Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 161 trang )

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều báo cáo gần đây trên thế giới cho rằng: với một đất nước y tế
chính là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của đất nước đó, bởi
nhờ cơng tác y tế, sức khỏe của người dân sẽ được bảo vệ và chăm sóc tốt
hơn. Từ đó, con người sẽ có trí tuệ và sức khỏe để xây dựng, phát triển và bảo
vệ đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân
là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu của mỗi quốc gia.
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới trong tun ngơn Alm Alta
năm 1978: “Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh
thần, chứ khơng phải chỉ là một tình trạng khơng có bệnh tật hay thương tật”
[42, tr.l]. Theo định nghĩa này thì sức khoẻ khơng phải chỉ là tình trạng khơng
có bệnh tật mà cịn là tình trạng thoải mái về tinh thần. Chúng ta có thể hiểu
rằng đây là định nghĩa nói đến sức khoẻ của những con người cụ thể, trong
một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Cơng tác chăm sóc sức khoẻ là một trong những “quốc sách hàng đầu”điều này không chỉ được thừa nhận về mặt chủ trương, chính sách trong các
quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về công tác y tế mà đã biểu hiện cụ
thể qua thái độ quan tâm sâu sắc của xã hội cũng như chính thực tiễn sơi động
những năm gần đây, khi mà người dân ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của
chính mình. Việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có được cách hiểu đúng
đắn về sức khoẻ, cung cấp những tri thức khoa học về chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ, cách phịng chữa bệnh để đạt được các chỉ số sức khoẻ ở mức cần có
ln ln là vấn đề nóng bỏng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mơi


trường đất, nước, khơng khí đều bị ô nhiễm, khi mà các đại dịch lớn, những
căn bệnh nguy hiểm của nhân loại vẫn chưa được giải quyết được triệt để.


4

Ở Việt Nam, theo đánh giá của Bộ Y tế, bên cạnh các bệnh nhiễm
trùng, suy dinh dưỡng của các nước chậm phát triển thì các bệnh như: ung
thư, tim mạch, tâm thần (thuộc các bệnh không lây nhiễm)... đang có nguy cơ
tăng lên giống với các nước cơng nghiệp phát triển. Theo số liệu ghi nhận
Ung thư tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, ước tính mỗi năm ở
nước ta có khoảng 200.000 bệnh nhân Ung thư mới mắc và 75.000 người chết
vì Ung thư, con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo tổng kết năm
2010 mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và
100.000 trường hợp chết do Ung thư . Ở Việt Nam, đối với nam giới, Ung thư
phổi đứng hàng đầu, đứng thứ hai là Ung thư dạ dày. Còn ở nữ giới, Ung thư
vú đứng hàng đầu, tiếp đến là Ung thư cổ tử cung… Tỷ lệ mắc Ung thư vú và
Ung thư cổ tử cung ở phía Bắc là 27,3/100.000 dân, cịn ở phía Nam là
17,1/100.000 dân.
Cho tới nay, bệnh Ung thư đã trở thành nguyên nhân hàng đầu đe dọa
sức khỏe cộng đồng trong nhóm bệnh khơng lây nhiễm. Bệnh Ung thư khơng
chỉ là nỗi đau đớn, bất lực của chính người bệnh mà cịn là nỗi lo ngại cho gia
đình, người thân và thiệt hại kinh tế cho quốc gia.
Vấn đề phịng chống Ung thư (PCUT) ln được coi là một trong
những chiến lược ưu tiên hàng đầu của WHO. Ở các nước phát triển và một
số nước khu vực Đông Nam Á như Singapore, Philippines, Thái Lan đều có
chương trình Quốc gia PCUT với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế
và các Bộ, Ngành liên quan xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Nhờ
hoạt động tích cực trong cơng tác phịng, chống Ung thư mà tỷ lệ mắc và tỷ lệ
tử vong do Ung thư ở các nước này đã giảm rõ rệt. Các hoạt động phòng

chống Ung thư ở các nước được tiến hành bao gồm phòng bệnh, sàng lọc phát
hiện sớm, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu dịch tễ học,
phát triển các kỹ thuật cao, và các thử nghiệm lâm sàng... Cùng với những


5

hoạt động đó, việc tuyên truyền về căn bệnh nan y này trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, trong đó có các loại hình báo chí, đặc biệt là trên
truyền hình rất được quan tâm.
Cịn ở Việt Nam qua khảo sát cho thấy mặc dù có nhiều nỗ lực, cùng sự
cố gắng trong tìm hiểu, nghiên cứu tìm tịi đề tài cùng cách thức thể hiện
nhưng việc góp phần làm thay đổi sâu sắc nhận thức của cộng đồng về vấn đề
này của các chương trình truyền hình tuyên truyền về phòng chống Ung thư
chưa thật sự đem lại hiệu quả cao. Số lượng khán giả trung thành với chương
trình tuy ổn định (thơng qua việc gửi thư tay, email, điện thoại thường xuyên
đến chương trình, đa phần là người lớn tuổi), nhưng lượng khán giả trẻ và mới
vẫn cịn chưa nhiều. Kiến thức truyền thơng trong các chương trình vẫn cịn
mang tính khoa giáo, chưa hấp dẫn nên việc biến những thông tin, kiến thức những nội dung tun truyền về phịng chống Ung thư nhằm mục đích làm
thay đổi ý thức trong nội tại mỗi người xem nhiều khi chưa thật đủ “sức
nặng”. Qua chương trình, phần nhiều trong số khán giả của chương trình mới
chỉ xem để biết, để hiểu nhưng để biến những kiến thức trong chương trình
thành thói quen trong cuộc sống như hạn chế lối sống chưa lành mạnh (hút
thuốc lá, uống rượu bia, bảo vệ môi trường, ăn đúng, ăn lành mạnh...), hành
động để bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân và cộng đồng; hay biết chia sẻ,
bảo vệ những người bị Ung thư, không kỳ thị, phân biệt đối xử, có những suy
nghĩ khơng đúng về căn bệnh này ... hoặc đối với bệnh nhân Ung thư, làm sao
để vượt qua khó khăn về mặt tinh thần, điều trị bệnh đúng hướng, khơng tin
vào những trị ma thuật, đặt niềm tin sai chỗ... thì chưa thật sự có những nhận
thức và chuyển biến rõ ràng và cụ thể.

