Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Ths BCH báo pathetlao truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 89 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHDCND LÀO.............................7
1.1. Một số khái niệm về truyền thông hoạt động sản xuất nông nghiệp...........................7
1.2. Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác truyền thông hoạt
động sản xuất trong ngành nông nghiệp..................................................................10
Chương II KHẢO SÁT BÁO PATHETLAO TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHDCND LÀO..............21
2.1. Vài nét về báo Phathetlao.................................................................................21
2.2. Thực trạng công tác truyền thông về hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp
trên báo Pathetlao....................................................................................................28
2.3. Nhận xét chung về báo Pathetlao trong công tác truyền thông về hoạt động sản
xuất trong ngành nông nghiệp.................................................................................40
Chương III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI BÁO PATHETLAO TRONG CÔNG
TÁC TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNHNÔNG
NGHIỆP CHDCND LÀO......................................................................................46
3.1. Đề xuất với lãnh đạo, quản lý báo chí...............................................................46
3.2. Một số đề xuất với tồ soạn Báo KPL..............................................................50
3.3. Một số đề xuất với phóng viên.........................................................................55
KẾT LUẬN............................................................................................................59
TẢI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................62
PHỤ LỤC...............................................................................................................65


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHDCND Lào :
KPL
:
BCCM


:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Báo Pathetlao
Báo chí cách mạng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

Hình 2.1. Mơ hình tở chức bộ máy tòa soạn báo Pathetlao......................................27
Bảng 2.1. Số lượng tin, bài có nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất trong
ngành nông nghiệp trên KPL năm 2017...................................................................29
Biểu đồ 2.1. Số lượng thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp trên báo
Pathetlao từ tháng 1- 12 năm 2017..........................................................................30
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tin bài viết về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp được
đăng trên báo Pathetlao năm 2017...........................................................................31
Biểu đồ 2.3. Nội dung về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp được đăng
tải trên KPL năm 2017.............................................................................................34
Hình 2.2. Chuyên trang Tin và Thời sự trên KPL....................................................36
Hình. 2.3. Chuyên trang Thế giới và Thời sự trên KPL...........................................37
Hình 2.4 Chuyên trang Quảng cáo và Dịch vụ trên KPL.........................................37
Hình 2.5 Chuyên trang Kinh tế và Xã hội................................................................38
Hình 2.6 Chuyên trang Sự kiện và Phát triển trên KPL...........................................38
Biểu đổ 2.4. Các tin bài về HĐSXNN được đăng trên các trang báo Pathetlao
năm 2017................................................................................................................39


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỷ giữ gìn và phát triển đất nước, báo chí cách mạng Lào

(BCCM Lào) ln giữ vai trị là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước,
tuyên truyền về tất cả các lĩnh vực trong nước và nước ngoài. Trong khi đó,
việc truyền thơng về hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp cũng là một
trong các nhiệm vụ tuyên truyền đó. Các cơ quan BCCM Lào đã chú ý để
truyền tải các thông tin về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp tới bà
con, các doanh nghiệp bởi mục đích nhằm thức đẩy, nâng cao và phát triển
hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn
mới theo chủ trương của Đảng. Tóm lại, việc truyền thơng về hoạt động sản
xuất của ngành nông nghiệp rất quan trọng đối với nền kinh tế của một đất
nước nông nghiệp như CHDCND Lào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, chính phủ đã đặt
ra phương hướng về ngành nông nghiệp đến năm 2025: “Ngành nông nghiệp
phải đảm bảo trật tự lượng thực - chất lượng thực phẩm, sản phẩm nông
nghiệp; phát triển nông nghiệp sạch; đảm bảo và bền vững trên cơ sở
chuyền thành cơng nghiệp hóa và khoa học gắn liền với xây dựng nơng thơn
để đóng góp phát triển kinh tế tồn quốc”.[26 tr.67]
Từ đó, sản phẩm trong ngành nông nghiệp chiếm một phần trong chiến
lược phát triển kinh tế trước mắt và dài hạn của nước CHDCND Lào. Với đặc
điểm là nước nhỏ, kinh tế đang phát triển, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa
vào sản xuất nơng nghiệp, đất rộng người ít, nền nơng nghiệp của Lào mới ở
giai đoạn bắt đầu phát triển. Hoạt động sản xuất nông nghiệp dựa trên sự tổng
hợp của việc sử dụng nguồn năng lực sản xuất trong quan hệ kết hợp hợp lý
với điều kiện kinh tế tự nhiên và sử dụng những thành tựu mới nhất về khoa
học và kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc truyền thơng về hoạt động sản xuất trong

1


ngành nơng nghiệp trên báo chí Lào đã và đang được chú trọng. Các báo phân
tích sâu sắc và quan tâm đến vấn đề này, trong đó, có báo Pathetlao (KPL).

