Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.34 KB, 99 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại, vai trị của các phương tiện truyền thơng đại
chúng ngày càng quan trọng. Nhu cầu được cung cấp thông tin của một bộ phận
lớn công chúng đang trở nên khơng thể thiếu. Ở nước ta, nền báo chí cách mạng đã
được nhiều thành tựu, hiện nay, đang có sự phát triển bùng bổ. Số lượng lớn các ấn
phẩm báo in, tạp chí, các kênh phát thanh, truyền hình và trang báo mạng điện tử
đã cung cấp khối lượng tin, bài “khổng lồ” đến công chúng. Sự phát triển của báo
chí nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,
bổ sung cơ sở lý luận. Điều đó khơng chỉ giúp báo chí có định hướng phát triển tốt
hơn, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát huy những xu hướng tích cực mà cịn
nâng cao hiệu quả của q trình truyền thông.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của cơng chúng, độc giả, khán
thính giả, xu hướng xuất hiện những sản phẩm báo chí chuyên sâu về một số lĩnh
vực trong đời sống kinh tế - xã hội tại Việt Nam ngày càng mở rộng. Đặc biệt, các
nội dung về kinh tế luôn dành được sự quan tâm rất lớn của công chúng. Nền kinh
tế Việt Nam hiện nay được đánh giá là phát triển năng động và dự báo sẽ tiếp tục
duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian tới. Nhiều vấn đề của nền
kinh tế tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân. Chính vì vậy, thơng tin kinh tế
được cơng chúng theo dõi sát sao. Nắm bắt được xu thế đó, trong thời gian qua,
các cơ quan báo chí dành một thời lượng, diện tích đáng kể để đưa thơng tin về các
lĩnh vực của nền kinh tế đến công chúng. Đáng chú ý, trên các loại hình báo chí
như báo in, báo mạng điện tử đã có những tờ báo, trang báo thông tin chuyên sâu
về kinh tế như Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, Đầu tư...
Kênh truyền hình kinh tế cũng đã ra đời, có thể kể đến như Info TV, InvestTV,
VITV... Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều chun mục, chun trang về các lĩnh vực
kinh tế được xây dựng trên báo chí.
1


Sự nở rộ của báo chí chuyên sâu về kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình


phát triển kinh tế đất nước, hình thành nên đối tượng cơng chúng, độc giả, khán
thính giả có nhu cầu cao đối với nội dung thông tin này. Đối với nhiều người hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế, nắm được thông tin là một trong những yếu tố quyết
định đến thành công của cơng việc kinh doanh. Chính vì vậy, bên cạnh u cầu cập
nhật nhanh chóng, đặc thù của thơng tin kinh tế cần có sự nhìn nhận, phân tích sâu,
nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy và đưa ra được dự báo xu hướng. Từ những
yêu cầu đó, nhiều báo chí kinh tế đã lựa chọn sử dụng thơng tin từ các chuyên gia
kinh tế. Tần suất xuất hiện của chuyên gia kinh tế trên báo chí ngày càng nhiều và
họ đã tạo được dấu ấn đáng kể đối với cơng chúng. Chun gia có thể xuất hiện với
tư cách là người cung cấp thông tin, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình;
có thể phân tích, lý giải những vấn đề cịn đang có nhiều cách hiểu khác nhau; bày
tỏ quan điểm cá nhân về một sự kiện, vấn đề đang diễn ra; đưa ra những dự báo về
xu hướng phát triển... Nội dung chuyển tải từ các chuyên gia rất phong phú, thành
phần các chuyên gia kinh tế cũng rất đa dạng. Chuyên gia có thể là người nghiên
cứu, am hiểu sâu về một hoặc một số lĩnh vực kinh tế, hay những người có kinh
nghiệm hoặc những nhà quản lý...
Từ thực tế của đời sống báo chí, việc tìm hiểu, nghiên cứu về vai trị của
chun gia kinh tế là vấn đề có tính thời sự hiện nay. Trong đó, có một số vấn đề
cấp thiết đang được đặt ra hiện nay địi hỏi cần có sự tìm hiểu, phân tích, lý giải
như: Vai trị của chuyên gia đối với báo chí chuyên sâu về kinh tế được thế hiện
như thế nào? Thông tin kinh tế được cung cấp bởi chuyên gia có ảnh hưởng ra sao
đối với tin, bài trên báo chí kinh tế? Có vấn đề gì đặt ra đối với việc sử dụng ý kiến
của chuyên gia kinh tế trên báo chí hiện nay và làm cách nào để phát huy hơn nữa
vai trò của họ? Làm thế nào để lựa chọn được chuyên gia phù hợp với từng nội
dung tin bài?... Việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề này sẽ góp phần trực tiếp
giúp báo chí khơng ngừng đổi mới, cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công
2


chúng. Điều này càng có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh yêu cầu của độc giả, khán

thính giả ngày càng cao, cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt. Là người đang
cơng tác trong cơ quan báo chí, được phân công theo dõi một số lĩnh vực kinh tế,
tôi mong muốn khảo sát, tìm hiểu thực tế để giải đáp một phần những vấn đề đang
được đặt ra như đã trình bày ở trên. Chính vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài cho luận
văn thạc sĩ của mình là “Vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế Việt
Nam”.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề vai trị của báo chí đối với kinh tế nhận được sự nhận được sự quan
tâm của một số nhà nghiên cứu. Có thể kể đến như cuốn chun khảo “Báo chí
truyền thơng và kinh tế, văn hóa, xã hội” của TS Lê Thanh Bình [1]. Trong đó, tác
giả nghiên cứu, phân tích ở một số góc độ như báo chí góp phần thúc đẩy lĩnh vực
văn hóa phát triển; đẩy mạnh truyền thơng khuyến nông ở nông thôn; truyền thông
và hoạt động dân số, kế hoạch hóa gia đình… Tác giả cũng trình bày kinh nghiệp
trong công tác truyền thông về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ở một số nước
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Mỹ… Ngoài ra, cuốn “Vai trị của báo chí
trong phát triển doanh nghiệp” do TS Phạm Thắng và TS Hồng Hải (chủ biên) đã
trình bày những nội dung đa dạng về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, khẳng định
vai trò quan trọng, những tác động của báo chí đối với sự phát triển doanh nghiệp
[15].
Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan, đơn vị đã tổ chức nhiều hội
thảo, diễn đàn về vấn đề nâng cao năng lực, kỹ năng của nhà báo viết về kinh tế,
vai trò của nhà báo đối với doanh nghiệp. Năm 2011, Hội Nhà báo Việt Nam phối
hợp với Viện KAS (Cộng hòa liên bang Đức) đã tổ chức hội thảo khoa học “Nâng
cao năng lực và kỹ năng đội ngũ nhà báo viết về kinh tế”. Tại hội thảo này, ơng Hà
Minh Huệ, lúc đó là Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã khẳng
định: “Viết một bài báo hay đã khó. Viết một bài báo hay trong lĩnh vực kinh tế lại
3


