic
khách quan phát sinh và phát triển của chúng bằng đặc trưng ngôn ngữ, hình


18
ảnh và âm thanh sống động; thông qua quan điểm chính kiến, góc nhìn chủ
quan tỉnh táo mà giàu cảm xúc của tác giả”.

1.1.3. Đặc trưng của phóng sự truyền hình
1.1.3.1. Đặc trưng về hình ảnh và âm thanh
Khi bật tivi xem một PSTSTH, yếu tố đầu tiên tác động mạnh mẽ đến
người xem là gì? Không khó trả lời, đó chính là hình ảnh và âm thanh. Một
chuỗi hình ảnh và âm thanh xuất hiện liên tục trong phóng sự tác động trực
tiếp đến thị giác và thính giác người xem.
Hình ảnh luôn được xem là yếu tố đầu tiên cấu thành nên tác phẩm
phóng sự truyền hình. Đồng thời đây cũng là đặc trưng về loại hình để phân
biệt phóng sự truyền hình với phóng sự báo in và phát thanh.
Trong tác phẩm Báo chí truyền hình (Tập 2), nhóm tác giả
G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.Iurốpxki chỉ rõ: Nếu như trên báo in và đài
phát thanh, nhà báo dùng ngôn ngữ để “vẽ” lên sự kiện thì ở lĩnh vực truyền
hình đó chính là hình ảnh: “Các camera truyền hình quan sát chính cuộc
sống; Phóng viên nhìn sự kiện bằng con mắt của người xem truyền hình hay
nói chính xác hơn, khán giả truyền hình nhìn các sự kiện bằng con mắt của
người quay phim và người làm phóng sự” [7, tr.60].
Hình ảnh trong phóng sự truyền hình là hình ảnh có thực diễn ra trên
mọi mặt của đời sống xã hội. Song, đó không phải là những hình ảnh xuất
hiện xô bồ, hỗn tạp theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa mà được ghi nhận có chủ ý
và chắt lọc để vừa cụ thể, xác thực vừa mang tính điển hình, tiêu biểu cho sự
việc, sự vật và vấn đề mà phóng viên phản ánh.
Chức năng mô tả trong phóng sự truyền hình được thực hiện bằng
camera nên phóng viên trở thành người kể chuyện, người bình luận và phân
tích tiến trình phát sinh và phát triển của câu chuyện, các vấn đề, sự kiện, sự
việc đó thông qua chuỗi hình ảnh và âm thanh sống động. Thế nên có người
đã gọi “Phóng sự truyền hình là sự trình chiếu sự kiện xảy ra trong thời gian


19
và không gian thực”. Hay nói cách khác, khả năng cung cấp thông tin cho

người xem bằng những dòng hình ảnh và âm thanh liên tục về không gian và
thời gian thực diễn ra của các sự kiện, vấn đề... là dấu hiệu đặc trưng cơ bản
nhất của phóng sự truyền hình.
Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh thông qua kỹ thuật dựng hình
của phóng viên sẽ mang đến cho công chúng một bức tranh trực quan, sống
động về câu chuyện đang được kể. Các yếu tố kỹ thuật của hình ảnh có thể kể
đến: khuôn hình, cở cảnh, bố cục, ánh sáng, các động tác máy… Âm thanh
bao gồm: tiếng động hiện trường, lời thoại và phát biểu của nhân vật, lời dẫn
của phóng viên tại hiện trường, lời đọc của phóng viên, của phát thanh viên
và âm nhạc sử dụng trong phóng sự.
1.1.3.2. Đặc trưng về ngôn ngữ
Song, đặc trưng của phóng sự truyền hình không chỉ biểu hiện ở yếu tố
hình ảnh và âm thanh mà còn ở ngôn ngữ biểu đạt. Dù hình ảnh và âm thanh
đều có ngôn ngữ riêng của nó; có khả năng chuyển tải nội dung thông tin cơ
bản mà người xem vẫn có thể cảm nhận được (như khi xem phóng sự không
lời bình) nhưng để hiểu tường tận câu chuyện, cảm và hiểu thấu đáo vấn đề,
sự việc và sự kiện tại sao diễn ra và diễn ra như thế nào thì trong phóng sự
truyền hình không thể thiếu ngôn ngữ và lời bình của tác giả: “Vì chức năng
mô tả do các camera thực hiện cho nên các PV có chức năng đưa ra những lời
giải thích kèm theo các hình ảnh, kể về những tình huống không thấy được
của sự việc xảy ra” (trang 60).
Như vậy, ngôn ngữ trong phóng sự truyền hình có đặc trưng gì khác so
với phóng sự báo in, phóng sự phát thanh? Trước hết, đó là sự tiết chế tối đa
ngôn từ, phải thật kiệm lời. Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu vẫn là yêu
cầu chung của các loại hình báo chí. Song, với truyền hình cần tuân thủ
nghiêm ngặt yêu cầu này. Bởi hình ảnh đã nói, âm thanh cũng đã nói. Lời
bình trong phóng sự truyền hình chỉ nói những gì mà âm thanh và hình ảnh



×