Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SO SÁNH TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.09 KB, 17 trang )

Mục lục
I. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT .......................................................................... 3
1.1. Khái quát về tác giả.......................................................................................... 3
1.1.1. Nguyễn Khuyến ........................................................................................ 3
1.1.2. Tú Xương.................................................................................................. 4
1.2. Khái quát về tiếng cười trong văn học Việt Nam .............................................. 5
1.2.1. Tiếng cười trong văn học dân gian ............................................................ 5
1.2.2 Tiếng cười trong văn học thành văn ........................................................... 5
II. SO SÁNH TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ
XƯƠNG .................................................................................................................... 6
2.1. Điểm tương đồng trong tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Tú Xương ............. 6
2.2. Điểm khác biệt giữa tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Tú Xương .................. 8
2.2.1. Đối tượng châm biếm ................................................................................ 8
2.2.2. Về cách khai thác nội dung, nghệ thuật ................................................... 12
2.2.3. Đặc điểm tiếng cười ................................................................................ 14
2.2.4. Tiêu chuẩn phê phán ............................................................................... 16
III. KẾT LUẬN....................................................................................................... 17
IV. Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 18

2


I. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1. Khái quát về tác giả
1.1.1. Nguyễn Khuyến
a. Tiểu sử
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), tên thật là Nguyễn Văn Thắng, sau khi thi đậu ông
được vua Tự Đức đổi tên thành Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn (tên một ngọn núi
trong huyện), tự Miễn Chi.
Quê ở làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Sinh ra trong một gia
đình nhà Nho nghèo. Cha là Nguyễn Liễn, đỗ 3 khoa tú tài (nhân dân gọi là cụ Mền


Khải), làm thầy đồ dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan, người Yên Đồng, Ý Yên, Nam
Định.
Thuở nhỏ Nguyễn Khuyến theo học với cha cho đến năm 8 tuổi thì theo gia đình lên
quê nội để sinh sống. Nguyễn Khuyến được biết đến là một người thông minh, hiếu
học. Năm 18 tuổi đã bắt đầu lều chõng đi thi, trải qua 4 kỳ thi liên tiếp: 1852, 1855,
1858, 1861 nhưng đều không đỗ. Cho tới năm 1864, ông đậu Giải nguyên trường thi
Hà Nội. Các năm tiếp theo ông đều thi trượt. mãi tới năm 1871 thì liên tiếp đỗ đầu thi
Hội thi Đình, và kể từ đó ơng thường được gọi là Tam Ngun n Đổ. Năm ấy ông
30 tuổi, sau gần 20 năm bước vào con đường khoa cử.
Bắt đầu làm việc ở Quốc sử quán. Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học Thanh Hóa,
rồi Án Sát Thanh Hóa. Cuộc đời làm việc của ông gặp nhiều chông gai trắc trở, bị
giáng chức rồi lại là phó sứ cùng chánh sứ Lã Xuân Oai sang Mãn Thanh. Ra tới Bắc,
chưa kịp đến biên giới thì sứ bộ bị bãi. Ơng lấy cớ đau yếu xin về quê nghỉ. Thời loạn
ông về quê làm ẩn sĩ, dù được mời ra làm quan nhưng ông từ chối, năm 1884 (50 tuổi)
Nguyễn Khuyến chính thức cáo quan về hưu.
b. Tác phẩm tiêu biểu
Nguyễn Khuyến sáng tác thơ văn chủ yếu sau năm 1884, khi mà ông chính thức cáo
quan về hưu. Thơ văn chữ Hán cịn khoảng 200 bài trong Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi
tập, Bách Liêu thi văn tập,… hầu hết là thể thơ trữ tình. Và các tập thơ chữ Hán như:
Hữu cảm kỳ 1, Ký Duy Tiên án sát sứ,…
Thơ văn chữ Nơm cịn khoảng 100 bài thơ Nơm Đường luật, hát nói, song thất lục
bát… Ơng vừa là một nhà thơ trào phúng, vừa là một nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư
tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Các tập thơ Nôm như Anh Giả Điếc, Đề
Tranh Tố Nữ, Đêm Đơng Cảm Hồi, Tự trào, Thu vịnh, Thu Điếu,..
Trên cả hai lĩnh vực trên thì Nguyễn Khuyến đều rất thành cơng, để lại di sản văn
chương có ý nghĩa cho nền văn học nước nhà.
c. Phong cách sáng tác
Vì sống trong hồn cảnh đặc biệt nên nội dung thơ ơng nói lên tấm lịng u nước
sâu đậm, thiết tha. Ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, lo lắng trước hiện tình đất
nước khiến thơ văn của ông cũng đầy nỗi tâm sự và rồi quyết định lui về ở ẩn. Nguyễn

Khuyến là một nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn cho sự nghèo đói, đau
đớn khi phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan thời bấy giờ. Đồng thời tỏ rõ thái độ
bất hợp tác, chống đối thực dân Pháp. Bên cạnh đó, tình u với thiên nhiên, đất nước,
3


tình cảm gia đình, tình bạn đều là những chất liệu hiện thực được ông đưa vào trong
thơ văn của mình.
Khơng gian trong thơ Nguyễn Khuyến là làng q Việt Nam với những gian khó, lo
toan vất vả; ơng sống như một người trí thức nơng thơn với cuộc sống yên ả, nhàn tản
mà nghèo khó, lo lắng những nỗi lo của người nông dân như mất mùa, thuế má, nghèo
đói. Bức tranh phong cảnh được Nguyễn Khuyến miêu tả qua 3 bài thơ Thu (Thu vịnh,
Thu điếu, Thu ẩm). Đặc biệt là bài “Thu điếu” cho ra thấy được màu sắc mùa thu ở
Bắc Bộ, những hình ảnh, câu từ thể hiện thiên nhiên yêu đất nước của tác giả. Bài thơ
tả cảnh ngụ tình đặc sắc, viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ giàu
tính biểu cảm.
Ngồi ra, Nguyễn Khuyến cịn có thể loại thơ trào phúng nhưng không nhiều, chủ
yếu là tâm sự của một trí thức bất lực trước thời cuộc mà lui về ẩn dật nơi thơn dã,
khắc khoải lịng u nước. thích thú với cuộc sống nơng thơn. Thơ của ông hay cả
Hán lẫn Nôm, thơ thất ngôn đã đạt đến tuyệt đỉnh.
1.1.2. Tú Xương
a. Tiểu sử
Trần Tế Xương (1870 – 1907), lúc đầu tiên là Trần Duy Uyên, sinh năm 1870 tại
làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ơng thuộc dịng dõi nho gia, vốn họ
Phạm sau đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập cơng lớn được phong quốc
tính (Vua cho đổi theo họ nhà vua).
Cha là Trần Duy Nhuận thi nhiều lần nhưng khơng đỗ đạt. Cuộc đời của Trần Tế
Xương có 2 điểm đáng chú ý: Khoa cử lận đận và là nhà nho lỡ thời gia nhập cuộc
sống đô thị. Ơng đi thi từ năm 17 tuổi, đó khoa Bính Tuất (1886), thi 8 lần, lần cuối
cùng là năm 1906, chỉ một lần đậu duy nhất là tú tài năm Giáp Ngọ 1894.

