Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.38 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn về tính khoa học của công
trình.
Đà Nẵng, ngày tháng 06 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè.
Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa
Tâm lý – giáo dục đã cung cấp cho em những kiến thức trong 4 năm học qua để
em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sỹ Phạm Thị Mơ – cô
giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá
trình làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các em học sinh ở trường Trung
Học Cơ Sở Nghi Kim – Thành Phố Vinh – Nghệ An đã giúp đỡ em trong quá
trình điều tra, thu thập dữ liệu thực tiễn.
Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp tôi trong thời gian học tập cũng như chia
sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình.
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày /06/2010
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………… … …… 1
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………3
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát ……………3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………4
5. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………… 4
6. Giả thuyết khoa học ………………………………………………………… 4
7. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………… 4
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới ……………………… 6
1.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài ………………………… 6
1.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở trong nước ………………………… 9
1.2. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài ……………………………… 12
1.2.1. Lý luận về thái độ …………………………………………………… 12
1.2.1.1. Các thuyết về thái độ ………………………………………………12
1.2.1.2. Khái niệm thái độ ………………………………………………….14
1.2.1.3. Đặc điểm của thái độ ………………………………………………17
1.2.1.4. Chức năng của thái độ …………………………………………… 18
1.2.1.5. Cấu trúc của thái độ ……………………………………………… 18
1.2.1.6. Cơ chế hình thành thái độ …………………………………………20
1.2.1.7. Phân loại thái độ ………………………………………………… 21
1.2.2. Lý luận về bạo lực học đường …………………………………………22
1.2.2.1. Khái niệm bạo lực …………………………………………………22
1.2.2.2. Khái niệm bạo lực học đường …………………………………… 23
1.2.2.3. Các hình thức bạo lực học đường …………………………………24
1.2.2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường …………………………………26
1.2.2.6. Hậu quả của bạo lực học đường ………………………………… 29
1.2.3. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học
đường ………………………………………………………………………… 31
1.2.3.1. Khái niệm học sinh THCS ……………………………………… 31

1.2.3.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS …………………32
1.2.3.3. Khái niệm “Thái độ của học sinh THCS đối với vấn đề bạo lực giữa
các học sinh với nhau” ………………………………………… …………….34
1.3. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học
đường ………………………………………………………………………… 35
Chương 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ………………………………………… 40
2.2. Các phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 40
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ………………………………… 40
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ……………………………………………….46
2.2.3. Phương pháp quan sát …………………………………………………47
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học …………………………………….…47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học
đường ………………………………………………………………………… 48
3.1.1. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt nhận
thức …………………………………………………………………………….48
3.1.2. Thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt
xúc cảm ……………………………………………………………………… 60
3.1.3. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt hành
vi ……………………………………………………………………………….66
3.2. Nguyên nhân thực trạng thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối
với vấn đề bạo lực học đường ……………………………………
……………….75
3.3. Giải pháp ………………………………………………………………… 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận …………………………………………………………………… 80
2. Khuyến nghị …………………………………………………………………81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHKH – XHNV : Đại học khoa học xã hội và nhân văn
ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội
ĐTB : Điểm trung bình
GD – ĐT : Giáo dục đào tạo
GDCD : Giáo dục công dân
HS – SV : Học sinh – sinh viên
NXB : Nhà xuất bản
PGS – TS : Phó giáo sư – tiến sĩ
SL : Số lượng
TP : Thành phố
HCM : Hồ Chí Minh
TB : Thứ bậc
TT : Thứ tự
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
3.1
Nhận thức của học sinh về biểu hiện của khái niệm bạo lực
giữa các học sinh với nhau theo kết quả chung
48
3.2
Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực giữa các học sinh
với nhau khi xét riêng từng biểu hiện
49
3.3
Nhận thức của học sinh về những loại hành vi bạo lực học
đường giữa các học sinh với nhau
51

3.4
Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ra bạo lực giữa
các học sinh với nhau
52
3.5
Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ra bạo lực giữa
các học sinh với nhau xét giới tính
55
3.6
Nhận thức của học sinh về hậu quả của bạo lực giữa các học
sinh với nhau
56
3.7
Nhận thức của học sinh về vai trò của gia đình, nhà trường các
tổ chức xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường
58
3.8
Tổng hợp đánh giá nhận thức chung của học sinh đối với vấn
đề bạo lực học đường giữa các học sinh
59
3.9
Cảm xúc của các em học sinh trước tình trạng bạo lực học
đường hiện nay
60
3.10
Cảm xúc của các em học sinh khi chứng kiến hành vi bạo lực
giữa các học sinh
61
3.11
Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị trí kẻ gây ra