KPL là cơ quan ngơn luận của Chính phủ trực thuộc Bộ Thơng tin,Văn
hóa và Du lịch, là tờ báo in cách mạng ra đời sớm nhất ở Lào, là thơng tấn xã
Lào, có nhiệm vụ thực hiện chức năng báo chí về việc truyền bá, tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng, quy định, pháp luật, kế hoạch, các
nghị quyết, kế hoạch của Nhà nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển,
KPL có vai trị quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền hoạt động sản
xuất trong ngành nông nghiệp, cổ vũ tinh thần dân tộc cho quần chúng, nhân
dân Lào. Vấn đề sản xuất trong ngành nông nghiệp trên KPL được đăng tải
như thế nào là điều khơng chỉ bạn đọc Lào, báo chí Lào quan tâm và nghiên
cứu mà còn sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho nhà nghiên cứu báo chí Lào
và nước ngồi.
Mặc dù báo chí Lào ln coi trọng và thực hiện thường xuyên, liên
tục công tác phát hiện, biểu dương, tuyên truyền về việc sản xuất nông
nghiệp thông qua những tác phẩm báo chí nhằm hướng dẫn dư luận, cở vũ
toàn Đảng, toàn dân trên phạm vi cả nước để đẩy mạnh phong trào thi đua,
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhưng cho đến nay, công tác
truyền thông về chuỗi sản xuất nông nghiệp rên KPL chưa từng được
nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và đề ra những giải pháp để phát huy những
mặt ưu điểm, khắc phục các mặt hạn chế để thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn
và hiệu quả hơn.
Những lý do nói trên, đã thơi thúc khóa luận nghiên cứu đề tài: “Báo
Pathetlao truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp
CHDCND Lào” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học ngành báo chí,
chuyên ngành báo in, phần nào cũng là muốn làm rõ hơn thực trạng hoạt động
sản xuất trong ngành nông nghiệp trên tờ báo này, từ đó có những kiến nghị,
giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế trong công tác hoạt động sản
xuất trong ngành nông nghiệp trên KPL.

2



2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Trên thế giới, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về truyền thông,
truyền thông về hoạt động truyền thông về sản xuất, truyền thông về hoạt
động sản xuất nông nghiệp hoặc hoạt động truyền thông về kinh tế nông
nghiệp với những nội dung, phạm vi và cách tiếp cận khác nhau, phần lớn là
nghiên cứu sâu về các thể loại, loại hình báo chí truyền thơng, cách truyền
thơng, phương hướng, chính sách phát triển ngành nơng nghiệp… Chẳng
hạn như:
- PGS.TS.Dương Xn Sơn với “Các loại hình báo chí truyền thơng”,
NXB Thông tin – Truyền thông, năm 2016. Tác giả đã nghiên cứu sâu về
những vấn đề chung về truyền thông và truyền thơng đại chúng và phân tích
rõ các loại hình báo chí truyền thơng.
- Trong giáo trình “ Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của
PGS.TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), TS.Đỗ Thu Hằng, đã lý giải về quan
niệm chung về truyền thông, truyền thông trực tiếp, truyền thơng các nhân,
truyền thơng nhóm, truyền thơng đại chúng, chu trình truyền thơng, lập kế
hoạch truyền thơng, giám sát, đánh giá và duy trì hoạt động truyền thơng. Với
vấn đề truyền thông đại chúng, tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, đối
tượng, chức năng xã hội cơ bản và các kênh truyền thông đại chúng.
Ở nước CHDCND Lào, từ trước đến nay các tài liệu nghiên cứu về báo
chí cịn rất hạn chế. Thực tế, vẫn có một số tài liệu liên quan tới vấn đề này.
Có thể nêu lên một số đề tài nghiên cứu như sau:
- Mayman MUNTY với khóa luận tốt nghiệp Thạc sĩ “ Nâng cao chất
lượng hoạt động báo chí ở nước CHDCND Lào hiện nay”(2007), nhưng tác
giả đã nghiên sâu về hoạt động báo chí trong phạm vi cả nước.
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2005) của Somxai SENKHAMYONG với “Đại truyền hình Quốc gia
Lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp”. Tác giả đã đi


3


sâu phân tích các hoạt động cơng tác tun truyền của đài truyền hình Quốc
gia Lào về vấn đề kinh tế nơng nghiệp.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu về truyền thông trong hoạt động sản
xuất của ngành nông nghiệp CHDCND Lào trên KPL hồn tồn mới, chưa
từng có cơng trình nào nghiên cứu đến vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở các tiêu chí khảo sát
vấn đề truyền thơng hoạt động sản xuất trong nghành nơng nghiệp trên KPL
nói chung, để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển truyền thông về hoạt
động sản xuất trong ngành nơng nghiệp trên KPL nói riêng. Từ đó đưa ra một
số đề xuất nhằm thúc đẩy công tác truyền thông hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành nơng nghiệp nước CHDCND Lào.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận dựa trên cơ sở:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông hoạt động sản
xuất trong ngành nông nghiệp ở Lào hiện nay,
- Tiến hành khảo sát những yếu tố về nội dung và hình thức trong các
tác phẩm báo chí - truyền thơng đã viết về hoạt động sản xuất trong ngành
nông nghiệp trên KPL,
- Tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức của cơng tác truyền
thơng hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp trên KPL,
- Đưa ra những đề xuất về công tác truyền thông về hoạt động sản xuất
trong ngành nông nghiệp Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của khóa luận là các chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước có nội dung liên quan đến hoạt động báo chí trong ngành nơng