Cuộc đời của ơng ngắn ngủi chỉ có 37 năm, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước chịu
nhiều bi thương. Lục tỉnh Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay Pháp với hàng loạt các hiệp
ước (Hiệp ước Harmand (1883), Hiệp ước Patonot (1884)), thừa nhận sự thống trị của
Pháp trên đất nước Việt Nam, các phong trào kháng chiến diễn ra sôi nổi nhưng lần
lượt thất bại.
b. Tác phẩm tiêu biểu
Tú Xương có cho gia tài văn chương của bản thân trên 100 bài thơ Nôm. Tương
truyền ông được Nguyễn Khuyến đánh giá rất cao:
“Kìa ai chín suối Xương khơng nát
Có nhẽ nghìn thu tiếng vẫn cịn”
Thơ ca của ơng có rất nhiều bài được đánh giá hay và được mọi người yêu thích. Ví
dụ như bài thơ Thương vợ, Văn tế sống vợ, Đánh tổ tôm,…
c. Phong cách sáng tác
Nội dung trong các tác phẩm của ông hầu như nói về khoa cử, nho học và hình ảnh
một nền nho học đang thối hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hồn cảnh đất nước.
Nhà nho kiểu cũ với ước mơ công danh, người tài tử sống trong xã hội tư sản hóa với
ước mơ cơng danh, nhưng lại bị dằn vặt bởi sưu thuế, cơm áo, con cái. Chỗ tự hòa duy
nhất là đạo đức trong sạch, nếp sống phong lưu, không xu thời, không làm tay sai cho
ngoại bang, và nhiều khi còn tỏ ra lạc hậu trước những sự đổi thay của thời cuộc.
Trong sự nghiệp cầm bút của Tú Xương, ông khai thác thêm đề tài viết về vợ. Hình
ảnh người vợ tần tảo với gánh hàng trên vai là hình tượng tượng trưng cho nền thương
4


mại cổ truyền của người Việt, cũng như người nông dân đi cày tượng trưng cho nền
nông nghiệp. Tả công dung ngơn hạnh, nhưng tần tảo,vất vả lại có cái mạnh mẽ, hoạt
bát của người phụ nữ Việt Nam. Tiêu biểu là bài “Thương vợ” và “Văn tế sống vợ”.
Đằng sau hình ảnh người vợ là tiếng cười tự trào chua xót, nỗi ân hận về sự vơ dụng
của mình.
Ngồi ra, ơng cịn nổi tiếng là nhà thơ trào phúng chua cay thời buổi nhố nhăng của

tầng lớp thị dân mới. Phê phán quan lại cấp thấp ham tiền, nhố nhăng, bất tài, chế độ
phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc. Ơng ln
đứng về phía người dân nghèo.
Nhìn chung, Tú Xương thuộc thế hệ nhà nho cuối cùng của nền nho học Việt Nam,
vừa là một thành viên vừa là chứng nhân của một thế hệ nhà nho đã mất hết sức sống,
đang tan rã và nhập vào những đô thị sầm uất, xô bồ của thời buổi đầu đang tư sản hóa.
Ơng dùng ngịi bút của mình để tạo nên một bức tranh quay cuồng bởi đồng tiền, bức
tranh thể hiện sự thương yêu người vợ tần tảo sớm hôm.
1.2. Khái quát về tiếng cười trong văn học Việt Nam
1.2.1. Tiếng cười trong văn học dân gian
Tiếng cười không thể thiếu và khơng bao giờ vắng bóng trong văn học dân gian Việt
Nam. Xuất phát từ bản chất hồn nhiên, chất phác và cuộc sống nghèo khó từ xa xưa,
xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực của người dân lao động nông nghiệp, …Các tác giả
xây dựng tiếng cười dưới góc nhìn sâu sắc, chân thực về cuộc sống tại thời điểm bấy
giờ, một mặt tập trung vào lột tả những chuyện ngược đời, những thói xấu trong xã
hội, mặt khác là từ những vấn đề đó đẩy câu chuyện lên cao trào gây tiếng cười hả hê
và đưa người đọc tới chân lý đúng đắn của cuộc sống. Họ đấu tranh bằng tiếng cười
phê phán, chế giễu những cái trái tai gai mắt mà họ thấy. Cho nên, cung bậc đầu tiên
của tiếng cười dân gian là tiếng cười hài hước phản ánh tinh thần lạc quan, khỏe
khoắn của nhân dân, đó là tiếng cười để quên đi những mệt mỏi phiền muộn trong đời
thường. Người nông dân bị hạn chế về tầm nhìn, địa vị xã hội, nên có phê phán xã hội
thì cái cười cũng chưa thể sâu cay như cái cười của nhà nho… Tuy thế, họ đã khẳng
định được giá trị của dòng văn học trào phúng dân gian trong nền văn học dân tộc.
Tiếng cười dân gian trong mỗi thời kỳ và mỗi chủ đề có cung bậc rất khác nhau.
Người nơng dân trong xã hội phong kiến ở thế yếu, bị áp bức bóc lột mà lại thấp cổ bé
họng, cho nên họ sử dụng tiếng cười làm vũ khí đấu tranh. Dễ dàng tìm thấy tiếng
cười dân gian trong tác phẩm ca dao, hò, vè, truyện tiếu lâm, truyện cười, truyện
Trạng, các vai hề.
Nhưng khơng phải chỉ có mỗi tầng lớp địa chủ, phong kiến thì mới có bản mặt xấu
xa, hèn tiện. Chính cái lỗi thời, xấu xa vẫn đang len lỏi đâu đó trong tầng lớp nhân dân

lao động, bởi có lẽ do sự nghèo túng, đói khổ, cuộc sống tiến lên mà những tập tục cổ
hủ vẫn níu giữ chân họ, đã đưa họ đến con đường bần cùng hóa. Cho nên tiếng cười
xuất phát từ đây cũng có ý nghĩa như tiếng nói phê phán những thói hư tật xấu, những
hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thói lười,…
1.2.2 Tiếng cười trong văn học thành văn
Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt về
quan niệm sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Bối cảnh xã hội đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc giúp cho nhà văn, nhà thơ kiến tạo tác phẩm. Tiếng súng xâm
5