Vậy làm thế nào để các chương trình truyền hình tuyên truyền về phòng
chống Ung thư trở nên thiết thực, phù hợp với xu thế truyền thông, phù hợp
với nhu cầu của người dân trong cộng đồng và ngày càng được đông đảo công


6

chúng đón xem. Đặc biệt, chương trình giúp cơng chúng thêm hiểu, thêm chia
sẻ và biến thông tin, kiến thức được tuyên truyền trong chương trình thành
hành vi thiết thực, hiệu quả để bảo vệ cuộc sống của nhiều người hơn trong xã
hội hiện nay? Đó chính là vấn đề đặt ra rất cần sớm lời giải đáp không chỉ đối
với khán giả mà cả đối với những người làm chương trình. Đây chính là
khoảng trống cần nghiên cứu. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Truyền hình
tun truyền về phòng, chống Ung thư ở Việt Nam”(Khảo sát Đài truyền
hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và Đài Phát thanh - Truyền
hình Hà Nội, từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015) để nghiên cứu cho luận văn
Thạc sỹ báo chí của mình với mong muốn góp phần giải quyết phần nào
những câu hỏi nêu ra ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu khảo sát vấn đề liên quan đến tuyên truyền về Ung thư trên
các phương tiện truyền thơng nói chung và báo chí nói riêng một cách chun
sâu và bài bản cịn ít tài liệu vì truyền thơng về bệnh Ung thư là vấn đề khó vì
đây là một chun ngành hẹp mang tính khoa học cao nên phần nhiều các đề
tài tập trung vào những vấn đề khái quát liên quan đến y khoa nói chung và
Ung thư chỉ là một phần rất nhỏ bé được nhắc tới trong đề tài đó mà thơi. Có
thể kể ra một số đề tài như sau:


Nhóm các luận văn, luận án


- Bùi Thị Hạnh (2001), “Báo Sức khoẻ và Đời sống với công tác chăm
sóc sức khoẻ nhân dân”, Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 42, Khoa
báo chí và Truyền thơng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội.
Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả Bùi Thị Hạnh chỉ giới hạn nghiên cứu
trong phạm vi báo Sức khỏe & Đời sống mà chưa có sự mở rộng so sánh giữa
báo này với các báo chí khác nói chung, báo chí ngành y tế nói riêng, nhất là


7

báo truyền hình trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Và đặc biệt, vấn
đề truyền thơng về phịng chống Ung thư chưa được đề cập nhiều.

- Trần Xuân Thân (2003), Đề tài “Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khoẻ
sinh sản”, luận văn tốt nghiệp Đại học, khóa 43, Khoa Báo chí và
Truyền thơng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu này mang tính chất chuyên biệt, chỉ tập trung giới
hạn chuyên sâu nghiên cứu về chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, dung
lượng để khảo sát phân tích về truyền thơng về phịng, chống Ung thư hầu
như rất hiếm.

-

Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004), “Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các
phương tiện thông tin đại chúng”, luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên
ngành Báo chí, Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đề tài này cũng đề cập đến thông tin sức khỏe nhưng mang tính chất

khái quát do đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát quá rộng. Vấn đề

truyền thông về phịng chống Ung thư trên báo chí nói chung và trên truyền
hình nói riêng chưa được đề cập thỏa đáng.
- Nguyễn Việt Tiến (2006), “Giáo dục sức khỏe trên sóng truyền hình
Việt Nam” (khảo sát chun mục Sức khỏe cho mọi người phát sóng trên
kênh VTV2), Luận văn Cao học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu về những đặc tính, đặc thù nghiệp
vụ trong quá trình thực hiện; nghiên cứu, đánh giá những thành công và
những hạn chế trong việc thực hiện các chương trình giáo dục sức khỏe trên
sóng truyền hình. Đây là một nghiên cứu chỉ dành riêng cho một loại hình báo
chí duy nhất - báo chí truyền hình thơng qua việc khảo sát các chương trình
có nội dung GDSK trên sóng truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, dung lượng
khảo sát và nghiên cứu về cách thức thông tin về phịng, chống Ung thư trên
loại hình này hầu như rất ít.


8

- Nguyễn Thị Kim Liên (2006), “Đánh giá thực trạng và hiệu quả một
số giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức
khỏe trẻ em tại tuyến y tế cơ sở”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội.
Nội dung luận án này đã trình bày tổng quan về các yếu tố, mơ hình,
vai trị, phương pháp ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe trẻ em; nghiên cứu về thực
trạng, kiến thức, thái độ thực hành hoạt động của giáo dục sức khỏe ở tuyến y
tế cơ sở và các vấn đề can thiệp, thực hiện can thiệp. Đây là một nghiên cứu
có tính chun ngành, chủ yếu là nghiên cứu hoạt động truyền thông của cán
bộ truyền thông GDSK ở tuyến y tế cơ sở, việc khảo sát các loại hình báo chí
chưa được đề cập.


