Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI THU HOẠCH tôn GIÁO tín NGƯỠNG tạ văn điệp SS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.05 KB, 22 trang )


1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đó có đồn kết tơn giáo là một nội dung
quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với chủ
trương tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
cơng tác tơn giáo phải nhằm mục tiêu là đồn kết giữa người có đạo và người
khơng có đạo, đồn kết đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Với nội
dung cốt lõi là: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân và
Đồn kết lương - giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng
được khối đại đồn kết dân tộc rộng rãi và vững chắc, phục vụ cho cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nguyên
tắc được Đảng và Nhà nước ta thực hiện xuyên suốt từ trước tới nay.
Trong những năm gần đây, tín ngưỡng tơn giáo đang phục hồi và tiếp tục
phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới , trong đó có Việt Nam. Trước bối cảnh
tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các thế lực phản động với
âm mưu “diễn biến hịa bình” đang lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân
quyền”, “dân tộc”, “tơn giáo” để kích động đồng bào các dân tộc thiểu số và
đồng bào theo đạo, hỗ trợ các thế lực phản động, cực đoan trong nước gây mất
ổn định chính trị - xã hội, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta. Mặt
khác, việc xử lý một số vấn đề dân tộc - tơn giáo trong thời gian qua cịn tồn tại
những bất cập, hạn chế, bị động, thiếu kịp thời; công tác vận động đồng bào theo
đạo (gồm cả các vị chức sắc tơn giáo) cịn nhiều sơ hở… Tình hình tơn giáo
đang diễn biến phức tạp, theo nhiều khuynh hướng, góc độ khác nhau. Vì vậy
cần qn triệt đầy đủ, sâu sắc những quan điểm, chỉ huấn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về tơn giáo để giải quyết có hiệu quả vấn đề dân tộc – tơn giáo, góp phần
phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Đồng thời nâng cao nhận thức, quan điểm và tìm cách giải quyết vấn đề tín
ngưỡng, tơn giáo một cách đúng đắn, đồng thời giúp Đảng và Nhà nước ta
có thể điều chỉnh chính sách tơn giáo phù hợp với hồn cảnh của đất nước


nhằm thắt chặt mối đoàn kết giữa đồng bào có đạo với đồng bào khơng có
đạo nhằm tăng cường khối đại đồn kết tồn dân tộc. Từ đó, toàn dân


2
cùng đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì một Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xuất phát từ nhận thức trên, đồng thời trên cơ sở kiến thức được truyền thụ
từ mơnTơn giáo và tín ngưỡngtrong chương trình hồn thiện kiến thức về Cao
cấp lý luận chính trị, tơi xin phép được chọn nội dung “Những điểm mới trong
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tơn giáo và các giải pháp nhằm tăng
cường đồn kết tơn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”để làm bài thu
hoạch của mình.
2.Bố cục của bản thu hoạch
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của bản thu hoạch gồm 3 phần:
1. Chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
3. Các giải pháp nhằm tăng cường đồn kết tơn giáo ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay


3

NỘI DUNG THU HOẠCH
1. Chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội ra đời rất
sớm trong lịch sử nhân loại và chịu sự quy định của đời sống vật chất. Tôn giáo
tồn tại phổ biến trong hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử. Trong các tác
phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đều xem sản xuất vật chất là cơ sở hình
thành và phát triển của các hiện tượng mang tính lịch sử xã hội, trong đó có tơn

giáo từ đó có thể suy ra ở đâu có sản xuất ở đó có tơn giáo.
1.1. Bản chất của tôn giáo.
Thứ nhất, tôn giáo hay thánh thần không sáng tạo ra con người mà chính con
người đã sáng tạo ra thánh thần. Tôn giáo là sản phẩm của chính con người, sản
phẩm của sự tự ý thức, tự cảm giác của con người nhưng rồi con ngưịi khơng
nhận ra sản phẩm của chính mình, sản phẩm đó lại như thuộc về một thế giới
khác, thế giới của các thánh thần và trở nên xa lạ, quay trở lại thống trị con
người. Con người trở nên sợ hãi, lệ thuộc trước các thánh thân, họ đã quỳ lạy
xuống dưới sản phẩm của chính mình để cầu xin những gì mà mình bất lực trong
thế giới thực tại này. Trong phần Lời nói đầu của tác phẩm Góp phần phê phán
triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã khái quát bản chất của tôn giáo
bằng một luận điểm: "Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người
chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”.
Thứ hai, trong tôn giáo, con người đã biển thế giới kinh nghiệm của mình
thành một cái gì đó chỉ có trong tư tưởng, trong sự tưởng tượng, do đó sự tự ý
thức đó là hư ảo, là thế giới quan lộn ngược. Chính vì vậy, Ph.Ăngghen đã định
nghĩa tơn giáo như sau: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo
- vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối
cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần
thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế"
Thứ ba, con người càng "hiến mình" cho tơn giáo càng nhiều bao nhiêu
thì cái giữ lại cho mình càng ít bấy nhiêu, con người càng trở nên mất lý trí và