4


nghiệp và công tác truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông
nghiệp ở Lào trên tờ báo in KPL.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt
động báo chí trong chuỗi sản xuất nơng nghiệp ở Lào. Đề tài khảo sát các bài
báo viết về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp trên tờ báo KPL, từ
tháng 01 đến tháng 12 năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
nền tảng để nghiên cứu; dựa trên cơ sở lý luận Mac-Lenin, tư tưởng, chủ
trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và chính sách Nhà nước về quản
lý ngành báo chí và phát triển nơng nghiệp – nông thôn.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng:
- Phương pháp phân tích văn bản. Đọc, xem và phân tích các tài liệu
bằng văn bản về lý luận về báo chí, nơng nghiệp…có liên quan đến đề tài,
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh được sử dụng để
nghiên cứu các tác phẩm báo chí truyền thơng về hoạt động sản xuất trong
ngành nông nghiệp trên KPL,
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số phóng viên theo dõi
mảng nông nghiệp, Ban Biên tập KPL và chuyên gia của Bộ Nông – Lâm

nghiệp Lào.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thơng qua đề tài khóa luận, tác giả đã đưa ra cái nhìn cận cảnh hơn về
hoạt động của KPL, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu và các cơ sở đào tạo về báo chí, nhất là KPL.

5


6.2. Giá trị thực tiễn của khóa luận
Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi những mặt tổn tại trong việc
truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp để có thể đáp
ứng tối đa cho nhu cậu và tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng. Tiếp
nhận những kiến thức mới, kỹ nặng, kỹ thuật - khoa học mới làm tăng hiệu
quả sản phẩm nông nghiệp, góp phần tích cực đưa nền nơng nghiệp cả nước
tiến tới hiện đại trong xu thế hội nhập thế giới.
Kết quả đạt được của khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
các nhà báo viết về vấn đề sản xuất trong ngành nông nghiệp của Lào. Là cơ
sở để góp phần nâng cao chất lượng cơng tác báo chí cho các cơ quan báo chí
ở Lào nói chung, KPL riêng.
Khóa luận là cơng trình nghiên cứu đề cập một cách cơ bản và hệ
thống hoạt động của báo chí trong việc tuyên truyền về chuỗi sản xuất sản
phẩm nơng nghiệp. Do vậy, nó có ý nghĩa tích cực nhằm chia sẻ kinh
nghiệm với các cơ quan báo chí, nhà khoa học, các doanh nghiệp, người
nơng dân, nhà quản lý đã và đang quan tâm đến việc tuyên truyền, quảng bá
sản phẩm nông nghiệp.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương và 8 tiết:


6


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHDCND LÀO
1.1. Một số khái niệm về truyền thông hoạt
động sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn ni, sơ chế nơng sản; theo nghĩa
rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Theo cuốn giáo trình “Hệ thống nông nghiệp” (Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội – 1999) lại đưa ra khái niệm : “Nông nghiệp là một loại hoạt
động của con người được tiến hành chủ yếu để sản xuất ra lương thực, sợi,
chất đốt cũng như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kĩ lưỡng và
sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành sản
xuất vật chất cổ nhất có lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm, khi mà các bộ
lạc nguyên thuỷ ở đầu thời kì đồ đá mới.[13,tr 17]
Nơng nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi
nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và
nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Nền nông nghiệp hiện đại
trong thời kỳ đổi mới ở Lào đang cố vượt ra khỏi nền sản xuất nông nghiệp
truyền thống sang nông nghiệp thị trường.
1.1.2. Khái niệm về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp
Sản xuất là q trình làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ để sử dụng, hay để

trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính

7


sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm?.
Còn hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế
giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con
người (chủ thể). Dựa vào các khái niệm trên, hoạt động sản xuất trong ngành
nơng nghiệp là q trình làm ra sản phẩm và dịch vụ trong ngành nông nghiệp
để sử dụng cá nhân, chung và thương mại.
1.1.3. Khái niệm về truyền thông hoạt động sản xuất trong ngành
nông nghiệp
Khi tìm hiểu đến truyền thơng, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã
có luận điểm của mình khác nhau và chưa thông nhất. Dưới đây là một số
khái niệm:
Theo tử điển Oxford truyền thông (communication) là thông báo hoặc
trao đổi thơng tin bằng cách nói, viết hoặc sử dụng các công cụ để truyền đạt,
truyền thông là sự gửi và nhận thơng tin.
Theo Jonh R.Hober(1954), truyền thơng là q trình trao đổi tư duy
hoặc ý tượng bằng lời.
Martin P.Adelsm cho rằng: “Truyền thơng là q trình liên tực, qua đó
chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta.
Đó là một q trình ln thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống”
Cịn theo Frank Dance (1970), truyền thơng là q trình làm cho cái
trước đây là độc quyền của một hoặc vài người thành cái chung của hai hoặc
nhiều người. Tức là truyền thơng giúp phá vỡ tính độc quyền và q trình
truyền thơng có thể phá bỏ tính chun quyền.

