Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kinh điển chính trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.04 KB, 14 trang )

1

--------------oOo-------------

BÀI THU HOẠCH

KINH ĐIỂN CHÍNH TRỊ HỌC

TÁC PHẨM

NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH,
CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC
- Ph.Ăngghen -

Cần Thơ, tháng 9 năm 2021

1


2

1. ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA ĂNGGGHEN VỀ TÁC PHẨM CỦA MCGAN

Ph.Ăngghen đánh giá rất cao tác phẩm của Mc-gan, tác phẩm của Moócgan giống như bộ Tư bản của Các Mác nói về sự ra đời, sự phát triển và sự diệt
vong. Bất kỳ một thị tộc, bộ lạc nào khi sự lớn mạnh của xã hội khơng cịn nữa nó
sẽ bung ra, biến thành một xã hội khác cao hơn. Ngồi ra, bộ Tư bản của Các Mác
cịn nói về sự ra đời, sự hình thành, sự phát triển, bản chất của chế độ tư bản và
đồng thời dẫn đến sự diệt vong của chế độ tư bản cùng với sự ra đời của một chế độ
khác. So sánh cơng trình nghiên cứu của ơng Mc-gan một nhà khoa học, một nhà
nhân chủng học được đánh giá rất cao và uy tính với tác phẩm của Các Mác,
Ăngghen đã có những lời nhận xét, khen ngợi người bạn đồng hành của mình bộ


“Tư bản” của Mác sẽ cần thiết đối với chúng ta cũng y như cuốn sách của Moócgan vậy.
2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĂNGGHEN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI
ĐẠI DÃ MAN ĐẾN THỜI KỲ VĂN MINH

2.1. Sự phát triển của hình thức sỡ hữu
Trong phần này, Ăngghen đã tóm tắt q trình hình thành của thị tộc, bộ
lạc. Ban đầu dân cư sống thưa thớt, xung quanh đó là một vùng đất rộng, trước hết
là một khu vực dùng làm vùng săn bắn, tiếp đó là một miền rừng bảo hộ không
thuộc về bộ lạc nào cả, nó khiến các bộ lạc cách biệt với nhau. Sự phân cơng lao
động hồn tồn mang tính ngun thủy, chỉ là giữa nam và nữ thôi, ở một số nơi đàn
ơng thì săn bắn, hái lượm, đàn bà thì chăm sóc việc nhà “Đàn ơng đánh giặc, đi săn
bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những cơng cụ cần thiết
cho việc đó. Đàn bà chăm sóc việc nhà, chuẩn bị cái ăn và cái mặc; họ làm bếp, dệt,
may vá”1. Mỗi bên đều làm chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình: đàn ông làm
chủ trong rừng, đàn bà làm chủ ở nhà. Họ cũng làm chủ những cơng cụ do mình chế
tạo và sử dụng: với đàn ơng, đó là vũ khí, các công cụ để săn bắn và đánh cá; với
đàn bà, đó là các dụng cụ gia đình. Kinh tế gia đình có tính cộng sản, gồm vài gia
1 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 236

2


3

đình, mà thường là gồm rất nhiều gia đình. Cái gì được làm ra và sử dụng chung thì
là của chung, như nhà cửa, vườn tược, thuyền độc mộc. Vậy là ở đây, và chỉ ở đây
thơi, mới có cái “sở hữu do chính lao động của mình làm ra” cái sở hữu mà trong xã
hội văn minh, chỉ là điều bịa đặt của các luật gia và kinh tế gia, và là căn cứ pháp lí
giả dối sau cùng mà chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa hiện đại vẫn cịn dựa vào. Trên
đây, ơng đã mơ tả một cách cơ bản về vai trò của người đàn ông và người đàn bà.