hành vi bạo với học sinh khác
63
3.12
Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị người bị bạo
lực
64
3.13
Tổng hợp đánh giá chung mặt xúc cảm của học sinh đối với
vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh
65
3.14
Hành vi ứng xử của học sinh khi lâm vào các tình huống có thể
xảy ra bạo lực học đường
67
3.15 Hành vi ứng xử của học sinh khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè 68
Hành vi can thiệp của học sinh khi có hiện tượng bạo lực học
3.16 đường giữa các học sinh 70
3.17
Tổng hợp đánh giá chung mặt hành vi của học sinh đối với vấn
đề bạo lực học đường giữa các học sinh
72
3.18
Thái độ của học sinh trường đối với vấn đề bạo lực học đường
xét theo từng phiếu điều tra.
74
3.19
Nguyên nhân thực trạng thái độ của học sinh đối với vấn đề
bạo lực học đường
76
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT Tên biểu đồ Trang
3.1
Đánh giá chung thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực giữa
các em học sinh
73
3.2
Tổng hợp thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực giữa các em
học sinh thể hiện ở cả 3 mặt : nhận thức, tình cảm, hành vi
74
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ góp phần xây dựng
quê hương, đất nước giàu mạnh trong tương lai. Chính vì vậy mà giáo dục luôn là
quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay là
tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng. Hiện nay, nó đang là vấn
đề bức thiết và được xã hội quan tâm.
Bạo lực học đường không là một vấn đề mới mẻ nhưng thời gian gần đây
mới bùng phát một cách mạnh mẽ, mức độ và tính chất của hành vi này ngày
càng nguy hiểm. Bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo
dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ
học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo. Nó diễn ra không
chỉ ở thành phố mà còn ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra ở học sinh nam
mà còn cả học sinh nữ. Thật đau lòng khi bạo lực học đường còn xảy ra ở cả phái
nữ, vốn được mệnh danh là “phái yếu” Có thể nói, đây không phải là vấn đề
của riêng mỗi quốc gia nào mà đã trở thành vấn nạn của toàn cầu.
Thật vậy. Có lẽ chưa có đất nước nào thoát khỏi tình trạng bạo lực học
đường. Bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng mạnh; quy mô, cùng hậu quả của
nó cũng ngày càng nặng nề hơn trước đây rất nhiều lần, đặc biệt là bạo lực xảy ra
giữa các em học sinh với nhau. Đáng sợ hơn, các em còn dám quay lại cảnh mình

đánh đấm dã man, rồi công khai phát tán trên mạng internet, thách thức dư luận,
nhà trường và những nhà quản lí giáo dục. Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm
có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường.
Trên thực tế, con số đó đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học trở thành
vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo
lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành
vi này. Theo ông Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác HS-SV của
Bộ GD - ĐT thì theo báo cáo của 38/61 Sở GD - ĐT, từ năm 2003 đến nay có
hơn 8.000 học sinh tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Thời gian gần đây, các
vụ bạo lực học đường không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về mức độ nguy
hiểm của nó, và lan rộng ra nhiều địa phương. Những con số này đang gióng lên
hồi chuông báo động cho chúng ta về thực trạng lối hành xử bạo lực, thiếu lành
mạnh của các em học sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực giữa các em học sinh
với nhau, một trong những nguyên nhân quan trọng là do xuất phát từ nhận thức
còn hạn chế và thái độ thờ ơ, dửng dưng của các em học sinh về vấn đề này. Các
em hiện nay có rất ít môi trường thật an toàn và trong lành để vui chơi thể thao,
thư giãn sau những giờ học căng thẳng khiến các em dễ cáu giận, phản ứng thái
quá, hoặc lệch lạc. Có em mất phương hướng, không biết làm gì để khẳng định
bản thân. Có em do quá căng thẳng, mệt mỏi trong học tập đã nổi khùng trước
người khác hoặc có ý nghĩ phải làm tổn thương ai đó hay làm tổn thương chính
mình. Rất nhiều các em không ngần ngại tạo dựng cho mình một sức mạnh nào
đó qua băng nhóm bạn bè và luôn sẵn sàng lao vào đánh nhau mà không cần mảy
may suy nghĩ hậu quả. Đánh bạn vì ghét cái nhìn, đánh vì bị xúc phạm hay tranh
người yêu của nhau…. trở nên khá phổ biến ở lứa tuổi học trò. Nhiều em học
sinh cho rằng bạo lực giữa các bạn học sinh với nhau không gây ra hậu quả gì
nghiêm trọng cả nên cứ có mâu thuẫn là lại dùng bạo lực để giải quyết. Khi xảy
ra mâu thuẫn giữa các học sinh, thay vì cùng nhau hòa giải hay thông báo cho
nhà trường, thầy cô can thiệp thì các em “tự xử” với nhau một cách bạo lực.