4
phụ thuộc hồn tồn vào tơn giáo, vào thần linh của họ. Hiện thực càng "mang
tính chất Thượng đế bao nhiêu, tức là càng khơng có tính chất con người bao
nhiêu”. Do đó, tơn giáo được xem như vịng hào quang thần thánh, bơng hoa giả
trang điểm trên vịng xiềng xích trói buộc con người trong sự khổ ải mà vẫn
tưởng mình được hạnh phúc, là "thứ rượu tinh thần, làm cho những người nô lệ

của tư bản mất phẩm cách con người và quên mất hết những điều họ địi hỏi để
được sống một cuộc đời đơi chút xứng đáng với con người."
1.2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội.
Thứ nhất, phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín
ngưỡng, tơn giáo của quần chúng.
Thứ hai, khơng xúc phạm đến tình cảm tơn giáo của người dân, khơng được
phế bỏ tất cả những yếu tố của sự thờ cúng. Không được tuyên bố chiến tranh với
tôn giáo và coi đó là nhiệm vụ chính trị của đảng cơng nhân. V.I.Lênin coi sai lầm
lớn nhất và tệ hại nhất của người mácxít là lầm tưởng rằng, chỉ cần giáo dục chủ
nghĩa Mác là có thể làm cho quần chúng bừng tỉnh khỏi giấc mê tôn giáo.
Thứ ba, mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những cơng dân có tín ngưỡng tơn
giáo khác nhau là hồn tồn khơng thể dung thứ được. Trong các văn kiện chính
thức tuyệt đối phải vứt bỏ thậm chí mọi sự nhắc nhở tơn giáo nào đó của cơng dân.
Thứ tư, một đảng cầm quyền phải kiên trì thực hiện giải phóng thực sự quần
chúng nhân dân khỏi những thiên kiến tôn giáo, khỏi đám mây mù tơn giáo, khỏi
tình trạng bị nơ dịch tinh thần bởi tôn giáo, phê phán cái uthế giới" mà lạc thú
tinh thần của nó là tơn giáo, là xóa bỏ cái hạnh phúc ảo tưởng mà con người
đang trông chờ ở tôn giáo.
Thứ năm, Đảng Cộng sản không được hữu khuynh, cơ hội, thỏa hiệp với tôn
giáo với vỏ bọc “tơn giáo là việc cá nhân" từ đó dẫn tới thái độ điều hịa với tơn
giáo và giáo hội, làm phương hại đến cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
Thứ sáu, với nhà nuớc lại phải coi tơn giáo là việc tư nhân, tức là "Nhà
nc khơng được chi bất cú một khoản phụ cấp nào cho quốc giáo, cũng nhu
cho các đoàn thể giáo hội và các đồn thể tơn giáo, những đồn thể này phải là
những hội của nhũng công dân cùng theo một tôn giáo, những hội hoàn toàn tụ


5
do và độc lập với chính quyền". Phải xây dụng một nhà nước thế tục, không chủ
truơng thiết lập một tơn giáo "quốc doanh”. Tất cả các đồn thể tơn giáo đều

đuợc nhà nuớc coi là những hội tu nhân, không bị ràng buộc bởi nhà nước,
không đuợc trợ cấp bằng cơng quỹ, khơng có địa vị thống trị trong nhà nuớc.
Mọi tôn giáo và các tổ chức giáo hội đêu bình đăng trước pháp luật.
Thứ bảy, việc kết nạp vào Đảng những người có đức tin, theo chủ nghĩa
Mác-Lênin: "Không nên nhất luật”, và bất cứ trong trường nào, cũng tuyên bố
rằng các linh mục không trở thành đảng viên Đảng dân chủ - xã hội, nhưng lại
càng không nên nhất luận tuyên bố ngược lại.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
Tơn giáo xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại; tơn giáo chính là những
khát vọng trong nhận thức mà con người muốn tìm hiểu về vũ trụ, về các hiện
tượng thế giới. Con người với những cuộc cách tân, những tiến bộ về khoa học
kỹ thuật đã dần giải thích được các hiện tượngtrong cuộc sống.Song tôn giáo
không những không tiêu vong mà lại càng phát triển mạnh hơn, chi phối đến
đời sống con người và xã hội. Nhận thức được điều này nhiều nhà lãnh đạo trên
thế giới đã có những biện pháp cũng như cách thức quản lý và ứng xử phù hợp
với các tơn giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã thể hiện quan
điểm và xử lý một cách tài tình các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Người đã vận
dụng một cách sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về tôn giáo
trong hồn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta. Chính sách “Tín ngưỡng tự
do, lương giáo đồn kết” do Người đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đại
đoàn kết toàn dân, kháng chiến thắng lợi, giành độc lập, thống nhất, đưa cả nước
bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo có thể khái qt thành một số nội
dung chính như sau:
2.1. Tư tường Hồ Chí Minh về tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo của nhân dân.
Tự do tín ngưỡng, tơn giáo là nguyên tăc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong giải quyết vấn đề tôn giáo. C.Mác từng khẳng định, “Đặc quyền tín



