Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TÁC PHẨM ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.78 KB, 32 trang )

TÁC PHẨM ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE

Mục lục:
I. TỔNG QUAN
1.1 Phong trào ánh sáng.
1.1.1. Bối cảnh và giải thích phong trào ánh sáng.
1.1.2. Tư tưởng và khuynh hướng ánh sáng.
1.2. Tác giả Defoe
1.3 Tác phẩm Robinson Crusoe
1.3.1. Tóm tắt tác phẩm
1.3.2. Hoàn cảnh ra đời và giá trị của tác phẩm
1.3.3. Hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Ánh sáng.
II. TINH THẦN KHAI SÁNG THÔNG QUA TÁC PHẨM
ROBINSON CRUSOE.
2.1. Tinh thần đề cao sức mạnh của tư duy, lý trí, phê phán bóng tối
huyền hoặc giáo điều mê tín tơn giáo.
2.2. Tinh thần khám phá ham học hỏi
2.3. Tinh thần đề cao cá nhân
2.4. Robinson - hình tượng nhà tư bản tiêu biểu.
III.

KẾT


Mục tài liệu tham khảo

I.

TỔNG QUAN
1.1. Phong trào ánh sáng:


Tiếp nối những giai đoạn trước Tây Âu của thế kỷ thứ 18 đã dấy lên phong trào
đề cao lý trí, đề cao duy lý, với chủ trương tiến bộ, nâng cao đạo đức, tri thức
khoa học, nhằm mang lại tự do tiến bộ, giải phóng, địi quyền lợi cho con người.
1.1.1. Bối cảnh và giải thích về phong trào ánh sáng:
Các nước phương Tây hình thành phong trào ánh sáng bởi vì chủ nghĩa thần
quyền và chủ nghĩa phong kiến đều rơi vào mơng muội. Dưới sự kìm kẹp của
hai thế lực trên, đòi hỏi phong trào ánh sáng ra đời để chống lại phong kiến,
chống lại giáo hội.
Phong trào ánh sáng chỉ diễn ra ở Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha nhưng sức ảnh
hưởng của phong trào này còn lan rộng hơn nữa. Mỗi quốc gia dấy lên phong
trào ánh sáng ở những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, song đều có chung
một một mục đích là đấu tranh chống phong kiến, hướng tới hiện thực chủ
nghĩa. Từ đó tơn vinh tiếng nói cá nhân của con người, đề cao tinh thần khai
sáng, chủ nghĩa duy lý, góp phần tạo nên sự tiến bộ của xã hội, nhân loại.
“ Phong trào ánh sáng” là sự đối lập với “ bóng tối” - là những giáo điều,
huyền hoặc, lạc hậu, bất công kiềm hãm sự phát triển của con người. “Ánh
sáng’” xuất hiện như một đại diện cho giai cấp tư sản, mang tư tưởng tiến bộ
đến xã hội. Giai cấp tư sản lúc bấy giờ cũng đấu tranh, chiến đấu một cánh
mạnh mẽ, để phát triển vì mục tiêu chung, mang về lợi ích cho mình. Từ đó
phong trào ánh sáng như một bước đệm mà trở nên phát triển mạnh mẽ, xua tan


đi được “ bóng tối” mơng muội kia, đem lại cơng bằng, bình đẳng, và nhân
quyền.
1.1.2. Tư tưởng và khuynh hướng Ánh sáng:
Phong trào ánh sáng với tư tưởng và khuynh hướng chống tôn giáo, chống
phong kiến, giương cao ngọn cờ tự do, bình đẳng, bác ái. Mà trước hết là giải
phóng con người, xua tan đi những áp bức, bóc lột, đem đến niềm tin vào thế
giới quan đầy những điều tốt đẹp. Ánh sáng còn là tri thức, trí tuệ, là chủ nghĩa
duy lý, là sự tự do và tiến bộ mỗi ngày. Ý thức con người là thứ có thể quyết

định được sự phát triển của xã hội thông qua nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa
học, kỹ thuật, nghệ thuật.. Và con người chính là trung tâm của vũ trụ, con
người làm nhiệm vụ thiết thực xóa bỏ đi lề lối, đập tan đi bức tường tinh thần
của xã hội phong kiến.
Tiếp nối tinh thần của thời kỳ cổ điển, con người của phong trào ánh sáng là con
người của tư duy tiến bộ. Lý trí chính là khả năng trung tâm của con người,
nghe theo lý trí tìm đến những điều đúng đắn, chừng mực. Con người ở thời kỳ
này được tự do nói lên suy nghĩ, và hành động theo sở thích của bản thân, dựa
trên khuôn khổ chuẩn mực của xã hội. “ Hãy can đảm sử dụng trí tuệ của mình!
Đó là phương châm của khai sáng” ( I.Kant- Khai sáng là gì?). Giai đoạn này
con người đã tiến bộ rất nhiều, góp phần to lớn để xã hội ngày càng phát triển.
Con người ánh sáng còn là con người cá nhân, con người hành động. Con người
khai sáng không chỉ là người có trí tuệ, mà nhận thấy ở phong trào ánh sáng là
khả năng hành động, không chỉ là những lý lẽ, giáo điều nói sng mà ở đây địi
hỏi con người phải có hành động suy nghĩ sáng suốt và hành động đúng đắn với
tinh thần khai sáng. Con người cá nhân trong phong trào ánh sáng ở đây là con
người hàm chứa nhiều mâu thuẫn, có quyền được nêu lên những tâm tư tình
cảm, được sử dụng ngơn ngữ của trái tim, nhưng đồng thời cũng phải cảm nhận
trái tim bằng lí trí, niềm tin phải đón nhận bằng lý trí thì mới tránh được những


sai lầm và đi đến tiến bộ. Bởi thế con người ln có những mặt mâu thuẫn, từ
mâu thuẫn lý trí – tình cảm, xã hội với cá nhân, giữa sáng và tối, địi hỏi con
người phải phân tích, tư duy, đó chính là con người cá nhân trong khai sáng.
Con người cá nhân ở đây còn là sự tự giải phóng chính mình, có tinh thần hồi
nghi và phê phán, hồi nghi trước cái phi lí, phê phán bóng tối đưa con người
trở nên chậm tiến bộ…Điều tìm thấy nữa ở phong trào ánh sáng là sự tự do,
bình đẳng, đó chính là quyền bất khả xâm phạm của con người. Con người có
quyền được hưởng mọi tự do, tự do cá nhân, tự do trong tư duy mà khơng phải
bị một ý thức hệ nào kìm kẹp, tự do hành động, tự do tình cảm, tự do trong việc

học hỏi, rèn luyện… Con người cũng có quyền bình đẳng, trước hết là bình
đẳng trước pháp luật.
Tìm hiểu về phong trào ánh sáng ta có thể thấy một ý thức hệ hoàn toàn khác
với những giáo điều của nhà thờ, một ý thức hệ tiến bộ, đề cao con người đề cao
trí tuệ. Nếu ở trung đại con người được xem là tội lỗi, thì đến với phong trào
ánh sáng con người là những điều đẹp đẽ nhất. Tự mỗi cá nhân con người bản
chất là trân trọng, làm theo chân lý, hướng tới cái thiện cái đẹp. Đồng thời nêu
cao tinh thần học hỏi và không ngừng tiến bộ, coi trọng vai trò của học thuật, ý
thức học tập, rèn luyện và tiến bộ. Q trình tìm tịi học hỏi của con người như
một tiến trình tự hồn thiện mình một cách vơ tận, ngày càng học hỏi, vươn lên
khơng ngừng tự hồn thiện chính mình.

1.2.

Tác giả Daniel Defoe:

Daniel Defoe sinh năm 1660 mất ngày 24 tháng 4 năm 1731, là một nhà văn,
nhà báo, học giả kinh tế người Anh. Daniel Defoe sinh ở London, trong một gia
đình theo Thanh Giáo . Năm 1703 nhà văn đổi họ Fô thành Defoe mà không ai
biết nguyên nhân.


