Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

sự vận động, những biến chuyển của quan hệ việt nam nhật bản về lĩnh vực quốc phòng, an ninh từ sau năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
Thành tựu nổi bật của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, bên cạnh tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phải kể đến là thành công trong lĩnh vực
đối ngoại. Chúng ta đã và đang chủ động hội nhập một cách tích cực có hiệu
quả vào đời sống khu vực và quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của tất cả các tổ chức quốc tế, các tổ chức và định chế kinh tế, tài chính,
thương mại chủ chốt như WB, IMF, WTO…, có quan hệ ngoại giao với 176
quốc gia, cùng quan hệ thương mại, đầu tư với 220 nước và vùng lãnh thổ. Có
thể khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn và nhạy bén.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của hợp tác cùng phát triển nhằm tranh thủ
những điều kiện quốc tế thuận lợi tạo dựng môi trường hịa bình, ổn định có
lợi cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đồng thời củng cố và nâng cao
vị thế trên trường quốc tế. Hơn nữa, trước tác động của tình hình thế giới và
khu vực, với mong muốn “là bạn với tất cả các nước” trong cộng đồng quốc
tế, khơng phân biệt chế độ chính trị - xã hội vì mục tiêu hịa bình phát triển
cũng như đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã và
đang tăng cường ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. Kể
từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam ngày càng mở rộng
quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu
vực Đông Á. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản khơng nằm ngồi quỹ đạo đó
Việt Nam - Nhật Bản với điều kiện địa lý và lịch sử đã gắn bó hai dân
tộc từ ngàn xưa, tuy nhiên, mối quan hệ hai nước không phải lúc nào cũng
suôn sẻ và thực tế đã trải qua khơng ít những thăng trầm. Điều đáng chú ý là
trong những điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, khi quan hệ hai nước rơi
vào tình trạng băng giá thì các mối liên hệ dưới nhiều hình thức vẫn được duy
trì. Cũng chính trong những thời điểm đó, các nhà lãnh đạo và nhân dân hai
1



nước càng nhận thức sâu sắc rằng, mối quan hệ hữu nghị truyền thống này là
tài sản vô giá, cần củng cố, giữ gìn vì lợi ích chung của cả hai dân tộc. Vì vậy
quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã được chính thức
thiết lập từ ngày 21-9-1973 và phát triển ngày càng mạnh mẽ, tính đến nay
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua hơn 45 năm. Đó là mối quan hệ lịch
sử, truyền thống và khá lâu đời. Có thể nói, việc tăng cường tình hữu nghị,
đồn kết, hợp tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản là một yêu cầu khách quan,
phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
Trước bối cảnh mới, để phục vụ cho công cuộc phát triển của mỗi
nước, tăng cường tiềm lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, tạo
điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, một yêu cầu tất yếu, khách quan
đặt ra cho cả hai nước là không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết,
hữu nghị, hợp tác toàn diện và nâng lên tầm quan hệ “Đối tác chiến lược vì
hịa bình và phồn vinh ở châu Á” (ngày 22-4-2009). Thực tế đã chứng minh
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không chỉ được mở rộng, phát triển mạnh mẽ
trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục... mà nhiều lĩnh vực vốn rất nhạy cảm
như chính trị,quốc phịng, an ninh, đối ngoại... cũng đã được hai bên rất quan
tâm và bước đầu thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Những thành tựu đó
khơng những tạo cơ sở trực tiếp làm gia tăng sức mạnh của mỗi nước mà cịn
đóng góp khơng nhỏ vào tiến trình xây dựng một Cộng đồng Đơng Á thống
nhất, hịa bình, ổn định và phát triển. Do vậy, việc nghiên cứu sự vận động,
những biến chuyển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản về lĩnh vực quốc phòng,
an ninh từ sau năm 1991 đến nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối
với sự nghiệp cách mạng nước ta, đồng thời đây cũng là một đóng góp nhất
định đối với việc nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế
giới hiện nay.

2



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.
1.1.1.