- Bùi Thị Thu Thủy (2010),“Thơng tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam
(Khảo sát Báo Sức khỏe đời sống và kênh O2TV)”, Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội.
Luận văn đã tiến hành khảo sát trên báo Sức khoẻ và Đời sống và kênh
O2TV về nội dung và hình thức thể hiện thông tin sức khoẻ trên 2 phương
tiện truyền thơng là báo in và truyền hình và nêu một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả của thông tin sức khoẻ trên báo chí. Tác giả luận văn đã đưa ra một
số giải pháp để nâng cao chất lượng thơng tin sức khoẻ trên báo chí như giải
pháp với các cấp quản lí, giải pháp về đào tạo nhân lực… để góp phần nâng
cao chất lượng truyền thơng về sức khỏe trên báo chí nói chung và 2 tờ báo
khảo sát nói riêng. Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rất
rộng từ đối tượng nghiên cứu đến phạm vi nghiên cứu nên dung lượng để bàn
sâu về việc truyền thơng về cơng tác phịng chống Ung thư trên truyền hình
hầu như rất hiếm.


9

- Vũ Thị Ngọc Thu (2011),“Vấn đề công chúng truyền thông chuyên
biệt”(Khảo sát công chúng Hà Nội của 3 kênh Info TV, O2TV, VOV giao
thơng,) Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
Nội dung luận văn này khẳng định thế mạnh của kênh truyền thông
chuyên biệt dựa theo nhu cầu, sở thích, nghề nghiệp của từng cơng chúng.
Kênh truyền thơng chun biệt đóng vai trị như bậc thang phát triển kế cận
của truyền thông đại chúng, thoả mãn yêu cầu: thông tin muốn biết. Và chính
những thơng tin muốn biết ấy sẽ giúp cá nhân trở thành “thủ lĩnh ý kiến”
trong lĩnh vực thông tin mà họ quan tâm. Mặc dù đề tài có khảo sát kênh
O2TV nhưng do cơng trình lại có hướng nghiên cứu về cơng chúng nên vấn

đề y tế nói chung và phịng chống Ung thư nói riêng gần như chỉ mới chỉ lướt
qua với một số dịng phân tích.

- Vũ Thị Hưởng (2011), “Báo chí với việc thông tin, giáo dục sức khỏe
sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên”- khóa luận tốt nghiệp Đại học khóa
52, Khoa Báo chí và Truyền thơng - Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Hà Nội.
Ở đề tài này, tác giả Vũ Thị Hưởng chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu
về việc thông tin, giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. Đây
là một đề tài có hướng nghiên cứu chủ đề chuyên sâu chỉ đề cập đến một nội
dung nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
vấn đề phòng, chống Ung thư chưa được đề cập tới.

- Bùi Thị Thu Thủy (2011): “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam
hiện nay: vấn đề và thảo luận”, luận văn tốt nghiệp Cao học báo chí,
Khoa Báo chí và Truyền thơng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
Có thể nói trong số các đề tài nghiên cứu về thông tin, truyền thông liên


10

quan đến lĩnh vực y tế - sức khỏe thì đề tài nghiên cứu của tác giả Bùi Thị
Thu Thủy mang tính chuyên sâu hơn so với các đề tài trước đó. Đây là đề tài
được nâng cấp từ đề tài bậc đại học lên. Ở đề tài này, tác giả nghiên cứu vấn
đề thông tin sức khỏe theo hướng chuyên biệt khi chọn đối tượng khảo sát là
báo Sức khỏe & Đời sống và Kênh truyền hình chuyên về sức khỏe - kênh
02TV, tuy nhiên cũng giống như nhiều cơng trình khảo sát ở trên do đối tượng
nghiên cứu rộng vì vậy vấn đề thơng tin về phịng chống Ung thư được đề cập
tới rất ít.


- Nguyễn Thị Thanh Hịa (2013) “Thơng tin y tế sức khỏe trên báo chí
hiện nay”, luận văn tốt nghiệp Cao học báo chí năm 2013, Khoa Báo
chí và Truyền thơng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Hà Nội.
Ở đề tài này, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa đã bước đầu đưa ra những
diện mạo chung về báo chí phản ánh thông tin liên quan đến sức khỏe. Tuy
nhiên, phần khảo sát của luận văn vẫn chưa nhiều thông tin vì luận văn chọn 2
tờ báo ngành để khảo sát (tờ Sức khỏe & Đời sống, tờ Khoa học & Đời sống)
và mặt khác những phân tích về truyền hình trong cơng tác này chưa được đề
cập tới.
* Nhóm đề tài khoa học, giáo trình
Nghiên cứu đã đánh giá kết quả hoạt động truyền thơng phịng chống
ung thư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phịng chống ung thư giai đoạn
2008 - 2010. Kết quả cho thấy 16 khoa ung bướu được thành lập và xây dựng
được mạng lưới phòng chống Ung thư ở Việt Nam. Cơng trình thống kê và
chỉ ra được rằng dự án đã biên soạn được nhiều tài liệu truyền thơng, với các
hình thức truyền thơng đa dạng: tờ rơi (15 loại tờ rơi với mỗi loại 10000 20000 tờ/năm), chương trình truyền hình phát ở truyền hình trung ương và địa
phương, đặc biệt dự án đã kết hợp với kênh truyền hình sức khỏe O2TV thực


11

hiện các chương trình truyền thơng trên kênh. Năm 2008, dự án Phòng chống
Ung thư Quốc gia được triển khai với hai mục tiêu chính là từng bước giảm tỷ
lệ mắc, tỷ lệ chết do bệnh ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân ung thư ở Việt Nam… Tuy nhiên, do đây là một đề tài lớn nên việc
nghiên cứu dừng lại ở sự khái quát, chưa dành dung lượng thỏa đáng để
nghiên cứu về loại hình truyền hình trong việc truyền thơng về phịng chống
Ung thư.