Theo cuốn giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS.TS. Nguyễn Văn
Dững (Nxb Lao động, 2012) đã nêu lên những luận điểm của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu và từ đó rút ra khái niệm của truyền thơng.

8


Trong cuốn “Các lồi hình báo chí truyền thơng” (2016) của PGS.TS
Dương Xn Sơn đã cho rằng: truyền thơng có nghĩa là sự truyền đạt, thông
tin, thông báo, giao tiếp, trao đởi, liên lạc, giao thơng... Thuật ngữ “truyền
thơng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “commune” với nghĩa là “chung” hoặc
cộng đồng”. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con dường, phương tiền
để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những các nhân với các nhân, các nhân
với cộng đồng xã hội. Nhờ truyền thông – giao tiếp mà còn người tự nhiên trở
thành người xã hội.
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với sự phát triển của loài
người. Ban đầu, những thành viên trong bộ lạc sử dụng truyền thông để thông
báo cho nhau nơi săn bắt, cách thức săn bắt. Đó là điều kiện tạo nên những
mối quan hệ xã hội giữa người với người. Thiếu truyền thông - giao tiếp, con
người và xã hội loại người khó hình vi và phát triển. Con người, từ xa xưa cho
đến nay, khi chung sống trong một cồng động cần phải hiểu nhau và thông
cảm cho nhau.
Trên thực tế, truyền thơng đã có từ lâu. Thời đại Hy Lạp, Aristotle đã
đề xuất một mơ hình truyền thơng rất gần gũi với mơ hình tuyến tính, sau đó
Claude Shanon đã đưa ra kinh nghiệm phát triển của khoa học cho thấy lý
thuyết này sinh khi con người muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa các dữ kiện và
lý thuyết là sự kết nối một cách khách quan dữ liệu đó.
Theo định nghĩa của một số nhà khoa học, lý thuyết truyền thông thể
hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện truyền thông trong hành vi của con người,
truyền thơng là một q trình có liên quan đến nhận thức hoặc hành vi.

Truyền thơng là nhằm mục đích tạo nên sự đồng nhất hoặc ít ra cũng rút ngắn
khoảng cách ấy.
Từ các khái niệm trên, có thể cho khái niệm của truyền thông về hoạt
động sản xuất trong ngành nông nghiệp là những thông báo hoặc trao đổi thơng
tin về q trình làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

9


1.2. Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác
truyền thông hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội Lào đối với phát triển nông nghiệp
Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm
giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đơng. Lào có cảnh quan
rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao
2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Dãy Trường Sơn tạo thành
hầu hết biên giới phía đơng với Việt Nam, cịn sơng Mekong tạo thành một
đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan. Có hai cao ngun là Xiangkhoang
tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh
hưởng của gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô
kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Lào được phân thành ba khu vực địa lý: bắc,
trung và nam.
Nông nghiệp là nguồn sống chính của người dân Lào. Sau giải phóng,
ngành nơng nghiệp của Lào ln đạt mức tăng trưởng bình qn hàng năm
khoảng 4 - 5% và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân (năm 2017
khoảng 18,8% của GDP).
Bước tiến rõ nét nhất của ngành nông nghiệp Lào là việc phá thế
độc canh, tự phát, dựa vào thiên nhiên và thay vào đó là sự phát triển đa
dạng. Nếu như trước đây ở Lào chỉ làm một vụ lúa mùa thì nay đã có
thêm vụ chiêm.

Hiện nay đã xuất hiện nhiều trang trại trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều
loại con vật; nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, tạo việc làm tại
chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp và xóa đói, giảm nghèo ở
khu vực nông thôn và miền núi. Ngành chăn nuôi gia súc của Lào luôn đạt
mức tăng trưởng khoảng 3%/năm, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của
người dân và xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 70 triệu USD/năm. Gạo hiện
là một trong những mặt hàng quan trọng trong thị trường nội địa Lào cũng
như xuất khẩu, bên cạnh cà phê, ngơ, chè, mía, sắn và các loại đậu hạt

