Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những hạn chế cơ bản của Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.52 KB, 5 trang )

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Khoa: Kinh tế
Lớp: DH8.03
Nhóm 4
Bài thảo luận môn Lịch sử các học thuyết
kinh tế
Đề tài: “Trình bày những hạn chế cơ bản của trường phái Kinh tế
chính trị tư sản cổ điển Anh”.
Các thành viên trong nhóm:
1. Nguyễn Thùy Linh
2. Trịnh Thị Loan
3. Trần Phương Linh
4. Vũ Thùy Linh
5. Bùi Thị Liễu
6. Đỗ Thị Thảo Trang
I. Lời mở đầu
1
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh là một trường phái khoa học có nhiều đóng góp to
lớn cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài người:
+ Lý luận kinh tế cổ điển được phân tích trên cơ sở một hệ thống các phạm trù và khái
niệm kinh tế còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
+ Thực hiện được những bước cách mạng quan trọng nhất trong việc phân tích nền
kinh tế thị trường nói chung và cơ chế thị trường nói riêng trong CNTB. Điều đó có ý
nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế học hiện đại ở tất cả các nước đang thực hiện
nền kinh tế thị trường.
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh mở đầu từ W.Petty (1623-1687) đến A.Smith
(1723-1790) và kết thúc ở D.Ricardo (1772-1823). W.Petty được mệnh danh là người
sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển; A.Smith là nhà kinh tế của thời kỳ công
trường thủ công; D.Ricardo là nhà kinh tế của thời kỳ đại công nghiệp cơ khí của chủ
nghĩa tư bản, là đỉnh cao lý luận của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển còn những hạn chế nhất định. Trong


khuôn khổ của bài thảo luận tôi xin trình bày đề tài: “Những hạn chế cơ bản của trường
phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh”.
II. Những hạn chế cơ bản của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
1. Lý luận giá trị:
- Chưa phân tích được đầy đủ kết cấu giá trị: W
AS
=v+m W
DR
=c
1
+v+m
Mà theo Mac: W=c+v+m
- Chưa biết đến tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá => Chưa giải thích được tại
sao hàng hóa có hai thuộc tính.
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng là do lao động của người sản
xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa.
Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là
lao động trừu tượng. Trong đó lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá
trị sử dụng, còn lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa.
- Mới chỉ chú ý phân tích mặt lượng giá trị, ít chú ý mặt chất và hoàn toàn không phân
tích hình thái giá trị.
2
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng: Chất giá trị hàng hóa là lao động
trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị của hàng
hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
Có 4 hình thái giá trị: Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên; Hình thái giá trị đầy đủ
hay mở rộng; Hình thái chung của giá trị; Hình thái tiền tệ.
- Chưa hiểu được giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại

này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị là
nội dung là cơ sở của của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện
của giá trị.
2. Lý luận về thu nhập:
- Tiền lương: Coi tiền lương là giá cả của lao động.
Tiền lương là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức
lao động.
- Địa tô: Mới chỉ nghiên cứu địa tô chênh lệch I, chưa nghiên cứu địa tô chênh lệch II,
phủ nhận địa tô tuyệt đối.
Địa tô chênh lệch (I) là địa tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ
tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường hoặc gần đường giao thông.
Địa tô chênh lệch (II) là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh mà có.
Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải
nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài
lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ tư bản trong nông nghiệp luôn
thấp hơn cấu tạo hữu cơ tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông
phẩm và giá cả sản xuất chung.
- Lợi nhuận: Không hiểu được giá cả sản xuất => Không chứng minh được lợi nhuận bình
quân.
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào
những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Kí hiệu
3
Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân là tiền đề của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất
bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Giá cả sản xuất = k
3. Lý luận về tiền tệ:
- Chưa phân tích được lịch sử ra đời của tiền tệ => Chưa hiểu được đầy đủ bản chất và
chức năng của tiền tệ, gần như mới chỉ biết đến chức năng lưu thông.
Lịch sử ra đời của tiền tệ biểu hiện thông qua sự phát triển của các hình thái giá trị, cụ
thể là 4 hình thái giá trị sau: Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên, hình thái giá trị

đầy đủ hay mở rộng, hình thái chung của giá trị, hình thái tiền tệ.
Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hóa. Như vậy nguồn gốc và bản chất của tiền tệ được phát
biểu: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho
các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người
sản xuất hàng hóa.
Ngoài ra bản chất của tiền tệ còn được thể hiện qua năm chức năng: Thước đo giá trị,
phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, tiền tệ thế giới.
4. Lý luận về tư bản:
- Coi tư bản là một vật nhất định chứ không phải là một quan hệ xã hội.
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột không công của công nhân
làm thuê.
5. Lý luận về tái sản xuất:
- Không hiểu được phân chia c (tư bản bất biến), v (tư bản khả biến) nên đã bỏ qua c =>
không hiểu được ảnh hưởng cấu tạo hữu cơ của tư bản => Không phát triển được lý luận
tái sản xuất.
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và
chuyển hóa vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó.
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng
thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về
lượng.
4
Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng
dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó.
Theo V.I.Lênin, cấu tạo hữu cơ khu vực I (Tư liệu sản xuất) tăng nhanh hơn khu vực II
(Tư liệu tiêu dùng) => Đưa ra quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong
điều kiện kỹ thuật ngày càng mở rộng – Quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản
xuất.
Hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội của Mac: Giá trị
(W=C+V+M) và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội (Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng

do hình thức tự nhiên của nó quyết định).
III. Bài học kinh nghiệm
- Nhà nước cần tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào nền kinh tế, tự do trao đổi, từ
đó tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên
“Không nên quá say mê với vẻ đẹp của nền kinh tế thị trường, coi đó là sự hiện thân của
sự hoàn hảo, tinh túy của sự hài hòa nằm ngoài tầm tay của con người” –
A.P.Samuelson.
- Kế thừa và tiếp thu tư tưởng kinh tế có chọn lọc, tránh hình thành trao lưu tầm thường
hóa và làm giảm giá trị các học thuyết kinh tế.hông tuyệt đối hóa vai trò của điều ết thị
trường, không phủ nhận vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị
quốc gia (2012), Hà Nội.
2. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân (2013),
Hà Nội.
5

×