- “Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại
các tỉnh miền núi phía Bắc” - Trung tâm Truyền thông GDSK (2002).
Đây là một đề tài mang tính chun ngành có đề cập đến vai trị của
truyền thơng đại chúng trong đó có nghiên cứu các thơng điệp, phóng sự
truyền hình, tờ rơi, áp phích với hiệu quả giáo dục sức khỏe nói chung, mà
chưa dành dung lượng thỏa đáng để nghiên cứu về công tác phòng chống Ung
thư – một căn bệnh nan y hiện nay.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác có liên quan như:
Đỗ Nguyên Phương (1996), “Phát triển sự nghiệp y tế nước ta trong giai
đoạn hiện nay”, Nxb Y học; BS. Đặng Thanh Hùng và CN. Ngô Gia Trường,
“Sự cần thiết của truyền thông giáo dục sức khỏe trong cơng tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân”, Trung tâm Truyền thơng GDSK Trà Vinh… Các cơng
trình này vẫn ở trong tình trạng của đa số các cơng trình khoa học đề cập tới
phía trên, đó là đề tài quá rộng và chung chung, dung lượng khảo sát về căn
bệnh nan y trên thế giới – bệnh Ung thư cịn rất khiêm tốn.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến một số
khía cạnh của bệnh Ung thư và cách thức phòng, chống bệnh Ung thư (khái
niệm, công tác quản lý, chỉ đạo thông tin hoạt động phịng chống Ung thư ...);
thực trạng thơng tin tuyên truyền chăm sóc sức khỏe nói chung, ung thư nói
riêng… Tuy nhiên, phần nhiều thiên về học thuật, chuyên sâu về ngành y, gần


12

như chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể, bài bản thơng tin về phịng
chống Ung thư trên loại hình truyền hình. Trong khi loại hình truyền hình với
rất nhiều những thế mạnh sẵn có là một phương tiện có khả năng thơng tin
hữu hiệu và khơng thể thiếu trong chuyển tải các kiến thức về việc phòng
chống Ung thư hiện nay.
Đó chính là khoảng trống về cả mặt lý luận và thực tiễn cần tiếp tục

được nghiên cứu sâu.Vì vậy, tơi chọn đề tài “Truyền hình tun truyền về
phòng, chống Ung thư ở Việt Nam” (Khảo sát Đài truyền hình Việt Nam, Đài
truyền hình kỹ thuật số VTC và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, từ
tháng 6/2014 đến tháng 6/2015) để nghiên cứu, với mong muốn có một sự
đóng góp phù hợp trong q trình tuyên truyền phòng chống Ung thư sao cho
chất lượng, hiệu quả trên truyền hình.Trong luận văn, tơi sẽ kế thừa những ý
tưởng khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận
và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn vấn đề tuyên truyền
phòng, chống Ung thư trong một số chương trình truyền hình của một số đài
truyền hình tiêu biểu, luận văn chỉ ra thực trạng, ưu điểm và những hạn chế
trong công tác tuyên truyền về vấn đề này trên truyền hình hiện nay;từ đó đề
xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của
truyền hình trong việc tun truyền phịng, chống Ung thư trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Một là, làm rõ những vấn đề lý luận trong tuyên truyền về phòng,
chống Ung thư trên truyền hình.


13

- Hai là, phân tích làm rõ vai trị, những thế mạnh, hạn chế của truyền
hình trong việc tuyên truyền về phòng, chống Ung thư .
- Ba là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng, thành
công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của các chương trình truyền
hình về phịng, chống Ung thư hiện nay.
- Bốn là, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng

hiệu quả chương trình truyền hình tun truyền về phịng, chống Ung thư trên
truyền hình trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tuyên truyền về phòng, chống ung
thư trên truyền hình.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Luận văn tập trung vào khảo sát một số chương trình của các đài sau:
+ Đài truyền hình Việt Nam: chương trình “Sống khỏe mỗi ngày”
(VTV2), “Giờ chiến thắng ung thư” (O2TV);
+ Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội: chương trình “Lắng nghe cơ
thể bạn”;
+ Đài truyền hình kỹ thuật số VTC: “Cuộc chiến ung thư” (VTC14)
Đây là những chương trình tiêu biểu, ra đời sớm và đã có thời gian
tuyên truyền lâu dài và đạt nhiều hiệu quả trong thời gian qua ở Việt Nam.
- Các nhà báo, các nhà lãnh đạo quản lý, phóng viên của các chương
trình khảo sát.
- Khán giả truyền hình - cơng chúng mục tiêu của kênh truyền hình.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào khảo sát các chương trình nêu trên trong vịng 1
năm từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015.