lược của thực dân Pháp đã làm bùng nổ hàng loạt những vấn đề về đời sống xã hội.
Có thể nhận thấy đây là một thời đại khủng hoảng toàn diện cả về hệ tư tưởng đến ý
thức chính trị và cả lối sống của người dân. Thế nên, quan niệm sáng tác của đại bộ
phận văn sĩ cũng thay đổi theo hướng thuận chiều với bối cảnh lịch sử. Đề tài ngâm
vịnh, ngợi ca ở các giai đoạn trước đã tạm lắng xuống nhường chỗ cho những bức
tranh cuộc sống hết sức chân thực diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Các tác giả tập
trung vào những cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ mọi vấn đề của cuộc sống, họ
xốy sâu vào những khía cạnh đời sống như: đả kích các hiện tượng nhố nhăng đương
thời đã phá hoại luân thường đạo lí, đạo đức hàng ngàn năm ông cha ta tạo dựng, phê
phán bọn quan lại hữu danh vô thực, chỉ giỏi tài đục khoét, châm biếm chuyện học
hành thi cử.
Thay vào đó là sự xuất hiện của văn chương trào phúng, diễn ra bước phát triển trong
quan niệm văn học và lý tưởng thẩm mĩ. Đội ngũ sáng tác văn chương trào phúng cơ
bản vẫn là nhà nho mang ý thức hệ phong kiến, nhưng càng gần hiện đại thì họ càng
có mối quan hệ gần gũi với nhân dân hơn. Thơ trào phúng không lấy phạm trù thẩm
mĩ của cái cao thượng trong văn học trung đại làm trung tâm, mà tìm cảm hứng trong
cuộc sống thường nhật. Nhà thơ trào phúng đã đứng về phía nhân dân, tố cáo quan lại,
tố cáo tội theo Tây của các cụ lớn, chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân cướp nước. Văn
chương trào phúng trở thành công cụ đấu tranh chính trị. Tiếng cười khơng dừng lại ở

mức độ cảm tính, khơi hài trước những chuyện vặt vãnh. Tiếng cười trở nên gai góc
và hiểm ác, đậm tính trí tuệ để mổ xẻ và phơi bày sự thật xấu xa được bao bọc bởi vẻ
ngoài đẹp đẽ. Sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, cái giả và cái thật, cái xấu và cái
đẹp, cái thấp hèn và cái cao cả khiến cả nhà nho và nông dân đều bật ra tiếng cười,
tiếng cười trở nên đồng cảm hơn.
Đến đầu thế kỉ XX, văn chương trào phúng được viết dưới ngòi bút của những nhà
cách mạng cả Hán học và Tây học như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy
Liệu, Xuân Thuỷ, Nhiêu Tâm.... Đây là tiếng cười đầy bản lĩnh của nhà cách mạng
trong đấu tranh và tù đày, đồng thời cũng là tiếng cười nghìn gươm tố cáo đanh thép
tội ác của kẻ thù cấp cao nhất. Cũng ở thời kì này, tiếng cười Tú Mỡ, Đồ Phồn… cũng
đánh ngầm những đòn hiểm vào kẻ thù chung của toàn dân tộc. Đến giai đoạn sau
Cách mạng tháng Tám năm 1954, có thêm Xích Điểu, Thợ Rèn,… cũng dùng văn
chương mang tiếng cười phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc, đánh thẳng những
địn chí mạng vào kẻ thù của dân tộc, làm cho suối nguồn văn chương trào phúng luôn
dạt dào.
Cho đến ngày nay, thơ ca trào phúng đã được đánh giá cao hơn, tuy chưa thật sự
xứng đáng với vai trò của nó. Tiếng cười trong văn học hiện đại chẳng những giúp
con người giải tỏa căng thẳng do áp lực cuộc sống, mà cịn là cơng cụ đấu tranh chống
lại những bất hợp lý, tiêu cực, tệ nạn, những thói hư tật xấu để dọn đường cho cái mới,
cái tiến bộ nảy sinh…

II. SO SÁNH TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ
XƯƠNG
2.1. Điểm tương đồng trong tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
a. Chung hoàn cảnh, nỗi niềm tâm sự, lòng yêu nước
Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều sống vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
đây là giai đoạn vô cùng biến động của cả lịch sử xã hội lẫn văn chương. Bấy giờ
Pháp xâm lược Việt Nam, triều Nguyễn nhanh chóng đầu hàng, thực dân Pháp ngay
6



sau đó đã lên nắm quyền và hình thành chế độ thực dân nửa phong kiến. Triều đình thì
trên bờ vực lụi tàn, khơng chút tiếng nói, chế độ phong kiến thì ngày một thối nát, đời
sống nhân dân khổ cực, lầm than, ai ốn vơ cùng. Xơ thuế nặng nề, đồng tiền mới là
thứ giá trị quan trọng nhất, và con người sống với nhau chỉ toàn là mục đích, sự xu
nịnh. Cuộc sống thì bất cơng, nhân dân thì đói khổ, tất thảy những điều bi ác, tàn nhẫn
và nực cười ấy đã chạm sâu đến trái tim của nhiều nhà nho yêu nước, trong đó có cả
Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Tinh thần yêu nước, thương dân, và nỗi lòng trăn trở
trước số phận của đất nước, của dân tộc trong mình đã được cả Nguyễn Khuyến và Tú
Xương mang hết vào văn chương. Họ đem nỗi đau, lịng chua xót và cả những tiếng
cười sâu cay vào những tác phẩm của mình với mong muốn khơng những vạch trần
được cái xã hội bấy giờ mà còn giễu cợt được bọn bán nước cầu vinh, giả tạo, lố lăng.
“ Tơi nghe kẻ cướp nó lèn ơng
Nó lại lôi ông đến giữa đồng
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ
Xương già da cóc có đau khơng?”
Trong bài Hỏi thăm quan tuần mất cướp, Nguyễn Khuyến đã thẳng thắn “hỏi thăm”
tên quan tuần, ngày trước thì hồnh hành cướp bóc dân nghèo để rồi giờ lại bị tên
cướp chẳng biết từ đâu đánh cho lại còn mất đồ. Nguyễn Khuyến đã trực tiếp phê
phán cái thói tham lam, hèn hạ của không chỉ tên quan tuần trong bài thơ mà còn cả
những tên quan lại xấu xa thời bấy giờ. Hay trong bài Phố hàng Song của nhà thơ Tú
Xương ông viết rõ làm dẫn xác đáng cho một cái hiện thực thối nát, có mỗi một con
phố thơi mà lại không biết bao nhiêu tên quan tham chức, tham tiền.
“Ở phố hàng Song thật lắm quan.
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang”.
b. Lên án những thói hư tật xấu của xã hội và con người trong thời buổi loạn lạc
Bên cạnh vấn đề về xã hội khắc nghiệt, bất cơng, Tú Xương và Nguyễn Khuyến cịn
tập trung chế giễu những thói hư tật xấu bê bết của xã hội. Cả hai nhà thơ đều nhận
thấy giữa thời buổi đất nước loạn lạc, tình thế khó khăn, mọi giá trị đều xếp sau đồng
tiền. Cả hai nhà nho đều nhìn thấy thực trạng tệ hại, bi thương ấy, con người sống sa

