Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận Nhà báo ứng xử với dư luận xã hội trên truyền thông mạng xã hội như thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.23 KB, 15 trang )

MỤC LỤC............................................................................................................. 1
Lời nói đầu ............................................................................................................ 3
A. DƯ LUẬN XÃ HỘI NĨI CHUNG................................................................... 4
1. Vai trị của dư luận xã hội .............................................................................. 4
1.1. Khái niệm “Dư luận xã hội” .................................................................... 4
1.2. Chức năng của dư luận xã hội ................................................................. 4
2. Vai trị của Báo chí với Dư luận xã hội .......................................................... 5
B. VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NHÀ BÁO ..................................................................................... 6
1. Vai trị của mạng xã hội nói chung................................................................. 6
2. Vai trò của mạng xã hội và dư luận trên mạng xã hội với nhà báo ................. 6
2.1. Mạng xã hội và dư luận trên mạng là nguồn đề tài vô tận cho các nhà
báo................................................................................................................. 6
2.2.Mạng xã hội thông tin nhanh.................................................................... 9
2.3. Mạng xã hội – Nơi Nhà báo lắng nghe, phản biện................................. 12
3. Nếu nhà báo không tham gia mạng xã hội?.................................................. 14
4. Mặt trái mạng xã hội và dư luận trên mạng xã hội đối với nhà báo .............. 15
C. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA NHÀ BÁO VIỆT NAM
HIỆN NAY.......................................................................................................... 17
1. Gia tăng các tài khỏan cá nhân, nhóm liên quan đến báo chí trên mạng ....... 17
D. KỸ NĂNG THAM GIA MẠNG XÃ HỘI CỦA NHÀ BÁO........................... 24
2
1. Bộ quy tắc ứng xử của nhà báo khi tham gia mạng xã hội............................ 24
2. Nhà báo tham gia mạng xã hội như thế nào để đạt hiệu quả................... 25
3. Những lưu ý khi nhà báo phát ngôn trên mạng xã hội .................................. 26
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 28
PHỤ LỤC (TÀI LIỆU THAM KHẢO) ............................................................... 29


Lời nói đầu
Nhắc đến cuộc cách mạng 4.0, người ta nghĩ ngay đến sự bùng nổ các phương


tiện công nghệ hiện đại, các phần mềm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống con
người, trong đó phải kể đến sự ra đời và bùng nổ của mạng xã hội. Nắm bắt được
xu thế chung và lợi ích mà mạng xã hội mang lại, các nhà báo – những người dùng
ngòi bút phản ánh hiện thực đời sống, đã và đang coi dư luận trên mạng xã hội là
nguồn đề tài vô tận để khai thác. Và một câu hỏi lớn được đặt ra là: Nhà báo phải
ứng xử như thế nào trước dư luận xã hôi trên truyền thông mạng (mạng xã hội) để
sản phẩm tạo ra chất lượng nhất ?
Dưới sự hướng dẫn và giảng dạy kỹ lưỡng của Giảng viên, kết hợp việc áp dụng
linh hoạt các phương pháp nghiên cứu: Nghe –
đọc - chọn lọc tài liệu – phân tích – so sánh – chứng minh cùng những hiểu biết
của bản thân, tôi sẽ đưa đến cái nhìn khái quát nhất nhưng cũng cụ thể nhất về vấn
đề “Nhà báo ứng xử với dư luận xã hội trên truyền thông mạng xã hội như thế
nào?”.
Cảm ơn PGS. TS. Đinh Thị Thu Hằng đã cung cấp cho em những kiến thức
nền tảng liên quan đến đề tài cũng như những cách thức thực hiện bài tiểu luận!