càng khó hơn vì đây là lĩnh vực vốn khơ khan và phức tạp, chun sâu. Vì nó địi

hỏi nhà báo khơng chỉ có kiến thức hiểu biết về các chun ngành kinh tế, mà cịn
cần có nghệ thuật viết sao cho công chúng hiểu được, ứng dụng được…”. Năm
2015, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn đối thoại doanh nhân với nhà báo, chủ đề là
“Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia – hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp”.
Mới đây, vào ngày 20/4/2016, Ban thư ký Chương trình thương hiệu quốc gia (Bộ
Cơng thương) đã tổ chức “Diễn đàn thương hiệu quốc gia với truyền thơng và cộng
đồng”.
Báo chí chun sâu về kinh tế mặc dù đã có sự hiện diện khá đậm nét trong
đời sống báo chí nhưng đến nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề
liên quan đến thơng tin kinh tế trên báo chí. Một số cơng trình nghiên cứu ở cấp độ
luận văn thạc sĩ đã đề cấp đến báo chí kinh tế, chủ yếu ở góc độ nội dung, hình
thức thể hiện của thơng tin kinh tế trên báo chí.
Luận văn thạc sỹ ngành truyền thông đại chúng của Ngô Bá Thành về đề tài
“Thơng tin kinh tế trên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC” [29] đã khảo sát những
chương trình kinh tế được phát sóng trên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, nhận
xét những ưu, nhược điểm của hoạt động thông tin kinh tế trên đài, từ đó dự thảo
kênh truyền hình chuyên biệt về kinh tế đầu tiên của Đài truyền hình Kỹ thuật số
VTC. Đây là luận văn có tính thực tiễn khá cao khi mạnh dạn đưa ra mơ hình kênh
chun biệt về kinh tế cho Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Thơng qua việc tìm
hiểu đặc thù của một đài truyền hình, tác giả mong muốn những nghiên cứu, đề
xuất của mình sẽ được ứng dụng trong thực tế. Tác giả cũng đặt thông tin kinh tế
trên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong mối tương quan so sánh với một số đài
truyền hình khác. Từ đó, rút ra kinh nghiệm để xây dựng kênh truyền hình chuyên
biệt về kinh tế được đề xuất trong luận văn. Mặc dù vậy, phương án đề xuất của tác
giả khơng có điểm nhấn cụ thể cho kênh truyền hình này. Nội dung các chuyên
4


mục được đề xuất khơng có q nhiều sự khác biệt so với kênh truyền hình kinh tế

đang được phát sóng. Chính vì vậy, có thể đặt nghi ngờ về sức hấp dấn, từ đó tạo
nên tính cạnh tranh của kênh truyền hình này.
Luận văn thạc sĩ của Hà Khắc Minh nghiên cứu về một nội dung trong các
lĩnh vực kinh tế đó là “Báo chí với q trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước”
[24]. Qua khảo sát một số tờ báo in chuyên sâu về kinh tế (Báo Đầu tư, Thời báo
Kinh tế Sài Gịn, Tạp chí Kinh tế doanh nghiệp) và báo in có chuyên trang về kinh
tế (báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh), tác giả đánh giá thực trạng nội dung thơng tin,
hình thức, phương pháp thể hiện của vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trên
báo chí. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về tái
cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trên báo chí. Cách lựa chọn đề tài của tác giả cho
phép nghiên cứu sâu về một nội dung của lĩnh vực kinh tế, qua đó mang đến kết
quả nghiên cứu giá trị. Đề tài nghiên cứu đang có tính thời sự, được quan tâm của
xã hội. Tác giả đặt vấn đề “Báo chí với q trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà
nước” nhưng mới chỉ khảo sát được một số ấn phẩm báo in, chưa đề cập đến
truyền hình, báo mạng điện tử, phát thanh. Luận văn sẽ hấp dẫn, thiết thực và có ý
nghĩa thực tiễn cao hơn nếu tác giả có được thơng tin nghiên cứu từ phóng viên
theo dõi lĩnh vực này, những người trực tiếp đưa tin, bài về tái cơ cấu doanh nghiệp
Nhà nước và lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện thực hiện tái
cơ cấu. Những thơng tin đó có thể bổ sung cho phần nội dung những vấn đề đặt ra
đối với việc chuyển tải thông tin về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trên báo chí
cũng như tác động, ảnh hưởng của báo chí lên chính doanh nghiệp, rộng hơn là cái
nhìn của cơng chúng về vấn đề này sau khi tiếp nhận thơng tin từ báo chí.
Cũng đề cập đến nội dung tái cơ cấu, luận văn thạc sĩ của Lê Phương Vân
lựa chọn hướng nghiên cứu ở quy mô lớn hơn: “Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế trên
báo chí kinh tế Việt Nam” [31]. Luận văn khảo sát 3 ấn phẩm chuyên sâu về kinh
tế là Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Đầu tư và Thời báo Tài chính Việt Nam, làm
5


rõ thực trạng thông tin, tuyên truyền về hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế, đánh giá

ưu, nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp... Cách
chọn đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu của tác giả là một sự dũng cảm. Bởi đây là vấn
đề rất lớn của nền kinh tế, liên quan đến nhiều lĩnh vực, có sức ảnh hưởng sâu rộng
trong xã hội. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, để giải quyết được vấn đề
này là nhiệm vụ không dễ dàng. Cũng giống luận văn của tác giả Hà Khắc Minh,
tác giả Lê Phương Vân mới khảo sát 3 ấn phẩm của một loại hình báo chí. Vì vậy,
nội dung nghiên cứu có thể mới chỉ được ghi nhận từ một góc độ.
Lựa chọn đề tài “Đặc thù của thơng tin về thị trường chứng khốn trên báo
in hiện nay”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Trang đề cập đến một trong những
lĩnh vực kinh tế còn mới mẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh chóng ở nước ta
[30]. Luận văn đã tìm hiểu những nét đặc thù về nội dung (thơng tin phân tích,
bình luận chun sâu, mức độ chính xác và tin cậy cao, tính tự chủ cao) và hình
thức của thơng tin (thể hiện ở trình bày, dung lượng tin, thể loại và việc sử dụng
ngơn ngữ) về thị trường chứng khốn trên báo in hiện nay. Tác giả cũng đưa ra
những nhận xét khẳng định ưu thế nổi trội của thông tin trên báo in và đề xuất nâng
cao chất lượng thông tin thị trường chứng khoán trên báo in. Về nội dung thơng
tin, luận văn cho rằng cần tăng cường tính thời sự, nâng cao tính chính xác, trung
thực, khách quan, tăng cường số lượng và chất lượng thơng tin phân tích, bình luận
chun sâu. Về hình thức thể hiện của thơng tin, cần tổ chức các tin bài theo hướng
"nhiều cửa", khai thác hiệu quả kênh đồ hình, trau dồi ngơn ngữ, rút ngắn dung
lượng bài viết. Một trong những điểm đáng chú ý của luận văn là đề xuất xây dựng
đội ngũ nhà báo chứng khoán chuyên nghiệp, đội ngũ cộng tác viên có uy tín. Nội
dung này khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc biết cách khai thác thơng tin hiệu
quả sẽ có tác động tích cực đến chất lượng tin, bài về các vấn đề kinh tế. Trong đội
ngũ cộng tác viên có uy tín mà tác giả đề cập, không thể thiếu các chuyên gia kinh
tế. Mặc dù không phải là đối tượng nghiên cứu trực tiếp, nhưng qua luận văn này
6


