Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Bảo vệ ñộc lập dân tộc của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh từ năm 1986 ñến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 171 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

VIENGXAY THAMMASITH

BảO Vệ ĐộC LậP DÂN TộC CủA
CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO TRÊN LĩNH VựC
CHíNH TRị - AN NINH Từ NĂM 1986 ĐếN NĂM 2012

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S PHONG TRO CNG SN,
CễNG NHN QUC T V GII PHểNG DN TC

H NI - 2016


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

VIENGXAY THAMMASITH

BảO Vệ ĐộC LậP DÂN TộC CủA
CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO TRÊN LĩNH VựC
CHíNH TRị - AN NINH Từ NĂM 1986 ĐếN NĂM 2012

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S PHONG TRO CNG SN,
CễNG NHN QUC T V GII PHểNG DN TC
Mó s: 62 22 03 12

NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS.TS. PHAN VN RN
2. PGS.TS. NGUYN TT GIP



H NI - 2016


L I CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và ñược trích dẫn ñầy ñủ theo quy ñịnh.

Tác giả luận án

Viengxay Thammasith


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI

8

1.1. Những vấn ñề liên quan ñến ñề tài ñã ñược nghiên cứu

8


1.2. Những vấn ñề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu

23

Chương 2: QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ LÀO TRÊN LĨNH
VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012

25

2.1. Quan niệm về bảo vệ ñộc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh

25

2.2. Những nhân tố tác ñộng ñến bảo vệ ñộc lập dân tộc trên lĩnh vực
chính trị - an ninh ở Lào

34

Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN
NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012

74

3.1. Một số thành tựu chủ yếu

74


3.2. Một số hạn chế

83

3.3. Một số bài học kinh nghiệm

90

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH
VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TRONG THỜI GIAN TỚI

97

4.1. Dự báo triển vọng bảo vệ ñộc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực
chính trị - an ninh trong thời gian tới

97

4.2. Phương hướng và một số kiến nghị giải pháp nhằm bảo vệ ñộc lập
dân tộc của Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh trong ñiều kiện mới
KẾT LUẬN

107
145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ

151


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN-QP

:

An ninh - quốc phòng

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

BCHTW

:

Ban Chấp hành Trung ương

CAND

:


Công an nhân dân

CA-TBD

:

Châu Á - Thái Bình Dương

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa

CT-AN

:


Chính trị - an ninh

CHDCND

:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

ĐCSVN

:

Đảng Cộng sản Việt Nam

EU

:

Liên minh châu Âu (European Union)

KH-CN

:

Khoa học- công nghệ

LHQ

:


Liên hợp quốc

LLAN

:

Lực lượng an ninh

LLVT

:

Lực lượng vũ trang

NATO

:

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Dương
(North Atlantic Treaty Organization)

NDCM

:

Nhân dân Cách mạng

QĐND

:


Quân ñội Nhân dân

QP-AN

:

Quốc phòng - an ninh

SEATO

:

Tổ chức Hiệp ước Đông - Nam Á
(Southeast Asia Treaty Organization)

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1
M

ĐẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong l ch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, ñộc lập

dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Đó là quyền tối cao của quốc
gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền ñộc lập trong quan hệ quốc tế.
Quyền tối cao trong nước thể hiện ở quyền lực ñầy ñủ ñể giải quyết mọi vấn
ñề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… của ñất nước mình mà không có sự can
thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền ñộc lập của
quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ tất cả các quốc gia tham gia
quan hệ quốc tế ñều với tư cách là những chủ thể bình ñẳng và hoàn toàn ñộc
lập, tự quyết ñịnh các vấn ñề ñối nội và ñối ngoại của mình. Với ý nghĩa ñó,
nhân dân các nước Á, Phi và Mỹ Latinh, ngay từ những ngày ñầu bị chiếm
làm thuộc ñịa, ñã ñứng lên ñấu tranh giành lại ñộc lập dân tộc. Thế kỷ XX là
thế kỷ bùng nổ và thắng lợi của các phong trào ñấu tranh giải phóng dân tộc
khắp các châu lục Á, Phi và Mỹ Latinh, trở thành những chủ thể trong ñời
sống quan hệ quốc tế.
Sau khi giành ñược ñộc lập về chính trị, các nước vốn là thuộc ñịa, phụ
thuộc bằng nhiều con ñường và hình thức khác nhau, ñã tập trung mọi nỗ lực
nhằm mục tiêu bảo vệ nền ñộc lập dân tộc vừa giành lại ñược. Cùng với quá
trình khôi phục, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn ñề xã hội, mở rộng quan
hệ ñối ngoại, các nước này còn phải tăng cường xây dựng và củng cố môi
trường an ninh của ñất nước, xem ñây là ñiều kiện tiên quyết ñể củng cố ñộc
lập về chính trị, giành và củng cố ñộc lập về kinh tế, bảo vệ nền ñộc lập dân
tộc của ñất nước.
Tuy nhiên, quá trình củng cố ñộc lập dân tộc diễn ra trong ñiều kiện rất
khó khăn, phức tạp. Các thế lực thực dân, ñế quốc không dễ dàng từ bỏ lợi ích
của mình ở các nước thuộc ñịa và phụ thuộc. Lợi dụng những khó khăn của
các nước sau khi giành ñược ñộc lập, các thế lực thực dân, ñế quốc ñã thông


2
qua các hình thức mới và biện pháp khác nhau, nhất là dùng biện pháp kinh tế
ñể thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ñối với các nước ñộc lập dân tộc trẻ tuổi.

