Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.55 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|10804335

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN
TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI

Sinh viên thực hiện: ABC
Mã sinh viên: 1234
Lớp
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội – 11/20xx

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần nội dung
I.
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Tổng quan về “Phép biện chứng” và “Phép biện chứng duy vật”
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến


2.2. Tính chất của mối liên hệ
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
II.
Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
1. Khái quát về vấn đề tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái
1.1. Khái niệm “Tăng trưởng kinh tế” và “Môi trường sinh thái”
1.2. Tầm quan trọng của “Tăng trưởng kinh tế” và “Bảo vệ môi trường sinh
thái”
2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
phép biện chứng
2.1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái
2.2. Thực trạng môi trường và hậu quả hiện nay do các chính sách tăng trưởng
kinh tế gây ra
2.2.1. Trên thế giới
2.2.2. Ở Việt Nam
3. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường do tác động của tăng trường kinh tế
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Lời mở đầu

Trong kỷ nguyên hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật,
cùng sự ra đời của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thế giới đang chứng kiến nhiều
hơn những quốc gia với nền kinh tế chuyển mình, nhảy vọt một cách ngoạn mục.

Việt Nam cũng chính là một trong những đại biểu nổi bật trong số các quốc gia đó.
Chúng ta đang sống trong một xã hội cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, xã hội của sự
văn minh và phát triển. Những thành tựu lớn lao là không thể phủ nhận, song, ta
không thể khơng kể đến hệ lụy cấp bách mà nó kéo theo – Ơ nhiễm mơi trường.
Việc Formosa thải hóa chất xuống biển, ô nhiễm đất, nguồn nước, hay việc ô
nhiễm khơng khí Việt Nam đạt mức nguy hại,… đang làm chúng ta nhận thức ngày
một rõ hơn về những nguy cơ, hiểm họa khôn lường mà môi trường của chúng ta
đang gặp phải. Nói cách khác, để có được những kết quả ngắn hạn tốt đẹp về kinh
tế, chúng ta đã và đang phải trả giá bằng sự mất đi tính bền vững của mơi trường,
của thiên nhiên Việt Nam trong dài hạn.
Theo “Báo cáo phát triển thế giới” năm 1992 của Ngân hàng thế giới, “Tăng
trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có thể có được phát triển, nhưng bản
thân nó chỉ là một đại diện rất khơng hồn hảo của tiến bộ xã hội”. Để làm rõ hơn
về sự “khơng hồn hảo” đó, tiểu luận của tôi sẽ nghiên cứu về mối liên hệ cũng
như những ảnh hưởng của việc tăng trưởng kinh tế với môi trường qua việc vận
dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. Từ đó, mong rằng bài tiểu luận này
phần nào có thể cung cấp một cái nhìn khách quan nhất, hướng được người đọc
đến góc nhìn rõ hơn về mối quan hệ này. Qua đó, góp phần nhỏ trong quá trình
giúp thay đổi xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, để có được những
bước đi đúng đắn, hòa hợp sự tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ mơi trường vì
một tương lai bền vững.

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Phần nội dung

I.

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.
1. Tổng quan về “Phép biện chứng” và “Phép biện chứng duy vật”
Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, “biện chứng” là khái niệm triết học dùng để chỉ
những mối liên hệ, tương tác lẫn nhau, chuyển hoá, vận động và phát triển theo
quy luật nhất định trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm biện
chứng khách quan (biện chứng của thế giới vật chất) và biện chứng chủ quan (sự
phản ánh biện chứng khách quan vào trong đầu óc, ý thức con người).
“Phép biện chứng” ra đời từ triết học thời cổ đại, đến nay đã phát triển qua
ba hình thức, ba trình độ cơ bản: Phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện
chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Khái niệm này dùng để chỉ học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của
thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống
các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
Ngày nay phép biện chứng đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng
duy vật. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những
nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn
hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép
biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”1.

