Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

tiểu luận dân sự hình thức của di chúc ở nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.77 KB, 21 trang )

MỤCLỤC
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................2
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
6. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................3
B. NỘI DUNG ........................................................................................................4
I. Khái quát chung về di chúc và thừa kế theo di chúc........................................4
1. Khái niệm di chúc và điều kiện để di chúc hợp pháp.....................................4
2. Thừa kế theo di chúc ......................................................................................6
II. Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 .....................7
1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về hình thức di chúc ở Việt Nam 7
2. Phân tích hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 .......8
2.1 Di chúc bằng văn bản ....................................................................................8
2.2 Di chúc miệng ..............................................................................................12
3. Vai trị của hình thức di chúc đối với việc thực hiện pháp luật về thừa kế ..16
III. Liên hệ thực tiễn vấn đề về hình thức của di chúc ở nông thôn Việt Nam17
1. Những vấn đề bất cập ...................................................................................17
2. Nguyên nhân ................................................................................................18
3. Hướng giải quyết ..........................................................................................19
C. KẾT LUẬN ......................................................................................................20
DANH M C T I LI U THAM KH O ...................................................................21





































































































Ệ






























1


1. Lí do chọn đề tài
Trong q trình lao động sản xuất, con người tạo ra rất nhiều vật chất đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt riêng của mỗi người. Xã hội ngày càng phát triển, con người lao động
làm việc càng có năng suất, kéo theo của cải dư thừa. Vì vậy việc định đoạt tài sản
của mình trước khi qua đời thông qua việc lập di chúc là một nhu cầu tất yếu và có từ
lâu đời; bởi di chúc thể hiện chính xác nhất di nguyện cuối cùng của người để lại tài
sản. Thấy được tầm quan trọng của di chúc, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 dành cả
một chương (chương XXII) với 25 Điều (từ Điều 624 đến 648) để nói về thừa kế theo
di chúc. Trong đó, hình thức di chúc là một yếu tố quan trọng đảm bảo di chúc hợp
pháp theo pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề đảm bảo hình
thức di chúc vẫn cịn nhiều bất cập, các vụ án về thừa kế theo di chúc vẫn xảy ra
thường xuyên. Điều này được nhiều Nhà làm luật, nhà bình luận luật hay các học giả
quan tâm. Cá nhân em xét thấy đa số mọi người chỉ quan tâm đến hình thức di chúc
nói chung chứ chưa đi sâu vào cụ thể ở các khu vực khác nhau; điển hình là hình thức
di chúc ở nơng thơn cịn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết thỏa đáng. Chính vì lẽ
đó, em xin lấy đề tài cho bài tiểu luận đó là: “Hình thức của di chúc theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015. Liên hệ thực tiễn vấn đề về hình thức di chúc ở nông
thôn Việt Nam”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
− Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015(BLDS 2015)
− Vấn đề về hình thức di chúc ở nơng thơn Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ nội dung cơ bản về hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2015. Từ đó nghiên cứu thực tiễn vấn đề hình thức di chúc ở nơng thơn để tìm ra
những bất cập, nguyên nhân cốt lõi, đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm
đảm bảo cho hoạt động thừa kế theo di chúc trở nên hợp pháp.


























2










A. MỞ ĐẦU


− Khái quát di chúc và thừa kế theo di chúc
− Tìm hiểu quá trình phát triển hình thức di chúc qua các thời kì trong lịch sử Việt
Nam
− Phân tích các hình thức di chúc cụ thể theo Bộ luật dân sự 2015 và vai trị của
các hình thức đối với thực hiện pháp luật về thừa kế
− Đánh giá thực trạng hình thức di chúc ở nơng thơn Việt Nam, tìm ra nguyên
nhân và giải pháp khắc phục
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu là chính, đồng thời kết hợp lý
luận và thực tiễn, tham khảo nguồn internet, phân tích số liệu thống kê,..
6. Tình hình nghiên cứu
Tài liệu tham khảo về hình thức di chúc nói chung rất phong phú và đa dạng. Bên
cạnh đó chưa có tài liệu đánh giá một cách chuyên sâu về hình thức di chúc ở các vùng
nơng thơn. Vì vậy vẫn cịn nhiều tri thức thực tiễn khác mà bài tiểu luận chưa đề cập
đến em mong quý thầy cô thông cảm ạ.





