Đặc biệt, trong thời ñại phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công
nghệ (KH-CN) hiện ñại và toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế hiện
nay, các nước phát triển, ñang tận dụng lợi thế về vốn, thị trường, tiềm lực
KH-CN và các công cụ của mình là các công ty xuyên quốc gia, ñã ñẩy mạnh
các hoạt ñộng nhằm can thiệp về kinh tế; sử dụng vấn ñề dân chủ, nhân quyền
ñể gây sức ép, can thiệp về kinh tế, chính trị, trên cơ sở ñó, thiết lập chủ nghĩa
thực dân mới, ñe doạ ñến nền ñộc lập dân tộc của các nước ñang phát triển.
Có thể nói, ñối với các nước ñang phát triển, giành ñược ñộc lập dân tộc ñã
khó, bảo vệ ñộc lập dân tộc theo ñầy ñủ nghĩa của nó càng khó hơn, ñặc biệt
trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Là một nước tương ñối nhỏ, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục
ñịa có diện tích hơn 236 nghìn km2 và dân số trên 6 triệu người với 49 dân tộc
anh em cùng sinh sống, có vị trí chiến lược quan trọng, nguồn tài nguyên
phong phú, ñất nước Lào trở thành ñịa bàn xâm chiếm trong quá trình tìm
kiếm thuộc ñịa của chủ nghĩa ñế quốc. Năm 1893, thực dân Pháp ñã xâm
chiếm Lào và biến ñất nước Lào thành thuộc ñịa của mình. Kể từ ñó nhân dân
các dân tộc Lào ñã vùng lên ñấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ñế quốc. Đặc
biệt, từ năm 1930, sát cánh cùng nhân dân các nước trên bán ñảo Đông
Dương, dưới sự lãnh ñạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân các dân
tộc Lào kiên trì ñấu tranh chống thực dân Pháp, giành ñộc lập dân tộc vào
năm 1945.
Cũng như các nước ñang phát triển khác, sau khi giành ñược ñộc lập
khỏi ách thống trị của thực dân, ñế quốc, sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc của
Lào cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Lào là quốc gia ña dân tộc và
lại gánh chịu hậu quả của chính sách "chia ñể trị" của chủ nghĩa thực dân, ñế
quốc thời kỳ bị chiếm làm thuộc ñịa ñể lại. Thêm vào ñó, cuộc ñấu tranh giai


3
c p và giành ñộc lập dân tộc ở Lào lại diễn ra rất gay go, quyết liệt và kéo dài.

Đặc ñiểm này ñã ảnh hưởng rất lớn ñến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ñộc
lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh (CT-AN) sau khi ñã giành ñược
ñộc lập dân tộc.
Chính vì vậy, sau khi ñất nước hoàn toàn ñược giải phóng và thành lập
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào năm 1975, Đảng Nhân
dân Cách mạng (NDCM) Lào ñã xác ñịnh hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Lào ñược tiến hành ñồng thời là: Xây dựng và bảo vệ ñộc lập dân tộc.
Đối với nhiệm vụ bảo vệ ñộc lập dân tộc, cùng với việc tăng cường tiềm lực
quốc phòng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn
dân, Đảng NDCM Lào còn ñặc biệt quan tâm ñến việc xây dựng lực lượng
an ninh (LLAN) nhân dân nhằm giữ vững CT-AN, trật tự an toàn xã hội,
xem ñây là nhân tố quan trọng và là ñiều kiện tiên quyết ñể giữ vững môi
trường hoà bình, ổn ñịnh cho phát triển KT-XH, cải thiện ñời sống nhân dân,
ñưa ñất nước phát triển nhanh và bền vững, tạo cơ sở vững chắc ñể bảo vệ
ñộc lập dân tộc.
Nhận thức ñúng ñắn tầm quan trọng của việc xây dựng LLAN nhân dân
nhằm giữ vững môi trường CT-AN hoà bình, ổn ñịnh, góp phần bảo vệ ñộc
lập dân tộc cho nên hoạt ñộng trên lĩnh vực này kể từ khi thành lập nước
CHDCND Lào ñến nay ñã ñạt ñược nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, do
xuất phát từ ñặc ñiểm như ñã nêu trên cho nên trong những năm qua, các
nước ñế quốc và các thế lực thù ñịch vẫn luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp
cách mạng của các dân tộc Lào. Bằng nhiều hình thức và thủ ñoạn khác nhau,
các lực lượng này thường xuyên tiến hành các hoạt ñộng nhằm gây mất ổn
ñịnh CT-AN, phá hoại khối ñại ñoàn kết các dân tộc Lào, thực hiện "diễn biến
hoà bình" ñể xoá bỏ chế ñộ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nhân dân các dân
tộc Lào ñã lựa chọn. Thực tiễn những năm qua cho thấy, với sự trợ giúp của
các nước ñế quốc, các lực lượng phản ñộng ngoài nước luôn tìm mọi cách cấu


4

k t v i bọn lực lượng phản ñộng trong nước, với các thế lực phản ñộng cũ
chống phá cách mạng Lào một cách ñiên cuồng, trước mắt là gây mất ổn ñịnh
CT-AN, tiến tới gây bạo loạn lật ñổ khi có cơ hội. Tình hình này càng phức
tạp hơn khi Lào ñang thực hiện ñường lối ñổi mới ñất nước, mở rộng quan hệ
ñối ngoại với tất cả các nước và ñẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với tư
cách là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
Xuất phát từ ñặc ñiểm của ñất nước Lào, trước yêu cầu nhiệm vụ mới
của cách mạng Lào thời kỳ ñổi mới theo ñịnh hướng XHCN và từ kinh
nghiệm giữ vững CT-AN, góp phần ñắc lực vào sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân
tộc trong thời gian qua với những thành công và hạn chế của nó, tôi (một sĩ
quan ñang công tác trong Bộ An ninh Lào), tôi xin chọn vấn ñề "Bảo vệ ñộc
lập dân tộc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị an ninh từ năm 1986 ñến năm 2012" làm ñề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
của mình. Thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ mà ñề tài Luận án ñặt
ra, tôi mong muốn góp phần giải quyết một trong những vấn ñề quan trọng
trong sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ ñổi mới và hội
nhập quốc tế hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phân tích làm rõ vai trò, thực trạng của công tác xây dựng
LLAN nhằm bảo vệ và củng cố ñộc lập dân tộc ở Lào, thời kỳ ñổi mới từ năm
1986 ñến năm 2012, tác giả luận án sẽ ñề xuất một số khuyến nghị, giải pháp
nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN
Lào phục vụ sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc của ñất nước trong thời kỳ mới
của cách mạng, ñặc biệt trong bối cảnh nước Lào ñang trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay.