Những em chứng kiến những cảnh đó cũng không dám lên tiếng vì sợ hãi hoặc
thờ ơ, vô cảm, không quan tâm, coi đó là chuyện riêng của người khác; thậm chí
có em còn cổ vũ cho những hành động đó. Thái độ sai lệch đó cùng nhận thức
còn kém của các em đã góp phần làm cho hiện tượng bạo lực tăng lên trong thời
gian gần đây.
Thời gian qua, các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để ngăn
chặn tình trạng bạo lực học đường song kết quả thu được vẫn chưa cao, công tác
thực hiện vẫn chưa triệt để. Bạo lực học đường đã trở thành vấn đề đáng quan
tâm của toàn xã hội, đòi hỏi các cấp chính quyền cũng như các ban ngành phải có
những biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên nhằm thiết lập một môi
trường học đường an toàn, thân thiện cho học sinh, đảm bảo an ninh cho xã hội.
Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này song chủ yếu mới chỉ đề
cập đến thực trạng bạo lực học đường, một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng
trên,… mà ít có công trình nào tìm hiểu sâu thái độ của học sinh về vấn đề này.
Tình hình bạo lực học đường và thái độ của học sinh trường THCS Nghi
Kim (TP Vinh - Nghệ An) cũng không nằm ngoài xu thế chung của xã hội.
Từ những lý luận và thực tiễn trên, chứng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về
vấn đề bạo lực học đường”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh -
Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường.
- Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm thay đổi thái độ của học sinh theo
chiều hướng tích cực về vấn đề này.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim
(TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh -
Nghệ An)
- Khách thể khảo sát: 300 em học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP

Vinh - Nghệ An).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về thái độ, bạo lực, bạo lực học đường,
thái độ của học sinh về bạo lực học đường.
- Tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP
Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường,
nâng cao nhận thức, thái độ của các em học sinh về vấn đề này.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế nên trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu thái độ của học sinh đối với dạng bạo lực học đường giữa các học sinh với
nhau trong phạm vi trường THCS Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An)
6. Giả thuyết khoa học
Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) nhìn
chung đã có những hiểu biết nhất định về bạo lực học đường tuy nhiên sự hiểu
biết này còn hạn chế. Các em có thái độ phản đối, lên án những hành vi bạo lực
đó song chưa có hành vi can thiệp đúng mức.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Để xây dựng hệ thống khái niệmlàm cơ sở lý luận cho đề tài, chúng tôi đã
sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài để thu thập thông
tin về thái độ của Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ
An) về vấn đề bạo lực học đường.
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cấu trúc của thái độ là: mặt nhận thức,
mặt cảm xúc và mặt hành vi của học sinh về vấn đề này.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này tôi nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xác
hơn thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực học đường nhằm bổ trợ cho quá trình

điều tra bằng phương pháp bảng hỏi.
7.4. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng nhằm bổ trợ cho các phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn trong việc tìm hiểu thái độ của các em
học sinh về vấn đề bạo lực học đường.
7.5. Phương pháp thống kê trong toán học
Để xử lý số liệu thu được, nhằm đưa ra những kết luận chính xác, khách
quan cho đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp thống kê trong toán học:
tính tỉ lệ % và tính trung bình cộng.
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài
- Có lẽ chưa có quốc gia nào “miễn dịch” nạn bạo lực học đường. Theo
thống kế điều tra của Hội Nghiên cứu Harvest (năm 2006) tại Singapore có tới
2800 trên tổng số 4000 em học sinh trả lời mình bị bạo lực trường học. Điều tra
của Hiệp hội Y tế cho biết có đến 10% trẻ em bị bạo lực trường học tại Mỹ. Có
khoảng 30% lứa tuổi teen (5.7 triệu) chịu ảnh hưởng của bạo lực học đường. Có
thể các em bị xúc phạm về thân thể, bị tổn thương do những ngôn từ nặng nề, bị
ám ảnh bởi thái độ lạnh lùng, thờ ơ…. Những vấn đề này đã và đang gióng lên
hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta. [9]
-Nhà tâm lý học Na Uy Dan Olweus đã đưa ra chương trình chống bắt nạt
trong trường học. Được áp dụng từ năm 1983, nó tỏ ra hữu hiệu đến mức được
nhiều nước phát triển áp dụng. Số liệu thống kê cho hay, nhờ chương trình này,
số lượng nạn nhân và số lượng “kẻ ăn hiếp” giảm từ 30 – 50%. Đồng thời, cũng
nhờ nó mà tỷ lệ phạm tội trộm cắp, ăn cướp, cưỡng hiếp … trong trẻ vị thành
niên thuyên giảm đáng kể.
- Ở Canada, hệ thống chẩn đoán tâm lý của học sinh đã được thiết lập trong
trường học. Việc này đang được tiến hành ngày một kỹ càng hơn vì kết quả xét
nghiệm độ hung hãn của từng học sinh giúp cho công tác chống bắt nạt trong