6
ngưỡng là một quyền phổ biến của con người”. Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh
đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tiến bộ của phương Tây, trong các quyền đó có
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Từ những quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và
khơng tín ngưỡng, tơn giáo, Hồ Chí Minh đã hình thành nên quan điểm về cơng
tác tơn giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền lý luận với thực tiễn về công
tác tôn giáo trong hoạt động cách mạng, nguyên tắc nền tảng này được Đảng và
Nhà nước ta áp dụng xuyên suốt từ trước đến nay. Ngày 3/9/1945, trong phiên
họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Tơi
đề nghị Chính phủ ta tun bố: tín ngưỡng tự do và lương giáo đồn kết”. Hiến
pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người chỉ đạo biên
soạn khẳng định: “Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Chính cương của Mặt
trận Liên Việt, ở điểm 1 điều thứ 7 khẳng định: “tơn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tự do thờ cúng của mọi người”.
Sau khi hịa bình được lập lại ở miền Bắc, ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL về vấn đề tôn giáo gồm 5 chương và 16 điều.
Sắc lệnh đã thể hiện rất rõ, chi tiết, cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân. Sắc lệnh 234/SL của Người đã được đơng đảo đồng bào có đạo
hoan nghênh và ủng hộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tơn giáo xuất phát từ lịng khoan
dung, tơn trọng đức tin của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Tín
đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Giatơ tin ở đức Chúa Trời; cũng như chúng ta tin ở
đạo Khổng. Đó là những vị chí tơn nên chúng ta tin tưởng". Người chỉ ra rằng:
"Tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật, chủ nghĩa duy linh và chủ nghĩa duy
vật khác nhau, rõ ràng là thế, nhưng khơng vì vậy mà bài xích, nghi kỵ nhau;
ngược lại, phải tôn trọng đức tin của mỗi người.
Một xuất phát điểm khác nữa để Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao việc tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là: Quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo là một giá trị phổ quát và tiến bộ của nhân loại. Là người bôn ba khắp
năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh

hoa của văn hóa nhân loại, chọn lọc và tiếp nhận, phát huy những giá trị phổ


7
quát nhất, tiến bộ nhất trong xã hội hiện đại để phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh
giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm pháp lý cho quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn đề ra cách thức, giải pháp để hiện thực hóa
quyền này trong đời sống xã hội. Theo Người, cả hệ thống chính trị phải quan
tâm giải quyết vấn đề tơn giáo, trong đó Đảng, Nhà nước là nhân tố quan trọng
nhất. Người chỉ đạo: "Các cấp ủy phải thật sự quan tâm đến phần đời và phần
đạo của đồng bào Công giáo". Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên
phải thật tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng; khi tiếp xúc với đồng bào có đạo
phải tế nhị, tránh xúc phạm đến niềm tin tôn giáo cũng như phong tục tập quán
của đông bào.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo.
Đồn kết tơn giáo là một nội dung nổi bật và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về tơn giáo. Người khẳng định rõ mục tiêu của đồn kết tơn giáo là
nhằm mục tiêu hịa bình thống nhất Tổ qc và xây dựngmột nước Việt Nam
hịa bình, thơng nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
2.2.1. Nội dung đồn kết tơn giáo theo tư tưởng Hồ ChíMinh
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào tôn giáo là bộ phận không thể tách
rời của dân tộc Việt Nam; đồn kết tơn giáo nằm trong chiến lược đại đồn kết
tồn dân tộc và khơng ngồi mục đích là để giành độc lập cho dân tộc, xây dựng
đất nước giàu mạnh, mọi người dân dù có hay khơng có tơn giáo, dù theo các
tơn giáo khác nhau, đều có cuộc sống ấm no, tự do,'hạhh phúc và có điều kiện
phát triển tồn diện. Nội dung cơ bản của đồn kết tơn giáo theo tư tưởng Hồ
Chí Minh bao gồm: Đồn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng tơn giáo với đồng
bào khơng có tín ngưỡng tơn giáo; đồn kết giữa đồng bào có các tín ngưỡng tơn
giáo khác nhau; đồn kết giữa đồng bào trong mỗi một tơn giáo trong khối đại

đồn kết dân tộc.
Đồn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo với đồng bào khơng tín
ngưỡng tơn giáo là nội dung trọng tâm hàng đầu được Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm. Người nhận thức rõ do sự chi phối của ý thức tôn giáo, nên