3







4. Nhiệm vụ nghiên cứu



I. Khái quát chung về di chúc và thừa kế theo di chúc
1. Khái niệm di chúc và điều kiện để di chúc hợp pháp
Thuật ngữ di chúc đã xuất hiện rất sớm với những tên gọi khác nhau như: lời
dặn, chúc thư, chúc ngôn,…, đồng thời khái niệm di chúc còn được hiểu với nhiều
phương diện khác nhau
Về mặt ngữ nghĩa, di chúc được hiểu là ý nguyện của cá nhân khi còn sống
muốn người khác thực hiện ý nguyện của mình sau khi chết, đặc biệt là về việc xử lý
tài sản của mình sau khi chết.
Trong BLDS 2015 khái niệm di chúc đã được khái quát ngắn gọn theo điều 624
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết.”
Từ khái niệm trên ta rút ra được đặc trưng của di chúc là:
− Sự thể hiện ý chí đơn phương, tự nguyện của cá nhân
− Mục đích của di chúc phải nhằm dịch chuyển tài sản của người lập di chúc cho
người khác sau khi chết
− Về nguyên tắc, di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật khi người để lại di sản thừa
kế chết
Để được thừa nhận là di chúc hợp pháp, di chúc phải đáp ứng được những điều kiện
sau đây:
Thứ nhất, người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự vì vậy người đó phải có
đủ 2 u cầu cơ bản đó là:
− Yêu cầu về độ tuổi.













































4







B. NỘI DUNG


Chỉ những người từ đủ mười tám tuổi trở lên mới có quyền lập di chúc. Đối với những
người chưa đủ mười tám tuổi nhưng đã từ đủ mười lăm tuổi, nếu muốn lập di chúc thì
phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
− Yêu cầu về nhận thức.
Bên cạnh yếu tố về độ tuổi, yếu tố nhận thức là một điều kiện không thể thiếu trong
việc xác định năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc. Nếu trong lúc lập di chúc
người đó khơng thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì di chúc đó sẽ bị coi
là khơng hợp pháp.
Tại điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 đã quy định:
“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc”.
Thứ hai, người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện
Di chúc sẽ bị coi là khơng có sự tự nguyện của người lập di chúc nếu:
− Người lập di chúc bị lừa dối.

Nghĩa là trong thực tế có thể có sự lừa dối của một người khác đối với người lập di
chúc nhưng nếu người lập di chúc vẫn định đoạt theo mình, khơng suy nghĩ theo sự
lừa dối của người đó thì di chúc vẫn được coi là hợp pháp.
− Người lập di chúc bị đe dọa.
Hành vi đe doạ chỉ được coi là căn cứ để xác định di chúc vô hiệu khi hành vi đó là cố
ý, nhằm đạt được một mục đích nhất định và phải nghiêm trọng đến mức người bị đe
dọa buộc phải lập di chúc theo yêu cầu của người đe dọa mà khơng cịn một sự lựa
chọn nào khác.
Ví dụ: A (là rể của ơng C) đe dọa ơng C nếu khơng chia tài sản cho mình thì sẽ làm hại
chị B (là con của ơng C và là vợ của A). Nếu ông C lập di chúc theo như sự sắp đặt
của A chứng tỏ bản di chúc này bị vô hiệu do người lập di chúc bị đe dọa.









































5


− Người lập di chúc bị cưỡng ép.
Nếu sự đe dọa là tác động làm cho người bị đe dọa sợ hãi thi hành vi cưỡng ép thường
là việc dựa vào hoàn cảnh đặc biệt của người để lại di sản để dồn ép người đó phải
miễn cưỡng lập di chúc theo mục đích của người cưỡng ép.
Thứ ba, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Nội dung của di chúc là tổng hợp các vấn đề mà người lập di chúc đã thể hiện trong di

chúc đó. Vì vậy, một di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu sự thể hiện trên không vi
phạm những điều luật đã cấm và không trái với chuẩn mực ứng xử đang được cộng
đồng thừa nhận.
Do vậy điều kiện nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật cần hiểu theo
hướng điều khoản tổng hợp ý chí của người lập di chúc không rơi vào các trường hợp
cấm được liệt kê trong các văn bản luật cụ thể. Việc quy định nội dung của di chúc
không vi phạm điều cấm của luật là điểm mới của BLDS 2015.
Thứ tư, hình thức của di chúc khơng trái quy định của luật
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành
văn bản. Di chúc miệng phải được người làm chứng ghi lại thành văn bản và phải
được công chứng hoặc chứng thực chậm nhất là sau năm ngày, kể từ ngày người lập di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng. Di chúc khơng có chứng thực, cơng chứng, xác
nhận chỉ được coi là hợp pháp nếu do người lập di chúc tự tay viết.
2. Thừa kế theo di chúc
Điều 609 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo
di chúc hoặc pháp luật”.
Như vậy thừa kế di sản nói chung là q trình dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài
sản của người đã chết cho người còn sống. Nếu việc dịch chuyển được thực hiện theo
hàng thừa kế điều kiện và trình tự thừa kế theo pháp luật quy định thì đó là thừa kế
































6


theo pháp luật. Mặc khác, nếu việc dịch chuyển này được thực hiện trên ý chí tự
nguyện của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại thì việc chuyển dịch này
theo phương thức thừa kế theo di chúc. Do đó đối tượng được hưởng thừa kế theo di
chúc khơng chỉ có thể là cá nhân mà cịn có thể là cơ quan, tổ chức.

II. Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về hình thức di chúc ở Việt Nam
Hình thức di chúc trong bộ luật Hồng Đức
Pháp luật dưới thời Lê có thừa nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và
thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 390 Quốc triều hình luật thì cha mẹ nhiều tuổi về
già phải có trách nhiệm lo làm chúc thư để lại tài sản cho con cái. Di chúc được viết
dưới dạng văn bản được gọi là chúc thư.
Hình thức di chúc trong bộ luật Gia Long
So với thời Lê, thời Nguyễn mà cụ thể là trong bộ Hoàng Việt luật lệ có rất ít các chế
định liên quan đến thừa kế. Đối với hình thức thừa kế theo di chúc thì trong Hồng
việt luật lệ khơng quy định mà chỉ quy định về người thừa kế theo di chúc có quyền
hưởng di sản sau khi cha mẹ chết (Mục 10 quyển 6 Hộ luật)
Hình thức di chúc dưới thời Pháp thuộc
Pháp luật thời kì này cơng nhận hai hình thức chia thừa kế là chia theo di chúc và chia
theo pháp luật.
Hình thức di chức từ 1945 đến nay
Vấn đề hình thức của di chúc chưa được đề cập nhiều trong pháp luật giai đoạn 1945
đến thời kì đổi mới. Trong Thông tư số 81 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế
ban hành ngày 24/ 7/1981; Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990; trong BLDS 1995 ,
BLDS 2005 và trong cả BLDS 2015 đều quy định về hình thức di chúc; có 2 hình thức
di chúc đó là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.






































7



Hình thức di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc; là căn
cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi
cho người được chỉ định trong di chúc. Đây là mối quan hệ dân sự phát sinh liên quan
đến tài sản; vì thế BLDS 2015 chia rõ di chúc có 2 hình thức: một là hình thức văn
bản, hai là hình thức miệng.
Dù thể hiện trong hình thức nào thì di trong di chúc phải có đủ các nội dung chính sau:
− Ngày, tháng, năm lập di chúc;
− Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
− Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
− Di sản để lại và nơi có di sản.
Di chúc khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì
mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm
chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

2.1 Di chúc bằng văn bản
Đây là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (có thể viết tay, đánh máy
hoặc in), được chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tùy vào những trường hợp cụ thể mà BLDS 2015 quy định.
Theo Điều 628 BLDS 2015 di chúc bằng văn bản gồm:
− Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng
− Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
− Di chúc bằng văn bản có cơng chứng
− Di chúc bằng văn bản có chứng thực
a) Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng






















































8









2. Phân tích hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2015



Điều 633 BLDS 2015 quy định người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Theo đó, điều kiện có hiệu lực của di chúc được xác định như sau:
− Di chúc phải là di chúc viết tay;
− Di chúc phải do chính người lập di chúc tự tay viết;
− Người lập di chúc tự tay ký vào bản di chúc.
Di chúc tự tay người để lại di sản viết và ký tên vào là hình thức thể hiện đúng nhất
tâm nguyện của người để lại di sản thừa kế. Bởi trong trong trường hợp này, nội dung
di chúc là sự phản ánh trực tiếp suy nghĩ, ý chí của người lập di chúc mà khơng qua
một cá nhân trung gian nào khác. Khi người lập di chúc tự tay viết cũng chứng minh
được rằng khi đó họ vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn trong quá trình viết di chúc. Vì vậy
nó đáp ứng đủ các điều kiện để một di chúc hợp pháp.
b) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp người
lập di chúc khơng tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ
người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm
chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những
người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di
chúc và ký vào bản di chúc”. Đồng thời việc lập di chúc bằng văn bản có người làm
chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định này thì người lập di chúc có thể tự đánh máy hoặc có thể nhờ
người khác viết hộ, đánh máy hộ di chúc. Tuy nhiên, di chúc do người lập di chúc tự
đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ, đánh máy hộ chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng
đầy đủ các điều kiện sau:
− Phải là ý chí của người để lại di sản và được thể hiện dưới dạng văn bản.
− Di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng mới được coi là hợp lệ. BLDS
2015 không quy định rõ người làm chứng phải làm chứng những gì nhưng có




































