Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TRƯỜNG PHÁI DÃ THÚ (Fauvism hay Les Fauves)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 14 trang )

LỊCH SỬ TRƯỜNG PHÁI DÃ THU
Trường phái dã thú (Fauvism hay Les Fauves) là một trường
phái nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một nhóm họa sĩ
hiện đại. Trong khi phong cách nghệ thuật dã thú bắt đầu từ năm
1900 và kéo dài qua năm 1910, thì trường phái này chỉ tồn tại
trong vòng 3 năm, 1905 đến 1907, và có 3 cuộc triển
lãm. Những người đứng đầu trường phái này là họa sĩ Henri
Matisse và André Derain.
Vào đầu thế kỷ XX, 2 họa sĩ trẻ Henri Matisse và André
Derain đã thành lập một nhóm họa sỹ yêu thích sử dụng những
gam màu táo bạo. Nhóm mang tên ‘Les Fauves’ với ý nghĩa
‘quái vật hoang dã’ trong tiếng Pháp. Tên nhóm được đặt bởi
một nhà phê bình thích thú với những tác phẩm hội
họa mang màu sắc cường điệu của họ.
Các tác phẩm Dã thú xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên
trong triển lãm “Salon mùa thu” lại Paris năm 1905. Ngỡ ngàng
bởi những bức họa mang phong cách hoàn toàn đối lập với tác
phẩm điêu khắc quy thường thời phục hưng được đặt chính giữa
căn phịng, nhà phê bình thốt lên đầy mỉa mai, "Donatello au
mileau des fauves!" (Donatello đã bị bao vây bởi những con
quái vật hoang dã), cái tên Trường phái dã thú có nguồn gốc từ
đó.

ĐẶC TRƯNG CỦA TRƯỜNG PHÁI DÃ THU
Trường phái dã thú là sự chống lại trường phái ấn tượng.
Đặc trưng lớn nhất của trường phái dã thú là cách sử dụng màu
sắc mạnh bạo và cách tạo hình thốt li khỏi tư tưởng kinh viện
(tư tưởng kinh viện là khuynh hướng triết học thời Trung cô
nhằm qui định hành vi của người ta theo những kết luận rút ra từ
giáo điều của Thiên chúa giáo, chứ không dựa vào thực tế đời
sống).




Sự cần thiết của trường phái này là màu sắc, tạo hình sống động
và sáng tạo sắc độ, khơng phải là sự sao chép từ thiên nhiên,
khơng có nhiều luật lệ và quy tắc => Chủ yếu để những người
nghệ sĩ bộc lộ tình cảm và thể hiện bản thân.
“ Thay vì cố thể hiện cái tơi thấy trước mắt, tôi sử dụng màu
một cách tùy tiện để diễn tả trọn vẹn bản thân tôi.”_ Van Gogh
Les Fauves (những họa sĩ thuộc trường phái này) tin rằng: “
Màu sắc có năng lực truyền tải cảm xúc con người và họ thì u
thích sử dụng những gam màu với sắc thái cao nhất.”
• Về màu sắc: đỏ, xanh cobalt, xanh lá cây, vàng nguyên
chất rực rỡ. Thường là màu nguyên sắc nặn trực tiếp ra từ
ống màu.
• Về tạo hình: nét bút mạnh mẽ, kích động và dữ dằn; đơn
giản hóa đường nét, đường nét bị màu sắc lấn át, đôi khi
biến mất hẳn chỉ còn những mảng màu sắc nằm cạnh nhau.
TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Trường phái dã thú là một phong trào nghệ thuật xuất hiện tại
Pháp vào khoảng đầu thế kỷ XX. Dù chỉ tồn tại vỏn vẹn 5 năm,
ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của hội họa nói riêng và nghệ
thuật tạo hình nói chung là vơ cùng to lớn. Những tìm tịi của
nghệ sĩ phái Dã thú là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chủ
nghĩa Lập thể và nghệ thuật Trừu tượng sau này.
Trường phái nghệ thuật Dã thú xuất phát từ những tác phẩm
theo chủ nghĩa Hậu ấn tượng của danh họa Paul Gauguin. Chính
nghệ thuật sử dụng màu sắc mang tính tượng trưng vơ cùng đặc
sắc của ơng đã thúc đẩy sự phát triển của trường phái Dã thú
1. Paul Gauguin (1884 – 1903)
Tên đầy đủ là Eugène Henri Paul Gauguin sinh ra tại Paris