2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến:
Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là
thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng dù đa dạng và
khác nhau đến mấy thì chúng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới
duy nhất là thế giới vật chất mà thôi. Ngay bản thân ý thức vốn không phải là vật
chất nhưng cũng chỉ là sự phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính, của một dạng
vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ
1 C. Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 201.


Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

chặt chẽ với thế giới bên ngồi. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại
biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau
theo những quan hệ xác định.
Trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là một
phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại,
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Triết học nghiên cứu về mối liên hệ phổ
biến – những mối liên hệ chung nhất, có ở hầu hết sự vật, hiện tượng trong thế
giới.
2.2.Tính chất:

Tính khách quan: Các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện
tượng, do tính thống nhất vật chất của thế giới; KHÔNG phụ thuộc vào ý
thức của con người

Tính phổ biến: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian
nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện
tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành
phần, yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phàn, những yếu tố
khác.

Tính đa dạng, phong phú: Trong thế giới có vơ vàn mối liên hệ khác
nhau (không gian, thời gian, …). Khi nghiên cứu hiện thực khách quan có
thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tùy tính chất phức tạp

hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nơng hay sâu, vai trị trực tiếp
hay gián tiếp. Trong đó có những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, chủ yếu,
bản chất và tất nhiên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, quyết định cho sự
tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
2.3.Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng chúng
ta rút ra được hai phương pháp luận bao gồm: quan điểm toàn diện và quan điểm
lịch sử - cụ thể trong việc nhận thức, xem xét sự vật hiện tượng cũng như trong các
hoạt động thực tiễn cuộc sống.
Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau, mang
tính khách quan, phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn,
con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, tránh cách xem xét phiến diện.
Quan điểm tồn diện địi hỏi ta phải nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

giữa các bộ phận, yếu tố, giữa các mặt trong chính sự vật và trong sự tác động qua
lại với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp. Phải biết phân biệt
từng mối quan hệ, chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, chủ yếu,
tất nhiên và lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản
chất cửa sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất trong hoạt động của bản thân. Trong thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác
động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại
của nó mà cịn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác.
Đồng thời, biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, phương tiện khác nhau để tác động
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. VD: Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của

đất nước; mặt khác, phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng
quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tồn cầu hóa kinh tế đưa lại.
Quan điểm lịch sử - cụ thể đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn của con người bởi các mối liên hệ có tính đa dạng,
phong phú – sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau, các
mối liên hệ biểu hiện cũng là khác nhau. Quan điểm này đòi hỏi ta khi nhận thức
về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể,
mơi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. VD: Để xác định
đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, từng thời kỳ xây dựng
đất nước; bao giờ Đảng cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước cũng như bối
cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ đó và trong khi
thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp
với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, việc nắm chắc cơ sở lý luận của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cũng rất quan trọng bởi có như vậy, ta mới biết
vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể một cách sáng tạo
trong chính các nhiệm vụ, hoạt động của mình.
II.
Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
1. Khái quát về vấn đề tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường sinh
thái
a. Khái niệm
i. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia
(GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình qn trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh
tế phụ thuộc vào 2 q trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao

Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|10804335

động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn.
Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì
mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự
ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trị
nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế2
ii. Môi trường sinh thái: Mơi trường sinh thái là một mạng lưới
chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước,
không khí và các cơ thể sống trong phạm vi tồn cầu. Sự rối
loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự
nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thơng qua q trình lao
động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng
qua q trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự
nhiên.3
b. Tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái
Tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở phần đóng góp của nó đối
với sự thịnh vượng chung của cộng đồng. Mọi người đều muốn có tăng trưởng là
vì nó tạo điều kiện cho cộng đồng tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Ngồi
ra, tăng trưởng đóng góp vào việc cung cấp số lượng lớn hơn hàng hóa và dịch vụ
xã hội (y tế, giáo dục,...) qua đó cải thiện mức sống thực tế. Tăng trưởng kinh tế
thường được tính bằng mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo thời gian
hoặc mức tăng GDP đầu người theo thời gian. Chỉ tiêu sau gắn mức tổng sản lượng
với những thay đổi về dân số. Bởi vậy, nếu tổng sản lượng chỉ tăng nhanh hơn một
chút so với mức tăng dân số, mức sống bình quân chỉ được cải thiện không đáng
kể.
Với tư cách là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất

