Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo điện tử quảng ninh với vấn đề quảng bá du lịch hạ long luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.05 KB, 53 trang )

MỤC LỤC

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN


Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, du lịch không còn là điều xa lạ đối với tất cả
mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Nó là một ngành “Công nghiệp” mà
hầu hết các nước trên thế giới đang quan tâm khai thác. Ngành du lịch đang
được đánh giá là ngành công nghiệp vàng, cung cấp một nguồn lợi nhuận rất
lớn cho mỗi quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng du lịch rất lớn.
Trên khắp giải đất hình chữ S là những điểm du lịch nổi tiếng và nhiều tiềm
năng như: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né…, hay
các hang động tự nhiên lung linh, huyền ảo như động Tam Thanh, Phong Nha
- Kẻ Bàng, Sơn Đòong… Tuy nhiên, nhắc đến du lịch Việt Nam, ta không thể
không nhắc tới Vịnh Hạ Long – một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của
thế giới (do tổ chức New Open World công nhận). Thắng cảnh Hạ Long là
niềm tự hào của nhân dân cả nước. Nơi đây đã hội tụ đầy đủ những yếu tố
thiên tạo và nhân tạo - điều mà các điểm du lịch khác khó có thể có được. Hạ
Long còn là di sản thiên nhiên có giá trị văn hóa - lịch sử do người dân đất
Việt từ muôn đời tạo nên. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho Hạ Long có một
sức lôi cuốn, thu hút du khách quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng. Việc du
khách đến tham quan, du lịch Hạ Long là những cơ hội quý để chúng ta quảng
bá hình ảnh Vịnh Hạ Long nói riêng và vẻ đẹp Việt Nam nói chung ra toàn
thế giới; đồng thời là thời cơ ngàn vàng để du lịch Hạ Long và Việt Nam phát
triển vượt bậc so với chính mình trước đây và những nước trong khu vực.

1




Để quảng bá hình ảnh Hạ Long ra toàn thế giới, báo chí - với vai trò là
phương tiện truyền thông đại chúng rộng rãi và hiệu quả cần phải nhanh nhạy
nắm bắt “thời cơ ngàn vàng” nói trên. Thực tế, trong những năm qua, báo chí
đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của du lịch nước nhà. Không chỉ có
những thông tin phản ánh, đưa ra những nhận xét chung, mà báo chí còn
truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mang tính chỉ
đạo, định hướng trong việc phát triển du lịch đúng hướng, phù hợp xu thế
phát triển của đất nước.
Việc Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới cũng có
phần đóng góp không nhỏ của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá và
phát động cho cuộc bình chọn này. Với những ý nghĩa đó, khi lựa chọn đề tài
“Báo Điện tử Quảng Ninh với vấn đề quảng bá du lịch Hạ Long” (khảo sát
từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012), cá nhân tôi một lần nữa muốn khẳng định
hiệu quả truyền thông của báo chí trong việc phát triển du lịch Hạ Long, đồng
thời mong được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc tiếp
tục tuyên truyền, quảng bá với bạn bè thế giới về thắng cảnh tuyệt vời này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài báo chí với thúc đẩy du lịch phát triển là một trong những đề tài
đã được nghiên cứu khá nhiều, tuy nhiên vấn đề báo chí với quảng bá du lịch
lại rất ít được đề cập tới. Một số đề tài đã được nghiệm thu trước đây như
“Công tác quảng bá du lịch biển Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại
chúng”, “Du lịch Quảng Ninh – hiện trạng và định hướng phát triển”…là
nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho người viết thực hiện nghiên cứu đề tài
mới này. Tuy tính chất của đề tài khóa luận chỉ ở phạm vi hẹp, chưa đề cập
được hết những vấn đề mang tính rộng lớn nhưng người viết tin rằng đề tài

2



này mang tính thời sự nóng hổi, có giá trị tương đối trong điều kiện khách
quan của ngành du lịch Hạ Long hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực
trạng quảng bá du lịch Hạ Long của báo điện tử Quảng Ninh trong thời gian
khảo sát để rút ra những thành công và tồn tại của báo nhằm đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng quảng bá du lịch Hạ Long của báo.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến du lịch và quảng
bá du lịch đồng thời khảo sát, thống kê các tin bài liên quan đến quảng bá du
lịch Hạ Long trên báo điện tử Quảng Ninh trong thời gian khảo sát. Từ đó
phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng các tin bài về quảng bá du lịch Hạ
Long và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quảng bá cho du
lịch Hạ Long.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Đối tượng: đề tài nghiên cứu thực trạng về việc quảng bá du lịch Hạ
Long trên báo điện tử Quảng Ninh.
- Phạm vi: Khảo sát trên báo Điện tử Quảng Ninh từ tháng 1 đến tháng
3 năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên phương pháp luận và phương pháp cụ thể
- Phương pháp luận: đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của
Đảng, Nhà nước về xây dựng du lịch và quảng bá du lịch, kinh tế học du lịch,
xã hội học báo chí, …
- Phương pháp cụ thể: Nghiên cứu tài liệu.
+ Khảo sát thống kê: tổng quát về số lượng tin, bài, ảnh trong thời gian
khảo sát liên quan tới quảng bá du lịch Hạ Long.
3



