Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nghiên cứu các điển tích trong Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.59 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
***

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Nghiên
cứu các điển tích
liên quan đến các
lồi chim, các lồi
hoa cây cỏ trong Truyện Kiều
Mơn: Văn học Cổ điển Việt Nam 2 (XVIII – XIX)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2021

LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo “Nghiên cứu các điển tích liên quan đến các loài chim, các loài hoa cây
cỏ trong Truyện Kiều” này là kết quả của quá trình học tập và vận dụng các kiến thức đã


được học từ môn Văn học Cổ điển Việt Nam 2 (XVIII – XIX)và một phần kiến thức
thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Trong quá trình học tập, tìm hiểu và thảo luận cùng nhau hồn thành bài tập nhóm, trước
hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Ngô Trà Mi – Giảng
viên học phần Văn học Cổ điển Việt Nam 2 (XVIII – XIX) đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để chúng em có thể hồn thành tốt
bài tiểu luận này.
Bên cạnh đó, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả của các nguồn thông tin,
tài liệu mà chúng em đã có cơ hội sử dụng và trích dẫn nguồn để phục vụ cho nội dung
bài tiểu luận này.


Do kiến thức và thời gian hữu hạn nên bài tiểu luận sẽ cịn nhiều thiếu sót, chúng em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để nhóm có nhận thức đúng đắn hơn về bài tập
cũng như nội dung kiến thức mà mơn học muốn truyền đạt.
Kính mong cô thông cảm!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
--- Nhóm thực hiện ---

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỂN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LỒI
CHIM
3
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỂN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LỒI
HOA
4
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỂN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LOÀI
CÂY CỎ
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỂN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LỒI
CHIM
“Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dịng lá thắm dứt đường chim xanh.”
Chim xanh: chỉ người đưa tin. Vua Hán Vũ Đế đang ngự chơi, bỗng có hai con chim
xanh bay đến. Đơng Phương Sóc tâu rằng đó là sứ giả của Tây Vương Mẫu đến trước,
Tây Vương Mẫu sắp tới bây giờ. Quả nhiên lát sau Tây Vương Mẫu tới thăm vua. Do

tích đó, chữ “chim xanh” được mượn chỉ người đưa tin.
“Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh”: khơng có dịng sơng để thả lá thắm, khơng
có lối để chim xanh bay vào, ý nói khó thông tin tức với người bên trong. Lúc này, Kim
Trọng gặp Thúy Kiều ở ngày hội Đạm Thanh, chàng nhớ thương và tìm đến nhà Kiều
nhưng nhà thì kín cổng, không thể gặp được nàng.
“Ngày vui ngắn chẳng đầy gang,
Trông ra ác đã ngậm gương non đoài.”
Ác: chim ác hay chim quạ, tiếng Tàu là Ô. Người xưa tin rằng trong mặt trời có tinh con
Kim – ơ nên sau dùng chữ Ơ, Ác hay quạ vàng để nói mặt trời.
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Giao loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Giao loan: thứ keo chế bằng máu chim Loan (Chữ Giao, có gốc Hán, chữ Nơm đọc là
Keo (Từ điển Đào Duy Anh). Có bản chép: “Keo loan chắp nối tơ thừa mặc em”. Giao
loan nếu để nguyên chữ Hán là Loan giao: là thứ keo chế bằng máu chim Loan). Sách
“Hán Vũ ngoại truyện” chép: đời nhà Hán, triều Hán Võ Ðế (140- 86 TCN), dây cung
đem ra căng bắn thường bị đứt. Bấy giờ miền Tây Hải có đem sang cống một thứ keo chế
bằng máu chim loan gọi là loan giao, có tác dụng nối chắc dây lại. Nhờ đó mà bắn được
suốt ngày. Võ Ðế mừng lắm, đặt tên thứ keo đó là "Tục huyền giao" tức là keo nối dây
cung.
Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở "đứt gánh
tương tư" và đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích "keo loan" để
nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.
“Tin nhạn vẩn lá thư bài
Đưa người cửa trước, rước người cửa sau!”
Tin nhạn: tin tức do chim nhạn đem lại, ý chỉ tin tức, thư từ. Theo sử sách, Tô Vũ người
đời Hán đi sứ sang Hung nô không chịu khuất phục, bị chúa Hung Nô đầy lên Bắc Hải
chăn dê, nhà Hán hỏi thì bảo là chết rồi, sau sứ Hán phải nói thác là vua Hán săn được
con chim nhạn ở vườn thượng lâm chân nó có buộc một bức thư lụa của Tô Vũ gửi về,
khi ấy Hưng Nô mới chịu trả lại Tô Vũ cho nhà Hán. Do đó, người ta thường nói “tin
nhạn” để chỉ tin thư. Ở đây, tác giả dùng như nghĩa “tin tức” đơn thuần.



