Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận triết tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ ý thức đạo đức của sinh viên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.98 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần : Triết học Mác Lê-nin

ĐỀ TÀI 9 :
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý
thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Trọng Khanh
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Thu Thủy
Lớp
:
Mã sinh viên
:

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
Phần 1. Phần lý luận............................................................................................2
1.1. Khái niệm tồn tại xã hội............................................................................2
1.2. Khái niệm, kết cấu, các hình thái của ý thức xã hội...............................2
1.2.1. Khái niệm ý thức xã hội......................................................................2
1.2.2. Kết cấu ý thức xã hội...........................................................................2
1.2.3. Các hình thái của ý thức xã hội..........................................................3
1.3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội................................................3
Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân......................................................5


2.1. Liên hệ thực tế...........................................................................................5
2.1.1. Thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay..................5
2.1.2. Các giải pháp nâng cao ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam.............6
2.2. Liên hệ bản thân........................................................................................8
2.2.1. Nhận thức của bản thân về vai trò của ý thức đạo đức.....................8
2.2.2. Các biện pháp rèn luyện, nâng cao ý thức đạo đức của bản thân....9
KẾT LUẬN..........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................10


MỞ ĐẦU
Ý thức xã hội có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự tồn vong, phát triển
của đất nước. Nó là bàn đạp để đất nước phát triển đi lên trong q trình hịa
nhập quốc tế và cũng là yếu tố chính làm cho xã hội vẫn giữ được các phong
tục, nét đặc trưng mang đậm tính văn hóa của các vùng miền. Đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau
và quan hệ với xã hội chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân với truyền
thống và sức mạnh của dư luận. Chúng ta đang sống trong điều kiện kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cho nên con người chịu sự tác
động và ảnh hưởng không nhỏ của mặt ý thức đạo đức. Trong giai đoạn hiện
nay, nhiệm vụ giáo dục ý thức đạo đức mới lành mạnh, tiến bộ là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới ở nước ta, nhất là đối với thế
học sinh, sinh viên chúng ta. Với ý nghĩa đó, em đã lựa chọn đề tài: “Tính độc
lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt
Nam hiện nay”.
Nội dung của bài viết được dựa trên cơ sở chủ yếu là quan điểm chủ nghĩa
Triết học Mác-Lênin, ngồi ra cịn có các bài viết, bài báo của những tác giả có
tiếng khác và từ quan điểm, nhận thức, sự đánh giá của bản thân em. Bài viết sẽ
tập trung giải quyết vấn đề chính đó là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

và mối liên hệ ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra
cách thức và phương pháp rèn luyện ý thức đạo đức của bản thân.
Ý nghĩa lí luận: giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về ý thức xã hội cho
sinh viên. Ý nghĩa thực tiễn: nhằm vận dụng, liên hệ thực tiễn với ý thức đạo
đức từ đó đưa ra các biện pháp rèn luyện nâng cao ý thức đạo đức, giúp sinh
viên tự hoàn thiện bản thân hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Lê Trọng
Khanh, người đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập
và thực hiện bài tiểu luận này. Dù em đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức
và thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài tiểu luận này khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác. Bản thân em rất
mong nhận được những góp ý đến từ thầy để bài tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn.

1


NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách
quan, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong các
quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và
quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất,
điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số,… trong đó
phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Tồn tại xã hội khơng chỉ
quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà cịn quyết định cả nội dung là
hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được các hình

thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo những
cách thức khác nhau. Tuy nhiên, đến lượt mình, các hình thái ý thức này cũng
sẽ tác động, ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội.
1.2. Khái niệm, kết cấu, các hình thái của ý thức xã hội
1.2.1. Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để
giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội. Ý thức xã hội là
mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần
của xã hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình
thái kinh tế - xã hội của các giai cấp đã tạo ra nó.
1.2.2. Kết cấu ý thức xã hội
Ý thức xã hội có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với ý thức cá nhân, cũng
phản ánh đối tượng xã hội nhưng giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân vẫn có
sự khác nhau tương đối vì chúng thuộc hai trình độ khác nhau. Kết cấu của ý
thức xã hội có các cấp độ khác nhau như: Ý thức thông thường và ý thức lý
luận; tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm…
của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành
2


