Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ths BCH ,truyền thông chính sách của ngành xây dựng trên báo điện tử” (khảo sát báo điện tử xây dựng, báo điện tử kinh tế đô thị, báo tuổi trẻ online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.84 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập của quốc tế
đất nước ta đang ngày càng đổi mới và bước vào thời kì cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước; vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, vừa phát triển
nền kinh tế đất nước hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và
thế giới. Do đó, ngành xây dựng được xem là ngành cơng nghiệp mũi nhọn
góp phần quan trọng trong q trình phát triển đất nước. Với mục tiêu đảm
bảo sự phát triển ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước theo định hướng phát triển bền vững, ngành Xây dựng đã tổ
chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
dài hạn trong các lĩnh vực của Ngành như: Định hướng quy hoạch tổng thể
phát triển các đơ thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến
lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây
dựng các vùng kinh tế trọng điểm, vùng tỉnh và các đô thị; Quy hoạch tổng
thể phát triển VLXD, xi măng, cùng với các Chiến lược, định hướng về cấp
nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị...trên phạm vi cả nước.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực của
ngành Xây dựng và nhiều cơ chế, chính sách về hoạt động xây dựng đã được
tập trung xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, đảm bảo phù
hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Xây dựng
được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ họp thứ 4, tháng 12/2003, có hiệu
lực từ ngày 1/7/2004, là sự kiện quan trọng nhất của ngành Xây dựng Việt
Nam, tạo lập khuôn khổ pháp lý và động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư
xây dựng cơng trình, hình thành thị trường xây dựng với quy mô ngày càng
rộng lớn, đa dạng, phong phú, đã làm cho các hoạt động xây dựng đi dần
vào kỷ cương, nền nếp, chất lượng xây dựng được đảm bảo.Cùng với Luật



Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Quy hoạch
đô thị… cũng đã được ban hành và có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý cho việc
quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng;
phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản;
vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua,
Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo hồn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra, Bộ cũng đã
ban hành theo thẩm quyền nhiều Thông tư, Quyết định thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính
sách, Bộ Xây dựng tập trung rà soát sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, Luật
Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản nghiên cứu dự thảo Luật Kiến trúc.
Với những chính sách đổi mới kịp thời, phù hợp, ngành xây dựng đã
tạo nên sự đổi thay trên khắp đất nước từ đô thị cho đến nông thôn. Cùng với
việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp,
khu đô thị mới, vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là việc lập đồ án quy hoạch
chung xây dựng thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 công
tác quản lý quy hoạch những năm vừa qua đã thực sự đóng góp quan trọng
trong việc tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và quốc
gia, là cơ sở để kế hoạch hóa đầu tư, phân bổ nguồn lực, giúp địa phương có
cơng cụ để xây dựng và quản lý phát triển đô thị và nông thôn.
Với khả năng tạo dựng diễn đàn để đối thoại và phản biện chính sách,
báo chí và truyền thơng tạo ra cầu nối giữa chủ thể ban hành chính sách và
đối tượng thụ hưởng chính sách. Truyền thông càng tham gia đầy đủ vào các
khâu của quy trình chính sách thì hiệu quả và tác động tích cực của chính



sách trong thực tiễn càng được nâng lên. Trong hệ thống báo chí Việt Nam,
mang đặc thù gắn bó với cơng nghệ hiện đại, báo điện tử có khả năng nhanh
chóng đưa chủ trương chính sách phát triển ngành xây dựng của Đảng và
Nhà nước đến mọi người dân, phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của
nhân dân góp phần tạo nên những tác phẩm truyền thơng chính sách có chất
lượng cao và sức lan tỏa ngày càng lớn.
Trên thực tế mặc dù hoạt động truyền thơng chính sách về ngành xây
dựng trên báo điện tử hiện nay đã đạt được một số kết quả tích cực song vẫn
tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động
truyền thơng chính sách về ngành xây dựng trên báo điện tử cần phải có
những giải pháp phù hợp và hiệu quả. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài
“Truyền thơng chính sách của ngành xây dựng trên báo điện tử” (Khảo
sát báo điện tử Xây dựng, báo điện tử Kinh tế - Đô thị, báo Tuổi Trẻ Online
từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2018) làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên
ngành báo chí của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về truyền thơng
nói chung tuy nhiên truyền thơng chính sách xây dựng còn rất hạn chế. Đây thực
sự là một khó khăn lớn của tác giả khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài này.
Một số cơng trình nghiên cứu về lý luận báo chí, truyền thơng nói
chung đã xuất bản như:
Cuốn sách “Báo chí và Dư luận xã hội” (2011) của tác giả Nguyễn Văn
Dững đã cung cấp những kiến thức về bản chất của dư luận xã hội, bản chất
hoạt động báo chí, mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội, nhà
báo và dư luận xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả kế thừa những kiến thức về mối
quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội trong luận văn của mình.



Cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2011) của tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang đã cung cấp cho tác giả những kiến thức cơ bản
về loại hình báo mạng điện tử; những đặc thù của loại hình này cũng như sự
phát triển của nó.
Sách “Truyền thơng – lý thuyết và những kỹ năng cơ bản” (2012) của
tác giả Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và tác giả Đỗ Thị Thu Hằng cung cấp
những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thơng cơ bản nói chung, truyền
thơng – vận động xã hội và truyền thông đại chúng. Trên cơ sở đó, tác giả
luận văn đã kế thừa những kiến thức liên quan đến chu trình truyền thơng,
trong đó có nghiên cứu về cơng chúng và cơng tác nghiên cứu phản hồi,
giám sát, đánh giá và động viên.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (2012) của tác giả Nguyễn Văn
Dững chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệ thống
khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, như về khái niệm về đặc điểm báo chí,
bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của
báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí. Trên
cơ sở đó, tác giả luận văn đã kế thừa những kiến thức về công chúng và cơ
chế tác động của báo chí, về các chức năng của báo chí để làm cơ sở cho lý
thuyết về truyền thơng chính sách trên báo mạng điện tử.
Sách “Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo” (2014) của
tác giả Nguyễn Thị Trường Giang – Nguyễn Trí Nhiệm (đồng chủ biên)
cung cấp cho tác giả kiến thức liên quan đến đặc trưng và phương pháp sáng
tạo các thể loại báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử một cách hệ
thống và bài bản.
Sách “Phản biện xã hội của báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nổi
bật” của tác giả Phan Văn Kiền (2015) không những cung cấp cho tác giả
những lý luận cơ bản về phản biện xã hội và phản biện xã hội trên báo chí



mà còn cung cấp những phương thức, nghệ thuật phản biện qua từng sự kiện
tiêu biểu trên báo chí.
Sách “Báo chí truyền thơng – Những vấn đề đương đại” (2015) của tác
giả Nguyễn Trí Nhiệm đã cung cấp cho tác giả kỹ năng phản biện chính sách
của nhà báo.
Cuốn “Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam” (2017) của tác
giả Nguyễn Văn Dững đã cung cấp cho tác giả kiến thức về khung pháp lý,
khung lý thuyết, mơi trường văn hóa của Việt Nam cho giám sát, phản biện
xã hội của báo chí – truyền thơng, nhằm mục đích ngày một nâng cao năng
lực hiệu quả tác động của báo chí – truyền thơng vì mục tiêu phát triển đất
nước.
Một số cơng trình nghiên cứu về lý luận truyền thơng chính sách như:
Sách “Truyền thơng chính sách – truyền tải thông tin và can thiệp
hiệu quả tới các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản
và HIV/AIDS tại Việt Nam” do Trường đại học Y tế cộng đồng, văn phòng
tư liệu dân số Mỹ (2009). Cuốn sách cung cấp lý luận về chính sách đồng
thời xây dựng chiến lược truyền tải thông tin, truyền tải thông tin qua các
phương tiện truyền thông, bản thơng tin khuyến nghị chính sách, bài trình
bày cá nhân...
Sách “Chính sách cơng Những vấn đề cơ bản” (2014) của tác giả
Nguyễn Hữu Hải đã cung cấp cho tác giả những kiến thức lý luận chung
nhất về chính sách cơng, nhất là chu trình chính sách cơng; ngun tắc, căn
cứ, các bước và phương pháp, cơng cụ hoạch định chính sách cơng; cơng tác
phân tích, đánh giá chính sách cơng.
Sách “Giám sát và đánh giá chính sách cơng” (2016) của tác giả Lê
Văn Hòa đã cung cấp cho tác giả kiến thức về những vấn đề cơ bản về chính
sách công; về đánh giá tác động; đo lường kết quả thực hiện chính sách


