Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 109 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình ảnh giữ vị trí cực kì quan trọng trong tồn bộ các yếu tố cấu thành
ngơn ngữ truyền hình. Nó vừa là đặc trưng của loại hình báo chí này lại vừa là cơ
sở để tạo thành các đặc trưng khác nhằm phân định ranh giới với các loại hình báo
chí khác. Nó trở thành tiêu chí quan trọng để hình thành hệ thống các thể loại báo
chí truyền hình. Thơng qua hình ảnh trên truyền hình với những cảnh hình đẹp có
nội dung mang tính thời sự, sự kiện,…đem lại cho công chúng bức tranh sống
động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ, tiếp xúc trực tiếp với
người trong cuộc. Hình ảnh ghi lại về cuộc sống thật được rút gọn, làm giàu thêm ý
nghĩa sáng rõ hơn về hình thức. Thơng qua hình ảnh ý tưởng chủ đề trong phóng
sự được thể hiện phong phú hơn về giá trị tinh thần giúp cho người xem nhận thức
rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn về những sự kiện và vấn đề
của cuộc sống.
Cũng giống như các loại hình báo chí khác, truyền hình cũng có nhiều thể
loại, trong đó có thể loại phóng sự truyền hình, đây là thể loại rất được cơng chúng
quan tâm theo dõi. Phóng sự truyền hình thường chọn những vấn đề và sự kiện
đang được sự quan tâm của dư luận để làm mục đích phản ánh thơng qua ống kính
máy quay, phản ánh chính xác cuộc sống. Người làm phóng sự truyền hình nhìn
nhận sự kiện bằng con mắt của người xem truyền hình và thơng qua hình ảnh động
tạo cho người xem sự hồi hộp, liên tưởng, cảm xúc…Trong đó, tác giả trở thành
người bình luận, trình bày diễn biến của sự thật và qua đó phân tích, chứng minh
cho tiến trình phát triển của sự kiện. Cũng có thể tác giả chỉ là một người phản ánh
một cách khách quan và đề xuất những vấn đề nóng bỏng của hiện thực.

1


Hình ảnh trong phóng sự được chuyển tải đến người xem có vai trị rất quan
trọng, mỗi hình ảnh, mỗi âm thanh cần phải có nội dung rõ ràng, cụ thể, hấp dẫn,
cuốn hút. Nếu thơng tin trong hình ảnh khó hiểu sẽ làm mất đi sự chú ý và hứng


thú của tác giả. Do sự chú ý của người xem phóng sự truyền hình chỉ trong một
thời gian ngắn, vì vậy nội dung chính được thể hiện trong hình ảnh của phóng sự
phải được cơ động và ngắn gọn, tránh những hình ảnh, âm thanh gây nhiễu cho nội
dung. Các hình ảnh mở đầu và kết thúc của phóng sự phải có khả năng tạo ra được
sự hình dung chung về tác phẩm.
Liên hoan truyền hình tồn quốc là sự kiện thường niên của ngành truyền
hình cả nước; là dịp để những người làm truyền hình gặp gỡ, trao đổi chương trình
truyền hình, học hỏi nâng cao nghiệp vụ, là dịp để vinh danh các chương trình
truyền hình xuất sắc nhất trong năm. Hàng năm, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức
Liên hoan với nhiều thể loại dự thi như là: Chương trình dành cho thiếu nhi, Phim
tài liệu, Phóng sự, Chương trình Chun đề - Khoa giáo, Chương trình Giao lưu Đối thoại - Tọa đàm, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Chương
trình Ca múa nhạc, Chương trình Sân khấu, Phim truyện truyền hình,…
Do điều kiện khác nhau về kinh phí, năng lực sản xuất mà các Đài thường
chọn lựa thể loại dự thi phù hợp. Thường các Đài địa phương ít có điều kiện để
tham gia các thể loại như Phim truyện truyền hình, chương trình Sân khấu. Thể
loại các Đài địa phương tham gia nhiều là Phóng sự\\. Đây là các thể loại chủ lực
của báo hình, có tính thời sự, chính luận, bám sát thực tế, mang đậm hơi thở của
cuộc sống và có tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức và hành động
của các đối tượng xã hội.
Theo đánh giá của đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng, một trong những giám khảo
chấm thể loại phóng sự của Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35: “Nhìn
2


chung các tác phẩm tham dự đều có sự đầu tư cơng phu, kỹ lưỡng của các tác giả,
có những tác phẩm đạt điểm tuyệt đối nhưng cũng có những tác phẩm mà sử dụng
hình ảnh chưa đạt hiệu quả cao, còn thiếu sự đa dạng, thiếu những chi tiết đắt, hình
ảnh sử dụng chưa thật sự hợp lý,…”. Bản thân tác giả sau khi theo dõi những tác
phẩm đạt giải Vàng và Bạc trong Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35 cũng
nhận thấy, có những phóng sự dù đạt giải bạc nhưng hình ảnh trong tác phẩm vẫn

cịn đơn điệu, thiếu sự đa dạng, bối cảnh ít, các thủ pháp sử dụng hình ảnh trong
tác phẩm chưa đạt được hiệu quả cao.
Nghiệp vụ báo chí truyền hình nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng
địi hỏi phóng viên biên tập khơng chỉ giỏi về sử dụng ngơn từ như phóng viên báo
viết hay phát thanh mà cịn phải nắm vững về ngơn ngữ hình ảnh. Trong đó sử
dụng hình ảnh ở mức độ cao là điều khơng thể thiếu đối với phóng viên biên tập.
Đặc thù lao động nghề nghiệp này cho thấy một việc sử dụng hình ảnh khoa học,
dễ áp dụng là cơng cụ khơng thể thiếu đối với mỗi phóng viên. Khả năng sử dụng
hình ảnh khơng chỉ phụ thuộc vào tố chất năng khiếu của phóng viên mà nó cịn là
kết quả của quá trình lao động và rèn luyện một cách khoa học. Sử dụng hình ảnh
khoa học, sáng tạo giúp phóng viên truyền hình tổ chức sắp xếp một cách logic các
hình ảnh trong tác phẩm báo chí truyền hình.
Với ý nghĩa trên, việc sử dụng hình ảnh có vai trị to lớn trong hoạt động
nghiệp vụ của phóng viên truyền hình. Thay vì tổ chức một cách cảm tính và tự
phát, nắm được phương pháp sử dụng hình ảnh sẽ là bản đồ định hướng các bước
thực hiện phóng sự của phóng viên. Khi sử dụng một cách có hiệu quả, phóng viên
sẽ khắc phục được những hạn chế về ngơn ngữ hình ảnh của phóng sự hiện nay. Vì
vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình” làm
đề tài để nghiên cứu.