(Pháp) trong một gia đình cơng chức
Ông được xem là người mở đầu cho trường phái nghệ thuật Dã
thú xuất phát từ những tác phẩm theo chủ nghĩa Hậu ấn tượng


Ông là tác giả của bức vẽ ‘Vision ofter the Sermon’ 1888 (Bức
tranh dầu trên chất liệu canvas). Nơi Gauguin mô tả Jacob chiến
đấu chống lại một vị thần, ông họa nền với màu đỏ nhạt để nhấn
mạnh cảm xúc cùng nội dung như bài thuyết giảng: một cuộc
chiến đấu tôn giáo đẫm máu. Gauguin tin rằng, hơn bất kỳ yếu
tố nào khác, màu sắc có năng lực biểu cảm tiềm ẩn. Bằng cách
xóa bỏ những định kiến về vai trị của màu sắc trong hội họa,
ơng tác động mạnh mẽ đến những họa sĩ trẻ đương thời, giúp họ
thỏa
sức
sáng
tạo
với
màu
sắc

Paul Gauguin, ‘Vision ofter the Sermon’, 1888 (tranh trên
chất liệu canvas)
2. ‘Les Fauves’
Vào đầu thế kỷ XX, 2 họa sĩ trẻ Henri Matisse và André Derain
đã thành lập một nhóm họa sỹ yêu thích sử dụng với những gam
màu táo bạo. Nhóm mang tên ‘Les Fauves’ với ý nghĩa ‘quái vật
hoang dã’ trong tiếng Pháp. Tên nhóm được đặt bởi một nhà phê
bình thích thú với những tác phẩm hội họa mang màu sắc cường
điệu của họ. Ngỡ ngàng bởi những bức họa mang phong cách

hoàn toàn đối lập với tác phẩm điêu khắc quy thường thời phục
hưng được đặt chính giữa căn phịng, nhà phê bình thốt lên đầy
mỉa mai.


-

Henri Matisse (1869 – 1954) họa sĩ người Pháp,
được xem là thủ lĩnh của chủ nghĩa Dã thú.
Matisse cho rằng hội họa phải thú vị và dịu êm.
Ơng nói ơng muốn “thứ nghệ thuật thuần khiết và
thanh tĩnh… như một chiếc ghế bành êm ái mang
lại cảm giác thư thái mỗi khi mỏi mệt”.
+. Sự nghiệp của Matisse có thể chia thành nhiều thời
gian, nhiều phong cách, nhưng mục tiêu cơ bản của ông
vẫn là “khám phá vẻ đẹp của vạn vật” và tạo ra những tác
phẩm nghệ thuật “cân bằng, tinh khiết và sự thanh thản”
như chính ơng đặt ra.
+. Về hình thức thể hiện, Matisse khơng tìm cách ghi lại
hình ảnh vật thể theo thực tế mà chú trọng đến diễn tả tình
cảm bộc phát qua các nét bút mạnh, thơ, có cảm tưởng như
phá vỡ rào cản hình thức. Tranh của ơng chỉ biểu hiện một
sự sắp xếp các yếu tố hội họa khác nhau. Matisse sử dụng
các tơng màu nóng lạnh, của cường độ ánh sáng mạnh
giữa các diện để tạo ra cảm giác về không gian, hình khối.
Ơng cũng học tập được các kỹ thuật từ nghệ thuật Arập
vùng Trung Đông và nghệ thuật thô dân châu Phi – dùng
các tuyến đơn tạo hình lẫn tô hợp tuyết kết hợp với các
mảng màu chia thành module để tạo hoa văn, chất cảm vật
liệu. Bút pháp của Matisse cũng khác hồn tồn cách làm