Ngay từ nhỏ ông đã được cha cho đi theo học ở trường do Morton lập ra, trường
thuộc phái ly khai nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến ông. Gia đình đã gửi ơng vào
trường để chuẩn bị cho việc sau này ông sẽ trở thành một mục sư, tuy nhiên ơng
khơng đi theo con đường của gia đình định hướng, và đã bỏ học mà đi theo con
đường kinh doanh. Ông kinh doanh qua nhiều nghề từ mũ áo, vải vóc, đến xuất
khẩu rượu vang, đến mở xưởng sản xuất ngói… Cuộc đời kinh doanh cũng lắm
chìm nổi, khi thì làm ăn phát đạt, lúc lại thua lỗ sạch túi. Nhưng cũng chính điều
đó làm cho tác giả Defoe có thể đặt chân lên rất nhiều nơi như Pháp, Italia, Đức,

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Đến năm 1683 ông trở về Anh mở tiệm tạp hóa và
sống đến khi về già. Ngồi hoạt động kinh doanh thì Defoe cịn hoạt động chính
trị rất sơi nổi. Vì thế đã phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng và ngòi bút của ơng.
Vì có xuất thân và một cuộc đời như thế, nên văn chương của Defoe cũng đã
ảnh hưởng không ít. Ông là một nhà văn tiêu biểu trong phong trào ánh sáng.
Do sống trong một xã hội đầy những biến động nên ngịi bút của ơng lúc nào
cũng có nội dung là nêu lên quan niệm về một xã hội phi lý. Những cuộc hành
trình khi cịn kinh doanh đã để lại cho ơng nhiều góc nhìn, nhiều kinh nghiệm,
giúp ông càng thấu hiểu hơn cuộc sống của những người nơng dân nghèo, bị áp
bức, bóc lột.
Các tác phẩm tiêu biểu: Robinson Crusoe (1719), Thủ Lĩnh Singleton (1720),
Moll Flanders (1722), Đại tá Jack (1722), Roxana: The Fortunate Mistress
(1724),...
1.3. Tác phẩm Robinson Crusoe:
Kỷ nguyên ánh sáng với sự lên ngôi của giai cấp tư sản cùng những quan
niệm, tư tưởng đầy mới mẻ về mọi mặt trong đời sống. Đối với nền văn học
cũng vậy, những sáng tác vô cùng ấn tượng mang màu sắc tươi mới để nói
về cuộc sống cùng những khát vọng khám phá, chinh phục và làm chủ tự
nhiên đã được khai sinh như những ngôi sao sáng rực rỡ trên bầu trời văn


học Châu Âu nước Anh thế kỷ XVI. Tác phẩm Robinson Crusoe góp mặt
với một tư chất mạnh mẽ và tràn ngập hơi thở của thời đại, hơi thở của sự
khám phá chân trời mới gắn liền với quá trình khuất phục biển cả và những
tìm tịi, phát hiện đầy lý thú trên cuộc hành trình mở mang tri thức của con
người.
1.3.1. Tóm tắt tác phẩm:
Tác phẩm “ Robinson Crusoe” là tiểu thuyết được viết dưới dạng tự truyện của
nhân vật chính Robinson Crusoe- một anh chàng yêu thích, đam mê những
chuyến phiêu lưu, thám hiểm, mặc cho những rào cản, hiểm nguy phải đối mặt

trên cuộc hành trình của mình.
Năm 19 tuổi, Robinson cùng một người bạn của mình đi đến London trên một
chiếc tàu tại hải cảng Hull. Khơng may, cuộc hành trình ấy lại gặp phải bất lợi
khi chiếc tàu bị đắm ở Yacmao vì sóng to gió lớn. Khơng hề nhụt chí trước tai
họa này, Robinson quyết tâm lên đường thực hiện những chuyến phiêu lưu khác
mặc cho lời khuyên ngăn của cha mẹ, bạn bè. Trong chuyến đi tiếp theo tới bờ
biển Guinea ở châu Phi để bn bán hàng hóa, Robinson bị một tên cướp biển
người Thổ Nhĩ Kỳ bắt bán làm nô lệ. Trải qua nhiều tình huống nguy khốn,
Robinson trốn thốt khỏi tay hắn và chạy qua Brasilia, thuộc Nam Mỹ làm nghề
trồng mía. Sau tất cả những hiểm nguy mình phải đối mặt, Robinson vẫn không
nguôi khát khao làm giàu nhờ những chuyến đi buôn. Tám năm sau, vào ngày 1
tháng 9 năm 1659 Robinson lại nghe bạn bè rủ rê đi châu Phi trên một chiếc tàu
có trọng tải 120 tấn gồm 14 người. Không may, con tàu lại bị đắm khiến tồn bộ
thuyền viên thiệt mạng. Duy chỉ có Robinson sống sót và trơi dạt vào một hoang
đảo gần đó.
Tại đây, Robinson vớt vát từ xác con tàu đã đắm của mình một ít gạo, lúa mạch,
thịt dê, đường, súng, búa rìu,... để bắt đầu sinh tồn trên hoang đảo. Robinson bắt


đầu dựng lều, săn bắn kiếm ăn, rồi dần dần trồng được lúa mạch và ngô, nuôi
được dê lấy thịt,... để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Một lần nọ, vào năm thứ 18, Robinson phát hiện ra bọn thổ dân thường dẫn tù
nhân tới bờ biển trên hòn đảo của mình để xử tử họ. Trong một lần quan sát
chúng thi hành án với nạn nhân của mình, Robinson đã dùng súng và đao xông
vào cứu mạng người đó. Chàng trai này trở thành nhân vật thứ hai trên đảo
hoang cùng bầu bạn và giúp việc cho Robinson. Họ dần trò chuyện cùng nhau
nhiều hơn và chuẩn bị kế hoạch để rời đảo trở về với đất liền.
Khi chiếc thuyền của hai người sắp đóng xong, Robinson và Friday lại chứng
kiến cảnh bọn thổ dân mang hai người tù binh lên đảo để hành hình. Họ đã xơng
vào đánh đuổi bọn thổ dân và cứu hai người kia. Sau khi bàn tính, người Tây

Ban Nha ấy được Robinson giao thuyền để anh ta đi tìm những người bạn của
mình đang bị kẹt lại trên một hịn đảo khác. Trong khi chờ đợi anh ta trở về, một
chiếc tàu của Anh lại ghé vào đảo. Hóa ra đây lại là tàu của một bọn thủy thủ
đang nổi loạn chống lại thuyền trưởng của mình. Robinson giúp thuyền trưởng
hạ gục bọn phiến loạn và đoạt lại tàu cho ông ta. Sau đó Robinson, Friday cùng
bọn họ ra khơi trở về đất liền. Các thủy thủ phiến loạn được Robinson cho phép
ở lại trên đảo để làm ăn, sinh sống. Về sau những người Tây Ban Nha quay trở
lại đảo, cùng sống hịa bình với người Anh và phát triển đảo trở nên trù phú.
Kết thúc tác phẩm, sau 28 năm, 2 tháng và 19 ngày sống trên đảo hoang,
Robinson đã trở về với thế giới văn minh của loài người.
1.3.2.

Hoàn cảnh ra đời và giá trị của tác phẩm:

Đây được xem là tiểu thuyết đầu tiên, cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự
nghiệp viết văn của Defoe. Được xuất bản lần đầu vào năm 1719. Dựa trên câu
chuyện có thật của người thủy thủ tên Xen Kiec, anh bị đắm tàu trôi dạt trên đảo
bốn năm bốn tháng, và trở về với tình trạng hoang dã cả thể xác lẫn tinh thần.