Như vậy, ngay từ thuở sơ khai con người đã có sự phân cơng lao động ở góc độ thị
tộc, bộ lạc.
Ở giai đoạn cao hơn nữa thì có thành tựu của cơng nghiệp, khơng cịn làm
vườn, săn bắt, hái lượm; khơng cịn lúc đầu là sự trao đổi giữa thị tộc, bộ lạc nữa mà
sự lưu thông ngày càng phát triển hơn. Trong những thành tựu cơng nghiệp của giai
đoạn này, có hai thành tựu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: “thành tựu thứ nhất là
khung dệt, thành tựu thứ hai là nấu quặng và chế tạo đồ kim khí” 2. Đồng, thiếc, và
hợp kim của chúng là đồng thiếc; là các chất quan trọng nhất. Đồng thiếc được dùng
làm các công cụ và vũ khí bền chắc, nhưng khơng thay thế được cơng cụ đá; chỉ sắt
mới làm được điều đó, nhưng người ta chưa biết khai thác sắt. Vàng bạc bắt đầu
được dùng để trang trí và làm trang sức, lúc này hẳn là chúng đã có giá cao hơn so
với các chất nêu trên. Với sự phát triển này, công cụ lao động tiên tiến hơn thì đời
sống con người lao động khác hơn nữa. Sản xuất tăng lên trong tất cả các ngành chăn nuôi súc vật, nông nghiệp, thủ cơng nghiệp gia đình - làm cho sức lao động
của con người có khả năng sản xuất ra một lượng sản phẩm nhiều hơn mức cần thiết
cho sinh hoạt. Đồng thời, nó tăng thêm lượng lao động hàng ngày mà một thành
viên của thị tộc, cơng xã, hoặc gia đình cá thể, phải đảm nhận. Do đó mà có nhu cầu
thu hút các nguồn lực lao động mới. “Chiến tranh cung cấp các nguồn lực mới này:
tù binh đều bị biến thành nô lệ”. Cuộc phân công lao động xã hội lớn đầu tiên, cùng
với việc tăng năng suất lao động, tức là tăng của cải, và sự mở rộng lĩnh vực sản
xuất, trong điều kiện lịch sử chung khi đó, nhất định phải đưa tới chế độ nơ lệ. Từ
cuộc phân công lao động xã hội lớn đầu tiên, đã nảy sinh sự phân chia lớn đầu tiên
2 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 238

3


4

trong xã hội, thành hai giai cấp: chủ nô và nơ lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Bắt
đầu khi mà thị tộc này thơn tính thị tộc kia thì các đàn gia súc chuyển sang sở hữu

cơng cộng. Nhen nhóm ở thị tộc, bộ lạc đã có những hình thức cơng hữu sơ khai,
điển hình là những đàn gia súc chuyển từ sở hữu công cộng sang sỡ hữu gia đình.
Từ đó, đã có sở hữu cơng cộng, với sự phát triển dần dần thì sở hữu công cộng lại
chuyển sang sở hữu tư nhân, sở hữu của những gia đình. Như vậy, sở hữu từ cơng
cộng đã nhen nhóm là hình thức cơng hữu sơ khai sau đó dần chuyển sang tư hữu
và tư hữu xuất hiện từ trong gia đình. Qua đây, Ăngghen đã chứng minh rằng trong
xã hội nguyên thủy không tồn tại chế độ tư hữu, hình thức sở hữu tư nhân chỉ xuất
hiện trong một giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội lồi người. Ăngghen cũng
phân tích rõ luận điểm xác lập nguyên tắc biện chứng duy vật để nghiên cứu nguồn
gốc và sự biến đổi của các hình thức sở hữu trong lịch sử chính là phải gắn sự hình
thành và phát triển của các hình thức sở hữu với sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Bởi vì, chính sự thay đổi của cơng cụ sản xuất đã làm cho năng suất lao động
xã hội và những quan hệ xã hội khác cũng thay đổi theo. Và Ăngghen cũng chỉ ra
rằng, chế độ tư hữu đạt tới sự phát triển cao nhất, hoàn chỉnh nhất trong phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đó cũng là lúc nó bộc lộ đầy đủ nhất những tác
động tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội, trở thành lực cản của sự tiến bộ xã
hội. Vì vậy, biện chứng của sự phát triển lịch sử địi hỏi nó phải được thay thế bằng
hình thức sở hữu mới tiến bộ hơn - chế độ công hữu cộng sản chủ nghĩa.

