Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ năng tư duy phản biện Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.73 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

HỌC PHẦN: PSYC1495 – Kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo

Họ và tên: Nguyễn Gia Bảo
MSSV: 46.01.611.011
LỚP HỌC PHẦN: HỌC PHẦN: PSYC149501
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Đỗ Tất Thiên

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 27 tháng 01 năm 2022


Đề 1:
1. Cho ngữ liệu trong bài hát: Mang tiền về cho mẹ - Đen Vâu ft Nguyên Thảo
( />2. Yêu cầu
Bằng các bước trong tiến trình thực hiện kỹ năng tư duy phản biện, anh (chị) hãy phản
biện những nội dung thể hiện quan điểm “mang tiền về cho mẹ - đừng mang ưu phiền
về cho mẹ” trong bài hát trên?
Bài làm
Ngày 29/12/2021, trong những ngày cuối năm ấy đã vang lên những điệu nhạc
rap chất đến ngây người, ngây người vì nó hay, nó nhân văn và nó mang đến những
suy nghĩ dạc dào cho những người nghe và những người yêu âm nhạc rap. Bài hát ấy
chính là bài “Mang tiền về cho mẹ” do ca sĩ nhạc rap (sau đây xin được dùng cụm từ
Rapper) nổi tiếng trình bày – Đen Vâu. Ca khúc nhanh chóng được lan truyền trên
mạng xã hội với nhiều lời khen về nhạc, về phong cách của Rapper Đen Vâu, về ý
nghĩa của cả bài hát, về màng dựng cảnh, quay phim, nhưng điều được bàn tán nhiều
hơn cả chính là cụm từ nổi tiếng trong bài Rap và cũng là tên của bài Rap “Mang tiền


về cho mẹ”. Nhiều nơi từ các cộng đồng mạng trên Youtube, Fanpages, trên hội nhóm
kín, nhóm mở, trong cả group chat Messenger, Zalo, Instagram… cho đến cả các tờ
báo lớn từ Zing.VN, Tuổi trẻ Online, VNExpress,… đều bàn tán về nội dung xoay
quanh cụm từ “Mang tiền về cho mẹ - đừng mang ưu phiền về cho mẹ”. Vậy, mang
tiền về cho mẹ là hợp lý hay không trong bối cảnh hiện nay, những điều nào đã làm
nên những cuộc tranh luận với nhau sôi nổi về nội dung của câu “Mang tiền về cho
mẹ - đừng mang ưu phiền về cho mẹ” như thế?
Dưới góc độ bối cảnh kinh tế - xã hội như hiện nay, xét thấy hành động mang
tiền về cho mẹ có phần nhiều sẽ bất hợp lý. Bởi vì, số tiền mang về cho mẹ thường
khá đặc biệt, có thể không phải tất cả số tiền mà người con đang có, nhưng với nhiều
người, xem mẹ là một người giúp mình giữ những số tiền lớn trong cả một năm làm
ăn dành dụm. Điều này vơ tình dẫn đến nhiều điều bất cập, bởi với mẹ - thường sẽ là
những người của thế hệ ít tiếp cận thơng tin và công nghệ hiện đại - tin tưởng vào các
khoản dự trữ gửi vào ngân hàng, tuy nhiên như những báo cáo được công bố hiện nay,
2


với tác động của đại dịch Covid19, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang tăng cường
bơm tiền ra nền kinh tế để giải cứu doanh nghiệp, qua đó hạ lãi suất cho vai của các
ngân hàng, kéo theo đó là việc hạ lãi suất cho vai quy động vốn, dẫn đến lãi suất gửi
ngân hàng cũng sẽ kéo theo đó mà giảm xuống mức rất thấp trong những khoản thời
gian vừa qua. Lãi suất gửi kì hạn của các ngân hàng trung bình trên 6.5% trước đại
dịch hiện nay đã giảm xuống còn 4.5% trong khoản thời gian vừa qua. Và tất nhiên
với tác động của việc bơm tiền của cả Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các khoản
bơm tiền của Cục dữ trữ liên bang Mỹ - FED cũng dẫn đến các khoản gia tăng đáng lo
ngại về chỉ số lạm phát cho nền thị trường Việt Nam và Thế Giới. Vì vậy việc gửi tiền
ngân hàng có nhiều rủi ro và không mang lại hiệu quả cao trong khoản thời gian qua
và khoản thời gian sắp tới.
Điều tiếp theo, nếu như không mang tiền về cho mẹ thì chúng ta có thể làm gì?
Đầu tư là câu trả lời chính xác và hợp lý nhất cho câu hỏi này. Tính riêng thị trường