Tác phẩm cho thấy thái độ ủng hộ của tác giả đối với hình tượng con người
trong thời kỳ khai sáng. Một số nghiên cứu cịn cho thấy thơng qua tác phẩm
Defoe gián tiếp kể về cuộc đời của mình.
Qua tác phẩm ta có thể thấy được những đặc điểm tiêu biểu của tinh thần khai
sáng bấy giờ. Đây là một tác phẩm mang tính chất của xã hội Anh rất rõ nét,
một xã hội đang tồn tại những mâu thuẫn giữa các tầng lớp. Tác phẩm cịn đề
cao trí tuệ, tư duy con người, hướng con người trở thành con người của hành
động. Thể hiện được tinh thần yêu lao động, thái độ kính trọng đối với con
người. Thể hiện tinh thần bền bỉ, kiên trì trước khó khăn, phấn đấu học hỏi và
rèn luyện, phát huy sức mạnh của trí tuệ. Hướng con người đến sự lạc quan, và

tin tưởng sức mạnh của con người.

1.3.3. Hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Ánh sáng qua tác
phẩm Robinson Crusoe của tác giả Defoe:
Defoe đã chọn sử dụng thể loại tiểu thuyết để truyền tải câu chuyện của mình.
Nhìn chung, thể loại tiểu thuyết Tây Âu thời kỳ Ánh sáng đã kế thừa những chất
liệu của dòng tiểu thuyết cổ điển, và sáng tạo thêm phát triển.
Nội dung Tiểu thuyết Pháp thời kì này được xem như vũ khí để đấu tranh chống
lại chế độ phong kiến mục nát. Ở Anh, tiểu thuyết tập trung mô tả đời sống
riêng tư với các phong tục, đạo đức. Hình tượng con người trong tiểu thuyết
Anh cũng là những con người bình thường, thực tiễn, tháo vát, khác với hình
tượng người anh hùng, chiến sĩ với những chiến công lớn lao trong tiểu thuyết
cổ điển. Bên cạnh chức năng là vũ khí chống phong kiến và tơn giáo, tiểu thuyết
Ánh sáng cịn thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, phản ánh khí thế và những
khía cạnh tích cực của giai cấp tư sản. Điều này được Defoe thể hiện rõ ràng


qua một nhân vật rất đời thường như Robinson nhưng lại không hề tầm thường,
mà luôn luôn đấu tranh vượt qua khó khăn thử thách bất ngờ trong cuộc sống.
Về nghệ thuật, tiểu thuyết Ánh sáng Tây Âu có những sự đổi mới trong nghệ
thuật miêu tả không gian, thời gian; nghệ thuật trần thuật,… Tất cả đã làm nên
nét riêng biệt, độc đáo của tiểu thuyết Ánh sáng Tây Âu thế kỉ 18.
Qua tác phẩm Robinson Crusoe đó là những không gian rộng lớn của biển đối
với cá nhân nhỏ bé, thể hiện sự lênh đênh, cảm giác khai phá cái rộng lớn đang
đón chờ trong lý tưởng của nhân vật; Không gian trên hoang đảo như một cuộc
trở về khám phá nội tâm cá nhân, giúp cho con người trở về với riêng tư tách
biệt. Vượt qua những vấn đề tâm lý, thể hiện tư duy duy lý về trí tuệ, tiềm năng
của con người là vơ hạn. Ngồi ra cịn có những khơng gian nhỏ bên lề như các
vùng mà Robinson đã đi qua chuyển biển liên tục từ đất liền, ra biển, đất liền ra
biển và ấn tượng nhất sâu sắc nhất vẫn là khi Robinson trên đảo hoang.

Robinson là một loại tiểu thuyết tự truyện với ngơi kể thứ nhất. Bên cạnh đó là
dịng thời gian tuyến tính theo một trật tự từ quá khứ đến hiện tại. Qua ngòi bút
sắc sảo, tác giả đã cho ta cảm giác hịa mình vào nhân vật, câu chuyện, trải
nghiệm những khung bậc cảm xúc nhân vật trải qua, tái hiện một hành trình đầy
chân thật dù là một câu chuyện suy tưởng. Cho thấy tinh thần của Khai sáng khi
mà nhân vật cũng chính là người kể lại câu chuyện, tinh thần đề cao cá nhân, cái
tư của tác giả.

II.

NHÂN VẬT ROBINSON VỚI TINH THẦN KHAI SÁNG


2.1 Tinh thần đề cao sức mạnh của tư duy, lý trí, phê phán bóng tối
huyền hoặc giáo điều mê tín tơn giáo.
Jean-Jacques Rousseau đã nhận định về tác phẩm Robinson Crusoe rằng:
“ Những điều sách vở có thể dạy cho ta, thì cuốn sách này dạy được hết bằng
ấy thứ.” Thật đúng như nhận định ấy khi đây là quyển sách mang đến những giá
trị giáo dục to lớn, có tính khai mở thêm kiến thức cho con người. Tác giả
Defoe đã tạo ra được một nhân vật “ hợp ý ” đối với xã hội bây giờ - một nhân
vật với hình mẫu tiêu biểu của thời đại, một con người tư duy, sáng tạo và lý trí.
Trước hết được thể hiện ở phẩm chất trí tuệ hơn người của Robinson. Anh ta đã
sử dụng lý trí rất nhiều để bản thân có thể tồn tại sau nhiều biến cố. Trên đảo
hoang, chắc chắn rằng phải có trí tuệ mới sống sót được. Robinson đã cố gắng
tin tưởng bản thân mình, đưa ra nhiều giả thuyết và kiên trì giải thích chúng.
Trong tác phẩm, nhân vật này đã suy nghĩ ra rất nhiều ý tưởng để thoát khỏi
cảnh lưu lạc cũng như hồn thiện cuộc sống. Robinson cịn kiên nhẫn để tìm tịi
và học hỏi thêm nhiều thứ khác với mục đích được sự sn sẻ, thuận lợi, thu về
được nhiều thành quả.
“Cách giải quyết tạm thời và tốt nhất là trèo lên một cây cao trông giống như

cây thông nhưng cành lá rườm rà mà thân lại có gai mọc gần đó. Tơi quyết
định ngủ trên đó cho qua một đêm, chờ xem ngày hôm sau cái chết sẽ đến như
thế nào với tơi, bởi vì hiện tại tơi vẫn khơng thấy gì ngồi cái chết.” hoặc “
Nhưng tơi cũng chẳng phải suy tính lâu! Trước hết, tơi ném xuống bè tất cả
những tấm ván đã tìm thấy trên tàu. Tiếp đến, sau một phút đắn đo, cân nhắc
xem cái gì cần thiết trước, tơi lấy ngay ba chiếc hịm rỗng lớn buộc dây rịng
xuống. Tơi xếp đầy thức ăn vào cái hịm lớn nhất, bánh mì, gạo, ba bánh phó
mát Hà-lan, năm súc thịt dê khơ và một ít lúa mì vẫn dùng để ni gà trên tàu,
nhưng gà đã bị thịt gần hết từ lâu rồi.”


Đây là kiểu nhân vật ln có những suy nghĩ thấu đáo, những phán quyết cẩn
trọng. Anh ta yêu đời và có tinh thần vượt khó. Lần đầu tiên thất bại không sợ
hãi, lần thứ hai bị giam cầm, không từ bỏ và ngay cả lần thứ ba bị lạc trên đảo
hoang một mình thì tinh thần của Robinson lúc nào cũng tích cực. Nhân vật này
khơng thụ động, khơng đứng n và ln giữ cho mình một thái độ lạc quan
đúng mực. Sau vụ đắm tàu, anh ta đã thấy biết ơn vì cịn sống thay vì nhục chí
trước cuộc sống cơ đơn, vất vả.
“ Trước hết, cần có đủ điều kiện để đảm bảo sức khỏe tốt, gần nước ngọt, tránh
được ánh nắng gay gắt ở xứ này. Mặt khác, những điều kiện để tự bảo vệ chống
những cuộc tấn công bất ngờ của kẻ thù cũng không thể thiếu. Sau nữa, tơi lại
muốn có thể nhìn được ra ngoài biển cả để nếu thấy chiếc tàu nào qua lại sẽ
tìm cách thốt khỏi đảo vắng. Há vọng này tuy mỏng manh nhưng tôi vẫn quyết
tâm bám chặt lấy.”
Sau mỗi một thử thách, khó khăn thì tính cách của Robinson càng được hoàn
thiện. Anh ta bản lĩnh hơn, dũng cảm hơn và ln bình tĩnh đối diện với sự việc.
“Thực tế hiện ra trước mắt tôi thật là khủng khiếp: sau một cơn bão dữ dội trên
một chiếc tàu bị trơi dạt, tơi bị ném vào hịn đảo hoang vu, cách xa những
đường hàng hải hàng trăm dặm. Tôi cảm thấy cuộc đời tôi sẽ mãi mãi bị chôn
vùi trong cảnh ngộ éo le bi thảm này. Nghĩ như thế, nhiều lúc hai dòng nước