A. DƯ LUẬN XÃ HỘI NĨI CHUNG
1. Vai trị của dư luận xã hội
1.1. Khái niệm “Dư luận xã hội”
Trong cuốn “Báo chí và dư luận xã hội”, (PGs. TS Nguyễn Văn Dững), có
viết: “ Dư luận xã hội là hiện tượng xã hội đặc thù – là phương tiện đặc biệt của ý
thức quần chúng, dạng thức biểu hiện thực tế và sinh động hàng ngày của ý thức
xã hội; dư luận xã hội là biểu thị nhận thức và tình cảm, ý chí và nguyện vọng, ý
kiến phán xét, đánh giá, thái độ (và thậm chí cả hành vi), là sự phản ánh tâm trạng
xã hội,…của các nhóm xã hội lớn hoặc của cộng đồng xã hội nói chung về những
sự kiện, vấn đề đã và đang diễn ra liên quan mật thiết đến lợi ích của họ”.
Tóm lại, có thể hiểu “Dư luận xã hội” là tập hợp của các luồng ý kiến khác
nhau của cá nhân hay tập thể nào đó trước một vấn đề, một hiện tượng của đời
sống xã hội. Những vấn đề của dư luận xã hội là những vấn đề mang tính cộng

đồng, tức là phải ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, lợi ích quốc gia. Và
những luồng ý kiến đi theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau (nhận thức, trình độ, lợi ích…)
1.2. Chức năng của dư luận xã hội
Trong thời đại mới, thời đại hội nhập, chức năng của dư luận xã hội cũng mang
những riêng biệt, trong đó có thể kể đến một số chức năng cơ bản như: Biểu cảm,
tư vấn, chỉ thị, mệnh lệnh, giám sát, kiểm sốt…Tuy nhiên, hồn cảnh thực tế, mức
5
độ sự quan tâm của công chúng,…sẽ quyết định chức năng nào của dư luận xã hội
nổi trội hơn cả.
Dư luận xã hội có một sức mạnh “ghê gớm” trong đời sống xã hội. Ngun
Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh đã từng đưa ra 6 chữ vàng “Lắng nghe dư luận xã
hội”. Trong phạm vi nhỏ, dư luận xã hội có thể điều chỉnh hành vi của các nhân
hay thậm chí cả một tập thể, làm thay đổi mọi mặt của đời sống. Lớn hơn, dư luận


xã hội thậm chí có sức mạnh lật đổ cả một chế độ hoặc chấn hưng xã hội.
2. Vai trò của Báo chí với Dư luận xã hội
Dư luận có vai trị vơ cùng to lớn và có ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi lĩnh vực,
trong đó có Báo chí. Bên cạnh đó, báo chí cũng tác động lại và ảnh hưởng không
nhỏ đến dư luận xã hội, lái dư luận đi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Như vậy,
giữa Báo chí và dư luận xã hội ln ln có mối tác động qua lại lẫn nhau, trong
đó, vai trị cảu báo chí với dư luận xã hội là: Báo chí khơi nguồn dư luận xã hội;
báo chí phản ánh và truyền dẫn dư luận xã hội; báo chí định hướng dư luận xã hội;
báo chí điều hào dư luận xã hội. Những vai trị trên có thể đứng độc lập, tác động
nối tiếp, hoặc đồng thời có thể đồng tác động vào dư luận xã hội.
6
B. VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN
THÔNG MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHÀ BÁO
1. Vai trò của mạng xã hội nói chung

Trong thời đại hiện nay, cứ 10 người thì cũng có ít nhất 5 - 7 người có tài khoản
mạng xã hội (Facebook, Intagram, Zalo, youtube,…). Thật không ngoa khi ví
mạng xã hội là một “thế giới thần tiên”, nơi mà “cái gì cũng có thể tìm thấy”.
Người ta có thể giao dịch, trao đổi, mua bán bất kỳ thứ gì, bất kể nơi đâu và thời
gian nào, thậm chí khơng cần gặp mặt trực tiếp.
Mạng xã hội cũng là nơi kết nối cộng đồng trong và ngoài nước; nơi chia sẻ tâm
tư tình cảm của cá nhân; nơi truyền đạt tư tưởng, thông báo nội dung, báo cáo tình
hình hay trưng cầu ý dân của Đảng và Nhà nước tới cơng chúng thơng qua trang
chính thức như Bộ Trưởng Bộ Y tế (Địa chỉ facebook:
), Bộ Giáo dục và đào tạo (Địa chỉ
Facebook: ),…
2. Vai trò của mạng xã hội và dư luận trên mạng xã hội với nhà báo
2.1. Mạng xã hội và dư luận trên mạng là nguồn đề tài vô tận cho các nhà báo