có thể thấy vai trị của chun gia kinh tế đã bắt đầu được nhìn nhận trong đời sống

báo chí, dù chỉ mới khía cạnh rất nhỏ.
Ngồi ra, có thể kể đến một số luận văn thạc si có vấn đề nghiên cứu liên
quan đến báo chí kinh tế ở Việt Nam như “Thơng tin kinh tế trên truyền hình
Thơng tấn” của Vương Huyền Linh [26]; “Báo chí với việc thơng tin điển hình
kinh tế nơng nghiệp - nơng thơn hiện nay” của Lê Duy Phong [27] hay “Ứng dụng
các tính năng đa phương tiện trong tổ chức sản xuất bản tin Tài chính Kinh doanh
trên kênh VTV 1 - Đài truyền hình Việt Nam” của Chu Hồng Phương [28]...
Như đã nói, những cơng trình này chủ yếu đề cập đến khía cạnh nội dung,
hình thức của thơng tin kinh tế được thể hiện trên báo chí. Việc nghiên cứu chủ thể,
nguồn phát của thơng tin đó gần như cịn bỏ ngõ. Đối với báo chí, nguồn tin mang
ý nghĩa sống cịn. Hiệu quả trong khai thác nguồn tin đóng vai trò quyết định đối
với sức hấp dẫn của từng tin, bài. Chuyện gia kinh tế có thể xem là một trong
những nguồn cung cấp thông tin rất quan trọng đối với báo chí đặc biệt là báo chí
kinh tế. Hiện nay, chưa có luận án, luận văn, cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề
vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế tại Việt Nam. Đề tài nghiên
cứu tại luận văn thạc sĩ này sẽ khơng bị lặp lại với cơng trình nghiên cứu khác, từ
đó, có cơ hội để mang đến những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn cho sự
phát triển của báo chí kinh tế nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đi vào khảo
sát vai trò của chuyên gia kinh tế được thể hiện qua các tin, bài trên báo in và
truyền hình; khảo sát ảnh hưởng của chuyên gia đối với chất lượng tin, bài; ghi
nhận, phát hiện những ưu điểm và hạn chế; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm phát
huy hơn nữa vai trò của đội ngũ chuyên gia. Những giải pháp này cũng sẽ nhằm
nâng cao chất lượng của các tin, bài trên báo chí chuyên sâu về kinh tế, phục vụ tốt
hơn nhu cầu độc giả, khán giả.
7


Từ những mục đích đó, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau:

- Nhìn nhận về chuyên gia kinh tế với tư cách người am hiểu sâu về một
hoặc một số lĩnh vực của đời sống kinh tế.
- Tìm hiểu về báo chí chuyên sâu về kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế đất
nước đang có sự phát triển khơng ngừng.
- Khảo sát, tìm hiểu một số tin, bài về kinh tế trên báo in, báo mạng điện tử
và truyền hình để thấy được vai trị của đội ngũ chuyên gia kinh tế.
- Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, từ đó, đề xuất giải pháp để phát
huy hơn nữa vai trò của chuyên gia kinh tế trên báo chí kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trị của chun gia kinh tế đối với
báo chí kinh tế Việt Nam thể hiện qua một số tin, bài trên báo in, báo mạng điện tử
và truyền hình đề cập đến nội dung chuyên sâu về kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Do đặc thù thông tin kinh tế gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau với phạm vi rất rộng, luận văn tập trung nghiên cứu lĩnh vực tài chính và lĩnh
vực ngân hàng. Đây là hai lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế, đồng thời cũng ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Trong điều hành kinh tế vĩ mơ của cơ quan
quản lý Nhà nước, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa là những cơng cụ hữu
hiệu, tác động nhanh chóng đến các bộ phận của nền kinh tế, từ đó, trở thành giải
pháp có vai trò hàng đầu khi cần sự can thiệp của Nhà nước. Lĩnh vực này cũng
thu hút được sự quan tâm của đơng đảo cơng chúng và được báo chí dành nhiều
diện tích, thời lượng đưa thơng tin. Do vậy, luận văn tập trung nghiên cứu về thơng
tin tài chính, ngân hàng để có điều kiện tìm hiểu sâu, khơng q phân tán, đồng
thời, đây cũng là những linh vực có tính chất đại diện, khái quát cao.
Luận văn nghiên cứu trên 3 loại hình báo chí là báo in, báo mạng điện tử và
truyền hình. Trong mỗi loại hình báo chí lựa chọn các tin, bài chuyên sâu về kinh
tế được nhiều độc giả, khán giả quan tâm, có ảnh hưởng lớn với dư luận xã hội.
8


Báo in là loai hình báo chí truyền thống, ra đời từ lâu và có q trình phát triển

tương đối dài. Tại Việt Nam, báo in hiện nay là một trong những loại hình báo chí
chủ chốt, có sự hiện diện rộng rãi trong xã hội. Báo in vừa mang đậm đặc điểm của
báo chí vừa có những nét đặc thù riêng. Riêng với báo chí kinh tế, báo in đã xuất
hiện những ấn phẩm chuyên sâu, xuất bản hằng ngày hoặc thưa kỳ với thông tin
phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tờ báo đã tạo dựng thương hiệu lớn. Bên cạnh
báo in, luận văn cũng khảo sát tin, bài về kinh tế trên báo mạng điện tử. Đây là loại
hình báo chí đang có sự phát triển nở rộ, đa dạng. Thông tin trên báo mạng điện tử
được cập nhật nhanh chóng, thu hút ngày càng nhiều độc giả. Hiện nay hầu hết các
cơ quan báo chí trong đó có báo chí chun sâu về kinh tế đã có ấn phẩm điện tử.
Ngồi ra cịn có những trang tin điện tử chuyên về các lĩnh vực của đời sống kinh
tế.
Luận văn cũng khảo sát trên truyền hình, loại hình báo chí mang đặc trưng
nổi bật là thơng tin nhanh chóng, sinh động, có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến
cơng chúng. Thơng tin kinh tế trên truyền hình hiện nay cũng rất được chú trọng
với nhiều chương trình đặc sắc, những bản tin thu hút được số lượng khán giả đông
đảo. Trong phạm vi khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, luận văn khó có điều kiện
khảo sát tất cả các loại hình báo chí mà chỉ tập trung vào báo in, báo mạng điện tử
và truyền hình vì những lý do nêu trên.
Lựa chọn khảo sát các loại hình báo chí này, luận văn mong muốn thu nhận
được những kết quả giá trị. Từ đó, có thể đưa ra những nhận định, phân tích, đánh
giá về vai trị chun gia kinh tế đối với báo chí kinh tế. Đặt trong mối tương quan
so sánh với các tin, bài khác không sử dụng ý kiến chuyên gia, luận văn mong
muốn chỉ ra sức nặng thông tin được cung cấp bởi chuyên gia kinh tế so với các
thông tin khác như thông tin số liệu, thông tin từ điều tra, khảo sát của phóng viên,
thống tin báo cáo, văn bản...