+ Phân tích văn bản: Đánh giá thực trạng và chất lượng của các tin bài
viết vê quảng bá du lịch Hạ Long trên báo điện tử Quảng Ninh.
6. Ý nghĩa lý luận, giá trị thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: quảng bá du lịch nói chung và quảng bá du lịch Hạ
Long là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội.
+ Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, có vai trò lớn trong việc
quảng bá du lịch.
+ Muốn quảng bá du lịch có hiệu quả thì tin, bài phải đảm bảo chất
lượng.
- Gía trị thực tiễn: phần nào giúp cho báo điện tử Quảng Ninh rút ra
một số kinh nghiệm trong quá trình quảng bá du lịch Hạ Long đồng thời là tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng tài lệu tham khảo,… khóa luận có
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1:
Quảng bá du lịch và vai trò của báo chí trong việc quảng bá du lịch
Chương 2:
Thực trạng hoạt động quảng bá du lịch Hạ Long của
báo điện tử Quảng Ninh
Chương 3:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng về quảng bá du lịch Hạ Long
của báo điện tử Quảng Ninh

4


Chương 1

Quảng bá du lịch và vai trò của báo chí

trong việc quảng bá du lịch

1.1. Khái niệm về du lịch
Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản từ điển bách khoa năm 2007
thì “Du lịch là: đi chơi các nơi xa để biết cảnh, tục xứ người”. Như vậy, việc
đi chơi để biết, để thưởng ngoạn phong cảnh, hiểu biết tập tục của nơi khác là
mục đích, là khởi nguồn của Du lịch. Từ mục đích và khởi nguồn ấy, qua thời
gian, Du lịch đã kết nối các miền trên một quốc gia và kết nối các quốc gia lại
với nhau, làm cho các quốc gia hiểu biết nhau hơn, gần gũi với nhau hơn. Cứ
như thế, Du lịch đã trở thành sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa
các quốc gia, giữa các dân tộc trên thế giới. Hiện nay, trên hành tinh của
chúng ta, Du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ
hàng đầu. Nó phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia, nhiều
vùng lãnh thổ tham gia với những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội. Và khi
hoạt động du lịch đã phát triển và trở thành phổ biến thì nó trở thành đối
tượng nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như:
xã hội học, tâm lý học, kinh tế học...
Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta mà trên thế giới, nhận thức
về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực)
khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách
hiểu về du lịch cũng khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định:
“Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo
chơi (Tour round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round
5


the town- cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm
tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo
chơi, dã ngoại,…

Vào năm 1941, ông W. Hunziker và Kraff (Thụy Sĩ) đưa ra định nghĩa:
Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di
chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường
xuyên của họ; hơn nữa họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt
động nào để có thu nhập tại nơi đến.
Theo Guer Freuler: Du lịch là một hiện tượng thời đại của chúng ta dựa
trên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi
trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp
của thiên nhiên.
Theo nhà kinh tế Kalfiotis: du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân
hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo
đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, Italia, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như
sau: Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ỏ bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi
họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa
XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.

6


Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu: Du có nghĩa là
đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy du lịch được hiểu là
việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.

1.2. Quảng bá du lịch
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt động cung cấp, truyền
đạt thông tin tới du khách, giúp họ biết đến các điểm du lịch, sản phẩm dịch
vụ du lịch và lên kế hoạch tham gia các chương trình du lịch, trong hành trình
tìm hiểu khám phá những điều khác lạ.
Trong nền kinh tế thị trường, quảng bá du lịch vừa là đối tượng kinh
doanh, vừa là phương thức và biện pháp để thực hiện kinh doanh thương mại
nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng.
Trong thời đại hội nhập ngày nay, việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt
Nam là rất cần thiết. Thông qua thông tin du lịch, du khách có thể yên tâm tin
tưởng tham gia du lịch với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với sở thích và
kinh tế như lựa chọn các tour của các doanh nghiệp hoặc tự xây dựng lịch
trình, điểm đến riêng.
Với sự bùng nổ thông tin hiện nay, người ta có điều kiện thuận lợi
để lựa chọn những điểm đến làm hài lòng, thỏa mãn mong muốn của khách
du lịch. Trên thực tế, có hàng ngàn, hàng vạn điểm đến du lịch ở trong
nước và ngoài nước, vậy điểm đến nào gây được ấn tượng mạnh mẽ, nổi
trội trong lòng khách du lịch? Lẽ đương nhiên, chất lượng của sản phẩm
du lịch là yếu tố hàng đầu, sau đó là nghệ thuật tuyên truyền, các chiến
dịch quảng bá của báo chí. Từ lâu, ngành du lịch rất coi trọng vai trò của
báo chí trong việc quảng bá các sản phẩm của mình, song việc đầu tư chưa
xứng với tầm của nó.

7


Quảng bá du lịch không phải chỉ là cứ vận động tổ chức những cuộc
thi sáng tác logo, slogan rầm rộ trong cả nước, rồi chọn ra một mẫu mà đem
trưng ra với thế giới là hoàn thành. Điều trọng yếu nhất, phải bắt đầu từ câu
hỏi nền tảng: cái gì phải nổi bật và đặc trưng riêng cho quốc gia? Thế mạnh