công; kết hợp các phương pháp đánh giá tác động và đánh giá tác động

chương trình có nhiều can thiệp; tổ chức đánh giá tác động chính sách
Cuốn sách “Truyền thơng chính sách – kinh nghiệm Việt Nam và Hàn
Quốc” do Học viện báo và tuyên truyền, Báo Đại biểu nhân dân và Cơ quan
hợp tác quốc tế Hàn Quốc (đồng chủ biên - 2017). Cuốn sách là tập hợp các
bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc tại Hội
thảo khoa học quốc tế cùng tên, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác đào
tạo, nghiên cứu và thực hành truyền thơng chính sách tại Việt Nam. Cuốn
sách đã cung cấp thêm cho tác giả những lý luận về truyền thơng chính sách
để định hướng hoạt động truyền thơng chính sách trong thực tiễn được
chun nghiệp, hiệu quả.
Ngồi ra cịn có một số Luận văn thạc sĩ nghiên cứu có liên quan đến
đề tài với nội dung về lý luận và mới dừng lại ở hoạt động tuyên truyền các
chính sách như:
Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng, Học viện báo chí và tuyên
truyền (2013) của Vũ Mạnh Cường về “Vấn đề tuyên truyền xây dựng nơng
thơn mới trên báo chí Quảng Ninh”.
Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện báo chí và tuyên truyền (2013) của
Trần Thị Thùy Linh về “ Tuyên truyền xây dựng nơng thơn mới trên sóng truyền
hình, đài phát thanh – truyền hình Nghệ An).
Một số cuộc hội thảo quốc tế chun sâu về truyền thơng chính sách
như:
Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thơng chính sách - Kinh nghiệm
Việt Nam và Hàn Quốc” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, báo Đại biểu
Nhân dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức ngày
1/11/2016. Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà
quản lý trao đổi về thực trạng, kinh nghiệm truyền thơng chính sách của Việt


Nam và Hàn Quốc, từ đó tìm ra những sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu
quả truyền thơng chính sách.

Hội thảo khoa học quốc tế - truyền thơng chính sách và đồng thuận xã
hội do Cổng TTĐT Chính phủ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng với
Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức ngày 1/11/2017.
Hội thảo chỉ rõ tầm quan trọng, vai trò của truyền thơng chính sách và đồng
thuận xã hội có mối quan hệ mật thiết, từ đó nêu lên một số mơ hình nhằm
nâng cao hiệu quả truyền thơng chính sách
Luận văn “Truyền thơng chính sách của ngành xây dựng trên báo
điện tử”, là cơng trình khoa học đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề truyền
thơng chính sách ngành xây dựng trên báo điện tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn
khảo sát thực trạng truyền thông chính sách của ngành xây dựng trên báo
điện tử ( khảo sát 3 tờ báo) để chỉ ra được những thành cơng, hạn chế từ đó
đề xuất giải pháp nâng cao truyền thơng chính sách về ngành xây dựng trên
báo điện tử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu chính sau:
Thứ nhất, khái quát và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
truyền thơng chính sách của ngành xây dựng như khái niệm, tầm quan trọng
và những đặc điểm của truyền thơng chính sách…
Thứ hai, đánh giá thực trạng truyền thơng về chính sách của ngành
xây dựng thơng qua một số chính sách nổi bật được đăng tải trên 3 tờ báo
điện tử là báo Xây dựng , Kinh tế - Đô thị và Tuổi trẻ trong khoảng thời gian


từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2018, từ đó phân tích các nguyên nhân của
những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao truyền thơng chính

sách của ngành xây dựng trên báo Xây dựng , Kinh tế - Đô thị và Tuổi trẻ
cũng như trên báo mạng điện tử Việt Nam nói chung hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về truyền thơng chính sách của ngành
xây dựng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 3 tờ báo báo điện tử xây dựng
(baoxaydung.com.vn), báo Kinh tế - đô thị (kinhtedothi.vn) và Tuổi trẻ
Online (Tuoitre.com.vn) trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng
6/2018. Đây là 3 tờ báo mạng điện tử có số lượng tin, bài truyền thơng
chính sách về ngành xây dựng xuất hiện khá thường xuyên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị, tính chất và nhiệm vụ của báo chí
và nhà báo cách mạng.
Đồng thời, luận văn cũng sử dụng một số lý thuyết về truyền thơng,
chính sách của một số tác giả trong và ngoài nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng với mục đích khái
quát, bổ sung cho hệ thống lý thuyết về truyền thơng chính sách nói chung.
Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc khảo sát thực tế cũng như đánh giá kết
quả khảo sát và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.