mắt chảy dài xuống má than thân trách phận, buồn thay mình phải đày đọa
thống khổ tới nông nỗi này. Nhưng tiếp theo những ý nghĩ yếu đuối ấy, bao giờ
cũng có ngay những ý nghĩ lạc quan hơn.”
Robinson càng ngày càng có thêm nhiều kiến thức, nhiệt huyết, đam mê và sự
kiên trì để có thể dễ dàng vượt qua được những gian nan phía trước. Anh ta đã
biết lấy khát vọng, ước mơ của mình để xua đi những lần thất bại, cố gắng an ủi
bản thân, nỗ lực hoàn thành mục đích của mình. Chúng ta phải nhìn nhận một
điều rằng, Robinson chưa bao giờ chịu dừng lại khuất phục trước điều gì. Đối
với anh ta, khơng có một giới hạn nào được đặt ra cả. Dù đã có những sai lầm
và nản chí nhưng cho đến cùng thì vẫn ln tiến tới những điều tích cực hơn.


Những điều đó càng chứng tỏ rằng Robinson là một con người có lý trí mạnh
mẽ. Robinson dùng lý trí trong mọi trường hợp đã giúp cho anh ta có được
nhiều quyết định đúng đắn.
Defoe đã dựng nên một hoàn cảnh trái ngang và độc đáo khi có thể tách
Robinson thoát khỏi cuộc sống hưởng thụ mà tiến tới một cuộc sống tư duy lao
động thực tiễn. Mà điều đó hồn tồn tự nhiên, nhân vật ln sẵn sàng và hứng
thú với cuộc sống đầy thử thách này. Dù ở bất kì hồn cảnh nào, trí tuệ sẽ là ánh
sáng soi đường dẫn lối cho con người thốt khỏi khó khăn, vượt qua mọi thử
thách. Robinson đã biến một cuộc sống tưởng chừng không tự do mà trở nên tự
do một cách kỳ diệu. Nhân vật này đã tự giải phóng chính bản thân mình khỏi
những khn khổ của xã hội, nơi khơng có niềm tin dành cho sự tư duy của cá
nhân con người. Robinson đã luôn phải chiến đấu mãnh liệt với chính mình,
phía trước của anh ta là vô hạn nên phải luôn tiến tới. Những ngày đầu trên đảo,
Robinson cũng chỉ như một người ngư dân bình thường cố gắng thích nghi để
có thể tồn tại. Nhưng với tính cách cầu tiến, anh ta muốn mọi thứ phải hoàn
chỉnh, sống cho đáng một cuộc sống thực sự nên sau đó đã cố gắng trồng trọt,
chăn ni, xây nhà và phát triển thêm nhiều thứ khác:
“ Đặt chân lên đảo được mười hai hôm, tôi đã lo lắng vì thiếu giấy, bút, mực,

rồi đây mình có thể qn khơng tính được thời gian. Như vậy, tơi cũng sẽ không
phân biệt được chủ nhật với những ngày khác, nếu khơng kịp thời tìm cách bổ
cứu. Để tránh những sai lầm sau này, ngay trên bờ biển, đúng vào chỗ tôi đặt
chân lên đất lần đầu tiên, tôi dựng một cây cột vng vắn trên khắc một dịng
chữ: "tơi đặt chân lên đảo ngày 30 tháng 9 năm 1659" ở bốn mặt cái cột, mỗi
ngày tôi vạch một vạch nhỏ; cứ bảy ngày tôi lại vạch một đường dài gấp đôi, và
cứ vào mùng một đầu tháng, một đường dài gấp đôi nữa. Cứ như thế tôi bảo
đảm quyển lịch đều đặn suốt thời gian sống trên đảo vắng.”
Defoe ở điểm này xây dựng tình huống làm nổi bật được nhiều ưu điểm trong
tính cách của nhân vật khi để anh ở vạch xuất phát bằng với con người trong xã


hội nguyên thủy. Nhưng với những kiến thức tích lũy được sau nhiều năm khám
phá, anh ta đã rút ngắn được thời gian, để tiến tới một cuộc sống bình thường
nhanh hơn rất nhiều so với sự phát triển của xã hội nguyên thủy. Đặc biệt hơn,
Robinson vẫn giữ nguyên được bản chất con người khi lưu lạc gần 30 năm, trở
thành một con người văn minh, tiến bộ.
“Tơi khóc nức nở một lúc rồi mới nói lên thành tiếng. Bây giờ lại đến lượt tôi
ôm lấy ông, coi ông là người đến giải thốt ình. Tơi nói với ơng là số mệnh cả
hai chúng tơi hình như đã gắn bó với nhau từ bao giờ và như thế quả là may
mắn cho tôi hết sức. Tôi đã chịu đựng biết bao nhiêu gian lao khổ ải trên hòn
đảo hoang vắng này. Với một lịng tin tưởng khơng bờ bến vào ngày được giải
thốt, tơi đã vượt qua tất cả những gian lao khổ ải ấy, và ngày nay quả nhiên
tơi sắp được thốt khỏi nơi giam cầm để trở về Tổ quốc thân yêu.”
Kiến thức và sự chinh phục thiên nhiên, chiến thắng của sức lao động tự do, lý
trí, nghị lực và ý chí sống của con người đã mang đến cho chúng ta một hình
mẫu nhân vật lý tưởng như Robinson tiếp thêm nhiều động lực để phát triển bản
thân mình.
Một thời đại mà con người bị kìm hãm bởi những bóng tối giáo điều, khơng thể
làm trái lại những khuôn mẫu. Xã hội phong kiến bất công đã không cho con

người được tự do phát triển mà lúc nào cũng phải thuận theo những quy tắc cổ
hủ, lạc hậu. Robinson đã bao nhiêu lần muốn vươn cánh bay lên khỏi một vùng
trời nhỏ bé, muốn đến nơi chứa được tham vọng của anh ta. Rất may mắn, dù bị
trói buộc nhưng Robinson đã thốt được hiện thực, dấn thân vào những cuộc
phiêu lưu không ngừng. Daniel Defoe đã để cho Robinson tự tìm ra ánh sáng
của đức tin sau biết bao lần vấp ngã và tự dìm mình xuống tầng sâu của bóng
đêm. Đó là cách tốt nhất để anh ta có thể tìm ra được chính bản thân mình. Có
thể nhiều độc giả cho rằng Robinson cô đơn trên đảo, nhưng tôi không nghĩ vậy,
tôi cảm nhận được một con người thật đến mức không thể diễn tả nổi, một
Robinson khác trong Robinson. Con người ấy mãi mãi khơng thể nói và hành