đọa, trụy lạc, lớp lớp thì bị chế độ thực dân tiêm nhiễm vào đầu những thói xấu, thói
quen hư hỏng để dẫn đến nước mất nhà tan, nhân dân thì cũng mù mịt thơng tin,
khơng cịn khả năng, nhân thức để quan tâm đến đất nước bấy giờ. Mơ hình con người
thực dụng, khơng làm việc mà chỉ ăn chơi, hưởng thụ, xu nịnh, chỉ mong đạt được lợi
ích cũng là tuýp đề tài phổ biến mà cả Tú Xương và Nguyễn Khuyến đều hướng đến
trong thơ ca của mình. Nguyễn Khuyến lên án, ốn trách và răng đe, đem sự trách
móc giễu cợt của mình vào cái hiện thực xã hội đang dần băng hoại cả những giá trị
đạo đức, đồng tiền giờ đây là thứ trên tất thảy mọi điều.
“Nổi tiếng mượn màu son phấn mụ
Đem thân chuộc lấy tội tình cha
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?”
Còn đối với Tú Xương cũng vậy, ơng cũng xót xa trước tình thế con người hiện tại, sa
đọa trụy lạc, xã hội thay đổi thì con người cũng đã theo đó mà đổi thay hoàn toàn.
c. Đối tượng hướng đến đa dạng, trong đó lấy chính bản thân mình để tự trào, châm
biếm
Đối tượng châm biếm và trào phúng của cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều hết
sức đa dạng, phong phú, trước hết cả hai đều tự lấy bản thân mình ra làm tiền đề. Ví
dụ để đưa đến những hình ảnh giễu cợt cười khinh cho cái xã hội, con người và bọn
7


quan lại bấy giờ. Ở Nguyễn Khuyến ông đưa bản thân mình vào từng dịng thơ vừa để
“tự lên án” bản thân mình, từ đó bóc trần hiện thực thối nát đương thời, ơng khơng
ngần ngại mà nói về mình, phơi bày mình rõ ràng trong thơ ca, nhẹ nhàng như châm
biếm cũng đầy sâu sắc và thâm thúy:
“Nghĩ lại mình cũng gớm nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng”
Ơng đưa mình trực tiếp vào bài tự trào, từ đó thể hiện nụ cười chua chát về thực tại,
nhất là nơi chốn quan trường, mọi thứ đều bằng đồng tiền, giả tạo và thối nát, bảng

vàng, hư vinh, tất cả đều bằng đồng tiền mà mua được, thực tế chẳng có tài cán hay
một sự nỗ lực nào. Qua cách lấy bản thân đưa vào thực tế thay vì bằng cách chọn các
nhân vật khác để đưa vào thơ mà giễu cợt thì Nguyễn Khuyến cũng đã phần nào
khẳng định được giá trị, vị trí và tài năng của mình.
Đối với dịng thơ tự trào của mình, Tú Xương cũng giống như Nguyễn Khuyến, phơi
bày toàn bộ bản thân, kể cả tật xấu để đưa vào văn chương của mình, dẫu như thế là
phá vỡ dáng vẻ uy nghiêm của nhà nho, đó cũng chính là sự bức phá mà ơng có được.
Tính xấu mà Tú Xương đưa vào văn chương cũng thể hiện được đó là những thứ đã
xuất hiện và tồn tại vô cùng phổ biến trong xã hội đáng thương trách này. Bọn quan
lại hay nhiều người phù phiếm ln tạo cho mình một lớp ngụy trang hoàn hảo, học
thức địa vị, tạo nên cái vẻ ngoài đạo mạo, nhưng tiếc thay, tất cả cũng chỉ là giả mạo
mà thơi. Tú Xương đã phóng đại mình, để qua đó mà cười cợt, châm biếm cái xã hội
đang tha hóa khơng phanh. Ơng trau chuốt nhưng cũng giản dị, ơng tự chê trách mình
như một đứa con của vợ, thất bại, vơ tích sự và chẳng biết làm gì, cũng qua đó mà
phản ánh nhiều con người cũng có lối sống sa đọa, chỉ ưa phụ thuộc, hưởng thụ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
2.2. Điểm khác biệt giữa tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
2.2.1. Đối tượng châm biếm
Nguyễn Khuyến
a. Đối tượng châm biếm trong thơ Nguyễn Khuyến: Người danh giáo bị tha hóa
Những quan lại Nho giáo bị tha hóa, ham tiền, những thầy đồ mất tư cách. Như trong
bài thơ Tiến sĩ giấy:
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ơng nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!”
Ở 4 câu đầu ta thấy, tác giả như miêu tả về hình ảnh của các bậc tiến sĩ danh giá trong
xã hội Nho giáo xưa. Để đạt đến danh tiến sĩ, người học phải trải qua biết bao nhiêu
năm tháng dùi mài kinh sử, và với chí là giúp nước giúp dân. Nhưng trong bài thơ này,
Nguyễn Khuyến như cười khinh miệt những hình thức bên ngồi làm nên phong thái
của một tiến sĩ, xem đó như một món đồ chơi. Tầng lớp quan lại thời kì này như bù
nhìn, mà khơng giúp gì được cho đất nước.
8


Hay trong bài Lời vợ anh phương chèo:
“Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”
Cách nói châm biếm một xã hội nhố nhăng, tơn ti trật tự phong kiến chẳng cịn giá trị
gì cả. Vua quan lúc này chỉ như những “tên hề”, chứ chẳng cịn mang lại ích lợi cho
đất nước trong tình cảnh đang bị thực dân hóa. Những tên quan, tên vua cũng chỉ giữ
cho mình cái danh nhưng bên trong dường như rỗng tuếch.
Nguyễn Khuyến còn châm biếm bọn quan lại ham mê tiền trong bài Tặng đốc học
Hà Nam:
“Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp,
Khoét thằng mặt trắng lấy tam nguyên…
Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen.”
Bọn quan tham nhũng ấy không quan tâm đến việc phụng sự đất nước như những gì
được dạy trong sách Thánh hiền. Bọn quan ấy cậy thế, cậy quyền mà ra sức vơ vét,
tìm mọi cách làm thế nào có nhiều tiền vào túi. Tầng lớp vua quan một thời được tôn
trọng nhưng giờ đây đã trở nên tầm thường vì đạo đức ngày một suy đồi.
Những thầy đồ ngày càng mất tư cách cũng là đối tượng châm biếm của Nguyễn
Khuyến như trong bài Thầy đồ mắc lừa gái. Trong tâm thức của người xưa, thầy đồ
mang một vai trị, vị trí quan trọng trong việc giáo dục, dạy dỗ. Nhưng trong bài thơ

này, Nguyễn Khuyến có cái nhìn châm biếm, mỉa mai những thầy đồ có thói “trăng
hoa”, ham mê sắc dục, mất hết tư cách của một nhà Nho thanh liêm, khiết tịnh.
b. Tự trào bất lực, hữu danh vô thực
Đối tượng châm biếm tiếp theo là chính bản thân Nguyễn Khuyến. Đứng trước một
xã hội có quá nhiều sự thay đổi đột ngột, những giá trị cũ khơng cịn chỗ đứng, ngay
cả những người có tài như ơng cũng khơng được trọng dụng. Một số sáng tác mang
tính tự trào, như trong bài Tự trào:
“Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm mơi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,
Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng”
Tự trào chính bản thân, cười cho cái số phận của mình. Có tài, có sức nhưng lại không
thể dụng để giúp nước, cứu dân. Một đời khơng màng danh lợi, chỉ mong góp cơng
phục quốc nhưng tất cả cũng chỉ là mộng ảo.
Mà nói đến cái tự trào, tự châm biếm bản thân thì nổi bật nhất là bài Tiến sĩ giấy. Bài
thơ không chỉ châm biếm cái chức danh “tiến sĩ” ảo, có danh nhưng khơng có tài của
một bộ phận hám danh, mê cơng danh. Thì hơn hết, bài thơ là một “tràn tự cười”
chính bản thân Nguyễn Khuyến. Chính địa vị của ông cũng là đối tượng cho cái cười
của ông. Tự cười cho chính bản thân bất lực trường thời cuộc, địa vị hiện tại cũng
khơng giúp ích được gì cho đất nước. Cái danh vị đó khơng cịn được q trọng mà
chỉ như một món đồ chơi. Điệu cười nghe sao mà vừa mỉa mai, vừa đắng cay thế.
c. Những người đàn bà ham tiền, cậy thế, trắc nết
Lấy Tây, lấy quan già nhưng vẫn ham danh giá cũ. Những phẩm hạnh của người phụ
nữ xưa dường như là bị xóa mờ mà thay vào đó là sự ham mê địa vị, danh giá. Bọn
phụ nữ ấy chấp nhận lấy Tây để mong muốn cái những vinh hoa, sung sướng như
9