của con người, là không gian sống lý tưởng cho toàn bộ sinh vật trên Trái đất, chứa
đựng chất thải – chức năng sống cịn của mơi trường, là nơi lưu giữ, cung cấp
thông tin cho con người. Môi trường là nguồn sống thiết thực và mang lại cho con
người sự phát triển phồn thịnh nhất. Hoạt động bảo vệ mơi trường tác động tồn
diện đến các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và đặc biệt là bản thân con người, với tư
cách vừa là khách thể, lại vừa chủ thể chi phối, quyết định chất lượng môi trường.
2 Các lý thuyếốt tăng trưởng kinh tếố, Chương trình Giảng dạy Kinh tếố Fullbright
3 />
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Việc xây dựng môi trường nhân văn, môi trường sinh thái - nhân văn có tầm quan
trọng quyết định tới khơng chỉ mỗi cá nhân mà cịn là tồn bộ sự nghiệp bảo vệ
mơi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung.
2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
phép biện chứng
2.1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái
Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái không độc lập và tách
rời nhau. Giữa chúng có một mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại cho
nhau, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.
- Theo hướng tích cực
a) Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế lên môi trường
Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nên nền tảng của cải, vật chất để mỗi
quốc gia đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường. Tác động này được biểu hiện cụ
thể qua các phương diện:
- Thúc đẩy tập trung các chính sách bảo vệ mơi trường: Một phần
của cải tăng lên từ sự tăng trưởng kinh tế được nhà nước sử dụng cho mục

đích bảo vệ, giữ gìn mơi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế giúp tăng
nguồn của cải, tiền bạc. Do đó, lượng vốn dùng cho chính sách bảo vệ mơi
trường cũng tăng lên. Theo luật bảo vệ mơi trường, chính sách của Nhà
nước về bảo vệ mơi trường có quy định cụ thể: Ðầu tư bảo vệ môi trường là
đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ mơi trường
và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà
nước hằng năm.
- Phát triển khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường: Tăng
trưởng kinh tế dẫn đến sự ra đời của các loại máy móc, thiết bị mới thân
thiện với mơi trường, ít gây ơ nhiễm và cả những máy lọc xử lí rác thải, khí
thải. Việc phát minh và đưa vào sử dụng các máy móc và thiết bị mới để
hạn chế đến mức cao nhất tác hại đến môi trường cũng đồng nghĩa với việc
bảo vệ môi trường. Tiến bộ khoa học giúp tạo ra những sản phẩm thân thiện
với môi trường nhưng cũng bắt nguồn từ nguồn vốn hỗ trợ của nền kinh tế
thì mới phát huy được tác dụng.
- Góp phần nâng cao ý thức người dân: Tăng trưởng kinh tế tạo điều
kiện cao cho sự phát triển xã hội, trong đó ý thức người dân về vấn đề môi
trường dần được cải thiện. Thông qua giáo dục, tuyên truyền được tài trợ từ
Chính phủ, tình trạng đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên dần hạn chế và chấm dứt. Ý thức giữ gìn vệ
sinh mơi trường, cảnh quan đường phố, khu vực công cộng,… cũng được
nâng cao.
b) Tác động tích cực của mơi trường đối với việc tăng trưởng kinh tế
Xét về mặt tích cực, tăng trưởng kinh tế khơng chỉ có tác động một