3


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
So với các loại hình báo chí khác thì tài liệu nghiên cứu về truyền hình nói
chung và phóng sự truyền hình nói riêng cịn khá hạn chế. Tính đến nay đã có một
số cơng trình nghiên cứu về phóng sự truyền hình, về việc sản xuất chương trình
truyền hình trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng hình ảnh như:
Thứ nhất, là các sách tham khảo về giáo trình Phóng sự truyền hình của tác
giả Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Oanh (Chủ biên) Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

năm 2014, nội dung sách đề cập đến các vấn đề chung về phóng sự truyền hình và
một số kỹ năng sáng tạo tác phẩm cơ bản, mục tiêu cuốn sách nhằm nghiên cứu
sâu hơn về thể loại phóng sự truyền hình, các vấn đề liên quan đến lý thuyết và kỹ
năng sáng tạo tác phẩm; sách chính luận Truyền hình, lý thuyết và kỹ năng sáng
tạo tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nxb Thông Tấn năm 2014, nội dung
đề cập giúp cho người xem nhận thức về loại tác phẩm chính luận nói chung; về
thể loại bình luận, đàm luận trên truyền hình, những đặc trưng sáng tạo tác phẩm;
về vai trị của bình luận viên, cách thức tổ chức sáng tạo tác phẩm, tổ chức sản
xuất chương trình; Về quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận truyền hình; Về việc
sử dụng hình ảnh và viết lời bình cho tác phẩm,…,cuốn sách cịn đi sâu phân tích
các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, phóng viên, biên tập viên truyền hình,…;
Giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả PGS.TS. Dương Xuân Sơn (Biên
soạn), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009, nội dung tập trung trình bày các
vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trị, lịch sử ra đời phát triển của
truyền hình, khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình, chức năng xã hội
của truyền hình, kịch bản và kịch bản truyền hình, quy trình sản xuất chương trình
truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình, các thuật ngữ truyền hình,…;

4


Sách Nghệ thuật quay phim, tác giả A.Golovnhia, dịch: Ngô Tạo Kim,
Trường Đại học sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 2005, nội dung trình bày một phần
trong chương trình của môn nghệ thuật quay phim, giúp người quay phim cần phải
biết thực hiện mọi khâu trong công việc của mình, từ bố cục khn hình, bố trí ánh
sáng đến việc bấm máy thu hình, bàn về vị trí vai trị và ý nghĩa của người quay
phim, cơng việc sáng tạo của người quay phim trong quá trình xây dựng một bộ
phim trên cơ sở những kinh nghiệm thành công của các nhà quay phim,…;
Sách


Báo

chí

truyền

hình

của

tác

giả

G.V.Cudơnhetxốp

X.L.Xvích,A.la.lurốpxki(tập1,2),Nxb Thơng tấn năm 2004, nội dung vừa đề cập
tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại
chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình. Trong đó các tác giả tập
trung trình bày vị trí chức năng của truyền hình trong xã hội; vị trí cũa truyền hình
trong hệ thống các phương tiện thơng tin đại chúng; bản chất của truyền hình hiện
đại; các phương tiện xây dựng kịch bản truyền hình và những định hướng, triển
vọng của truyền hình trong thời đại bùng nổ thơng tin và công nghệ truyền thông
phát triển vô cùng mạnh mẽ,…;
Sách Phóng sự truyền hình, tác giả Brigitte Besse, Didier Desormeaux, Nxb
Thơng Tấn năm 2003, nội dung trình bày khá tỉ mỉ, khoa học các kỹ năng, phương
pháp làm một phóng sự truyền hình: Từ những quy tắc tiếp cận, xử lý các sự kiện
đến sản xuất thông tin, cách xây dựng phóng sự, cách dàn dựng cảnh, bố trí kỹ
thuật trường quay, âm thanh, hình ảnh, cách viết lời bình, biên tập,…;
Sách Nghệ thuật quay phim điện ảnh tác giả Dương Quang Diễn, Hội điện

ảnh Việt Nam xuất bản năm 2004, nội dung chủ yếu thuật lại những kinh nghiệm
sáng tác phong phú của bản thân tác giả và đồng nghiệp, lồng trong đó là những

5


quan điểm cá nhân của tác giả về nghệ thuật quay phim điện ảnh, người xem sẽ
thu lượm được những kinh nghiệm sáng tác phong phú, bổ ích khi làm nghề,…;
Sách Cơ Sở Lý Luận Báo Chí, Nxb Lao Động, Hà Nội năm 2013, nội dung
cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo
chí, như về khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động của báo chí, đối
tượng, cơng chúng và cơ chế tác động của báo chí trong đó có báo chí truyền hình,
các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động
báo chí,…; sách Cơng chúng Truyền hình Việt Nam, tác giả Tiến sĩ Trần Bảo
Khánh, Nxb Thông Tấn, Hà Nội năm 2011, nội dung cuốn sách đã giúp đọc giả
hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của cơng chúng truyền hình Việt
Nam, với những nội dung: về cơng chúng truyền hình Việt Nam, cơng chúng truyền
hình Việt Nam nhìn từ góc độ xã hội học, đặc điểm tâm lý tiếp nhận thông tin của
cơng chúng truyền hình Việt Nam hiện nay, đặc điển trong xử lý thơng tin truyền
hình…, cho đến xu hướng thay đổi của công chúng và những đề xuất hướng phát
triển của truyền hình trong giai đoạn tới,….
Tuy nhiên, trong các cơng trình này, vấn đề sử dụng hình ảnh và phương
pháp sử dụng hình ảnh mới chỉ được nhắc đến như một bộ phận, một vấn đề của
phóng sự truyền hình chứ chưa có sự nghiên cứu một cách hệ thống về sử dụng
hình ảnh trong quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự truyền hình.
Đề tài luận văn này hi vọng bước đầu sẽ đưa ra được một số những nhận
định về cơ sở lý thuyết của vấn đề “Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình”
và bước đầu xác định “phương pháp sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình”
với hy vọng thử sức trong một khái niệm khơng hồn tồn mới nhưng cũng khơng
phải là vấn đề đã cũ.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
6


3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về Sử dụng hình ảnh và
q trình Sử dụng hình ảnh của phóng viên trong sáng tạo phóng sự truyền hình, đề
tài tiến hành khảo sát, đánh giá và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả Sử dụng hình ảnh của phóng viên truyền hình trong quá trình tác nghiệp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về Sử dụng hình ảnh của phóng
viên khi thực hiện tác phẩm phóng sự truyền hình.
- Phân tích làm rõ cách thức sử dụng hình ảnh của phóng viên khi thực hiện
phóng sự truyền hình.
- Khảo sát, đánh hình ảnh các tác phẩm phóng sự truyền hình đạt giải trong
Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35.
- Đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả Sử
dụng hình ảnh của phóng viên trong q trình tác nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình
4.2. Đối tượng khảo sát

7


- Các tác phẩm đạt giải vàng và bạc trong Liên hoan Truyền hình tồn quốc
lần thứ 35 .