14

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu ở địa bàn Hà Nội và Vĩnh Phúc.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan

điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,
Nhà nước và các chủ trương, định hướng về cơng tác báo chí, y tế, chăm sóc
sức khỏe cộng đồng ; một số lý thuyết về báo chí truyền hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng thu thập, đọc các tài liệu liên quan đến
đề tài nghiên cứu nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung mặt lý thuyết về
truyền hình nói chung, tun truyền về phịng chống ung thư trên truyền hình
nói riêng. Đây chính là những lý thuyết cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả
khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện; mức
độ, nội dung tuyên truyền; chất lượng, hiệu quả những chương trình có nội
dung tun truyền về phịng chống ung thư trên một số kênh của VTV, VTC
và HTV. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả phải lưu giữ,
xem lại các chương trình liên quan đến vấn đề khảo sát từ tháng 6/2014 đến
tháng 6/2015.
- Phương pháp phân tích nội dung:


15

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc thông tin
và đáp ứng nhu cầu hiểu biết, phịng, chữa bệnh của cơng chúng về ung thư
trên truyền hình hiện nay.


16


- Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng tuyên truyền và tiếp nhận
thông tin về vấn đề ung thư trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Trong quá
trình khảo sát đối với việc truyền hình tun truyền phịng, chống ung thư ở
Việt Nam hiện nay, tác giả luận văn đã gửi phiếu xin ý kiến 300 người dân. Số
phiếu thu về được là 238 phiếu. Trong đó, nam là 117 người chiếm tỷ lệ
49.2%; nữ 121 người chiếm tỷ lệ 50.8%. Diện khảo sát nhằm đánh giá được
thực trạng tần xuất tuyên truyền về phòng chống ung thư ở Việt Nam hiện nay
trên sóng truyền hình tác giả đã chọn lựa khảo sát ở vùng nông thôn Vĩnh
Phúc là 100 người chiếm tỷ lệ 42.0%; đối với các quận nội thành Hà Nội là
138 người chiếm tỷ lệ 58.0%.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện với một số lãnh đạo Đài truyền hình,
kênh truyền hình , phóng viên, chuyên gia, khách mời của các đài truyền hình
khảo sát nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân xung quanh vấn đề
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn tập trung hệ thống hoá và phân tích cụ thể vai trị, thực trạng,
giải pháp cho truyền hình trong việc tun truyền về phịng, chống Ung thư
hiện nay trên cơ sở khảo sát trên diện rộng những chương trình của 03 đài
truyền hình tiêu biểu ở Việt Nam là VTV, VTC và HTV. Kết quả nghiên cứu
hy vọng góp phần bổ sung vào lý thuyết truyền thơng tun truyền về y tế nói
chung và cơng tác phịng chống Ung thư nói riêng. là Đề tài có thể làm tài liệu
tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, cho các đơn vị truyền thông và cơ sở
đào tạo báo chí, thơng qua việc đưa ra những phân tích về thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tun truyền trên sóng truyền
hình về vấn đề phòng, chống Ung thư cho cộng đồng.



17

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách nhìn cụ thể, bản chất
hơn, chỉ ra sự cần thiết của truyền hình trong việc tun truyền trong xã hội
góp phần phịng, chống Ung thư - một vấn đề cấp thiết liên quan trực tiếp đến
sức khỏe của cộng đồng hiện nay. Từ đó gợi ý giúp các nhà quản lý đưa ra
được những cách thức để có thể sản xuất được những chương trình truyền
hình có nội dung thiết thực, thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm của
công chúng và hơn nữa những chương trình đó phải góp phần quan trọng
trong việc giúp nhân dân thay đổi cách nghĩ, cách sống để làm sao ngày càng
đẩy lùi căn bệnh Ung thư- một căn bệnh hiểm nghèo trong xã hội.
Đề tài cũng là có thể là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm
đến việc tuyên truyền về vấn đề này trên truyền hình nói riêng và các loại
hình báo chí nói chung.
Với bản thân tác giả, q trình hồn thành cơng trình nghiên cứu này là
sự vận dụng hệ thống lý luận đã được tiếp thu trong cả khóa học để nghiên
cứu một vấn đề cụ thể. Đó cũng là quá trình tự hồn thiện thêm về phương
diện lý thuyết, và các vấn đề thực tiễn từ đó tạo cơ sở cho hoạt động báo chí
sau này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính văn của luận văn gồm 3 chương, với 10 tiết :
Chương 1: Một số lý luận và thực tiễn về tuyên truyền phòng, chống
ung thư trên truyền hình
Chương 2: Thực trạng tuyên truyền về phịng, chống ung thư trên
truyền hình ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền
về phòng, chống ung thư trên trên truyền hình



18

Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG TUYÊN TRUYỀN
VỀ PHÒNG, CHỐNG UNG THƯ TRÊN TRUYỀN HÌNH
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Ung thư
Theo Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, giáo sư đầu ngành trong cả
nước về bệnh ung thư trong lời tự cuốn sách “Ung thư biết sớm trị lành” của
tác giả có nêu: “Ung thư là một nhóm bệnh gồm trên 100 loại có chung đặc
tính cơ bản quan trọng. Ung thư bắt nguồn từ nơi sâu thẳm của sự sống:
ADN bị hư hạn là do tiếp xúc với cái gì đó trong mơi trường sống, thí dụ như
khói thuốc lá, các virut, ánh nắng. Ung thư nào cũng do sự tăng trưởng quá
đà, sinh sôi vô tổ chức cả các tế bào bất thường. Hàng tỉ tế bào này tích tụ
thành khối bướu (khối u), đè nén, xâm lấn và phá hủy các vùng mơ bình
thường lân cận. Thật kỳ lạ, các tế bào ưng thư di động được, lang thang đây
đó, lần lần nắm quyền chủ động, rồi tàn hại cơ thể cho đến sụm luôn” [36, tr
9]. Theo cách quan niệm như vậy thì, Ung thư là một nhóm các bệnh liên
quan đến việc phân chia tế bào một cách vơ tổ chức và những tế bào đó có
khả năng xâm lấn những mơ khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân
cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Đây là quan niệm được đưa ra dưới
góc nhìn về nghiệp vụ y tế, và cho rằng: ung thư là do lỗi gen – AND bị hỏng.
Cùng quan điểm như trên, PGS. TS. Nguyễn Bá Đức, Trưởng bộ môn
Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc bệnh viện K cũng cho rằng:
“Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, trong đó các tế bào bị biến đổi, tăng