Một chuyện kể khác về Chiêu Quân Vương Tường, một cung phi tuyệt đẹp của Hán
Nguyên Ðế, trong khi nhà Hán bị thất bại, nàng phải bị đưa sang cống chúa Hung Nô.
Khi đến ải Nhạn Môn, nàng xé vạt áo lụa, cắn móng tay lấy máu viết thư, buộc vào chân
chim nhạn để gởi về vua Hán. Do đó, người ta thường nói "tin nhạn" để chỉ tin thư. Ở
đây, tác giả dùng như nghĩa "tin tức" đơn thuần.
“Trong khi chấp cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên!”
Chấp cánh liền cành: dịch từ câu “Tỷ dực liên chi 比 比 比 比” (tức là chim liền cánh, cây
liền cành). Do điển lấy trong bài “Trường Hận Ca” của Đỗ Phủ có câu: Tại thiên nguyện
tác tỷ dực điểu, tại địa nguyện vi liên lý chi 比 比 比 比 比 比 比, 比 比 比 比 比 比 比, nghĩa là
ở trên trời thì làm con chim liền cánh, ở dưới đất thì làm cây liền cành. "Chắp cánh liền
cành" ở đây chỉ tình vợ chồng gắn bó chung thuỷ, khơng bao giờ rời xa nhau.
“Nàng rằng: Vâng biết lòng chàng
Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu
Hay, hèn, lẽ cũng nối điêu
Nỗi quê nghĩ một đơi điều ngang ngang”
Nối điêu: lấy đi con chó chập vào đi con điêu/chỉ sự khiêm nhường. Điêu là một
lồi chồn xứ lạnh. Ngày xưa các quan ngự sử thường dùng đi con điêu làm chóp mũ.
Đến đời Tấn, vua phong chức bừa bãi, khơng có tài cũng làm tới chức ngự sử nên khơng
có đủ đi con điêu để làm chóp mũ. Do đó, người ta mới chế nhạo: “Nếu khơng có đủ
đi điêu thì lấy đi chó thế vào”. Về sau, hai chữ “nối điêu” được dùng vào việc họa
thơ và có ý khiêm nhường, tỉ như đi chó khơng đẹp bằng đi điêu. Lúc này Thúc Sinh
nhìn Kiều tắm qua bức màn đỏ, dùng thơ họa lại cảnh đó và mong Kiều đối lại. Kiều
khiêm tốn từ chối và bảo mình đang nhớ nhà.
“Lâm Truy từ thuở uyên bay
Buồng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân.
Mày ai trăng mới in ngần,
Phần thừa hương cũ bội phần xót xa.”

Uyên: trong chữ uyên ương, bao giờ chim trống và mái cũng ở với nhau thành đôi đôi,
nên người ta thường dùng hình ảnh này để chỉ vợ chồng. Uyên bay: ý nói Th Kiều
khơng cịn nữa (con chim un đã bay mất).
“Thiếp như con én lạc đàn
Phải cung, rày đã sợ làn cây cong
Cùng đường dù tính chữ tịng,
Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?”
Câu này mượn ý chữ trong sách Tàu: “Thương cung chi điểu, kiến khúc mộc nhi cao
phi”, nghĩa là con chim đã bị thương vì cung thì thấy cái cong cũng sợ mà bay cao. Ý
Kiều muốn nói nàng đã khổ sở vì lấy chồng, nay nói đến lấy chồng nàng lại phát sợ vì e
rằng lại khổ sở như trước.


“Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.”
Râu hùm hàm én là tướng của người anh hùng. Ông Ban Siêu, một danh tướng đời Hán
có tướng “yến hạm hổ đầu” hàm như hàm én đầu như đầu hùm. Ở đây muốn nói Từ Hải
có tướng của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm mở rộng như chim én, mày cong
và to như con tằm.
“Trai anh hùng, gái thuyền nguyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.”
Sánh phượng cưỡi rồng: Xưa Kính Trọng người nước Tần được quan đại phu nước Tề
gả con gái cho, trong quẻ bói được câu: “Phượng hồng vu phi...” (Chim phượng hồng
cùng bay). Đời Đơng Hán, Hồng Hiến và Lý Ung là hai người có danh vọng, cùng lấy
con gái Hoàn Yến, người đời khen hai con gái Hoàn Yến đều cưỡi rồng. Câu này dùng ý
hai điển ấy để nói Từ Hải, Thuý Kiều đẹp duyên với nhau.

Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?
Đành lịng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì?
Quyết lời rứt áo ra đi,
Gió đưa bằng tiện đến kỳ dặm khơi”
Bằng: Một loại chim rất lớn. Sách “Trang tử” có câu “Bằng chi tỉ ư Nam minh đã, đoàn
phù dạo nhi thường giả cửu vạn lý” (Chim bằng khi rời biển Nam, vỗ cánh trong làn gió
cuốn mà bay lên chín vạn dặm tầng khơng). Người ta thường dùng hình ảnh ấy để chỉ
người anh hùng có địa bàn hoạt động rộng rãi, có mưu đồ sự nghiệp lớn lao.
“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.
Đêm ngày luống những âm thầm,
Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương,”
Chim “hồng”: chim hồng hộc, cũng gọi là hồng hộc hay thiên nga; cũng có sách gọi là
chim hạc. Đó là một giống chim lớn, bay rất cao và kêu rất to. Bài Sở từ của Khuất
Nguyên, bài Hồng Hộc ca của Hán Cao Tổ đều nói hồng hộc một khi cất cánh bay là bay
ngàn dặm (nhất cử thiên lý). Vì vậy người ta hay ví chí lớn của người anh hùng với chí
con hồng hộc (hồng hộc chí). Cánh hồng ở dây là cánh hồng hộc, mượn để nói Từ Hải
với cái chí lớn của kẻ anh hùng.
“Cầm đường ngày tháng thanh nhàn


Sớm khuya tiếng hạc, tiếng đàn tiêu dao”
Tiếng hạc: Triệu Biên đời Tống, đi làm quan, chỉ đem theo một con hạc và một cây đàn,
không mang theo vợ con chứng tỏ sự liêm khiết. Trong Truyện Kiều, tiếng hạc này chỉ
cảnh nhàn nhã, thanh cao nơi huyện nha.
“Ngọn triều non bạc trùng trùng
Vời trơng cịn tưởng cánh hồng lúc gieo
Tình thâm, bể thảm, lạ điều