9


chúc (người để lại di sản) và người viết hộ di chúc. Việc quy định 2 người làm
chứng góp phần hạn chế những ý muốn chủ quan của một cá nhân nào đó nhằm
làm sai đi ý nguyện của người lập di chúc. Đây là một điểm rất hợp lí được các
nhà làm luật đúc kết ra.
− Di chúc phải được người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt những
người làm chứng. Điều này thể hiện tính công khai, rõ ràng minh bạch trong di
chúc; là căn cứ xác nhận di chúc được viết ra như đúng ý nguyện của người để
lại di sản.
− Những người làm chứng xác nhận làm chứng việc lập di chúc và ký tên vào bản
di chúc. Khi đó người làm chứng phải có trách nhiệm liên quan đến các vấn đề
phát sinh về xác thực tính chính xác của bản di chúc.
➢ Từ đó có thể rút ra di chúc bằng văn bản có người làm chứng có 3 giai đoạn
Một là người lập di chúc tuyên bố ý chí
Hai là người lập di chúc và người viết hộ soạn thảo nội dung di chúc
Ba là người lập di chúc cùng 2 người làm chứng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản
di chúc
c) Di chúc bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực
Sau khi lập di chúc người lập di chúc tự mình đem bản di chúc đó đến tổ chức
hành nghề công chứng, yêu cầu công chứng viên chứng nhận vào bản di chúc của
mình hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu người có thẩm quyền chứng thực vào
bản di chúc của mình. Như vậy mới được gọi là di chúc bằng văn bản có cơng chứng
hoặc chứng thực.
Di chúc chỉ bắt buộc phải công chứng nếu đó là di chúc của người bị hạn chế về
thể chất hoặc của người không biết chữ. Đối với các trường hợp khác, di chúc không
bắt buộc phải công chứng hay chứng thực. Miễn là đáp ứng đủ các điều kiện về chủ
thể, nội dung… đều được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, việc công chứng di chúc thể hiện
tính pháp lý cao nhất của di chúc so với các trường hợp lập di chúc bằng văn bản khác.





























10














thể hiểu người làm chứng phải làm chứng đúng những hành vi của người lập di


hoặc chứng thực bản di chúc theo Điều 635 BLDS 2015
Theo đó, người lập di chúc có thể chọn một trong hai cách sau đây để công chứng
chứng thực bản di chúc của mình
− Di chúc bằng văn bản được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã quy định phải tuân theo thủ tục của Điều 636 BLDS 2015
Một là, đối với thể thức thông thường, người lập di chúc tuyên bố nội dung của
di chúc trước cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân
dân cấp xã. Cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân
dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di
chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép
chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Cơng chứng viên hoặc người có thẩm
quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Hai là, đối với thể thức đặc biệt được áp dụng trong trường hợp người lập di
chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc khơng điểm
chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công

chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cơng
chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng
nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
− Di chúc bằng văn bản do công chứng viên lập tại chỗ được quy định tại khoản 1
Điều 639 BLDS 2015: “Người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng viên tới
chỗ ở của mình để lập di chúc”.
Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ trong một số trường hợp nhất định, công chứng viên mới có
thể đến chỗ ở của người để lại di sản để lập di chúc (xem khoản 2 Điều 44 Luật công
chứng năm 2014). Về cách thức, thủ tục lập di chúc dưới thể thức này tương tự như
cách thức, thủ tục lập di chúc bằng văn bản tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy
ban nhân dân cấp xã.























11







Vì vậy mà pháp luật dân sự cho phép người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng


di chúc được công chứng hoặc chứng thực, bao gồm:
− Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội
trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực
− Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ
huy phương tiện đó
− Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng
khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó
− Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dị, nghiên cứu ở vùng
rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị
− Di chúc của cơng dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận của cơ quan
lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đỏ
− Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù,
người đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó
Lưu ý đối với di chúc bằng văn bản:
− Di chúc của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản.

− Di chúc khơng có chứng thực, công chứng xác nhận chỉ được coi là hợp pháp
nếu do người lập di chúc tự viết.