5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để ñạt ñược mục tiêu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm
vụ chính sau:
- Làm rõ quan niệm về ñộc lập dân tộc; về lĩnh vực CT-AN và vai trò
của LLAN ñối với công cuộc bảo vệ ñộc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ ñổi
mới ñất nước
- Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế tác ñộng ñến tình hình CTAN của ñất nước Lào nói riêng, nền ñộc lập dân tộc của Lào nói chung và yêu
cầu mới ñặt ra ñối với việc giữ vững CT-AN, trong ñó có việc xây dựng
LLAN của Lào từ năm 1986 ñến năm 2012.
- Phân tích quan ñiểm của Đảng NDCM Lào về vai trò của lĩnh vực
CT-AN, nhiệm vụ xây dựng LLAN ñối với sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc
và phát triển ñất nước từ năm 1986 ñến 2012.
- Phân tích thực trạng bảo vệ ñộc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực CTAN từ năm 1986 ñến năm 2012 với những thành tựu và hạn chế của nó, trên
cơ sở ñó nêu ra những ñánh giá và rút ra những kinh nghiệm cho công tác này
trong thời gian tới.
- Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn ñề lý luận và thực tiễn Đảng
NDCM Lào lãnh ñạo sự nghiệp giữ vững CT-AN, trong ñó có việc xây dựng
LLAN nhằm bảo vệ và củng cố ñộc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ ñẩy
mạnh hội nhập quốc tế, luận án sẽ nêu ra những phương hướng và ñề xuất
một số giải pháp chủ yếu ñể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CTAN, tăng cường xây dựng LLAN nhằm góp phần bảo vệ nền ñộc lập dân tộc
trước yêu cầu mới của cách mạng Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn ñề bảo vệ ñộc lập dân tộc trên lĩnh vực CT-AN
cũng như hoạt ñộng của công tác xây dựng LLAN Lào nhằm giữ vững CTAN ñối với sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc của Lào.


6
2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- V❁ thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình ñấu tranh giữ
vững CT-AN, xây dựng LLAN của Lào nhằm bảo vệ ñộc lập dân tộc Lào thời

kỳ ñổi mới từ năm 1986 (thời ñiểm bắt ñầu sự nghiệp ñổi mới) ñến năm 2012
(năm ñầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng NDCM Lào, cũng là
thời ñiểm NCS bắt ñầu thực hiện luận án).
- Về n❄i dung: Luận án ñặt trọng tâm nghiên cứu ñộc lập dân tộc và vai
trò của sự ổn ñịnh CT-AN, trong ñó có việc xây dựng LLAN ñối với sự
nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc của Lào từ năm 1986 ñến năm 2012. Trên cơ sở
những thành tựu và hạn chế cũng như những kinh nghiệm ñược rút ra từ quá
trình này, luận án sẽ ñề xuất phương hướng và những khuyến nghị giải pháp
chủ yếu nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT-AN,
tăng cường xây dựng LLAN góp phần bảo vệ ñộc lập dân tộc trong thời gian
tới, ñáp ứng yêu cầu mới của cách mạng Lào.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án ñược nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan ñiểm lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng chỉ ñạo của ñồng chí Cayxỏn
Phômvihản, ñường lối chủ trương của Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà
nước CHDCND Lào về ñộc lập dân tộc, về CT-AN và vai trò của LLAN ñối
với sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc trong thời kỳ ñổi mới ñất nước Lào.
Ngoài ra, Luận án còn vận dụng những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan ñiểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà
nước Việt Nam về ñộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân và LLAN nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử ñể tiến hành quá trình nghiên cứu.


7
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị cho nên trong quá trình
triển khai thực hiện luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu

là phương pháp lịch sử và lôgíc. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương
pháp khác như: phân tích và tổng hợp, thống kê, ñối chiếu, so sánh, dự báo…
như những phương pháp hỗ trợ cần thiết cho phương pháp nghiên cứu chủ
yếu nêu trên.
5. Những ñóng góp mới về khoa học của luận án
- Nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống về mối quan hệ
giữa CT-AN và ñộc lập dân tộc, quá trình xây dựng LLAN góp phần bảo vệ
ñộc lập dân tộc của Lào thời kỳ ñổi mới từ năm 1986 ñến năm 2012.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế ñồng thời rút ra một số kinh
nghiệm của hoạt ñộng giữ vững CT-AN, xây dựng LLAN góp phần bảo vệ
ñộc lập dân tộc thời gian qua, trên cơ sở ñó ñề xuất một số khuyến nghị giải
pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững CT-AN, xây dựng
LLAN, góp phần bảo vệ nền ñộc lập dân tộc của Lào trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về
ñộc lập dân tộc, bảo vệ ñộc lập dân tộc và vai trò của vai trò CT-AN nói
chung, của LLAN nói riêng ñối với sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc của
nước CHDCND Lào.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn học lịch sử phong trào giải phóng dân
tộc, cũng như dùng làm tài liệu tham khảo ñể nghiên cứu các vấn ñề liên quan
ñến lĩnh vực CT-AN của Lào
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của
tác giả ñã ñược công bố và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án ñược kết
cấu gồm có 4 chương, 9 tiết.


8
Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

1.1.1. Những vấn ñề liên quan ñến ñề tài ñã ñược nghiên cứu tại
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Bảo vệ ñộc lập dân tộc nói chung, bảo vệ ñộc lập dân tộc trên lĩnh vực
CT-AN của nước CHDCND Lào nói riêng là vấn ñề luôn thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều chính khách, các học giả, các nhà khoa học ở Lào, Việt
Nam cũng như ở nhiều nước khác. Cho ñến nay, nhiều công trình nghiên cứu
trực tiếp hoặc gián tiếp với những khía cạnh và mức ñộ khác nhau liên quan
ñến vấn ñề này ñã ñược công bố.
Tại nước CHDCND Lào, trong những năm qua, có nhiều tác phẩm,
công trình khoa học liên quan ñến ñộc lập dân tộc của Lào cũng như vai trò,
vị trí của LLAN trong bảo vệ CT-AN của ñất nước và sự ñóng góp của nó ñối
với bảo vệ ñộc lập dân tộc ñã ñược công bố, cụ thể như sau:
- Các văn kiện của Đảng NDCM Lào và các tác phẩm của các thế
hệ lãnh ñạo Lào:
Những nội dung cơ bản trong ñường lối xây dựng, phát triển ñất nước
và bảo vệ ñộc lập dân tộc của CHDCND Lào cũng như quan ñiểm chỉ ñạo xây
dựng LLAN, góp phần giữ vững CT-AN ñược thể hiện rõ nét trong các Văn
kiện của Đảng NDCM Lào qua các kỳ Đại hội, Hội nghị Trung ương và các
tác phẩm của các nhà lãnh ñạo Lào như: Các văn kiện Đại hội ñại biểu toàn
quốc lần thứ III (1982), Đại hội IV (1986), Đại hội V (1991), Nghị quyết TW
5 khoá V (1992), Đại hội VI (1996), Đại hội VII (2001), Đại hội VIII (2006)
và Đại hội IX (2011). Các văn kiện này ñã hệ thống hoá một cách sâu sắc về
ñộc lập dân tộc, tầm quan trọng của lĩnh vực an ninh ñối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào cũng như quan ñiểm, chủ trương của Đảng
NDCM Lào về vấn ñề này, nhất là trong thời kỳ ñổi mới ñất nước và từng