chiều đến mơi trường, mà ngược lại, mơi trường cũng có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới kinh tế.
Việc bảo vệ môi trường được thực hiện tốt sẽ đảm bảo một môi
trường sống và làm việc trong lành, lành mạnh.Một môi trường trong lành,
ít khói bụi, ơ nhiễm mang đến cảm giác thoải mái, tỉnh táo hơn cho mọi
người, giảm thiểu rủi ro về bệnh dịch.Sức khỏe tốt sẽ giúp cho công việc
được hồn thành tốt, mau chóng hơn.
Bảo vệ mơi trường gắn liền với vấn đề bảo vệ tài nguyên. Tài ngun
thiên nhiên nếu được quản lí khai thác có hiệu quả, đúng mức, được giữ gìn
và bảo vệ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế lâu dài của
một quốc gia. Việt Nam hiện được các nhà nghiên cứu đánh giá là nơi có
tiềm năng để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng
mặt trời. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có cường độ
sử dụng năng lượng cao so với các nước trong khu vực và trên thế. Năng
lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng
rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Tuy nhiên, chi phí đầu tư là
rào cản lớn cho việc phát triển các dự án điện mặt trời ở Việt Nam. Với việc
ban hành các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp
năng lượng mặt trời của Chính phủ Việt Nam đã và đang góp phần đưa Việt
Nam trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư năng lượng mặt trời ở khu
vực châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, trong năm 2019, lĩnh vực năng lượng
xanh này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước. Trong
tháng 6/2019, Cơng ty Cổ phần TTP Phú Yên cũng đã tổ chức lễ khánh
thành, chính thức đưa vào vận hành Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội. Đây là
dự án năng lượng tái tạo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Phú Yên với tổng vốn lên
đến 4.985 tỷ đồng. Về vốn đầu tư nước ngoài, nổi lên nhất là các nhà đầu tư
Thái Lan với chính sách đầu tư mua lại cổ phần các dự án điện mặt trời tại
Việt Nam. Đó là, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thailand) đã
công bố tăng thêm 65 triệu USD cho 2 công ty Eastern Power Group Plc và
Communication & System Solution Plc để cấp vốn cho việc xây dựng 2 nhà


Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

máy điện mặt trời tại Phú Yên với công suất phát điện kết hợp khoảng 100
MW.
Bảo vệ môi trường sinh thái cũng đi đơi với việc dự báo và phịng
chống thiên tai. Hằng năm, miền Trung nước ta hứng chịu rất nhiều cơn bão
lớn có sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại rất lớn cả về người và tài sản.
Việc phá rừng, đốt nương là rẫy dẫn đến hiện tượng xói mịn, sạt lở đất, lũ
qt ở miền núi thường xuyên. Bảo vệ môi trường sẽ hạn chế một cách hữu
hiệu các thiên tai, dịch bệnh phát sinh từ các thiên tai. Từ đó, kinh tế quốc
gia mới tăng trưởng một cách ổn định.
Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường có mối liên
hệ tích cực, tác động qua lại lẫn nhau. Một nền kinh tế chỉ thực sự tăng
trưởng có hiệu quả khi đi liền với nó là một mơi trường được gìn giữ, bảo
vệ. Đó là mặt tích cực trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này.
- Theo hướng tiêu cực:
Ở phần trên, ta đã xem xét mối liên hệ, tác động tích cực giữa bảo vệ
mơi trường và tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, vấn đề nào cũng có hai mặt.
Những ảnh hưởng tiêu cự là điều cần bàn luận trong phần này.
Trước tiên, ta xét đến việc tăng trưởng kinh tế tác động xấu đến môi
trường sinh thái ở những khía cạnh nào.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc làm suy giảm
nghiêm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một lần nữa, khía cạnh tài
nguyên thiên nhiên trong mối quan hệ giữa hai phạm trù môi trường và
kinh tế lại được nhắc đến. Đây là khía cạnh xét đến đầu tiên trong tác
động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế, bởi tài nguyên thiên nhiên là yếu