9


- Khảo sát báo in: Thời báo Kinh tế Việt Nam trong thời gian 1 năm (từ

tháng 7/2014 đến 6/2015).
- Khảo sát báo mạng điện tử: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trong thời
gian 1 năm (từ tháng 7-2014 đến tháng 6-2015)
- Khảo sát truyền hình: Bản tin Tài chính Kinh doanh (VTV1 – Đài truyền
hình Việt Nam), do đặc thù về khả năng theo dõi cũng như lưu trữ nên đối với bản
tin này, tiến hành khảo sát trong 6 tháng (từ tháng 6/2015 đến tháng 11/2015).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp phân tích nội dung: Khảo sát, phân tích nội dung một số tin,
bài trên báo in và truyền hình về lĩnh vực tài chính, ngân hàng có sử dụng ý kiến
của chuyên gia kinh tế. Cụ thể là tin, bài trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn Online và Bản tin Tài chính Kinh doanh (VTV 1 - Đài Truyền
hình Việt Nam). Ngồi ra, cịn sử dụng nội dung từ cơng trình nghiên cứu về báo
chí, truyền thơng, kinh tế vĩ mô...
- Phương pháp thống kê: Thống kế một vài số liệu như tần suất xuất hiện,
dung lượng, thời lượng các tin, bài có sử dụng thơng tin từ chun gia kinh tế...
- Phương pháp tổng hợp: Từ cứ liệu có được qua việc phân tích nội dung,
thống kê, có được cái nhìn bao qt, từ đó có thể rút ra những luận cứ, luận điểm,
đưa ra đánh giá, đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu với một số chuyên
gia kinh tế thường xuyên xuất hiện trên báo chí và phóng viên theo dõi lĩnh vực tài
chính, ngân hàng của một số cơ quan báo chí kinh tế như Thời báo Kinh tế Việt
Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, Đài Truyền hình Việt Nam...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận:

10


Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên cứu

báo chí kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là về góc độ vai trị của chuyên gia kinh tế.
Luận văn đóng góp cho quá trình nghiên cứu vai trị của báo chí nói chung
và báo chí kinh tế nói riêng trong việc phản ánh các thông tin kinh tế. Định hướng
giải pháp cho những vấn đề của kinh tế nói chung và báo chí nói riêng, khẳng định
mối quan hệ khăng khít và qua lại giữa báo chí và kinh tế.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp các cơ quan báo chí, nhà báo
trong việc nhìn nhận chính xác hơn vài trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí
nói chung và báo chí chun sâu về kinh tế nói riêng. Luận văn cũng sẽ đánh giá
những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của chuyên
gia kinh tế, từ đó, có thể nâng cao chất lượng của các ấn phẩm báo chí, chương
trình truyền hình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cơng chúng.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chuyên gia, chuyên gia kinh tế và báo
chí kinh tế
Chương 2 : Sức nặng của thông tin kinh tế được cung cấp từ các chuyên gia
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với việc khai thác thông tin kinh tế từ
chuyên gia kinh tế

11


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN GIA, CHUYÊN
GIA KINH TẾ VÀ BÁO CHÍ KINH TẾ
1.1 Chuyên gia, chuyên gia kinh tế
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, chuyên gia là người trực tiếp làm công việc
chuyên môn, là người có kiến thức chuyên sâu.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, chuyên gia là thuật ngữ chỉ

về những người người được đào tạo theo hướng chuyên sâu có kinh nghiệm thực
hành cơng việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể
hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung. Tài liệu “Điều gì làm
nên một chuyên gia” của Trung tâm Đào tạo phát triển xã hội (Trường Đại học Tơn
Đức Thắng) thì cho rằng, các chuyên gia có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
(thông qua việc cho ý kiến, tham vấn) vào một công việc hay một lĩnh vực cụ thể.
Một trong những đặc điểm quan trọng để nhận dạng chuyên gia so với các chuyên
viên, đồng nghiệp thông thường là: Kỹ năng, nghề nghiệp vượt trội đồng nghiệp;
trong công việc luôn cho kết quả chính xác; tinh thơng nghiệp vụ, am tường về
cơng việc đang làm; được tổ chức có thẩm quyền thừa nhận hoặc cơng nhận bằng
văn bản; có khả năng tư vấn thông thạo trên mọi lĩnh vực...
Thạc sĩ Đặng Thanh Vân, sáng lập viên và Giám đốc điều hành Cơng ty
Thanhs, người có nhiều nghiên cứu về xây dựng thương hiệu và truyền thông, đã
đưa ra định nghĩa về chuyên gia của riêng mình trong bài viết “Làm gì để trở
thành chuyên gia”: Chuyên gia (từ tiếng Anh là expert) có từ gốc là experience
(kinh nghiệm, trải nghiệm) và bản thân từ này lại xuất phát từ “experiment” (thí
nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm). Vậy điều kiện cần của chuyên gia trước tiên là
người có rất nhiều kinh nghiệm rút ra thơng qua việc thử nghiệm/thí nghiệm/thực
nghiệm nhiều lần trong chuyên môn của họ. Điều kiện đủ mới là “có khả năng
tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho người khác về lĩnh vực đó”. Cũng theo tác giả
Đặng Thanh Vân, trước nay, chúng ta “dị ứng” với từ chuyên gia, cho rằng chuyên
12


gia là một điều gì đó q cao siêu khơng thể đạt tới. Thực tế, một người quản đốc
phân xưởng với tay nghề bậc 7/7 chính là một “chuyên gia” trong nghề.
Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chuyên gia là một khái niệm chỉ người làm chuyên
sâu về một số lĩnh vực nhưng phải có tầm hiểu biết rộng rãi các mặt, có mối liên hệ
các mặt kể cả trong nước và thế giới, tính lịch sử và tính thời đại. Hiểu rồi, có nhận
thức tồn diện rồi, có tính chất chun sâu một vấn đề nhưng cịn có khả năng phán

đốn, phân tích, khả năng đề xuất giải pháp mà qua thực tế cơng tác rút ra. Từ đó
đưa ra kiến nghị cả về đường lối chính sách, cả giải pháp để giải quyết vấn đề
chung đặc biệt là lĩnh vực chun sâu mình phụ trách. Chun gia khơng chỉ là
người giỏi về lĩnh vực chun mơn mà cịn có khả năng đóng góp, phân tích, giải
quyết vấn đề đặt trong mối quan hệ chung [37].
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thì nhấn mạnh, đã là chun gia mỗi người
am hiểu một lĩnh vực nhất định, khơng có ai hiểu biết chuyên sâu về mọi mặt. Để
phát huy được vai trị của mình thì mỗi chun gia phải có một lĩnh vực sâu, nếu
cái gì cũng biết thì chẳng biết cái gì cả [38]. TS Nguyễn Minh Phong lưu ý đến
trách nhiệm của chuyên gia: Chuyên gia hàm ý khơng chỉ là người am hiểu chun
mơn mà cịn dám nói, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình cũng như về đa
phần ý kiến của chuyên gia khá ngược với phát biểu chính thống [39].
Như vậy, có thể hiểu, chuyên gia là người được đào tạo chuyên môn sâu, có
kinh nghiệm thực hành, đầy đủ năng lực và kỹ năng. Chuyên gia tham gia gián tiếp
hay trực tiếp các hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể. Chuyên gia thường cho ra
những lời nhận xét, ý kiến chuyên mơn đáng tin tưởng để người khác tham khảo
khi có những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà họ thông thạo.
Chuyên gia kinh tế là người được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm, kỹ
năng, năng lực về một hoặc một số lĩnh vực kinh tế như tài chính, ngân hàng, bất
động sản, kinh tế vĩ mô… Tác giả Bùi Bửu Hà trong Luận văn thạc sĩ “Thông tin