9
bước hội nhập quốc tế. Đây là nguồn tài liệu gốc quan trọng cho các nhà
nghiên cứu vấn ñề bảo vệ ñộc lập dân tộc của CHDCND Lào trên lĩnh vực
CT-AN thời kỳ hội nhập quốc tế.
Bên cạnh ñó, nhiều tác phẩm của các ñồng chí lãnh ñạo Đảng, Nhà
nước Lào cũng ñã tập trung phân tích, làm rõ những ñịnh hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ của hoạt ñộng trong lĩnh vực an ninh và vai trò của nó ñối với bảo vệ
ñộc lập dân tộc trong từng giai ñoạn lịch sử cụ thể, ñặc biệt là các tác phẩm của
ñồng chí Cay Xỏn Phômvihẳn như: Cuốn Một vài kinh nghiệm và một số vấn
ñề về phương hướng mới của cách mạng Lào. Mặc dù chỉ trình bày một cách
cô ñọng về những ñịnh hướng lớn của cách mạng Lào trong thời kỳ mới, song
tác phẩm này ñã ñề cập tới những vấn ñề ñặt ra ñối với công tác an ninh nhằm
bảo vệ ñộc lập dân tộc; cuốn Về xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá ñộ lên chủ
nghĩa xã hội, Viêng Chăn, 1987. Trong cuốn sách này, ñồng chí Cay Xỏn
Phômvihẳn ñã trình bày sự cần thiết của sự kết hợp giữa phát triển KT-XH với
bảo vệ quốc phòng - an ninh (QP-AN) quốc gia, xây dựng chỉnh ñốn cơ sở
chính trị, cơ sở bảo vệ QP-AN, xây dựng kinh tế gắn với phát huy văn hoá, làm
cho cuộc sống của nhân dân các dân tộc Lào bình yên và ngày càng tốt hơn,
xem ñây là nhiệm vụ quan trọng nhất ñể bảo vệ ñộc lập dân tộc của Lào.
Bước sang thời kỳ Đảng NDCM Lào lãnh ñạo nhân dân tiến hành công
cuộc ñổi mới toàn diện từ năm 1986 ñến nay, nhiều tác phẩm của các ñồng
chí lãnh ñạo Đảng, Nhà nước Lào liên quan ñến ñộc lập dân tộc, nhiệm vụ
xây dựng LLAN, giữ vững ổn ñịnh CT-XH và vai trò của nó ñối với sự
nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc ñã ñược công bố. Đây là những công trình
nghiên cứu có giá trị lớn lao về cả ý nghĩa lý luận cũng như chỉ ñạo hoạt ñộng
thực tiễn ñối với công tác xây dựng LLAN và vai trò của nó ñối với công
cuộc bảo vệ, củng cố ñộc lập dân tộc và phát triển ñất nước, trong ñó, phải kể
ñến tác phẩm của ñồng chí Khămtày Xinphănñon, như: Trong sự nghiệp cách
mạng dân tộc dân chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



10
- Các công trình khoa học khác:
Liên quan

n bảo vệ ñộc lập dân tộc, xây dựng LLAN nhằm giữ vững

CT-AN, góp phần bảo vệ ñộc lập thời kỳ ñổi mới, hội nhập quốc tế ñã có
nhiều công trình khoa học ñược công bố tại Lào như:
+ ❈ ộc sống và sự nghiệp vĩ ñại của ❈✁ủ tịch ❈ayxỏn Phômvihẳn vĩ
nhân của nước Lào [88, tr.136]. Cuốn sách này có những nội dung thể hiện tư
tưởng chỉ ñạo của ñồng chí Cayxỏn Phômvihẳn ñối với công tác xây dựng
LLAN ở Lào: "LLAN có vai trò quan trọng hơn trước và phải thực hiện ñược
nhiệm vụ phức tạp khó khăn trong giai ñoạn mới. Phải ra sức củng cố lực
lượng và phương pháp hoạt ñộng có chất lượng mới thật sự, phải phấn ñấu
vươn lên ñể có khả năng xứng ñôi với yêu cầu của tình hình mới. Cán bộ mà
làm việc này trước hết phải có trình ñộ nhận thức và có khả năng thực hiện.
Trong ñó vấn ñề ñầu tiên là phải biết chính trị, biết vận ñộng quần chúng.
Đồng thời cũng phải có sự hiểu biết về pháp luật (cả luật pháp nước nhà và
luật pháp, thể thức quốc tế) và một cái nữa rất quan trọng là phải biết nắm
thông tin tình báo".
+ Tổng kết 30 năm dưới sự lãnh ñạo của Đảng N❉❈M Lào ñối với lực
lượng an ninh [91, tr.25]. Cuốn sách này ñã tổng kết quá trình ra ñời, trưởng
thành và phát triển của LLAN Lào qua các thời kỳ lịch sử, trong ñó chỉ rõ:
"Lực lượng an ninh là một bộ phận của lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng
trung thành của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào; do Đảng NDCM Lào
thành lập, lãnh ñạo trực tiếp, tuyệt ñối và toàn diện, là lực lượng xuất phát từ
dân, do dân và vì dân".
+ Luật Lực lượng an ninh nhân dân [110]. Trong cuốn sách này xác
ñịnh các nguyên tắc, quy chế và phạm trù khác nhau về tổ chức và hoạt ñộng

của lực lượng bảo vệ an ninh nhân dân. Yêu cầu LLAN Lào phải vững vàng
về tư tưởng - lý luận, mạnh về mặt tổ chức, giỏi chuyên môn, có kỷ luật,
phong cách làm việc ngày càng tiến bộ và hiện ñại ñảm bảo mục tiêu làm tròn