chứng khốn Việt Nam trong năm 2021 đã đạt mức độ tăng trưởng 36% ở chỉ số VNIdex, chỉ số VN30 tăng 35.4% cùng với đó là số lượng mở mới tài khoản chứng khốn
tăng liên tục trong khoản thời gian vừa qua, thống kê hiện nay đã có khoản hơn 5%
người dân Việt Nam có tài khoản chứng khốn cá nhân, điều đó dẫn đến mức thanh
khoảng cao kỷ lục của các phiên giao dịch trên thị trường từ 1 tỷ đến cá biệt có những
phiên lến đến 2 tỷ đơ, điều đó tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư cá nhân F0 mới bước
vào thị trường có thể sử dụng số vốn nhàn rỗi của mình để gia tăng thu nhập trong
hồn cảnh mới, thách thức mới hiện nay.
Sau cùng, nếu số vốn lớn hơn mà không mang tiền về cho mẹ thì chúng ta có
thể dành ra cho một khoản sinh lời hấp dẫn và thu hút không kém hiện nay chính là
đầu tư bất động sản, với chính sách cho vai nhà đất lên đến 70% - 80% giá trị nhà đất
hiện nay của các ngân hàng, chúng ta với một số vốn kha khá có thể tận dụng cơ hội
để vai ngân hàng để thực hiện các khoản đầu tư cho tương lai thông qua các mô giới
nhà đất, tiềm năng tăng trưởng và phát triển dài hạn đáp ứng được rất nhiều mong mỏi
của mọi người. Trên mạng xã hội rất quen thuộc với câu “Làm lụng cả đời, không
bằng tiền lời lô đất”, các khoản đầu tư như thế là điều chúng ta có thể nghĩ đến trước
khi có quyết định mang tiền về cho mẹ, điều đó là những lý do khiến rất nhiều người
3


đưa ra quan điểm không nên mang tiền về cho mẹ, hoàn toàn hợp lý và phù hợp trong
bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Và khi về nhà sau nhiều khoản thời gian xa cách,
con cái cần nhiều thời gian chia sẽ, trò chuyện với cha mẹ, điều đó khó mà giữ lại
được những chuyện ưu phiền trong bối cảnh xã hội thời gian qua, điều đó cho thấy
câu “đừng mang ưu phiên về cho mẹ” khó mà phù hợp và có thể thực hiện trong thực
tế.
Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta là một nước Á Đông, như nhiều quốc gia Đông
Á khác, nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa nho giáo từ xa xưa. Đạo
Khổng có câu “ “Phụ mẫu tại bất viễn du, du tất hữu phương” tức là cha mẹ còn sống
chớ đi chơi xa, nếu đi xa phải có nơi nhất định. Chỉ qua một câu trong vạn câu về chữ
hiếu cũng có thể nói lên được tầm quan trọng của chữ hiếu trong nền văn hóa Nho

giáo và nền văn hóa Việt Nam. Con cái khi đi học, đi làm xa về nhà đó là một điều
hạnh phúc với gia đình với cha mẹ và đặc biệt với chính cá nhân đó một khi được trở
về nhà. Và trong cái khơng khí đồn viên ấy, chữ hiếu khơng chỉ thể hiện trong việc
về thăm mà còn là về gửi đến bậc sinh thành những giá trị hiện kim trong q trình
tích lũy của cá nhân càng thể hiệu sự trân trọng, sự yêu quý, sự hiếu thảo của người
con. Nếu như nói “Mang tiền về cho mẹ” mà chúng ta chỉ nghĩ đến những điều chúng
ta sẽ khơng có được khi mang số tiền đó đưa cho gia đình, thì chữ hiếu trong đạo nho
đã và đang bị đẩy đi quá xa trong nền văn hóa ngày nay rồi. Thật sự, “Mang tiền về
cho mẹ” không phải là mang đi những gì chúng ta muốn có về vật chất đến gia đình,
đơi khi vật chất ít cũng mang được tinh thần nhiều, cha mẹ lớn tuổi rồi, nhiều khi
không cịn dư giã tài chính để chủ động sửa một cái bàn, mua một cái ghế, thêm một
cái máy hút bụi cho đỡ phải sớm hơm qt nhà, vậy thì số tiền mà ta mang về có thể
dùng cho phần đấy, mang một giá trị vật chất không lớn nhưng mang một giá trị tinh
thần ấm áp những ngày cuối năm. Tâm lý của cha mẹ là muốn con mình thành đạt
thành cơng trong cuộc sống, một món q cuối năm khơng chỉ làm cho mẹ vui cịn
làm cho mẹ tự hào, càng làm họ cảm nhận được sự trưởng thành, thật sự khơng cần
nói ra ưu phiền thì cha mẹ cũng biết được điều đó. Kì thực chỉ là khi làm được một
điều cho cha mẹ hạnh phúc thì những ưu phiền cũng sẽ tan biến cả. Như vậy, xét với
góc độ tâm lý và văn hóa thì rõ ràng câu nói “Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu
phiền về cho mẹ” chẳng có điểm nào để chúng ta phải bàn tán đúng hay sai, vì một ý
4