2.2 Sự thay đổi vị trí, vai trị của người phụ nữ, người đàn ơng trong
gia đình
Trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu của L.Mc-gan, Bắc-hơ-phen, Cơvalép-xki và những tìm tịi của mình Ph.Ăngghen cho rằng vị trí và vai trị của người
phụ nữ trong gia đình trong các xã hội luôn thay đổi. Sự thay đổi này gắn liền với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hình thức sở hữu và các hình thức hơn
nhân gia đình, đây là một quá trình lâu dài, bắt đầu từ thời đại dã man đến thời đại
văn minh với nhiều giai đoạn khác nhau
Từ xưa, việc tìm thức ăn khó khăn bao giờ cũng là việc của đàn ơng, chính đàn

4



5

ông đã sản xuất ra những công cụ cần thiết cho việc kiếm thức ăn và sỡ hữu những
công cụ đó nên vai trị của người đàn ơng sẽ khác hơn phụ nữ. Vậy nên, gia súc là sở
hữu của đàn ông, do người đàn ông săn bắt được, như vậy bắt đầu có sự phân chia tài
sản với nhau. Người đàn ông thời mông muội là người đi săn bắn, hái lượm, vừa là
chiến sĩ, vừa là người đi săn, nhưng người phụ nữ lại đóng vai trị rất lớn trong nhà.
Người chăn nuôi - tức người đàn ông có tính nhu mì hơn, cậy mình có của mà tiến lên
hàng thứ nhất và hạ người đàn bà xuống hàng thứ hai. Và người đàn bà đã khơng thề
ốn trách được. Sự phân cơng gia đình đã quy định việc phân chia tài sản giữa đàn ông
và đàn bà; sự phân cơng đó vẫn như cũ nhưng bây giờ nó làm đảo lộn hồn tồn những
quan hệ gia đình trước đây, chỉ vì sự phân cơng ở ngồi gia đình đã thay đổi. Nguyên
nhân trước đây mà người đàn bà nắm quyền thống trị trong nhà, đó là việc người đàn
bà chỉ làm những cơng việc gia đình, cũng nguyên nhân ấy, thì giờ đây lại làm cho sự
thống trị của người đàn ông ở trong nhà trở nên tất yếu; bây giờ những việc nội trợ của
người đàn bà đã mất hết ý nghĩa của nó so với lao động sản xuất của người đàn ông,
lao động của người đàn ông là tất cả, công việc của người đàn bà chỉ là một đóng góp
khơng đáng kể. Ngay ở đây, người ta cũng đã thấy rằng sự giải phóng người phụ nữ,
địa vị bình đẳng của người phụ nữa với nam giới là khơng thể có được và mãi mãi sẽ
khơng thể có được. Chỉ có thể giải phóng người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham
gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít
thì mới thấy được vai trị của người phụ nữ hơn.
Với một nền đại công nghiệp hiện đại là nền công nghiệp không chỉ thu nhận
lao động là phụ nữ trên quy mơ lớn mà cịn địi hỏi phụ nữ có xu hướng lan rộng ra tư
nhân. Như vậy, người phụ nữ trong thời kỳ thị tộc, bộ lạc chỉ ở trong nhà nhưng với
nền công nghiệp hiện đại người phụ nữ đã tham gia sản xuất với quy mô lớn. Nền đại
công nghiệp đã giật được người đàn bà ra khỏi nhà, đem họ ra thị trường lao động,
vào công xưởng, và thường biến họ thành người nuôi dưỡng của gia đình, “thì trong
gia đình người vơ sản, những tàn tích cuối cùng của quyền thống trị của người đàn

ơng đã mất mọi cơ sở ”3. Lúc đó, quan hệ vợ chồng sẽ được mở sang một trang mới,
3 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 240