trong bài Lấy Tây,Tặng bà Hậu Cẩm. Hay kể cả những người đàn bà mà Nguyễn
Khuyến gọi là hạng “đĩ”, ưa những thú vui dung tục, tầm thường. Những người đàn bà

“vứt” bỏ lễ tiết, chạy theo hư danh, để rồi khi vỡ mộng thì lại quay về cố hương:
“Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích.
…..
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Cịn một phương để nhịn lấy chồng.”
(Đĩ cầu Nơm)
Tóm lại: Đối tượng châm biếm, mỉa mai của Nguyễn Khuyến là những giai cấp, tầng
lớp cũ khi đứng trước sự thay đổi chóng mặt của thời đại, buộc phải gia nhập xã hội
mới với những vấn đề nhức nhối, làm băng hoại đạo đức cũng như sự xuống cấp trầm
trọng của chế độ Nho giáo lỗi thời.
Tú Xương
Đối tượng của tiếng cười trong thơ Tú Xương là những người thành thị bị tha hóa
a. Tầng lớp quan lại cấp thấp, bất tài, nhố nhăng.
Như trong bài Đùa ông Phủ:
“Tri phủ Xuân Trường được mấy niên,
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ “thơi” chữ “cứu” khơng phê đến,
Ơng chỉ quen phê một chữ “tiền”!”
Những bọn quan lại hám tiền, bất tài không quan chữ gì khác ngồi chữ tiền. Chúng
khơng phê chuẩn những tấu sớ theo đúng bổn phận của chúng nhưng chỉ chăm lo cho
túi tiền, cho những lợi ích cá nhân vô cùng tham lam.
Bọn quan lại ấy tài năng không biết đến đâu nhưng lại ăn chơi trát tán, đam mê cờ bạc
như trong bài Chế ơng Đốc học:
“Ơng về đốc học đã bao lâu,
Cờ bạc rong chơi rặt một màu!
Học trị chúng nó tội gì thế,
Để đến cho ông vớ được đầu?”

b. Các sĩ tử dốt nát
Khác với hình ảnh sĩ tử trong thời cực thịnh của Nho giáo đạo mạo, tài năng. Bọn sĩ
tử trong thơ trào phúng của Tú Xương là bọn dốt chữ Nho, vô cùng bất tài. Tú Xương
giễu cợt cái danh xưng “thầy đồ” quá dễ đạt được, đến cả một thằng bán sắt dù khơng
học gì mà cũng có thể làm thầy đồ như trong bài Giễu ông Đồ Bốn ở phố Hàng Sắt:
“Hỏi thăm quê quán ở nơi mô?
Không học mà sao cũng gọi đồ?
Ý hẳn người yêu mà gọi thế,
Hay là mẹ đẻ đặt tên cho!
Áo quần đĩnh đạc trông ra cậu,
Ăn nói nhề nhàng nhác giọng Ngơ.
Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt,
Mũi nó gồ gồ trán nó giơ.”

10


Cả những bọn sĩ tử hay chính những người canh thi dưới con mắt của Tú Xương đều
dốt nát, chẳng biết chữ gì vậy mà làm chủ việc thi cử như trong bài Chế ơng huyện Đ.
Qua đó, đủ cho ta thấy một nền giáo dục đang dần xuống cấp bởi sự gian dối:
“Thánh cắt ông vào chủ việc thi,
Đêm ngày coi sóc chốn trường qui.
Chẳng hay gian dối vì đâu vậy?
Bá ngọ thằng ơng biết chữ gì!”
c. Tự trào nghèo, ăn bám
Về tiểu sử, Tú Xương nhiều lần thi khơng đỗ, nhà nghèo túng. Vì vậy, ý thức được
vấn đề của mình, ơng làm nhiều bài thơ tự trào để cười chính mình.Ơng cười cho
chính cái nghèo túng của chính mình. Nhà đơng con nhưng hồn cảnh thì nghèo nàn
Ơng mỉa mai, giễu cợt cho chính ơng, vốn là một người chồng thân dài vai rộng vậy
mà lại ăn bám vợ mình, để vợ phải ni. Ví dụ trong hai bài thơ sau:

“Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm trở lại bàn.”
(Quan tại gia)
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như khơng.”
(Thương vợ)
d. Bọn đàn bà thị dân hám danh, dâm đãng
Những người đàn bà thị dân mới lấy quan, lấy Tây khơng chỉ vì hám tiền, danh vọng
mà cịn là do thói mê dâm đãng.
“Cơ Ký sao mà đã chết ngay?
Ơ hay, trời chẳng nể ông Tây!
Gái tơ đi lấy làm hai họ
Năm mới vừa sang được một ngày.
Gớm gan cho những cơ con gái
Cịn rủ rê nhau lấy các thầy!”
(Mồng Hai tết viếng cô Ký)
Những người đàn bà thành thị vì danh vọng mà làm bất chấp làm mất đi thanh danh,
phẩm hạnh. Chúng dường như bị “đĩ hóa”, ngủ với nhiều người, vô cùng dâm loằng,
đáng bị khinh miệt.
e. Dân thành thị mới: lố lăng, kệch cỡm
Trong thời buổi thị dân hóa, bọn người cũ dần trở thành thị dân tân tiến tuy nhiên
những giá trị đạo đức suy đồi nhường chỗ cho đồng tiền lên ngôi. Chúng tha hồ phơ
trương khoe khoang, ham thích hưởng lợi mà chẳng quan tâm đến tình cảnh đất nước
đang bị xâm lược. Hình ảnh phơ trương ấy trong bài Mừng năm mới:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
11



Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu….”
Tóm lại: Đối tượng trào phúng trong thơ Tú Xương nhìn chung là những thị dân mới
và những con người cũ bị tha hóa trong thời buổi thành thị hóa, Tây hóa. Dù có những
tiến bộ nhưng lại mang đến những điều nhố nhăng, kệch cỡm. Bọn chúng chỉ ham
thích làm giàu bản thân, ham thích hưởng thụ bất chấp mọi lễ nghi, làm băng hoại đạo
đức. Tất cả mọi thứ bị chi phối bởi ma lực của đồng tiền.
2.2.2. Về cách khai thác nội dung, nghệ thuật
a. Giọng điệu
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là nhà thơ đã đem đến cho người đọc nhiều sự thú vị với sự kết hợp
của giọng điệu trào phúng và trữ tình. Ơng châm biếm các hiện tượng xấu xa trong xã
hội với một thái độ nhẹ nhàng, khun răn nhưng cũng đầy tính sâu cay.
“Tơi nghe kẻ cướp nó lèn ơng
Nó lại lơi ơng đến giữa đồng
Cướp của đánh người quân tệ nhỉ
Xương già da cóc có đau không?”
Hỏi thăm quan tuần mất cướp của Nguyễn Khuyến thoạt đầu nghe có vẻ là lời hỏi
thăm chân thành, nhưng đằng sau những lời hỏi thăm đầy ân cần, cảm thơng ấy là một
sự châm biếm thấm thía với nỗi đau dâng lên gấp nhiều lần.
Hay bài thơ Mừng ông nghè mới đỗ có những lời thơ hết sức hóm hỉnh, tác giả sử
dụng cặp đại từ nhân xưng “anh – chú” nghe như là người anh em trong gia đình. Thế
nhưng, đây khơng hồn tồn là thái độ vui mừng của người anh khi hay tin “chú đỗ
ông nghè”. Phải đến câu thơ thứ hai thì người đọc mới ngờ ngợ nhận ra rằng đây là
một ông nghè do “mua quan bán tước” mà có chứ khơng phải nhờ vào việc thi cử mà
đỗ đạt.
Ông rời bỏ chốn quan trường để tìm về với cuộc sống nơng thơn và trải lịng mình

với những tạo vật nhỏ bé, tầm thường nơi làng quê. Một vị quan thanh liêm khi bước
chân về với những ngày tháng ẩn mình lại khơng có được cái thú nhàn tản, thảnh thơi
mà lịng lúc nào cũng ngậm ngùi một nỗi lo cho dân cho nước. Nhà thơ bao giờ cũng
nhìn thiên nhiên thơng qua tâm trạng và tự có cho mình những tiếng cười nhẹ nhàng,
hòa cùng với cảnh sắc thiên nhiên ngập màu tâm trạng.
“Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
(Thu Vịnh)
“Nước mây man mác ngậm ngùi lịng ta”
(Khóc Dương Kh)

Tú Xương
Nếu đi sâu vào những sáng tác của Tú Xương, chúng ta sẽ thấy một sự đa sắc điệu
trong những vần thơ trào phúng. Tiếng cười của ông khi phát ra mang nhiều tầng ý
nghĩa. Nếu không phải là sự bực tức trước thói đời nhiễu nhương thì là sự cám cảnh
trước những hiện tượng làm mất đi thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nếu không phải
là cái đau đớn của một con người bị số phận đưa đẩy thì là sự bơng đùa trước cảnh
sống q khó khăn. Nhà thơ từng ca thán:
12


“Cái khó theo nhau mãi thế thơi
Có ai hay chỉ một mình tơi?...
Biết thân thuở trước đi làm qch
Chẳng ký, không thông, cũng cậu bồi”
(Than nghèo)
Thái độ trào lộng trong thơ Tú Xương còn thể hiện sắc điệu của một con người hóm
hỉnh, bơng đùa. Mứt rận là tiếng thơ tự vỗ về lịng mình trong cuộc sống đầy những lo
toan, khó nhọc:
“Sắm sửa năm nay khéo thực là
Một mâm mứt rận mới bày ra

Xanh đồng thắng lại đen rưng rức
Áo đụp bò ra béo thực thà
Kẹo chú Thiều châu nào đọ được
Bánh bà Hanh tụ cũng thua xa
Sang năm quyết mở ngơi hàng mứt
Lại rưới thêm vào tí nước hoa”
Cái nghèo đối với một người bình thường đã là vấn đề nan giải. Đối với một nhà Nho
xưa nay vốn xem trọng khí tiết, lễ nghĩa thì cái nghèo càng là một sự dày vò ghê gớm
cho bản thân họ. Khơng thể làm gì, họ đành cười cợt cho qua đi cái cảm giác khó chịu
ấy. Tú Xương đã “Cảm tết” bằng một phong vị rất khác:
“Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem hàng biếng quảy
Trà sen mượn hỏi, giá cịn kiêu
Bánh đường sắp gói e nồm chảy
Giị lụa toan làm sợ nắng thiu…”
Bài thơ làm theo hình thức thủ vĩ ngâm đã mang lại cho người đọc tiếng cười sảng
khối và bản thân nhân vật trữ tình cũng giải tỏa được nỗi bức bối trong suy nghĩ.
Ngày tết không phải nhân vật “tơi” khơng có tiền trang trải mà tiền bạc còn trong kho
chưa vội lĩnh ra. Đã thế, các món ngon như rượu cúc, trà sen, bánh đường, giị lụa
cũng khơng thiếu nhưng vì hồn cảnh khách quan nên chưa sắm sửa và chuẩn bị được.
Thơ Tú Xương chất chứa những nỗi niềm tâm sự riêng, nỗi phiền muộn của một
người trí thức ln lắng nghe lời của núi sông trong buổi loạn lạc. Đối với nhà thơ
Nguyễn Khuyến, ơng có phong cách bình dân, chân thực nhưng khơng kém phần trào
lộng với giọng thơ hóm hỉnh, thâm trầm. Cũng phong cách trào lộng ấy nhưng giọng
thơ Tú Xương lại thiên về mỉa mai, chua chát trước cuộc đời.
b. Nghệ thuật
Nguyễn Khuyến
Với biệt tài sử dụng nghệ thuật ngơn ngữ trào phúng hết sức nhẹ nhàng hóm hỉnh,
nhiều cung bậc. Cái cười của ông đối với kẻ thù tuy có cay nhưng khơng độc địa bốp

chát, mặc dù ông ông có so sánh cờ nước Pháp với váy phụ nữ:
“Ba vuông phất phới cờ bay dọc
Một bức tung hồnh váy xắn ngang”
(Lấy Tây)
Ơng cịn có biệt tài, cường điệu và chơi chữ rất tài tình:
13


“Văn hay chữ tốt ra tuồng
Văn dai như chão chữ vng như hịm
Vẽ thầy như vẽ con tơm
Vẽ tay ngối cám, vẽ mồm húp tương.”
(Ðùa chế ông Ðồ Cự Lộc)
Các bài thơ của ông như Bác đến chơi nhà, Tự trào, Tạ lại người cho hoa trà, Lấy tây,
Ðùa chế ông đồ Cự Lộc, Câu đối tết… đều là những vần thơ trào phúng thể hiện nét
độc đáo của riêng Nguyễn Khuyến.
Tú Xương
Thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng và phong phú. Có bài thơ vừa có hiện
thực vừa có trào phúng. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Tú Xương sử dụng
tiếng cười làm vũ khí. Ở Tú Xương khơng có cái nhàn nhạt, cái lưng chừng mà hễ cứ
cười là cười phá, chửi là chửi độc, chua chát đến ứa mật, ứa máu.
Hoặc là có những bài tự trào, tự khoe về mình, ơng sử dụng ngôn ngữ lấp lửng, ỡm ờ,
hoặc những từ hồn tồn thơ tục . . . Tứ thơ thường độc đáo, đột ngột, táo bạo gây sự
chú ý và bám vào linh hồn của chủ đề.
Hàn lâm tu soạn kém gì ai?
Ðủ cả vung nồi, cả cóng chai
(Ðưa ơng hàn)
Cái tài tình khác ở Tú Xương là chợp đúng cái thần của sự vật bằng một vài nét điển
hình, rồi với cách nói thẳng thừng, táo bạo và hài hước của mình, ơng phơi bày cái lõi
của sự thật cho mọi người xem có khi ở câu đầu:

Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời rằng thằng bé nó hay chơi
(Tự cười mình)
Có khi lại ở cuối câu. Hoặc có khi ông mượn lối chơi chữ:
Ấm không ra ấm, ấm ra nồi
Ấm chạy lăng quăng, ấm chẳng ngồi
(Bỡn ông ấm Ðiềm)
Có thể nói, Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng,
trước hết vì tiếng cười của ông là sự phê phán của một lý trí và cảm xúc nhạy bén của
con tim nên tiếng cười trào phúng của Tú Xương rất chắc, hiệu quả cao.
2.2.3. Đặc điểm tiếng cười
Nguyễn Khuyến
Đối với thơ Nguyễn Khuyến đó là tiếng cười nhẹ nhàng, thâm thúy, sâu xa, cười như
không cười.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trị tiếp khách, trầu khơng có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”
( Bạn đến chơi nhà)
14


Ở đây ta thấy một giọng cười hóm hỉnh khi trong hồn cảnh lâu ngày gặp bạn mà ơng
khơng có điều kiện đối đãi tốt bằng các thức ăn, thức uống thông thường (Chợ, Cá, Gà,
Cà, Trầu), tuy nhiên ông khơng gắt gỏng hay khó chịu. Ngược lại trong cái éo le, lại
nhìn ra giá trị nhân văn tốt đẹp, tình bạn chân thật khơng bị vật chất ràng buộc làm tha

hố, chỉ có "Bác đến chơi đây, ta với ta", khơng gì có thể diễn tả được.
“Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo:
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”
(Hội Tây)
Ở khía cạnh khác, Nguyễn Khuyến như đang đứng nhìn, quan sát được tồn bộ sự
mục nát của xã hội, sa đà vào cuộc vui vơ bổ, làm trị của tầng lớp thượng lưu. Ham
tiền tài vật chất mà bán rẻ danh dự. Bà quan thì "tênh nghếch", thằng bé "nghé hát
chèo", các cơ, các chị thì "nhún", "lắm anh leo" cột mỡ. Nguyễn Khuyến vẽ ra một
ngày hội mở đầu bằng tiếng pháo reo, các hoạt động trong đó gắn liền các âm trắc,
mạnh, đầy náo nhiệt, đến nỗi có thể xem như một cái tài lớn "khen ai khéo vẽ trò vui
thế". Tuy nhiên kết cục thì ngược lại, ơng xi theo cái vui, cái náo của hội đó, cuối
cùng, càng vui bao nhiêu nhục bấy nhiêu. Một sự chua xót nhẹ nhàng qua vần thơ
(vần bằng-eo/iêu). Một lời khẳng định đau đớn (nhục) trước cảnh đời.
“Cái gái đời này, gái mới ngoan,
Quyết lịng ẩu chiến với Tây quan.
Ba vng phất phới cờ bay dọc,
Một bức tung hoành váy xắn ngang.
Trời đất khéo thương chàng bạch quỷ,
Giang san riêng sướng ả hồng nhan.
Nghĩ càng thêm ngán trai thời loạn,
Cái gái đời này, gái mới ngoan!”
(Lấy Tây).
Ở thời của Nguyễn Khuyến, khi ấy giặc mạnh, đất nước dần dần phải rơi vào tay
chúng. Cụ Tam Nguyên phải cười chua chát trước cảnh con gái Việt lấy Tây. Con gái

theo quan niệm xưa thì phải nết na, thùy mị, câu nói khéo léo, tuy nhiên ở đây các cơ
"quyết lịng ẩu chiến với Tây quan". Kết hợp với hai câu thực tưởng rằng các cô cũng
chiến đấu dữ dội với giặc, nhưng lại thành ra một phương diện khác, chiến đấu trên
mặt trận "giường chiếu" với các "chàng bạch quỷ" mà "trời đất khéo thương.
Nghĩ mà đau lòng, mà chua chát cho phận trai đời loạn thời ấy, hết mình vì nước vì
dân, những người phụ nữ đáng ra là hậu phương, lại ẻo lả, mà Cụ Tam Nguyên gọi
bằng ả hồng nhan, lại vin vào sắc đẹp của xác thịt, khơng có giá trị mà đuổi theo thói
ham thích dục tiền, quyền lực. Từ "cái" được dùng để gọi những loại con gái ấy. Có
thể thấy ơng nhìn rõ các cơ chỉ là công cụ mua vui cho bọn giặc, mà các cô cịn ham
thích, đa phần xã hội "cái gái" đời ấy lại còn cho đấy là hay, là ngoan. Thật đáng cười!
Tú Xương
15


Đối với thơ Tú Xương, đó là tiếng cười liền, tiếng cười gằn gộc, cay độc, hả hơi. Gằn
gộc trước thời thế loạn lạc, những giá trị nhân văn bị mai một, thay vào đó đồng tiền
lên ngơi, những thứ xu nịnh, tham quan, “tiến sĩ giấy” khơng giúp gì cho đất nước
giữa thời cuộc này.
“Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người?
Xem chừng hay chữ có ơng thơi!
Nghe văn mà gớm cho văn nhỉ
Cờ biển vua ban cũng lạ đời!”
( Ông tiến sĩ mới)
Tiến sĩ không giới hạn về số lượng, mà Tú Xương viết "đổ mấy người" lại còn gọi
bằng ông, thán tụng giả vờ "xem chừng hay chữ có ơng thơi", một sự mỉa mai rõ ràng
cho thói đời tự cao, tự đại. Về tài văn thì nghe mà "gớm cho văn nhỉ", với Tú Xương
đó chỉ là hạng vô tài, không xứng đáng với cờ biển vua ban, rằng đó là một sự "lạ đời"
mà người ta ham thích, sự thi cử khơng cịn cơng bằng, chất lượng. Cảm nghĩ tiêu đề
"Ông tiến sĩ mới" như một thực tế lại thêm một người, đề cao số lượng mà chất lượng
thì khó nói.