10


Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú. Nông dân sống ở khu vực
nông nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi
trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học
kỹ thuật còn lạc hậu. Đại bộ phận, xét một cách tổng thể, các nước đang phát
triển và kém phát triển có trên 80% dân số và 70% lao động xã hội tập trung ở
nông với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ
lao động thấp. Người nơng ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa là
những người tiêu thụ sản phẩm của chính bản thân họ làm ra. Bởi vậy, tính
phối hợp liên ngành (cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn ở mức
độ thấp, đóng góp từ khu vực nơng nghiệp và thu nhập quốc dân chưa cao và
bất ổn định.
Đặc điểm của ngành nông nghiệp ở Lào là đất rừng. Đây là đặc điểm
quan trọng phân biệt nông nghiệp với cơng nghiệp. Khơng ít có sản xuất nơng
nghiệp nếu khơng có đất đai. Quy mơ và phương hướng sản xuất mức độ
thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc điểm
này đòi hỏi trong sản xuất nơng nghiệp phải duy trì và nâng cao độ Ph cho
đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng
sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn
của quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tơn trọng các quy luật sinh
học, quy luật tự nhiên là một địi hỏi quan trọng trong q trình sản xuất
nơng nghiệp.
- Sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ. Đây là đặc điểm điển hình của
sản xuất nơng nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát
triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua
hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời
gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không

11


phù hợp nói trên là ngun nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng
này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nơng nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất
(tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Đặc điểm
này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật ni.
Cây trồng và vật ni chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ
bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, khơng khí và dinh dưỡng. Các
yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất
và không thể thay thế nhau.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất
hàng hóa. Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển
các vùng chun mơn hóa nơng nghiệp và đẩy mạnh chế biến nơng sản để
nâng cao giá trị thương phẩm.
1.2.2. Vai trò của báo chí Lào nói chung, KPL nói riêng với hoạt
đồng sản xuất trong ngành nông nghiệp.
Trong lịch sử cách mạng Lào, báo chí cách mạng Lào đóng vai trị vơ

cùng quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, Nhà nước, đã vận
dụng sáng tạo quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Kaisone PHOMVIHAN về
tuyên truyền về ngành nơng nghiệp, đồng thời khẳng định được vai trị và tầm
quan trọng khơng thể thiếu của báo chí nói chung, cơng tác truyền thơng về
ngành nơng nghiệp trong q trình xây dựng và phát triển đất nước. Đó là vai
trị định hướng dư luận, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, để thoát
khỏi đất nước kém phát triển. Sứ mệnh phát triển, cổ vũ, nâng đỡ kịp thời các
nhân tố mới, bài học kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi vào thực tiễn cuộc
sống là nhiệm vụ quan trọng của báo chí cách mạng Lào.
Trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, việc truyền thông về
hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp đã phát huy vai trị định hướng
tư tưởng kinh tế chính trị, cở vũ, động viên tồn Đảng, tồn dân vượt qua mọi

12


khó khăn, thử thách, năng động sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu
nước, góp phần vào việc xây dựng con người mới, xây dựng xã hội ngày một
tiến bộ, văn minh. Trong Đại hội báo chí tồn quốc lần thứ III năm 2007
khẳng định: “Báo chí khơng chỉ là vũ khí, tư tưởng sắc bén, lợi hại mà cịn là
người cở động tập thể, người tở chức tập thể, điều này càng đúng trong thời
đại bùng nổ thông tin hiện nay” [21, tr. 6].
Trong thời kỳ toàn cầu hóa, báo chí truyền thơng về ngành nơng nghiệp
cịn là thực hiện tốt chức năng đối ngoại. Các vấn đề trồng trọt, chăn ni của
Lào được báo chí giới thiệu với bạn bè quốc tế, cho họ hiểu, thấy được về
mảnh đất Lào tươi đẹp, kiên cường, anh dũng với những con người mang
nhiều tốt đẹp; trong chiến đấu bảo vệ đất nước anh hùng bất khuất, thủy
chung, có lịng yêu nước, tha thiết, trong lao động sản xuất, xây dựng đất
nước thì năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm ra nhiều của cải vật chất
cho xã hội, góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, thu hút được các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào ngành nơng
nghiệp ngày càng tăng lên.
Vai trị của truyền thơng về hoạt động sản xuất trong ngành nơng
nghiệp trên báo chí Lào nói chung, KPL nói riêng đã nhằm mục đích phở
biến, truyền bá những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những thành tựu của
công nghệ, những phát minh, sáng kiến là kết quả lao động miệt mài của các
tập thể, cá nhân, áp dụng rộng rãi vào đời sống xã hội, vào sản xuất, nâng cao
năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng dân
cư, tạo thành những phong trào thi đua, nhân rộng ra toàn xã hội, thúc đẩy các
mục tiêu kinh tế - xã hội phát triển. Từ đó, có điều kiện thực hiện được các
chính sách xã hội; xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ những
người có hồn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Thơng qua đó, nơng nghiệp truyền
thống tốt đẹp, cái hay, cái tốt, những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần đoàn kết dân
tộc, con người Lào thể hiện được chính sách nhân đạo của Nhà nước Lào mà