- Một số nhà báo, phóng viên, biên tập viên, ekip sản xuất các phóng sự đạt
giải.
- Một số giám khảo chấm giải của kì liên hoan Truyền hình tồn quốc lần
thứ 35 và các kỳ trước đây.
- Người xem truyền hình
- Các nhà báo có kinh nghiệm trong sản xuất phóng sự truyền hình
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian:
Luận văn tập trung vào tìm hiểu việc sử dụng hình ảnh trong các tác phẩm
phóng sự đạt giải vàng và bạc Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35
Lý do chọn chương trình này để khảo sát vì:
Các tác phẩm đạt giải vàng và bạc trong Liên hoan Truyền hình tồn quốc
đều là những tác phẩm phóng sự có chất lượng cao, được các phóng viên, biên tập
viên đầu tư cơng phu, kỹ lưỡng. Đặc biệt, có những phóng sự được Ban giám khảo
của Liên hoan đánh giá đạt điểm 10/10. Vì vậy, tác giả lựa chọn các tác phẩm
phóng sự đạt giải Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35 là đối tượng khảo sát
sẽ để có được những minh chứng cụ thể và rõ ràng về những phóng sự sử dụng
hình ảnh tốt và có những phóng sự nào chưa được tốt nên chưa thể đạt giải vàng
trong Liên hoan.

8


- Về thời gian: Thời gian khảo sát được giới hạn trong Liên hoan Truyền
hình tồn quốc lần thứ 35 được tổ chức vào tháng 10 năm 2015.
Tuy nhiên, để làm rõ những vấn đề đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận
văn có mở rộng phạm vi nghiên cứu tới các thời kỳ trước đó để so sánh khi cần
thiết.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận

- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, một số lý thuyết về báo chí nói
chung và báo chí truyền hình nói riêng.
- Luận văn vận dụng các Quyết định, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức
Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35 để khảo sát.
- Luận văn vận dụng, kế thừa, phát triển các cơng trình khoa học của các tác
giả đi trước đã nghiên cứu nội dung có liên quan đến luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung mặt lý
thuyết về phóng sự truyền hình nói chung, và sử dụng hình ảnh nói riêng. Đây chính
là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải
pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

9


- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định chất lượng, hiệu quả những tác
phẩm phóng sự đạt giải trong Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35. Phương
pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả phải lưu giữ, xem lại các tác phẩm
phóng sự đạt giải trong Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc sử dụng, sử dụng
hình ảnh của phóng viên trong tác phẩm phóng sự truyền hình
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện với 01 lãnh đạo phịng,05 phóng viên có kinh
nghiệm trong sản xuất phóng sự truyền hình, 05 tác giả phóng sự đạt giải, 02 giám
khảo, nhằm thu thập thêm những thông tin, phương pháp sử dụng hình ảnh của phóng

viên khi sáng tạo tác phẩm phóng sự truyền hình
– Phương pháp họp lấy ý kiến nhóm:
Phương pháp này được thực hiện bằng cách tập hợp một nhóm sinh viên vào một
lớp học và cho nhóm sinh viên đó xem một số các tác phẩm đạt giải trong Liên hoan
Truyền hình tồn quốc lần thứ 35. Sau đó nhóm sinh viên sẽ đưa ra những nhận xét,
đánh giá về tác phẩm qua phiếu khảo sát của tác giả.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Hình ảnh truyền hình - là ngơn ngữ chính để chuyển tải nội dung thơng tin
trên truyền hình cho khán giả. Có khơng ít tài liệu cuốn sách nghiên cứu về loại
10


ngơn ngữ này. Tuy nhiên, hầu như chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu về
sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình. Vì vậy, việc luận văn đi vào nghiên
cứu thực trạng, khái quát vấn đề, chỉ rõ vai trị, phương pháo sử dụng hình ảnh
trong phóng sự truyền hình
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn đã hệ thống hố và phân tích cụ thể sử dụng hình ảnh trong phóng
sự truyền hình. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và
cơ sở đào tạo về báo chí, thơng qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về thực
trạng và giải pháp nâng cao việc sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình
- Kết luận qua nghiên cứu và những giải pháp trình bày trong luận văn có thể
được sử dụng làm tài liệu cho các đài truyền hình cơ sở đào tạo báo chí,…
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và
Phần kết luận. Cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề chung về sử dụng hình ảnh của phóng viên biên tập
khi thực hiện tác phẩm phóng sự truyền hình
Chương 2: Thực trạng sử dụng hình ảnh trong các tác phẩm phóng sự đoạt

giải vàng liên hoan thtq lần thứ 35
Chương 3:Vấn đề đặt ra và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả việc sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình
Ngồi ra, luận văn cịn có hệ thống danh mục tài liệu tham khảo