Như đã nói ở trên, ngày nay, đa số người dân đều tham gia mạng xã hội. Họ lên
mạng xã hội để bộc bạch, tâm sự những điều họ đang trải qua hoặc những điều tai
nghe mắt thấy. Trong khi đó, nhiệm vụ của báo chí là phản ánh lại hiện thực cuộc
sống, những vấn đề đang xảy ra xung quanh cơng chúng. Nếu tham gia mạng xã
hội, thì chính những dòng trạng thái, chia sẻ trên trang cá nhân của người tham gia
7
mạng, đôi khi lại trở thành nguồn đề tài mà nhà báo có thể khai thác. Hay nói cách
khác, các nhà báo tìm đề tài cho tác phẩm của mình thơng qua mạng xã hội. Thậm
chí, nhà báo có thể tìm thấy những đề tài mới mà chưa tùng phát hiện trước đó
thơng qua mạng xã hội. Bởi lẽ, mạng xã hội là một thế giới tự do, người ta có thể
phát biểu, bày tỏ quan điểm ý kiến cá nhân mà không bị can thiệp (trừ những chia
sẻ mang tính phản động, vi phạm pháp luật).
Những ý kiến tranh luận, trái chiều của dư luận trên mạng xã hội cũng là nguồn
đề tài phong phú của các nhà báo. Khi một vấn đề của đời sống xã hội gây ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của cơng chúng hoặc lợi ích quốc gia, họ sẽ tự mình

đưa ra những ý kiến riêng xung quanh vấn đề đó. Và nhà báo có thể từ những tranh
luận, ý kiến của dư luận xã hội để xác minh, làm rõ, đưa lại cho chính cơng chúng
cái nhìn khách quan nhất về vấn đề họ tranh luận.
Năm 2015, dư luận dậy sóng trước thơng báo cảu Thành ủy Hà Nội về việc sẽ
đốn hạ 6700 cây xanh.
Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận, các nhà báo tiếp tục đeo đuổi sự việc, phân
tích đánh giá và đưa trả về cho cơng chúng câu trả lời thỏa đáng nhất.
Ảnh: Trích bài “Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội đã có kết quả chính thức”, Báo Đời
sống & Pháp Luật
2.2.Mạng xã hội thơng tin nhanh
Chưa xét đến độ đúng sai, có nhiều khi thông tin trên mạng xã hội xuất hiện
nhanh một cách đáng kinh ngạc. Không những nhanh, thông tin trên mạng xã hội


cịn phản ánh đúng những điều mà cơng chúng quan tâm, đi trúng vào những điểm
nóng. Điều đó giúp cho nhà báo tiếp cận thơng tin nhanh chóng và khơng bị lạc
hậu.
Mới đây, ngày 25/9, dư luận dậy sóng khi một bức thư của phụ huynh học sinh
được chia sẻ đã gây bức xúc dư luận.
10
Ảnh: Phụ huynh Giáng Hương chia sẻ trên trang cá nhân
Theo đó, chị Giáng Hương có con theo học tại trường Lương Thế Vinh đã viết tâm
thư về việc đối xử tệ bạc và hệ thống giáo dục khắc nghiệt tại trường này. Ngay lập
tức, sau khi bài viết của chị được chia sẻ, các nhà báo thuộc các cơ quạn báo chí
lớn đã đi xác minh sự thật về tính đúng sai của bài viết. Như vậy, khơng thể phủ
nhận, mạng xã hội chính là nguồn tin nhanh mà nhà báo có thể tiếp cận.
11
Bài viết trên báo Dân trí. (Link: )
12
Bài viết trên báo Tiền Phong (Link: ).