13


Nghị quyết Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Báo chí, xuất bản làm tốt chức
năng tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội. Giới
thiệu gương người tốt, việc tốt, coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo
dục và tính chiến đấu của thông tin” [30, tr.116].
Thông tin nông nghiệp có thể được hiểu là những tin tức, thơng báo, tri
thức về một bài học, kinh nghiệm, sự kiện được con người tiếp nhận và chọn
lựa một cách có chủ đích để sử dụng trong hoạt động truyền tải thơng điệp
trên địa bàn tồn quốc nhằm mục đích cung cấp thơng tin chính thống, xác
thực và tích cực nhằm nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân để họ
hiểu rõ, ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác cùng phát triển.
Do giữ vị trí, vai trị hết sức quan trọng, là một bộ phận không thể tách

rời của sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, ở mỗi
giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng báo chí đều thực hiện các nhiệm vụ chính
trị khác nhau do yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước Lào đặt
ra. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, báo chí cách
mạng Lào chủ yếu tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, thống nhất đất nước.
Bước sang thời bình, báo chí cách mạng Lào lại thực hiện nhiệm vụ
mới, do yêu cầu mới của cách mạng Lào là xây dựng, khôi phục và phát triển
đất nước.
Trong giai đoạn đổi mới, quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước được
thể hiện cụ thể trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào:
“Đổi mới tư duy trong lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước là việc làm
cấp bách, đồng thời là việc làm thường xuyên và lâu dài” [26, tr. 112] và
“Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế;
đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và
công tác” [26, tr. 124]. Để thúc đẩy công cuộc đổi mới diễn ra nhanh chóng,

14


đạt hiệu quả cao, thiết thực với cuộc sống của nhân dân lao động thì việc
truyền thơng về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp trên các phương
tiện thông tin đại chúng là hết sức cần thiết. Vì đây là một việc quan trọng
chuyển tải những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước do
yêu cầu thực tiễn của đất nước đặt ra.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thông về hoạt động
sản xuất trong ngành nông nghiệp phải liên tục thường xuyên theo định hướng
cụ thể, việc tuyên truyền như vậy là thể hiện hướng đi mới, xu thế phát triển
mới của đất nước gắn bó với xây dựng nơng thơn. Việc báo chí nêu các hoạt
động sản xuất trong ngành nơng nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó là

sự giải quyết mâu thuẫn theo xu hướng tiến lên, là biểu hiện sự phát triển
đúng với quy luật hiện thực khách quan của đất nước Lào trong giai đoạn hiện
nay. Bên cạnh đó việc biểu dương, giới thiệu thành tích của các cá nhân hay
tập thể đạt được, báo chí còn chỉ ra, định ra xu thế, hướng đi mới, những mục
tiêu cần phải đạt đến để lôi cuốn, cổ vũ, động viên phong trào cách mạng của
quần chúng nhân dân lao động. Nêu vấn đề nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa
là chỉ ra được hướng đi mới, mà cịn nhằm mục đích chứng minh sự đúng đắn
đường lối cách mạng của Đảng. Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối,
Nhà nước đề ra những chính sách cụ thể, vì thế mỗi hành động, mỗi việc làm
đạt được hiệu quả kinh tế cao là biểu hiện đường lối đúng, được kiểm nghiệm
bằng thực tiễn. Hàng trăm điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu
nước, lao động, sản xuất, làm kinh tế giỏi được biểu dương, giới thiệu sau Đại
hội IV đã chứng minh cho đường lối đởi mới của Đảng là hồn tồn đúng đắn.
Vậy, việc truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp có ý
nghĩa vạch ra hướng đi mới chính là minh chứng cho sự lãnh đạo đúng đắn,
tài tình của Đảng NDCM Lào.
Việc truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp
chính là dịp để biểu dương, giới thiệu, các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích

15


trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến sự
thành cơng của sự nghiệp đởi mới và thốt khỏi danh sách đất nước kém phát
triển. Truyền thông về nông nghiệp nhằm mục đích cở vũ, khuyến nơng,
động viên mọi thành viên trong xã hội hăng hái tham gia các phong trào thi
đua say mê lao động, học tập, chiến đấu, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, làm ra nhiều của cải cho xã hội, cùng nhau đưa đất nước Lào tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững lên xã hội chủ nghĩa.
Báo chí truyền thơng về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp

có tác dụng mạnh mẽ trong việc hình thành dư luận, định hướng dư luận xã
hội. Phản ánh về gương người tốt, việc tốt, kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt
trên báo chí sẽ ln hướng tới xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, vì sự phát
triển kinh tế, phát triển nơng thơn, vì sự phồn vinh của đất nước, vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh.
Quan điểm của Đảng NDCM Lào, Nhà nước về truyền thông hoạt động
sản xuất trong ngành nông nghiệp được thể hiện cụ thể trong Luật báo chí
năm 2014 khoản V điều 30 về quy định, về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ
quan báo chí: “tuyên truyền gương tốt việc tốt và giới thiệu dư luận xã hội”
[24, tr. 16-17). Như vậy, việc phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới,
vấn đề nông nghiệp không chỉ đơn thuần hoạt động nghiệp vụ của các cơ
quan báo chí và nhà báo là thích thì làm khơng thích thì thơi, mà đã trở thành
quy định của luật pháp Nhà nước “bắt buộc” các cơ quan báo chí và nhà báo
phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt,
nhân tố mới, trong công tác truyền thông trong nông nghiệp. Điều này hồn
tồn phù hợp với lợi ích của quần chúng nhân dân cũng như thực tiễn khách
quan của đất nước Lào trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Công tác nông nghiệp góp phần đẩy lùi, hạn chế các biểu hiện tiêu cực,
mặt trái của xã hội lối sống xa lạ từ bên ngồi tràn vào. Báo chí Lào phải
tun truyền trung thực về những điển hình về kinh tế - xã hội hàng ngày để