11


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH ẢNH VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
TRONG PHĨNG SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Sử dụng
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “Sử dụng là đem dùng vào một cơng việc
như sử dụng gạch, ngói, vơi, cát để xây nhà; sử dụng gỗ để đóng bàn ghế, sử dụng
thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ” [44, Tr.1405]. Nếu như quan niệm như vậy thì
thuật ngữ “sử dụng” muốn dùng để nói đến một hành động có chủ đích của con
người. Sử dụng là động từ để chỉ một hành vi, trong đó chủ thể tác động lên các
công cụ, sự vật, sự việc với nhiều mục đích khác nhau. Và những hành động này
phải tác động lên các phương tiện nhằm đạt được mục đích đề ra.
Hành vi sử dụng chỉ tồn tại trong thế giới con người và là hành động có mục
đích, có tính tốn nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Hành động “sử dụng” chỉ xuất
hiện khi có đối tượng để khai thác. Ví dụ: sử dụng cái xoong, sử dụng cái nồi…
Trong trường hợp này, đối tượng đem ra để “dùng” hay nói cách khác để “sử dụng”
đó là cái xoong, cái nồi. Và cái xoong, cái nồi được dùng vào việc nấu ăn, góp
phần làm nên những món ăn ngon.
Từ việc phân tích trên, tác giả đưa ra cách hiểu của mình về thật ngữ sử
dụng như sau: “Sử dụng là dùng một công cụ, một sự vật nào đó để thực hiện một
việc nào đó”. Việc “dùng” đó là một hoạt động - hành động có chủ đích của con
người với mong muốn sao có hiệu quả nhất. Việc sử dụng chỉ được thực hiện khi

có cơng cụ, phương tiện để sử dụng – vận hành các phương tiện đó.
1.1.2.

Hình ảnh và hình ảnh trong truyền hình

- Hình ảnh

12


Trong triết học, hình ảnh được coi là: kết quả của sự phản ánh khách thể, đối
tượng vào ý thức của con người. Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác,
tri giác và biểu tượng. Ở trình độ tư duy: đó là những phán đốn và suy luận. Về
nguồn gốc hình ảnh là khách quan, về cách nhận thức hình ảnh là chủ quan. Hình
thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngơn ngữ, các mơ
hình ký tự khác nhau.
Có tài liệu đã đưa ra quan niệm của mình về hình ảnh như sau: “Hình ảnh là
những gì chúng ta thấy được qua thị giác rồi sau đó chuyển vào não chúng ta giúp
chúng ta cảm nhận hình ảnh một cách chân thật nhất, từ đó đưa ra những phản xạ,
cảm nhận về hình ảnh mà ta thu được” [43, tr.1]. Với quan niệm này, hình ảnh
được nhắc tới bằng cách khái qt q trình để có được hình ảnh; hình ảnh ở đó là
những đường nét, ấn được lưu lại trong não bộ của con người.
Cụ thể và rộng hơn khái niệm ở trên, Từ điển của Viện Ngôn ngữ học 2000
định nghĩa: “Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng, thu được bằng khí cụ quang
học như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện trí óc, là khả năng gợi
tả sống động trong cách diễn đạt” [44, Tr.1405]. Khái niệm này cho thấy hình ảnh
khơng chỉ là những gì được thấy bằng bằng và ghi nhớ bằng não bộ của con ngườu
mà hình ảnh cịn có thể hiện hữu, lưu giữ lại bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật
như máy ảnh....
Hay như có một quan niệm khác về hình ảnh đó là: “Hình ảnh là ngơn ngữ

đặc biệt, nó nói với người xem nhiều điểm và thơng tin bằng nhiều cách. Mỗi hình
ảnh đều mang một ý nghĩa phản ứng của người xem đối với hình ảnh thơng qua
những gì họ thấy qua hình ảnh chuyển động. sự di chuyển hoặc hành động xảy ra
trên màn ảnh của truyền hình” [13, tr.79]. Với quan niệm này, hình ảnh khơng chỉ
là những “ấn tượng” về con người, sự vật, hiện tượng đọng lại trong não bộ con
người, hay được ghi lại tĩnh tại, cố định trên một phương tiện, hay thiết bị nào đó
mà hình ảnh cịn có khả năng hiện hữu cụ thể, sinh động có thể chuyển động
13


được… Và hình ảnh ở dạng thức này chỉ được ghi lại khi có các phương tiện hiện
đại như máy ghi hình.
Như vậy, có thể thấy có nhiều cách quan niệm khác nhau về hình ảnh, tuy
nhiên mỗi quan điểm phản ánh ở từng khía cạnh khác nhau với những cách trình
bày, diễn tả khác nhau nhưng đều có điểm chung: hình ảnh là cái con người có thể
nhìn thấy và có thể tạo ra. Để hồn thiện hơn cho quá trình nghiên cứu của mình,
tác giả xin đưa ra một quan niệm của mình về hình ảnh: “Hình ảnh là một dạng
ngơn ngữ giúp con người nhìn, cảm nhận, thấy và có được thơng tin về thế giới
xung quanh thơng qua giác quan của mình hay qua một phương tiện lưu giữ cụ thể
nào đó”. Như vậy, hình ảnh có thể chỉ được ghi lại trong não bộ của con người,
nhưng cũng có thể diễn tả thơng qua những phương tiện vật chất cụ thể. Hình ảnh
có thể lưu giữ lại qua các phương tiện như giấy, máy quay, băng từ, thẻ nhớ,…
- Hình ảnh trong truyền hình
Truyền hình là mơt loại hình báo chí nằm trong hệ thống các phương tiện
truyền thơng đại chúng. Truyền hình ra đời sau so với nhiều loại hình truyền thơng
khác như báo in, phát thanh, điện ảnh… Nhưng nhờ tiếp thu những tinh hoa của
các loại hình truyền thơng khác mà truyền hình đã nhanh chóng thu hút được sự
quan tâm của cơng chúng. Một trong những tinh hoa đó là hình ảnh.
Trong truyền hình, hình ảnh là yếu tố quan trọng, có khả năng thực hiện
việc phản ánh hiện thực cuộc sống một cách sinh động và hấp dẫn. Hình ảnh

truyền hình làm nhiệm vụ khắc họa cuộc sống một cách rõ nhất thơng qua các
“hình ảnh then chốt” hay cịn gọi là “cảnh lột tả bản chất”, những “điểm nhấn”.
Hình ảnh trong truyền hình khác hình ảnh trong điện ảnh. Hình ảnh trong
truyền hình là hình ảnh mang tính thơng tin, thời sự, xác thực – là những gì có thật,
nguyên bản trong cuộc sống được máy quay ghi lại. Cịn hình ảnh trong điện ảnh
mang tính giải trí, được tái tạo, thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, có hư cấu, vì
14