13


chỉ dần đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam” phân chia chuyên gia kinh tế thành
hai loại là chuyên gia lý thuyết và chuyên gia thực tế.
Chuyên gia lý thuyết: Là các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về các học
thuyết đầu tư, kinh tế chuyên ngành, họ chủ yếu đưa ra các nguyên tắc hoặc tư vấn
chỉ dẫn dựa trên nghiên cứu khảo sát của mình.
Chuyên gia thực tế: Bên cạnh các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư-công chúng

cũng rất quan tâm đến những người đầu tư thực tế, những người có thể khơng nắm
chắc về lý thuyết nhưng có sự nhạy cảm về kinh tế dựa trên bản năng hoặc nghiên
cứu quy luật lên xuống của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư [23, tr. 30].
Vai trò của chuyên gia kinh tế
Thứ nhất, chuyên gia kinh tế có đóng góp nổi bật ở khía cạnh chun mơn.
Thơng qua nghiên cứu của mình, chun gia bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực
mà mình chuyên sâu. Nghiên cứu của chuyên gia là kết tinh cơng sức, trí tuệ, tâm
huyết của người làm khoa học. Tri thức, kiến thức được chuyên gia chắt lọc, bổ
sung, phát triển có ý nghĩa nhiều mặt đối với đời sống kinh tế-xã hội, không chỉ
làm giàu thêm nguồn tri thức của dân tộc, của nhân loại mà cịn có tác động hỗ trợ,
thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế.
Thứ hai, chuyên gia kinh tế là người thường xuyên theo dõi, nắm bắt thực
tiễn, gắn kiến thức, kinh nghiệm của mình vào các vấn đề đang nảy sinh trong đời
sống kinh tế để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá, khuyến nghị. Theo TS Cao
Sỹ Kiêm: Chuyên gia thường phát hiện khuynh hướng, quan sát thực tiễn, phân
tích gắn vào chính sách, luật lệ, vào hoàn cảnh chung trong nước và thế giới.
Thường thường đóng góp của chun gia ở khía cạnh đóng góp chính sách, phân
tích những đúng sai của chính sách, tổng kết bài học thực hiện, rút ra kinh nghiệm
và phán đốn tính hình sắp tới. Trong đó, có một phần đóng góp vào xây dựng
chính sách, giải pháp. Đồng thời, cũng giúp cho các ngành chuyên môn, cơ quan

14


lãnh đạo kể cả Đảng, Chính phủ, Quốc hội có thêm thơng tin, tình hình thực tiễn
[37].
Chia sẻ về quan điểm này TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh: Chuyên gia
đúng nghĩa phải là người nêu được toàn cảnh thực trạng, lý giải được nguyên nhân,
phát hiện vấn đề và đồng thời đề xuất giải pháp, như vậy mới thành tổng thể [39].
Thứ ba, chuyên gia kinh tế là người có cái nhìn tương đối tồn diện, nêu được

cả mặt tích cực và hạn chế trong mỗi hiện tượng, vấn đề. Chuyên gia sẽ tổng hợp,
khái quát những yếu tố thành cơng, chưa thành cơng, những vấn đề cịn đang cản
trở để phát hiện, giúp cho cơ quan làm chính sách, cơ quan điều hành, quản lý có
địa chỉ để giải quyết. Giúp khơi thông những ách tắc trong sản xuất, kinh doanh,
những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong các nội dung quy định của pháp luật, chính
sách. “Chuyên gia là những người nghiên cứu sâu, họ đứng bên ngoài nên nhìn
sáng hơn, đầy đủ hơn, tham gia chuẩn xác, khách quan hơn” [37]. Nói đến vai trị
của chun gia kinh tế, PGS.TS Ngơ Trí Long khẳng định: Vai trị của chuyên gia
trước một vấn đề phải phân tích mặt được, chưa được, mặt tốt, không tốt và hệ lụy
của nó như thế nào. Thực tế hiện này trước một cơ chế, chính sách, một hiện
tượng, vấn đề trong xã hội đang xảy ra thì chun gia phải phân tích tác dụng,
những mặt thu được và chưa thu được. Ví dụ, một cơ chế chính sách ra đời chuyên
gia phải cho xã hội biết được kết quả của nó thế nào, tác dụng phụ ra sao. Tránh
phân tích một chiều, “bám càng”, phục vụ cho một mục đích nào đó, một nhóm lợi
ích nào đó. Một chiều là cực đoan, chỉ nói mặt tốt hoặc xấu chứ khơng nói tất cả
[38].
Thứ tư, chuyên gia kinh tế với uy tín đã được khẳng định là người có tiếng
nói trước cơng luận, dám nói và chịu trách nhiệm trước những phát ngơn của mình.
Việc chia sẻ ý kiến, bày tỏ quan điểm trước báo chí, cơng luận thể hiện trách nhiệm
của chun gia với cộng đồng. Khi đã phát ngôn, chuyên gia phải chịu trách nhiệm
về lời nói của mình, tính chính xác của những thông tin, nhận định, đánh giá mà
15


mình đưa ra. Chun gia là những người có uy tín trong chun mơn, trong hoạt
động thực tiễn. Thơng qua báo chí, cơ quan truyền thơng, uy tín của chun gia
càng được khẳng định hơn nữa thông qua những ý kiến của chun gia trên báo
chí. Nếu đó là những ý kiến chuẩn xác, khách quan, giải quyết được những vấn đề
thực tiễn đang đặt ra, uy tín của chuyên gia ngày càng được nâng cao, được xã hội
và người dân ủng hộ. Ngược lại, nếu ý kiến nêu lên vì dụng ý cá nhân, phục vụ cho

một nhóm lợi ích nào đó, cố tình làm sai lệch bản chất hoặc hướng dư luận theo
thông tin một chiều, tự bản thân chun gia sẽ đánh mất uy tín mà mình đã gây
dựng.
1.2 Báo chí, báo chí kinh tế
1.2.1 Báo chí
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng” của các tác giả Dương
Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, định nghĩa: Báo chí là một hình thái ý
thức xã hội, là cơng cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Báo chí
ln lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. Thông tin báo chí là một
q trình liên tục, xun suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sống, nhà báo,
tác phẩm, cơng chúng… Hiện thực tái hiện trên báo chí phải là một hiện thực sôi
động, tiêu biểu và luôn luôn đổi mới. [13, tr. 20]
Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và tác động chi
phối đến mọi lĩnh vực của đời sống. Trong các hệ thống quyền lực chính trị khác
nhau, dù cho quan điểm, chính sách và phương thức khai thác, sử dụng báo chí
khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có điểm chung. Theo PGS.TS Nguyễn Văn
Dững, báo chí truyền thơng là hoạt động thông tin – giao tiếp xã hội trên quy mô
rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nỗi xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ
và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng
và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các nước trong khu
vực và quốc tế. [4, tr.61]
16


Tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn “Xã hội học truyền thơng đại chúng”
cho rằng, báo chí truyền thơng là q trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thơng
tin nhằm thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người. Truyền thơng đại
chúng là q trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã
hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình
[14, tr. 30].