11
nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ vững ổn ñịnh chính trị, an
ninh và trật tự an toàn xã hội.
+ Giữ vững chính trị an ninh, kiên trì ñường lối ñổi mới mà Đảng ta
lựa chọn trong quá trình tham gia tổ chức thương mại quốc tế [165] chỉ ra
rằng: Công cuộc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, việc tham gia
tổ chức thương mại thế giới nói riêng là quá trình chứa ñựng cả thuận lợi lẫn
khó khăn, thời cơ và thách thức, liên quan ñến nhiều vấn ñề khác nhau của
ñất nước Lào, trong ñó có vấn ñề CT-AN và nền ñộc lập của Lào. Do ñó,
ngay từ khi ñất nước bắt ñầu công cuộc ñổi mới, mở rộng hợp tác và hội
nhập quốc tế, Đảng NDCM Lào ñã kiên trì mục tiêu lãnh ñạo của mình, từng
bước ñưa ñất nước phát triển theo con ñường XHCN, làm cho nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường CT-XH ổn ñịnh.
Do ñó, cùng với tăng trưởng kinh tế, Đảng còn phải chăm lo xây dựng
LLAN, củng cố quốc phòng.
+ Liên quan ñến ñề tài nghiên cứu còn có nhiều luận án, luận văn, bài
viết của học viên và các tác giả Lào như: Thu thập, ñánh giá và sử dụng tài
liệu có liên quan ñến vụ án trong hoạt ñộng ñều tra hình sự tại nước

✂❍✄✂☎✄ Lào, của Xổmvăng Thămmaxít [83]; Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở bí mật phục vụ công tác ñấu tranh chống
tội phạm của ✂ông an thành phố Viêng ✂✆ăn, nước ✂❍✄✂N✄ Lào, của
Sổmñousou Liyamít [58]; Xây dựng ✥ản và ✂ụm ✥ản phát triển gắn liền với
việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ✂❍✄✂☎✄ Lào, của
Thanukonxu Linhasẻng [63]; ✂✆ỉnh ñốn LL❆N ở nước ✂❍✄✂N✄ Lào, của

Khămven Xyhạlạt [33]; Nâng cao bản chất chính trị - ñạo ñức cách mạng
của LL❆N nhân dân ở ✂❍✄✂☎✄ Lào, của Sỏnphachăn Thămmavong [59];
Xây dựng thế trận bảo vệ toàn dân cho vững mạnh ñể góp phần trong việc
giữ vững ñất nước trong việc hội nhập với kinh tế quốc tế, của Nguyễn
Quang Việt [80].


12
1.1.2. Những vấn ñề liên quan ñến ñề tài ñã ñược nghiên cứu ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam (ĐCSVN) hết sức quan tâm lãnh ñạo việc xây dựng LLAN, giữ
vững CT-AN và vai trò của nó ñối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Liên quan ñến vấn ñề này, cho ñến nay ñã công bố nhiều tác phẩm, công trình
nghiên cứu khác nhau như: Tổng kết lịch sử ñấu tranh chống phản cách mạng
của Đảng, của Ban Tư tưởng Trung ương [6]; Tổng kết công tác xây dựng lực
lượng, nhất là lực lượng nòng cốt trong ñấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia,
của Cục An ninh - Bộ Công an [16]... Các công trình nghiên cứu, tổng kết này
tập trung giải quyết các vấn ñề như: sự lãnh ñạo, chỉ ñạo của Đảng, quản lý
của nhà nước trên lĩnh vực xây dựng LLAN nói chung; tổng kết những mặt
hoạt ñộng chủ yếu của lực lượng công an nhân dân (CAND) trong sự nghiệp
bảo vệ CT-AN quốc gia, góp phần bảo vệ ñộc lập dân tộc.
- Đặc ñiểm, nội dung, phương thức lãnh ñạo của Đảng ñối với lĩnh vực
an ninh- trật tự [29]. Đề tài này nghiên cứu, luận giải những ñặc ñiểm nổi bật
của lĩnh vực bảo vệ an ninh trong tình hình mới, làm rõ những luận cứ khoa
học về tính chất, vị trí quan trọng và tính tất yếu phải tăng cường sự lãnh ñạo
của Đảng ñối với lĩnh vực xây dựng LLAN, cũng như ñề xuất các giải pháp
nhằm ñổi mới và chỉnh ñốn lực lượng CAND; kiện toàn hệ thống tổ chức lực
lượng CAND trong tình hình mới nhằm giúp phần giữ vững CT-AN. Đề tài
này cũng ñề cập ñến mối quan hệ giữa Đảng lãnh ñạo tuyệt ñối, trực tiếp về

mọi mặt với việc tăng cường hiệu lực quản lý, ñiều hành của Nhà nước pháp
quyền XHCN ñối với việc xây dựng LLAN, trong ñó có việc kiện toàn cơ cấu
Hội ñồng Quốc phòng - An ninh...
- Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia - thực trạng và giải pháp [65].
Đề tài ñã tập trung phân tích và bước ñầu làm rõ khái niệm về quản lý nhà
nước về an ninh quốc gia trong tình hình mới; làm rõ tính tất yếu khách quan


13
và cơ sở pháp lý của hoạt ñộng quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, nội
dung hoạt ñộng quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong thời kỳ ñổi mới
và hội nhập quốc tế...
Ngoài ra, Bộ Công an Việt Nam ñã có nhiều công trình nghiên cứu có
liên quan khác, như: Tổng kết sự lãnh ñạo của Đảng trong công cuộc bảo vệ
an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thời kỳ ✶✾54-✶✾75 [18]; Đề tài

✝ông tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự - một số vấn ñề cơ bản [10];
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh ñạo của Đảng uỷ