Khái quát chung về đất nước Nhật Bản
Các vấn đề chung

-

Dân số: 127,336 triệu (1/8/2013)
Đơn vị tiền tệ: Yên
Tỷ giá: 102 yên/USD (10/2/2014)
GDP thực năm 2013: 525.494 nghìn tỷ Yên (5 nghìn tỷ USD)
Dự trữ ngoại tệ đến tháng 12/2013: 1.266,815 tỷ USD
Chế độ chính trị: Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể chế qn chủ




lập hiến kiểu Anh, trong đó:
Nhà Vua Nhật Bản Akihito là Nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại.
Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập.
Chính phủ hiện nay là chính phủ liên hiệp giữa Đảng Dân chủ Tự do (LDP)









và Đảng Cơng Minh (Komeito).
Một số lãnh đạo chủ chốt:
Thủ tướng: Shinzo Abe (Đảng Dân chủ Tự do), từ 26/12/2012.
Chủ tịch Hạ viện: Ibuki Bunmei (Không đảng phái), từ 27/12/2012.
Chủ tịch Thượng viện: Yamazaki Masaaki (Đảng Dân chủ Tự do), từ 8/2013.
Ngoại trưởng: Kishida Fumio (Đảng Dân chủ Tự do), từ 26/12/2012.
1.1.2. Tình hình Nhật Bản

3


1.1.2.1. Chính trị nội bộ
Nhật Bản theo hệ thống chính trị đa đảng phái, trong đó đảng Dân chủ
tự do (LDP) là đảng chính trị lớn nhất và cầm quyền gần như liên tục trong
giai đoạn 1955-2009 (riêng giai đoạn 1993-1996, Thủ tướng là người của
đảng khác do LDP không nắm được đa số trong Hạ viện). Từ năm 2009-2012,
đảng Dân chủ cầm quyền thay đảng LDP. Từ 12/2012 Đảng Dân chủ Tự do
trở lại nắm quyền và kiểm soát được lưỡng Viện trong quốc hội.
Quốc hội Nhật Bản hiện nay bao gồm các nghị sỹ thuộc 10 đảng phái
khác nhau, trong đó 2 đảng lớn nhất là LDP và DPJ. Cụ thể:


Tại Hạ viện: LDP 294/480 ghế, Cơng Minh 31/480, DPJ 57/480, Duy Tân
54/480, Đảng của mọi người 18/480, Cộng sản 8/480…Trong đó, Liên minh



cầm quyền LDP-Cơng Minh chiếm 325/480 ghế, hơn 2/3 số ghế tại Hạ viện.
Tại Thượng viện: LDP 114/242 ghế, Công Minh 20/242, DPJ 58/242, Duy

Tân 9/242, Đảng của mọi người 18/242, Cộng sản 11/242…Trong đó, Liên
minh cầm quyền LDP-Công Minh chiếm 135/242 ghế, quá bán tại Thượng
viện.
1.1.2.2. Kinh tế
Là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ
trong chiến tranh thế giới thứ 2. Sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản trải qua các
giai đoạn: nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973),
tăng trưởng chậm lại (1974-1990) và trì trệ (1991-2012). Hiện tại, tuy tiếp tục
có nhiều vấn đề nan giải song Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thứ 3 thế
giới với rất nhiều thế mạnh.
Sau khi lên nắm quyền (12/2012), Thủ tướng Abe đã triển khai mạnh
mẽ chính sách kinh tế mới Abenomics gồm 3 “mũi tên”: (i) chính sách tiền tệ
mạnh dạn; (ii) chính sách tài chính cơ động; (iii) xây dựng chiến lược tăng
trưởng mới. Đến nay, Abenomics bước đầu phát huy hiệu quả tích cực đến
nền kinh tế. Lần đầu tiên sau 2 năm rưỡi, kinh tế Nhật Bản được đánh giá “bắt
đầu phục hồi chậm”, GDP 2013 tăng thực chất 1,6% so với 2012. Tuy nhiên,

4


kinh tế Nhật Bản tiếp tục đối mặt với vấn đề nợ công cao (năm 2012 là 238%
GDP), thâm hụt thương mại và thất nghiệp.
1.1.2.3. Đối ngoại
Từ khi lên nắm quyền tháng 12/2012, Đảng cầm quyền Dân chủ tự
do( LDP) đã triển khai chính sách đối ngoại với 3 trụ cột là (i) Củng cố đồng
minh Nhật-Mỹ (ii) Coi trọng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng (iii)
Triển khai ngoại giao kinh tế để khôi phục kinh tế của Nhật Bản và theo
phương châm: (i) Bảo đảm an ninh quốc gia, tạo dựng một mơi trường hịa
bình và ổn định của khu vực; (ii) Triển khai thuyết “ngoại giao giá trị” với
tầm nhìn tồn cầu, tăng cường liên kết với các nước có cùng giá trị cơ bản về