2.3. Mạng xã hội – Nơi Nhà báo lắng nghe, phản biện
Khi sản phẩm của nhà báo được hoàn thiện và đăng tải, nhà báo có quyền đưa
lại sản phẩm (dẫn đường link hoặc cop lại bài) để đăng lên mạng xã hội. Mục đích
của việc làm này là nhằm khai thác phản ứng của dư luận trên mạng xã hội về sản
phẩm ấy. Đa phần, tài khoản của các nhà báo trên mạng đều có rất nhiều lượt theo
dõi. Chính vì vậy, khi nhà báo đăng tải lại sản phầm trên mạng, sẽ nhận những
phản hồi về nội dung bài viết của độc giả. Họ đưa ra đánh giá của mình về chất
lượng bài viết, thậm chí tranh luận về tính đúng sai của sản phẩm ấy. Dựa vào


những bình luận (comment) phía dưới, nhà báo sẽ nắm bắt được trình độ, kỹ năng
13
của mình đang ở mức nào, nội dung phản ánh đã đúng và phù hợp với cơng chúng
chưa, có phải là điều cơng chúng quan tâm hay không.
Ảnh: Nhà báo trẻ Lê Vũ Quang Đức thường xuyên đăng tải lại tác phẩm của mình
lên trang cá nhân và nhận về các ý kiến phản hồi.
14
Từ lắng nghe ý kiến của dư luận xã hội, nếu dư luận xã hội phản ứng tiêu cực,
nhà báo sẽ chứng minh cho cơng chúng về độ chính xác các thơng tin trong tác
phẩm của mình. Nếu thơng tin nhà báo phản ánh sai sự thật, nhà báo sẽ có trách
nhiệm đính chính lại tác phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước cơng chúng.
Thêm nữa, nếu trên bình luận của công chúng phát hiện đề tài phát sinh liên quan,
nhà báo có thể tiếp tục thực hiện những sản phẩm báo chí mới để làm rõ vấn đề,
nâng tầm vấn đề.
Như vậy có thể thấy, khơng chỉ lắng nghe, phản biện mà nhà báo cịn có thể
định hướng được dư luận xã hội thông qua việc chia sẻ sản phẩm báo chí lên mạng
xã hội. Và chính những luồng dư luận trái chiều cùa công chúng đã giúp nhà báo
có thêm đề tài mới mà khơng thể tìm thấy ở những nơi khác.
3. Nếu nhà báo không tham gia mạng xã hội?
Trước tiên phải khẳng định, không nhất thiết nhà báo nào cũng bắt buộc phải

tham gia mạng xã hội, cũng có một số nhà báo vẫn gây được tiếng vang với các
sản phẩm báo chí của mình mặc dù khơng tham gia mạng xã hội, có thể kể đến như
nhà báo Lại Văn Sâm. Tuy nhiên, trong thời đại mở cửa hội nhập, thơng tin hội
nhập, và nhìn nhận đánh giá trên xu hướng chung của thế giới cũng như thực trạng
sử dụng mạng xã hội ở nước ta hiện nay, nếu không tham gia mạng xã hội, nhà báo
sẽ bị hạn chế rất nhiều thứ.
Thông tin trên mạng xã hội xuất hiện nhanh, có nhiều vấn đề lớn mà mạng xã


hội chính là điểm xuất phát. Vậy nên nếu khơng tham gia mạng xã hội, nhà báo
khó có thể nắm bắt những thơng tin nóng, thơng tin cơng chúng đang thực sự quan
tâm. Những sản phẩm tạo ra vì thế dễ rơi vào trường hợp ít cơng chúng chú ý,
khơng bắt kịp được vấn đề mang tính xu thế.
15
Dư luận trên mạng xã hội có sức mạnh vơ cùng to lớn, cũng là nguồn đề tài vô
hạn. Và lẽ dĩ nhiên, nếu không tham gia mạng xã hội, nhà báo sẽ mất đi nguồn đề
tài phong phú ấy. Nhà báo cũng khó có thể lắng nghe dư luận xã hội về những tác
phẩm của mình hoặc những vấn đề đang nóng, đang hót.
4. Mặt trái mạng xã hội và dư luận trên mạng xã hội đối với nhà báo
Bên cạnh vơ vàn những lợi ích mạng xã hội mang lại, cũng không thể tránh
khỏi những tác động xấu. Thông tin trên mạng xã hội, là nguồn thông tin nhiều khi
chưa được kiểm chứng, vô cùng nhiễu loạn, một số nhà báo chưa kiểm chứng
thông tin đã khai thác lấy ngay là đề tài, kéo theo những hậu quả phía sau: Viết sai
sự thật, thơng tin thiếu,..
Điển hình là vụ thơng tin nước mắm có chưa thạch tín. Vụ việc sau khi làm sáng
tỏ, báo Thanh niên cùng hàng loạt nhà báo phải chịu trách nhiệm trước việc đưa
thông tin sai lệch.
Nguồn ảnh: Báo Người lao động
16
Thêm vào đó, khơng tránh khỏi có bộ phận nhỏ nhà báo chạy theo đám đơng,