Có thể khẳng định, báo chí là một bộ phận của truyền thơng đại chúng, là bộ
phận chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng.
TS Đậu Ngọc Đản trong cuốn “Báo chí với sự nghiệp đổi mới” nhấn mạnh, những
diễn biến kinh tế từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của báo chí vì kinh tế
là cơ sở của đời sống xã hội, đúng như Các Mác nói: Trước hết người ta phải có ăn,
mặc, ở… rồi mới có thể bàn đến chính trị, triết học, văn học, nghệ thuật. [8, tr. 7]
Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thơng tại Hội nghị báo chí tồn quốc
năm 2015 cho biết, hiện nay, cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ
quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thơng tấn quốc gia. Ngồi ra cịn có 98 báo,
tạp chí điện tử, trong đó có 76 báo, tạp chí điện từ của cơ quan báo chí in.
1.2.2 Báo chí kinh tế
Báo chí kinh tế là một bộ phận của báo chí, được xác định ở khía cạnh nội
dung, lấy thơng tin kinh tế làm nội dung phản ánh chủ yếu. Thông tin kinh tế được
hiểu là tồn bộ các tin tức, thơng báo dưới dạng con số, lời văn của các báo cáo,
hóa đơn, chứng từ… của các q trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu cùng
của cải vật chất. Ở cách tiếp cận khác, thông tin kinh tế là thông tin tồn tại, vận
động trong các thiết chế và tổ chức kinh tế liên quan, các doanh nghiệp và tổ chức
khác, phản ánh hoạt động kinh tế của chúng. Nhìn chung, thơng tin kinh tế là các
thơng tin có liên quan tới lĩnh vực kinh tế, phản ánh tình trạng của nền kinh tế và
hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện thời của các tổ chức kinh tế.
17


Trong lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam, tờ “Nơng cổ mín đàm” được
cơng nhận rộng rãi là tờ báo kinh tế đầu tiên, ra số đầu vào ngày 1/8/1901. Một số
tài liệu còn cho biết, tại Hà Nội, năm 1883 đã có Bản tin của Ủy ban nghiên cứu
canh nông, kỹ nghệ và thương mại của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. “Nơng cổ mín đàm”
nghĩa là uống trà bàn chuyện làm ruộng, đi buôn. Tờ báo này do Canavagio sáng
lập, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu điều hành trong giai đoạn 1901-1924.

Trong “Nơng cổ mín đàm” đáng chú ý nhất là chuyên mục “Thương cổ luận”
chuyên đăng tài các bài viết kinh doanh, buôn bán. Mục “Lời rao” lại đăng tải
nhưng thông tin mới nhất về thị trường, qua đó giúp cơng chúng đặc biệt là giới
kinh doanh có cái nhìn đầy đủ về thị trường, về xu hướng phát triển của thị trường.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) đến trước thời kỳ đổi mới (năm 1986), ở
nước ta có rất ít tờ báo, tạp chí chun về lĩnh vực kinh tế. Về tạp chí có Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế do Viện Nghiên cứu kinh tế phát hành từ năm 1961, định kỳ
mỗi tháng một số. Bên cạnh đó, có Tạp chí Kế hoạch thống kê, nhưng tạp chí này
chỉ giới hạn nội dung trong lĩnh vực kế hoạch thống kê. Về báo có những tờ như
Thương mại, Thủ cơng, ngồi ra, các vấn đề kinh tế cũng được phản ánh trên các
báo như Nhân dân, Lao động, Tiền phong…
Từ khi đất nước bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt từ năm 1990,
số lượng báo chí chuyên biệt về kinh tế tăng lên nhanh chóng. Hầu hết các cơ quan
báo chí đều tăng cường phản ánh các vấn đề kinh tế. Đối với báo in, có thể kể đến
một số tờ như Thời báo Kinh tế Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp, Đầu tư, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Ngân hàng, Thời báo Tài chính…
Đối với truyền hình, riêng Đài Truyền hình Việt Nam đã có nhiều chương
trình về kinh tế như Tạp chí Kinh tế cuối tuần, Lựa chọn cuối tuần, Bản tin Tài
chính kinh doanh... Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC có Doanh nghiệp 24 giờ, Bản
tin Tài chính, Khoảnh khắc vàng… Bên cạnh đó, xuất hiện một số kênh truyền
hình dành riêng cho kinh tế, tài chính. Kênh Infotv, ra đời tháng 3/2007, phát sóng
18


trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam, là kênh truyền hình chun biệt về kinh tế
tài chính đầu tiên tại Việt Nam. Kênh VITV lên sóng ngày 15/3/2009, kênh thị
trường, kinh tế - tài chính chuyên sâu, hợp tác giữa VIT media và Đài Truyền hình
kỹ thuật số VTC. FBNC (financial business news channel) là kênh truyền hình của
Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh dành cho giới kinh doanh, nói về thơng tin kinh
tế, tài chính, ngân hàng. Kênh Invest TV, ra mắt ngày 16/6/2009, kênh truyền hình

chuyên biệt về đầu tư, kinh tế, phát trên truyền hình cáp Việt Nam.
Với báo điện tử, trước hết là các ấn phẩm điện tử của báo chí kinh tế đã có
ấn phẩm báo in như vneconomy.vn của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn Online (thesaigontimes.vn) của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, baodautu.vn
của báo Đầu tư… Ngồi ra, cịn có một số trang thơng tin kinh tế như CafeF,
Bizlive, NDH…
Vai trị của báo chí kinh tế
Báo chí kinh tế trước hết đóng vai trị trong tuyên truyền đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về kinh tế. Báo chí kinh tế giúp
cho cơng chúng hiểu được đường lối chính sách phát triển kinh tế của quốc gia,
hiểu được nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN.
Các lĩnh vực của đời sống kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết mọi
người dân trong xã hội. Do vậy, thông tin về kinh tế là một trong những nội dung
được công chúng quan tâm nhất hiện nay. Việc ra đời và phát triển báo chí kinh tế
đã góp phần đáp ứng nhu cầu thơng tin nhanh chóng, đầy đủ của cơng chúng trong
bối cảnh nền kinh tế luôn vận động, phát triển. Kinh tế nước ta đang hội nhập ngày
càng mạnh mẽ, sâu rộng, có mỗi liên hệ chặt chẽ cũng như tác động qua lại với các
nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Thông tin kinh tế được phản ánh trên
báo chí hiện nay cũng giành dung lượng lớn cho các hoạt động của kinh tế thế giới.