5


6

mà theo ông chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong đó các cơ sở
kinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ, một chồng, cũng như cơ sở của điều bổ
sung cho nó là nạn mãi dâm, đều nhất định bị tiêu diệt...các tư liệu sản xuất mà
được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng
sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ khơng cịn tình trạng một số phụ nữ ...cần thiết
phải bán mình vì đồng tiền nữa. Tệ mãi dâm sẽ mất đi, và chế độ một vợ, một chồng
không những khơng suy tàn, mà cuối cùng lại cịn trở thành hiện thực - ngay cả đối
với đàn ông nữa"4.Sự phát triển của gia đình một vợ, một chồng sẽ là một bước tiến
gần sự hồn tồn bình đẳng về mọi quyền lợi giữa nam và nữ, như điều L.Moóc-gan
đã viết: "Gia đình một vợ, một chồng đã được cải tiến ngay từ khi bắt đầu thời đại
văn minh và được cải tiến rất rõ rệt trong thời hiện đại...hình thức đó cịn có thể
được hồn thiện thêm nữa, cho tới khi đạt đến sự bình đẳng giữa nam và nữ" 5. Đây
là quan điểm tiến bộ của L.Moóc-gan đã được Ph.Ăngghen tiếp nhận để phát triển
quan điểm tình u, hơn nhân và gia đình
Quyền thống trị của người đàn ơng trong gia đình được xác lập, và khi chế độ
mẫu quyền sụp đổ thì quyền lực của người đàn ơng được xác nhận tuyệt đối khi hôn
nhân chuyển dần từ cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng. Như vậy, quyền thống trị
của người đàn ông ngày càng nhiều hơn và quyền lực của họ trở nên tuyệt đối.
Như vậy, ta có thể thấy được lúc đầu là tồn tại hình thức sỡ hữu cơng hữu (do
một cá nhân, một bộ phận nào đó sẽ hưởng lợi riêng biệt) sau đó là do tác động bởi
những yếu tố bên ngồi thì tài sản sẽ phân chia và trở thành của chung - tư hữu, trong
gia đình tư hữu lại xuất hiện giữa các thành viên với nhau đặc biệt là giữa người nam

và người nữ. Như vậy, chính trong gia đình của thị tộc, bộ lạc đã tồn tại những hình
thức tư hữu ban đầu.

2.3 Sự phát triển của hình thức tổ chức nhà nước từ thị tộc, bộ lạc
đến thời đại văn minh
Khi kết luận về sự phát triển xã hội của nhà nước, Ăngghen đã nêu ra hai đặc
trưng của nhà nước:
4 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 245
5 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 259

6


7

Đặc trưng thứ nhất, nhà nước là cơ quan phân chia và quản lý dân cư theo địa
vực. Địa vực thì ổn định cịn dân cư thì ngày càng di động, nên người ta phải lấy sự
phân chia địa vực cư trú làm nơi cho dân chúng thực hiện những quyền và nghĩa vụ
của mình, khơng kể họ thuộc về thị tộc hay bộ lạc nào. Cách tổ chức dân cư theo địa
vực cư trú ngày càng được thừa nhận trong tất cả các quốc gia và làm nên sự khác biệt
giữa nhà nước với thị tộc, bộ lạc trước đây. Các thị tộc, bộ lạc được hình thành dựa trên
cơ sở những quan hệ huyết thống còn nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia
dân cư theo địa vực cư trú và quyền lực nhà nước có hiệu lực đối với mọi cư dân sống
trên địa vực ấy.
Đặc trưng thứ hai của nhà nước đó là sự thiết lập một quyền lực công cộng,
quyền lực này không còn trực tiếp ăn khớp với dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ
trang nữa. Đây rõ ràng là một đặc trưng khơng có trong xã hội thị tộc. Để tăng thêm
uy quyền của mình với thần dân, với xã hội, để có thể quản lý xã hội được chặt chẽ
hơn thì nhà nước đã tạo ra một cơng cụ sắc bén là pháp luật với các cơ quan cưỡng
bức là nhà tù, cảnh sát và lực lượng vũ trang. Để duy trì quyền lực cơng cộng đó thì

nhà nước đã đẻ ra thuế má buộc thần dân phải đóng góp và khi đã có quyền lực
cơng, có quyền thu thuế rồi thì bọn quan lại với tư cách là người đại diện cho thần
dân, với tư cách là những cơ quan của xã hội đã được đặt lên trên xã hội, tựa hồ như
đứng trên xã hội. Lòng tơn kính của thần dân đối với các cơ quan của xã hội thị tộc
trước kia đối với quan lại ngày nay không đủ nữa nên bây giờ họ phải làm cho thần
dân phải kính trọng họ bằng những đạo luật đặc biệt khiến họ đặc biệt trở nên thần
thánh và bất khả xâm phạm và Ăngghen đã ví von rất hay là: "Viên cảnh sát tồi nhất
của nhà nước văn minh vẫn có quyền uy hơn tất cả những cơ quan của xã hội thị tộc
cộng lại, nhưng một vị vương cơng có thế lực nhất, một chính khách hoặc một vị
chỉ huy quân sự lớn nhất của thời đại văn minh có thể ganh tị với một vị thủ lĩnh thị
tộc nhỏ nhất về sự tơn kính tự nguyện và không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy
được hưởng"6
Về bản chất, Ăngghen khẳng định: “Nhà nước là nhà nước của giai cấp có
6 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 254-255