vậy khi làm phim các nhà đạo diễn phải mất nhiều thời gian dựng cảnh, hóa trang,
phục trang, đạo cụ,… Trong truyền hình người quay phim, phóng viên hầu như
khơng có điều kiện dàn dựng.
Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ
tư tưởng của tác phẩm. Hình ảnh trong truyền hình khác với hình ảnh tĩnh của các
nghệ thuật tạo hình hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh
động, có thực đã qua xử lý kỹ thuật, tất nhiên trong truyền hình có thể sử dụng
những hình ảnh tĩnh như: ảnh, tranh, biểu đồ, con số, bảng chữ và hiện nay là đồ
họa.
Trong truyền hình, các hình ảnh được chọn lọc và sắp xếp logic theo ý đồ
của tác giả tất nhiên vẫn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan của sự kiện,
hiện tượng để chuyển tải thông tin đến công chúng. Qua phương pháp dựng hình
(Montage), nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối hợp với nhau, tạo ra thơng tin
mới mang tính tổng thể. Sự sắp xếp hình ảnh trong quá trình truyền đạt thơng tin
giúp con người cảm nhận được tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề, số
phận của con người. Tư duy làm công chúng phát hiện được tính ẩn dụ của hình
ảnh, của các hiện tượng lắp giáp và qua đó biểu hiện được mối quan hệ của sự vật,
sự việc. Hình ảnh truyền hình là có thật, hiện hữu, là sản phẩm do con người làm ra
nhờ kết hợp các phương tiện kỹ thuật như máy ghi hình.
Tóm lại, hình ảnh truyền hình là một ngơn ngữ của truyền hình, được các
thiết bị kỹ thuật ghi lại một cách chân thực, sinh động những sự việc, sự kiện, vấn

đề trong cuộc sống, góp phần cung cấp cho người xem một lượng thông tin, một
giá trị tư tưởng, một sự nhận định về sự kiện, vấn đề ấy và được xử lý phát trên
truyền hình.
1.1.3. Phóng sự truyền hình
- Phóng sự

15


Thực tế cho thấy, ở mỗi một giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau có những quan
niệm về phóng sự khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt: “Phóng sự được hiểu là
một thể văn chuyên miêu tả những việc có thật, mang tính thời sự xã hội” [44,
tr1009]. Với quan niệm này, phóng sự nghiêng về là một thể loại của loại hình văn
học.
Trong tác phẩm “Báo chí truyền hình”, tập, các tác giả G.V.Cudonhetxop,
X.L Xvich, A.La. Iuropxki có viết: “Phóng sự là thể loại báo chí thơng tin nhanh
chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự kiện nào đó mà phóng
viên đã kiểm chứng, can dự vào” [7, tr.59-60). Với quan niệm này, ta thấy rõ các
tác giả nhấn mạnh đến tính thời sự, nhanh chóng của phóng sự và đặc biệt phóng
sự được khẳng định, xếp vào là một thể loại của loại hình báo chí.
Trong cuốn Tác phẩm báo chí, tập hai, Học viện Báo chí và Tun truyền,
thì phóng sự được quan niệm: “Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông
tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội, theo một
quá trình phát sinh, phát triển, thơng qua cái tơi – tác giả và bút pháp linh hoạt
miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị” [12, tr.180]. Khái niệm này cho thấy, có
nhiều điểm tương đồng trong quan niệm về phóng sự như một số nhà nghiên cứu
nêu trên. Nghĩa là phóng sự cũng được xếp vào là một thể loại của báo chí chứ
khơng phải của văn học. Hơn nữa quan niệm này cịn cho thấy rõ đặc điểm thơng
tin, cách thức thể hiện của phóng sự. Quan niệm này chú ý đến các yếu tố: sự kiện,
vấn đề và chủ kiến của tác giả. Những thông tin thời sự về người thật, việc thật

được đề cập trong tác phẩm phóng sự phải thật sự tiêu biểu, tiềm chứa bên trong nó
những mâu thuẫn cần được điều trần, lý giải nhằm giải tỏa những nhu cầu nhận
thức đầy bức xúc của cơng luận.
Đó là một vài quan niệm về phóng sự, vậy phóng sự truyền hình là gì?

16


Cũng giống như phóng sự, phóng sự truyền hình xuất phát từ nhiều góc độ,
phương tiện khác nhau để nhìn nhận. Đến thời điểm này, phóng sự truyền hình
cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau.
Theo tác giả Jean-Luc Martin – Lagardette khi nhìn nhận phóng sự truyền
hình từ góc độ phương pháp phản ánh cho rằng: “Phóng sự phải làm cho cơng
chúng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, cảm nhận thấy. Phóng sự sử dụng cách viết
trực tiếp, thường ở thì hiện tại, bằng cách tăng các giai thoại cụ thể, những hình
ảnh, những chi tiết và những thành ngữ độc đáo” [34,tr.98]. Với quan niệm này,
khái niệm phóng sự được xây dựng chủ yếu dưới góc độ cách thức thể hiện. Nghĩa
là, để trở thành phóng sự truyền hình cần chú tâm tính chân thực từ cách viết lẫn
cách khai thác và sử dụng hình ảnh.
Cịn tác giả Brigitte Besse DiDier Desormeaux trong cuốn “Phóng sự truyền
hình”, khi nhìn nhận từ góc độ phương pháp xây dựng đã chỉ ra rằng “Phóng sự là
kết quả của những logic hội tụ dựa trên hình ảnh và âm thanh: sản phẩm phức hợp
này phải được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt, những cảnh này làm nổi
bật ý nghĩa của phóng sự từ lúc xây dựng cho đến phát đi và được mọi người tiếp
nhận” [8, tr.104]. Khái niệm này được xây dựng, nhìn nhận dưới dóc độ chủ yếu là
việc đánh giá cao vai trị của hình ảnh.
Nhóm tác giả Nguyễn Nhọc Oanh và Lê Thị Kim Thanh trong cuốn giáo
trình Phóng sự Báo chí truyền hình quan niệm: “Phóng sự truyền hình là thể loại
đặc trưng của truyền hình. Nó chuyển tải một nội dung thơng tin nóng hổi, sinh
động đến cơng chúng ở thời điểm hiện tại. Nội dung thơng tin được bộc lộ theo

trình tự logic diễn biến của sự kiện, vấn đề, … qua dịng hình ảnh và âm thanh
của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Chính kiến, thái độ và cảm xúc
của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải, sự kiện, vấn đề
đó.” [41, tr.29]. Đây là một khái niệm tương đối bao quát và đầy đủ. Vừa nói
được đặc trung của thể loại phóng sự - một thể loại báo chí; vừa nêu được tính
17