Hay như trong bài Mồng hai Tết viếng cơ Ký, thì vẫn là giọng điệu thẳng thắn, hả hê,
cay độc, trực tiếp vạch trần và “cười” cơ Ký nói riêng và những hạng đàn bà ham của
ham danh, đánh rơi giá trị của bản thân. Thì bài thơ cũng cho thấy được sự thương
cảm với cái chết của cô Ký, khi Tú Xương làm thơ cho cơ, như khóc cho cơ (Gái tơ đi
lấy làm hai họ/Năm mới vừa sang được một ngày). Hả hê, gằn gộc là ở chính những
con người cịn sống kia, những cơ gái cịn ham mê sự dối trá kia, mà cũng chính là lời
cảnh tỉnh cho họ.
2.2.4. Tiêu chuẩn phê phán
Nguyễn Khuyến
Tiêu chuẩn phê phán trong thơ của Nguyễn Khuyến theo lối đạo đức nho gia. Những
câu thơ trào phúng mang mục đích xây dựng, giáo hóa con người, lời của ơng đầy tính
khun nhủ, khun răn làm cho những kẻ bị giễu cợt phải “muối mặt” vì hành động
của mình.
Nhưng ơng cũng mang “cái tơi” của mình ra để tự chế giễu, dè bỉu. Ông khinh bỉ cái
địa vị, danh vị mà mình đã từng có. Ơng tự ý thức được giá trị của bản thân và cũng
nhận ra sự rệu rã của triều đình nhà Nguyễn. Cười mình cũng là đang nhạo báng đời,
phủ định cũng như đang tự khẳng định, châm biếm cái vô dụng, cái làm những giá trị
đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị suy đồi cũng chính là đang khẳng định
giá trị bản thân.
Hội Tây là một bài thơ trào phúng mang giá trị hiện thực đầy sâu sắc của Nguyễn
Khuyến. Một xã hội đang lâm vào cảnh nô lệ cho bọn thực dân xâm lược, nhưng lại có
một bộ phận nhân dân không nhận thức được nỗi nhục nhã ấy mà cịn bị xốy vào
những trị chơi do bọn giặc bày ra. Nguyễn Khuyến đã lên tiếng chỉ trích đám người
này trong ngày Hội Tây, đồng thời còn dành một lời khuyên răn đối với lớp hậu sinh,
những người thanh niên trẻ của đất nước:
“Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.”

16



Tú Xương
Nếu thơ Nguyễn Khuyến mang mục đích giáo dục, khuyên răn con người thì trong
thơ của Tú Xương lại mang tính chất hủy diệt đối tượng thơng qua những hình ảnh đối
lập giữa xấu - tốt, thiện - ác, lố lăng - đẹp đẽ…
Cũng như Nguyễn Khuyến, trong thơ Tú Xương cũng là lời tự trào, ông không ngần
ngại cười cợt chính mình, nhận mình là một vị quan ăn bám vợ:
“Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm giở lại bàn”
(Quan tại gia)
Những thói hư tật xấu mà Tú Xương tự trào không hẳn chỉ ông mới có, mà nó cịn
xuất hiện ở khắp mọi nơi trong xã hội, những con người đạo đức giả với đầy thói xấu
đáng bị lên án như: tham lam, dốt nát, mua quan bán tước… Đúng như mục đích trong
thơ trào phúng của mình, Tú Xương đã trào lộng trong thơ để chống lại xã hội thối nát
đương thời với những uẩn ức bức bối trước hiện thực suy đồi.
Trong bài Xuân, Tú Xương nói đến tầng lớp hãnh kiến mới, là lời cảnh tỉnh trước nỗi
nhục mất nước.
“Chí cha chí chát khua giày dép,
Đen thủi đen thui cũng lượt là.”
(Xuân)
Một bài thơ nổi bật về tiếng cười phê phán của Tú Xương nữa đó là Năm mới chúc
nhau. Tồn bài thơ là những lời châm biếm sâu cay hay đúng hơn là những tiếng chửi
thông qua việc tường thuật lại cách mà “chúng” chúc nhau. Vang lên từ bài thơ là một
giọng cười chua chát trước xã hội đầy những kẻ hãnh tiến, những kẻ nhí nhố, giả dối
làm đầy những việc bất chính.
Tiêu biểu cho tiêu chuẩn phê phán cái thiện - ác, tốt - xấu trong thơ trào phúng của Tú
Xương, một bên là những kẻ bịp bợm sống trong xa hoa, làm ngơ trước hiện thực, một
bên là tầng lớp nhân dân lao động đang sống trong sự khốn cùng dưới chế độ thực dân
phong kiến.


III. KẾT LUẬN
Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà nho xuất hiện vào những năm thế kỷ
XIX. Với sự biến chuyển gắt gao của xã hội, sống trong một đất nước loạn lạc,
chịu sự áp bức nặng nề của thực dân phong kiến nên cả Nguyễn Khuyến và Tú
Xương đều có trong văn chương của mình những vấn đề nhức nhối của thời đại.
Bằng giọng văn trào phúng, cả hai đã lên án, bóc trần bộ mặt của xã hội lúc bấy
giờ, dùng tiếng cười để thể hiện những nỗi niềm tiếc nuối, những nỗi căm hận bọn
quan lại thống trị, bọn phản nước, tố cáo các thói hư tật xấu trong xã hội. Và đề tài
trong thơ ca của cả hai đều rất linh hoạt, thể hiện được quan điểm riêng, tiếng nói
riêng. Nếu tiếng cười mà Nguyễn Khuyến mang đến là tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ
nhàng trước những nỗi niềm trăn trở, nhưng cũng đầy thẳng thắn nhằm vào bọn
thống trị áp bức nhân dân, bên cạnh đó cịn thể hiện những ngụ ý phê phán những
thói xấu, châm biếm bộ mặt thật của xã hội đương thời. Thì Tú Xương lại cho thấy
được tiếng cười suồng sã, chua cay, ý thơ thể hiện sự căm ghét mạnh mẽ trước
những cái xấu trong xã hội, dùng thái độ mỉa mai để bóc trần bộ mặt thối nát của
chế độ thực dân phong kiến, bên cạnh đó cịn là tiếng cười chua chát, bất lực trước
thời cuộc. Sự phê phán hiện thực, việc lấy chính hình ảnh của bản thân làm cơ sở
17


cho văn chương của Nguyễn Khuyến và Tú Xương chính là những đóng góp quan
trọng và sâu sắc cho nền văn học hiện thực trào phúng bấy giờ.

IV. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đoàn Lê Giang (2008). Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XVIII – cuối thế kỷ XIX.
Đề cương bài giảng. TP. HCM.
2. Hoàng Tuyết Nhung (2012). Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ. Luận văn Thạc sĩ Văn
học Việt Nam, ĐHQGHN- Trường Đại học KHXHNV TP.HCM.
3. Ngô Thị Kiều Oanh (2013). Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú
Xương. Tạp chí ĐHSP TPHCM (46).

4. Ngơ Thị Kiều Oanh (2012). Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
qua ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Luận văn Thạc
sĩ Văn học, Trường ĐHSP TPHCM.
5. Phạm Quỳnh An (2017). Văn học trào phúng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX trong nghiên cứu văn học sử. Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội (1).
6. Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Truy xuất từ:
Ngày 1/1/2022
7. Tác giả - tác phẩm – Nhà thơ Trần Tế Xương – Tiểu sử và sự nghiệp văn học. Truy
xuất từ:
Ngày 1/1/2022.
8. Trang web “Thi viện”. Truy xuất ngày 1/1/2022
/>
18



×