thấy trên mạng xã hội đang có trào lưu gì, kể cả trào lưu “vớ vẩn” cũng chạy theo
viết bài, tung hơ,…
Vì Mạng xã hội là mơi trường khá tự do, nên khơng ít người đã lợi dụng những
kẽ hở để giả mạo tài khoản nhà báo, đưa ra những tin tức, bài viết tiêu cực, ảnh
hưởng đến hình ảnh của nhà báo.
17


C. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA NHÀ
BÁO VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Gia tăng các tài khỏan cá nhân, nhóm liên quan đến báo chí trên mạng
Theo cuộc khảo sát vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 do Trung tâm bồi dưỡng
nghiệp vụ Báo chí, trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam tiến hành đã đưa ra kết luận:
Có tới 96,89% nhà báo Việt Nam có tài khoản Facebook, trong đó những nhà báo
trẻ mới vào nghề là dùng nhiều hơn cả. (Nguồn: Tạp chí Người làm báo điện tử,
link: )
Trên các trang mạng xã hội, đặc biệt phải kể đến Facebook, chỉ cần gõ ơ tìm
kiếm những từ khóa như “Diễn đàn nhà báo”, “Nhà báo”…là ngay lập tức hiện ra
hàng trăm, hàng nghìn kết quả liên quan. Điều đáng vui mừng là đa phần những
tài khoản trên mạng của nhà báo, hoặc những nhóm liên quan đến báo chí đều nhận
được sự quan tâm lớn của cơng chúng, trong đó điển hình như nhà báo Hồng
Minh Trí (Cu Trí).
18
Ảnh: Nhiều tài khoản cá nhân, nhóm liên quan đến báo chí trên mạng xã hội
19
Cũng chính vì lẽ đó, khơng ít kẻ gian đã lợi dụng lập tài khoản giả danh nhà báo
nhằm mục đích xấu như xuyên tạc hủy hoại danh dự nhà báo, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của Báo chí nói chung và bản thân các nhà báo nói riêng.
Ảnh: Rất nhiều tài khoản giả mạo nhà báo Lại Vân Sâm (nhà báo KHƠNG có tài
khoản mạng xã hội).

2. Phát ngơn của nhà báo trên mạng xã hội
Việc nhà báo sở hữu cho mình một tài khoản mạng xã hội, “trút bầu tâm sự”
trên mạng là một việc làm không ai cấm và cũng khơng có quyền cấm. Vậy việc
20
phát ngơn của nhà báo trên mạng xã hội mâu thuẫn với chính sản phẩm họ đăng tải


trên các trang báo, là hành động nên hay không nên? Đúng hay không đúng?
Những bài viết được đăng tải trên mặt báo, ln ln phải đảm bảo tính khách
quan, trung thực. Thế nhưng thực chất, tồn tại “cái ngưỡng” nhất định mà người
làm báo không thể vượt qua. Trong nhiều trường hợp, sản phẩm của nhà báo là do
Tổng biên tập giao làm, và yêu cầu nhà báo phải làm theo một hướng nào đó, thế
nên họ lựa chọn mạng xã hội là nơi có thể “sống thật” với suy nghĩ của cá nhân
mình. Việc phát ngơn mâu thuẫn giữa tác phẩm đăng tải với với nội dung trên xã
hội có được phép hay khơng cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hậu quả xã hội
sau phát ngơn, có ảnh hưởng đến uy tín cơ quan báo chí đầu ngành khơng,…
Trong thời gian 5 năm đổ lại đây, có khơng ít phát ngơn “gây sốc” của những
nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan báo chí uy tín gây phẫn nộ cơng chúng. Có
thể kể đến phát ngơn có phần “tục” của MC Thanh Vân về những sai sót của VTV
hay phát ngơn bị ném đá dữ dội của MC Thanh Huyền (Phóng viên chuyên mục
Thể thao 24/7) trên mạng xã hội.
21
Ảnh: MC Thanh Vân không ngại “nói tục” trên trang cá nhân.
22
Ảnh; Phát ngơn của MC Thanh Huyền trên trang cá nhân khiến sự nghiệp của cơ
lao đao.
Thêm vào đó, việc mang lỗi của đồng nghiệp lên trên trang cá nhân của mình để
phân tích, để nói, có phải là hành động “khơng đẹp”, hay là hành động đáng nêu
gương khi dám công khai sửa sai cho nhau cũng là một vấn đề gây tranh cãi.
23