8
đồng bào các tơn giáo có những nét khác biệt nhất định về thế giới quan, nhân
sinh quan, niềm tin và giá trị, chuẩn mực văn hóa,... so với đồng bào khơng theo
tín ngưỡng tơn giáo. Do sự khác biệt đó, nếu khơng có sự nhìn nhận đúng đắn và
lịng khoan dung, rất dễ dẫn tới sự mặc cảm, kỳ thị lẫn nhau. Bởi vậy, muốn thực
hiện đồn kết tơn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải thực hiện
đồn kết giữa đồng bào có đạo và đồng bào khơng theo đạo. Điều đó theo Người
hồn tồn có thể thực hiện được, vì đồng bào dù lương hay giáo đều có lịng u
nước và mong muốn có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Người nhấn mạnh:
"Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đông bào các tôn giáo, cùng
nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc.
2.2.2. Phương pháp, phương châm đồn kết tơn giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Một là, “cầu đồng, tồn dị”(Tức là tìm đến cái chung nhưng vẫn giữ được cái
riêng), tìm kiếm, phát huy những điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng sự khác
biệt, để đi tới sự thống nhất.
Hai là, lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc và quyền lợi căn bản của nhân dân
làm mẫu số chung để đồn kết tơn giáo.
Ba là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân.
Bốn là, tơn trọng, đề cao nhân cách các vị sáng lập tôn giáo và vai trị của
chức sắc, nhà tu hành tơn giáo.
Năm là, quan tâm đến đời sống của đồng bào các tơn giáo.
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy giá trị của tơn giáo
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo lý các tơn giáo dù khác nhau nhưng đều

có điểm chung là đề cao tính nhân đạo, hướng thiện của con người. Người viết:
"Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”. Tư tưởng bác ái của Chúa Giêsu, tư
tưởng từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha của Đức Phật và tư tưởng nhân nghĩa của Khổng
Tử có sự tương đồng với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người
trân trọng và đề cao nhân cách, sự đóng góp của các vị sáng lập tôn giáo đối với
tiến bộ của nhân loại và đề nghị mọi người học tập, noi gương.


9
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam
căn bản đều yêu nước. Người nhấn mạnh: “Tơi tin vào lịng nồng nàn yêu nước
của đồng bào. Tôi mong rằng mỗi người đều cố gắng làm tròn nhiệm vụ, để đến
ngày Tổ quốc thống nhất và độc lập thật sự, mỗi người đều có thể tự hào rằng:
"Tơi đã góp một phần vào thắng lợi chung”. Người giải thích cho đồng bào các
tơn giáo hiểu rõ: sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội
chủ nghĩa mà cả dân tộc Việt Nam đang thực hiện phù hợp với lý tưởng của các
tơn giáo chân chính; đồng bào các tơn giáo tích cực tham gia cơng cuộc kháng
chiến kiến quốc là phù hợp với lý tưởng của các vị sáng lập tôn giáo. Người kêu
gọi đồng bào các tôn giáo phát huy chủ nghĩa yêu nước và những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp trong giáo lý tơn giáo để xây dựng cuộc sống utốt đời, đẹp đạo”・
Đối với chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln tơn
trọng và đánh giá cao vị trí, vai trị của họ trong tổ chức tơn giáo; khuyến khích,
động viên họ tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội
mới. Người cũng luôn trân trọng những đóng góp dù nhỏ của các vị chức sắc,
nhà tu hành và khích lệ họ tiếp tục cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng những trân trọng những giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp trong tơn giáo mà cịn khuyến khích chức sắc, nhà tu hành
và đồng bào các tơn giáo phát huy những giá trị đó trong cuộc sống của bản
thân, gia đình và xã hội, góp phần vào thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội.
2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lợi dụng tơn giáo và bài trừ mê tín
dị đoan
Ở Việt Nam, tôn giáo là lĩnh vực luôn bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc cấu kết
với bọn phản động lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá
cách mạng. Bởi vậy, từ rất sớm trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chú ý phân tích chỉ rõ đặc điểm này của vấn đề tôn giáo ở nước ta.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc đấu tranh chống lợi dụng tơn giáo
khơng được cứng nhắc, vì rất dễ mắc sai lầm, trúng ý đồ chia rẽ của kẻ thù.
Người nhấn mạnh: do các thế lực phản động ln tìm cách lợi dụng tôn giáo


10
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nên một bộ phận người Việt Nam đã sa ngã,
bám theo chân giặc giày xéo quê hương, còn tuyệt đại quân chúng nhân dân đều
có lịng u nước. Hơn nữa, theo Người, ngay cả trong số những ngnời lầm
đường lạc lối, không ít người cũng do hồn cảnh xơ đẩy hoặc bị lừa mị, nếu
được đánh thức lòng yêu nước sẽ trở về với Tổ quốc, với đồng bào. Thấu hiểu
và cảm thơng sâu sắc với những đồng bào vì nhẹ dạ, cả tin đã bị các thế lực phản
động dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc chống lại cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trương: vận động, đánh thức lịng u nước, lương tâm con người Việt Nam
để họ tỉnh ngộ và quay về với con đường chính nghĩa. Đối với những người đã
biết hối cải, quay về với Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ln mở
rộng vịng tay chào đón và họ sẽ được hoan nghênh rộng rãi như những người
con đi lạc mới về”. Đồng thời, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội
viên các đồn thể. Khơng được báo thù báo ốn. Đối với những kẻ đi lầm đường
lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng. Lấy lời khơn lẽ phải
mà bày cho họ. Tinh thần khoan dung tôn giáo của Người đã lan toả trong đồng
bào các tôn giáo, giúp họ nhận thức rõ chính - tà, nâng cao cảnh giác trước âm
mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động; đồng thời, lay động và khích