sinh vô hạn không chịu sự kiểm soát của cơ thể” [23, tr 9]. Quan niệm này đã
chỉ rõ hơn nguyên do của căn bệnh. Ung thư là do hệ thống điều khiển sự
nhân lên của tế bào bị hỏng. Tế bào lạ sẽ nhân lên như khơng có kế hoạch hóa


19

gia đình làm dân số tăng lên. Nếu hệ thống điều khiển sự chuyên biệt hóa của
tế bào và hệ thống sửa chữa những sai lạc bị hỏng sẽ sinh ra những tế bào
qi lạ, khơng có những chức năng cần thiết và có thể gây hại cho cơ thể. Hai
hiện tượng sai lạc này tựa như khơng có giáo dục hay giáo dục sai lạc, con
người trở thành vô giá trị hoặc thành những kẻ phá hoại trong xã hội.
TS.BS Nguyễn Thanh Đạm, Tổng thư ký Hội phòng chống Ung thư
Việt Nam cũng cho rằng: “Ung thư là một nhóm bệnh bắt đầu từ những tế
bào - đơn vị cơ bản của cơ thể sống. Để hiểu về bệnh ung thư chúng ta nên
xem xét điều gì xẩy ra khi các tế bào bình thường trở thành tê bào ung thư.
Cơ thể chúng ta được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Thông thường tế bào
sinh trưởng và phân chia để tạo ra tế bào mới chỉ khi cơ thể cần chúng. Quá
trình này diễn ra một cách tuần tự giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên thỉnh
thoảng tế bào cứ tiếp tục phân chia khi cơ thể không cần những tế bào mới.
Những tế bào mọc thêm này hình thành một khối mơ, được gọi là khối u.
Các khối u này có thể được gọi là khối u lành hoặc khối u ác tính” [23, tr
11]. Về cơ bản cũng giống như các quan niệm của các nhà khoa học nêu trên
khi đưa ra khái niệm về Ung thư, TS.BS Nguyễn Thanh Đạm còn chỉ ra lịch
sử, sự xuất hiện và quá trình phát sinh phát triển của nhóm bệnh Ung thư,
đây là cơ sở giúp các nhà khoa học tìm ra những cách thức điều trị, ngăn
ngừa bệnh này hiệu quả.
Như vậy, có khá nhiều quan niệm về Ung thư. Mặc dù có những cách
diễn giải khác nhau về căn bệnh này nhưng nhìn chung đều khẳng định đây là
căn bệnh nguy hiểm. Các quan niệm đều cho rằng, ung thư là một loại bệnh

liên quan đến sự phát triển của tế bào. Ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo
nên các đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như
các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây
ra sự tăng sinh khơng kiểm sốt và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô


20

bất thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức khơng ung thư. Chỉ
những khối u ác tính thì mới xâm lấn mơ khác và di căn. Ung thư có thể gây
ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di
căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường địi hỏi phải sinh thiết rồi
quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu
thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các
loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử
vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể
chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Từ các cách quan niệm về “Ung thư” của các bác sĩ đầu ngành như
nêu trên, tác giả luận văn tổng hợp, biên tập và kết hợp với thực tiễn xin đưa
ra một quan niệm như sau: “Ung thư là quá trình bị lỗi một số gen tế bào bị
tổn thương và phát triển thành các khối u. Khi các khối u phát triển, các
khối u phát triển thành hai chiều hướng, U lành tính và U ác tính. Ung thư
là U ác tính”.
1.1.2. Phịng, chống Ung thư
- Phòng
Theo từ điển Tiếng Việt: “Phòng là ngăn ngừa, đề phòng, phòng bị”.
[37, tr794].
- Chống
Cũng trong cuốn từ điển nêu trên tác giả Lê Thị Huyền đã đưa ra quan
niệm về “chống”. “Chống là làm cho khỏi bị sụp đổ, bị xâm hại, bị lấn chiếm,

bị tổn thương” [37, tr210].
Như vậy, hành động “phòng” và “chống” là hai hoạt động có chủ đích
của con người. “Phịng” là hành động diễn ra trước nhằm để tránh, giảm thiểu
một hậu quả khơng tốt nào đó có thể đem lại cho cuộc sống hay một cơng
việc nào đó. Cịn “chống” có thể hiểu mức độ và diện rộng hơn, nghĩa là một