trường sở ngày một hữu hiệu.
- Ở châu Âu đã thành lập ban quan sát toàn châu lục về bạo lực trong nhà
trường. Các quốc gia đã triển khai dự án Hiến chương châu Âu vì trường học dân
chủ không bạo lực. Theo đó, nhiều trò chơi trên máy tính đã thiết kế nhằm rèn
cho học sinh kỹ năng chống bắt nạt trong nhà trường, trên đường phố; khuyến
khích các em tham gia những trò chơi tập thể trên lớp, dựng những vở kịch, viết
văn, làm thơ, tham gia thảo luận về đề tài chống bắt nạt, hoá giải hành động, thái
độ hung hãn. Nhà trường cũng đã xây dựng những quy tắc hành vi cho những em
thường rơi cào tình thế bị bắt nạt, và những em có xu hướng dùng bạo lực giải
quyết tranh chấp, những em có tình thích trêu chòng bạn bè quá mức …
Nét chung của các chương trình chống bắt nạt quốc tế là sự tỉ mỉ, chu đáo,
có hệ thống, và tôn trọng nhân cách của học sinh và phụ huynh.[10]
- Theo một cuộc điều tra của nhà xã hội học người Pháp Cécile Carra công
bố năm 2009 (thực hiện trên 2000 học sinh từ 7-12 tuổi tại 31 trường học), có
hơn 40 % học sinh khẳng định từng là nạn nhân của bạo lực học đường ít nhất
một lần trong năm và 28 % học sinh thừa nhận từng là “hung thủ” trong các vụ
bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường gây lo ngại tới mức Bộ Giáo dục
Pháp phải tổ chức một hội nghị kéo dài 2 ngày (7 - 8/4) tại Paris để bàn riêng về
chủ đề này. [11]
- Năm 2006, sau một vụ tự sát của một cô gái sau khi bị quấy nhiễu tình
dục tại trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan, Roman Giertych, đã tung ra một
cuộc cải cách trường học "không khoan dung". Theo kế hoạch này, các giáo viên
sẽ có vị thế pháp lý như các nhân viên dân sự, khiến việc thực hiện hành động
bạo lực chống lại họ bị trừng phạt với những mức độ cao hơn. Hiệu trưởng, trên
lý thuyết, có thể gửi những học sinh hung hãn tới thực hiện phục vụ cộng đồng và
cha mẹ của các học sinh đó cũng có thể bị phạt. Các giáo viên không phản ánh
các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với một án tù.
- Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được phỏng vấn
nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học. Hơn một phần
năm số vụ tấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được phát hiện diễn ra tại

trường học. Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma tuý để
lại dấu ấn lâu dài trong tính cách của học sinh.[12]
- Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường
là một vấn đề nghiêm trọng. Năm 2007, năm gần nhất có dữ liệu tổng thể, một
cuộc điều tra toàn quốc, được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn
chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và có những mẫu đại diện của các học sinh
trung học Hoa Kỳ, thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng,
dao, vân vân) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở
nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học sinh trung
học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trường
học ít nhất một lần, với tỷ lệ cao trong nam lớn gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng
trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại
trường ít nhất một lần. Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trước
cuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm thấy an toàn, họ
đã không tới trường ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng
nhau. [12]
- Tại Mỹ, nghiên cứu của Hội đồng phòng chống tội phạm quốc gia
(NCPC) khẳng định 43% học sinh cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13-17 tuổi từng
bị doạ nạt hoặc chế giễu trên Internet.[13]
- Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Mottot Florence thực hiện ở châu Âu,
đăng trên tạp chí Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/2008) khẳng định có
đến 61% nạn nhân của bạo lực học đường có ý định tự tử. Còn theo số liệu của
toà khám nghiệm y lý bang Victoria (Mỹ) năm 2007, có tới 40% nạn nhân các vụ
tự tử từng là đối tượng của nạn bạo lực học đường.[13]
- Trong một nghiên cứu công bố năm 2004, các tác giả James D. Unnever
và Cornell Dewey cho biết có tới 1/4 số trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường
không hề nói với bất kỳ ai và 40% không nói với một người lớn nào. Các nghiên
cứu mới được thực hiện ở Mỹ cũng cho thấy khi các vụ bạo lực học đường diễn
ra, các nạn nhân chỉ âm thầm chịu đựng: Có tới 85% các trường hợp không có sự
can thiệp từ bên ngoài, trong khi chỉ có 4% có sự can thiệp của người lớn và 11%

nhờ sự can thiệp của bạn bè.[13]
- Liên quan đến bạo lực học đường qua Internet, số liệu của Hội đồng
phòng chống tội phạm quốc gia (NCPC) cũng đáng báo động: Có tới 40% học
sinh là nạn nhân của những hành động dọa nạt qua Internet hoặc điện thoại di
động nhưng chỉ có 10% thổ lộ với cha mẹ mình. Cứ 9 nạn nhân, có 1 em khẳng
định biết ai đứng đằng sau những thông điệp gửi cho mình nhưng không dám tố
cáo.
Cũng vì nỗi lo sợ bị dọa nạt, rất nhiều học sinh đã lựa chọn cách tự vệ. Các
thống kê ở Mỹ cho thấy có khoảng 100.000 học sinh mang súng tới trường. 1/3
số học sinh được hỏi nói rằng các em từng nghe thấy một học sinh khác đe dọa
giết ai đó và 1/5 số học sinh biết có học sinh mang súng tới trường[13]
1.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở trong nước
Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo
lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành
vi này. Thực chất, bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới, nhưng càng
ngày, mức độ và tính chất của hành vi này càng nguy hiểm, phức tạp hơn.
- Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQG
HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội)
về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có
đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra
hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường
xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên.
Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được
hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác; có đến 45,3%
học sinh cho rằng hành vi đó là bình thường; 30,7% trả lời có thể chấp nhận
được; và chỉ có 24% học sinh không chấp nhận hành vi bạo lực trong nữ sinh.
Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra
xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì
lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung
được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%).

Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ
của bạn bè, trong đó có các nam sinh.
Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái có
hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và
việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em
nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”;
6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan
tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”.
Những con số này đáng gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha
mẹ trong gia đình hiện nay. Chính sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều
bậc làm cha làm mẹ đối với con cái, cộng thêm phương pháp giáo dục sai lầm sẽ
là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.[14]
- Chiến dịch “Trường học thân thiện“ chống bạo lực đối với trẻ em do tổ
chức phi chính phủ quốc tế Plan đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện. Chiến dịch được thực hiện từ nay cho tới năm 2011 với mục
đích ngăn ngừa tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường học. Mục
tiêu lớn của chiến dịch là đến năm 2011 sẽ có ít nhất 80% trường học trong địa
bàn dự án thiết lập và duy trì được môi trường học tập thân thiện, phi bạo lực với
trẻ em. Sau đó, mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng sẽ được đưa
vào thử nghiệm tại một số địa bàn dự án.[11]
- Ngày 19/3, Hệ thống giáo dục Hà Nội tổ chức chương trình toạ đàm “Bạo
lực học đường – nguyên nhân - thực trạng và giải pháp” cho phụ huynh và học
sinh của khối THCS. Một trong những nội dung chính của buổi toạ đàm là tìm
hiểu cảm xúc, sự nhận thức về pháp luật, những kiến thức về phòng vệ chính
đáng của học sinh thông qua những đoạn video clip về bạo lực học đường.
Những vấn đề trên sẽ được đặt ra không chỉ với học sinh mà cả giáo viên và phụ
huynh nhằm tìm hiểu tâm lý lứa tuổi để có những phương pháp giáo dục tích cực.
[15]
- Hội thảo chuyên đề “Phòng chống bạo lực trong nhà trường” do Sở GD-
ĐT TP.HCM tổ chức ngày 09/04/2010.[16]

- Báo Pháp Luật TP.HCM đã thực hiện cuộc khảo sát 10 trường học tại
TP.HCM với 250 phiếu điều tra dành cho học sinh và 100 phiếu dành cho giáo
viên.
Qua kết quả khảo sát, đúng như lo ngại của nhiều người, chuyện nữ sinh
đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học không phải là chuyện hiếm. 64%
học sinh cho biết đã từng nhìn thấy thấy các nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên
trường. 67% học sinh đã chọn giải pháp tích cực khi nhìn thấy bạn bè đánh nhau:
can ngăn bạn, gọi người lớn can thiệp Bên cạnh cũng có 2,6% học sinh trả lời
sẽ cổ vũ khi nhìn thấy bạn đánh nhau. Để lý giải việc không can ngăn khi nhìn
thấy bạn bị đánh, hơn một nửa (54%) các em giải thích sợ bị trả thù. Lý do khác
có số lượng học sinh trả lời nhiều thứ hai là: “chuyện riêng của ai, người đó tự
giải quyết”. Kết quả này cho thấy vấn đề đáng lo ngại khác là lối sống “Makeno”
(mặc kệ nó) đang hình thành một cách đáng sợ trong lứa tuổi học trò.
Nhận xét về hiện tượng học sinh đánh nhau, đâm chém nhau trong thời
gian gần đây, 56% giáo viên cho rằng tình trạng bạo lực đang gia tăng, học sinh
đang có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh. Các thầy cô giáo cũng
trả lời có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực trong trường học. Trong
nhiều nguyên nhân từ gia đình, nguyên nhân được nhiều thầy cô chọn nhất là “do
cha mẹ bận rộn, không quan tâm dạy dỗ con” (45%).
Nguyên nhân từ nhà trường và xã hội dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng
được nhiều thầy cô chọn lần lượt là: “các môn học giáo dục công dân, đạo đức
chưa hiệu quả và chưa phù hợp” (31%), thiếu hoạt động tư vấn giúp học sinh
tháo gỡ vướng mắc tâm lý là 17%.
Nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường từ môi trường xã hội có 67%
giáo viên cho rằng do “ảnh hưởng của văn hóa phẩm xấu, có 5% cho rằng do
pháp luật chưa nghiêm, 10% cho rằng do khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn
bằng sức mạnh đang phổ biến”.[17]
Nhìn chung trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề bạo lực học đường, nhất là về bạo lực giữa các em học sinh.
Những nghiên cứu này đã thống kê về thực trạng bạo lực bằng những số liệu cụ