2.2 Di chúc miệng
a) Khái niệm
Di chúc miệng (hay còn gọi là chúc ngơn) là tồn bộ ý chí của người lập di
chúc thể hiện bằng lời nói lúc cịn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho
người khác sau khi mình chết.









































12









Ngồi ra, theo Điều 638 BLDS 2015 quy định thì di chúc bằng văn bản có giá trị như



chúc bằng văn bản, nghĩa là khi đó tính mạng của người để lại di sản đang trong tình
trạng bị cái chết đe doạ và không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới có thể lập di
chúc bằng miệng. Ví dụ như một người đang trong tình trạng nguy kịch do bị tai nạn
giao thông, khi họ biết mình khơng thể qua khỏi thì họ có thể căn dặn, trăn trối cho
những người họ tin tưởng đang có mặt khi đó về việc giao lại di sản cho các đối tượng
cụ thể, trong tình huống này di chúc bằng miệng được thiết lập. Tuy nhiên để tránh
trường hợp những người muốn nhận di sản thừa kế của người mất lừa dối, gian lận để
nhằm không thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản thì
di chúc miệng cần phải đảm bảo các điều kiện được quy định cụ thể trong Bộ luật dân
sự thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật. Như vậy giá trị pháp lý của di chúc miệng mới
được đảm bảo.

b) Điều kiện lập di chúc miệng
Điều kiện để di chúc miệng hợp pháp được quy định trong Điều 625, 629, 630, 632
của BLDS 2015 gồm 4 điều kiện
Thứ nhất, người lập di chúc phải đang trong tình trạng tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng.
Ví dụ như người để lại di chúc đang bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết...
Thứ hai, người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản
Trong nhiều trường hợp, người lập di chúc gặp sự cố bất ngờ ảnh hưởng đến tính
mạng thì việc lặp di chúc bằng văn bản rất khó khăn. Vì vậy đây là một trong những
điều kiện để các nhà làm luật chấp nhận cá nhân được lặp di chúc miệng.
Thứ ba, không thuộc trường hợp không được lặp di chúc miệng.
Trường hợp không được lặp di chúc miệng được quy định cụ thể tại Khoảng 3 Điều
630 của BLDS 2015 như sau : Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của
người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng
hoặc chứng thực.





























13






Thông thường di chúc miệng được tạo lập trong trường hợp không thể lập di


Thứ tư, cá nhân lập di chúc miệng phải là người thành niên.
Người thành niên theo quy định của pháp luật là người từ đủ 18 tuổi trở lên

c) Thủ tục lập di chúc miệng
Để lập di chúc miệng cần tiến hành 3 bước theo thứ tự sau đây:
Một là người lập di chúc tun bố ý chí: khi đó họ phải trong tình trạng theo Khoản 1
Điều 629 BLDS 2015 quy định
Hai là người làm chứng ghi chép lại nội dung dựa trên ý chí của người lập di chúc
Do di chúc miệng là di chúc mà người lập di chúc thể hiện ý chí định đoạt tài sản của
mình bằng lời nói, mặc dù được người làm chứng ghi lại nhưng người làm chứng có
thể truyền đạt lại lời di chúc miệng không đúng hoặc không phù hợp với ý chí, nguyện
vọng của người lập di chúc. Vì vậy để tăng chính chính xác của di chúc miệng BLDS
2015 đã quy định tại Khoản 5 Điều 630 như sau:
“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm
chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng
thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Vậy ai có thể là người làm chứng hay điều kiện đối với người làm chứng là gì? Theo
quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự năm 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho
việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
− Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
− Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
− Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.










































14


Một điểm cộng cho BLDS 2015 khi khắc phục được hạn chế của tại Điều 654 của
BLDS 2005 trước đây đó là người chưa đủ 18 tuổi, người khơng có năng lực hành vi
dân sự không thể làm chứng di chúc miệng cho người lập di chúc. Người khơng có
năng lực hành vi dân sự được quy định là người chưa đủ 6 tuổi. Trong khi đó “người
chưa đủ 18 tuổi” đã bao hàm ý này. Không những thế, quy định này của BLDS 2005
không bao quát được hết tất cả các trường hợp đó là những người đủ 18 tuổi trở lên
nhưng mắc các bệnh tâm thần, hay bệnh khác không thể nhận thức và làm chủ hành vi
cũng không thể nào làm chứng cho người lập di chúc một cách có căn cứ và chính xác
được. Đây là một hạn chế của BLDS 2005 về người làm chứng cho di chúc. Vì vậy
BLDS 2015 đã kế thừa và hoàn thiện hơn khi cho rằng người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự cả người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
đều khơng thể làm chứng cho người lập di chúc.
Ba là 2 người làm chứng ký hoặc điểm chỉ để xác nhận tính chính xác của di chúc.

d) Giá trị pháp lý của di chúc miệng
Từ các phân tích về hình thức của di chúc bằng văn bản cũng như di chúc bằng miệng,
ta xét thấy di chúc bằng miệng có tính pháp lý không cao bằng di chúc bằng văn bản.