tự do, dân chủ, sự chi phối của pháp luật đề hình thành một “vịng cung” bao
vây, kiềm chế Trung Quốc; (iii) Tạo điều kiện phát triển đất nước, nhất là đảm
bảo an ninh năng lượng.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Abe tích cực triển khai các hoạt động đối
ngoại nhằm: (i) củng cố và đẩy mạnh quan hệ đồng minh an ninh Nhật-Mỹ để
bảo vệ lợi ích quốc gia, coi đây là trục cột của ngoại giao Nhật Bản; (ii) đẩy
mạnh quan hệ nhiều mặt với các nước khu vực CA-TBD, coi hịa bình ổn
định hợp tác và phát triển tại khu vực này là yếu tố đảm bảo cho sự ổn định về
mặt an ninh chính trị và thúc đẩy hồi phục kinh tế của Nhật Bản; (iii) không
chấp nhận Trung Quốc thay đổi hiện trạng bằng sức mạnh nhưng bình tĩnh
ứng phó và sẵn sàng đối thoại; tăng cường năng lực bảo vệ an toàn vùng biển,
vùng trời, đặc biệt ở khu vực Tây Nam (gần Trung Quốc); thúc đẩy quan hệ
với Nga; (iv) coi trọng quan hệ với Hàn Quốc, sử dụng phương châm “đối
thoại và gây áp lực” nhằm yêu cầu Triều Tiên có hành động cụ thể hướng tới
giải quyết toàn diện các vấn đề bắt cóc, tên lửa và hạt nhân; (v) khẳng định
ASEAN là đối tác của hịa bình, ổn định và thịnh vượng, ưu tiên tăng cường
hợp tác kinh tế và an ninh-quốc phịng nhằm đối phó và kiềm chế Trung Quốc
gia tăng hoạt động trên biển; (vi) thúc đẩy hợp tác chính sách về an ninh và

5


năng lượng với các nước Ấn Độ, Úc, Trung Đông, EU...; (vii) coi Châu phi là
“mặt trận mới” của ngoại giao Nhật Bản.
1.1.2.4. Quốc phòng - an ninh
Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản khơng có qn đội mà chỉ có lực
lượng phịng vệ (SDF). Nhật chủ yếu dựa vào sự bảo đảm của Mỹ theo Hiệp
ước hịa bình (năm 1951) và Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ (năm 1960). Sau sự
kiện 11/9/2001, Quốc hội Nhật thông qua 3 Luật chống khủng bố, cho phép
cử quân ra nước ngoài, hợp tác với Mỹ chống khủng bố. Tháng 5/2003, thông

qua “Bộ luật hữu sự” mở rộng chức năng và hoạt động của SDF, quyền chỉ
huy của Thủ tướng. Tháng 1/2007, Nhật Bản chính thức nâng cấp Cục Phịng
vệ lên thành Bộ Phịng vệ (Bộ Quốc phòng).
Từ khi lên nắm quyền đến nay, Thủ tướng Abe tích cực triển khai chính
sách an ninh mới dưới tên gọi “Chủ nghĩa hịa bình tích cực” với 4 nội dung
chính là: (i) Thành lập Hội đồng an ninh quốc gia; (ii) Xây dựng chiến lược
an ninh quốc gia; (iii) Sửa đổi Đại cương phòng vệ; (iv) Thúc đẩy xem xét
việc thực hiện quyền phòng vệ tập thể và tham gia vào cơ chế an ninh tập thể
của Liên Hợp Quốc (nêu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản (10/2013),
nhằm đóng góp tích cực hơn nữa vào hịa bình, ổn định của khu vực và thế
giới, cải thiện môi trường an ninh, giảm thiểu đe dọa an ninh đối với Nhật
Bản, tăng cường năng lực quốc phòng.
Để thực hiện, chính quyền Abe đã triển khai các bước quan trọng sau:


Tăng cường xây dựng hành lang pháp lý và các cơ chế an ninh quốc gia:
Thành lập “Hội đồng an ninh quốc gia” (12/2013) tạo cơ chế phản ứng nhanh
và tăng vai trò của Thủ tướng về các vấn đề quốc phòng - an ninh; xây dựng
“chiến lược an ninh quốc gia” (12/2013) với những định hướng chiến lược cơ
bản nhất về chính sách ngoại giao, quốc phịng-an ninh; xem xét sửa đổi “3



nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”...;
Thúc đẩy sửa đổi cách giải thích Hiến pháp và tiến tới sửa đổi Hiến pháp
nhằm công nhận việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể và thành lập quân đội.