thể, mô tả hiện trạng về tính chất hoặc hành vi bạo lực học đường, xem xét
nguyên nhân và hậu quả của nó. Những nghiên cứu trên góc độ tâm lý học cũng
chỉ ra rằng sự thờ ơ của học sinh, thái độ bàng quan, sự nhận thức còn hạn chế
của các em là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học
đường đang gia tăng hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về thái độ của các em học sinh về vân đề này mặc dù đây là vấn đề
quan trọng, nhất là trên địa bàn trường THCS Nghi Kim – Tp Vinh – Nghệ An.
1.2. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài
1.2.1. Lý luận về thái độ
1.2.1.1. Các thuyết về thái độ
- Thuyết hành động hợp lý: Ajzen và Fishbein phát triển lý thuyết hành
động hợp lý trên cơ sở giả định rằng con nguời thưòng hành xử theo cách nhạy
cảm, tính đến thông tin và thái độ của mình trong hành động.
Trong mô tả này xuất phát từ sự kết hợp hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất là thái
độ của cá nhân trái với hành vi hay những quan điểm của họ. Thứ hai là nhận
thức áp lực xã hội của cá nhân phải thực hiện hay không thực hiện hành động,
điều này gọi là tiêu chuẩn chủ quan. Có nghĩa là chúng ta chú ý thực hiện một
hành vi nếu chúng ta đánh giá nó tích cực và thấy rằng hành vi đó đã được xã hội
chấp nhận, ủng hộ, chúng ta thuờng hành động theo những chuẩn mực, tiêu
chuản thuờng có trong xã hội. Những điều này dựa vào kinh nghiệm của bản thân
truớc một sự vật hiện tượng nào đó, trên cơ sở kinh nghiêm gắn kết với hành vi
của chúng ta theo một tình huống cụ thể, từ đó đánh giá hành vi đó là hợp lý hay
không hợp lý, khi đó sẽ hình thành nên thái độ của cá nhân.
Những tiêu chuẩn xã hội này chủ yếu nằm trong một nhóm xã hội cụ thể.
Và khi cá nhân tham gia vào một nhóm xã hội nào đó sẽ cũng thực hiện theo
những tiêu chuẩn, chuẩn mực này.
- Thuyết cân bằng của Heider: Ông cho rằng tìm hiểu nhận thức hay quan
điểm của con người về các mối quan hệ của họ là tiền đề để tìm hiểu các hành vi
xã hội của họ. Theo ông con nguời luôn có mong muốn thái độ của mình sẽ luôn
nhất quán với nhau, do đó nếu nó không nhất quán sẽ gây nên tình trạng mất cân

bằng nhận thức, điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng cho con nguời,
vì vậy họ sẽ luôn có xu huớng tìm kiếm sự cân bằng trong thái độ.
Heider áp dụng nguyên tắc cân bằng bộ đôi và bộ ba trong việc tìm hiểu
các mối quan hệ cá nhân và tìm hiểu thái độ. Mối quan hệ dễ chịu giữa hai nguời
là cân bằng bộ đôi, nếu mối quan hệ mất cân bằng sẽ gây nên sự hiểu lầm, căng
thẳng và có thể phá vỡ mối quan hệ. Ông cho rằng căng thẳng tạo nên bộ ba, mất
cân bằng cũng tạo ra áp lực thay đổi sao cho chúng ta lấy lại sự cân bằng nhận
thức. Những điều này liên quan đến những tình huống trực tiếp và cụ thể khác
nhau.
Sau này, các nhà nghiên cứu thường có cái nhìn tích cực hơn so với bộ ba
và đánh giá rằng con người chúng ta thường có thái độ tích cực nhiều hơn là tiêu
cực. Chúng ta thấy bộ ba có thái độ tích cực giữa một cá nhân với một đối tượng
thái độ dễ học và dễ nhớ hơn.
Thuyết đồng hoá tương phản: Sherif và Hovland cho rằng con người
thường sử dụng kinh nghiệm cá nhân của riêng mình như mọt chuẩn đánh giá các
phát biểu khác. Vì thế nếu cá nhân đó nhận thấy rằng việc đó là có thể chấp nhận
được sẽ đánh giá có lợi hơn và tích cực hơn giống với suy nghĩ của họ so với
thang điểm chung. Điều này gọi là tác dụng đồng hoá.
Từ đó hai ông dự đoán rằng có tác dụng tương phản tức là ta sẽ có đánh giá
và phát biểu mang tính cực đoan tiêu cực hơn nếu nó trái với nhìn nhận kinh
nghiệm của cá nhân ta. Và nếu những phát biểu này mang tính kinh nghiệm cá
nhân trong một giới hạn nhất định nào đó thì ta hoàn toàn có thể thay đổi thái độ
đó được, và nó nằm trong một phạm vi gọi là phạm vi chấp nhận được. Con
người cũng sẽ dễ dàng thay đổi những quan niệm của mình về một sự vật hiện
tượng nào đó để những phát biểu và hành vi của mình trở nên phù hợp hơn so với
người khác và so với những chuẩn mực chung. Thái độ này dễ dàng thay đổi nếu
những quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của họ về một điều gì đó là không
được chắc chắn lắm.
Đôi khi phát biểu rất cực đoan tạo ra tác dụng mà Sherif và Hovland gọi là
tác động dội lại. Sự tương phản được hình thành do sự khác nhau giữa phát biểu