✝ông an tỉnh, thành phố [17]; Đề tài Tăng cường sự lãnh ñạo của Đảng ñối
với ▲▲✞N nhân dân cấp tỉnh, thành phố thời kỳ ñẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện ñại hoá ñất nước [66]; Đề tài Xây dựng lực lượng công an nhân dân
trong tình hình mới [67].
Các công trình nghiên cứu trên ñã ñề cập ñến từng khía cạnh của công
tác lãnh ñạo và các cấp ñộ lãnh ñạo, chỉ ñạo của Đảng, cấp uỷ ñảng trong và
ngoài lực lượng CAND ñối với công tác bảo vệ CT-AN và công tác xây dựng
lực lượng CAND...
- Nguyễn Trọng Phúc, Xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong
những năm ✶✾✟✠-✶✾✾✡ [52]. Luận án này nghiên cứu về lịch sử xây dựng và
bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990, ñồng thời tái hiện

và phân tích khá sâu sự lãnh ñạo của ĐCSVN với việc xây dựng và bảo vệ
chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990, từ ñó, luận án rút ra một
số kinh nghiệm liên quan ñến vấn ñề Đảng lãnh ñạo lĩnh vực xây dựng LLAN
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH ở Việt Nam hiện nay.
- Nguyễn Bình Ban, Đảng ✝ộng sản Việt Nam lãnh ñạo sự nghiệp bảo
vệ chính trị an ninh trong những năm ñổi mới ✭✶✾☛6-✶✾✾6) [2]. Trong ñề tài
luận án này, tác giả ñã ñi sâu phân tích, ñánh giá làm rõ hệ thống quan ñiểm
cơ bản, ñường lối, chủ trương, phương thức lãnh ñạo ñúng ñắn của ĐCSVN
trên lĩnh vực bảo vệ CT-AN trong thời ñầu ñổi mới (1986- 1996), và bước


14
ñầu rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh ñạo, chỉ ñạo của ĐCSVN ñối với
việc xây dựng LLAN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
những năm ñổi mới 1986-1996.
- Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt, Nâng cao năng
lực lãnh ñạo và sức chiến ñấu của Đảng trong thời kỳ mới [68]. Cuốn sách
trình bày về vai trò, chức năng của Đảng cầm quyền ñối với các lĩnh vực hoạt
ñộng KT-XH, ñối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề xuất hệ
thống giải pháp tăng cường vai trò, năng lực lãnh ñạo và sức chiến ñấu của
Đảng trong thời kỳ mới.
- Nguyễn Bình Ban, Đảng ☞ộng sản Việt Nam lãnh ñạo nhiệm vụ bảo
vệ chính trị an ninh trong thời kỳ ñổi mới - một số vấn ñề lý luận và thực tiễn
[3]. Đây là cuốn sách chuyên khảo giới thiệu một cách có hệ thống nhận thức,
quan ñiểm, chính sách lớn của ĐCSVN về bảo vệ CT-AN ở Việt Nam trong
thời kỳ ñổi mới ñất nước kể từ Đại hội lần thứ VI (1986) ñến Đại hội X
(2006). Cuốn sách góp phần tổng kết công tác thực tiễn và phát triển lý luận
về ĐCSVN lãnh ñạo nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong lịch sử cũng như
trong những năm ñổi mới ở Việt Nam.
- Hỏi ñáp về tình hình thế giới và chính sách ñối ngoại của Đảng, Nhà

nước ta [30]. Cuốn sách gồm 181 câu hỏi - ñáp, chia làm hai phần. Phần thứ
nhất ñi sâu phân tích tình hình thế giới hiện nay, nhất là những vấn ñề phức
tạp, nổi cộm về chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách ñối ngoại… của các
nước trên thế giới thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Tây Á - châu Phi. Phần
thứ hai tập trung trình bày sự ñổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên
mặt trận ñối ngoại, làm rõ chính sách và quan hệ ñối ngoại của Việt Nam ñối
với các nước và tổ chức quốc tế nhằm giữ vững môi trường hòa bình và tạo
ñiều kiện phát triển KT-XH ñất nước. Nhiều vấn ñề ñã ñược ñặt ra như:
ĐCSVN ñã nhận ñịnh: "Thế kỷ XX là thế kỷ ghi ñậm trong lịch sử loài người
những dấu ấn cực kỳ sâu sắc". Những dấu ấn của thế kỷ XX thể hiện trên


15
những ñiểm nào? Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện thế giới ñã có
những chuyển biến sâu sắc. Cụ thể trên những vấn ñề gì? Vì sao trong vài
thập niên tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cụ
bộ, xung ñột vũ trang, xung ñột dân tộc, tôn giáo, chạy ñua vũ trang, hoạt
ñộng can thiệp, lật ñổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nới với tính chất phức tạp
ngày một gia tăng?... Tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài ñối với
công cuộc xây dựng và phát triển ñất nước? Phương hướng khai thác và sử
dụng tiềm năng, ñặc biệt là về chất xám của người Việt Nam ñịnh cư ở nước
ngoài? Những hoạt ñộng chống ñối ñất nước của một số tổ chức và cá nhân
người Việt cực ñoan và thái ñộ của Chính phủ Việt Nam về vấn ñề này?... ñã
cung cấp cho bạn ñọc nhiều tư liệu ñược chắt lọc và mang tính khái quát cao
về những thông tin khi nghiên cứu và theo dõi tình hình thế giới, quán triệt và
nắm vững ñường lối, chính sách ñối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Nguyễn Đình Chiến, ✌ách m❇ng trong quân sự và những vấn ñề ñặt
ra ñối với quốc phòng Việt Nam [13], nghiên cứu một cách có hệ thống về
cách mạng trong quân sự ở nước Việt Nam. Tập thể tác giả ñã ñưa ra một hệ
thống vấn ñề nghiên cứu cơ bản, toàn diện, từ những nguyên tắc lý luận ñể

tiếp cận cách mạng trong quân sự ñến việc lược khảo những thông tin về cuộc
cách mạng trong quân sự ñang diễn ra trên thế giới hiện nay, ñồng thời khái
quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời ñại Hùng
Vương ñến thời ñại Hồ Chí Minh dưới góc nhìn cách mạng trong quân sự, từ
ñó ñề xuất những vấn ñề quan trọng nhằm vận dụng vào việc phát triển nền
quốc phòng Việt Nam trong thời kỳ mới. Nội dung cuốn sách ✌ách mạng
trong quân sự và những vấn ñề ñặt ra ñối với quốc phòng Việt Nam tập trung
vào những vấn ñề sau: Thứ nhất, tập trung làm rõ những lý luận về cách mạng
trong quân sự ñể từ ñây hình thành luận cứ khoa học, lập trường, quan ñiểm
mác xít trong việc vận dụng và nghiên cứu những vấn ñề ñặt ra ñối với quốc
phòng Việt Nam. Thứ hai, trình bày những khía cạnh cơ bản của cuộc cách