động được nếu ở đất liền. Nhân vật Robinson luôn muốn hướng đến một cuộc
sống con người, đơn giản, tự do và độc lập. Những nỗ lực trong 28 năm 2 tháng
19 ngày là Robinson chứng tỏ mình là một con người bình thường. Khơng
những thế, Robinson cũng có nhu cầu được yêu thương, trân trọng. Anh ta cảm
thấy cần người thân khi bị bệnh, anh ta sợ sệt nếu phải bỏ mạng nơi này, anh ta
hỏi thăm Thứ Sáu rất nhiều về tương lai, và anh ta vui mừng khi hòa nhập với
mọi người. Giá trị lao động và giá trị tình yêu thương được đặt trên bàn cân.
Nhưng suy cho cùng, con người vẫn chỉ là một cá thể, không thể sống tách biệt
mà phải tồn tại trong xã hội, cùng lao động góp nên sự tiến bộ của xã hội.
2.2 Tinh thần khám phá ham học hỏi qua tác phẩm Robinson
Mang một nét đẹp hết ức kỳ vĩ và hùng tráng, Robinson cho ta nghe thấy
được tiếng xô đẩy lúc dịu êm, lúc gầm rú của những con sóng va vào mạn
thuyền hay xịa vào mà ơm lấy bờ cát dịu hiền của rất nhiều xứ sở và hình
ảnh của chàng trai trẻ, người con của vương quốc Anh quyền quý. Robinson
đã phiêu bạt suốt 28 năm rịng để đi tìm giá trị của cuộc đời, chinh phục
những miền đất hứa thông qua các chuyến hải hành đầy kịch tính. Tinh thần
khám phá, học hỏi đã nằm sâu trong huyết mạch của nhân vật Robinson.
Điều này có thể thấy rất rõ ở xuyên suốt suốt mạch chuyện, khát vọng tự do,

tìm hiểu về biển cả cộng với sự tị mị đầy kích thích của một vùng đất mới
mẻ nào đấy bên kia bờ đại dương. Thế thì, những trở ngại về mặt tâm lý lẫn
những tác động bên ngồi như gia đình, người thân làm sao có thể kìm hãm
được một nam nhân trẻ tuổi đầy hồi bão như anh ta được. Thay vì chấp
nhận cuộc đời bình n trong sự sung túc sẵn có của dịng tộc, sớm yên bề
gia thất như lời của gia đình và kỳ vọng của bố mẹ. Nhưng không, Robin đã
rất quyết đốn, dứt khốt khi quyết định mở cho mình cánh cửa đầy thách
thức đó là gia nhập vào đồn thủy thủ sinh tử chỉ bằng một lời gọi mời của
một người bạn. Bước ngoặt này, nó đánh dấu sự chuyển biến vô cùng khủng


khiếp, là nguồn cơn của mọi sóng gió trong suốt chặng dài thời gian sắp tới
của cuộc đời Robinson. Sẽ khơng cịn sự bảo bọc non yếu của gia đình, sẽ
khơng cịn sự thất thểu vơ vọng của một kẻ chỉ biết mộng mơ ngày trước
nữa. Giờ đây chàng trai ấy đã có thể tự đứng trên đơi chân của mình đẻ mà
du hành khắp chốn, cùng con thuyền, cùng cánh buồm căng lộng theo chiều
gió lớn của đại dương thăm thẳm, bao la và hùng vĩ ngoài kia. Phải công
nhận một điều rằng, nếu như ước mơ không đủ lớn, ý chí khơng đủ bền, tâm
khơng đủ nhiệt thành thì Robin sẽ chẳng dám liều mình dấn thân một chuyến
đi dài 28 năm như vậy. Hành động bỏ nhà để theo đoàn người đi biển của
chàng đã khẳng định được quyết tâm cao độ, nồng cháy của một con tim
nóng bỏng ln hướng về hồi bão của mình, Đó chính là những biểu hiện
đầu tiên của tinh thần khám phá và học hỏi của con người trẻ thời bấy giờ mà
Robinson chính là mẫu hình lý tưởng của đương thời xã hội. Tuổi trẻ là
những chuyến đi, dài ngắn, êm xi hay sóng gió đều rất đa hình vơ dạng ,
xong kinh qua nó lại đem đến những trải nghiệm, những bài học xương máu
để có thể sinh tồn giữa vòng tay thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ và mênh
mông. Robinson chưa từng đi biển, chưa từng biết phải làm thế nào nếu gặp
bão lớn, lúc gió ngược, khi tàu đắm vậy mà trong chuyến tàu đầu tiên anh ta
đã dần nếm trải được những vấp ngã đầu đời.

Con người với ý niệm về biển cả như một thách thức vơ cùng to lớn, đại
dương kỳ bí với biết bao điều bí ẩn chưa được khai phá. Hơn thế, đại dương
là nơi sinh sống, nơi kiếm kế sinh nhai của rất nhiều quốc gia trên thế giới từ
đông sang tây. Với lý do này, trước thế kỷ XVI các cuộc phát kiến địa lý lẫy
lừng trong lịch sử nhân loại tất cả đều gắn liền, hoà quyện đan lên nhau giữa
tâm thức con người với biển cả sâu thẳm trong suốt chặng đường lịch sử của
xã hội trong từng ấy thế kỷ. Quay lại với khu vực Châu Âu, trong văn học có
thể phát hiện vơ số những tác phẩm mà những câu chuyện đều mang bóng
hình của biển trong đó. Nó đi từ thần thoại cho đến sử thi, thơ ca nơi nao


cũng phảng phất cái âm thanh rì rầm êm ái của tiếng sóng, tiếng gió vi vu lan
truyền mọi cõi , đặt dấu vết của mình ở Thần thoại Hy Lạp cho đến sử thi của
Homer. Có thể nói, vai trò của đại dương đối với con người như một phần
không thể thiếu và quy vào Robinson ở đây, đại dương chính là lý tưởng, là
biển trời tri thức, là cái mới mẻ đầy âm điệu và hình ảnh sống động, là sự hô
hấp nhịp nhàng của mẹ thiên nhiên. Như một thể thiêng liêng đã bao bọc và
nuôi nấng mn lồi từ buổi ban sơ. Vậy nên, Robinson đã luôn đau đáu cái
khao khát được sống, được chu du lướt mình trên những con thuyền, để dạo
khắp bốn bể tìm điều kỳ thú... Và hơn hết là đúc kết được những kinh
nghiệm sống phong phú , rất mực ý nghĩa. Tinh thần ấy mang tầm vóc của vũ
trụ, lớn lao và kỳ vĩ được dồn nét và quy tụ vào cơ thể bé nhỏ của một con
người như Robin, cuộc hành trình khơng chỉ là để thỏa chí ngoạn hải du
phong mà nó cịn được xem là sự hồi khứ về cội nguồn của sự sống, bởi vốn
dĩ mọi thứ trên đời đều từ biển mà sinh sôi, nảy nở, phát triển cho đến hơm
nay. Đó là ý nghĩa thứ hai giải thích vì sao giữa rất nhiều đối tượng nhưng
con người ở vùng đất này lại chọn đại dương là nơi để mình hướng về khai
quật những ẩn tàng tri thức.
Là người thông minh, nhanh nhạy nên việc học hỏi và rút kinh nghiệm đối
với Robinson cũng rất nhanh chóng và thuần thục. Từ chuyến hải trình đầu

tiên đối diện với sóng to gió lớn thậm chí là cơ thể đôi mươi ấy lại ngất đi
khi thuyền gặp tai nạn, những chuyến sau đấy anh ta như gặp được sự đãi
ngộ của thượng đế nên đã bắt đầu biết được những mánh khóe mưu sinh giữa
đời. Tinh thần ham học vốn luôn âm ỉ và thôi thúc đã giúp Robin học được
cách tốn tính, lời lãi bn bán và trở thành một nhà bn tài giỏi, học cách
tích vàng vụn đổi ra tiền đồng, học cách làm sao để lái một con thuyền to
tướng băng băng lướt trên sóng dữ, và giữa chốn bốn bề trùng khơi lại có
cách tìm đường sạo lối mà đi. Điểm này đã phản ánh được bối cảnh của xã
hội đương thời, sự lưu chuyển của đồng tiền, sự văn minh của kỹ thuật hàng