19


Thơng qua phân tích chính sách kinh tế - xã hội, báo chí cũng phản ánh
những điểm chưa phù hợp giữa chính sách và thực tiễn để bổ sung, hồn thiện các
chính sách. TS Hồng Đình Cúc trong cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại”
đánh giá: “Báo chí góp phần hồn chỉnh luật pháp, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực
kinh tế, làm cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh trên một “sân chơi”
là thị trường chung mà trọng tài là hệ thống luật pháp thống nhất, cơng minh”. [2,

tr. 237]
Báo chí kinh tế góp phần tạo ra diễn đàn để người dân, doanh nghiệp, các tổ
chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế có thể bày tỏ ý kiến của mình.
Đó có thể là những nhận định, phân tích, đóng góp giải pháp, nêu lên những thuận
lợi khó khăn trong thực tế… Từ những ý kiến được đăng tải trên báo chí, nguyện
vọng, mong muốn của người dân, cộng đồng được tập hợp gửi đến cơ quan chức
năng, giúp công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của Đảng, Nhà nước được hiệu quả
hơn.
Báo chí kinh tế cũng đóng vai trị quan trọng để khích lệ, động viên, cổ vũ
đối với doanh nghiệp, doanh nhân. Qua báo chí, thương hiệu của doanh nghiệp
được quảng bá, được công chúng biết đến nhiều hơn. Nhiều mơ hình, cách thức sản
xuất, kinh doanh sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, những doanh nghiệp, doanh nhân
điển hình được giới thiệu, nhân rộng, qua đó, có những đóng góp thiết thực cho sự
phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, những rào cản, trở ngại, gây phiền hà cho
doanh nghiệp, doanh nhân cũng được báo chí phê phán, công khai ra công luận,
giúp doanh nghiệp, doanh nhân có điều kiện hoạt động thuận lợi hơn.
1.3 Phỏng vấn – cách thức phổ biến để khai thác thông tin từ chuyên gia
kinh tế
Vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế được thể hiện thơng
qua các ý kiến chun gia mà báo chí đăng tải, phát sóng. Muốn có ý kiến chuyên
gia, người làm báo phải biết cách khai thác. Những cách thức để có được ý kiến
20


chuyên gia thường được người làm báo sử dụng hiện nay đó là phỏng vấn, lấy ý
kiến từ các tài liệu hội thảo, báo cáo khoa học hoặc đặt bài viết từ chuyên gia.
Trong đó, phỏng vấn là cách thức phổ biến nhất như chia sẻ của Nhà báo Lê Kông
Lý (Thời báo Kinh tế Việt Nam): “Phỏng vấn là phương pháp khai thác thông tin
tôi hay sử dụng nhất khi tìm hiểu ý kiến chun gia, trong đó có phỏng vấn trực
tiếp tại hội thảo, hẹn gặp trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại, thư điện tử

(email)”.
Xét về phương diện ngữ học, Từ điển Oxford (Anh) định nghĩa về phỏng
vấn: “Phỏng vấn là một cuộc gặp gỡ mặt đối mặt của nhiều người nhằm mục đích
bàn bạc, hoặc gặp gỡ giữa người làm cơng tác báo chí và người khác, qua người
này, người làm báo có thể lấy được những lời tuyên bố để đăng báo” [11, tr 56].
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Phỏng vấn là hỏi ý kiến để công bố trước dư luận”
[11, tr 56].
Tác giả Maria Lukina trong cuốn “Công nghệ phỏng vấn”, cho rằng:
“Phỏng vấn - đó là sự giao tiếp bằng ngơn ngữ giữa con người với nhau để thu
nhận thông tin và sản xuất ra những tri thức mà nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
thơng tin” [22, tr 23].
Thuật ngữ phỏng vấn là một khái niệm rộng có thể hiểu ở ba góc độ. Thứ
nhất, phỏng vấn là hình thức giao tiếp xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người
này với người kia về một vấn đề mà hai bên quan tâm, chủ yếu mang tính cá nhân,
diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Thứ hai, phỏng vấn là một phương thức,
phương pháp nhằm thu thập bất cứ thông tin nào mà con người cần biết về các lĩnh
vực khác nhau trong đời sống xã hội. Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn là
phương pháp khai thác thu thập thông tin thông qua phương thức hỏi. Thực chất,
đây vừa là một chiến thuật giao tiếp vừa là nghệ thuật sử dụng câu hỏi. Thao tác
nghiệp vụ báo chí này nhằm tìm kiếm thơng tin và phản ánh hiện thực trong các
thể loại báo chí như tin, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn, tường thuật… Thứ ba,
21


phỏng vấn được xem là một thể loại báo chí độc lập, được thể hiện dưới hình thức
đối thoại thơng qua các hệ thống câu hỏi của nhà báo và câu trả lời của đối tượng
phỏng vấn nhằm làm rõ một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó trong đời sống xã
hội có tính thời sự, thỏa mãn nhu cầu được biết của công chúng. Theo PGS. TS
Đinh Văn Hường trong cuốn “Các thể loại báo chí thơng tấn”: Phỏng vấn là một
trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, trong đó trình bày

cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội
quan tâm, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương
tiện thông tin đại chúng [11, tr. 22].
Để làm rõ thêm về đối tượng nghiên cứu, luân văn sẽ phân tích phỏng vấn
trên phương diện là phương pháp thu thập thông tin được người làm báo sử dụng
để khai thác thông tin từ các chuyên gia kinh tế.
Phỏng vấn – phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là một trong những công việc quan trọng nhất của nhà
báo. Để xây dựng được một tác phẩm có chất lượng, nhà báo phải vận dụng đến
những kỹ năng, những phương pháp, trong đó phỏng vấn thường là phương pháp
phổ biến nhất. “Các nhà nghiên cứu Mỹ tính tốn rằng phỏng vấn “ngốn mất” từ
80 - 90% thời gian làm việc của họ. Bên cạnh đó, những việc khơng kém phần
quan trọng như quan sát, xử lý tài liệu cũng được xếp vào loại hoạt động nghề
nghiệp này” [22, tr 13]. Như vậy có thể xem phỏng vấn là một trong những hoạt
động nghề nghiệp chính của nhà báo.
Thực tế thì tư liệu khai thác từ phỏng vấn có thể được sử dụng trong rất
nhiều thể loại báo chí. “Tất cả phóng sự, điều tra, câu hỏi nhân chứng đều được
tạo nên từ một loại tiểu phỏng vấn” [21, tr 9].
Sự sống động, chân thực của những tư liệu phỏng vấn giúp cho bài viết hấp
dẫn hơn. Nếu như phương pháp quan sát mang đến cái nhìn trực quan của tác giả,
nghiên cứu tư liệu đưa đến nhiều thông tin có độ chính xác cao, thì phỏng vấn “với
22


tính chất là cuộc giao tiếp với nguồn tin “sống” làm cho tác phẩm dễ được công
bố hơn là so với các phương pháp khác” [22, tr 13]. Phỏng vấn cũng giúp cho nhà
báo khai thác được nhiều thông tin có chiều sâu, tìm ra những dữ liệu đang bị “che
khuất”, đặc biệt là với những vấn đề gai góc. Nhà báo Hữu Thọ trong cuốn “Công
việc của người viết báo” đã chia sẻ một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp
phỏng vấn trong quá trình thu thập tư liệu của phóng viên: “Một cuộc nói chuyện