tố gắn liền với mơi trường và cịn là một nguồn lực chủ yếu của sự phát
triển kinh tế. Thế nhưng, khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, người
ta chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên một cách triệt để để đáp ứng đủ
nhu cầu đầu vào của các ngành sản xuất. Muốn đẩy mạnh ngành nông –
lâm – ngư nghiệp, hàng trăm nghìn héc-ta cây rừng đổ xuống để làm
nương, làm rẫy, chăn thả gia súc. Thực trạng khai thác vượt mức quy
định những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của đất nước ta hiện
nay dễ dàng bắt gặp qua những con số thống kê trên các mặt báo. Để đáp
ứng nhu cầu trong nước, nền kinh tế Việt Nam chưa có khả năng nhập
khẩu một lượng lớn nguyên liệu, và cũng chưa có kinh nghiệm chế tạo
các loại nguyên liệu mới. Do đó khai thác tài nguyên sẵn có của nước nhà
là phương án tối ưu để tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Dẫu vậy, tài
nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn, và việc khai thác quá mức tất

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

yếu sẽ dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên, từ đó làm nghèo nàn sức sống
của mơi trường sinh thái.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế góp phần chủ yếu dẫn đến một trong
những bài toán nan giải nhất của cả thế giới nói chung và của Việt Nam
nói tiêng – ô nhiễm môi trường. Trước hết, kinh tế mở rộng kéo theo sự
gia tăng số lượng các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các cơng trình
xây dựng. Những nhà máy, xí nghiệp này, trong q trình cạnh tranh gay
gắt về năng suất, đã lơ là việc xử lí rác thải, chất thải trước khi thải ra
ngồi mơi trường. Những con sơng, cánh đồng, kênh rạch, bầu khơng khí
và ngay cả các khu dân cư xung quanh những nhà máy ấy phải hứng chịu
những luồng khí độc hại, những đống phế liệu chất đống cùng nguồn

nước thải đen ngòm, bốc mùi chưa qua xử lí triệt để. Thêm vào đó, mức
độ tăng trưởng của nên kinh tế đi song song với sự bùng nổ số lượng
phương tiện giao thông phục vụ mục đích đi lại, vận chuyển. Khi nền
kinh tế mở rộng, đi lên, nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa của người
dân càng cao hơn, dẫn đến việc lượng phương tiện gia tăng đột biến. Ở
Việt Nam hiện nay, lượng phương tiện tham gia giao thông vốn đã ở mức
khổng lồ, hơn nữa lại ngày càng gia tăng, đặc biệt là xe máy. Sự gia tăng
ồ ạt, chóng mặt phương tiện giao thơng là ngun nhân chính gây ra tình
trạng ách tắc giao thơng, và nguy hiểm hơn thế là tình trạng ơ nhiễm
khơng khi ở các thành phố lớn. Lượng khí thải độc hại như CO2, CO, NO
từ hàng triệu cỗ máy di động ấy đang ngày ngày lấp đầy bầu khơng khí
bao quanh chúng ta. Đáng chú ý hơn, vào nửa cuối năm 2019, Việt Nam
đứng thứ 17 trong số những nước ơ nhiễm khơng khí nhất thế giới với chỉ
số AQI ở ngưỡng đáng báo động, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe người
dân. Hậu quả tất yếu xảy ra là con người sẽ mắc rất nhiều căn bệnh liên
quan đến đường hô hấp do hít phải khói bụi ơ nhiễm hằng ngày. Ơ nhiễm
khơng khí, ơ nhiễm mơi trường chủ yếu bắt nguồn từ số lượng khổng lồ
các phương tiện giao thông, mà nguyên nhân xâu xa là từ tăng trưởng
kinh tế.
Tuy nhiên, bảo vệ môi trường cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến việc bảo vệ, giữ gìn
mơi trường thì nền kinh tế sẽ rất khó phát triển.Trong điều kiện nền kinh tế
Việt Nam chưa đủ khả năng nhập khẩu toàn bộ tài nguyên thiên nhiên để
đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, thì việc hạn chế khai thác nguồn tài
ngun sẵn có là khơng khả thi.Nếu khơng xây dựng thêm các nhà máy, xí
nghiệp, khu chế xuất để phục vụ sản xuất hàng hóa cũ và mới, kinh tế nước

Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|10804335

ta sẽ mãi chậm phát triển, chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp. Do vậy, đặt bảo
vệ môi trường cao hơn hẳn so với tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại những
hậu quả nhất định, ảnh hưởng đến trình độ phát triển của một quốc gia.
Nói tóm lại, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
không chỉ có tác động tích cực, mà cịn có ảnh hưởng tiêu cực, theo hai
chiều, qua lại lẫn nhau, đó chính là mối liên hệ giữa hai vấn đề này. Điều
này cũng là biểu hiện cho nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện
chứng duy vật.
2.2. Thực trạng mơi trường và hậu quả hiện nay do các chính sách tăng trưởng
kinh tế gây ra
2.2.1. Trên thế giới
Hiện tại, trên tồn thế giới thì mơi trường đang phải đối mặt với 3 vấn
đề lớn nhất trên tồn cầu đó chính là sự nóng lên của Trái Đất, ơ nhiễm
biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa nhanh chóng
Thực trạng hiện nay:
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng lên gần 40 độ C so với
nhiệt độ trong kỷ băng hà gần đây nhất, khoảng 13.000 năm trước.
Nhưng trong vịng 100 năm qua thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất
đang có xu hướng tăng lên rõ rệt từ 0,6 đến 0,7 độ C và các nhà khoa
học đang dự báo ẽ có khả năng tăng 1,4 đến 5,8 độ C trong vòng 100
năm tới. Điều này đang rống lên tiếng chuông cảnh báo cho tất cả các
quốc gia trên tồn thế giới
Hiện tượng nóng lên tồn cầu sẽ có tác động sâu sắc lớn đến mơi
trường và xã hội. Đây chính là hệ quả tất yếu của hiện tượng Trái Đất
nóng lên và sự gia tăng mực nước biển, cường độ của các cơn bão cũng
như các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng dày đặc. Các
ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, chịu tác động mạnh mẽ của thiên
nhiên, khí hậu nên ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình canh tác,

sản xuất.
Tốc độ ấm lên toàn cầu của thế kỷ XXI diễn ra q nhanh khiến cho
các lồi sinh vật khơng chịu thích ứng. Khả năng tuyệt chủng cũng sẽ có
nguy cơ cao lên. Đại dương và biển đang càng tăng lên vì số lượng rác
thải ra càng lớn. Theo số liệu thống kê của Chương trình mơi trường
Liên hợp quốc cơng bố thì có đến 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

gồm cát, đất, rác, phế thải xây dựng, chất phóng xạ… Hơn nữa, sự cố
tràn dầu, rò rỉ dầu, đắm tàu… cũng thường xuyên xảy ra gây ô nhiễm
môi trường biển nặng nề (những sự cố này chiếm đến 50%).
Thực trạng đáng báo động thông qua những con số khiến ai đọc cũng
phải giật mình:
-100.000 thú biển và rựa biển, 1.000.000 chim biển do bị vướng hay
bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic
-Chiếm đến 30 – 50% lượng CO2 thải ra từ q trình đốt ngun
liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ. Việc thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh
hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và nó sẽ
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
-Hơn 60% rạn san hô đang bị đe dọa bởi q trình ơ nhiễm nặng nề
60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị
xói mịn với tốc độ chóng mặt 1m/năm
-Nếu như ai cũng xem biển là bãi rác khổng lồ có thể chứa tất cả các
loại rác thải ở trên thế giới thì mơi trường biển cũng sẽ khơng cịn
nữa.
-Mỗi năm, sa mạc Sahara đang tiến dần về phía Nam với tốc độ