và giá trị riêng của cá nhân mạnh đến mức tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trái ngược
với thái độ theo chủ ý. Mặc dù hầu hết nhũng tác động dội lại là không phổ biến,
chúng ta thường có những khuynh hướng bị những phát biểu rơi vào phạm vi
chấp nhận tác động vì chúng ta đang đồng hóa chúng dễ hơn.
1.2.1.2. Khái niệm thái độ
Thái độ là một hiện tượng tâm lý được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học
xã hội, ngay từ năm 1935 trong “sổ tay tâm lý học xã hội” Allport đã cho rằng
“Thái độ có lẽ là khái niệm phân biệt nhất và quan trọng nhất trong tâm lý học
hiện đại xã hội Mỹ”. Nhiều nhà khoa học đã định nghĩa thái độ xã hội thực tế là
khoa học nghiên cứu các thái độ. Có nhiều người cho rằng quan điểm đó là thái
quá. Nhưng thực tế mấy chục năm qua đã chứng minh rằng tuyên bố của Allport
có giá trị dự đoán. Năm mươi năm sau, năm 1985 trong cuốn “sổ tay tâm lý học
xã hội” của tác giả Kiliam McGuire, ông đã tổng kết rằng “Thái độ và sự thay đổi
thái độ vẫn là một trong những đề tài được nghiên cứu nhiều nhất trong tâm lý
học xã hội”.
Người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như một đặc tính quan trọng của
một vấn đề là Thomas và Znanicki – hai nhà nghiên cứu Mỹ. Trong những
nghiên cứu của mình về thái độ hai ông cho rằng: Thái độ là trạng thái tinh thần
của cá nhân đối với một giá trị.
Allport lại coi nhân cách như là một tổ chức bên trong cơ động, một cái
tôi siêu hình nào đó bao gồm các mục đích, các thái độ được hiện thực hoá bằng
hành vi và tư duy. Năm 1935 ông định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về
mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm sử dụng sự điều
chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các
khách thể và tình huống mà nó có mối quan hệ”. “Thái độ là cách phản ứng của
một người theo cách có lợi hoặc bất lợi với các đối tượng và tình huống mà người
đó gặp phải”. Định nghĩa này bao hàm cả nghĩa thái độ là trạng thái sẵn sàng của
tâm thần kinh cho hoạt động tâm lý hoặc sinh lý, thái độ chuẩn bị, định hướng
cho cá nhân với một hoạt động nào đó và thái độ điều chỉnh hành vi của con
người.

Tiếp cận dưới quan điểm của tâm lý học nhân cách Guilford (1964) đã cho
rằng nhân cách là cấu trúc độc đáo, có cấu trúc gồm 7 khía cạnh (nhu cầu, hứng
thú, khí chất năng lực, giải phẫu hình thành, thái độ) để đưa ra khái niệm về thái
độ. Theo ông: Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến những
hoàn cảnh xã hội. Ở khái niệm này ông chỉ ra rằng thái độ của con người có mối
quan hệ chặt chẽ với những hoàn cảnh xã hội cụ thể.
Cũng tiếp cận theo quan điểm này thì Miaxisev lại cho rằng: Thái độ là
nòng cốt của nhân cách, là điều kiện khách quan bên trong của hệ thống các hành
vi con người, và là mặt quan trọng biểu hiện rõ nhất trong nhân cách con người.
R.Martens lại cho rằng “Thái độ là xu hướng thường xuyên đối với tình
huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ, tình cảm và hành động. Thái
độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi bởi thế được xác định bởi
tính thống nhất bên trong. Quan điểm này khẳng định thái độ là một cấu trúc có
hệ thống, thái độ thể hiện ý nghĩ, xúc cảm bên trong con người mà được biểu
hiện thông qua hành vi. Và quan điểm của Martens giống với quan điểm của
Guilford về thái độ.
Hfillmore thì định nghĩa: Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu
cực đối với đối tượng hay các đối tượng hay các ký hiệu trong môi trường thái độ
là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và là
cấu trúc có tính cơ động.
Theo Newcome thì thái độ của cá nhân đối với một khách thể nào đó là:
“Thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể
liên quan”. Đó là sự sẵn sàng phản ứng. Những gì mà chúng ta tin là đúng và có
một thái độ nhất định về một khách thể nào đó hay một nhóm nào đó sẽ đóng một
vai trò hiển nhiên trong việc quy định sự sẵn sàng phản ứng theo một cách thức
nhất định của chúng ta. Tuy nhiên định nghĩa này chưa bao hàm một thực tế rằng
trong nhiều trường hợp quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều.
Tác giả Philipkotkie thì cho rằng: Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá
thể được hình thành trên cơ sở tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay
một ý tưởng nào đó quy định phương hướng hành động. Định nghĩa này chỉ ra