6



Đến nay, đã nhận được sự ủng hộ của các đảng đối lập như đảng Duy Tân,


đảng ”Vì mọi người”.
Tăng cường năng lực an ninh quốc phịng: thơng qua việc sửa đổi “Đại cương
kế hoạch phòng vệ” và “Kế hoạch trang bị phịng vệ trung hạn” (12/2013),
trong đó nhấn mạnh Nhật tăng cường phối hợp hợp tác an ninh, kiên trì
ngun tắc phịng vệ chun thủ, chuyển từ “phịng vệ động” (đại cương 2010
dưới thời đảng Dân chủ) sang “phòng vệ cơ động tổng hợp”, tăng cường bảo
vệ phía Tây Nam (gần Trung Quốc), đặc biệt là các đảo xa, đẩy mạnh liên kết
tổng hợp hải-lục-không quân, tăng ngân sách quốc phịng và mua sắm trang



thiết bị, vũ khí…;
Tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ, đẩy mạnh “ngoại giao giá trị” nhằm kiềm
chế Trung Quốc.

1.2.
1.2.1.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/09/1973

7


Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc
Chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ khơng
hồn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49

triệu USD). Giai đoạn 1979-1990, do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đông kết
các khoản viện trợ đã thỏa thuận, lấy vấn đề rút quân Việt Nam khỏi
Campuchia làm điều kiện mở lại viện trợ; phối hợp với Mỹ và Phương Tây
ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…) cung cấp tài chính
cho Việt Nam. Quan hệ chính trị rất hạn chế.
Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó
đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng;
sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên.

8


Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư ta đi thăm (năm 1995),
nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với ta (năm 2009),
nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm
2011) và là nước G-7 đầu tiên nguyên thủ gọi điện thoại cho Lãnh đạo cấp
cao của ta ngay sau khi lên nắm quyền (năm 2012).

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 ngày 10/11/2017
tại Đà Nẵng
1.2.2.

Khuôn khổ quan hệ giữa hai nước
Khuôn khổ quan hệ giữa hai nước không ngừng được nâng cấp với nội
dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu
dài” (4/2002) lên Đối tác bền vững (7/2004). Tháng 11/2006, nhân chuyến
thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai bên ký Tuyên bố chung
về “Hướng tới đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Năm
2007, Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật

Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (nhân

9


chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
tháng 11/2007).
Năm 2009, Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược vì hồ bình
và phồn vinh ở Châu Á", nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến
lược (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh tháng
4/2009). Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước G-7 thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược với ta (nước tiếp theo là Anh năm 2010, Đức năm 2011).
Năm 2010, "Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn
diện quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á" (nhân
chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tháng 10/2010).
Năm 2011, "Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối
tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật
Bản" (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng
10/2011).
Năm 2013, lần đầu tiên hai nước tổ chức Năm hữu nghị nhân kỷ niệm
40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 2014, “Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến
lược sâu rộng vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á” (nhân chuyến thăm Nhật
Bản cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH
VỰC QUỐC PHÒNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

10



2.1.
2.1.1.

Quan hệ song phương
Chuyến thăm 4 ngày tại Việt Nam của Lực lượng phòng vệ biển Nhật
Bản

Ngày 12/4, đại tá Morishita Haruhico - Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ
vệ số 15 làm trưởng đoàn cùng hơn 500 thủy thủ đồn đi trên hai chiến hạm
thuộc Lực lượng phịng vệ biển Nhật Bản (MSDF) đến Cảng quốc tế Cam
Ranh bắt đầu thăm hữu nghị 4 ngày tại Việt Nam.
Tại lễ đón hai chiến hạm ở cảng quốc tế Cam Ranh, Đại sứ Đặc mệnh
toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi đọc thư Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Nhật Bản gửi đến Bộ Quốc phòng Việt Nam, Hải Quân Việt Nam
và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.