nghĩa to lớn đã hiễn hiện ra quá rõ rồi, chỉ có điều chúng ta đang nhìn vào nó bằng con
mắt của nền văn hóa nào mà thơi, nền văn hóa truyền thống coi trọng chữ hiếu của
nho giáo hay nền văn hóa dân chủ coi trọng vật chất của phương Tây.
Và cũng đáng nói hơn, những khoản đầu tư tưởng chừng như mang lại những
lợi nhuận dễ dàng và khủng lồ lại có khả năng trở thành con dao hay lưỡi gây những
thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư cá nhân mới bước chân vào trị trường, đơn
cử chỉ trong những ngày gần đây dưới tác động của tin tức xấu xoay quanh chủ tịch

FLC - Trịnh Văn Quyết bán chuôi cổ phiếu, cùng với bất động sản Tân Hoàng Minh
bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm, đã dẫn đến cú sập đổ thị trường chứng khoán Việt Nam
trên diện rộng, không chỉ những cổ phiếu đầu cơ tăng nóng trong thời gian qua bị bán
tháo, mà ảnh hưởng sang cả các cổ phiếu cột trụ do ảnh hưởng của maggin căn từ các
cơng tư chứng khốn trên thị trường, kéo sập thị trường chứng khoán Việt Nam xuống
mức tiêu cực, Vn-Index đã có ngày giảm về 1.439,71 điểm. Đã có rất nhiều nhà đầu tư
F0 lên mạng than khóc, “Tết này khơng cịn tiền mà mang về cho mẹ”. Rỏ ràng một
sự đầu tư mạo hiểm khả năng thua lỗ cịn nhiều hơn sự thất thốt, cho dù là có và ảnh
hưởng nhất, nếu số tiền đó ở trong tay mẹ.
Kết luận, câu “Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ” của Đen
Vâu là một nhận định cần xét trên nhiều bình diện để thấy được ưu và nhược điểm.
Nhưng suy cho cùng xét trên góc độ của người dân Việt Nam hiện nay, lựa chọn đầu
tư và ưu tiên về kinh tế cũng hợp lý do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc sống đã buộc
họ phải tính tốn đến những phương án tối ưu nhất cho đồng tiền của mình, nhưng
nhìn rộng ra trên bình diện văn hóa – xã hội – lịch sử và kể cả tâm lý con người,
chúng ta hãy “Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ”. Bởi vì đơi khi
khơng mang tiền về mà đem đi làm việc khác trong khi khơng biết mình đang làm gì
thì kì thật chỉ có mang ưu phiền về cho mẹ. Xin trích lại đoạn nhạc của Đen Vâu một
lần nữa:
“ Mang tiền về cho mẹ
Mang tiền về cho mẹ
Mang tiền về cho mẹ
Đừng mang ưu phiền về cho mẹ”
- Đen Vâu –
5


Tài liệu tham khảo
Anh Minh. (Truy cập 26/1/2022). Lãi suất tiết kiệm thấp, người dân rút ròng tiền gửi
khỏi ngân hàng. VnEconomy. />Anh Minh. (Truy cập 26/1/2022). Năm 2021, thị trường chứng khoán nhiều lần thiết

lập đỉnh lịch sử mới. Báo điện tử Chính phủ. />Thanh Xuân. (Truy cập 26/1/2022). Ngân hàng đẩy mạnh cho vai bất động sản cuối
năm. Báo Thanh Niên. />Thích Hạnh Chơn. (Truy cập 26/1/2022). Vài suy nghĩ về hiếu trong đạo Nho và đạo
Phật. Giác Ngộ Online. />Diệp Diệp. (Truy cập 26/1/2022). Nhà đầu tư lo mất Tết sau 'lùm xùm' của FLC và
Tân Hoàng Minh. VTC News. />Bồng Mai. (Truy cập 26/1/2022). 851 mã chứng khốn đồng loạt rớt giá, cổ đơng thép
'xanh mặt'. Báo Tuổi Trẻ. />
6



×