Ảnh; Nhà thơ, nhà báo Châu La Việt lên tiếng chỉ lỗi sai của VTV trên trang cá
nhân.
Thực chất của hành động này, có khi đơn thuần chỉ với dụng ý thực sự muốn
đóng góp ý kiến và sửa sai cho nhau, đứng dưới góc nhìn này, việc đưa lỗi sai của


đồng nghiệp ra nói, hồn tồn có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, nếu lỗi sơ sót
ấy mang ảnh hưởng lớn đến lợi ích của cả cơ quan báo chí, thì việc trực tiếp đưa
lên mặt trang mạng nên xem xét lại.
24
D. KỸ NĂNG THAM GIA MẠNG XÃ HỘI CỦA NHÀ
BÁO
1. Bộ quy tắc ứng xử của nhà báo khi tham gia mạng xã hội
Trước nhất, dù ở đâu, hồn cảnh nào, nhà báo ln ln phải thực hiện đầy đủ
10 điều đạo đức người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam cơng bố vào năm 2016
(có hiệu lực vào 1/1/2017). Đó là:
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của
đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền
và các quy định của pháp luật Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy,
quy chế của cơ quan báo chí nơi cơng tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Bảo vệ
công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia
rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc và tình đồn
kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm
phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức
và cá nhân.

25
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương
tiện truyền thông khác.


Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí một nguồn tin theo quy định của pháp
luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ,
phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chun nghiệp và hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị
văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định
trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm
của người làm báo. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online. Link:
)
Theo đó, ngoài 10 điều trên, Hội Nhà báo Việt Nam cũng nhấn mạnh, khi
tham gia vào mạng xã hội, nhà báo cần điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp.
2. Nhà báo tham gia mạng xã hội như thế nào để đạt hiệu quả
Nhà báo phải biết biến mạng xã hội thành cơng cụ phục vụ đắc lực cho q trình
sáng tạo tác phẩm của mình, tuyệt đối khơng để bị cuốn theo dư luận trên mạng xã
hội, bị mạng xã hội chi phối. Muốn vậy, nhà báo cần:
Luôn luôn khách quan trong mọi vấn đề, đứng ngoài các luồng dư luận trên
mạng xã hội để đánh giá, nhìn nhận vấn đề; từ đó phản ánh một cách trung
thực những vấn đề đặt ra.
26
Trước mạng lưới thông tin dày đặc trên mạng xã hội, nhà báo cần cảnh giác
trước những thông tin nhiễu loạn; người làm báo phải biết cân nhắc kỹ
lưỡng xem có nên viết đề tài đó hay khơng, nếu viết có ảnh hưởng xấu tới ai
khơng? Có đả động đến mặt chìm của chính trị hay khơng,…