11


Lần đầu tiên hai chiến hạm Ariake (DD109) và Setogiri (DD156) thuộc
lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cập cảng quốc tế Cam Ranh thăm hữu nghị
Việt Nam.
DD109 được trang bị nhiều khí tài hiện đại, ở boong trước là ụ pháo
cao xạ 76 mm, khả năng hoạt động linh hoạt ở tầm cao và cả tầm thấp. Pháo
có thể bắn ra 80 viên đạn/phút, tầm bắn khoảng 16 km và tấn công mục tiêu
trên mặt nước lẫn trên không.

12



Chiến hạm JS Ariake, thuộc loại tàu khu trục mang tên lửa điều khiển
lớp Murasame. Tàu có chiều dài 150,8 m, rộng 17 m, mớn nước 5,2 m, lượng
giãn nước tiêu chuẩn 4.400 tấn, toàn tải 5.200 tấn.
Cả hai tàu được trang bị hệ thống radar tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu
hiện đại có thể phát hiện mục tiêu trên khơng, trên biển.

Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) Mk48 dùng cho tên lửa
hải đối không RIM-162 Evolved Sea Sparrow tầm bắn 50 km.

Hệ thống phóng ngư lơi chống ngầm hạng nhẹ Mk46 324 mm bố trí hai
bên hơng tàu giúp đối phó với tàu ngầm đối phương.

13


Trên các tàu có nhiều loại vũ khí hiện đại gồm pháo bắn nhanh, pháo
phịng khơng, tên lửa đối hạm, tên lửa phịng khơng, ngư lơi chống ngầm,
máy bay trực thăng săn ngầm SH-60K…
Vũ khí mạnh nhất trên hai chiến hạm là tên lửa hành trình chống hạm
RGM-84 Harpoon, tầm bắn 124 km với tàu JS Setogiri, SSM-1B tầm bắn 150
km với tàu JS Ariake.

Hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS cỡ nòng 20 mm
được sử dụng để đánh chặn tên lửa và vũ khí dẫn đường khác của đối
phương.

14



Bên hông các chiến hạm được trang bị nhiều cano cao tốc phục vụ công
tác huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Tại buổi lễ đón hai chiến hạm tối tân nhất của Lực lượng phòng vệ biển
Nhật Bản ngày 12/4, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
Fukada Hiroshi đọc thư Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen ở
Cảng quốc tế Cam Ranh.
Trong thư ghi rõ, cảng quốc tế Cam Ranh mới được đưa vào hoạt động
trên vịnh Cam Ranh là cảng thiên nhiên tốt nhất trong khu vực, có vị trí quan
trọng và thuận lợi. Theo ông Nakatani Gen, cảng Cam Ranh sẽ mang lại lợi
ích to lớn khi trở thành cơ sở cung cấp các dịch vụ hậu cần ổn định cho tàu
quân sự và dân sự các nước tham gia thực hiện nhiều hoạt động hợp tác quốc
tế. Cảng quốc tế Cam Ranh sẽ có những đóng góp to lớn cho hịa bình và ổn
định của Biển Đơng nói riêng cũng như khu vực và thế giới nói chung.
Bộ trưởng Quốc phịng Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt
Nam quyết định sáng suốt xây dựng cảng quốc tế tại Vịnh Cam Ranh và đưa
Cảng quốc tế vào hoạt động. Ông tin tưởng các chuyến thăm sẽ làm sâu sắc

15


hơn mối quan hệ hợp tác giữa nhân dân và quân đội hai nước nói chung và
lực lượng hải quân nói riêng.
2.1.2.

Việt Nam – Nhật Bản: Đối tác chiến lược tồn diện vì hịa bình và thịnh
vượng châu Á
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Nhật hoàng Akihito
và Hồng hậu Michiko đã có chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt
Nam từ ngày 28/2 - 5/3/2017. Chuyến thăm của Nhật Hoàng Akihito diễn ra
ngay sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào

giữa tháng 1/2017 vừa qua, đã cho thấy mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa
hai nước.
Việt Nam và Nhật Bản cùng nằm ở châu Á-Thái Bình Dương. Sự tin
cậy về chính trị, sự tương đồng về văn hóa giữa hai dân tộc cũng như những
thành quả đầy ấn tượng của hợp tác trong suốt hơn 40 năm qua là nền tảng
vững chắc và động lực mạnh mẽ để đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục
phát triển lên một tầm cao mới, hướng tới tương lai của mối quan hệ đối tác
chiến lược sâu rộng.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ giữa
Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển với nội dung
hợp tác ngày càng sâu rộng. Hai nước đã thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác
tin cậy, ổn định lâu dài nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản
Junichiro Koizumi vào tháng 4/2002.
Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước G7 thiết lập quan hệ Đối tác
chiến lược với Việt Nam. Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng
Bí thư Nơng Đức Mạnh hồi tháng 4/2009, hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ
lên thành Đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở châu Á.
Tháng 10/2010, hai nước ra Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về
Phát triển toàn diện quan hệ Đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở
châu Á, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan.