cơ điển khi không giấu nét bút hoặc dùng để vờn khối mà
phô diễn hẳn ra nét thô mạnh, lộ rõ trên mặt tranh.
Các tác phẩm của Matisse
+. Henri Matisse, “Bà Matisse - chân dung với những
vạch xanh lá cây” Sơn dầu, 1905


Trong bức họa “Bà Matisse – chân dung với những vạch
xanh lá cây”, họa sĩ đã dùng những màu đối chọi nhau, hầu
như chẳng liên quan gì đến thực tế tự nhiên, nôi bật là các
màu đỏ, xanh lá cây, vàng trên những mảng lớn, riêng biệt
khơng có sự chuyển tiếp tan dần. Có cảm giác ở tác phẩm
này, Henri Matisse đã bỏ qua hồn tồn cai trị của sắc độ
trong việc tạo nên hiệu quả về khối và không gian mà thay
thế bàng chính sự tác động tương phản màu sắc một cách
thành công
+. Henri Matisse, “Khung cửa sổ”, Sơn dầu, 1905


Vài nét về bức họa:
Bức họa mô tả khung cửa số kiểu Pháp mở rộng ra một ban
cơng nhỏ, đóng khung gọn ghẽ cảnh phía xa là những con
thuyền đậu bên bờ biển. Mọi thứ được phóng bút vẽ bằng những
màu sắc chói lọi, hầu như khơng có bóng đơ. Bức tranh được
chủ đích tạo ra như một bản tụng cca màu sắc, chứ khơng hề có
ý định sao chép hay rập khn thực tế - mặc dù nó mang lại cho
ta cảm xúc rất thật, như đang được nhìn ngắm phong cảnh rạng
rỡ chan hịa ánh nắng
Khung cửa sơ mang đến cho người xem cảm giác về khơng
gian. Nó cũng đóng khung những con thuyền như thể tranh lồng

trong tranh. Có lẽ Matisse cố ý làm như vậy để hướng sự chú ý
đến công việc sáng tác, một quá trình ơng đã cách mạng hóa
hồn tồn.
+. Henri Matisse, “Phong cảnh Collioure”, Sơn dầu,
1905


Vài nét về bức họa:
Cảnh biển của Matisse được tạo thành từ màu sắc hơn là
những
hình khối ba chiều, cứng nhắc. Ông sử
dụng độ tương phản giữa hai gam màu nóng và lạnh để tạo
khối cho tranh, vẽ phần được mặt trời chiếu sáng bằng
màu đỏ, hồng và cam rự rỡ ấm áp, dùng xanh lá và xanh
dương lạnh cho khu vực bóng tối.
-

Andre Derain (1880 – 1954) họa sĩ người Pháp
Với chủ đề ưa thích là tranh phong cảnh, với khu vực có
mặt nước như cảng, bến sơng,.. Tuy Derain có hịa sắc khá
trữ tình nhưng vẫn sử dụng các màu nguyên rực rỡ. Các
màu ông ưa dùng nhất có thể kể đến bao gồm màu lam,
xanh lá cây và tím.
+. Andre Derain, “Những con thuyền ở Coullioure”,
Sơn dầu, 1905


Màu chủ đạo trong bức họa này là màu xanh, gam màu mà
ơng ưa thích nhất, mơ phỏng những người dân ở đây đang
hoạt động công việc của họ ở Coullioure, cảnh những con

thuyền đang neo đậu bên bờ đảo và cả những con thuyền
đang chuẩn bị cập bờ hoặc ra khơi.
+. Andre Derain, “Westiminster”, Sơn dầu, 1905