Nhà báo cần bảo mật cho tài khoản cá nhân của mình trên mạng xã hội để


tránh trường hợp bị lấy mất tài khoản, giả mạo tài khoản,….
Nhà báo cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo cơng nghệ, am
hiểu pháp luật để có thể đối phó với những tình huống liên quan đến vi phạm
quyền riêng tư trên mạng xã hội.
3. Những lưu ý khi nhà báo phát ngôn trên mạng xã hội
Ở nước ngồi, đối với các hãng thơng tấn, hãng tin lớn như BBC, AP, người ta
đưa ra quy định bắt buộc thông tin của nhà báo trên mặt Báo phải thống nhất tuyệt
đối với thông tin trên tài khoản mạng xã hội. Tuy nhiên ở Việt Nam, với tinh thần
đề cao tự do ngơn luận, việc bắt buộc thống nhất hồn tịan, khơng có quy định rõ
ràng rằng nhá báo phải tuân theo quy tắc riêng nào. Tuy nhiên, khi phát ngôn, các
nhà báo nên lưu ý một số điếu sau:
Luôn giữ cái đầu lạnh trước khi phát ngôn.
Đủ kỹ năng để phân biết thơng tin sai lệch.
Biết phân tích dư luận theo nhiều hướng, nhiều chiều khác nhau.
Ứng xử một cách tinh tế. Những sai sót của đồng nghiệp là sai sót lớn ảnh
hưởng đến lợi ích quốc gia, nên đưa lên mạng xã hội để cùng dư luận xã hội
lật lại vấn đề, nhưng đưa một cách thiện chí chứ khơng trù dập, để có thể
vừa chỉ cái sai cho người ta, vừa tạo lập hình ảnh người đó trước mắt cơng
chúng; Cịn đối với những sai sót nhỏ, nên chỉ ra trực tiếp cho họ một cách
nhẹ nhàng, tế nhị trước khi đem lên mạng xã hội .
27
Báo chí có tác dụng định hướng dư luận xã hội nhưng tuyệt đối khơng được
phép “chính thống hóa” thơng tin, biến những cái khơng có thật, sai sự thật
thành tin tức đưa đến cơng chúng. Điều đó đồng nghĩa với lừa dối.
Nhà báo cần phát ngơn có trách nhiệm, khơng đưa những thơng tin mâu
thuẫn với cơ quan báo chí (nếu có) lên mạng xã hội.
Ln ghi nhớ, trách nhiệm của nhà báo trước pháp luật còn cao hơn nhiều so



với người dân, nên hãy biết cân nhắc đến lợi – hại, hậu quả xã hội trước khi
phát ngôn bất cứ điều gì,
28
TIỂU KẾT
Sức mạnh của dư luận nói chung và dư luận trên mạng xã hội nói riêng là vô
cùng to lớn, nên việc tham gia mạng xã hội hiện nay của các nhà báo là điều cần
thiết. Và mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Biết khai thác đúng cách, đủ tỉnh táo để
phân tích các luồng dư luận trên mạng, sẽ đem đến cho nhà báo những đề tài vô
tận, những nguồn tin tin cậy từ dân, những nội dung mới, thời sự, nhanh chóng,
góp phần định hướng xã hội; và ngươc lại, nếu bị đồng tiền cám dỗ, bị dư luận xã
hội cuốn trôi, nhà báo sẽ trở thành nạn nhân của mạng xã hội, bị bóp méo về nhân
cách, đạo đức.
Trên đây là những tìm hiểu của tơi xung quanh đề tài “Nhà báo ứng xử với dư
luận trên truyền thông mạng xã hội như thế nào?”. Trong q trình hồn thành
tiểu luận, khơng tránh khỏi những sai sót về mặt kiến thức và hình thức trình bày,
rất mong nhận được những ý kiến, chỉ bảo từ PGS. TS. Đinh Thị Thu Hằng, các
thầy cô chuyên môn và các bạn sinh viên!
29
PHỤ LỤC (TÀI LIỆU THAM KHẢO)
1. Giáo trình “ Báo chí và dư luận xã hội”, PGS. TS. Nguyễn Văn Dững.
2. “Những vấn đề của Báo chí hiện đại”, TS. Hồng Đình Cúc – TS. Đức
Dững.
3. “Cảnh giác với tự do báo chí”, PGS. TS. Nguyễn Văn Dững.
4. Hội Nhà báo Việt Nam: />5. Báo điện tử Tiền Phong: />6. Báo điện tử VnEpress:
7. Báo điện tử Thanh niên online:


8. Báo điện tử Dân trí:

9. Báo điện tử Vietnamnet:
10.Thời báo kinh tế:
11.Báo điện tử Người Lao Đông Online:
12.Báo điện tử Đời sống và Pháp luật:
13.Báo điện tử Tuổi Trẻ Online:
14.Báo điện tử Zing: />15.Báo điện tử Pháp luật Plus: />16. Các thông tin thu thập qua các tài khoản mạng xã hội của các nhà báo cùng
nhân vật.



×