lệ lịng u nước của các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, giúp nhiều người trong
số họ vượt qua mặc cảm, dấn thân phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Để bài trừ tệ mê tín dị đoan, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, điều quan
trọng đầu tiên là phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới,
trong đó vừa bảo tồn, phát huy những giá trị thuần phong mỹ tục, vừa tích cực
phổ biến các tri thúc khoa học. Nguời nhắc nhở: "Có nơi cịn một số gia đình tổ
chức đám ma, đám cưới, ăn uống xa xỉ rồi mang nợ cả đời, như thế là không tốt.
Bây giờ ta phải giữ vững thuần phong mỹ tục, thực hiện đời sống mói"'. Xây
dựng đời sống mới, theo Người, phải nâng cao trình độ học vấn, phổ biến
"thường thức khoa học, để bớt mê tín nhảm".
Tóm lại, tư tuởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tơn giáo có nội dung rất
phong phú và chứa đựng giá trị khoa học, giá trị nhân văn sâu sắc. Tư tuởng của
Nguời đuợc cụ thể hóa trong chính sách "tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn kết"


11
vàđược hiện thực hóa trong thực tiễn cách mạng đã có tác dụng to lớn trong việc
tập hợp, đồn kết đồng bào các tơn giáo xung quanh Đảng, góp phần xây dựng
và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo vẫn cịn ngun giá trị
trong cơng cuộc đổi mới hiện nay. Mặc dù bối cảnh đất nước đã thay đổi, vấn đề
tơn giáo cũng có những nội dung mới, song tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư
tưởng của Người về tơn giáo nói riêng vẫn là những chỉ dẫn hết sức chuẩn mực
cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giải quyết
vấn đề tơn giáo vì mục tiêu phát triển một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Các giải pháp nhằm tăng cường đoàn kết tôn giáo ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay
3.1. Tình hình cơng tác tơn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay:
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ

thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị
lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết tồn dân tộc, gây mất
ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam là quốc gia có nhiều tơn giáo. Với chủ
trương “tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
thời gian qua, tình hình tơn giáo ổn định, đời sống tơn giáo có những biến đổi
sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo
được tôn trọng, bảo đảm. Các tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và
thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó,
đồng hành cùng dân tộc. Cơ quan chức năng làm tốt công tác hướng dẫn, quản
lý, từng bước đưa hoạt động tơn giáo đi vào nền nếp, đồn kết đồng bào theo các
tơn giáo trong khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Ngày 28/12/2020, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 6955/BNV-TGCP,
theo đó tính đến tháng 12/2020, Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt
động cho 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo), 04 tổ chức và 01 pháp môn
được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tơn giáo; 01 tơn giáo có một số chùa
được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận Ban Trị sự, Ban
Quản trị chùa; 01 thánh đường của Hồi giáo được công nhận Ban Quản trị thánh


12
đường với trên 26 triệu tín đồ, 55.870 chức sắc, 145.561 chức việc, 29.396 cơ sở
thờ tự. Các tổ chức tôn giáo và đại bộ phận chức sắc, chức việc, nhà tu hành
hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, với tác động của tình hình quốc tế, mặt trái của tồn cầu hóa và
cơ chế thị trường, âm mưu “chính trị hóa tơn giáo” của các thế lực thù địch đã
làm cho đời sống tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi, tiềm ẩn nhiều
“nguy cơ”, nổi lên các vấn đề như: Lợi dụng hoạt động tôn giáo vi phạm pháp
luật, thậm chí mang “màu sắc chính trị”; lợi dụng một số bất cập trong quản lý

tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; mâu thuẫn nội bộ, tranh giành chức quyền, hoạt động tôn giáo xa rời
chuẩn mực đạo đức và văn hóa truyền thống dân tộc, trục lợi, sa sút đạo hạnh...
trong một số tổ chức tôn giáo; xuất hiện một số loại hội, nhóm mang danh tôn
giáo, đạo lạ.
3. 2. Nguyên nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng tiến
hành các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
2.1. Lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống Đảng và Nhà nước Việt Nam,
gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Với lý do “bảo vệ tự do tôn giáo”, một số thế lực nước ngoài đã ban hành
báo cáo, phúc trình, thậm chí là đạo luật, nghị quyết “lên án” tình hình bảo đảm
quyền con người của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực tơn giáo, từ đó gây sức ép
về ngoại giao, đồng thời gắn các vấn đề dân chủ và nhân quyền trên lĩnh vực tôn
giáo với các vấn đề về viện trợ kinh tế, đầu tư phát triển, nhằm can thiệp vào
công việc nội bộ của Việt Nam.
2.2. Lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật để gây chia rẽ
đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
Thời gian qua, tranh chấp, khiếu kiện, địi/xin lại, mua bán, lấn chiếm,
chuyển nhượng, hiến tặng đất đai trái pháp luật, xây dựng cơ sở sinh hoạt, thờ tự
trái quy định liên quan đến tơn giáo có chiều hướng gia tăng về số vụ, việc. Lợi
dụng đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của