45km/năm. Cao nguyên Madagasca cũng đang bị thoái hóa khi 7% đất
đai bị hoang mạc hóa trở thành đất cằn đồi trọc. Một nơi đã từng được
xem là kho báu về sự đa dạng sinh học giờ đây chỉ còn là bãi đất
trống. Một hiện thực đau lòng và đòi hỏi mỗi người dân cần phải nâng
cao ý thức của mình hơn nữa trong việc bảo vệ mơi trường.
-Do đó khi đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai dần trở nên bạc
màu. Đây chính là 2 nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng hoang
mạc hóa tồn cầu. Nếu tình trạng này tiếp diễn và kéo dài thì trong
tương lai gần thì cuộc sống và nơi ở của con người và sinh vật sẽ bị đe
dọa nghiêm trọng.
2.2.2. Ở Việt Nam
-Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu cơng nghiệp có hệ thống xử lí nước
thải chưa đúng yêu cầu, chưa đạt chuẩn.
Ví dụ Formosa Hà Tĩnh bị phát hiện thải ra hơn 3 triệu tấn phế phẩm
mỗi năm và có nhiều sai phạm trong buôn bán các chất thải này làm cho
môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nước biển đổi màu, sủi bọt bất
thường, cá chết hàng loạt và đặc biệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người
dân. Sự việc này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến
là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư
dân.
-Ô nhiễm mơi trường khơng khí, tiếng ồn, bụi bặm cùng các chất thải
rắn có nguy cơ gây hại ngày càng cao. Sự gia tăng trong ống xả khí thải

và chất rắn trong các hoạt động công nghiệp ngày càng cao tác động
trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và môi trường sống. Và sự
kiện Việt Nam nằm trong top những quốc gia ơ nhiễm khơng khí nhất
thế giới đã thực sự khiến cho người dân nhận thức được tính cấp bách
của sự ơ nhiễm này.
-Quy trình xử lý chất thải ở Việt Nam vẫn chưa chặt chẽ và còn lỏng
lẻo. Theo thống kê của Bộ Y tế thì lượng chất thải rắn từ các cơ sở tế
trên toàn quốc đạt 300 tấn/ngày. Trong đó, có đến 40 – 50 tấn là nhu cầu
xử lý chất thải nguy hại. Hơn thế nữa, một trong những bất cập cịn tồn
đọng đó chính là nghịch lý: nhà máy rác thiếu rác để xử lý. Dự án Nhà
máy phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Lý Trạch (huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình) của Cty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam đã
hoàn thành dây chuyền phân loại và đi vào hoạt động. Tuy nhiên,
nguyên liệu đầu vào cung cấp cho nhà máy xử lý hiện cịn thiếu, chỉ có
137 tấn rác được tập kết tại nhà máy/ngày, mới đạt khoảng 45% công
suất thiết kế, trong khi lượng rác thải trong dân cư cịn khá lớn. Bên
cạnh đó, cịn rất nhiều nhà máy xử lý rác khác vẫn còn đang thiếu
nguyên liệu hay nguồn vốn để hoàn thiện, đưa vào hoạt động.
-Việt Nam chúng ta nằm trong top 10 nước trên thế giới bị ảnh hưởng
nặng nề bởi thiên tai. Mỗi năm, Việt Nam bị tổn thất khoảng 1,5% GDP
do thiên tai gây ra, nghiêm trọng nhất vẫn là các tỉnh miền Trung. Thực
trạng này đang rất báo động vì chúng ta đang là nước đang phát triển
nhưng môi trường khơng đảm bảo thì sự phát triển sẽ khơng bền vững
được.
3. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường do tác động của tăng trường kinh tế
Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa khơng làm phương
hại gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ
tương lai là một yêu cầu bức thiết. Thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối”