Vài nét về bức họa:


Ban đầu Andre Derain dùng kỹ thuật vẽ bằng những mảng
màu nhỏ gần như điểm màu, hao hao bút pháp của Signac.
Nhưng những điểm màu của ông lớn hơn, đủ kích thước
để điểm màu có thể tồn tại tự thân, đúng với ý đồ nhấn
mạnh màu sắc bà vào sức biểu hiện của màu sắc mà chủ
nghĩa Dã thú theo đuôi. Nhưng từ 1906 về sau, cách thể
hiện của Derain thay đơi, ơng bắt đầu dùng mảng lớm,
hình thức tự do ít gị bó vào kỹ thuật nên chất Dã thú bộc
lộ rất mạnh. Bảng màu bùng nô với nhiều mảng đỏ vàng,
dù vẫn là khung cảnh quen thuộc trên bến dưới thùn,
khơng gian trong tranh có một màu sắc thái khác hẳn, tiểm
ẩn một sức mạnh biểu tả qua nét bút mạnh mẽ, phóng
khống và sắc độ tương phản mạnh
+. Andre Derain, “Cầu London”, Sơn dầu, 1906

Vài nét về bức họa:
Derain đã cố gắng dung hòa giá trị biểu cảm của màu sắc
trong bức họa. Ông đã sử dụng những gam màu nóng và
lạnh đối lập để mơ tả tiếng ồn cùng nhịp sống hối hả tại
một xưởng đóng thuyền, Để tạo chiều sâu cho tác phẩm,
danh họa sử dụng những gam màu với sắc thái ấm nóng tại
tiền cảnh và nhạt dần đều về xa. Bên cạnh đó, hình ảnh
trong bức họa được tối giản hóa thành những hình dạng và

hình thái qua những chi tiết được phác họa với những


đường nét và vệt màu tương tự. Như vậy, một tác phẩm
với những gam màu đối lập đã đạt được sự hài hào ngoài
mong đợi.
3. Maurice de Vlaminck (1867 – 1958)
Ơng căm ghét các quy tắc, cơng thức thẩm mỹ kinh viện. Ơng
bộc lộ cảm xúc lên mặt tranh thơng qua việc giải phóng năng
lượng trong chuyển động của nét bút và sự tương phản rất mạnh
giữa các màu nguyên thủy. Một trong những tác phẩm đẹp kinh
điển của Vlaminck là “Phong cảnh với những cây đỏ”. Ông đã
sử dụng tô hợp những màu nguyên thủy theo phương châm
“nhấn mạnh đến tất cả màu sắc, chuyển đạt bản đồng ca của các
màu sắc nguyên bản thân có thể nhận biết”. Những màu đỏ, màu
vàng, màu đen như được chuyển thẳng từ tuýp màu xuống mặt
toan vẽ trên những mảng lớn mà không hề pha trộn.

Maurice de Vlaminck, “Phong cảnh với những cây đỏ”, Sơn
dầu, 1906-1907
Tương tự, bức “Les Bateaux – Lavoirs”, Vlaminck cũng dùng
bộ màu nguyên bản rất kích thích gồm đỏ, vàng, lam làm can
bản cho hòa sắc. Chất “Dã thú” cịn được đẩy cao bởi nét vẽ
phóng túng, để mặc cho cảm xúc chi phối đến độ gần như


nguệch ngoạc. Thậm chí tác giả cịn khơng ngần ngại vẽ bằng
ngón tay khi cần thiết.