hải. Tất cả những kinh nghiệm cuộc sống về người đi biển và hành nghề biển
đều được Robin tích lũy và phát huy đúng lúc. Có thể nói rằng bản lĩnh của
một con người sẽ thật sự được giải phóng khi họ lâm vào những tình thế
thách thức cả sinh mệnh, bản lĩnh ấy đã đánh thức khối óc tinh anh để có thể
đưa ra những cách xử lý êm xuôi, thuận lợi. Ở đây, ta không thấy một chàng
trai vội vàng đầu hàng, bỏ cuộc hay nản chí mà chỉ thấy anh ta tốt lên khí
chất của một kẻ khơng màn khó nhọc, sẵn sàng đương đầu và đạp lên trên
mọi điều gian khó. Con sóng bạc đầu dẫu có hung hăng đến đâu cũng khơng
thể cản bước được trái tim cuồng nhiệt ấy đi tìm tri thức bồi dưỡng thân lực.
Trong cái khó ló cái khơn, hành trình sống cịn sẽ giúp con người ta trưởng
thành và chín chắn hơn, Robinson cũng thế, trải qua những mặn mòi xác thịt
và tinh thần vững chãi, anh đã có màn lột xác vô cùng ấn tượng khi từ một
công tử sống trong nhung lụa bỗng hoá bướm bay lượn khắp nơi, trở thành
lãng khách của sóng, gió và nắng hanh, mang về một kho tàng kiến thực tiễn
về địa lý, về thiên nhiên. Để có thể đi tìm tri thức, học hỏi nhiều điều từ thực
tiễn con người ta phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận thử, chấp nhận hy sinh
thì mới có thể lĩnh đạt được những giá trị mà cuộc đời này ban dạy. Như
cách mà Robin đã đổi cả tuổi xuân để lấy một cuộc đời ý nghĩa, tinh thần
khai sáng tốt lên qua hình tượng con người với lý tưởng cao đẹp, bứt phá

mọi cảnh giới, mọi vật cản đường để chạm tay đến bến bờ chân lý. Có thể
thấy sự học hỏi và cố gắng sống sót của Robin từ lúc đi bn, bị bắt làm nô
lệ cho đến khi bị trôi dạt vào đảo hoang của anh ta chính là một ngụ ý vơ
cùng sâu sắc. Con người châu âu cuối thế kỷ 15 đầu 16 ln có một niềm tin,
hy vọng và nội lực cực mạnh mẽ. Những con sóng nhấn chìm các con tàu, bị
cướp biển bắt làm nô lệ phải chăng chính là những thách thức của xã hội bây
giờ. Người ta khao khát được giải thốt và tìm kiếm, học hỏi những thứ mới
mẻ và hữu ích hơn để cải tiến cuộc sống của chính mình. Robinson là đại
diện cho con người trong xã hội, mang sức mạnh bền bỉ cùng tài trí phi
thường vượt thốt mọi kiếp nạn để rồi trở nên cứng rắn và dũng cảm vô


cùng. Đi qua nhiều vùng biển, nhiều đất nước từ Âu sang phi nhà du hành
Robinson đã học hỏi được khơng ít ngơn ngữ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Pháp, Braxin,.... Đây được xem là sự linh hoạt và thích ứng với mọi hồn
cảnh, khơng gian dẫu thứ ngơn ngữ mẹ đẻ của chàng là tiếng Anh. Xong, khi
tiếp xúc với mấy thứ tiếng xưa nay chưa từng biết đến lại có chút ngạc nhiên
và tị mị. Cuộc sống nhiều màu sắc, nhiều cái lần đầu lại là một chất kích
thích rất hữu hiệu khiến người ta mê mẫn mà tìm tịi. Bên cạnh được chạm
hồn mình, đặt thân xác đến những chân trời xa lạ chàng trai năm ấy của
chúng ta cũng học được kha khá nghề bỏ túi.
Trong cái rủi có cái may, ở giữa lằn ranh sinh tử khi chiếc tàu định mệnh với
mười một thuyền viên bị đắm giữa biển khơi bị đánh bại bởi cơn bão dữ.
Robinson, kẻ may mắn được đấng thiêng liêng ban cho sự sống mà trơi dạt
vào hịn đảo hoang trong khi những người cịn lại khơng biết sống chết ra
sao. Trong tình trạng đơn thân độc mã giữa chốn quạnh vắng đáng sợ. Trí
khơn lanh của một con người một lần nữa được đánh thức hết sự kỳ diệu.
Bản năng sinh tồn của một con người khôn ngoan không dễ dàng bị đánh gục
bởi ngoại cảnh, không gian, thời gian và thời tiết. Trong những năm đầu chật
vật với cuộc sống để lo cái ăn, cái sống sót, người hùng ấy đã xây dựng cho

mình một địa hạt vững chãi với quách đá, bờ rào chắc chắn và cả hang động
sâu rộng bên sườn núi. Và để có được những thành quả ấy, con người xấu số
kia đã phải lăn lộn và bỏ công rất nhiều, gặp biết bao gian khó mới may mắn
góp được cho mình đơi chút tài sản riêng. Người đời vẫn thường bảo, tuổi trẻ
tài cao thật khơng sai, với Robinson mà nói đã kinh qua biết bao cớ sự tréo
ngoe, thể nghiệm cuộc đời hoang dã, nó đã dạy cho anh nhiều bài học khắc
cốt ghi tâm. Những buổi đầu lên đảo đã biết vận dụng khối óc đi tìm hy vọng
để tồn tại từ việc leo lên cây ngủ để tránh thú dữ, hay đi tìm chiếc thuyền bị
đắm nằm ngổn ngang một góc bên bờ cát thoai thoải nổi trên mặt nước với
há vọng có thể lấy về ít đồ cịn dùng được, cần cho nếp sống mới toanh và


độc lập. Học cách đóng bè vận chuyển, học cách gói lương thực, thuốc súng
khỏi bị ướt bằng giấy, bằng vải. Tinh thần khơng ngại khó đấy có lẽ ơng trời
cũng đã cảm động và thương cho thân phận ngoan cường này để rồi sau năm
lần bảy lượt cũng đã di chuyển hết mấy thứ dùng được về cái tổ ấm bên bờ
cát vừa mới tượng hình. Thời gian như những vệt son đỏ thắm, mỗi một cột
móc lại khiến ta ngộ ra nhiều điều, cái ngu dốt cũng dần được thứ ánh sáng
của bộ óc tinh anh giải thốt mở ra sự hiểu biết vô cùng tận. Robinson đã biết
phân biệt các loài chim, con vật trên đảo tận dụng nó để làm thức ăn và trang
phục cho mình. Thấy điều gì mới lạ chàng đều sẽ kiên quyết tìm hiểu đến
cùng tận thậm chí là đánh đổi rất nhiều thời gian, rất nhiều tâm sức. Đôi lúc
bỏ dỡ hoặc thất bại, xong chàng ta vẫn sẽ dùng bộ não linh hoạt của mình để
tìm ra những cách độc đáo, lạ kỳ để giải quyết vấn đề. Hang động sập thì
dùng ván, đinh đóng trần để cố định, muốn chỗ ở chắc chắn và an tồn thì
đốn cây cắm cọc dựng hàng rào, vác đá đắp thành.... Cứ thế ròng rã hết ngày
này qua ngày kia nhưng vẫn ý thức rất rõ được ngày tháng. Vì khi vừa lên
đảo anh đã làm dấu ngày mình đặt chân đến, cứ mỗi tháng sẽ làm dấu một
lần nhờ vậy mà không bị tụt lại so với thời gian của xã hội nhộn nhịp nơi đất
liền. Ngồi ra anh ta cịn chăm chỉ chép lại nhật ký sinh tồn của mình từng

ngày một với hy vọng sau này trở về có thể thu hoạch được một cái gì đó để
nhớ rằng bản thân từng có lúc nguy nan đến cùng cực như vậy. Bão táp, mưa
sa thời gian như nước chảy, dần dần anh trai lang bạc đã học được cách quan
sát thời tiết và mùa vụ để tiện cho việc gieo trồng. Cái giá phải trả là những
trận sốt rét li bì và mệt lử dài ngày sau một đợt giơng bão dữ dội tưởng
chừng cái nhà kia của anh đã sập toang tác. Kinh nghiệm rút ra là không nên
dầm mình dưới những trận mưa bão để tránh khỏi mấy phen thập tử nhất sinh
mà khơng có thuốc men hay thảo dược. Nhưng may thay anh ta biết dùng
thuốc lá để chữa bệnh cho mình, dù chẳng biết là sẽ cơng hay phạt. Xong thật
diệu kỳ nó đã giúp anh ta vượt qua bạo bệnh và tiến về phía trước. Hơn thế
Robin đã tận dụng những hạt giống lúa tẻ và lúa mì cịn sót lại để gieo trồng