được mặt đánh giá của cá nhân với một sự vật hiện tượng nào đó trong cuộc
sống, chính sự đánh giá là tốt hay xấu này quy định thái độ của cá nhân đối với
sự vật hiện tượng đó.
Như vậy các định nghĩa trên của các nhà tâm lý học được diễn đạt bằng
nhiều hình thức khác nhau nhưng đều có chung một điểm là nghiên cứu thái độ
theo quan điểm chức năng thái độ định hướng hành vi ứng xử các vấn đề xã hội.
Ở Việt Nam cũng có những tác giả và tài liệu đề cập đến vấn đề thái độ.
Trong Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (chủ biên) cho rằng: “Thái độ là
tổng thể nói chung những biểu hiện ra ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động)
của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc sự kiện nào đó trước một vấn đề.
Theo từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện thì trước một đối tượng
nhất định, nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó
khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn, tri giác về đối tượng cũng như tri
thức bị chi phối về vấn đề thì thái độ gắn liền với tâm thế.
Trong từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên) thì lại cho rằng: Thái độ là
những phản ứng tức thì tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối
như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó.
Trong Tâm lý học xã hội thái độ là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân để
phản ứng lại tình huống gắn liền với một cá nhân đó. Và đối với một số nhà tâm
lý học Việt Nam thái độ thường là biểu hiện của tính cách. Thái độ chính là phản
ứng của con người trước thực tiễn môi trường sống, thái độ đó có thể là tiêu cực
hoặc tích cực tuỳ thuộc vào nhận thức cũng như xúc cảm của cá nhân trước sự
việc đó như thế nào.
Qua đó ta thấy cả trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều các định nghĩa
khác nhau về thái độ, mỗi định nghĩa thường tiếp cận dưới một góc độ nhưng đều
có những điểm chung nhất định về khái niệm thái độ. Qua việc phân tích khái
niệm của các tác giả về thái độ, nắm bắt được những nội hàm cơ bản trong khái
niệm thái độ, tôi xin rút ra khái niệm thái độ cho đề tài của mình như sau: Thái
độ là trạng thái tinh thần có tính đặc trưng của con người, đó là sự sẵn sàng
phản ứng với một đối tượng nào đó liên quan đến chủ thể và nó được thông qua

kinh nghiệm, sự hiểu biết của con người. Thái độ có tác dụng điều chỉnh, ảnh
hưởng hoặc tác động tới hành vi hoặc tình huống và khách thể mà nó tham gia.
sự đánh giá thái độ là sự đánh giá theo hướng cụ thể là thái độ tiêu cực hoặc
tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng.
1.2.1.3. Đặc điểm của thái độ
Năm 1957 G.W.Allport đã rút ra 5 đặc điểm của thái độ:
Thái độ là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh
Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng
Thái độ là trạng thái có tổ chức
Thái độ đựoc hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ
Thái độ điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi
Ngoài ra thái độ còn có những đặc điểm sau:
- Tính phân cực: Bất kỳ một thái độ nào cũng được biểu hiện bằng sự đòng tình
hay phản đối, thích hay không thich, tích cực hay không tích cực.
- Tính ổn định: Thể hiện ở thời gian tồn tại của thái độ, mối quan hệ giữa ba
thành phần của thái độ: nhận thức – tình cảm – hành vi. Hệ thống thái độ đã được
hình thành ở người trưởng thành thì đó là thuộc tính tâm lý khá bền vững.
- Cường độ: Là sự thể hiện mạnh hay yếu của thái độ.
- Mức độ: Thái độ thể hiện nhiều hay ít, cùng một tính chất nhưng mức độ biểu
hiện có thể là không giống nhau.
Như vậy trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ
tồn tại như một trạng thái, một tâm thế chủ quan, chi phối sự định hướng, quyết
định hành vi phản ứng của cá nhân được biểu hiện ở hành vi, cử chỉ,ngôn ngữ ở
bên ngoài hay những cảm xúc bên trong cá nhân. Vì vậy chúng ta phải có cái
nhìn vừa khoa học, vừa linh hoạt khi nghiên cứu và đánh giá về thái độ của con
người.
1.2.1.4. Chức năng của thái độ
Tổng kết ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể thấy thái độ xã hội có một
ssố chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng thích nghi: Tuỳ vào những trường hợp cụ thể mà con người thay đổi

thái độ do tác động của môi trường xung quanh để phù hợp hơn.

×