Nào hồn tinh vệ biết theo chốn nào?”
Cánh hồng: có 2 giả thuyết. Cánh hồng là cánh của chim hồng, chim hồng yểu điệu tựa
như thân người con gái. Tuy nhiên nếu là chim hồng thì có phần khơng hợp lý lắm vì lồi
chim này biết bay, là giống thủy điểu nên nó gieo mình xuống sơng cũng là chuyện
thường tình nhưng nó có phần đối với “tinh vệ” ở câu dưới. Cánh hồng là cánh của hoa
hồng. Người ta thường ví sắc đẹp của phụ nữ với hoa. Cánh hoa rơi rụng tựa như người
phụ nữ phó mặc cho số phận, gieo mình xuống sông. Hàm ý này gần với thành ngữ “Lạc
hoa lưu thủy” trong tiếng Hán nhằm nói đến việc Kiều uất ức trẫm mình xuống sơng Tiền
Đường
Tinh vệ: điển cố này bắt nguồn từ con gái vua Viêm Đế, họ Thần Nơng, trong một lần ra
biển Đơng chơi thì bị chết đuối nên linh hồn ốn giận hóa thành chim, ngày ngày mang
đá để lấp biển, người ta gọi đó là chim Tinh Vệ. Ở đây người ta muốn bày tỏ niềm cảm
thương đối với cái chết oan nghiệt của Thúy Kiều.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỂN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LỒI
HOA
“Đầu lịng hai ả tố nga,
Th Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.”
Mai cốt cách là thân hình mảnh mai, yếu đuối như cây mai. Điển hình cho người đẹp
"mai cốt cách" là nàng Mai Phi, một người phi sủng ái của vua Đường Huyền Tông khi
ông chưa có nàng Dương Quý Phi. Mai Phi tên thận là Giang Thái Tần, chào đời và lớn
lên ở Mai Hoa thôn. Nàng được Thái giám Cao Lực Sĩ tuyển chọn vào cung dâng cho
vua Đường Huyền Tơng. Nàng có nhan sắc diễm lệ và thân hình mảnh dẻ gió thổi cũng
bay. Hơn nữa, nàng rất yêu thích hoa mai nên được nhà vua đặt là Mai Phi. Vào cung,
Mai Phi đã được vua Đường Huyền Tông sủng ái rất mực một thờị Đến khi nhà vua có
được Dương Quý Phi thì Mai Phi bị thất sủng. Nàng sầu khổ lâm bệnh và cuối cùng chết
đi như một cành hoa mai héo hắt. Cùng mẫu người "mai cốt cách" như Mai Phi cịn có
Đào Hoa Nữ trong bài thơ của Thôi Hộ, nàng Thôi Oanh Oanh trong Tây Sương Ký và
nàng Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng.

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.


Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.”
Làn thu thuỷ là làn nước mùa thu, có nghĩa là đơi mắt trong sáng như mùa thu. Nét
xuân sơn ý diễn tả chân mày như nét mùa xn. Sở dĩ có nghĩa như vậy là bởi vì trong
sách Tình sử có câu “nhỡn như thu thuỷ, mi tựa xuân sơn” do câu này trong sách tình sử
mà hễ nói thu thuỷ là người ta sẽ biết là mắt, xuân sơn sẽ biết là lông mày.
“Phận hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân, thoắt gẫy cành thiên hương
Có người khách ở viễn phương,
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.”
Cành thiên hương: ví người đẹp. Thiên hương: xuất xứ từ thành ngữ “quốc sắc thiên
hương”. Quốc sắc: sắc nước, ý nói nhan sắc đứng đầu cả nước. “Quốc sắc thiên hương”
vốn ví hoa mẫu đơn, về sau được dùng để ví người đẹp. Thành ngữ này xuất xứ từ bài
Mẫu đơn thi của Lí Chính Phong thời Đường. Câu này có ý chỉ người con gái trong độ
tuổi xuân thì nhưng vì biến cố phải xa cuộc sống êm đềm.
“Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa, tới nơi tự tình
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.”
Cây quỳnh, cành dao: cây bằng ngọc quỳnh cành bằng ngọc dao, là hai thứ ngọc hiếm
có, chỉ người con gái có vẻ đẹp như tiên. Ơng là con của Bắc Bình tướng qn Vương
Nghệ và là em họ quan Tư đồ Vương Nhung. Vương Diễn dáng người tuấn tú, phong thái
văn nhã, rất thích học thuyết Lão Trang, nổi tiếng đương thời.Trong Thế thuyết tân ngữ
có nói đến Vương Diễn: Vương Nhung vân: “Thái uý thần tư cao triệt, như dao lâm
quỳnh thụ, tự nhiên thị phong trần ngoại vật.” (Tạm dịch lời Vương Nhung nói rằng:
“Phong độ nghi thái của Thái uý (Vương Diễn) cao nhã thanh triệt, giống như rừng dao

cây ngọc, tự nhiên là nhân vật ngoài trần thế.”
“May thay giải cấu tương phùng,
Gặp tuần đố lá thoả lịng tìm hoa.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan, thu cúc, mặn mà cả hai”
Đố lá: Có thuyết cho là do chữ “thái hoa đấu thảo”, chỉ việc người ta đi chơi ngoài đồng
đua nhau tìm lá hái hoa. Lại có thuyết cho đây là trò “diệp hý” ở thời Đường, ngày xuân
người ta đi hái lộc, rồi đố xem lá chẵn hay lẻ để đốn may rủi. Ý nói cả Th Kiều và
Thuý Vân đều đẹp.
Xuân lan thu cúc: Hoa lan mùa xuân, hoa cúc mùa thu đều là thứ hoa đẹp, hoa tốt của
mỗi mùa. Có thể nguồn gốc hai câu này xuất phát từ trong Sở từ - Cửu ca – Lễ hồn có