Điều này xuất phát từ di chúc bằng miệng phải qua nhiều trung gian, sự truyền đạt ý
chí của người để lại tài sản có thể sẽ bị biến tấu đi ít hay nhiều bởi dân gian thường có
câu :“Tam sao thất bản”. Trong khi đó, di chúc bằng văn bản lại được ghi rõ chi tiết
từng nội dung và người lập di chúc đang trong tình trạng khoẻ mạnh nên việc truyền
đạt ý nguyện diễn ra dễ dàng hơn so với di chúc miệng (người lập di chúc phải đang
trong tình trạng tính mạng bị đe doạ). Vì vậy pháp luật luôn yêu cầu mọi người phải
viết di chúc bằng văn bản trừ trường hợp luật quy định trên.
Đồng thời, do giá trị pháp lý của di chúc miệng không cao nên các nhà làm luật đã dự
trù được trường hợp có thể hủy bỏ di chúc miệng để hạn chế tối đa việc lập di chúc
bằng miệng để đảm bảo thực hiện đúng nguyện vọng của cá nhân lập di chúc
Khoản 2 Điều 629 BLDS 2015: “Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người
lập di chúc cịn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”























15


trong trường hợp đó pháp luật cho phép lập di chúc miệng. Tương tự như vậy, vì thiếu
điều kiện khách quan, chủ quan mà công dân không thể lập di chúc bằng văn bản có
chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Họ lập di chúc bằng văn bản khơng
có người làm chứng vẫn được coi là hợp pháp. Trong thực tế có nhiều trường hợp do
người lập di chúc khơng am hiểu pháp luật hoặc có nhiều lí do khác nhau mà họ khơng
thể đến cơ quan công chứng, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để làm thủ tục
chứng nhận. Do đó, pháp luật vẫn cơng nhận di chúc khơng có chứng nhận, chứng
thực là di chúc hợp pháp nếu người lập di chúc hoàn tồn tự nguyện, minh mẫn, sáng
suốt, khơng bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép, nội dung không trái pháp luật, đạo đức
xã hội.
3. Vai trị của hình thức di chúc đối với việc thực hiện pháp luật về thừa kế
Để mọi người có thể hiểu được những suy nghĩ tâm tư nguyện vọng của mình,
con người ln phải thể hiện suy nghĩ ấy bằng một hình thức cụ thể. Đối với việc để
lại thừa kế cũng vậy, người lập di chúc phải thể hiện ý chí của mình thơng qua hình
thức là văn bản hoặc bằng miệng.
Hình thức của di chúc là yếu tố không thể thiếu bởi theo triết học hình thức và
nội dung ln có mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau. Nếu không có hình
thức di chúc mọi người sẽ khơng thể biết được tâm nguyện cuối cùng của một người
trước khi chết là gì. Tuy nhiên, khơng phải cứ thể hiện di chúc bằng văn bản hay bằng
miệng là được xem là hợp pháp và có hiệu lực. Hình thức di chúc sẽ được cơng nhận
hợp pháp khi nó đáp ứng được những quy định về hình thức của di chúc theo BLDS
2015. Việc quy định hình thức di chúc trong BLDS tạo tiêu chuẩn chung cho mọi
người có thể áp dụng một cách dễ dàng vào việc tạo một bản di chúc cho mình mà

khơng sợ vi phạm các điều luật. Bên cạnh đó cịn giúp di nguyện của một người để lại
mang tính pháp lý cao hơn so với lời dặn dị thiếu căn cứ xác thực.
Khơng chỉ vậy, khi di chúc được thể hiện ra một hình thức nhất định, chủ thể có
liên quan đến di chúc có thể hiểu rõ quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình từ thời điểm
mở di chúc là gì. Đây sẽ là căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ của một chủ thể đối với













16









Thực tế cho thấy không phải bao giờ cơng dân cũng có điều kiện để lập di chúc viết,



lập di chúc để lại. Đồng thời pháp luật sẽ xử lí hành vi vi phạm hình thức di chúc, cố ý
làm trái đi ý nguyện của người để lại di sản.
Đây chính là đối tượng mà pháp luật dân sự ln quan tâm và bảo vệ, vì vậy có
thể nói rằng hình thức di chúc đối với pháp luật thừa kế là rất quan trọng.