7


8

thế lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế, và nhờ có nhà nước, giai cấp này
cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những thủ
đoạn mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức... Nhà nước là một tổ chức của giai
cấp có của, dùng để bảo vệ giai cấp này chống lại giai cấp khơng có của” 7.
Để duy trì nhà nước trong thời đại văn minh, giai cấp cầm quyền đã duy trì
một hệ thống thuế má, họ cịn phát hành theo cơng trái của nhà nước để họ duy trì số
lượng tiền nhất định trả lương cho những binh lính, những người làm việc trong bộ
máy nhà nước nhằm duy trì bộ máy nhà nước. Nhà nước bây giờ là nhà nước duy trì
quyền lực, cán cân đó trong thời gian nhất định sau đó nghiêng hẳn về giai cấp thống
trị về kinh tế. Bên cạnh đó, bọn quan lại nắm được quyền lực công cộng và quyền thu

thuế với tư cách là những đại diện những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội,
lịng tơn kính khơng ép buộc mà trước kia người ta tự nguyện biểu thị với các cơ quan
của xã hội thị tộc, là không đủ đối với bọn quan lại nửa, ngay cả trong trường hợp họ
có thể giành được sự tơn kính đó; họ là những đại diện cho một quyền lực đã trở nên xa
lạ với xã hội, nên phải đảm bảo quyền này của họ bằng những đạo lực đặc biệt, những
đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh và đặc biệt bất khả xâm phạm.
Vì nhà nước này nảy sinh ra từ nhu cầu phải kiềm chế những sự thật đối lập
giai cấp; vì nhà nước cũng đồng thời nảy sinh ra giữa cuộc xung đột giữa các giai cấp
ấy, cho nên theo lệ thường, nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, của các
giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống
trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những phương tiện mới để đàn áp và bốc lột
giai cấp bị áp bức. Chính do vậy, nhà nước thời cổ trước hết là nhà nước của bọn chủ
nô dùng để đàn áp nô lệ, cũng như nhà nước phong kiến là cơ quan của bọn quý tộc
dùng để đàn áp nông nô và những nông dân bị lệ thuộc, cịn nhà nước đại nghị hiện đại
là cơng cụ của tư bản dùng để bốc lột lao động làm thuê. Tuy nhiên, cũng có trường
hợp ngoại lệ là có những thời kì trong đó những giai cấp đang đấu tranh lẫn nhau lại
gần đạt được một thế bình quân khiến cho chính quyền nhà nước, tựa hồ một kẻ trung
gian giữa các bên, lại tạm thời có được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai
7 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 255-256

8


9

cấp. Chẳng hạn như “chế độ quân chủ chuyên chế ở thế kỷ XVII và XVIII đã giữ thế
thăng bằng giữa bọn quý tộc và giai cấp tư sản; như chế độ Bô - na - pác - tơ của để chế
I và đặc biệt là của đế chế II ở Pháp, đã đẩy giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản,
rồi lại đẩy giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản”8.
Trong đa số những nhà nước đã tồn tại trong lịch sử, những quyền ban cho