câu: “Xuân lan hề thu cúc Trường vô tuyệt hề chung cổ” Nghĩa là “Mùa xuân dâng hoa
lan, mùa thu dâng hoa cúc Tế tự không dừng, thiên thu vạn cổ”.
“Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo nặng, cành xn là đà
Một mình lặng ngắm bóng Nga
Rộn đường gần với nổi xa bời bời.”
Câu này có nghĩa là cây hoa hải đường lả ngọn về phía nhà láng giềng trước cửa. Hải
đường là một trong những loài hoa thưởng ngoạn truyền thống có lịch sử lâu đời ở Trung
Quốc. Từ thời Tiên Tần, Lưỡng Hán cho tới thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh,
trải các đời các triều, hoa hải đường có địa vị quan trọng. Hoa vốn được xưng tụng là
“quốc diễm”, lại có mĩ xưng là “bách hoa chi tôn”, “hoa trung thần tiên”, “hoa chi quý
phi” Thời Đường, hoa hải đường có địa vị rất cao, Đường Minh Hồng từng ví Dương
Q Phi với hoa hải đường, hoa hải đường được gọi là “thuỵ mĩ nhân”. Thành ngữ “hải
đường xuân thuỵ” để chỉ Dương Quý Phi xuất phát từ câu chuyện này.
“Sương in mặt, tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng, như gần như xa
Rước mầng, đón hỏi dò la.

Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây?”
Chuyện kể về nguồn gốc của sen vàng: Tiêu Bảo Quyển. Niên hiệu Vĩnh Ngun ơng
lên ngơi hồng đế, nhưng khơng lo việc triều chính, lại xa xỉ dâm dật, nhậm dụng gian
nịnh, lạm sát cố mệnh đại thần, gây mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến sự phản loạn của Tiêu
Diêu Quang, Trần Hiển Đạt và Thôi Tuệ Cảnh lại thêm Bùi Thúc Nghiệp hàng Nguỵ, mất
đi Nam Dự Châu. Năm Vĩnh Nguyên thứ 3, Thứ sử Ung Châu là Tiêu Diễn khởi binh ở
Tương Dương, dẫn binh công phá Kiến Khang, Tiêu Bảo Quyển bị hoạn quan sát hại, lúc
bấy giờ chỉ mới 19 tuổi, bị biếm làm Đông Hôn Hầu Tiêu Bảo Quyển cực kì xa xỉ. Hậu
cung bị cháy liền cho xây mới 3 toà cung điện nguy nga là Tiên Hoa Thần Tiên Ngọc
Thọ mỗi điện đều trang sức vàng ngọc. Ơng cịn sai thợ lấy vàng đúc thành những đoá
sen đặt trên mặt đất, bảo sủng phi là Phan thị bước đi trên đó, gọi là “bộ bộ sinh liên
hoa”.
“Cớ sao trằn trọc canh khuya,
Màu hoa lê hãy đầm đìa giọt mưa?
Thưa rằng: Chút phận ngây thơ,
Dưỡng sinh địi nợ tóc tơ chưa đền.”
Đây là câu hỏi của ba mẹ Thuý Kiều tại sao lại khóc vào giữa đêm khuya. Hoa lê (trong
câu 226) của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn ý từ 2 câu: “Ngọc dung tịch mịch lệ lan
can, Lê hoa nhất chi xuân đới vũ” (Trên khn mặt u buồn, đầm đìa nước mắt -Như cành
hoa lê đọng giọt mưa xuân) trong bài “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị.
“Thời trân thức thức sẵn bày,


Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường."
Gót sen: tức nói chân đẹp của người phụ nữ đẹp, ở đây dùng để chỉ gót chân đẹp của
nàng Kiều. Thời Nam Bắc triều, vua Nam Tề là Đơn Hơn Hầu có người vợ u là bà
Phan Phi, Vua cho lót hình hoa sen bằng vàng trên nền gạch được trải trong cung, để mỗi
bước đi của bà Phan Phi có bơng sen nở dưới đất.
“Tiếng sen sẽ động giấc hịe,
Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần.”

Tiếng sen: tiếng bước chân của người phụ nữ đẹp. Ngày xưa, vua Tề Ðông hầu say mê
sắc đẹp nàng Phan phi nên làm hoa sen bằng vàng dát vào nền cung cho nàng đi rồi khen
"mỗi bước đi lại nở một bông sen" (bộ bộ sinh liên hoa). "Tiếng sen" được Nguyễn Du
sử dụng để miêu tả bước chân của Kiều làm cho người đọc liên tưởng đến bước chân của
nàng nhẹ nhàng, rất khẽ và uyển chuyển đến mức chỉ “động giấc hòe”.
“Vẻ chi một đoá yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.”
Yêu Ðào: nguyên chữ "Ðào yêu" trong Kinh Thi, là cây đào non mơn mởn, dùng chỉ
người con gái dậy thì đến tuổi lấy chồng. Có người cho rằng: "Yêu đào" là cây đào mơn
mởn nhưng tác giả lại sử dụng chữ “đóa” làm mạo từ, “đóa” chỉ có thể nói là đóa hoa,
khơng ai nói là đóa cây. Ðào Duy Anh lại cho rằng Nguyễn Du dùng từ "đố u đào"
dùng để chuyển hình tượng người con gái từ cây đào non thành cây đào mới nở. Thưởng
thức tài đánh đàn nàng Kiều, Kim Trọng say mê nàng đến nỗi "trong âu yếm có chiều lả
lơi” và nàng đã ngỏ ý, khơng có vẻ cự tuyệt.
“Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngối cịn cười gió đơng”
Hoa đào: Thơi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kỳ ngộ, tìm người con
gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài
thơ, trong đó có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cự tiểu đông phong” (Mặt
người không biết đằng nào/Hoa đào vẫn cười với gió đơng như cũ). Đây là hai câu kết
trong bài tứ tuyệt “Đề tích sở kiến xứ” của Thôi Hộ. Hai câu thơ này được dùng với ý thơ
ấy để nói khơng thấy bóng dáng nàng Kiều ở đâu, chỉ thấy hoa đào vẫn cười với gió đơng
như năm xưa nữa thơi.
“Khúc đâu đầm ấm dượng hoà,
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh?
Khúc đâu êm ái xuân tình!
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?
Trong sao châu rõ duềnh quyên

Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!”


Hồ điệp: con bướm. Hồ điệp xuất hiện cùng Trang sinh: nhắc đến câu chuyện Trang Chu
mộng điệp, Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa thành bướm, khi tỉnh lại, ông tự hỏi
phải chăng mình là bướm hay bướm đã hóa thành mình? Kết hợp với những câu phía
trên, điển tích này nói lên sự êm đềm, mơ màng của khúc đàn đưa người ta đi vào cõi
mộng.
Đỗ quyên: hay còn gọi là chim cuốc. Vào thời Xuân Thu, tại nước Thục, có vị vua tên
Đỗ Vũ. Ơng có vị tướng tên Miết Linh mà Miết Linh thì lại có một người vợ rất đẹp.
Thục Đế đem lòng si mê, cử Miết Linh đi xa, cịn mình ở nhà tư tình với vợ y. Khi Miết
Linh biết chuyện, Thục đế vô cùng hỗ thẹn nên nhường ngôi lại cho Miết Linh và cùng
vợ y bỏ trốn. Tuy nhiên, vợ của Miết Linh đã chạy trốn, về lại với chồng mình. Thục đế
cô đơn hối hận về hành động sai trái của mình, lại tiếc ngai vàng sau đó lâm bệnh chết và
hóa thành chim đỗ quyên kêu thảm thiết vào những đêm trăng cuối xuân. Ở đây, điển tích
chỉ nỗi buồn sầu thảm của tiếng đàn và nỗi tiếc nuối xuân xanh.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỂN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
LỒI CÂY CỎ
“Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dịng lá thắm dứt đường chim xanh.”
Lá thắm: dịch chữ Hồng Diệp tức lá đỏ. Vu Hựu đời Đường một hôm đi chơi, bắt được
chiếc lá đỏ (ngờ là lá bàng) trơi từ dịng sơng nhỏ từ cung Vua chảy ra và trên lá có đề
một bài thơ. Vu Hựu đề thơ trên lá rồi để lá trôi vào cung vua. Hàn thị (Hàn Thúy Tần) người cung nữ thả lá đỏ khi trước bắt được lá đỏ của Vu Hựu. Về sau khi vua phóng thích
cung nữ, Vu Hựu và Hàn thị lấy nhau. Bấy giờ, hai người mới biết rằng trước kia đã cùng
xướng họa thơ trên lá với nhau.
“Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”.
Bồ liễu chỉ sự yếu đuối của người con gái. Bồ liễu tức “thuỷ dương”, một loại thực vật
sinh trưởng bên bờ nước, tính chất mềm yếu, mùa thu lá lại thường rụng sớm, cho nên
được dùng để ví người có thể chất yếu đuối suy nhược, cũng thường được dùng để ví phụ

nữ. Trong Thế thuyết tân ngữ - Ngữ ngơn của Lưu Nghĩa Khánh có chép: “比比比比比比比,
比比比比.比比比:“比比比比比?”比比:“比比比比, 比比比比; 比比比比, 比比比比.” (Cố Duyệt dữ
Giản Văn đồng niên, nhi phát tảo bạch. Giản Văn viết: “Khanh hà dĩ tiên bạch?” Đối
viết: “Bồ liễu chi tư, vọng thu nhi lạc; tùng bá chi chất, kinh sương di mậu.”). Tạm dịch:
Cố Duyệt và Giản Văn Đế cùng tuổi, nhưng tóc của Cố Duyệt sớm bạc. Giản Văn Đế hỏi
rằng: “Tóc của khanh sao lại bạc trước ta vậy?” Cố Duyệt đáp rằng: “Tư chất của bồ liễu
kém, một khi thu về lá úa rụng; còn tư chất của tùng bá cứng cõi, trải qua sương thu càng
tươi tốt.”
Thúy Kiều nghĩ đến tương lai, nghĩ đến cái chết khơng được tồn thây, nghĩ đến những
đau đớn dày vò tâm hồn và thể xác. Và dù cho “nát thân”, “đền nghì” thì nàng vẫn khắc
ghi lời thề và tình yêu sâu đậm với Kim Trọng.