16


Tàu Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng vào năm
2016.
Đặc biệt, trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang vào tháng 3/2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên
thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hịa bình và thịnh vượng ở châu Á.
Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 9/2015, Tổng Bí thư

Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ra Tuyên bố về tầm
nhìn chung quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Trong những năm qua, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản
được củng cố và tăng cường, ngày càng đi vào thực chất, trên cơ sở lợi ích
chiến lược tương đồng. Quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch
sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và có sự tin cậy cao.
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và
tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2
vào tháng 1/2013 và là lãnh đạo đầu tiên trong các nước G7 mời Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Hợp tác giữa hai Quốc hội được tăng
cường thơng qua trao đổi đồn cấp cao và giữa các Ủy ban chuyên môn.

17


Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt-Nhật và Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật-Việt
duy trì thường xuyên tiếp xúc và hợp tác tích cực, hiệu quả.

Nhật hồng Akihito và Hồng hậu Michiko tới Văn miếu trong
chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Hai bên cũng duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại như Ủy ban Hợp tác
Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch từ năm 2007; Đối
thoại Đối tác chiến lược Việt-Nhật về ngoại giao - an ninh - quốc phòng cấp
Thứ trưởng Ngoại giao từ năm 2010; Đối thoại chính sách quốc phịng ViệtNhật cấp Thứ trưởng từ năm 2012; Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng từ năm
2013 thượng đỉnh G7 mở rộng.

18



Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Việt Nam vào tháng 1/2018
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Lực lượng Phòng vệ
Nhật Bản (1/7) tại Hà Nội tối ngày 7/7, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio
Umede cho hay hồi tháng 6, tại Hội đàm cấp cao giữa Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai nước đã khẳng định tăng
cường phối hợp hơn nữa trên cả lĩnh vực quốc phòng, an ninh với tư cách là
các đối tác tin cậy cùng chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung..
Nhật Bản và Việt Nam đã và đang triển khai các nội dung hợp tác quốc
phòng sâu rộng trên các lĩnh vực như trao đổi đoàn cấp cao, nhất là Đoàn Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, tham vấn cấp cán bộ thực hiện, hỗ trợ nâng cao năng
lực, hợp tác trang bị, công nghệ quốc phịng…
Tháng 4 năm ngối, tàu hộ vệ Fuyuzuki của Lực lượng Phịng vệ biển
Nhật Bản đã có chuyến thăm cảng quốc tế Cam Ranh, hai tàu hộ vệ Izumo và
Sazanami cũng cập cảng Cam Ranh trong khuôn khổ Chương trình Đối tác
Thái Bình Dương 2017.

19


Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umede phát biểu tại lễ kỷ niệm
“Nhật Bản hy vọng trong thời gian tới sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt
động huấn luyện chung và giao lưu thông qua các chuyến thăm của tàu và
máy bay của Lực lượng Phòng vệ”, Đại sứ Umede nhấn mạnh.
Theo nhà ngoại giao Nhật Bản, với đường lối ngoại giao “Chủ nghĩa
hịa bình tích cực trên cơ sở chủ trương hợp tác quốc tế”, Nhật Bản đã phát
huy vai trị tích cực vì hịa bình và ổn định của thế giới, nhất là trong lĩnh vực
hợp tác an ninh biển và hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hịa bình quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng tham
mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho hay những năm qua, nhân dân
và chính phủ hai nước đã làm hết sức mình để đưa mối quan hệ “Đối tác

chiến lược sâu rộng vì hịa bình và phồn vinh ở châu Á” ngày càng đơm hoa
kết trái, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi nước.
Bên cạnh sự phát triển quan hệ giữa hai nhà nước, quan hệ quốc phòng
giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng đang được tích cực thúc đẩy và đạt được