Maurice de Vlaminck, “LesBateaux – Lavoirs”, Sơn dầu,

1906
4. Georges Rouault (1871-1958), sinh ra tại Pháp, thợ in, thợ
gốm và nhà sản xuất kính màu, lấy cảm hứng từ các bậc thầy
thời Trung cô của Pháp, các truyền thống tôn giáo và thế tục
thống nhất đã ly dị từ thười Phục hưng. Ông là một nét chấm
phá khác trong trường phái Dã thú.
Tranh của ông mang phong cách khác nhau hẳn, phần nhiều
thuộc thể loại chân dung liên quan đến chủ đề sinh hoạt xã hội,
tôn giáo và lịch sử. Georges Rouault thường lấy cảm hứng từ
Kinh thánh và mỹ thuật nhà thờ để sáng tác. Tranh của ơng
thường có bố cục chặt chẽ, chính xác, nghiêm trang. Ơng cũng
khơng dùng những màu sắc chói gắt như phần lớn nghệ sĩ phái
Dã thú khác mà lại ưa chuộng màu đen, một chút đỏ tối và màu
lam sẫm.
+. Georges Rouault, “Gương mặt thần thánh”, Sơn dầu, 1933


Georges Rouault, “Gương mặt thần thánh”, Sơn dầu, 1933
+. Georges Rouault, “Vị vua già”, Sơn dầu, 1937
Bức chân dung “Vị vua già”, bên cạnh “Gương mặt thần thánh”
vẽ chúa Jesus, cho thấy thêm về ảnh hưởng của tôn giáo và mỹ
thuật Thiên chúa giáo đến quan điểm hội họa của Georges
Rouault. Ông dùng đường nét và phương pháp vẽ như vẽ tranh
kính trong các nhà thờ thời Trung cơ, nhất là những màu đỏ trầm
và màu lam có ánh tím. Về tạo hình, Rouault miêu tả vị vua già
bằng nhiều mảng phẳng chắc khỏe, tĩnh tại, xếp ngay ngắn, tạo
ra một khơng khí cơ kính và nghiêm trang cho bức hình


Georges Rouault, “Vị vua già”, Sơn dầu, 1937

Nhận xét chung về các tác giả và tác phẩm thuộc trường phái
nghệ thuật Dã thú:
Các họa sĩ đều là những người sinh ra ở Pháp. Trường phái nghệ
thuật Dã thú xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX và
không được đa số những người xem công nhận. Trường phái Dã
thú phát triển đỉnh cao vào năm 1907, sau đó bị thối trào dần,
được xem là nền móng sáng tạo nên các trường phái nghệ thuật
của những năm tiếp theo và có sức ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực
nghệ thuật sau này. Các tác phẩm thời kỳ này mang màu sắc
tươi mới và táo bạo hơn, đem lại những bức tranh sự hài hòa và
nét chấm phá mới.


HƯỚNG ỨNG DỤNG
Trường phái Dã thú xuất hiện như một ngôi sao băng trên bầu
trời nghệ thuật, hiện lên rực rỡ rồi nhanh chóng lụi tàn trong một
khoảng thời gian ngắn. Khi mới ra đời và phát triển bước đầu,
hội họa Dã thú không nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhà
phê bình, bị cơng chúng xa lánh. Nhưng giới họa sĩ lại nhìn thấy
ở đó nguồn cảm hứng sáng tạo mới, đây là tiền đề cho những
trường phái hội họa sau này như Lập thể hay Trừu tượng. Hội
họa Dã thú chính là một trong các trường phái đầu tiên đưa đến
sự tiếp nhận cận hiện đại cho nghệ thuật tạo hình. Bằng việc từ
bỏ các nguyên tắc cô điển một cách thành công, cho màu sắc
được chạm đến những giới hạn chưa từng có, trường phái Dã
thú đã góp phần mở ra một con đường mới cho nghệ thuật.Sự
ảnh hưởng ấy không chỉ nằm trong hội họa mà còn vươn rộng
đến lĩnh vực thời trang, kiến trúc, nhiếp ảnh và cả thiết kế đồ
họa. Nó phơ biến tới mức bản thân ta ngày nay, khi nhìn vào
những thiết kế sặc sỡ, chói mắt ta ngỡ nó như là một sự hiển

nhiên của thiết kế.

Nguồn tài liệu tham khảo:
/> />


×