của chúng ta ở chỗ nào trong so sánh với các nước khác? Phải tìm hiểu cho
được thị hiếu và yêu cầu của khách nước ngoài, rồi trên cơ sở đó mà điều
chỉnh những cái chúng ta có sẵn mà đem quảng bá cho khách. Đằng sau
những câu slogan và logo ấy là cả một nền công nghiệp khổng lồ trị giá hàng
tỉ đôla mỗi năm, chứ không phải chỉ là một cái hình vẽ hay câu khẩu hiệu mà
muốn làm thế nào thì làm.
Có một điều dễ nhận thấy là, du khách nước ngoài rất ít khi đến thăm
lại nhiều lần ở Hạ Long. Ðiều đó chứng tỏ Hạ Long còn không ít khiếm
khuyết, yếu kém, nhất là ở khâu dịch vụ. Khi đi du lịch, cái đích lớn nhất của
du khách là cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, cái mới lạ của nền văn hóa và
cuộc sống con người nơi đặt chân đến, nhưng các cơ sở dịch vụ phải được bảo
đảm. Cho nên khi tuyên truyền quảng bá, báo chí không thể nói điều hay cái
đẹp một chiều vì nói cách xa sự thật thì sự phản tác dụng là rất lớn. Chính vì
vậy, việc quảng bá tuyên truyền phải đồng hành với quá trình nâng cấp, hoàn
thiện các điểm đến của ngành du lịch.
Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa.
Do vậy, việc tuyên truyền, quảng bá phải chú ý lựa chọn, sắp đặt có khoa
học nhằm gây sự chú ý, hấp dẫn du khách. Ðiều quan trọng nhất là chú ý
miêu tả được cái hay, cái đẹp, cái đặc trưng nổi bật của điểm đến; từ đó
giúp du khách dễ dàng nhận biết và lựa chọn loại hình du lịch đáp ứng nhu
cầu của mình.

8


1.3. Các loại hình du lịch
Việc phân loại các loại hình du lịch giúp chúng ta xác định được những
đóng góp tích cực và những hạn chế của từng loại hình du lịch về kinh tế cũng
như xã hội. Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản lý tổ chức và hoạch định những
chính sách phù hợp để khuyến khích hoặc hạn chế đối với từng thể loại du

lịch tùy theo mục tiêu và chính sách phát triển chung của từng vùng, từng địa
phương hay một quốc gia.
Bên cạnh đó, phân loại du lịch làm cơ sở cho hoạt động maketting của
các nơi đến và các tổ chức kinh doanh du lịch. Mỗi loại hình du lịch thường
có những đặc trưng riêng của nhóm khách du lịch. Thông qua việc phân tích
các loại hình du lịch, mỗi vùng, địa phương, quốc gia có thể xác định được
điểm mạnh và điểm yếu của mình để lựa chọn khách hàng cho phù hợp.
Trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, tháp nhu cầu của Maslow
và thuyết về động cơ du lịch của McIntosh, Goeldner, Ritchier và các nhà
nghiên cứu khác, về cơ bản đã thống nhất các loại hình du lịch chia theo mục
đích chuyến đi như sau:
1.3.1. Du lịch thăm quan
Thăm quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết
về thế giới xung quanh. Đối tượng thăm quan có thể là một tài nguyên du lịch
tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân
văn như một di tích, một công trình dương đại hay một cơ sở nghiên cứu
khoa học, cơ sở sản xuất… Như vậy, mục đích của nhóm này là nâng cao
hiểu biết về văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống
xã hội,…ở một vùng đất khác.

9


1.3.2. Du lịch giải trí
Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách khỏi sự
căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoải
mái thông qua các hoạt động giải trí tại các điểm du lịch. Có thể họ có nhu
cầu thăm quan hoặc các nhu cầu khác, song mục tiêu đó không phải là cơ
bản. Khách du lịch thường chọn một nơi yên bình, không ồn ào, không đi lại
nhiều để nghỉ ngơi, thư giãn.

1.3.3. Du lịch kinh doanh
Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong những chuyến đi của nhiều
khách du lịch, đặc biệt là các thương gia. Mục đích chính của họ trong các
chuyến đi này là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm đối tác làm
ăn…Song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú,
đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt. Đối với ngành du lịch Việt Nam trong
thời gian qua, khách du lịch thương gia chiếm tỷ trọng khá lớn về số lượng
(trên 20%) và đặc biệt tỷ trọng chi tiêu của nhóm người này so với toàn bộ
chi tiêu của khách du lịch luôn giữ ở mức cao nhất.
1.3.4. Du lịch công vụ
Khách đi đến một nơi nào đó nhằm mục đích tham dự các hội nghị, hội
thảo, hội chợ nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa… cũng
được coi là một loại hình du lịch. Bởi các đại biểu cũng có nhu cầu về đi lại,
ăn ở, giải trí. Hơn nữa họ còn có những nhu cầu bổ sung như hội họp, giao
lưu, thông tin liên lạc, dịch thuật…và thường có khả năng chi trả lớn. Đặc
điểm của loại hình du lịch này là tính thời vụ, không thường xuyên, không
bền vững và thường chiếm một tỷ lệ khá thấp.

10


1.3.5. Du lịch thể thao và du lịch nghĩ dưỡng
Tham gia các hoạt động thể thao là một nhu cầu thường thấy ở con
người. Chơi thể thao không chuyên nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục
hồi sức khỏe, thể hiện mình…được coi là một trong các mục đích của du lịch.
Đây là loại hình du lịch xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể
thao của mọi người. Để kinh doanh loại hình này, yêu cầu các điểm du lịch
phải có các điều kiện tự nhiên thích hợp, có trang thiết bị hiện đại phù hợp
cho từng loại hình thể thao cụ thể. Nhân viên tại các điểm này cần phải được
huấn luyện kỹ càng, chu đáo, có tác phong phù hợp để có thể hướng dẫn và

giúp đỡ du khách không lúng túng trong việc đi lại và tham gia loại hình thể
thao đúng quy cách.
Một trong các chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức
khỏe cộng đồng. Theo một số học giả trên thế giới, với chế độ du lịch hợp lý,
cộng đồng có thể giảm trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Địa chỉ
cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí
hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, hồ, sông, suối, vùng
núi, nông thôn…(gọi chung là du lịch sinh thái). Cho đến nay, ngành du lịch
Việt Nam chủ yếu đã và đang kinh doanh loại hình du lịch này.
1.3.6. Du lịch lễ hội và du lịch tôn giáo.
Ngày nay, lễ hội đang là một yếu tố rất hấp dẫn khách du lịch. Trên
giải đất Việt nam của chúng ta có rất nhiều vùng miền với nhiều lễ hội đặc
sắc được diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều nơi do sự
phát triển kinh tế, xã hội còn hạn chế nên nhiều lễ hội đã bị lãng quên, bị mai
một. Chính vì vậy, việc khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức các lễ hội
mới không chỉ là mối quan tâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội
mà còn là một hướng quan trọng của ngành du lịch. Mục đích du lịch lễ hội là
11