16
mạng trong quân sự ñang diễn ra trên thế giới hiện nay, ñồng thời phân tích sự
nghiên cứu và vận dụng cách mạng mới trong quân sự ở một số nước, cung
cấp những tư liệu thực tiễn phong phú cho quá trình nghiên cứu và vận dụng
ở Việt Nam. Thứ ba, khái quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam dưới góc ñộ cách mạng trong quân sự, qua ñó khẳng ñịnh nền quân
sự Việt Nam qua các thời ñại lịch sử luôn năng ñộng, không chấp nhận sự trì
trệ, và chứa ñựng những bước phát triển nhảy vọt cả về tư tưởng, lý luận quân
sự, tổ chức, con người quân sự và về vũ khí, trang bị quân sự. Đó là ñiểm tựa
thực tiễn rất quan trọng ñể quốc phòng Việt Nam hiện nay có thể và phải tiếp
thu, vận dụng thành tựu của cuộc cách mạng hiện ñại trong quân sự. Thứ tư,
khẳng ñịnh những thành tựu mới của nền quốc phòng Việt Nam hiện nay,
ñồng thời ñề xuất những ñịnh hướng lớn nhằm nghiên cứu và vận dụng những
thành quả cách mạng trong quân sự ñể tiếp tục phát triển một nền quốc phòng
ñủ sức ñáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Nguyễn Văn Ngừng, Tác ñộng của kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế ñối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam [48], là một trong rất

nhiều công trình bàn về sự tác ñộng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế ñối với sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn ñề mà cuốn
sách ñề cập: quốc phòng, an ninh, lại là một vấn ñề chưa ñược quan tâm,
nghiên cứu sâu sắc, do tính chất nhạy cảm của nó. Vì thế, thông qua cuốn
sách, người ñọc sẽ hiểu ñược những những tiền ñề lý luận và thực tiễn của
nội dung này. Tinh thần cơ bản của cuốn sách là khẳng ñịnh tính ñúng ñắn
của ĐCSVN trong kết hợp phát triển kinh tế thị trường, chủ ñộng hội nhập
kinh tế với quốc phòng, an ninh: "Trong khi ñặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây
dựng CNXH, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi ñó là hai nhiệm vụ chiến lược
gắn bó chặt chẽ". Thông qua ñó, tác giả cuốn sách ñã ñi phân tích cụ thể, rõ
ràng tính tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường và chủ ñộng hội nhập


17
kinh t quốc tế của Việt Nam; những mặt tác ñộng tích cực và tiêu cực của
kinh tế quốc tế ñối với QP-AN ở Việt Nam; ñồng thời bước ñầu ñề xuất
những giải pháp ñể tăng cường và ñẩy mạnh tiềm lực QP-AN trong phát
triển kinh tế thị trường.
- Trương Thành Trung (Chủ biên), Sự thật vấn ñề dân chủ và nhân
quyền trong chiến lược "diễn biến hoà bình" ở Việt Nam [69], luận giải vấn
ñề dân chủ và cuộc ñấu tranh vì dân chủ trong lịch sử nhân loại; âm mưu, thủ
ñoạn sử dụng chiêu bài "dân chủ và nhân quyền" ñể thực hiện chiến lược
"diễn biến hoà bình" ở Việt Nam; nhân quyền và cuộc ñấu tranh vì nhân
quyền trong lịch sử nhân loại; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan ñiểm của
ĐCSVN về chăm lo, bảo vệ, phát triển quyền con người; kiên ñịnh niềm tin
và thắng lợi của nền dân chủ XHCN và thực hiện quyền con người ở Việt
Nam hiện nay... Cuốn sách cung cấp cho chúng ta những thông tin thiết thực
về vấn ñề "dân chủ và nhân quyền", kịp thời phục vụ cuộc ñấu tranh trên mặt
trận tư tưởng, lý luận; phòng, chống "diễn biến hoà bình", bảo vệ sự nghiệp

ñổi mới vì mục tiêu ñộc lập dân tộc và CNXH; vì dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm Bình Minh (Chủ biên), Đường lối chính sách ñối ngoại Việt
Nam trong giai ñoạn mới [45]. Cuốn sách là tập hợp các công trình của các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ñối ngoại nhằm luận giải nội hàm các chủ
trương ñịnh hướng quan trọng của ñường lối, chính sách ñối ngoại thời kỳ ñổi
mới, ñặc biệt là những phát triển mới trong tư duy về ñối ngoại của ĐCSVN
qua những văn kiện của Đại hội XI; ngoài ra các tác giả còn ñưa ra những
cách tiếp cận và phương pháp triển khai mới ñể ñạt ñược các mục tiêu quốc
gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế ñất nước; những chủ trương mới
của hoạt ñộng ñối ngoại như xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hội nhập
quốc tế… trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở ñánh giá kết quả hoạt ñộng ñối
ngoại trên một số lĩnh vực, các tác giả cũng ñề xuất một số phương hướng,