Phương pháp phân tích nội dung thơng điệp: khảo sát nội dung, hình
thức thơng tin về một số chính sách của ngành xây dựng trên 3 tờ báo điện
tử ( từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2018). Cụ thể là các chính sách:
+ Luật Kinh doanh Bất động sản Số: 66/2014/QH13 ( thơng qua ngày
25/11/2014, chính thức có hiệu lực từ 1/7/2015) và Nghị định số
76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản.
Đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh BĐS và quy định rõ các
trường hợp khơng phải thành lập doanh nghiệp, khơng cần phải có vốn pháp
định (thông qua các quy định: doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác
nhận về mức vốn pháp định, mà cơ quan nhà nước sẽ căn cứ luôn vào số vốn
điều lệ của doanh nghiệp để xác định. Đồng thời quy định cụ thể 7 trường
hợp bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS quy mô nhỏ, không thường xuyên
không phải thành lập doanh nghiệp, khơng cần phải có vốn pháp định
Quy định này đã giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi, thơng
thống cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân khi đăng ký kinh doanh
BĐS, cũng như khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS có
quy mơ nhỏ, khơng thường xun.
+ Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ( thơng qua ngày 25/11/2014, chính
thức có hiệu lực từ 1/7/2015) và Nghị định Số: 100/2015/NĐ-CP ngày
20/10/2015 về phát triển và quản lí nhà ở xã hội. Nghị định này quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở
xã hội quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13.
Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia
phát triển nhà ở xã hội (thông qua việc miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn tín dụng với
lãi suất ưu đãi…).


Các chính sách ưu đãi này của Nhà nước đã khuyến khích, hỗ trợ, tạo

điều kiện rất nhiều cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân tham gia
đầu tư phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính
sách xã hội, người nghèo khu vực nông thôn, người thu nhập thấp tại các đơ
thị. Chính sách này vừa giúp chăm lo được nhà ở cho các đối tượng đang có
nhiều khó khăn về nhà ở, vừa góp phần bảo đảm an sinh xã hội của đất
nước. Nhờ có chính sách này, thời gian qua đã có hàng trăm ngàn hộ gia
đình, hàng triệu người nghèo, người thu nhập thấp sớm có điều kiện cải
thiện nhà ở.chính sách này đã thúc đẩy việc điều chỉnh cơ cấu hàng hóa BĐS
một cách hợp lý, khắc phục lệch pha cung - cầu, góp phần giúp cho thị
trường BĐS hồi phục tích cực.
+ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng. Nghị
định quy định các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bao gồm: quy hoạch
phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
hoạt động đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý, kinh doanh vật liệu
xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dưng tiết kiệm tài nguyên
khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, than thiện với mơi trường. Nghị định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2016 và thay thế Nghị định
số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý
vật liệu xây dựng./.
Phương pháp phỏng vấn sâu: dùng để phỏng vấn các chuyên gia; nhà
lãnh đạo của ngành xây dựng; phóng viên, nhà báo đang hoạt động tại 3 tờ
báo điện tử và cơng chúng báo chí (tại các cơng ty liên quan về xây dựng)
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần hồn thiện, bổ sung thêm lý luận về truyền thơng
chính sách nói chung và truyền thơng chính sách trên báo mạng điện tử nói


riêng. Từ đó có thể làm tài liệu tham khảo trong việc đào tạo, giảng dạy báo
chí và báo mạng điện tử.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc khảo sát truyền thơng chính sách của ngành xây
dựng trên 3 báo mạng điện tử là báo xây dựng , kinh tế - đơ thị và Tuổi trẻ
đề tài hy vọng có thể giúp cho ngành xây dựng, các cơ quan báo chí, cơ quan
quản lý sẽ có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện truyền
thơng chính sách của ngành xây dựng trên báo mạng điện tử cũng như các
phương tiện truyền thông đại chúng khác. Đồng thời, hệ thống báo mạng
điện tử, các phóng viên, nhà báo nhìn rõ hơn sự thành cơng và hạn chế của
các hình thức chuyển tải thơng tin để từ đó có sự thay đổi, phát triển sao cho
phù hợp.
7. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính, luận văn bao gồm 3 chương; … tiết; ….trang.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THƠNG CHÍNH
SÁCH CỦA NGÀNH XÂY DỰNG
1.1.