III. Liên hệ thực tiễn vấn đề về hình thức của di chúc ở nơng thôn Việt Nam
1. Những vấn đề bất cập
Đối với di chúc với hình thức văn bản.
Một số ít người vẫn chưa phân định rõ tài sản, điều này gây khó khăn trong việc
chia tài sản chưa được nhắc đến hay chủ thể có liên quan khơng nắm rõ quyền và
nghĩa vụ cụ thể của mình. Bên cạnh đó, đối với chủ thể đặc biệt không đọc, viết được,
hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được. Khi đó họ
cần người viết hộ và làm chứng, tuy nhiên vẫn có trường hợp người làm chứng lại
thuộc vào Điều 632 BLDS 2015 hay có người làm chứng nhưng di chúc lại chưa được
chứng thực. Đây là bất cặp lớn khiến di chúc không hợp pháp dẫn đến bị vơ hiệu, ý chí
cuối cùng của chủ thể khơng được thực hiện một cách trọn vẹn.
Đối với di chúc bằng miệng
Thực trạng chứng minh có rất nhiều trường hợp người để lại di sản thơng qua
lời nói vi phạm điều luật liên quan đến di chúc miệng. Họ là một người đang khỏe
mạnh, hoặc người đó được phục hồi sức khỏe trong thời hạn 3 tháng, hay đúng như
trong BLDS 2015 đó là ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không
thể lập di chúc viết. Các chủ thể được đề cập đã tạo di chúc miệng sai quy định có thể
vì lí do sau: Thứ nhất người dân hiểu nhầm là cá nhân nào cũng có thể lập di chúc
miệng; thứ hai họ thường có quan điểm lập di chúc miệng dễ thực hiện và thủ tục cũng
đơn giản; thứ ba tuy đáp ứng đúng về mặt chủ thể lập di chúc miệng nhưng người để
lại di sản nhưng người làm chứng không đúng quy định của luật hoặc thiếu người làm
chứng; thứ tư là nói đến nguyên nhân khách quan đó là sau khi phục hồi sức khỏe
nhưng người lập di chúc miệng chưa kịp chuyển đổi chúng thành văn bản nên di chúc























17














tài sản một cách hợp pháp. Qua đó hạn chế được những tranh chấp về tài sản mà người


thực hiện.
Ngồi ra cịn có vấn đề khơng để lại di chúc
Thực tiễn cho thấy, ở nơng thơn tình trạng cha mẹ mất không để lại di chúc cho
con xảy ra rất nhiều. Cụ thể ở quê em, khi con cái thành gia lập thất cha mẹ thường
tặng tài sản trực tiếp khơng qua giấy tờ. Tài sản nói đến ở đây chủ yếu là đất đai canh
tác, việc tách bằng khoán đất giấy phải qua nhiều bước phức tạp đồng thời đất chỉ cho
anh em trong nhà nên khi được chia tài sản họ cũng không tách tài sản một cách rõ
ràng. Vì một lí do khách quan hay chủ quan nào đó, qua một thời gian dài khi cha mẹ
mất đi, anh em trong nhà lại xảy ra mâu thuẫn tranh chấp tài sản cha mẹ để lại. Họ
cảm thấy không công bằng khi như vậy và đưa ra dẫn chứng đây là tài sản chung nên
cần thỏa thuận chia lại. Chính vì vậy, những người con thường tranh chấp và tự giải
quyết mà không nhờ cơ quan chuyên môn tư vấn giải quyết những việc về tài sản cha
mẹ để lại không thông qua di chúc.
2. Nguyên nhân
Xuất phát từ nguyên nhân người dân ở nông thôn chủ yếu lao động sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp nên phần lớn mọi người không đầu tư nhiều cho việc học.
Đồng thời cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật để tiếp cận thông tin cũng hạn chế hơn
so với thành phố. Vì vậy ở nơng thơn trình độ học vấn chưa cao, thông thường chỉ
dừng lại ở những cấp bậc học vấn cơ bản để phục vụ nhu cầu hằng ngày. Ở cấp tiểu
học, khơng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỉ lệ đi học chung (100,9%
so với 101,0%). Cấp học càng cao thì khoảng cách chênh lệch về tỉ lệ đi học chung
giữa thành thị và nông thôn càng lớn, cụ thể: ở cấp THCS, tỉ lệ đi học chung của khu

vực thành thị cao hơn tỉ lệ đi học chung của khu vực nông thôn là 3,4 điểm phần trăm;
mức chênh lệch này ở cấp THPT là 13,0 điểm phần trăm1. Khơng những vậy, chính
quyền địa phương chưa tạo điều kiện tối đa để nhân nhân tiếp cận với pháp luật như
chưa có các buổi họp dân giải đáp các vấn đề thắc mắc, chưa thông tin đại chúng rộng