chất thơng tin của phóng sự; vừa trình bày được vai trị, trách nhiệm của phóng
viên trong tác phẩm phóng sự truyền hình. Đây là khái niệm tương đối tồn
diện, tác giả luận văn xin phép sử dụng khái niệm này làm nền tảng cho việc
nghiên cứu tiếp sau.
Qua những phân tích nêu trên có thể thấy, phóng sự truyền hình về bản
chất giống phóng sự báo chí nói chung. Trong đó, cảnh, vật, con người là ba đối
tượng phản ánh luôn đan xen, gắn quyện với nhau làm nổi bật phẩm chất, tính cách
nhân vật, con người trong phóng sự. Nhưng do mỗi loại hình báo chí có đặc trưng
riêng, đặc biệt là về ngôn ngữ, kỹ thuật chuyển tải và phương thức tác động của
thông tin tới công chúng mà phóng sự truyền hình có một vài điểm khác biệt.
Phóng sự truyền hình sử dụng phương pháp tả, thuật, bình bằng ngơn ngữ hình ảnh
và bổ sung những gì mà hình ảnh chưa diễn đạt được hoặc ẩn chứa đằng sau mỗi
hình ảnh đó bằng âm thanh. Hình ảnh cùng với âm thanh làm cho phóng sự truyền
hình phản ánh hiện thực khách quan, trung thực, gần gũi, sinh động, hấp dẫn hơn
phóng sự ở các loại hình báo chí khác. Chính khả năng kể chuyện bằng hình ảnh và
âm thanh đã tạo ra hiệu ứng « cùng tham dự » giữa khán giả và phóng viên, làm
người xem cảm thấy mình đang cùng phóng viên trực tiếp tham gia, chứng kiến sự
việc chứ không phải được xem những gì mà phóng viên kể lại.
So sánh tin và phóng sự truyền hình chúng ta thấy hai thể loại này có sự
khác nhau cơ bản. Với đặc điểm cung cấp thơng tin nhanh chóng, kịp thời và trú
trọng đến kết quả của sự kiện, tin truyền hình sử dụng số lượng cảnh quay ít hơn,
các thủ pháp nghệ thuật quay, dựng hình và tần số phóng viên xuất hiện trên hình

trong tin cũng ít hơn trong phóng sự. Vì thế khi làm tin phóng viên khơng mất
nhiều thời gian để bám sát sự kiện để ghi lại tất cả các diễn biến của sự kiện.
Tóm lại, phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí phản ánh sự kiện,
vấn đề một cách trung thực và hấp dẫn hơn phóng sự của các loại hình báo chí
khác bởi thơng tin được chuyển tải bằng cả hình ảnh và âm thanh.
18


Phóng sự truyền hình có những đặc điểm nổi trội so với các thể loại khác
trong loại hình tryền hình. Đó là: Phóng sự truyền hình là phản ánh những sự kiện,
hiện tượng, vấn đề, con người,….có thật đang hiện hiện trong đời sống xã hội,
đang là tâm điểm thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người; Phóng sự truyền
hình là câu chuyện có dịng chảy liên tục (phản ánh quá trình phát sinh phát triển
của sự kiện, vấn đề) bằng hình ảnh và âm thanh; Dấu ấn sáng tạo của phóng viên
thực hiện tác phẩm phóng sự truyền hình gắn với từng chi tiết hình ảnh của hiện
thực khách quan và khả năng quan sát, phân tích đánh giá, tổng hợp , kết luận sự
kiện của phóng viên…
1.1.4. Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình
Trên cơ sở của những khái niệm “sử dụng”, “hình ảnh”, “phóng sự truyền
hình” nêu trên kết hợp với phân tích, tham khảo tài liệu, cùng việc khảo sát thực tế,
trao đổi trực tiếp với các nhà báo có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất phóng sự
truyền hình với những kinh nghiệm rút ra được trong hoạt động thực tiễn của bản
thân, tác giả xin khái quát và đưa ra cách hiểu của mình về việc sử dụng hình ảnh
trong phóng sự truyền hình như sau để tiện cho quá trình nghiên cứu tiếp theo: “Sử
dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình là việc dùng hình ảnh ghi lại được trong
q trình tác nghiệp của phóng viên biên tập và phóng viên quay phim để thực
hiện tác phẩm phóng sự truyền hình nhằm mục đích thơng tin, thể hiện tư tưởng,
chủ đề tác phẩm đó một cách rõ ràng, chân thực tới cơng chúng”.
So với hình ảnh của các thể loại khác, hình ảnh trong phóng sự truyền
hình có những đặc trưng riêng biệt. Nếu như tin truyền hình chỉ dừng lại ở sự

thông báo – thông tin một sự kiện ở những “lát cắt” – thời điểm điển hình một cách
trực diện thông qua việc sử dụng những con số, số liệu tiêu biểu một cách chân
thực, chắt lọc thì phóng sự truyền hình, là phản ánh sự kiện theo q trình phát
sinh, phát triển, dưới ngơn ngữ trần thuật với bút pháp, giọng điệu, sinh động, giàu
hình ảnh. Vì vậy ngơn ngữ nói chung của phóng sự (hình ảnh và âm thanh) cũng sẽ
19


đa dạng, phức tạp hơn so với tin. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình khơng chỉ
chân thực, khách quan mà còn cần thể hiện được những xúc cảm, “cái tơi của nhà
báo”. Đây cũng chính là một nét đặc trưng của hình ảnh phóng sự khi sử dụng
phóng viên cần hết sức lưu tâm. Nghĩa là, cùng với lời bình và âm thanh, hình ảnh
trong phóng sự truyền hình cịn có vai trị luận bàn, bày tỏ quan điểm, cảm xúc của
nhà báo đối với sự kiện, sự việc đó.
1.2. Vai trị của việc sử dụng hình ảnh trong sáng tạo tác phẩm phóng sự
truyền hình
1.2.1. Góp phần cung cấp thông tin, thể hiện rõ ràng tư tưởng, chủ đề của
phóng sự
Hình ảnh trong tác phẩm phóng sự truyền hình là những hình ảnh mang giá
trị của chủ đề mà tác phẩm đề cập. Hình ảnh đó phải lột tả được góc độ tâm lý của
đối tượng, thơng qua việc khai thác những biểu hiện từ phía bên ngồi. Ngoài
những khả năng định hướng tư tưởng của tác phẩm, thơng qua việc xử lý của
phóng viên thì các thơng tin hình ảnh chi tiết góp phần làm nên kết cấu tác phẩm.
Phóng viên phải biết sử dụng thơng tin hình ảnh nào phù hợp với ý đồ, tư tưởng
của tác phẩm.
Ở đây, tác giả xin ví dụ một phóng sự mà phóng viên đã sử dụng hình ảnh để
thể hiện tư tưởng, chủ đề phóng sự một cách tài tình. Phim phóng sự “Những vệt
trắng trên đường” của Đài PTTH Cần Thơ đã làm người xem lặng người theo dẫn
dắt câu chuyện. Vệt trắng là do công an sơn để điều tra nguyên nhân tai nạn giao
thông. Vệt trắng trên đường vô cảm nhưng nỗi bơ vơ mất mẹ và vành khăn tang