13
Đảng, Nhà nước ta, các tôn giáo đều gia tăng các hoạt động mở rộng cơ sở vật
chất, dẫn đến phát sinh nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai liên quan đến tôn
giáo. Đáng chú ý, số đối tượng cực đoan trong các tôn giáo cũng như các tổ
chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam ở trong nước và nước
ngoài đã triệt để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến
tơn giáo để kích động các hoạt động chống đối, gây tâm lý bức xúc và phản ứng

của tín đồ đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chính quyền với tơn giáo.
Nghiêm trọng hơn, họ cịn cố tình chính trị hóa sự việc, xun tạc, vu cáo chính
quyền “lấy đất đai của tôn giáo, bỏ quên quyền lợi nhân dân, bao che cho doanh
nghiệp, tàn phá môi trường”, kích động tâm lý so bì, cho rằng Nhà nước đối
xử khơng bình đẳng giữa các tơn giáo. Một số tổ chức, cá nhân tơn giáo khơng
hợp tác với chính quyền trong việc kê khai, làm các thủ tục để được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm lấn chiếm đất để mở rộng cơ sở thờ tự.
2.3. Thành lập các hội, nhóm mang danh tơn giáo, đạo lạ, gây mất đoàn
kết dân tộc và đe dọa ổn định chính trị - xã hội.
Lợi dụng vấn đề tơn giáo trong vùng đồng bào một số dân tộc thiểu số; sự
sa sút tính chân truyền trong các tơn giáo đã được Nhà nước cơng nhận; điều
kiện khó khăn về kinh tế, xã hội..., một số đối tượng đã thành lập các hội, nhóm
mang danh nghĩa tơn giáo, hoạt động vi phạm pháp luật, gây mất đồn kết dân
tộc. Ví dụ như cái gọi là “Tin Lành Đêga”, Hà Mòn ở khu vực Tây Nguyên, các
tổ chức Tin Lành riêng của người Mông ở khu vực Tây Bắc và tổ chức “Liên
đoàn Khmers Kampuchea Krom” (KKF) ở khu vực Tây Nam Bộ.
2.4. Hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn
hóa, đạo đức xã hội.
Thời gian gần đây, tại một số cơ sở tôn giáo xuất hiện hiện tượng thương
mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, cụ thể là lợi dụng lòng tin của người
dân để trục lợi, phát triển các hoạt động tâm linh mang màu sắc mê tín, như hoạt
động dâng sao giải hạn, bói tốn, xem quẻ, cúng oan gia trái chủ, chữa bệnh
bằng tâm linh...
3. 3. Các giải pháp thực hiện nhằm tăng cường đồn kết tơn giáo


14
Để tăng cường đồn kết tơn giáo ở nước ta hiện nay cần tập trung thực hiện
tốt một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức tư tưởng về vấn đề đồn kết tơn giáo trong tình

hình mới.
Cần nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
theo tơn giáo về ý nghĩa, vai trị của cơng tác đồn kết tơn giáo trong thời kỳ
mới. Mặc dù đất nước ta đang trong thời kỳ hoà bình, phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và tăng cường
giao lưu hợp tác quốc tế, nhưng các thế lực thù địch trong và ngồi nước ln
tìm mọi thủ đoạn để chống phá sự nghiệp đổi mới và cuộc sống hồ bình thống
nhất của dân tộc ta. Do vậy, đồng bào các tơn giáo, các dân tộc phải đồn kết
chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng mới tạo ra sức mạnh tổng hợp để đưa nước
ta thốt khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, vươn lên sánh vai với các quốc gia
trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, về công tác tôn giáo đến đồng bào tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo, trước hết là đối với chức sắc trong các tôn giáo để họ hiểu sâu sắc
và tồn diện về tình hình đất nước; trao đổi dân chủ và thẳng thắn, sẵn sàng tiếp
thu ý kiến và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của họ. Đồng thời, cần tạo điều
kiện thuận lợi để họ hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ của pháp luật, thực hiện
tốt đời, đẹp đạo.
Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên
truyền và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tơn giáo, đồn kết dân
tộc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
Hai là, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay.
Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII nêu rõ: Tơn trọng tự do tín
ngưỡng và khơng tín ngưỡng của dân, đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình
thường trên cơ sở tơn trọng pháp luật, nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng
và khơng tín ngưỡng. Thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết dân tộc.