một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa,
khái quát hóa thành lý luận. Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã
được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày
dưới dạng những khái niệm, phạm trù, qui luật.
Tâm lý xã hội là toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống,
phong tục tập quán,…của một cá nhân, một cộng đồng người nhất định; là sự
phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã
hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị,pháp

luật, triết học, đạo đức, tôn giáo,…; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với
tồn tại xã hội. Mặc dù tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội thuộc hai trình độ
khác nhau của ý thức xã hội nhưng chúng có mối liên hệ qua lại và tác động
qua lại lẫn nhau.
1.2.3. Các hình thái của ý thức xã hội
Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau. Những hình thái của ý
thức xã hội bao gồm: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức
nghệ thuật ( ý thức thẩm mỹ ), ý thức tôn giáo, ý thức lý luận (ý thức khoa học),
ý thức triết học. Tính phong phú đa dạng của các hình thái ý thức xã hội phản
ánh tính phong phú đa dạng của đời sống xã hội. Trong những hình thái ý thức
xã hội có những hình thái gần với cơ sở kinh tế, với tồn tại xã hội hơn; có những
hình thái ý thức xã hội xa cơ sở kinh tế hơn.
1.3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ
động, mà cịn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống
kinh tế xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối
quan hệ với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội. Lịch sử xã hội loài
người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu, song ý thức xã hội do xã
hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Nguyên nhân thứ nhất là do tác động
mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người. Thứ hai là do
sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do tính lạc hậu, bảo thủ của
một số hình thái ý thức xã hội. Thứ ba là ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của
những tập đồn người, của các giai cấp nào đó trong xã hội. Các tập đồn hay
giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo
vệ và duy trì quyền lợi ích kỷ của họ, chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã
hội.
3



Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Triết học Mác – Lê nin thừa
nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.Thực tê, trong
những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng khoa học và triết học có thể vượt
trước tồn tại xã hội của thời đại rất xa. Sở dĩ ý thức xã hội có khả năng đó là
do nó phản ánh đúng những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất
của tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội có tính kế thừa. Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của
xã hội cho thấy rằng, các quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau
bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó.
Trong sự phát triển của mình, ý thức xã hội có tính kế thừa nên khơng thể giải
thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển
kinh tế và các quan hệ kinh tế xã hội. Giai cấp tiến bộ đang lên sẽ chọn kế
thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước; trái lại, giai cấp lỗi thời, đi
xuống bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo thủ, phản
tiến bộ để cố gắng tìm cách duy trì sự thống trị của mình.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội.Các hình thái ý thức
xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách thức khác nhau, có vai trị khác
nhau trong xã hội và trong đời sống của con người. Tuy nhiên, ở các thời đại
lịch sử khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau dù vai trị của các hình
thái ý thức xã hội khơng giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua lại
với nhau
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. Ph. Ăngghen viết: “Sự phát
triển của chính trị, pháp luật, triết học, tơn giáo, văn học, nghệ thuật,… đều
dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng
lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Vấn đề hồn tồn khơng phải là chỉ
có hồn cảnh kinh tế mới là ngun nhân, chỉ có nó là tích cực, còn tất cả
những cái còn lại đều chỉ là hậu quả thụ động” Sự tác động của ý thức xã hội
tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì
tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở
sự phát triển của tồn tại xã hội.