cơng dân cịn tỉ lệ với tài sản của họ, và điều đó trực tiếp nói lên rằng nhà nước là một
tổ chức của giai cấp hữu sản, dùng để bảo vệ giai cấp này chống lại giai cấp không có
của. Đó cũng là trường hợp của những giai cấp ở A-ten và ở La Mã mà người ta phân
loại theo tài sản. Đó cũng là trường hợp của nhà nước phong kiến thời trung cổ, trong
đó ảnh hưởng chính trị nhiều nhất là do quy mô, chiếm hữu rộng đất quyết định. Điều
đó cũng thể hiện ra trong việc quy định tư cách tuyển cử các nhà nước đại nghị hiện
đại. Tuy nhiên việc thừa nhận về mặt chính trị như vậy sự chênh lệch về tài sản thì
tuyệt nhiên khơng phải là điều căn bản. Trái lại, nó chứng tỏ rằng nhà nước đang cịn ở
vào một trình độ phát triển thấp. Hình thức cao nhất của nhà nước, tức chế độ cộng hịa
dân chủ, một hình thức nhà nước đang ngày càng trở thành một tất yếu không thể
tránh khỏi trong những điều kiện xã hội ngày nay của chúng ta, một hình thức nhà
nước mà chỉ có trong đó cuộc chiến đấu quyết định cuối cùng của giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản mới có thể được tiến hành đến cùng. – chế độ cộng hịa dân chủ đó
khơng chính thức thừa nhận sự chênh lệch về của cải nữa. Trong chế độ đó, của cải
phát huy quyền lực nó một cách gián tiếp , nhưng lại càng chắc chắn nhiều hơn: một
mặt, dưới hình thức trực tiếp mua chuộc những người cơng chức – nước Mỹ là một thí
dụ điển hình về mặt này, - mặt khác, dưới hình thức liên minh giữa chính phủ và sở
giao dịch; sự liên minh này càng dễ thực hiện hơn khi những món nợ của nhà nước
càng tăng lên và những công ty cổ phần càng tập trung vào tay mình khơng phải chỉ có
ngành vận tải mà ngày sản xuất nữa, và cũng lại lấy sở thích giao dịch làm trung tâm
hoạt động của mình. Ngồi nước Mỹ ra thì nước cộng Hịa Pháp hiện đại cũng là một
thí dụ nổi bật về mặt đó và ngay cả nước Thụy Sĩ thuần phong mỹ tục, cũng có đóng
góp phần mình trong lĩnh vực này.
8 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 255-256

9


10


Như vậy, nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có
những xã hội khơng cần đến nhà nước, khơng có một khái niệm nào về nhà nước và
chính quyền nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất
nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm cho
nhà nước trở thành một tất yếu. Bây giờ, chúng ta đang bước nhanh đến gần một giai
đoạn phát triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai cấp nói trên khơng những
khơng cịn là một sự tất yếu nửa mà còn trở thành một trở ngại trực tiếp cho sản xuất.
Những giai cấp đó sẽ khơng tránh khỏi biến mất, cũng như xưa kia, chúng đã không
tránh khỏi xuất hiện. Giai cấp tiêu vong thì nhà nước cũng không tránh khỏi tiêu vong
theo, “ xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hợp tự do và bình đẵng giữa
người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy nhà nước sếp vào cái vị trí thật sự của nó lúc
bấy giờ: vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợi và cái rìu bằng đồng.”9.

2.4 Việc giải quyết mâu thuẫn, lợi ích từ thời đại dã man đến thời
đại văn minh
Nhìn chung mâu thuẫn trong xã hội xuất phát từ sự đấu tranh của các giai cấp
với nhau, sự mất cân bằng về lợi ích dẫn đến những mâu thuẫn nghiêm trọng hơn, xã
hội phân thành những mặt đối lập không thể điều hịa được. Từ đó mâu thuẫn ngày
càng trở nên gây gắt và căng thẳng trong xã hội, đấu tranh giai cấp này với giai cấp
khác diễn ra ngày càng gây gắt hơn, địi hỏi phải có một cơ quan đứng ra bảo vệ và giải
quyết những mâu thuẫn, tranh chấp đó. Từ những yếu tố đó nhà nước ra đời nhằm giải
quyết những mâu thuẫn, những vấn đề liên quan đến đấu tranh giai cấp gay gắt và
những cơng việc nội bộ cũng như giải quyết lợi ích của giai cấp này với giai cấp khác.
Sự ra đời của nhà nước có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất,
lực lượng sản xuất phát triển làm xuất hiện chế độ tư hữu và giai cấp - đây là những
nguyên nhân cho sự xuất hiện của nhà nước. Nhà nước ra đời là một tất yếu khách
quan, nó phản ánh mức độ mâu thuẫn của xã hội đã đến lúc chín muồi, giai cấp bóc
lột khơng thể duy trì sự bóc lột và thống trị xã hội nếu như không dựa vào một bộ
máy bạo lực đặc biệt nhằm trấn áp giai cấp bị bóc lột.
9 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 257-258