20


những kết quả quan trọng, đáp ứng lợi ích an ninh của hai bên, đóng góp vào
hịa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Theo Trung tướng Phạm Hồng Hương, các lĩnh vực hợp tác nổi bật
trong năm qua là giao lưu, hợp tác giữa các lực lượng hải quân, không quân
và cảnh sát biển hai nước được tăng cường.
Đối thoại chính sách quốc phịng và tham vấn sĩ quan tham mưu của 3
quân chủng Hải-Lục-Không quân được duy trì, chương trình hỗ trợ nâng cao
năng lực quốc phịng ngày càng được hai bên quan tâm và triển khai có hiệu
quả thơng qua việc đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi chun mơn về an tồn,
an ninh hàng hải và hàng không, y học dưới nước, y học hàng khơng, cứu hộ
cứu nạn…
“Với thiện chí và sự quyết tâm của hai bên, tôi tin tưởng rằng, những
thành quả hợp tác trong những năm qua sẽ tiếp tục được phát huy, quan hệ
hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, giữa quân đội hai nước
nói riêng sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển”, Trung tướng Phạm Hồng
Hương nói.
2.1.3.

Nhật Bản hỗ trợ tàu tuần tra thiết kế riêng cho Việt Nam
Ông Hatsuhisa Takashima, thư ký báo chí của nhà vua Nhật Bản cho
hay trước đây, Nhật cũng cũng từng có các hỗ trợ tàu tuần tra nhưng là các tàu
đã qua sử dụng tại Nhật. Lần này, các tàu này là đóng mới, được thiết kế riêng

cho Việt Nam, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm bờ biển Việt Nam.
6 tàu tuần tra này là một phần thỏa thuận được đưa ra trong chuyến
thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Việt Nam vào tháng trước. Theo Đại sứ
Takashima, 2 tàu đang đóng tại Nhật Bản và sẽ sớm được bàn giao cho Việt
Nam, còn 4 tàu khác sẽ được giao đợt sau.
“Các tàu này đều được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và điều
kiện thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu của hải quân Việt Nam”, ông Takashima

21


cho biết. “Các cơ quan của Nhật Bản tham vấn chặt chẽ với đối tác Việt Nam
nhằm đưa ra các quyết định hợp lý nhất về nhu cầu hỗ trợ, hợp tác của 2 bên”.
Ông cũng nhấn mạnh việc hỗ trợ này dựa trên nguyên tắc tự do hàng
hải và thượng tôn pháp luật. Động thái này nhằm thúc đẩy an ninh và hịa
bình của thế giới nói chung và khu vực nói riêng.
“Sự phát triển của Việt Nam đồng nghĩa với sự phát triển và thịnh
vượng của Đông Nam Á cũng như châu Á. Chúng tôi luôn mong chờ được
nhìn thấy kết quả hợp tác tươi sáng hơn nữa trong mối quan hệ Việt Nam Nhật Bản”, ơng nói.

Ơng Hatsuhisa Takashima, thư ký báo chí của Nhật hồng.
Người phát ngơn của Nhật hồng cũng nhắc lại quan hệ giữa Việt Nam
và Nhật Bản bắt đầu cách đây khoảng 400 năm. Khi đó, nhiều hoạt động giao
thương giữa hai quốc gia đã diễn ra, đặc biệt ở cảng Hội An của Việt Nam,
nơi có nhiều thương nhân người Nhật sinh sống và thậm chí có cả ngơi làng
Nhật Bản. Đó là minh chứng cho thấy mối quan hệ song phương tốt đẹp Việt Nhật.

22



Năm 2017 được coi là năm biểu tượng cho mối quan hệ Việt Nam Nhật Bản với nhiều sự kiện diễn ra. Khi nhìn lại lịch sử, nhiều sự kiện cũng
khiến chúng ta có thể khẳng định sự bền chặt của mối quan hệ này.
“Lịch sử có thăng trầm cùng những mảng sáng, tối khác nhau. Sau
chiến tranh thế giới thứ 2 và cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của Việt
Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ, thúc đẩy
mối quan hệ song phương. Tơi có thể tự tin nói rằng hai quốc gia đang có một
tương lai rộng mở. Chúng ta có thể học hỏi từ quá khứ và hướng tới một
tương lai tốt đẹp hơn”, ơng nói.
2.1.4.