khách du lịch trực tiếp tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở một địa danh
nổi tiếng của một địa phương nào đó. Thông qua đó nhằm nâng cao sự hiểu
biết về văn hóa vùng miền và tăng cường, mở rộng quan hệ giao tiếp của du
khách với các địa phương. Lễ hội có thể là: lễ hội truyền thống, festival
chuyên đề, liên hoan phim, âm nhạc và các hoạt động khác.
Từ xa xưa, du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch hình thành rất sớm
và khá phổ biến. Đó là các chuyến đi mang nặng tính tôn giáo như truyền
giáo của các tu sĩ; thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường; dự
các lễ hội tôn giáo tại các chùa chiền, nhà thờ... Ngày nay, du lịch tôn giáo
được hiểu là các chuyến đi của du khách nhằm để thỏa mãn nhu cầu thực

hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ (du lịch tôn giáo chủ động) hay tìm hiểu,
nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch
này là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa…
1.3.7. Một số loại hình du lịch khác.
- Du lịch mạo hiểm: với mục đích là khám phá thế giới, khách du lịch
thường đi đến những nơi có địa hình hiểm trở để tìm hiểu các điều mới lạ ít ai
biết tới như các đỉnh núi cao, các hang động bí hiểm, các khu rừng rậm, dưới
đáy đại dương hoặc đến các bộ tộc sống ở các vùng xa xôi, hẻo lánh với
những nét văn hóa khác lạ, bí hiểm, đầy tính tò mò…
- Du lịch nghiên cứu, học tập: Loại hình du lịch này ngày càng trở nên
phổ biến do nhu cầu học tập, nghiên cứu vơi mục đích kết hợp giữa lý thuyết
với thực thực tiễn, nhằm củng cố, nâng cao kiến thức đã học hoặc tìm hiểu
sâu về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường... tại các điểm đến
du lịch.

12


- Du lịch thăm thân: Mục đích chính của những du khách trong những
chuyến du lịch theo loại hình này là thăm viếng gia đình, bà con, bạn bè, người
thân... Trong quá trình này, họ kết hợp với việc thăm quan, tìm hiểu thêm về
đặc trưng văn hóa, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sự thay đổi theo năm
tháng mà lâu ngày họ mới có dịp trở lại, nhằm khám phá, trải nghiệm.
- Du lịch hoài niệm: là loại hình du lịch mà khách du lịch thường thực
hiện các chuyến đi nhằm tìm về tổ tiên, cội nguồn, gia đình, dòng tộc.
- Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch mà khách du lịch nhằm mục đích
thăm quan các di tích lịch sử, thăm quan thành phố và các di sản văn hóa.
- Du lịch di sản: thăm quan các di tích lịch sử, các công trình như kênh
đào cổ xưa, đường sắt hoặc các chiến trường.
- Du lịch nông nghiệp: là loại hình du lịch nhằm đi đến các vùng nông

nghiệp, các trang trại để hỗ trợ hoặc học hỏi kinh nghiệm về phát triển kinh tế
nông nghiệp địa phương.
- Du lịch đánh bạc: Đây là loại hình du lịch mà những khách du lịch có
điều kiện kinh tế đi đến các thành phố, các Casino với mục đích đánh bạc,
tiêu tiền tại các sòng bạc ở đó.
- Du lịch vườn: nhằm giúp khách du lịch thăm các vườn thực vật tại
các nơi nổi tiếng.
- Du lịch hành hương: đi đến các vùng đất thánh cổ xưa (đền thờ đạo
Hindu, đền phật giáo...)
- Du lịch sức khỏe: khách du lịch là những người thường trốn chạy
khỏi thành phố để giảm stress nhằm thư giãn, vui vẻ...

13


- Du lịch vũ trụ: một loại hình du lịch mới, độc đáo và cá biệt. Đó là
các cuộc hành trình vào vũ trụ hoặc đi du lịch bằng tàu vũ trụ. Tính đến thời
điểm hiện nay, trên thế giới mới có bốn người thực hiện chuyến du lịch vào
không gian băng tàu vũ trụ.
- Du lịch thưởng thức rượu vang: khách du lịch đi thăm quan các vùng
trồng nho, nơi sản xuất rượu vang, các hầm rượu, phòng rượu, tham dự các
festival rượu… để thưởng thức cái thú vị từ các đặc sản “rượu” mang lại.
- Du lịch thiên nhiên – du lịch sinh thái: đây là một lĩnh vực đặc biệt
của du lịch nói chung. Nó “đặc biệt” bởi nó thể hiện một xu thế rất rõ của
khách du lịch là tạo nên và thỏa mãn sự khát khao tìm về với thiên nhiên.
Qua những chuyến đi, du khách được tiếp xúc với thiên nhiên, thưởng thức
thiên nhiên bằng những phương tiện quan sát giản đơn hoặc có những nghiên
cứu mang tính hệ thống nhằm bảo vệ thiên nhiên. Cùng với những hoạt động
trên, du khách mong muốn khai thác tiềm năng du lịch nhằm bảo tồn và phát
triển; đồng thời ngăn ngừa các tác động tiêu cực đối với sinh thái văn hóa.

