Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Nhà máy chế biến dừa: "Chết" trên xứ dừa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.76 KB, 2 trang )

Nhà máy chế biến dừa: “Chết” trên xứ dừa
TT - Các doanh nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre đang cắt giảm lao động, làm cầm chừng
và khả năng đóng cửa là rất gần
Vì sao “chết”?
Trung bình mỗi năm 20 nhà máy chế biến dừa, chủ yếu ở ĐBSCL, cần tới 315 triệu quả
dừa để sản xuất cơm dừa nạo sấy xuất khẩu. Với diện tích khoảng 100.000ha dừa,
ĐBSCL đáp ứng đủ nhu cầu dừa nguyên liệu cho ngành công nghiệp này. Nhưng các nhà
máy chế biến lại đói nguyên liệu vì phần lớn dừa đã được xuất thô cho Thái Lan, Trung
Quốc (TQ). Ước tính mỗi ngày có trên 500.000 quả dừa “chảy” lên tàu của thương lái
nước ngoài.
Ông Lê Quang Sỹ - phó tổng giám đốc Công ty chế biến dừa Phú Hưng - giải thích: “Giá
mua của doanh nghiệp (DN) trong nước tăng không kịp theo giá mua của các thương
nhân nước ngoài. Hiện tại giá cơm dừa nạo sấy xuất khẩu đã hạ xuống rất thấp, chỉ còn
730 USD/tấn, do vậy DN không thể đẩy giá mua lên cao vì sẽ bị lỗ”.
Vì sao thương nhân nước ngoài lại có thể mua dừa giá cao? Theo khảo sát của các DN
chế biến dừa VN, TQ đánh thuế cơm dừa nạo sấy nhập khẩu với mức thuế lên đến 40%
và khuyến khích nhập khẩu dừa nguyên liệu để đáp ứng tiêu dùng trong nước.
Vì thế DN TQ nhập dừa nguyên liệu để tiêu thụ trong nước có lãi rất cao. Bên cạnh đó,
TQ cũng đã khai thác hiệu quả các sản phẩm khác từ dừa như nước dừa, gáo dừa (than
hoạt tính). Quan trọng hơn là DN Thái Lan và TQ đã đầu tư để sản xuất những sản phẩm
có giá trị cao từ dừa nên có thể tăng giá mua nguyên liệu.
Sản phẩm cơm dừa sấy lát (như mứt dừa VN nhưng thơm, giòn, không xơ) tại Thái Lan
có giá 17 baht/gói 40gam, tương đương 10.700 USD/tấn. Trong khi đó, giá sản phẩm này
tại VN chỉ hơn 1.000 USD/tấn. Mặc dù có thể đầu tư sản xuất những sản phẩm cao cấp
nhưng các DN trong nước lại cho rằng vì thiếu nguyên liệu nên họ ngại đầu tư.
Cuối tháng 5-2006, những
công nhân tách xơ, cào gáo
dừa tại Công ty Phú Hưng sẽ
thất nghiệp vì nhà máy đóng
cửa. Ảnh V.T.
Lối ra?


Việc đầu tiên, theo các DN chế biến dừa lớn ở Bến Tre, là phải xác định cây dừa là cây
công nghiệp thay vì vẫn xem là cây nông nghiệp, qua đó có những chính sách riêng để
phát triển. Nhà nước phải có chính sách về xuất khẩu dừa.
Trong đó sớm đàm phán ký kết hiệp định song phương về xuất khẩu dừa với thị trường
tiềm năng ở châu Á là Ấn Độ. “Cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka xuất sang Ấn Độ chỉ phải
đóng thuế 17%, trong khi sản phẩm của VN chịu mức thuế lên đến 70%” - ông Lê Quang
Sỹ nói.
Hiện đã có ý tưởng thành lập câu lạc bộ qui tụ các DN, nông dân, thương lái liên quan
đến ngành chế biến dừa trong cả nước để điều chỉnh lại cách thức và mạng lưới thu mua
dừa từ nhà vườn đến nhà máy. Bên cạnh đó, câu lạc bộ cũng sẽ hỗ trợ nông dân phát triển
diện tích dừa và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất.
Hiện quả dừa từ vườn đến nhà máy phải qua 3-4 trung gian, làm cho giá tăng thêm 500
đồng/quả. Trong khi đó, với mô hình giảm tầng nấc trung gian đang được Công ty Phú
Hưng áp dụng thử nghiệm tại xã Bình Khánh Tây (Mỏ Cày) thì quả dừa về đến nhà máy
chỉ qua hai trung gian, giá giảm được khoảng 10%
VÂN TRƯỜNG
Năm 2002 nhiều DN cùng
đầu tư chế biến cơm dừa nạo
sấy xuất khẩu tại Bến Tre
nhưng đã nhanh chóng rơi
vào tình trạng thiếu nguyên
liệu. Nhiều DN hoạt động
cầm chừng mỗi tháng sản
xuất hai, ba ngày. Khá hơn là
Công ty Phú Hưng nhưng
cũng đã đóng cửa hai trong
số ba nhà máy với vốn đầu tư
hàng triệu USD. Từ tháng 8-
2005 đến nay trung bình mỗi
tháng Công ty Phú Hưng lỗ

trên 1 tỉ đồng. Công ty Phú
Hưng thông báo sẽ cắt giảm
326/540 công nhân vào cuối
tháng này. Công ty TNHH
Chế biến dừa Bến Tre đang
vận động công nhân tìm việc
làm khác. Đến thời điểm này,
toàn bộ 14 DN chế biến cơm
dừa nạo sấy đều “đói”
nguyên liệu.

×