1 Công bố kết quả tổng điều tra dân số năm 2019













18









miệng sẽ khơng có hiệu lực dẫn đến tâm nguyện của người lập di chúc không được



nắm rõ luật nên gặp khơng ít khó khăn trong việc tư vấn người dân. Vì vậy người dân
ở các vùng nông thôn chưa quan tâm hiểu hoặc hiểu không đúng về pháp luật nói
chung cũng như pháp luật về thừa kế nói riêng.
3. Hướng giải quyết
Việc khơng hiểu đúng về pháp luật thừa kế cũng là một bất cập chúng ta cần
phải quan tâm. Đầu tiên nếu không hiểu đúng pháp luật thừa kế cũng như hình thức
của di chúc sẽ dẫn đến di sản được để lại không như tâm nguyện cuối cùng của người
để lại di sản. Ngồi ra nó có thể mang đến nhiều hệ lụy, chẳng hạn như anh em mất
đoàn kết hay nặng hơn là vi phạm pháp luật. Vì vậy, cơ quan địa phương đóng vai trị
rất quan trọng để người dân có thể hiểu đúng hơn về pháp luật thừa kế nói chung cũng
như thừa kế theo di chúc nói riêng. Cơ quan địa phương cần có các bản di chúc mẫu để
người dân có thể dựa theo để viết, cần triển khai văn bản pháp luật quy định về hình
thức của di chúc cho người dân nắm vững. Cá nhân em nghĩ rằng nên có thêm các quy
định bắt buộc người để lại di sản lập di chúc để lại tài sản cho các chủ thể khác một
cách rõ ràng trừ các trường hợp đặc biệt. Như thế di sản để lại sẽ đảm bảo đúng như
nguyện vọng ý chí của người lập di chúc, tài sản được phân chia rõ ràng, đồng thời
tránh được những tranh chấp khơng đáng có xảy ra.










19






rãi pháp luật đến người dân. Một số cán bộ địa phương cịn thiếu chun mơn, chưa


Bài tiểu luận trên đã làm rõ được các nội dung cơ bản trọng tâm về hình thức
của di chúc theo Bộ luật Dân sự 2015. Đầu tiên ta thấy mọi cá nhân đều có quyền lập
di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo
pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. thừa kế theo di chúc là quá trình
dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của người đã chết cho người còn sống thực
hiện trên ý chí tự nguyện của người đã chết thể hiện trong di chúc. Do đó đối tượng
được hưởng thừa kế theo di chúc khơng chỉ có thể là cá nhân mà cịn có thể là cơ quan,
tổ chức; thừa kế theo di chúc không dựa trên cơ sở huyết thống. Chỉ có hai hình thức
thừa kế theo di chúc đó là hình thức di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.
Theo đó, hình thức di chúc bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn nên hình thức di
chúc bằng miệng chỉ áp dụng trong trường hợp ở Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015. Đồng
thời chúng ta cũng cần lưu ý những điều kiện về chủ thể của di chúc, người làm chứng
cho di chúc hay các trình tự thủ tục trong quá trình để lại di sản để khơng ảnh hưởng
đến bản di chúc của mình.
Bên cạnh vấn đề cơ bản được nhắc đến, ngay từ bây giờ chúng ta nên có thói
quen sống và làm việc theo pháp luật. Thường xuyên tìm hiểu pháp luật qua phương
tiện truyền thơng hoặc sách báo không những giúp mọi người vững kiến thức pháp
luật nói chung mà cịn hiểu rõ về thừa kế theo di chúc nói riêng. Để đảm bảo mọi
người thực hiện tốt những điều đó, chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng
trong việc kết nối pháp luật với người dân. Nhất là ở các vùng nơng thơn khó khăn.











20







C. KẾT LUẬN


DANH M C T I LI U THAM KH O

I. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự năm 2005
2. Bộ luật dân sự năm 2015
II. Tài liệu khác
1. Thanh Doan, Hình thức của di chúc theo pháp luật Việt Nam qua các thời
kì, 123doc, 2016
/>2. Huy Thắng, Công bố kết quả tổng điều tra dân số 2019, Tổng điều tra dân
số và nhà ở, 2019
/>3. Phạm Văn Tuyết, Hướng dẫn môn học luật dân sự tập 1, Nxb Tư pháp, Hà

Nội, 2017
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2017
5. Vũ Thị Hồng Vân, Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, Nxb Chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016
























Ệ
























21



×