1.4. Tầm quan trọng của quảng bá đối với sự phát triển của du lịch
Quảng bá du lịch là nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ nhất sự
phát triển của du lịch. Qua các hoạt động quảng bá, công chúng toàn cầu có
thể biết đến các địa danh ở xa xôi, khá phá những nét đẹp về văn hóa, cảnh
quan thiên nhiên và con người tại địa điểm đó. Các hoạt động quảng bá nhằm
giới thiệu và đưa ra những gợi ý du lịch, dần dần qua đó cung cấp những
thông tin cải thiện hình ảnh về điểm đến trong tâm trí của công chúng, là cầu
nối để du lịch phát triển.
Quảng bá du lịch là kênh cung cấp thông tin du lịch, qua đó công
chúng có thể cập nhật những thông tin du lịch có ích đối với du khách, quan

14


trọng hơn la thông tin đó bổ ích cho các nhà đầu tư du lịch. Nắm bắt được
những thông tin về sự thay đổi trong chính sách du lịch của mỗi địa danh,
phương hướng phát triển du lịch…là tài liệu quý cho các nhà đầu tư.
Một trong những hình thức du lịch độc đáo, tiết kiệm thời gian và tiền
bạc là tìm kiếm thông tin du lịch qua các hoạt động quảng bá. Không phải ai
cũng có cơ hội được tự mình tìm đến tận nơi để trải nghiệm, tìm hiểu các địa
danh trên thế giới nên hình thức du lịch tại chỗ là tối ưu nhất. Thông qua hoạt
động quảng bá du lịch, ta có thể tìm hiểu các thông tin cần thiết nhất, mặc dù
thông tin đó chưa hẳn đã chính xác hoàn toàn nhưng phần nào cũng làm cho
nhận thức của chúng ta được thay đổi.
1.5. Vai trò của báo chí đối với việc quảng bá du lịch
Báo chí luôn hướng tới việc làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của con người, cá nhân hay nhóm xã hội, hoặc cả xã hội. Báo chí đóng vai trò
quan trọng trong tất cả các lĩnh vực và du lịch không phải là ngoại lệ. Công
tác xây dựng và quảng bá du lịch, giúp du lịch định vị được trên trường quốc
tế là nhiệm vụ quan trọng của báo chí hiện nay.

Báo chí đưa lại cho con người, mỗi cá nhân và cộng đồng những nhận
thức mới hơn và đa chiều hơn về thế giới tự nhiên, về xã hội và về tư duy.
Chưa bao giờ nhân loại lại có thể chứng kiến và chiêm ngưỡng những hoạt
động chung, những danh thắng nổi tiếng một cách trực tiếp như ngày nay.
Mỗi địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng đều được nhân loại biết đến, nhìn nhận và
đánh giá, trên cơ sở đó mà nhận thức của con người cũng được nâng lên. Với
sự hỗ trợ của báo chí, hiểu biết của con người về các cảnh quan thiên nhiên,
các giá trị sinh học, văn hóa, lịch sử,…của các địa danh trên thế giới được
tăng cường. Có sự thay đổi về nhận thức do báo chí đem lại sẽ làm thay đổi
tư duy theo hướng tích cực, tiến bộ. Hiều được các giá trị quý báu của các
15


danh thắng sẽ đưa đến ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường, các giá
trị của danh thắng đó.
Từ sự thay đổi về nhận thức do báo chí mang lại mà ý thức, hành vi
của cá nhân hoặc cộng đồng người tiếp nhận thông tin cũng có sự thay đổi
theo. Có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực cũng có thể triệt tiêu tính tích
cực. Chẳng hạn, khi con người tiếp cận được thông tin về tình hình ô nhiễm
môi trường cảnh quan du lịch do ý thức của các du khách tại địa điểm du lịch
đó thì hoặc là công chúng tiếp nhận thông tin sẽ có thái độ phản ứng, bức xúc
về hành vi, ý thức kém của các du khách và đẩy mạnh ý thức bảo vệ môi
trường của mình – ý thức và hành vi tích cực, hoặc thái độ thờ ơ với ý thức
và hành vi phá hoại môi trường nếu như người tiếp cận thông tin cho rằng,
bảo vệ môi trường cần phải có sự chung tay của toàn cộng đồng nên nếu một
bản thân mình bảo vệ cũng không mang lại kết quả gì, không làm thay đổi
thực tại – ý thức và hành vi tiêu cực.
Báo chí tham gia thiết thực và ngày một hiệu quả vào việc giải quyết
những vấn đề còn hạn chế của du lịch. Những thông tin về sự xuống cấp của
các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, chất lượng vệ sinh an toàn thực

phẩm của khu du lịch… khi đến với công chúng sẽ gây bức xúc trong dư luận
và ngay lập tức những hành vi tích cực tham gia vào việc khắc phục hậu quả
thường được công chúng đồng tình và ủng hộ cao. Điều này được chứng
minh rõ ràng qua việc có các đội tình nguyện, các ban an toàn thực phẩm
được thành lập nhằm tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục tại một số địa
danh, điển hình là Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.
Trong hoạt động du lịch, báo chí có vai trò to lớn trong việc quảng bá
hình ảnh đất nước với thế giới và đem thế giới về cho đất nước. Với sự hỗ trợ
của báo chí, hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp, đổi mới, đến được với bạn bè
năm châu, giúp họ hiểu về đất nước, con người và cảnh đẹp của Việt Nam.