10


11

Khi nghiên cứu về bản chất của nhà nước Ph.Ăngghen cho rằng nhà nước
xuất hiện nhằm bảo vệ lơị ích của giai cấp thống trị, đo đó, nhà nước là nhà nước
của giai cấp thống trị, nó mang bản chất của giai cấp thống trị và bản chất này bị qui
định bởi các yếu tố kinh tế. Ông viết: “nhà nước có chức năng cơ bản là kiềm chế
những mâu thuẫn đối kháng giai cấp, giữ cho những xung đột giai cấp ở trong vòng
“trật tự của sự thống trị. Song chủ yếu nhà nước là công cụ bảo vệ quyền lợi cho
giai cấp thống trị”10, đàn áp và nảy sinh ra từ nhu cầu phải kiềm chế những sự đối
lập giai cấp, nhưng vì nhà nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của
các giai cấp ấy, cho nên theo lệ thường nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực
nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước cũng trở thành giai
cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những phương tiện mới để
“đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức”11.
Thời đại văn minh đã làm được những việc mà xã hội thị tộc cũ không tài
nào đạt tới ngay cả ở mức độ nhỏ nhất. Nhưng nó đã làm những việc đó bằng cách
huy động những động cơ và những dục vọng thấp hèn của con người và bằng phát
triển những động cơ và dục vọng ấy một cách có hại cho tất cả những bản năng
khác của con người. Lòng tham lam thấp hèn là động lực của thời đại văn minh từ
ngày đầu của thời đại ấy cho đến tận ngày nay; giàu có, giàu có nữa và ln ln
giàu có thêm, khơng phải là sự giàu có của xã hội mà là sự giàu có của cá nhân
riêng rẻ nhỏ nhen, đó là mục tiêu quyết định duy nhất của thời đại văn minh. Nếu
như trong khi theo đuổi mục tiêu đó, trong lịng xã hội đó có được sự phát triển
ngày càng cao của khoa học và có sự lặp đi lặp lại nhiều thời kì đua nở huy hồng
nhất của nghệ thuật thì đó chỉ là vì nếu khơng có khoa học và nghệ thuật, người ta
khơng thể có được tất cả những thành tựu của thời đại ngày nay trong việc tích lũy

của cải
Vì cơ sở của thời đại văn minh là sự bốc lột của một giai cấp này đối với
một giai cấp khác, cho nên toàn bộ sự phát triển của nó diễn ra trong một mối mâu
thuẫn thường xuyên. Mỗi bước tiến của sản xuất đồng thời cũng đánh dấu một bước
10 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 259
11 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 255

11


12

lùi trong tình cảnh của giai cấp bị áp bức, nghĩa là của đại đa số. Cái là phúc lợi đối
với những người này lại tất yếu phải là tai họa đối với những người khác. Việc sử
dụng máy móc và những hậu quả ngày nay ai cũng biết, là một bằng chứng nổi bậc
nhất về tình hình nói trên. Và như chúng ta đã thấy, nếu những người dã man vị tất
có thể có thể phân biệt đươc rõ quyền lợi với nghĩa vụ thì thời đại văn minh lại chỉ
rõ ngay cả cho những người ngu ngốc nhất thấy sự khác nhau và sự đối lập giữa
quyền lợi và nghãi vụ khi nó trao hết quyền lợi cho một giai cấp nà, và trái lại, trút
hầu hết các nghĩa vụ lên đầu giai cấp kia.
3. KẾT LUẬN

Ăngghen đã trả lời một cách khoa học câu hỏi nhà nước là
gì, nó xuất hiện như thế nào và trên cơ sở nào, tại sao trong các
thời kỳ lịch sử khác nhau, nhà nước lại có các hình thức và vai trị
khác nhau. Chỉ ở đâu có giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh
giai cấp thì mới có nhà nước.
Ăngghen nêu lên quan điểm về một nhà nước kiểu mới - nhà
nước của giai cấp vô sản khác về chất so với các kiểu nhà nước áp
bức, bóc lột và bác bỏ những quan điểm phản khoa học về vấn đề

nhà nước.
Những luận điểm của Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm
này thể hiện sự phát triển và hoàn chỉnh về cơ bản và có hệ thống
các quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước. Dựa trên
quan điểm duy vật về lịch sử và các sự kiện lịch sử, Ăngghen đã
chứng minh các hình thức quan hệ gia đình và quan hệ sở hữu, các
hình thức giai cấp và nhà nước là do lịch sử quy định và thay đổi
theo lịch sử. Những luận điểm này trở thành cơ sở lý luận cho cuộc
đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động ở các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
và đế quốc. Với tác phẩm này, ta thấy Ăngghen đã cung cấp cho
người đọc rất nhiều lý luận về bản chất, đặc trưng, chức năng và

12


13

về sự tiêu vong của nhà nước.

13


14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.


14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×