21

điều không tốt đã xảy ra hoặc đang đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống hay
một hoạt động nào đó, khiến cho cuộc sống hay hoạt động đó bị đe dọa có thể
diễn biến xấu, vậy nên “chống” là tìm cách góp phần giảm thiểu những thiệt
hại cho hoạt động đó hoặc cho nó được bảo vệ, hạn chế bị ảnh hưởng hoặc
giảm thiểu mức ảnh hưởng.
- Phòng, chống Ung thư
Từ các quan niệm và cách phân tích nêu trên về các thuật ngữ “phòng”,
“chống”, “ung thư” tác giả xin đưa ra khái niệm “phịng, chống Ung thư” theo
góc nhìn của mình để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp sau như sau:
“Phòng, chống ung thư là việc ngăn chặn, phòng tránh, chống lại sự phát
triển, xâm lấn của khối u ác tính trong cơ thể con người”.
Với quan niệm như vậy cho thấy “phòng, chống Ung thư” đây là hai
cơng việc song hành đó là việc đề phịng sao cho không bị mắc Ung thư và
việc đối mặt để hạn chế “chống chọi” nhằm giảm thiểu tới mức tối đa những
rủi ro, thiệt hại khi đã bị mắc Ung thư.
Cơng việc này chỉ hiệu quả, có giá trị khi con người hiểu biết và thật sự
trân quý sự sống của bản thân mình và những người thân xung quanh.
1.1.3. Tuyên truyền
Theo “Từ điển tiếng Việt” năm 2000, thuật ngữ “Tuyên truyền” có hai
nghĩa. Theo nghĩa rộng “Tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư
tưởng về chính trị, triết học, khoa học nghệ thuật… nhằm biến những quan

điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội thành hành động cụ thể của quần
chúng” [48, tr 929]. Theo nghĩa hẹp “tuyên truyền là sự truyền bá những
quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới nhất định phù hợp
với lợi ích, thế giới quan ấy” [ 48, tr 929]. Theo quan điểm này, tuyên truyền
theo nghĩa hẹp đã tương đối cụ thể so với quan niệm tuyên truyền theo nghĩa
rộng. Tuyên truyền ở đây chính là truyền bá những quan điểm, tư tưởng về


22

một vấn đề cụ thể nhằm mục đích hình thành ở đối tượng được tiếp nhận
những quan điểm đó một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất
định và cổ vũ tính tích cực cho vấn đề được tuyên truyền.
“Tuyên truyền” (tiếng Latinh propagare có nghĩa là “phổ biến”) - đó là
hoạt động phổ biến những tư tưởng nền tảng, được dùng làm cơ sở cho ý thức
quần chúng, nghĩa là hoạt động nhằm khẳng định một thế giới quan nhất định,
một vũ trụ quan, một ý thức lịch sử nhất định trong ý thức quần chúng. Hay
cụ thể hơn, người ta còn đưa ra thuật ngữ “tun truyền” ở góc độ, đó là mọi
hình thức hoạt động thông tin, mọi sự phổ biến mọi tri thức, mọi quan niệm
và quan điểm (tuyên truyền các kiến thức khoa học, kinh nghiệm tiên tiến,
tuyên truyền lối sống lành mạnh...).
Người ta còn sử dụng thuật ngữ “tuyên truyền” để chỉ mọi hình thức
hoạt động tư tưởng, chính trị - đại chúng. Tuy nhiên, thuật ngữ này có tính hai
mặt, phụ thuộc vào đối tượng thực hiện việc tuyên truyền. Nghĩa là tuyên
truyền nhằm mục đích tạo nên tư tưởng, ý thức xã hội tích cực. Nhưng cũng
có những đối tượng không tốt trong xã hội sử dụng ý nghĩa, sức mạng của
hoạt động tuyên truyền để phổ biến, hình thành những ý thức, nhận thức tiêu
cực trong người tiếp nhận. Hoạt động tuyên truyền chỉ có giá trị tích cực khi
hình thành nên những ý thức quần chúng tích cực dựa trên những giá trị căn
bản của cuộc sống.

Bên cạnh những quan niệm nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Hồ
Chí minh tồn tập”, tập 5, trang162 cho rằng: “Tun truyền là đem một việc
gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục
đích đó, là tun truyền thất bại”. Khái niệm này rất giản dị nhưng dễ hiểu.
Theo Bác, người làm công tác tuyên truyền cần xác định rõ ràng nội dung, đối
tượng, mục đích và phương pháp: Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai?
Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?. Việc nắm vững đối


23

tượng được tuyên truyền rất quan trọng vì tùy theo từng đối tượng, trình độ
mà chọn phương pháp tuyên truyền, mỗi đối tượng có một cách tuyên truyền
khác nhau. Chỉ khi nắm được những câu hỏi và có câu trả lời thỏa đáng trước
những câu hỏi đó thì việc tun truyền mới hiệu quả.
Hay theo cuốn “Nguyên lý tuyên truyền”, khoa Tun truyền, Học viện
Báo chí và Tun truyền thì: “Tuyên truyền theo tiếng La tinh (Prapagand là
truyền bá, truyền đạt một quan niệm nào đó.”. Quan niệm này cũng tương đối
ngắn gọn, đơn giản, chủ yếu nói về phương thức, cách thức của việc tuyên
truyền đó là “truyền bá”, “truyền đạt”. Tuy nhiên, quan niệm này lại chưa chỉ
ra được mục đích, ý nghĩa cuối cùng của việc tuyên truyền là gì.
Như vậy có thể thấy, với thuật ngữ “tuyên truyền” có rất nhiều cách
quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm này đều tiệm cận đến một
điểm chung. Đó là, tuyên truyền là hành động truyền bá thơng tin với mục
đích đưa thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng
có lợi cho một phong trào hay tập đoàn, thường lồng sau đó mục tiêu cụ thể,
đặc biệt là mục tiêu chính trị. Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại
không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải
tạo hành động trong quần chúng. Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra
khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin vào suy nghĩ mới và đưa