trắng trên đầu em nhỏ khiến người xem rơi lệ. Ngày mỗi ngày, trên đường, những
vệt trắng lại nhiều hơn. Bình quân hơn 30 người chết mỗi ngày vì tai nạn giao
thơng, thảm khốc hơn cả chiến tranh tại Syria hay Afghanistan. Phóng sự về tai nạn
giao thơng nhưng khơng quay hình máu đổ, khơng gây ấn tượng ghê rợn như cách
làm sống sượng thông thường của các đài địa phương. Nhóm tác giả tìm vào trại
20


giam, ghi lại nỗi dày vò, ân hận của một lái xe. Khi anh vào tù, vợ anh cũng đang
có bầu. Anh mắc vịng lao lý vì trong một giây bất cẩn, người lái xe này đã cướp đi
mẹ của một đứa trẻ khác. Trở lại hiện trường vụ tai nạn, các phóng viên khơng ghi
hình người mẹ chết thảm thương, mà cận cảnh một chiếc dép văng ra vệ đường.
Mẹ chết trên đường đi mua cặp sách chuẩn bị cho bé lần đầu tiên đi học. Sau ra đi
của mẹ, bé chỉ cịn tình thương của bố. Bàn tay to bè chai sạn của bố vén tóc gội
mái đầu bé bỏng của con gái. Một chiếc dép không đi được thành đôi. Và cảnh
cuối của phim, bé cắp sách đến trường, hòa vào dòng bè bạn.. Kết thúc phim là
mong muốn, mỗi ban mai thức dậy, sẽ không phải thấy thêm “những vệt trắng trên
đường”.
Qua ví dụ trên, ta có thể thấy dù khơng dăn dạy kẻ cả, khơng đao to búa lớn,
nhưng phóng viên thuyết phục, chuyển tải nội dung, tư tưởng tới người xem bằng
từng hình ảnh và thể hiện cái nhìn nhân văn thơng qua việc sử dụng hình ảnh.
1.2.2. Giúp sự kiện, sự việc trong phóng sự được tái hiện một cách chân
thực
Cùng với lời bình, hình ảnh truyền hình là một ngơn ngữ để đem thông tin
tới cho khán giả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điều làm nên sự khác biệt giữa truyền
hình với các loại truyền hình truyền thơng khác như báo viết, phát thanh… đó là
hình ảnh. Và, hình ảnh được coi là “chính ngơn” - ngơn ngữ chính để chuyển tải
nội dung thông tin. Miêu tả là cách thức mà hình ảnh sử dụng để cung cấp thơng
tin cho khán giả. Công việc mô tả sự phát triển của sự kiện là nhờ khả năng miêu
tả, thể hiện của phóng viên quay phim qua các động tác máy, cỡ cảnh. Và sau đó,

phóng viên biên tập sẽ là người quyết định lựa chọn, sử dụng những hình ảnh như
thế nào để chuyển tải nội dung thông tin đến công chúng. Sử dụng hình ảnh một
cách hợp lý sẽ giúp phóng sự chuyển tải đến công chúng những thông tin chân
thực, khách quan và sinh động. Cơng chúng sẽ được nhìn thấy, được lắng nghe

21


chia sẻ từ những con người thật, việc thật, trạng thái thật của sự kiện, thấy được nét
mặt, cử chỉ thái độ tâm tư tình cảm của người nói…
1.2.3. Góp phần tác động tới tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người xem
Thế mạnh của truyền hình là khả năng giao tiếp trực tiếp, ngồi nghe âm
thanh cịn nhìn thấy hình ảnh một cách trực quan, làm cho người xem tiếp nhận
thơng tin nhanh chóng, đồng thời và rất sinh động. Sử dụng hình ảnh trong tác
phẩm truyền hình là sử dụng những hình ảnh cụ thể, điển hình nhìn thấy được,
thơng qua màn hình trình diện trước mắt người xem một cách trực tiếp. Ví dụ về
phóng sự “Những vệt trắng trên đường” của Đài PTTH Cần Thơ, thông qua việc sử
dụng tài tình những hình ảnh “vệt trắng trên đường”, “nỗi dày vò, ân hận của một
lái xe trong tù giam”, “một chiếc dép văng ra vệ đường”, “bố vén tóc gọi đầu cho
con gái”,… phóng viên đã tạo ra sức cảm hóa mãnh liệt làm cho người xem cảm
thấy mình đang như ở trong cuộc, từ đó tác động thay đổi hành động, suy nghĩ của
người xem với vấn đề an tồn giao thơng.
1.3. Mơt số dạng thức và cách thức sử dụng hình ảnh trong phóng sự
truyền hình
1.3.1. Các dạng hình ảnh
Dựa vào các tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân chia hình ảnh khác
nhau. Nếu căn cứ vào hình thức của hình ảnh có: hình ảnh tĩnh và hình ảnh động.
Nếu căn cứ vào vị trí, tính chất của hình ảnh có: hình ảnh liên quan trực tiếp đến sự
kiện, vấn đề; hình ảnh tư liệu và hình ảnh đồ họa.
- Hình ảnh tĩnh

Trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” có đề cập thuật ngữ “Tĩnh” như sau:
“Tĩnh là trạng thái không thay đổi của sự vật hiện tượng, hoặc đó là một trạng
thái đứng yên, yên lặng” [44. Tr.1210].