16


Cũng chính báo chí mở ra cho người dân trong nước cơ hội tiếp cận, hiểu biết
thế giới xung quanh, về những sự kiện du lịch đang diễn ra từng ngày, từng
giờ ở những vùng đất xa xôi mà họ chưa từng đặt chân đến.
Trong thế giới toàn cầu hóa như ngày nay, quá trình cạnh tranh, hội
nhập một mặt thúc đẩy và tạo điều kiện cho báo chí phát triển; mặt khác,
cũng đòi hỏi báo chí phải vươn lên ngang tầm với đòi hỏi cuộc sống và chức
năng của nó. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch giữa các quốc gia, các vùng
miền và các doanh nghiệp một phần quan trọng tùy thuộc vào báo chí.
Nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển
kinh tế và đời sống vật chất được cải thiện. Số lượng người đi du lịch ở nước ta
những năm gần đây tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Báo chí giữ vai trò
rất quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn khách đi du lịch.
Trước tiên, để phát triển du lịch, phải xây dựng những điểm đến hấp dẫn và giới
thiệu rộng rãi với du khách. Có nhiều kênh để quảng bá cho các điểm đến,
những tuor du lịch, trong đó kênh truyền thông có vai trò quan trọng bởi ưu thế
thông tin nhanh nhạy, lan tỏa tới các vùng miền, mọi người, mọi nhà.

Đẩy mạnh phát triển du lịch, tận dụng mạng internet để giới thiệu về
đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới; giới thiệu nhưng tour du
lịch, đặc sản của mỗi vùng miền; giới thiệu những thắng cảnh nổi tiếng hay
những địa điểm du lịch mới;...cũng là một trong những vai trò tích cực của
báo điện tử thời gian qua.
Với ưu thế và sự trợ giúp của công nghệ thông tin, báo điện tử đã cho
phép chuyển tải những thông tin đến người đọc gần như tức thời bằng cả chữ
viết, âm thanh và hình ảnh – những ưu thế mà mọi loại hình báo chí (báo in,
báo hình, báo phát thanh) đều không có được. Kể từ khi ra đời đến nay, báo
điện tử đã từng bước thực hiện tốt những nội dung của công tác quảng bá du

17


lịch, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển du lịch - ngành công
nghiệp vàng của mỗi quốc gia.
Báo điện tử thúc đẩy hoạt động quảng bá và làm tăng quá trình toàn
cầu hóa. Giờ đây, chỉ cần ngồi một chỗ với máy tính nối mạng và bằng một
cái nhấp chuột, du khách có thể tìm được mọi thông tin về nơi muốn đến.
Bên cạnh đó, du khách còn tìm được địa chỉ các nhà hàng, quán ăn ngon, các
dịch vụ vui chơi giải trí...với những hình ảnh minh họa hay những đoạn video
hết sức sống động giúp du khách lựa chọn dễ dàng hơn mà vẫn tiết kiệm thời
gian và chi phí. Không chỉ với du lịch trong nước mà chúng ta còn có thể
tham gia tích cực hơn và hiệu quả vào các chuyến du lịch xuyên quốc gia,
tham gia quá trình hội nhập toàn cầu.
Không thể phủ nhận được tác động tích cực của báo điện tử trong
quảng bá du lịch, nhất là trong bối cảnh phát triển không ngừng của những
trang blog, hay các mạng xã hội. Bên cạnh việc chính quyền địa phương, các
ban ngành tự PR cho hình ảnh của mình thì việc các blogger viết bài quảng
bá du lịch cho địa phương đó thông qua trang blog cá nhân của họ là hoạt

động hết sức hiệu quả. Những thông tin đó sẽ mang tính khách quan hơn, thu
hút du khách đến với các địa danh được quảng bá.
1.6. Vai trò của báo điện tử Quảng Ninh đối với việc quảng bá du
lịch và du lịch Hạ Long
Quá trình toàn cầu hóa đang thúc đẩy thế giới tiến lại gần nhau hơn.
Việc tìm hiểu thế giới và làm cho thế giới biết đến và hiểu hơn về Việt Nam
là một nhu cầu mang tính tất yếu và bức thiết. Các báo điện tử trong chừng
mực nhất định nào đó đều dành sự quan tâm đến hoạt động quảng bá. Nhiều
đầu báo điện tử của Việt Nam xuất hiện trong những năm gần đây đã và đang
đáp ứng được nhu cầu đó. Điển hình trong số đó là báo điện tử Quảng Ninh.

18


Là trang báo mạng điện tử nên báo điện tử Quảng Ninh có những lợi
thế về dung lượng truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình không thể có
được. Báo điện tử Quảng Ninh không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có
khả năng truyền tải thông tin không giới hạn, có thể quảng bá bằng hình ảnh,
âm thanh, clip... Vì vậy, nó có thể cung cấp một lượng thông tin rất lớn,
phong phú và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của
độc giả.
Với vai trò là ''báo nhà”, cùng với niềm tự hào là nơi thiên nhiên đã ưu
ái ban tặng tuyệt tác Vịnh Hạ Long, đã từ nhiều năm qua, Báo điện tử Quảng
Ninh luôn coi công tác tuyên truyền về Vịnh Hạ Long là một trong những nội
dung ưu tiên, thường xuyên. Ngoài các tin, bài phản ánh về các sự kiện, thông
tin liên quan tới công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Vịnh Hạ
Long, Báo điện tử Quảng Ninh đã xây dựng các trang tin bài giới thiệu về
các giá trị ngoại hạng của Vịnh Hạ Long, như về cảnh quan thiên nhiên, địa
chất địa mạo, các giá trị về lịch sử văn hoá mà trên thế giới không một cảnh
quan nào có được. Nhiều bài viết về các giá trị, vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long