15

Quan điểm của Đảng về tôn giáo được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm
2013: “Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo theo hoặc khơng theo một
tơn giáo nào. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và
bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo. Khơng ai được xâm phạm tự do, tín
ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”.
Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và vai trò
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về tôn giáo trong bối cảnh hiện nay.
Những năm qua, cùng với việc kiện tồn Ban Tơn giáo các cấp, nhiều địa
phương đã bổ sung, tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn
giáo. Song thực tế cho thấy, đa số cán bộ làm công tác tôn giáo chưa được đào
tạo cơ bản, hệ thống về cơng tác tơn giáo. Do vậy, các cấp ủy, chính quyền phải
tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm cơng tác tơn giáo, giúp họ có
kiến thức cơ bản về tơn giáo, tín ngưỡng, nắm vững pháp luật về tôn giáo để
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây, việc tổ chức sinh hoạt tôn
giáo, in ấn, xuất nhập, lưu hành kinh sách, sử dụng đất đai làm cơ sở thờ tự cịn
khá tùy tiện. Vẫn cịn tình trạng lợi dụng tôn giáo để tiến hành các hoạt động gây
phương hại đến khối đại đoàn kết dân tộc. Như vụ việc Linh mục Nguyễn Văn
Khải (giáo xứ Thái Hà) đã lợi dụng tự do tơn giáo kích động giáo dân địi khu
đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng...
Làm tốt cơng tác tơn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị do
Đảng lãnh đạo. Các bộ phận của hệ thống chính trị cần phối hợp chặt chẽ, đồng
bộ trong đó Đảng nêu chủ trương đường lối đúng, Nhà nước ban hành chính
sách pháp luật để thực hiện sự quản lý đối với tơn giáo, các đồn thể và Mặt trận
có trách nhiệm vận dộng quần chúng tín đồ và chức sắc các tôn giáo cùng nhau
xây dựng đất nước.
Bốn là, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo
Chăm lo đến phần đời của đồng bào có đạo chính là chăm lo đến đời sống
vật chất và cả đời sống tinh thần của đồng bào. Hiện tượng đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Bắc, việc đồng bào Tây nguyên theo đạo Tin lành với số lượng lớn trong

thời gian ngắn có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về đời sống kinh


16
tế khó khăn, đời sống tinh thần nghèo nàn. Theo số liệu thống kê năm 1999 (năm
có số lượng đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên theo đạo Tin
lành ồ ạt), “tỷ lệ đói nghèo ở các tỉnh tính theo hộ gia đình, tỉnh Hồ Bình số hộ
nghèo đói là: 55,7%; Kon tum: 54,4%; Quảng Bình: 46%; Gia Lai: 44,85%; Lai
Châu: 42,4%; Sơn La: 40%, một số huyện thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc
Trung Bộ, Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo đói rất cao từ 60 - 70%”.
Vì vậy, Đảng, Nhà nước cần có sự quan tâm và đầu tư đặc biệt hơn nữa để
đồng bào theo đạo có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Các
chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với đồng bào
tơn giáo nói chung và đồng bào tôn giáo ở các vùng dân tộc và miền núi nói
riêng cần phải sát hợp với yêu cầu cụ thể, bức thiết của nhân dân địa phương và
phải được quản lý chặt chẽ, tránh thất thốt, hoặc khơng có hiệu quả.
Tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước và phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu vực đồng bào có đạo. Xây dựng điển
hình tiên tiến và các tấm gương tiêu biểu trong phong trào để tuyên truyền, nhân
rộng trong nhân dân. Tăng cường tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở và trao
đổi kinh nghiệm giữa các khu dân cư có đạo để tạo thêm hiểu biết và đồn kết
giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội.
Năm là, thực hiện bình đẳng giữa các tơn giáo, giữa đồng bào theo tôn
giáo và đồng bào không theo đạo
Coi trọng sự bình đẳng của những người có tín ngưỡng tơn giáo hay
khơng có tín ngưỡng tơn giáo trước pháp luật, lợi ích của tơn giáo phải thống
nhất và phục tùng lợi ích của Nhà nước. Cộng đồng tơn giáo nằm trong cộng
đồng dân tộc. Tôn trọng sinh hoạt tôn giáo, nhưng cần phê phán kịp thời những
hành vi tơn giáo trái pháp luật, đi ngược lại văn hố, phản đạo đức, có hại đến
tính mạng con người, khích bác các tôn giáo khác hoặc chia rẽ nội bộ dân tộc,

chống các âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng, gây rối an ninh,
trật tự xã hội của các lực luợng thù địch trong và ngoài nước. Đồng thời, cần xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước và
cán bộ tham gia quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo.