“Vì ai rụng cải, rơi kim
Để cịn bèo nổi, mây chìm vì ai?”
Kim cải: cây kim và hạt cải, chỉ tính tình hịa hợp nhau. Sách Kinh Dịch chép: “Khơng
phải chỉ có những vật đồng lọa mới có sự tương cảm, mà cũng có sự tương cảm đối với
những vật khác loại, như từ thạch hút kim, hổ phách hút hạt cải:. Câu thơ trên nói “rụng
cải rơi kim” tức ý nói mối tình dun tốt đẹp của Kiều và Kim Trọng bị tan vỡ.
“Cỗi xuân tuổi hạc càng cao,
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành.”
Cỗi xuân: Gốc cây xuân, dùng để chỉ người cha đã già. Theo sách Trang Tử thì cây xuân
sống rất lâu, cứ tám ngàn năm là một mùa xuân, tám ngàn năm là một mùa thu. Lấy cây
xuân để chỉ người cha với ý muốn chúc cha sống lâu. Tuổi hạc: Tuổi con chim hạc, như
nói tuổi thọ. Sách xưa nói, chim hạc sống lâu một nghìn năm. Cả câu thơ là Kiều nói cha
mình tuổi càng ngày càng già, một mình cha phải gánh vác cho gia đình rất nhiều.
“Số cịn nặng nghiệp má đào
Người dù muốn quyết, trời nào đã cho
Hãy xin hết kiếp liễu bồ
Sơng Tiền Đường sẽ hẹn hị về sau”

Liễu bồ: Người phụ nữ. Cây liễu là loại cây gỗ mềm, dai, dễ uốn, các cành mảnh dẻ. Cây
bồ là lồi cây rụng lá sớm nhất về mùa đơng, dễ mọc, nhưng dễ tàn. Cả hai đều là loại
cây mềm yếu. Kiều định tự tử sau khi biết sự thật Mã Giám Sinh mua mình vào lầu xanh,
Đạm Tiên xuất hiện và khun ngăn nàng.
“Xót người tựa cửa hơm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ơm”
Gốc tử: Gốc cây tử (loài cây thị). Đây dùng chỉ cha mẹ, “gốc tử đã vừa người ơm” nói
bóng cha mẹ đã già rồi. Kiều tưởng nhớ cha mẹ khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
“Rằng: Tơi bèo bọt chút thân
Lạc đàn mang lấy nợ nần yến anh
Dám nhờ cốt nhục tử sinh
Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau”
Kết cỏ: hàm ý đền ơn xứng đáng. Ngụy Thù, người nước Tấn thời Xuân Thu, có một
nàng hầu trẻ đẹp. Có lần ơng nói với con là Ngụy Khỏa: “Khi cha chết con chớ có chơn
theo cha người thiếp ấy”. Ít lâu sau, Ngụy Thù bị bệnh nặng, sắp chết, ông lại căn dặn
con phải chôn nàng theo ông. Nhưng Ngụy Khỏa cho cơ cải giá. Có người hỏi, Ngụy
Khỏa đáp: “Là người con có hiếu, tơi phải nghe những gì cha tơi nói, lúc người cịn tỉnh
táo”. Về sau, lúc Ngụy Khỏa đang đánh nhau với tướng Đỗ Hồi của nhà Tần trên một bãi
cỏ sắp thua thì con ngựa của Đỗ Hồi vướng cỏ vào chân và ngã xuống. Ngụy Khỏa đâm
chết Đỗ Hồi. Đêm đó, Ngụy Khỏa nằm mộng, thấy một ơng già đến nói: “Tơi rất cám ơn


ngài không chôn sống con gái tôi. Hôm nay tôi kết cỏ làm cái vịng để trói chân con ngựa
của Đỗ Hồi”.
Ngậm vành: đền ơn. Đời nhà Tần thời Xuân Thu, Dương Bảo, lúc ấy mới 9 tuổi, bắt
được một con chim sẻ màu vàng đang đau yếu, đem về ni. Khi chim lành bệnh, Dương
Bảo thả nó. Đêm đó có 1 cậu bé áo vàng ngậm 4 chiếc vành ngọc đến gặp Dương Bảo,
lạy rồi nói: “Tơi là sứ giả của Tây Vương Mẫu, đã được cậu cứu sống, nay xin đem mấy

cái này đến để tạ ơn. Có ngọc này con cháu cậu đời đời làm quan vinh hiển”. Kết cỏ
ngậm vành: Sở Khanh đến gặp Kiều, nàng kể sự tình, nhờ hắn cứu giúp và hứa sẽ đền
ơn.
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”
Lá gió cành chim: chỉ chuyện phong tình hoa nguyệt giữa trai và gái. Đời nhà Đường,
Tiết Đào cịn nhỏ mà hay chữ. Một hơm nàng làm bài thơ vịnh cây to trước nhà, trong đó
có 2 câu: “Chi nghinh nam bắc điểu/diệp tống vãng lai phong” (Cành thì đón chim nam
bắc, lá thì đưa gió qua lại. Người cha xem qua bài thơ, rầy la, cấm nàng làm thơ vì ơng
thấy ý thơ tuy hay nhưng trong đó chứa đựng một tinh thần lãng mạn. Quả thật về sau,
trải qua một cơn loạn lạc, Tiết Đào phải lọt vào thanh lâu. Kiều bị bắt trở lại lầu xanh, tin
về nàng lan rộng và có nhiều người tìm đến.
“Ơm lịng địi đoạn xa gần
Chẳng vị mà rối, chẳng dần mà đau
Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”
Bóng dâu: Tuổi già. Bóng mặt trời xế trên ngọn dâu. Sách “Hồi nam nữ” nói: Mặt trời
xế về phía phương Tây, gác bóng trên ngọn cây. Người sau mượn chữ bóng dâu để ví tuổi
già. Sau những cuộc vui thú thâu đêm, Kiều nhớ đến cha mẹ và tủi phận mình
“Dặm ngàn, nước thẳm, non xa
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này
Sân hịe đơi chút thơ ngây
Trân cam, ai kẻ đỡ thay việc mình”
Sân hịe: Sân có trồng cây h/Con cái hiển vinh. Vương Hựu đời Tống tự tay trồng ba
cây hoè ở sân nhà và nói: “Con cháu ta sau này thế nào cũng làm đến chức tam công”
(thời xưa, ở phía trước sân chầu nhà vua, chỗ ngồi của tam cơng, có trồng ba cây h,
nên Vương Đán làm đến tể tướng. Nhân đó, người ta thường nói sân hoè để chỉ những
nhà có con cái hiển đạt). Ở đây, sân hòe được hiểu là anh chị em trong nhà. Kiều đang lo