4


Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Liên hệ thực tế
2.1.1. Thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay
Ý thức đạo đức trong sinh viên ở nước ta có nhiều những hạn chế như thiếu
tu dưỡng và rèn luyện; thiếu tính tiên phong, tự giác; dính vào những tệ nạn xã
hội; vi phạm Pháp luật.
Hiện nay, tình trạng giới trẻ sống bng thả, không coi trọng giá trị đạo đức
đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã
đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng: sinh viên lôi bè kéo cánh để đánh
nhau, trẻ vị thành niên gây ra nhiều vụ án mạng. Cách đây khơng lâu người ta
chống váng vì những đoạn video clip học sinh viên đánh nhau ,đăng tải trên
Internet, trong khi đó, nhiều bạn ngồi thản nhiên xem mà khơng ra can ngăn.
Sau đó, dư luận lại đau lịng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường ở Việt
Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thơng.
Đáng báo động hơn, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hơn nhân
ngày càng tăng cao, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân khơng chỉ ảnh
hưởng của văn hóa phương Tây mà cịn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền
thống tốt đẹp của người Á Đông: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, cơng dung ngơn
hạnh… Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động. Hơn nữa,
một số đơng bạn trẻ đang chạy theo vịng xốy của “văn hóa tốc độ”. Từ những
sách báo khơng lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau
cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar
thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe cũng là
một trong những vấn đề đang được diễn ra ở nhiều nơi.
Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận
thức đúng đắn đối với việc học tập. Có những sinh viên cịn tỏ thái độ vơ lễ với

giảng viên: nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp, hỗn láo với thầy cơ,... Bố
mẹ, gia đình các bạn phải chăm lo từng bữa ăn cơm áo gạo tiền, thương con nên
gửi tiền trợ cấp cho con nhưng chúng lại ăn chơi, lao đầu vào các trò cá độ, lơ
đề, cờ bạc thậm chí là ma túy... Các bạn còn chạy theo lối sống phương Tây là
“sống thử”: Hai người chung sống với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy khơng
hợp thì chia tay, khi tình u xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì người phụ nữ
ln phải chịu tổn thương về cả tinh thần và sức khỏe và sẽ phải chịu những ánh
nhìn miệt thị từ gia đình và xã hội. Có nhiều sinh viên bị ảnh hưởng bởi quan

5


niệm “trẻ không chơi già hối hận”, không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ mà
đang liều lĩnh, phí phạm tuổi thanh xuân.
Bên cạnh đó, có những bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang
vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như:
robocon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi Olympic tốn và vật lí quốc tế... Và
vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc học tập, có những
bạn sinh viên xuất thân từ những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hồn
cảnh, nâng cao thành tích học tập. Ngồi việc học tập, các bạn còn đi làm thêm
kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, các bạn là những người tiếp thu và thực hành tốt
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.1.2. Các giải pháp nâng cao ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam
Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục
và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đó là động
lực, điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu
phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, coi trọng giáo dục đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý
thức trách nhiệm xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã
hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần tích cực vào sự nghiệp
phát triển giáo dục và đào tạo. Kết hợp giữa giáo dục xã hội, giáo dục gia đình
và giáo dục nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Các hệ thống
phát thanh truyền hình dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chương trình
giáo dục. Các ngành văn hóa, nghệ thuật, thơng tấn, báo chí có trách nhiệm
cung cấp những sản phẩm tinh thần có nội dung tốt cho việc giáo dục thế hệ trẻ.
Không để văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
Nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trị của tổ chức Đồn và Hội trong giáo
dục đạo đức cho sinh viên, phải phát huy hơn nữa tính chủ động tích cực của
mình, đặc biệt là trong việc tổ chức nhiều các hoạt động tập thể với hình thức
phong phú, đa dạng thu hút được nhiều sinh viên tham gia nhằm làm cho họ có
nhiều điều kiện tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
tham gia vào các hoạt động, tổ chức xã hội tạo sự gắn kết giữa cá nhân với cộng
đồng.
6