22


Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu hình ảnh tĩnh là hình ảnh mà các chi tiết ở
đó ở trạng thái đứng yên, không chuyển động. Và như vậy, hình ảnh tĩnh bao gồm:
ảnh chụp, bảng chữ, sơ đồ, biểu đồ…
Những sự kiện, hiện tượng của quá khứ không được ghi lại bằng các phương
tiện kỹ thuật ghi hình hiện đại như ngày nay, chúng chỉ được ghi lại qua các
phương tiện thô sơ như máy ảnh, ký họa trên giấy hoặc gỗ,… đó chính là hình ảnh
tĩnh. Hình ảnh tĩnh là những tư liệu quý giá và có thể khai thác để phục vụ, minh
họa cho một nội dung nào nội dung nào đó mà tác giả muốn thơng tin cho người
xem dễ dàng hiểu được.
Trong nhóm hình ảnh tĩnh, ngồi việc chụp, vẽ ra cịn có nhóm hình ảnh đồ
họa. Hình ảnh đồ họa có thể hiểu là những đồ thị, sơ đồ,… được vẽ lại nhằm mô tả,
biểu thị sự tồn tại, phát triển, biến thiên của các đại lượng, sự vật khác một cách
ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng các bảng số liệu, các biểu lộ biểu thị sử tăng, giảm
của đối tượng được nhắc tới. Đây cũng là những đa dạng hình ảnh mang lại sự thu
hút cao đối với thị giác với những hình ảnh sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc và
có sự hỗ trợ thực hiện đắc lực của máy tính. Ví dụ trong một tác phẩm truyền
hình, cùng với hình ảnh liên quan trực tiếp sống động về sự kiện, để diễn tả sự
tăng trưởng của một khu công nghiệp, hay hình ảnh biểu đồ phát triển kinh tế
trong 5 năm qua của một thành phố… người ta có thể sử dụng bảng đồ, biểu đồ,
đồ họa để biểu đạt những nội dung đó.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, hình ảnh bảng, biểu đồ, đồ họa có tần suất
xuất hiện khơng thường xun như những dạng hình ảnh khác (hình ảnh liên quan
trực tiếp đến sự kiện và hình ảnh tư liệu….) nhưng nó cũng có vai trị quan trọng

trong việc biểu đạt nội dung thông tin của sự kiện được nói tới nhờ ưu điểm có tính
khái qt cao, dễ hình dung, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích...

23


Bằng những kỹ thuật dựng hình, người ta có thể dừng các hình ảnh động ở
một khn hình đặc biệt cần thiết nào đó biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn
mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể phục vụ nội dung cần thơng tin.
Truyền hình muốn truyền tải những thơng tin có tính lịch sử có thể khai thác
hình ảnh tĩnh. Thực tế cho thấy, hình ảnh tĩnh chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ
trong các sản phẩm truyền hình nhưng trong nhiều trường hợp nó lại có một giá trị
nhất định thậm trí quan trọng với sản phẩm truyền hình. Hình ảnh tĩnh đưa thơng
tin chính xác, cụ thể, là cơng cụ hỗ trợ hiệu quả để truyền tải thơng tin đến khán
giả. Hình ảnh tĩnh góp phần giúp cho nội dung phản ánh của truyền hình hồn
thiện hơn.
- Hình ảnh động
Thuật ngữ “động” được đề cập trong cuốn: “Đại từ điển Tiếng Việt” như
sau: “Đó là một trạng thái của sự vật, hiện tượng và không ngừng thay đổi…” [43,
tr.278]. Như vậy, theo cách hiểu này thì hình ảnh động là hình ảnh có liên quan
trực tiếp đến sự kiện được người quay phim hoặc một đối tượng nào đó có phương
tiện ghi hình ghi lại ngay trong khi sự kiện diễn ra và mọi chi tiết trong khn hình
đó khơng ở tư thế đứng yên.
Thực tế cho thấy, hình ảnh động là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên đặc
thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thơng tin chủ yếu
của các chương trình truyền hình. Ưu điểm lớn nhất của truyền hình là hình ảnh
động. Bởi bản thân hình ảnh của sự kiện đã có thể làm người xem truyền hình tin
tưởng vào độ xác thực của thơng tin, người xem truyền hình có cảm giác như họ
đang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào những sự kiện thực tế đó.
Trong mỗi tác phẩm truyền hình, mỗi hình ảnh đều bao hàm một ý nghĩa, một nội

dung hoặc là nguyên nhân, diễn biến, kết quả quá trình phát triển của sự kiện trong
cuộc sống. Các hình ảnh liên kết với nhau để thể hiện quá trình vận động của sự
kiện theo tuyến tình thời gian.
24


Bên cạnh cách phân loại hình ảnh ở góc độ trạng thái, sự chuyển động của
các chi tiết, sự vật, sự việc trong một khn hình như nêu trên, hình ảnh thuộc
dạng nào còn được xem xét trong tương quan với sự việc, sự kiện đang diễn ra. Và
với góc độ này, hình ảnh cịn có thể được phân thành các dạng như sau:
1.3.2. Các nguồn hình ảnh sử dụng cho phóng sự
- Hình ảnh về sự kiện:
Là những hình ảnh liên quan trực tiếp đến con người, sự kiện đang diễn ra
trong cuộc sống hằng ngày, hay còn gọi là “hình ảnh sống”. Những hình ảnh này
được quay phim ghi lại trong khi sự kiện, sự việc đang diễn ra. Ví dụ như hình ảnh
về các hoạt động trong buổi mít tinh, các tiết mục biểu diễn văn nghệ… hay về lĩnh
vực an ninh trật tự đó là các các hình ảnh liên quan đến tội phạm như truy bắt, điều
tra, xét xử tội phạm… Hình ảnh về sự kiện - đó là những hình ảnh sống, mang
nhiều giá trị thông tin - trực tiếp thể hiện nội dung thông tin về sự kiện. Đặc điểm
của một tác phẩm phóng sự truyền hình phải phản ánh chân thực, khách quan
những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, mang
tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được công chúng quan tâm. Vì vậy, hình ảnh trực
tiếp từ sự kiện là nguồn hình ảnh được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm truyền
hình.
- Hình ảnh phóng viên khai thác từ các nguồn khác:
Là những hình ảnh mà nhóm phóng viên khơng tự khai thác được mà phải
khai thác từ những nguồn khác như:
+ Hình ảnh tư liệu quá khứ: Là những hình ảnh về những sự việc, hiện tượng
con người đã diễn ra trong quá khứ, được các phương tiện ghi lại ở thời điểm diễn
ra sự kiện đó. Khi một sự kiện ở hiện tại được thơng tin, nó gắn với một sự kiện đã

qua thì người ta thường sử dụng hình ảnh tư liệu liên quan nhằm làm rõ, bổ sung
thêm thông tin cho hiện tại.

25


×