khơng biết hai em nhỏ dại có lo được đủ đầy cho cha mẹ khơng.
“Như chàng có vững tay co


Mười phần cũng đắp điếm cho một vài
Thế trong dù lớn hơn ngoài
Trước hàm sư tử gửi người đằng la”
Hàm sư tử: tính ghen tng và hung hăng của người đàn bà. Đời nhà Tống, Trần Quý
Thường có vợ là Liễu thị rất ghen tuông và hung dữ, thường la hét chồng trước mặt bạn
bè, khách khứa. Tô Đông Pha thấy thế, làm bài thơ giễu bạn: “Ai hiền bằng thấy đồ Long
Khâu, Đọc kinh thuyết pháp suốt đêm thâu, Bỗng nghe sư tử Hà Đông thét, Tay run, gậy
rớt lòng đâm nao”. Đằng la (1350): người vợ lẽ. Đằng la là loại dây leo sống bám vào
các cây lớn. (Chỉ chung các loại dây leo). Trước hàm sư tử gửi người đằng la: Thúc
Sinh ngỏ ý chuộc kiều làm thiếp và Kiều tỏ nỗi ái ngại của mình, rằng nếu lỡ vợ lớn nắm
quyền trong nhà (Thế trong lớn hơn ngồi) thì khốn khổ cho nàng.
“Thuận phong một lá vượt sang bến Tề,
Nàng từ chiếc bóng song the,
Dường kia núi nọ như chia mối sầu,
Bóng dâu đã xế ngang đầu.”
Bóng dâu: nghĩa là bóng mặt trời đã xế ngang ngọn (đầu) cây dâu, tức là trời đã xế
chiều. Người ta thường dùng “tang du vạn cảnh” để tả cảnh già như cảnh trời chiều xế
ngọn dâu, nói bóng dâu xế chiều là nói về tuổi già của cha mẹ, trong kinh thi có chữ
“Duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ” nghĩa là cây dâu và cây tử do ba mẹ trồng nên phải
kính trọng, do vậy nói bóng dâu đã xế là cha mẹ về già. Ý nói là Kiều nhớ cha mẹ của
mình.
“Dẫu rằng trăm miệng khơn phân lẽ nào,
Trúc – côn ra sức đập vào.
Thịt nào chả nát, gan nào chẳng kinh,
Xót thay đào lý một cành.”
Đào lý là đào và mận, chỉ chung nơi tài ba hội họp của những người lỗi lạc. Tục Thơng

Chí chép: Địch Nhân Kiệt thời nhà Đường tiến cử lên vua 30 người đều là những người
tài năng. Người đương thời khen “Thiên hạ đào lý tận tại công môn” nghĩa là người hiền
tài đều ở tại nhà Ngài (chỉ nhà Địch Nhân Kiệt) mà ra. Ngoài ra Đào lý cịn dùng để ví
người con gái hay nói về tình yêu nam nữ. Sự cảm thông của tác giả dành cho Kiều, một
người con gái đẹp có số phận hẩm hiu.
“Sẵn quan âm các vườn ta,
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa.”
Cây trăm thước: ý nói cây cao lắm, có lẽ đây là cây Bồ đề, tức cây Đa cây Đề bên ta.
Trong Kinh Phật có câu: Bồ đề bách xích thụ - Cây bồ đề cao trăm thước. Hoa bốn mùa:
Do câu kệ trong Kinh Phật “Liên toạ tứ thời hoa là” trên tồ sen có hoa bốn mùa. Cả hai
cùng dùng để miêu tả cảnh Phật trong truyện nói chung.
“Nghĩ mình túng đất sầy chân,


Thế cùng nàng mới xa gần thở than:
Thiếp như con én lạc đàn,
Phải cung rầy đã sợ làn cây cong”
Mượn ý câu chữ của sách Tàu “Thương cung chi điều kiến khúc mộc nhi cao phi” : con
chim đã phải cung bắn bị thương, thấy cây cung cũng phải bay cao.Ý nói nỗi sợ của Kiều,
lấy chồng đã khổ, nay nghe nói lấy chồng càng sợ hơn, thật lịng muốn tránh né.
“Sinh càng nát ruột tan hồn,
Chén mời phải ngậm bồ hịn ráo ngay.
Tiểu thư cười nói tỉnh say,
Chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi.”
Ngậm bồ hòn: tục ngữ ta có câu “ngậm bồ hịn làm ngọt” hay “ngậm bồ hòn làm ngon”,
nghĩa là ngậm đắng nuốt cay mà phải đành chịu vậy. Trong ngữ cảnh này nhằm chỉ Thúc
Sinh buộc phải ngậm đắng nuốt cay uống cạn chén rượu vì sợ Kiều bị địn.
“Cho hay giọt nước cành dương
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.
Nâu sồng từ trở màu thiền,

Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu”
Cành dương: Theo sách Phật thì Phật Quan Âm có cành dương liễu và bình nước cam
lộ, khi muốn cứu ai thì lấy cành dương liễu nhúng nước trong bình mà rảy vào người ấy
để rửa sạch phiền não cho chúng sinh. Ở đây giọt nước cành dương dùng để chỉ phép
màu nhiệm của Phật.
“Thiền trà cạn nước hồng mai
Thong dong nối gót thư trai cùng về.
Nàng càng e lệ ủ ê,
Rỉ tai, hỏi lại hoa tì trước sau.”
Nước hồng mai: Là nước nấu bằng gốc mai già tức “gỗ lão mai”, sắc nước đỏ hồng.
Cũng có người cho là nước ướp trà hoa hồng mai, là một thứ hoa mai sắc đỏ hương rất
thơm, giảng thể cũng có nghĩa như thế.
“Canh khuya thân gái dặm trường,
Phần e đường xá, phần thương dãi dầu!
Trời đông vừa rạng ngàn dâu,
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà!”
Rạng ngàn dâu: ánh mặt trời soi rạng lên ngọn bãi dâu, ý nói mặt trời mới mọc, trời mới
sáng. Do chữ Phù tang, tên một thứ cây gọi là thần mộc. Ngày xưa, cho là mặt trời mọc
từ đấy. Hoài Nam Tử: "Triêu phát phù tang" (Buổi mai mọc lên từ phù tang).
“Còn duyên này lại còn người
Còn vầng trăng bạn còn lời nguyền xưa
Quả mai ba bảy đương vừa


Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.”
Quả mai ba bảy: Điển tích này được lấy từ phần Quốc Phong trong Kinh thi, từ 2
chương trong bài Biểu hữu mai:
BIỂU HỮU MAI – CHƯƠNG I
Biểu hữu mai,
Kỳ thực thất hề.

Cầu ngã thứ sĩ,
Đãi kỳ cát hề.
Dịch thơ:
MAI RỤNG – CHƯƠNG I
Hôm nay mai đã rụng rồi,
Giảm đi con bảy phần mười trên cây.
Sĩ phu tìm đến em đây,
Kịp trong ngày tốt lo ngay cho mà.
(Tạ Quang Phát dịch)
BIỂU HỮU MAI – CHƯƠNG II
Biểu hữu mai,
Kỳ thực sâm (tam) hề.
Cầu ngã thứ sĩ,
Đãi kỳ kim hề.
Dịch nghĩa:
MAI RỤNG – CHƯƠNG II
Hôm nay mai đã rụng thưa,
Mười phần còn lại chỉ vừa ba thơi.
Cưới em tìm đến những người,.
Hãy lo cưới gấp cho vừa hôm nay.
(Tạ Quang Phát dịch)
Hai bài thơ này ý nói đến con gái đến tuổi lấy chồng thì phải gả, gả cho kịp thì. Quả mai
rụng ý chỉ tuổi xuân đang qua, quả mai rụng ba phần rồi lại bảy phần. Nên cưới cho kịp
thời, nếu đã quá rồi thì cưới ngay hơm nay chứ khơng chờ thêm nữa. Trong Truyện Kiều,
Nguyễn Du đã dùng điển tích này là lời của Thúy Vân khuyên chị mình dù tuổi đã ngồi
hai mươi nhưng vẫn có thể nối lại tình xưa với Kim Trọng.
“Một nhà phúc lộc gồm hai
Nghìn năm dằng dặc, quan giai lần lần
Thừa gia chẳng hết nàng Vân
Một cây cù mộc, một san quế hoè (câu 3238)”

Cù mộc: được lấy từ một bài trong Kinh Thi:
CƯU MỘC 2
Nam hữu cưu mộc;
Cát lũy hoang chi.
Lạc chỉ quân tử!


Phúc lý tương chi.
Dịch nghãi:
CÂY SÀ 2
Có cây sà mọc núi nam,
Phủ che quấn khắp sắn bìm bám theo.
Vui mừng quân tử xiết bao!
Chúc người phúc lộc dồi dào giúp thêm.
(Tạ Quang Phát dịch)
Sắn bìm trong đây ý nói người vợ lẽ. Ẩn ý nhắc Kim Trọng dù Thúy Vân là vợ lẽ
những hai người vẫn sống trong cảnh một vợ một chồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh. (2000). Từ điển truyện Kiều. Nxb Văn Hóa Thơng Tin.
2. Lê Văn Hòe. (1952). Truyện Kiều chú giải. NXB Ziên Hồng.
3. Thiên Vân, Quách Văn Hòa. (2017). Thành ngữ và Điển tích trong Thi văn Việt
Nam (Quyển I, II và III). NXB Tầm Nguyên.
4. Điển
tích
Truyện
Kiều,
NXB
Đồng
Tháp,
/>truy

cập ngày 19.10.2021.
5. Trần Phương Hồ, 1996, Điển tích trong Truyện Kiều, NXB Đồng Nai
6. Truyện Kiều chú giải:
/>fbclid=IwAR1sfwSFARfGexyLvQ9aSZarIo5__mQmMa7FzIioqEHY6BsAyd8f3oi
avQo.
7. Thành ngữ và điển tích trong thi văn Việt Nam, quyển I, II, III.
8. Truyện Kiều chú giải, Lê Văn Hòe, NXB Quốc học Thư xã, 1953.
9. Từ điển Truyện Kiều, Đào Duy Anh, NXB Văn hóa thơng tin, 2000.
10. Trang thơ “Thi viện”:
/>


×