17
Để tăng cường đồn kết tơn giáo, phải làm tốt công tác vận động quần
chúng, đưa quần chúng tham gia trực tiếp vào cơng cuộc xây dựng đời sống
mới, xố bỏ hàng rào ngăn cản giữa người có đạo và khơng có đạo; làm cho các
tín đồ và chức sắc nhận rõ âm mưu và thủ đoạn đen tối của bọn phản động, tự
đấu tranh chống lại chúng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng chính đáng của mình,
bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Sáu là, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong tôn giáo
và đập tan âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của lực lượng thù
địch. Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tơn
giáo và tự do khơng tín ngưỡng tơn giáo, mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật, và đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tự do tín ngưỡng tơn giáo khơng có nghĩa là hoạt động tơn giáo nằm
ngồi khn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, phá
hoại khối đại đoàn kết tồn dân tộc. Tự do tín ngưỡng khơng có nghĩa là ép buộc
người khác bỏ đạo hoặc theo đạo. Tự do không theo hoặc theo một tôn giáo là
một quyền cơ bản của con người, cần phải được tôn trọng và bảo vệ không chỉ
trong Hiến pháp, mà ngay cả trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, trong khi thực
hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng, Đảng,
Nhà nước kiên quyết đấu tranh chống mọi sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực
thù địch nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
3.4. Liên hệ thực tế tại huyện Sóc Sơn nơi học viên đang cơng tác:
Trên địa bàn huyệnSóc Sơn có có 02 tơn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo.
Học viện Phật giáo nằm trên đỉnh núi Sóc, một số xã như Tân Hưng, Tiên Dược

có bà con theo đạo. Thực hiện nhất quán đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước là tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân,
cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện ln quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các vấn
đề về tôn giáo và công tác tôn giáo, kịp thời xem xét, giải quyết các kiến nghị,
đề nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của
công dân theo quy định của pháp luật. Trong sinh hoạt tôn giáo, đồng bào các
tôn giáo luôn phát huy truyền thống đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo; các tổ


18
chức tôn giáo hoạt động theo đúng đường hướng hành đạo, hiến chương, điều lệ
đã được Nhà nước công nhận, được biểu hiện cụ thể thông qua các hoạt động
của Phật giáo với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, phương châm
“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, qua đó tích cực góp phần ngăn chặn
hoạt động của một số “đạo lạ, tà đạo”, giảm thiểu các loại hình mê tín dị đoan;
các hoạt động của Công giáo theo Lịch Phụng vụ Công giáo hằng năm của các
giáo phận. Bà con công giáo luôn thực hiện theo hiến chương, điều lệ, quy định
về sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương.

KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta những di sản quý báu, mang
tính thời đại và tính dân tộc rất sâu sắc. Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập
luôn nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
dân, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động và tham gia đóng góp cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ việc nghiên cứu những di sản đó, kết hợp
với việc nghiên cứu tình hình tơn giáo thế giới và Việt Nam hiện nay, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều đổi mới về chính sách đối với tơn giáo. Sinh hoạt của
tín đồ, của các tổ chức tôn giáo trở nên sôi nổi, phong phú hơn bao giờ hết. Nhất
là từ khi Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 về tín ngưỡng tơn giáo ra đời,
các tơn giáo có cơ sở để n tâm hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của

đồng bào có đạo.
Có thể nói, khơng một quốc gia đa tơn giáo nào trên thế giới mà các tôn
giáo lại sống bình đẳng như ở Việt Nam, một đất nước khơng có xung đột sắc
tộc, xung đột tơn giáo. Đó là sự thật! Tự nó bác bỏ mọi sự xuyên tạc, kích động
hịng chia rẽ tơn giáo với chính quyền, chia rẽ những người theo tôn giáo và
không theo tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tín đồ tơn giáo ở Việt Nam thực hiện tư tưởng của
Người về chính sách tơn giáo, đã và đang sống theo phương châm sống phúc


19
âm trong lòng dân tộc, tốt đời đẹp đạo; phát huy những giá trị tốt đẹp văn
hóa, đạo đức của tôn giáo. Đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng các vấn đề
dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, để hoạt động trái với luật tơn giáo của Nhà nước,
kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến hịa bình, an ninh
quốc gia.


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị : Tơn giáo và tín ngưỡng, H.2018
2. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm khoa
học về tín ngưỡng và tơn giáo:
3. Trích tác phẩm của C.Mác – Ph.Awngghen, V.I.Lenin và Hồ Chí Minh về
vấn đề tơn giáo, H.1998,tr.5-137.
4. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc
gia, H. 2021.
4. Công văn số 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 của Bộ Nội Vụ;



21
MỤC LỤC
ĐẦU

NỘI DUNG

MỤC

TRAN
G

1

1.1
1.2
2

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo
Bản chất của tôn giáo
Nguyên tắc giải quyết vấn đề tơn giáo trong chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo

2.1

Tư tường Hồ Chí Minh về tơn trọng và bảo đảm quyền tự do

5


2.2

tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo.

7

2.3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy giá trị của tơn giáo

8

2.4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lợi dụng tơn giáo và bài trừ

9

3.

mê tín dị đoan
Các giải pháp nhằm tăng cường đồn kết tơn giáo ở nước ta

11

3.1.

trong giai đoạn hiện nay

Tình hình cơng tác tơn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện

11

3. 2.

nay:
Nguyên nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng

12

1

2
3
4
5

tiến hành các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
3. 3.

dân tộc,
Các giải pháp thực hiện nhằm tăng cường đồn kết tơn giáo

13

3.4.

Liên hệ thực tế tại huyện Sóc Sơn nơi học viên đang cơng tác:


17

KẾT LUẬN

18

4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC



×