về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

nhuận tăng cao là cái giá phải trả bằng tính mệnh của người dân bị đe doạ do ô
nhiễm môi trường từ tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng
mới cần thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn
cản sự chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh
tế, chấm dứt cách tư duy: một nền kinh tế hài hịa với mơi trường sẽ làm
thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế thật cao là vấn đề trọng
tâm cần làm trước còn việc bảo vệ mơi trường thì sẽ thực hiện sau.
Thứ hai, việc đưa các vấn đề mơi trường vào trong q trình lập kế
hoạch phát triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải
được coi là một trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về
môi trường; cần sớm đưa bảo vệ môi trường thành một ngành kinh tế, thành
chính sách kinh tế điều tiết hoạt động phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là
điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Do vậy, bên cạnh
việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân ở cả vĩ mô và vi mơ, dài
hạn và ngắn hạn cần có sự kết hợp việc khai thác tiềm năng với việc bảo vệ,
giữ gìn mơi trường sinh thái nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Thứ ba, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ
thống sinh thái thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác
động nó vào nhu cầu sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên
trong hệ thống tự nhiên, hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát
triển bền vững. Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng công nghệ mới, thực hiện

chuyển giao công nghệ, thực hiện công nghệ “xanh và sạch”… trong hoạt
động kinh tế. Cụ thể, nhất là đối với những nước đang phát triển, chúng ta
cần có nhiều biện pháp thắt chặt quản lí và thực hiện nghiêm túc luật môi
trường trong hoạt động kinh tế.
Bốn là, áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường: đánh thuế
các sản phẩm có thể và gây ơ nhiễm mơi trường, thu lệ phí với các hoạt động
kinh tế gây ô nhiễm môi trường, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất
gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường của
các tổ chức, cá nhân theo Luật Môi trường ban hành; ưu đãi, đầu tư cho các
hoạt động kinh tế thân thiện, cải thiện với môi trường tự nhiên.
Ăngghen đã từng nhắc nhỏ chúng ta rằng: Khơng nên q khối chí về
những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc nhở chúng

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

ta hồn tồn khơng thống trị giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân
tộc khác, như một người sống bên ngoài thế giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của
chúng ta đối với tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác tất cả các sinh vật khác,
biết nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật
đó một cách đúng đắn. (Mác Angghen tồn tập, tập 20, trang 655. Nxb CTQG Hà
NộI 1994).
Cần phải nhận thức lại một cách nghiêm túc và sâu sắc rằng con người và xã
hội dù có phát triển đến đâu, đến mức cao như thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là
một bộ phận của sinh quyển, là những yếu tố trong hệ thống Tự nhiên – Con người
– Xã hội, các yếu tố trong hệ thống có mối quan hệ khăng khít và tác động phụ
thuộc lẫn nhau. Con người xã hội dù có sức mạnh nhưng hành động của họ cũng
khơng thể vượt ra ngồi hệ thống mà con người phải biết vận dụng thế mạnh của

mình - dạng vật chất duy nhất có ý thức, do đó chỉ có con người mới có khả năng
điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Thơng qua
q trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ con người dân dần nắm bắt
được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật
đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho sự phát
triển xã hội.

Phần kết luận
Việt Nam đang trên con đường cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước với
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải đi từ mục tiêu
cơ bản nhất của mọi sự phát triển xã hội đó là phát triển để cải thiện nâng cao chất
lượng cuộc sống và vì sự sống trường tồn bền vững. Đây là vấn đề quan trọng
trong công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước hiện nay cũng như về lâu
dài. Chúng ta bảo vệ môi trường khơng phải nhằm mục đích hạn chế q trình phát
triển kinh tế mà nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình
phát triển tất yếu này, đồng thời nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống của mỗi con
người chúng ta. Do đó, bảo vệ mơi trường và tăng trưởng kinh tế có sự thống nhất.
Có phát triển mới có kinh phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ mơi trường và có bảo
vệ mơi trường mới đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định. Để đẩy mạnh tác động
tích cực, hạn chế tác động tiêu cực giữa chúng, phải có nhận thức và bước đi đúng
đắn từ mỗi cá nhân và từ cả cộng đồng. Những hành động nhỏ ấy kết hợp lại sẽ tạo
thành sức mạnh để giữ cho mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

trường ln hài hịa. Chỉ khi đó, đất nước ta mới có thể bước đi vững vàng trên con
đường hội nhập quốc tế.


Downloaded by Con Ca ()



×