đến hành động có lợi cho đối tượng thực hiện việc tuyên truyền. Cá nhân
được tuyên truyền sẽ tin tưởng và hành động theo người tuyên truyền.
Từ những quan niệm cơ bản trên tác giả nhận thấy quan niệm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đơn giản, dễ hiểu nhất và tác giả luận văn xin phép lấy
quan niệm này để soi rọi và làm nền tảng phân tích những phần tiếp sau của
luận văn.
1.1.4. Tuyên truyền về phòng, chống Ung thư
Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm, khái niệm về “ung thư”, “phịng,
chống ung thư” như đã phân tích ở trên, tác giả luận văn khái quát và đưa ra


24

quan niệm của mình về thuật ngữ “Tuyên truyền về phòng chống Ung thư”
như sau: “Tuyên truyền về phòng, chống ung thư là việc truyền đạt những
thông tin liên quan đến bệnh Ung thư tới cho công chúng để mọi người hiểu,
nhớ và chủ động làm theo sao cho việc ngăn chặn, phịng tránh căn bệnh này
hiệu quả”.
Thơng tin cần truyền đạt đó là những biểu hiện, nguyên nhân của sự
phát triển, xâm lấn của khối u ác tính trong cơ thể con người, cách đối mặt và
điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả.
Qua nghiên cứu tác giả luận văn nhận thấy, tuyên truyền nói chung và
tuyên truyền về phịng chống Ung thư nói riêng là hoạt động xã hội đặc biệt.
Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở chỗ cả chủ thể và đối tượng đều là con
người. Hoạt động tuyên truyền là hoạt động của con người tác động đến con
người. Con người với tư cách là đối tượng, nhưng nếu xem xét trong quan hệ
đối với thơng tin thì lại là chủ thể tiếp nhận. Con người vừa là đối tượng làm
nên thông tin, vừa là đối tượng tác động, tiếp nhận thông tin.
Hoạt động tun truyền nói chung và tun truyền về phịng chống Ung
thư nói riêng chỉ có giá trị khi các thông tin được lặp đi, lặp lại nhiều lần,

dưới nhiều hình thức khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm thuyết
phục đối tượng chấp nhận những ý tưởng, quan điểm hoặc một hành vi nào
đó. Tuy nhiên, khác với việc thông tin đơn thuần, đặc trưng của tuyên truyền
là tính một chiều, ln nhằm đạt được mục đích nhất định nào đó.
Truyền hình là một loại hình báo chí có nhiệm vụ thơng tin, định hướng
xã hội các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Phòng chống Ung thư như phân
tích ở trên – đó là một căn bệnh nguy hiểm ln đe dọa tới tính mạng, sự bình
n của cuộc sống của con người. Việc tuyên truyền về phịng chống Ung thư
khơng phải chỉ là cơng việc của ngành Y tế, của mỗi người mà là của cả xã
hội và đặc biệt là không thể thiếu được sự ra tay góp sức của truyền thơng nói


25

chung và truyền hình nói riêng. Chính vì vậy, tun truyền về phịng chống
Ung thư trên truyền hình có thể hiểu đó việc: “Truyền hình tham gia vào việc
truyền đạt những thông tin liên quan đến bệnh Ung thư tới cho công chúng để
mọi người hiểu, nhớ và chủ động làm theo sao cho việc ngăn chặn, phòng
tránh căn bệnh này hiệu quả thơng qua những tác phẩm truyền hình”
1.2. Vai trị của truyền hình trong tun truyền về phịng, chống
Ung thư
Một là, truyền hình cung cấp thơng tin giúp cho cơng chúng có những
kiến thức để nhận thức đầy đủ về căn bệnh Ung thư và hệ quả của nó đối với
con người và xã hội
PGS. BS. Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở y tế TP. HCM, trong hội
thảo lần thứ 17 năm 2014 về tuyên truyền phòng, chống ung thư cho rằng:
Bệnh lý ung thư ngày càng gia tăng trên thế giới, ở Việt Nam, theo báo cáo
trên thế giới hiện nay ở cả nước 125.000 người bệnh mắc mới trong đó có
90.000 người bệnh mắc bệnh là tử vong. Đây là bệnh lý, khi mắc bệnh đặc
biệt chữa trị là rất khó khăn. Chính vì vậy việc tuyên truyền phòng chống là

một trong những chiến lực của cả một quốc gia, trong đó sở y tế giao nhiệm
vụ cho bệnh viên u bướu thực hiện trong thời gian dài tuyên truyền trong
những hội thảo về tuyên truyền phòng chống ung thư hàng năm…
Những con số nêu trên cho thấy một sự báo động về một căn bệnh nguy
hiểm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và tinh thần của con người và cả xã hội.
Mặc dù ngành y tế đã có những chiến lược cho việc truyền thông, tuy nhiên,
việc ngăn chặn và đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này một mình ngành y tế
thực hiện sẽ khó có hiệu quả.
Để góp phần ngăn chặn căn bệnh này khơng thể khơng nhắc tới vai trị,
trách nhiệm của các cơ quan truyền thơng trong đó có truyền hình. Cùng với
các loại hình truyền thơng khác, truyền hình có trách nhiệm trong việc cung
cấp thơng tin sinh động giúp cho cơng chúng có những kiến thức để nhận thức


×