từ đó có thêm trong sổ tay kinh nghiệm của mình một cái nghề, nghề nơng.
Dẫu phải gieo đi gieo lại nhiều lần do canh mùa vụ và thời tiết không hợp lý
nhưng sau những vấp ngã ấy, chàng ta đã có được những thu hoạch to lớn về
sau. Bên cạnh đó cịn biết trồng và gây giống các loại cây như mía, chanh,
nho,… và cách ni gia súc trong trang trại của mình. Và chiếc trang trại đó
chính là kết quả của quá trình khám phá và lật mở những bí ẩn của hoang đảo
này. Chàng phát hiện ra vùng đồng bằng nằm sâu trong đảo và quyết định
chọn nó làm cứ điểm số hai của mình, tận hưởng một cuộc sống thuần nông
đúng nghĩa. Đời sống ở hoang đảo cho Robin một đơi mắt quan sát đầy linh
tính, từ những trận bão, những lần vào rừng khai phá và cả chuyến đi tàu
vịng quanh nơi mình đã sống suốt bao năm để có được cái nhìn bao qt
nhất. Đặc biệt anh còn học được cách phân biệt dòng nước biển, để rồi nhận
ra nước biển xung quanh đỏa chảy theo hai dòng ngược nhau với màu sắc
đậm nhạt hoàn toàn phân rõ,.. và rất nhiều thứ khác nữa. Xong những ngày
tháng tiếp đó cũng là những điều kỳ thú đầy hấp dẫn và chàng Robin của
chúng ta đã rất kiên cường, hòa vào thách thức và vượt qua đầy ngoạn mục
cho đến ngày khải hoàn về quê nhà thân thương,

Trong những luân chuyển khôn lường của cuộc đời, những luân lạc trong
nhân gian từ quê nhà đến những vùng đất xa lạ, trải qua nhiều cớ sự, gặp gỡ
và quen biết nhiều người qua ngần ấy năm . Robinson như một bức tượng
đồng vững chãi giờ đây đã được hun đúc đủ đầy lửa và nhiệt để trở thành
một khối vàng sống cùng kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, tri thức phong phú,
… quá trình học hỏi, trau dồi ấy chính là mấu chốt của vấn đề ở đây. Bởi
trong đó ta có thể nhìn thấy một tinh thần đầy rộng mở, rộng mở về không
gian, rộng mở về thời gian và rộng mở cả kích thước não bộ, tức là sự khai
phóng tiến bộ về mặt hiểu biết theo chiều hướng tiến bộ. Sự giao thoa của
các nền văn hóa phải chăng chính là một trong những cũng là một trong
những nét tiêu biểu trong suốt quá trình mở mang và khám phá thế giới.


Đồng thời, năng lực nhận thức của con người cũng được nâng cao bằng
những thực nghiệm của cả một quá trình dài đặng. Bằng tình yêu cuộc sống
và mộng ước về xã hội tiến bộ, tự do chính là những gì người ta hướng đến,
đặt trọn và nâng niu trong từng khoảnh khắc. Robinson vượt ngàn dặm biển
khơi chỉ để tìm cho mình một câu trả lời chính đáng.

2.3 Tinh thần đề cao cá nhân qua hình tượng Robinson
Từ tinh thần đề cao con người của Chủ nghĩa Nhân văn thời Phục Hưng. Phong
trào khai sáng tiếp tục kế thừa và phát huy nó lên một tầm mới. Ở Chủ nghĩa
Nhân văn con người trở thành trung tâm vẻ đẹp, con người với hình ảnh tầm
vóc to lớn, khả năng phi thường tiêu biểu như hình tượng Pantagruel của
F.Rabelais. Đến thời kỳ Khai sáng hình ảnh con người tiến tới những hành động
cá nhân cụ thể, qua cuộc sống, công việc, khơng cịn đơn thuần chỉ là sự ca ngợi
hình tượng như trước, mà tiến tới cái riêng, chất tư đối với cái chung của xã hội.
Thơng qua hình tượng Robinson của Defoe ta có thể thấy điều này.
Có thể thấy chặng đường từ khi Robinson bị lạc trên đảo hoang đến khi trở về
như một hành trình đi tìm lại giá trị cá nhân con người. Rời khỏi xã hội, một

mình với nghị lực xây dựng cuộc sống vươn lên, thấu hiểu về cuộc sống. Suốt
những năm lưu lạc trên đảo hoang và được trở về với xã hội lồi người của
Robinson là một điều vơ cùng kì diệu. So với câu chuyện có thật thì thủy thủ
Xen Kiếc trôi lạc đến khi được cứu, sống được ở nơi chưa từng có dấu chân
người bốn năm bốn tháng trời đã là một điều kì tích.
Trước tiên Xen Kiec, người thủy thủ thật ngoài đời được mang trở về trong sự
hoang dã về thể chất, vật chất sống vì những điều kiện trên đảo. Trong ngịi bút
của Defoe thì đối với Robinson, thời gian lưu lạc trên đảo là một chặng đường
dài, nhưng lại không hề khuất phục cảnh ấy. Những năm chưa gặp Thứ Sáu,


Robinson đã khơng đầu hàng trước hồn cảnh éo le. Ngược lại ở Robinson ta có
thể hình dung về chữ "tự", một mình tự chiến đấu với những cơn sóng dữ khi
vừa trôi nổi gần bờ. Khi đã bước chân được lên đảo an tồn, tuy là vui vì là
người sống sót duy nhất, nhưng sống khơng chỉ một khoảng ngắn, việc tiếp theo
là phải thích nghi là câu chuyện đấu tranh với sự sống, cái đói, cái mệt, đến nơi
chỗ ngủ. “Nhu cầu cấp bách đã đốc thúc và khuyến khích tơi phải bắt tay vào
việc ngay”. Nhu cầu tồn tại mới thật sự bắt buộc cá nhân mỗi người hành động
và làm việc. Chỉ có thể dựa vào bản thân mà tiến tới, không thể nương tựa vào
ai, mà cá nhân chính là cái quyết định một con người.
Đơn độc một mình, dụng cụ thiếu thốn, thiên nhiên khắc nghiệt khơng có một ai
phụ giúp. Robinson vẫn vượt qua tất cả "hàng rào làm gần cả năm", " bốn mươi
hai ngày mới tạm xong một chiếc ván dùng làm mặt bàn", "hai tháng mới xong
mấy cái vại", "năm tháng mới xong chiếc xuồng đầu tiên" với ý định vượt biển
nhưng khơng thể,... Cùng với q trình "mở rộng" sau này vẫn chỉ có mình
Robinson. Tự đi tìm những vật cịn sót có thể dùng cho những việc có ích. Tự
may những trang phục, tự tìm đồ ăn, tự nuôi được cả đàn dê, đặc biệt từ những
hạt giống cịn sót trên thuyền, Robinson đã thành cơng tự trồng được những hạt
lúa làm lương thực sau những lần thất bại. Mấy lần anh suýt chết vì những cơn
động đất bất ngờ, những cơn bão mang theo mưa to gió lớn, những lần thiếu hụt

thức ăn, nhà cửa đổ ập,...
Cái "tự" của Robinson khơng chỉ là bị động ở hồn cảnh bắt buộc phải tuân
theo, mà còn ở cái cá nhân tự chủ động, tạo ra giá trị, của cải. Robinson làm
nhà, rồi dự phòng một trang trại, nhân giống dần dần lúa mạch, mở rộng dần
dần bầy dê. Tạo ra những bữa ăn mà có phần “thịnh soạn khơng kém ở những
khách sạn bình thường tại các thành phố lớn" trên hòn đảo hoang vu. Cái tẩu
thuốc nặn được bằng đất là "cả một cơng trình tuyệt mỹ".