16


cở vũ, động viên, khuyến khích những phần cao đẹp trong mỗi con người,
những giá trị truyền thống quý báu của cha ơng, của dân tộc mình, nhất là
các nghề truyền thống. Tất nhiên, biểu dương ở đây không phải là “tô
hồng” hoặc “ca tụng” mà là thái độ trách nhiệm và tình cảm trân trọng thể
hiện nghĩa vụ cao cả của các cơ quan báo chí và nhà báo Lào.
Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa các biểu dương gương người tốt, việc

tốt, các lực lượng an ninh, quốc phòng với đấu tranh chống tiêu cực, các tệ
nạn xã hội, mặt trái trên báo chí chính là điều kiện để cho cái tốt sinh sôi, nảy
nở, để cái hay, cái tốt lấn át cái xấu. Cũng như Đồng chí Thongloun
SISOULIT, Thủ tướng Lào đã khuyên các nhà báo: “Phải kiên quyết chống
tiêu cực thì nhân tố mới mới thật sự có chỗ đứng, thì mới đưa đất nước đi tới
phát triển bền vững và vai trò của các nhà báo là đem ánh sáng trong lành tỏa
rộng ra, đẩy lùi, thu hẹp và xóa dần bóng tối” [19, tr. 8].
Tiến tới Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VII vào cuối năm 2005, quan
điểm của Đảng, Nhà nước Lào về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn được thể hiện qua Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ chính trị về việc tiếp tục
đởi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng
kết nhân điển hình về nơng nghiệp, nhằm tơn vinh các anh hùng lao động,
các chiến sĩ thi đua, những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong
sự nghiệp đổi mới đất nước trong những năm vừa qua.
Một là, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chủ trương, đường lối thực
hiện phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp với xây
dựng nông thôn mới đến các cấp, ngành, địa phương và người dân; tiếp tục
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân
nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng nông thôn mới.
Thường xuyên cập nhật, phổ biến các mơ hình, các điển hình tiên tiến, sáng
kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để nhân ra diện rộng.

17


Hai là, tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách,
tạo động lực cho phát triển nơng nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng
nông thôn mới bền vững. Thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 26/NQ-TW
của Hội nghị Trung ương 7, khóa X và Quyết định số 800/QĐ-TTg về Phê

duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện cho nơng dân và doanh
nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng
sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế.
Ba là, đổi mới và phát triển các hình thức tở chức sản xuất. Trọng tâm
là phát triển các doanh nghiệp nơng nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết
sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ
toàn cầu. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo
hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nơng dân sản xuất nơng sản hàng hóa
quy mơ lớn, chất lượng bảo đảm gắn với chế biến và tiêu thụ. Thực hiện
chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và
ngành nghề nông thôn.Gắn tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn
mới với thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tập
trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở mỗi địa phương
gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện phương châm “Mỗi làng một sản
phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ
sản phẩm và thu hút đầu tư.
Bốn là, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học
công nghệ, bao gồm cả công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và
dịch vụ của ngành. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên
cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nhằm tạo đột phá về năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành;

18


bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

CNH, HĐH của ngành. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn gắn với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật.
Năm là, tiếp tục huy động đa dạng và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực cho CTXDNTM để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn,
nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, như: ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách
cho các vùng nông thơn đặc biệt khó khăn;ngồi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân
sách Trung ương, các tỉnh, thành phố phải chủ động dành một phần nguồn lực
từ ngân sách địa phương. Có cơ chế phù hợp để huy động được nhiều nguồn
lực ngồi ngân sách: PPP, tín dụng, phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế,
vận động đóng góp từ người dân; chú trọng đầu tư hồn thành các cơng trình
hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi);
hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường.
Sáu là,nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ Trung
ương đến địa phương. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các ban
chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp ở Trung ương và các địa phương, ra sức
tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về tái cơ cấu và xây dựng nông
thôn mới. Thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương về tài
chính, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực.
Bảy là,tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển nông nghiệp, kinh tế
nông thôn và trong xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là: tăng cường trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhất là các
nước trong khu vực và các nước có nền nơng nghiệp phát triển, đồng thời
tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của các nước và tở chức quốc tế khác cho
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