cũng đã được các cơ quan báo chí Trung ương đăng tải, giới thiệu. Bên cạnh
đó, cũng thông qua báo điện tử Quảng Ninh phản ánh đã giúp cơ quan chức
năng cũng như các cấp, ngành, địa phương liên quan kịp thời có những giải
pháp xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về vấn đề an ninh trật tự, môi
trường, quản lý tàu du lịch, kinh doanh dịch vụ, nuôi trồng và chế biến thuỷ
sản... trên Vịnh Hạ Long.
Đặc biệt, trong cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên
nhiên thế giới, vai trò của báo điện tử Quảng Ninh càng thể hiện rõ. Báo là một
trong số các thành viên chủ chốt của Ban tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh
Hạ Long của tỉnh. Báo điện tử Quảng Ninh (baoquangninh.com.vn) trở thành địa
chỉ quen thuộc - ''đầu mối'' để nhiều báo, trang thông tin điện tử, blog của các tập
thể, cá nhân khắp năm châu quan tâm yêu quý Vịnh Hạ Long truy cập, theo dõi

19


thông tin. Từ những thông tin đăng tải trên báo đã giúp cho mọi người có thêm
hiểu biết về quy trình, nguyên tắc bầu chọn, để từ đó tham gia bầu chọn cho
Vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Hiện nay, phần lớn du khách biết tới các địa điểm du lịch hấp dẫn, các
chương trình tham của du lịch Hạ Long là qua các kênh thông tin của truyền
thông đại chúng mà tiêu biểu là báo điện tử Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long với
gần 2000 đảo lớn nhỏ, du khách không thể tiếp cận hết nên việc lựa chọn
kênh thông tin là rất quan trọng. Những danh lam thắng cảnh, những địa điểm
du lịch văn hóa, qua góc nhìn, phản ánh có chọn lọc của báo điện tử Quảng
Ninh đã giúp công chúng tiếp nhận những vẻ đẹp hấp dẫn nhất, từ đó lôi cuốn
du khách, khơi dậy trí tò mò muốn khám phá vẻ đẹp của điểm du lịch Hạ
Long. Từ đó sẽ tạo đà cho du lịch Hạ Long ngày càng phát triển.
Thực tế đã chứng minh, nhiều vẻ đẹp ở Hạ Long còn tiềm ẩn hoang sơ,
chưa được con người đầu tư khám phá. Nhưng dưới con mắt tinh tế, nhạy bén

của các nhà báo, vẻ đẹp nơi đó được khai phá và đưa tới đông đảo quần chúng
đồng thời những dự án phát triển du lịch sẽ được đầu tư để phát triển du lịch
nơi đây. Hạ Long còn có tiềm năng về du lịch rất lớn, vì thế báo điện tử
Quảng Ninh đang phải hết sức cố gắng trong việc phát hiện, phát triển những
tiềm năng du lịch cho Hạ Long nói riêng và cho Quảng Ninh nói chung.
Với khoảng cách địa lý mênh mông, nếu không có các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng như báo điện tử Quảng Ninh thì Hạ Long sẽ ít
được mọi người biết đến ngay giữa các vùng, địa phương trong nước chứ
chưa nói tới phạm vi quốc tế. Như vậy, có thể nói báo điện tử Quảng Ninh là
một trong những trang báo phát triển, là phương tiện truyền thông hữu hiệu
của ngành du lịch hiện đại: du lịch quốc tế. Bất kỳ một quốc gia hay một địa
điểm du lịch nào, muốn phát triển ngành du lịch thì không thể tách rời sự vận
động của nó với báo chí.

20


Xác định Báo chí là hiện tượng xã hội đa chức năng, có vị trí và vai trò
to lớn trong đời sống xã hội; Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của báo chí
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là trong thời
kỳ đổi mới, trong những năm qua Báo điện tử Quảng Ninh đã luôn bám sát
định hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, được cụ thể hoá bằng việc
thực hiện tốt công tác tuyên truyền các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ và
Chính quyền địa phương về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch Hạ Long. Du
khách gần xa không chỉ biết đến Quảng Ninh qua những điểm du lịch hấp
dẫn, mà còn hiểu sâu hơn về mảnh đất và con người Quảng Ninh qua những
bài viết được đăng tải trên báo.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền qua các bài viết, phóng sự,... báo
điện tử Quảng Ninh đã làm thay đổi nhận thức của người dân về lĩnh vực Du
lịch, từ chỗ người dân chỉ hiểu đơn thuần là du khách đến tham quan vãn cảnh

là việc “đi chơi” của du khách, thì nay người dân đã hiểu rằng đây là điều
kiện để quảng bá về vùng đất và con người nơi họ đang sinh sống, họ có thể
tự hào với du khách về cảnh quan, môi trường, các giá trị của quê hương mình
nếu như chính họ biết gây ấn tượng đẹp với du khách thông qua lời ăn, tiếng
nói, cách giao tiếp có văn hoá của mình.
Không chỉ dừng lại ở ca ngợi, biểu dương vẻ đẹp của Hạ Long, báo
điện tử Quảng Ninh còn thực hiện đúng mực chức năng của mình, phản ánh
thực tế những địa điểm du lịch còn hạn chế, công tác vệ sinh môi trường du
lịch chưa tốt, các tour du lịch còn yếu kém, hay thái độ của du khách đối với
hoạt động du lịch đều được báo tiếp thu, đăng tải, phân tích. Từ đó rút ra được
những bài học kinh nghiệm trong khâu tổ chức, điều hành, nâng cao nghiệp
vụ du lịch, đưa du lịch Hạ Long ngày càng phát triển trong giai đoạn hiện nay
và mai sau.