Bộ trưởng Quốc phịng hai nước Việt Nam – Nhật Bản đã ký Tuyên bố
Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phịng Việt Nam – Nhật Bản
Ngày 11/4/2018, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam – Nhật
Bản đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam –
Nhật Bản hướng đến thập niên tiếp theo nhằm định hướng và thúc đẩy triển
khai các nội dung hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước trong thời
gian tới.
Bộ trưởng Bộ Quốc phịng Việt Nam Ngơ Xn Lịch đang có chuyến
thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phịng Nhật Bản
Onodera Itsunori. Lễ đón chính thức Bộ trưởng Ngơ Xn Lịch do Bộ trưởng
Onodera Itsunori chủ trì đã diễn ra trọng thể tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Sau lễ đón, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết, chuyến thăm Nhật Bản lần này của
đồn đại biểu Bộ Quốc phịng Việt Nam là một trong những hoạt động kỷ
niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
"Tôi tin tưởng rằng, kết quả chuyến thăm lần này sẽ đóng góp tích cực
vào tăng cường mối quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân và
quân đội hai nước chúng ta, góp phần đưa hợp tác quốc phòng song phương
ngày càng đi vào chiều sâu với hiệu quả thực chất, vì hịa bình, ổn định của


23


hai quốc gia cũng như của khu vực và trên thế giới", Bộ trưởng Quốc phòng
Việt Nam phát biểu mở đầu hội đàm.
Bộ trưởng Quốc phòng Onodera Itsunori hoan nghênh chuyến thăm
chính thức Nhật Bản của Bộ trưởng Ngơ Xn Lịch, cho biết Nhật Bản mong
muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác, giao lưu quốc phòng giữa hai nước. Hai Bộ
trưởng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của quan hệ hợp tác giữa hai nước
thời gian qua, mong muốn hợp tác quốc phịng tiếp tục đóng vai trị trụ cột
trong mối quan hệ song phương.

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về
quan hệ quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản
Tại cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng đã trao đổi tình hình an ninh khu vực
cùng quan tâm. Hai Bộ trưởng nhắc lại nội dung đã được Thủ tướng hai nước
thống nhất trong chuyến thăm Việt Nam năm 2017 của Thủ tướng Shinzo Abe
về tầm quan trọng của việc xây dựng một trật tự ổn định, tự do và rộng mở
trên cơ sở luật pháp tại khu vực Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Onodera nhấn mạnh Nhật Bản mong muốn tăng cường phối
hợp với Việt Nam trong các nỗ lực dựa trên "chiến lược Ấn Độ Dương —
24


Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Bộ trưởng Ngơ Xn Lịch cho rằng việc
duy trì hịa bình, ổn định ở khu vực, tự do hàng hải, hàng không trên cơ sở
luật pháp tại khu vực trên là vô cùng quan trọng.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển, trong đó có Biển
Đơng, hai bên nhấn mạnh các bên liên quan cần kiềm chế, tôn trọng đầy đủ
tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hồ

bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về
luật biển năm 1982; cần thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đơng (COC) hiệu quả, nhằm giữ gìn hịa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp
cơ bản lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí ủng hộ vấn đề phi hạt nhân hóa bằng
các biện pháp hịa bình; ủng hộ những hành động mang tính xây dựng, thiết
thực và nghiêm túc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Hội đồng
bảo an Liên Hợp Quốc, đóng góp cho việc duy trì hịa bình, an ninh và ổn
định của khu vực và trên thế giới.
Hai bộ trưởng đánh giá cao quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam —
Nhật Bản đã phát triển trong nhiều lĩnh vực, nhất là hợp tác giữa các quân
binh chủng.
"Chúng tơi hài lịng với những kết quả hợp tác quốc phịng thời gian
qua. Trong đó, các cuộc tiếp xúc cấp cao, cấp làm việc tương đối toàn diện;
các lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng và đi vào thực chất, phù hợp
với nhu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên. Kết quả của hợp tác quốc
phòng đã có những đóng góp hiệu quả vào mối quan hệ chung của hai nước.
Tuy nhiên, là quan hệ đối tác chiến lược, tiềm năng và nhu cầu của hai nước
cịn nhiều, tơi đề nghị, thời gian tới chúng ta mở rộng hợp tác hơn nữa và đưa
các nội dung hợp tác vào chiều sâu", Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói.
Về quan hệ quốc phịng thời gian tới, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy
mạnh hợp tác theo các nội dung tại các văn bản đã ký kết. Hai bên thống nhất
25


×