Các khái niệm liên quan

1.2. Tầm quan trọng và những đặc điểm của truyền thơng chính sách
1.3. Một số chính sách mới của ngành xây dựng trong thời gian gần
đây
1.4. Đặc trưng, thế mạnh của báo điện tử trong việc truyền thơng
chính sách
1.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng tin bài truyền thơng về chính sách
của ngành xây dựng


Chương 2

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRUYỀN THƠNG VỀ CHÍNH SÁCH
CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
2.1. Giới thiệu về các tờ báo khảo sát
2.1.1. Báo điện tử Xây dựng
2.1.2. Báo điện tử Kinh tế - Đô thị
2.1.3. Báo Tuổi trẻ Online
2.2. Tần suất và mật độ truyền thông về các chính sách của ngành xây
dựng
2.3. Những nội dung chính về các chính sách được thể hiện trên báo
mạng điện tử
2.4. Hình thức chuyển tải thơng tin về các chính sách
2.5. Đánh giá thành công, hạn chế
Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ
NÂNG CAO TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÀNH XÂY
DỰNG
3.1. Các vấn đề đặt ra
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Đối với cơ quan quản lí
3.2.2. Đối với phóng viên, nhà báo
3.3. Kiến nghị
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà
Nội.


2. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ
bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Phan Văn Kiền (2015), Phản biện xã hội của báo chí Việt Nam qua
một số sự kiện nổi bật, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội
4. Nguyễn Trí Nhiệm (2015), Báo chí truyền thơng – Những vấn đề
đương đại, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dững (2017), Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt
Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách cơng Những vấn đề cơ bản,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách cơng, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012): Truyền
thông – Lý thuyết và kĩ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động
10.Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Xu hướng phát triển của báo mạng
điện tử Việt Nam, Songtre.tv ngày 24/8/2010, Hà Nội.
11. Nguyễn Trí Nhiệm – Nguyễn Thị Trường Giang (2014): Báo mạng điện
tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia – Sự
thật, Hà Nội.
12.Claudia Mast (2004), Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản –
NXB Thông tấn, Hà Nội.
13.Học viện báo và tuyên truyền, Báo Đại biểu nhân dân và Cơ quan hợp
tác quốc tế Hàn Quốc (đồng chủ biên, 2017): “Truyền thơng chính
sách – kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc”, NXB Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội.
14.Trường đại học Y tế cộng đồng, văn phòng tư liệu dân số Mỹ (2009),
Truyền thơng chính sách – truyền tải thơng tin và can thiệp hiệu quả
tới các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và
HIV/AIDS tại Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.



15.VIKHAM,SANAMXAY ( 2014 ) – hoạt động truyền thông cho chính
sách “3 cơng tác xây dựng” của sở cơng thương tỉnh ATTAPEU ở
nước CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO, Luận văn Thạc sỹ
Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và tuyên truyền
16.Vũ Mạnh Cường (2013), Vấn đề tuyên truyền xây dựng nơng thơn
mới trên báo chí Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại
chúng, Học viện báo chí và tuyên truyền.
17.Trần Thị Thùy Linh (2013), Tuyên truyền xây dựng nơng thơn mới trên
sóng truyền hình, đài phát thanh – truyền hình Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ
Báo chí, Học viện báo chí và tuyên truyền.
18.Quốc hội (2014), Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13
19. Chính phủ (2015), Nghị định số: 100/2015/NĐ-CP về phát triển và
quản lí nhà ở xã hội
20. Chính phủ (2016), Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu
xây dựng
21. Quốc hội (2014), Luật nhà ở số 65/2014/QH13
22. Chính phủ (2015), Nghị định số: 100/2015/NĐ-CP về phát triển và
quản lí nhà ở xã hội.
Các trang website
- – cổng thông tin điện tử Chính phủ nước
-

CHXHCN VN
www.xaydung.gov.vn – cổng thơng tin điện tử Bộ xây dựng
www.baoxaydung.com.vn – Báo điện tử Xây dựng
- Báo Kinh tế - Đô thị
- báo Tuổi trẻ online
– Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp
- Chi hội nhà báo khoa Phát thanh truyền hình, Học
viện báo chí và tuyên truyền





×