Cho đến khi được trở về, Robinson gần như đã xây dựng một xã hội thu nhỏ có
đầy đủ nền tảng vật chất để những người ở lại có thể tiếp tục sinh sống và phát
triển. Có thể thấy giá trị cá nhân của Robinson khơng hồn tồn là một "tư sản"
đặt lợi ích giá trị lên hàng đầu. Mà Robinson xem trọng giá trị thông qua lao
động gian khổ do chính bản thân anh ta tạo ra mới là niềm vui, niềm hạnh phúc
thực sự. "Tôi vẫn làm việc khơng mệt mỏi. Tơi say sưa với cơng việc. khơng
cịn nghĩ ngợi vẩn vơ. Luôn luôn tôi được hưởng cái thú hoàn thành một kết quả
lao động mà trước kia mình phải bó tay. Mặt khác, càng ngày tơi càng lành nghề
trong nhiều ngành thủ công."
Câu chuyện người thủy thủ Xen Kiếc, khi trở về không chỉ thể xác mà tâm hồn
đều trở nên hoang dã. Cịn ở Robinson, khơng chỉ phần vật chất như đã nói ở
trên được Robinson tự mình làm chủ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tồn tại, mà về
mặt tinh thần bên trong con người. Bên trong Robinson một tâm hồn người vẫn
được nuôi dưỡng, khơng chết đi trước dịng chảy thời gian, khơng mất đi trong
khi không tiếp xúc với môi trường xã hội.
Suốt thời gian trên đảo, từ khi mới trôi lạc lên bờ, Robinson đã giữ lấy con chó
làm bạn, sau này Robinson ni thêm một con vẹt, dần dần dạy nó biết nhại lại
những câu nói của con người. Dạy nó trở thành một cái máy phát lẫn một cái bộ
nhớ để lưu trữ tiếng người, tiếng người như đang thật sự trò chuyện với
Robinson về sự tồn tại bất đắc dĩ của anh ở nơi này "Thường ngày, nó vẫn đến
đậu trên ngón tay tơi và ghé cái mỏ lại gần mặt tôi, kêu lên: "Robinson Crusoe

đáng thương ơi! Anh ở đâu? Trước kia anh ở đâu? Làm sao anh lại đến nơi
này?" và nhiều câu tương tự. Mặc dầu biết chắc chắn khơng cịn có thể có ai nói
chuyện với mình ngồi con vẹt". Khơng những thế, Robinson cịn dùng mực ở
con tàu cịn sót lại, tận dụng để biết thời gian, ghi lại những ấn tượng đặc biệt.
Anh vẫn sống với hiểu biết, với tư duy cá nhân trong không gian tách biệt xã
hội


Đến hơn hai mươi lăm năm Robinson mới được trở lại giao tiếp với con người
( Thứ Sáu, người bạn đồng hành mà Robinson đã cứu được khỏi lần bị xử tử
khỏi những thổ dân).“Đó là tiếng nói đầu tiên của loài người mà sau hai mươi
lăm năm trời lưu lạc tơi mới lại được nghe. Sao mà nó êm đềm, ấm cúng và
chứa chan tình cảm đến thế! Tơi lại được nghe một con người nói và sẽ được
nói chuyện với một con người!”. Tình cảm của Robinson sau hai mươi lăm năm
lại thắp sáng trở lại, được cảm nhận một cách thân thương, ấm áp trong mối
quan hệ giữa người với người. Cho thấy tư tưởng tình người cá nhân dù cho có
bị cơ lập vẫn khơng mất đi, nó vẫn được thể hiện theo cách riêng, cịn xã hội là
nơi để con người giao tiếp, trao đổi và học hỏi lẫn nhau mà phát triển tình cảm
đó.
Có thể thấy qua câu chuyện, Robinson là một hình tượng con người cá nhân với
khả năng phi thường. Vượt qua mọi khó khăn, gian khó trong những tình huống
éo le của cuộc sống. Ta cũng thấy một sự tương quan giữa con người cá nhân và
xã hội con người về giá trị. Khi Robinson rời đi, để lại cho những người trên
đảo gần như một xã hội thu nhỏ, một tư tưởng cho thấy con người cá nhân tạo
ra xã hội người. Nhưng ngược lại để Robinson tạo ra được xã hội ấy là sự lồng
ghép của tác giả với một nền tảng tri thức lâu đời xã hội đã để lại cho Robinson,
cho con người cá nhân. Đó là những vật dụng sót trên thuyền mà anh lục lọi
được, đó là tri thức đúng đắn để tư duy, là những kinh nghiệm thực tế mà
Robinson đã tích lũy được từ trước. Xét trong mối quan hệ ấy, khơng có câu trả
lời hợp lí cho việc cá nhân hay xã hội đã tạo ra những cái sau. Mà với tác giả cá

nhân ở góc độ nào đó cũng ngang tầm, thậm chí là cao hơn so với xã hội. Tuy
nhiên trong tương quan ấy, cá nhân và xã hội là hai đối tượng bổ khuyết cho
nhau, tồn tại cho nhau phát triển. Cuối cùng Robinson vẫn trở về với xã hội,
những cá nhân còn ở lại trên đảo tiếp tục xây dựng một xã hội mới.


2.4. Robinson - hình ảnh một nhà tư bản tiêu biểu
Trong tác phẩm, ta có thể thấy Robinson là một hình ảnh điển hình của giới tư
sản Anh lúc bấy giờ.
Đầu tiên là về tình thế của nhân vật. Lúc này, anh đang phải sống trong một
hoàn cảnh khan hiếm vật chất (bao gồm của cải và thực phẩm). Điều này yêu
cầu một người lao động, một người sản xuất phải biết tính tốn tìm nguồn cung
để giải quyết cái “cầu” của mình. Lúc đầu, trên đảo hoang, Robinson đã tự xây
dựng cho mình một đế chế vững mạnh. Mà sức mạnh của một đế chế luôn đến
từ số tài sản họ có được. Vì vậy, ta có thể thấy, dù chỉ một thân trơ trọi nhưng
năm lần bảy lượt, anh đã kiên trì đến con tàu bị đắm để tìm kiếm cho mình
nguồn thức ăn và nguyên vật liệu ăn tạm qua ngày. Anh không bỏ qua bất cứ
dấu hiệu nào, bất cứ gợi ý nào có thế giúp anh tìm kiếm nguồn cung trong tình
cảnh khan hiếm. Anh mừng rỡ khi thấy tất cả thực phẩm trên tàu đều cịn khơ
ráo và cịn ngun, anh xếp tất cả thức ăn cịn sử dụng được trên tàu như bánh
mì, gạo, ba bánh pho mát Hà-lan, thịt dê khô và một ít lúa mì vào một cái hịm
lớn cùng một vài vật dụng có thể dùng trên đất liền để mang vào bờ. Kho chứa
đồ của anh ta có thể coi là một tài sản lớn nhất cho một người. Tuy nhiên anh
vẫn chưa thỏa mãn. Khi nào chiếc tàu cịn đứng vững ngồi kia thì anh cịn phải
ra lấy cho hết tất cả những gì có thể đem về được. Cái gì có thể lấy về được là
anh khơng từ bất kì vật gì. Anh khơng ngừng ra chiếc tàu đắm để lấy những gì
cịn sót lại, có lần bè chở nặng phải lật úp, hàng hóa trơi mất nhưng anh vẫn
không từ bỏ, những ngày sau đấy, anh làm những chiếc bè mới rồi lại đưa bè ra
để lấy thực phẩm. Đây chính là bản chất tích trữ của một nhà tư bản.
Không chỉ ở con tàu đắm, anh cịn tìm kiếm nguồn cung từ khắp nơi xung

quanh hòn đảo. Anh tận dụng tối đa các nguồn lực xung quanh mình và biến
những thứ mình có thành kho báu của bản thân. Với tư duy duy lý, anh đã tận


×