18
nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác ñối ngoại, góp phần thực
hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI của ĐCSVN.
- Phạm Ngọc Hiền, Hỏi - ñáp về bảo vệ an ninh quốc gia trong bối
cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế [27]. Cuốn sách ñánh giá Việt Nam
ñang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, những thời cơ và thuận lợi ñể phát
triển ñang mở ra với chúng ta và bên cạnh ñó những nguy cơ và thách thức
tiềm ẩn cũng dần nổi lên, ñòi hỏi chúng ta phải chủ ñộng ñón nhận toàn cầu
hoá, khai thác hết tiềm năng, thuận lợi do toàn cầu hoá ñem lại, ñồng thời
phải tỉnh táo, có chiến lược và sách lược hữu hiệu trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, xã hội v.v..., bảo ñảm an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Cuốn sách ñược ñã luận giải ba phần quan trọng là: I. Nhận thức về an ninh
và bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;
II. Tác ñộng của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ñối với an ninh

quốc gia Việt Nam; III. Quan ñiểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an
ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Nguyễn Mạnh Hưởng, Góp phần chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh
vực tư tưởng✱ lý luận [31]. Cuốn sách tập hợp một số bài viết ñấu tranh chống
"diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của tác giả trong những
năm gần ñây, ñã ñược sử dụng trên các phương tiện thông tin ñại chúng, trong
hoạt ñộng tư tưởng, lý luận của tác giả và ñã có chỉnh sửa, cập nhật thông tin
mới. Cuốn sách ñược kết cấu gồm bốn phần, từ những vấn ñề chung về ñấu
tranh chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, ñến các vấn
ñề về hệ tư tưởng, con ñường cách mạng Việt Nam và bản chất chế ñộ xã hội
XHCN mà nhân dân ta ñang xây dựng. Trên cơ sở khẳng ñịnh và làm rõ một
số vấn ñề lý luận, nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, ñường lối, quan ñiểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, và với những tư liệu sinh ñộng, các bài viết phản bác, vạch rõ tính chất


19
thù ñịch, phản ñộng và phản khoa học của các quan ñiểm sai trái, thù ñịch về
tư tưởng, lý luận, ñồng thời phê phán những biểu hiện nhận thức lệch lạc trên
các vấn ñề ñó.
- Nguyễn Vĩnh Thắng, Một s✯ vấn ñề về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới [61], là tài liệu nghiên cứu về cách mạng sắc màu, diễn biến hoà bình khá
chi tiết. Cuốn sách ñược chia làm 4 phần: Phần 1. Bảo vệ Tổ quốc và mối
quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Phần 2. Xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong thời kỳ mới; Phần 3. Xây
dựng Quân ñội nhân dân (QĐND) Việt Nam cách mạng trong thời kỳ mới;
Phần 4: Đấu tranh phòng, chống âm mưu thủ ñoạn "diễn biến hoà bình", cách
mạng sắc màu của các thế lực thù ñịch và "tự diễn biến", "tự chuyển hoá ".
- Vũ Văn Hiền, Việt Nam và thế giới ñương ñại [28], tập trung phân
tích cục diện thế giới, nội dung thời ñại, nhân tố tác ñộng và xu hướng phát

triển; phân tích về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ñưa ra những dự báo,
nhận ñịnh về quan hệ giữa các nước lớn (Mỹ, Nhật Bản, Nga…). Trên bức
tranh tổng thể về thế giới ñương ñại tác giả cũng khái quát quá trình Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế, lợi thế và thách thức mà chúng ta phải ñương ñầu, ñề
xuất phương hướng, nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tái cơ
cấu và ñổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; nhận diện các quan ñiểm sai trái,
thù ñịch và cuộc ñấu tranh trong công tác tư tưởng, lý luận hiện nay.
- Lê Thế Mẫu, Thế giới - bước ngoặt lịch sử [37], giúp bạn ñọc có ñược
cái nhìn toàn cảnh về bức tranh CT-KT-XH thế giới trong khoảng thời gian từ
năm 2011 ñến nay. Tất cả những vấn ñề thời sự nóng hổi trên trường quốc tế
trong quãng thời gian ñầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI ñược gói gọn trong
cuốn sách, với những bài viết ngắn gọn nhưng hàm súc, cô ñọng, giúp người
ñọc hiểu sâu hơn về mối quan hệ phức tạp, những mâu thuẫn sâu xa giữa các
nước trên thế giới trong một thập kỷ ñầy biến ñộng ña chiều, ña màu sắc, góp
phần phác hoạ bức tranh toàn cảnh của thế giới vào một thời ñiểm có ý nghĩa


20
như một bước ngoặt lịch sử. Nội dung cuốn sách gồm các phần chính: Trật tự
thế giới mới; Trái ñắng "Mùa xuân Arập"; Ucraina: Phân tuyến mới trong cục
diện chính trị thế giới.
- Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Quang (Đồng chủ biên), Bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới" [19], là công trình khoa học có giá trị lý luận, thực
tiễn, ñược trình bày thành hai phần. Nhằm cung cấp thêm thông tin, tư liệu
phục vụ công tác nghiên cứu, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 8
(khoá IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong ñó, cuốn
sách ñã ñề cập ñến tình hình diễn biến của an ninh chính trị thế giới, diễn biến
của các cuộc cách sắc màu trong thời gian qua. Từ ñó, chỉ ra những ñối sách
cần thiết trong chống diễn biến hoà bình, cách mạng màu, bạo loạn, lật ñổ của
Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay.

Ngoài các sách ñược xuất bản, trên các tạp chí khoa học chuyên ngành,
ñã có hàng trăm bài viết ñề cập ñến chủ ñề luận án nghiên cứu. Các bài viết
ñã phân tích, ñánh giá những thành công, kinh nghiệm lãnh ñạo của ĐCSVN
ñối với công tác xây dựng LLAN ñối với sự nghiệp bảo vệ ñộc lập dân tộc
cũng như tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia,
công tác xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ ñổi mới và hội nhập quốc
tế hiện nay.
1.1.3. Những vấn ñề liên quan ñến ñề tài ñã ñược nghiên cứu ở các
quốc gia khác
Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu về ñộc lập dân tộc và chủ
quyền quốc gia, dân tộc, ñặc biệt là ñối với các nước ñang phát triển là
tương ñối ña dạng về hình thức bao gồm từ các bài viết riêng lẻ, các sách
chuyên khảo ñến các kỷ yếu hội thảo… trong ñó nổi lên những nội dung chủ
yếu sau ñây:
Vôlôñin, Sirôcốp, Toàn cầu hoá: nguồn gốc✍ xu thế✍ ✎riển vọng [82] cho
rằng "nghịch lý của toàn cầu hoá là sự thường xuyên xuất hiện và tái hiện


×