Thứ nhất, gắn công tác tuyên truyền với việc giảng dạy mơn học lý luận
chính trị, tích cực chăm lo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội
ngũ giảng viên giảng dạy mơn lý luận chính trị. Đây là một trong những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục, tuyên truyền tấm gương
đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sinh viên. Theo đó, cần có
chính sách xây dựng đội ngũ giảng viên chun về giảng dạy các mơn lý luận
chính trị đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng,
bố trí đội ngũ cán bộ, giảng viên đúng chuẩn và đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt
là phù hợp với những thay đổi trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, nhà trường
cần phải đổi mới về phương pháp, đa dạng về phương tiện giáo dục đạo đức, lối

sống sao cho hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn các em tham gia.
Thứ hai, phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên: Tự giáo
dục, rèn luyện đạo đức là quá trình mà trong đó sinh viên tự hồn thiện, tự biến
đổi, tự thích nghi với mơi trường và điều kiện sống. Sinh viên phải có ý thức tự
giác cao, có ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên và kiên quyết đấu tranh với
những thói hư, tật xấu của bản thân; phải biết biến những tri thức đạo đức đã
tiếp thu được từ gia đình, nhà trường, xã hội thành sự hiểu biết của bản thân,
thành tình cảm, niềm tin đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của chính
mình. Việc tu dưỡng, rèn luyện lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống được đặt
trong 3 mối quan hệ chủ yếu là: đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối
với mình các em cần rèn luyện thái độ nghiêm khắc với chính bản thân, chống
tự kiêu, tự mãn, phải rèn luyện điều tốt thành thói quen, có thái độ tự tin để có
nghị lực vươn lênt rong cuộc sống. Với mọi người, sinh viên cần có thái độ,
hành vi ứng xử đúng mực, khiêm nhường, có lòng nhân ái, đức bao dung, vị tha,
biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Đối với việc phải rèn luyện tính kiên trì,
nhẫn nại, trung thực học tập; say mê, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học;
không ngừng trau dồi đạo đức, tác phong, thực hành lối sống văn minh, tiến bộ.
Thứ ba, nêu cao hình tượng mẫu mực trong xã hội như: sinh viên tiêu biểu
có thành tích tốt, các nhà giáo tiêu biểu, vận động viên có thành tích tốt và đời
sống trong sáng gắn liền với việc làm rõ những cống hiến lớn lao của họ đối với
Tổ quốc, với nhân dân, đạo đức nhân phẩm của họ, lối sống của họ, sinh viên có
xu hướng chọn cho mình một mơ hình nhân cách, một mẫu người lý tưởng để
noi theo. Nên thường xuyên tổ chức cho sinh viên giao lưu với những người có
ý chí nghị lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống giáo dục đạo đức, lối sống
thông qua việc nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội là giúp cho sinh
viên xây dựng động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn. Bên cạnh đó, cần chỉ ra
7


và phê phán những gương xấu để sinh viên biết mà tránh. Đặc biệt là cần lên án

và có biện pháp ngăn chặn đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nhằm củng
cố niềm tin của sinh viên vào lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh trong nhà trường, khuyến khích hỗ
trợ sinh viên tham gia các sinh hoạt lễ hội truyền thống, các phong trào xã hội
và các sinh hoạt chính trị. Cơng tác này phải được thực hiện một cách có kế
hoạch, thường xuyên, liên tục. Điều này đúng với phương hướng và nhiệm vụ
chung mà Đảng đề ra “xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với
bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế
Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các mơn học pháp luật cho sinh viên. Tiếp thu,
tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngồi, phát triển các mơn khoa học xã
hội phù hợp với điều kiện của Nhà nước ta và quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước.
2.2. Liên hệ bản thân
2.2.1. Nhận thức của bản thân về vai trò của ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức có vai trị rất lớn trong đời sống xã hội. Đạo đức là vấn đề
thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng
đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội người ta ai cũng phải nghĩ về những
vấn đề đạo đức để tìm ra con đường cách thức và phương tiện hoạt động nhằm
kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng,từ đó đảm bảo cho sự tồn tại phát triển
của chính mình và cộng đồng.
Ý thức đạo đức rất quan trọng trong việc hình thành tư duy, suy nghĩ, lối
sống tích cực và lành mạnh, ý thức đạo đức là yếu tố cốt lõi để xây dựng và
hoàn thiện một con người có đạo đức tốt, nhân phẩm tốt, và một cơng dân có
ích cho xã hội. Ý thức đạo đức không chỉ là vấn đề của mỗi cá thể mà là trách
nhiệm và vấn đề cấp thiết đặt ra cho tồn cộng đồng, tồn dân tộc Việt Nam vì
vậy chúng ta phải cùng nhau chung tay, góp sức và tuyên truyền đến mọi người
về tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức đạo đức để cùng nhau xây dựng và
hoàn thiện nên một xã hội văn minh, phát triển, giàu lịng nhân ái, giàu tình u