19



Tiểu kết chương I
Trong chương 1, khóa luận đã làm rõ được khái niệm về nông nghiệp,
về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp và khía niệm truyền thơng hoạt
động sản xuất trong ngành nơng nghiệp. Đồng thời, khóa luận đã phân tích rõ
điều kiện tự nhiên, xã hội của đất nước Lào đối với phát triển nông nghiệp, đi
sâu vào quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác truyền

thông hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp và vai trị của báo chí Lào
nói chung, KPL nói riêng với hoạt đồng sản xuất trong ngành nơng nghiệp
trong thời gian qua. Trong đó có phác thảo được bức tranh tởng thể của báo chí
Lào, cho thấy sự vận động tích cực của nó trong thời kỳ bủng nở thơng tin
hiện nay. Báo chí Lào vận dụng tối đa ưu thế, cũng như nắm bắt công nghệ
hiện đại để không ngừng đổi mới và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
công chúng. Nhất là đối với báo KPL, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tờ báo
khác buộc KPL phải thay đổi rất nhiều về hình thức đến nội dung.
Để soi chiếu quan điểm của Đảng, khóa luận sẽ giải thích rõ vào
chương 2.

20


Chương II
KHẢO SÁT BÁO PATHETLAO TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHDCND LÀO
2.1. Vài nét về báo Phathetlao
2.1.1. Sơ lược vị trí, vai trị của Báo Pathetlao
Pathetlao - Cơ quan ngôn luận Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch, nằm
ở số 80, đường Setthathilat, Thủ đơ Viêng Chăn nước CHDCND Lào,có vị
trí quan trọng trong cơng tác truyền bá, là đại diện chính thức, là người phát
ngơn, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước cũng như của nhân dân các bộ tộc Lào.

Với vị trí như vậy, báo “Pathetlao” có chức năng là kênh thơng tin quan trọng
để triển khai đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, quy định, pháp luật, kế hoạch, các nghị quyết của Nhà nước. Tuyên
truyền thông tin kịp thời những vấn đề thời sự quan trọng trong và ngồi
nước. Những sự kiện điển hình về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học tiến bộ
cấp quốc tế, đưa lên thông tin, tạo sự hiểu biết chung, giáo dục và giải trí cho
quần chúng nhân dân, đưa những tâm tự nguyện vọng của dân tộc, các tầng
lớp nhân dân đến Đảng và Nhà nước. Báo “Pathetlao” cịn tiếp nhận ý kiến,
sự đóng góp của quần chúng nhân dân và quan trọng nhất nó là chiếc cầu nối
gắn liền giữa quần chúng với Đảng và Nhà nước.
Báo Pathetlao có chữ Lào viết tắt “ຂປລ” hoặc tiếng Anh "KPL" nằm ở
thủ đô Viêng Chăn Báo Pathetlao là tiếng nói của Đảng dưới quyền quản lý của
Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch. Báo được Nhà nước bao cấp về tài chính và
hoạt động, giữ vững vai trị là cơng cụ tun truyền chính trị tư tưởng – văn hoá
của Đảng. Bởi vậy, từ khi thành lập tới nay Ban biên tập báo luôn luôn chú
trọng vấn đề hàng đầu về chất lượng, luôn luôn cải tiến, đổi mới mạnh mẽ về
nội dung và hình thức để đáp ứng nhu cầu của độc giả.

21


Trong suốt các chặng đường lịch sử phát triển, báo ln mang trọng
trách là tiếng nói của Đảng bộ, đồng thời cũng là tiếng nói của nhân dân Thủ
đơ Viêng Chăn, nhân dân u nước, u chuộng hồ bình, tiến bộ. Báo
Pathetlao đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. báo đã trải qua
đúng 50 năm từ ngày thành lập cho đến nay.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Báo Pathetlao là cơ quan ngơn luận của Bộ thơng tin-văn hóa và du
lịch, thực hiện chức năng báo chí về việc truyền bá, tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng, quy định, pháp luật, kế hoạch, các nghị quyết của

Nhà nước. Những sự kiện điển hình về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học
tiến bộ cấp quốc tế, đưa lên thông tin, tạo sự hiểu biết chung, giáo dục và
giải trí cho quần chúng nhân dân, đưa những tâm sự nguyện vọng của dân
tộc, các tầng lớp nhân dân đến Đảng và Nhà nước.
Báo KPL là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng và có quyền mở tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc thuộc nhà nước
Lào. Báo Pathetlao có trụ sở chính đóng tại thủ đơ Viêng Chăn.
Chức năng của báo Pathetlao là:
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển của Báo theo từng giai
đoạn; tổ chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của Tổng Biên Tập.
- Thực hiện tơn chỉ, mục đích theo sự định hướng của Sở thơng tin –
Văn hóa và Du lịch. Tun truyền những thơng tin góp phần nâng cao dân trí,
nâng cao thu nhập, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
- Tổ chức biên tập, in ấn, xuất bản, phát hành báo và các sản phẩm
báo chí, truyền thơng phục vụ sự nghiệp dân số - kế hoạch hoá gia đình
theo thẩm quyền.
- Tở chức thực hiện cơng tác xã hội, từ thiện, các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Quản lý đội ngũ cán bộ, viên
chức, phóng viên thuộc Báo. Quản lý tài chính, tài sản được giao.

22


×