Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án phòng chống bạo hành trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.21 KB, 4 trang )

TRƯỜNG MẦM NON HỊA ĐỊNH ĐƠNG
TỔ MẪU GIÁO LỚN
***

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển TCKN-XH.
Đề tài: Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ em.
Lớp : Mẫu giáo lớn.
Thời gian: 30 – 35 phút.
Ngày dạy:
Người dạy:

tháng 01/ 2022


LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT, KỸ NĂNG XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRẺ EM.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết quyền của trẻ em là luôn được bảo vệ, được tôn trọng, đối xử bình
đẳng, khơng bị xúc phạm và khơng phân biệt đối xử đồng thời trẻ cũng có bổn
phận phải lễ phép, đối xử tốt với mọi người trong gia đình và những người xung
quanh.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng xã hội: bảo vệ bản thân mình và bạn khi
xảy ra bạo hành.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết u q, bảo vệ bản thân mình. Tích cực tham gia các
hoạt động cùng cô và bạn.
II. Chuẩn bị:


 Cơ:
- Giáo án điện tử bài dạy.
- Máy tính, nhạc “gia đình nhỏ hanh phúc to”
- Câu chuyện:”Thằng đẹt”
- Slide về bạo hành trẻ em.
- Slide trò chơi: “Ai nhanh trí”
 Trẻ:
- Trẻ quần áo gọn gàng.
III. Tiến hành:
* Giới thiệu: Cô xin chào tất cả các con.
Đã lâu lắm rồi các con chưa đến trường, ở nhà các con được ở bên ba mẹ và
anh chị của mình các con thấy như thế nào? Các con có biết rằng dù ở nhà hay ở
trường thì các con vẫn luôn được mọi người quan tâm, yêu thương, luôn được
bảo vệ, được tơn trọng, đối xử bình đẳng, khơng bị xúc phạm và không phân biệt
đối xử đồng thời các con cũng có bổn phận phải lễ phép, đối xử tốt với mọi người
trong gia đình và những người xung quanh các con nhé!
Bây giờ, cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện có tên là “Thằng Đẹt”,
các con cùng lắng nghe!
*Cùng bé phịng chống bạo hành.
Cơ kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Thằng Đẹt”
Cơ trị chuyện cùng trẻ:


- Việc gì đã xảy ra với bạn nhỏ giúp việc trong câu chuyện? (Bạn nhỏ bị cô
chủ đánh, bị la mắng mà không phải lỗi do bạn ấy gây ra). Vì sao? (Vì con cơ chủ
bị mất vịng đeo tay bằng vàng)
- Nếu con là bạn Đẹt con sẽ làm gì? (sẽ đến nói với cơ chủ là vịng tay của
bé Lan bị mất là do Lan làm rơi chứ không phải do bạn giúp việc; hoặc sẽ nhờ
người lớn gần đó can thiệp giúp).
- Nếu có người đe dọa, đánh đập, chửi mắng con thì con sẽ làm gì? (Con

phải kêu cứu thật to, cố gắng nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và sau
đó về kể lại cho người thường xuyên yêu thương, quan tâm con hằng ngày như:
ba, mẹ, ông, bà, cô giáo)
- Nếu con bị người thân của mình bạo hành thì con sẽ làm gì? (Con phải kêu
cứu thật to, cố gắng nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh hoặc cầm điện
thoại gọi đến số 111)
- Nếu có người khác đánh đập, chửi mắng bạn của con hoặc một bạn nào đó
mà con khơng biết tên thì con sẽ làm gì? (Con phải kêu cứu thật to, cố gắng nhờ
sự giúp đỡ của những người xung quanh hoặc cầm điện thoại gọi đến số 111)
- Khi bị bạo hành, số điện thoại để các con nhờ giúp đỡ là số nào? (111)
- Để tránh bị bạo hành xảy ra thì trước hết các con phải làm gì? (các con
phải là những đứa trẻ ngoan, biết lễ phép, vâng lời, biết giúp đỡ người khác).
=> Các con nhớ nhé! Các con luôn được mọi người bảo vệ, được tôn trọng,
đối xử bình đẳng, khơng bị xúc phạm và khơng phân biệt đối xử. Vì vậy, các con
phải biết yêu thương, bảo vệ chính mình dù ở bất cứ đâu. Để đáp lại tình u
thương đó các con cũng phải lễ phép, đối xử tốt với mọi người trong gia đình và
những người xung quanh, để mọi người không phải buồn phiền vì mình các con
nhé.
Khi mọi người đều yêu thương quan tâm nhau thì thật vui và hạnh phúc. Các
con hãy cùng vận động với cô các con nhé!
Cô mở nhạc “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” và vận động cùng trẻ.
* Trị chơi: Ai nhanh trí
Cơ hướng dẫn cách chơi như sau: Cơ mở slide hình ảnh các tình huống bị
bạo hành trẻ em và nêu ra tình huống. Các con sẽ nói ra cách thực hiện để phịng
tránh các con nhé!
Các con sẽ làm gì?
Slide 1: Ba nhậu say về đánh đập con khi khơng có ai ở nhà.
Slide 2: Ba mẹ ở nhà cãi nhau tức giận đánh con.
Slide 3: Con chơi gần nhà bị các anh, chị lớn hơn đánh.
Slide 4: Con nói chuyện, khơng vâng lời bị cô giáo đánh.



Slide 5: Ba mẹ đánh nhau đập sáng đồ đạc trong nhà.
Slide 6: Con đi chơi thấy bạn nhỏ khác bị chửi mắng, đánh đập.
Slide 7: Con thấy nhà bên cạnh mình, có bạn nhỏ thường bị ba dượng đánh.
Slide 8: Con thấy bạn mình bị những vết thương tím trên da rất nhiều.



×