thương…

8


2.2.2. Các biện pháp rèn luyện, nâng cao ý thức đạo đức của bản thân
Bản thân em cần bảo vệ lối sống trung thực, thẳng thắn, theo lối sống liêm
khiết,khiêm tốn và theo quan điểm của Đảng. Ngoài ra, cần cải thiện thay đổi sự
lười biếng, nói đi đơi với làm, khơng ỷ lại.
Tích cực học tập, lao động và sáng tạo thúc đẩy phát triển về năng suất, hiệu
quả, chất lượng đồng thời trân trọng những thành tích mà bản thân và người
khác làm ra.
Sau quá trình học tập thì em cần rút ra kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp
cải thiện, khắc phục nhằm hồn thiện chính bản thân mình. Biết tiếp thu những
cái mới, cái tiến bộ và loại bỏ những hạn chế, lạc hậu gây ảnh hưởng tới việc
học tập và làm theo tư tưởng đạo đức tốt hoặc không phù hợp với lối sống hiện
nay.
Thay đổi phương pháp phù hợp với việc học tập để cải thiện vốn hiểu biết,
nâng cao kiến thức trong học tập, đưa ra phương hướng để phấn đấu và rèn
luyện tu dưỡng về tư tưởng đạo đức.
KẾT LUẬN
Tồn tại хã hội ᴠà ý thức хã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của
đời ѕống хã hội. Vì ᴠậу công cuộc cải tạo хã hội cũ, хâу dựng хã hội mới phải
được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại хã hội ᴠà ý thức хã hội. Chỉ có
thể thực ѕự tạo dựng được đời ѕống tinh thần của хã hội хã hội chủ nghĩa trên cơ
ѕở cải tạo triệt để phương thức ѕinh hoạt ᴠật chất tiểu nông truуền thống ᴠà хác
lập, phát triển được một phương thức ѕản хuất mới trên cơ ѕở thực hiện thành
cơng ѕự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Ngày nay để xây dựng xã hội mới chúng ta cần có những con người mới,
những con người phát triển tồn diện cả đức và tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính

u đã từng nói: “Có tài mà khơng có đức thì là người vơ dụng, có đức mà
khơng có tài thì làm gì cũng khó”, Người ln ln lưu ý, nhắc nhở chúng ta
phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức làm gốc. Bở lẽ “tài” chỉ có thể
phát triển lâu bền trên nền của “đức”. Để phát triển xã hội bền vững, những nhà
giáo dục và những người có trách nhiệm phải có một hướng đi đúng đắn cho thế
hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức, cần định hướng để họ có một lý tưởng
sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp. Đồng thời, mọi người
cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những cách giáo
9


dục mới vào việc đào tạo thế giới trẻ. Giáo dục theo lối mới là giáo dục bằng
tình thương yêu, nâng đỡ. Cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trị, vị
trí của đạo đức sinh viên, coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng
đời sống đạo đức lành mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Giáo trình triết học Mác Lênin (dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý
luận chính trị) – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật (Hà Nội-2021)
Tài liệu trực tuyến
1. Tạp chí dân tộc của ủy ban dân tộc ( />2.Thực trạng vấn đề đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay
( />
10



×