bổ ích là cuộc nói chuyện mà người làm báo như một bên của cuộc trao đổi ý kiến
thoải mái và bình đẳng với người tiếp chuyện... Nói thật khơng bao giờ dễ. Cho
nên người làm báo phải đảm bảo và làm cho họ tin rằng: nói thật với nhà báo thì
khơng có gì nguy hiểm cho họ. Có được sự bảo đảm đó, họ mới nói thật” [18, tr
103]. Để trưởng thành trong nghề nghiệp cũng như tích lũy kinh nghiệm cho bản
thân, người làm báo luôn phải trau dồi kỹ năng phỏng vấn của mình.
Trong cuốn “Phỏng vấn trong báo viết” của Trường Đại học báo chí Lille
(ESJ) Cộng hịa Pháp do Hội Nhà báo Việt Nam dịch và xuất bản năm 2002 có
viết: “Mọi bước thu thập thơng tin trong báo chí đều là một dạng phỏng vấn” [21,
tr. 37] .
Trong tác phẩm báo chí, tác giả xuất hiện với tư cách cái tôi nhân chứng,
nhưng trong hoạt động báo chí thực tế, khơng phải bao giờ nhà báo cũng là người
chứng kiến được sự kiện. Đa số các trường hợp sự kiện xảy ra rồi, phóng viên nhận
thơng tin từ một nguồn tin. Những câu hỏi đặt ra chủ yếu nhằm mục đích khai thác
thơng tin trước hết cho chính người làm báo. Điều này cũng thể hiện rõ khi nhà báo
phỏng vấn chuyên gia để khai thác thông tin. Trong các lĩnh vực kinh tế cũng như
những lĩnh vực khác của đời sống xã hội, người làm báo không phải lúc nào cũng
đủ hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm để lý giải hết mọi vấn đề, sự việc, hiện tượng
xảy ra. Do vậy, chuyên gia sẽ là người giải đáp hầu hết những thắc mắc nhà báo đặt
ra, đây cũng chính là những nội dung mà cơng chúng quan tâm, thông qua nhà báo
gửi đến chuyên gia mong tìm được câu trả lời. Bên cạnh đó, với tư cách là người
23


phản ánh chân thực, khách quan sự vật, hiện tượng cũng như các vấn đề của cuộc
sống, nhà báo cần phải hạn chế tối thiểu sự thể hiện cái tôi cá nhân trong các tác
phẩm báo chí, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nếu người làm báo tự đặt ra vấn đề
rồi tự mình lý giải sẽ trở nên không khách quan, họ cần đến chuyên gia để bảo đảm
tính trung lập của bản thân trên báo chí.
Để có được thông tin, thao tác nghiệp vụ quan trọng nhất của người làm báo

là phỏng vấn. Đây là hướng tiếp cận hiện thực đặc thù, một cách khai thác thông
tin trực diện. Muốn thực hiện phỏng vấn, trước hết người phỏng vấn phải nắm bối
cảnh, hồn cảnh, nội dung mình muốn hỏi là gì, có kiến thức sâu rộng về các vấn
đề của đời sống xã hội, hiểu biết các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, có sự chuẩn bị, chủ động trong mọi tình huống, hướng câu chuyện theo
ý đồ mình định khai thác.
Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Phải xác định được đối tượng nào thích hợp
để cung cấp cho mình những thơng tin cần thiết, chính xác và đầy đủ về sự kiện,
vấn đề mình thu thập. Đối với chuyên gia, phải lựa chọn chuyên gia thật sự am
hiểu, phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu của họ. Có chuyên gia chuyên nghiên cứu
về ngân hàng, có chun gia về tài chính hoặc về chứng khốn, bảo hiểm, đầu tư…
Tìm được chun gia phù hợp là một trong những yếu tố bảo đảm cho chất lượng
thông tin thu được. Người phỏng vấn cần phải tìm hiểu trước người được phỏng
vấn, thế mạnh của chuyên gia, họ đã từng trả lời trên báo chí như thế nào, quan
điểm của họ… Điều này cũng tăng tính chủ động của phóng viên khi thực hiện
phỏng vấn.
Lựa chọn phương thức phỏng vấn: Để lựa chọn phương pháp tiếp cận thích
hợp với đối tượng được phỏng vấn, phóng viên có thể sử dụng các phương tiện kỹ
thuật hỗ trợ như điện thoại, email hoặc đến gặp trực tiếp đối tượng, phỏng vấn bên
lề hội nghị, hội thảo… Tùy thuộc vào trình độ, nghề nghiệp, giới tính, sở thích,
thói quen thậm chí cả tâm trạng của đối tượng mà phóng viên cần lựa chọn cách
24


hỏi, cách đặt vấn đề phù hợp với mục đích nhằm thu được đầy đủ, chính xác nhanh
chóng thơng tin. Điều quan trong là phải tạo được mối quan hệ, sự cảm thơng, gần
gũi, tin cậy giữa phóng viên và người được phỏng vấn. Phỏng vấn phải tạo được
cảm giác tự nhiên, thoải mái cho người trả lời phỏng vấn, điều này hồn tồn phụ
thuộc năng lực phóng viên.
Câu hỏi phỏng vấn: Phỏng vấn là một nghiệp vụ chuyên môn báo chí có tính

độc lập. Tuy nhìn đơn giản nhưng công việc này không kém phần phức tạp. Câu
hỏi phỏng vấn phải thiết kế sao cho đúng vấn đề, đúng mục đích đã được xác định,
trực tiếp, ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu, kích thích được người trả lời. Phóng viên
khơng chỉ ghi nhận thơng tin mà cả quan điểm của đối tượng được phỏng vấn.
Có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Khi phỏng vấn chuyên gia thường sử
dụng câu hỏi mở. Câu hỏi đóng (dạng có hay không?) thường được sử dụng khi
muốn chuyên gia xác định một cách cụ thể tính chính xác của thơng tin, quan điểm
của cá nhân… Ví dụ: Có thơng tin Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quy định
mới về trần lãi suất, thơng tin này có chính xác hay khơng? Theo ơng, việc làm này
có nên được tiếp tục triển khai hay khơng? Thi thoảng, phóng viên nên hỏi lại để
thẩm tra thông tin cũng như khẳng định độ chính xác, bổ sung điểm mơ hồ, chưa rõ
ràng trong câu trả lời.
Một số lưu ý khi phỏng vấn: Sau khi nêu rõ câu hỏi, điều quan trọng khi tiến
hành phỏng vấn là phải biết lắng nghe, trừ một số trường hợp đặc biệt, không nên
ngắt mạch đột ngột khi người được phỏng vấn đang trả lời. Đặt câu hỏi mạch lạc,
sống động, những câu hỏi hay thường được người trả lời đánh giá cao, tạo hứng
thú cho họ trong cuộc phỏng vấn. Đối với phỏng vấn chuyên gia, trước những vấn
đề có tính chun mơn khi phóng viên chưa hiểu rõ nên hỏi kỹ lưỡng, cẩn thận cho
đến khi hiểu được bản chất nội dung chuyên gia trả lời. Nếu hiểu mơ hồ, khi
chuyển tải thông tin lên báo chí rất dễ dẫn đến sai sót. [25, tr. 50]

25


×