21


Chương 2

Thực trạng hoạt động quảng bá du lịch Hạ Long
của báo điện tử Quảng Ninh

2.1. Du lịch Hạ Long
Hiếm thấy một nơi nào trên trái đất này có vùng thiên nhiên đặc biệt kỳ
thú như Vịnh Hạ Long - một vịnh biển êm ả với hàng ngàn đảo đá kỳ dị giữa
mặt biển trong xanh, những hang động lung linh huyền ảo. Trải qua bao thăng
trầm biến cố trong hàng triệu năm, đá và biển nơi đây khiến cho chúng ta
không khỏi ngỡ ngàng. Bất cứ khách du lịch nào khi đến thăm Việt Nam cũng
đều có mong muốn là một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của Hạ
Long. Không chỉ là báu vật của Việt Nam nói riêng mà Vịnh Hạ Long còn là

tài sản chung của nhân loại. Vịnh đã được toàn thế giới biết đến khi hai lần
nhận danh hiệu “Di sản thiên nhiên thế giới” do tổ chức UNESCO trao tặng
vào các năm 1994, 2000.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử văn hóa.
Một ưu thế đặc biệt của du lịch Quảng Ninh là vịnh Hạ Long đã và đang
thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng di sản này.
Là một kỳ quan thiên nhiên có một không hai của thế giới, là thắng cảnh số
một của Việt Nam, với diện tích 1553 km 2, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ chạy
dài theo bờ biển, vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị ngoại hạng, quốc tế
mang tính toàn cầu, trong đó nổi bật là giá trị cảnh quan và giá trị địa chất,
địa mạo. Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới. Vẻ đẹp vĩnh cửu, vĩ đại của Hạ Long được tạo nên từ ba yếu
tố núi Đá, Nước biển và Bầu trời. Đây là một đặc ân của thiên nhiên dành cho
22


Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được. Với những giá trị độc nhất
vô nhị đó, vịnh Hạ Long đã vượt qua hơn 400 kỳ quan từ hơn 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ, lọt vào top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh
Quảng Ninh. Nó có vị trí thuận lợi trong việc phát triển ngành du lịch cũng
như có điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Hạ Long cũng
là cửa sổ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với những thuận lợi về điều
kiện tự nhiên và điều kiện xã hội; được ưu tiên đặc biệt của nhà nước về đầu
tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế về tiềm năng đang được khai thác
và phát huy đúng hướng đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế
của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh.
Thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế,
khoa học và văn hoá xã hội với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các

tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc bộ; có mối quan hệ về kinh tế với
thị trường quốc tế và khu vực rộng lớn, thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng
Cái, cảng biển Cái Lân tạo nên mối quan hệ giao lưu, gần gũi giữa Việt Nam
và Trung Quốc và các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Đây là
một ưu thế đặc biệt của Thành phố Hạ Long.
Vịnh Hạ Long không chỉ được biết đến bởi cảnh quan tự nhiên tuyệt
đẹp, non nước hữu tình mà còn bởi giá trị văn hóa và lịch sử của nó. Hiếm có
một di sản nào mà sự tồn tại và phát triển của nó trải dài liên tục hàng trăm
thế kỷ. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh qua những khám phá
khảo cổ học.

23


Theo thống kê, đến nay chúng ta đã nghiên cứu và hệ thống được gần
20 di tích khảo cổ trên vịnh Hạ Long và vùng phụ cận. Với nhiều loại hình
như di chỉ khảo cổ, địa điểm sản xuất, giao lưu buôn bán, chiến trận... Ta có
thể kể ra các di tích hang động như Long Tiên, thương cảng Vân Đồn, lò gốm
Tuần Châu, núi Bài Thơ, hang Tiên Ông, Hòn Hai - Cô Tiên, Đầu
Rằm...Trong số đó phải kể đến những di sản khảo cổ quan trọng, tiêu biểu
nhất cho từng thời kỳ. Hang Tiên Ông của sơ kỳ đá mới cách đây 14000 đến
7000 năm. Di tích quốc gia Hòn Hai – Cô Tiên tiêu biểu cho văn hóa Hạ
Long thuộc Hậu kỳ đá mới cách ngày nay 5000 đến 3500 năm. Cùng với đó
là bộ sưu tập hiện vật đồ sộ và đa dạng, phản ánh liên tục diễn tiến phát triển
Vịnh Hạ Long, nổi bật nhất là những rìu Bôn có vai, có nấc thuộc văn hóa Hạ
Long, khuôn đúc đồng, lưỡi câu, mũi tên đồng, bảo vật quốc gia bình gốm
Hoàng Tân... Tất cả những di tích này không chỉ tiêu biểu cho Hạ Long mà
còn tiêu biểu cho từng thời kỳ phát triển lịch sử người Việt, đặc biệt là ở các
thời kỳ đá mới. Với quy mô, tính nguyên trạng cũng như sự phong phú của
hiện vật, các di chỉ này được đánh giá là quý hiếm, cần được bảo tồn và phát

huy tốt nhất giá trị của nó.
Với những giá trị nổi bật: Thẩm mỹ, địa chất, sinh học và văn hoá - lịch
sử, vịnh Hạ Long đã gắn liền với thành phố Hạ Long, gắn liền với Quảng
Ninh và Việt Nam, góp phần làm nên những lợi thế có ảnh hưởng xa rộng
của thành phố Hạ Long về du lịch mà không nơi nào có được. Nhiều nhà văn
hoá nước ngoài đến thăm thành phố Hạ Long đã gọi thành phố Hạ Long là
“Thành phố vịnh Hạ Long”.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng của du lịch Hạ Long
Với thế mạnh tuyệt vời của danh thắng Vịnh Hạ long, những năm gần
đây, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp của Quảng Ninh đã quan tâm
24


×