Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP dạy và học TIẾNG VIỆT góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo SINH VIÊN lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.85 KB, 12 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SINH VIÊN LÀO
NGÀNH BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG
1. Tầm quan trọng của tiếng Việt và thực trạng của hoạt động giảng dạy
môn ngoại ngữ tiếng Việt cho sinh viên Lào ở Học viện Báo chí và Tuyên
truyền
Từ năm học 2015-2016, Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển
khai kế hoạch dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế (B2) cho
đối tượng là sinh viên nước ngoài (chủ yếu là sinh viên Lào), đang theo học
tại trường.
Đây là một chủ trương quan trọng, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thực
tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên cho nước bạn Lào của nhà
trường. Bởi tiếng Việt chính là chìa khóa, là cơ sở mang tính nền tảng giúp
lưu học sinh Lào có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhờ thơng thạo
tiếng Việt, các bạn sinh viên Lào mới có thể giao tiếp và hịa nhập được vào
mơi trường mới để ổn định cuộc sống. Quan trọng hơn là chỉ khi có vốn tiếng
Việt phong phú thì họ mới nghe, hiểu, trao đổi tiếp thu được bài giảng ở trên
lớp, mới đọc được báo chí, sách vở, tài liệu để có kiến thức nền tảng, từ đó
học tốt các mơn chun ngành; đồng thời khi về nước mới có thể làm tốt công
tác nghiệp vụ đã được đào tạo. Đặc biệt với sinh viên ngành Báo chí truyền
thơng - một nghề trực tiếp làm việc với chữ nghĩa thì vấn đề sử dụng thuần
thục tiếng Việt càng trở nên cấp thiết. Đó là chưa kể, nếu tinh thơng tiếng
Việt, đội ngũ lưu học sinh Lào sẽ trở thành những sứ giả của hịa bình góp
phần quan trọng vào q trình giao lưu, quảng bá văn hóa, góp phần xây đắp
mối tình hữu nghị Việt Lào anh em đời đời bền vững.
Kế hoạch trên đã được Ban Giám đốc kịp thời triển khai với những
quyết sách cùng sự chỉ đạo hết sức cụ thể, sát sao về mọi phương diện. Mở
1



đầu nhà trường đã tổ chức một cuộc họp giữa Ban Quản lý đào tạo và Khoa
Kiến thức Giáo dục Đại cương - đơn vị trực tiếp giảng dạy môn ngoại ngữ
tiếng Việt cho sinh viên Lào. Tiếp theo là việc tuyển chọn giáo viên và tiến
hành viết giáo trình. Tổ giảng dạy gồm: Tiến sĩ ngôn ngữ học Đặng Mỹ Hạnh,
PGS. TS Ngữ văn Nguyễn Thị Tuyết Thu, PGS. TS Ngữ văn Trần Thị Trâm.
Đó là những giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề cao, có bề dày kinh nghiệm
trong giảng dạy. Trên cơ sở những giáo trình của những người đi trước, xuất
phát từ đặc điểm sinh viên của nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào và địi
hỏi của ngành Báo chí - truyền thơng, nhóm giáo viên dạy ngoại ngữ Tiếng
Việt đã nhanh chóng bắt tay viết cuốn Giáo trình tiếng Việt nâng cao cho sinh
viên Lào. Không những thế, khoa Kiến thức Giáo dục đại cương còn cử anh
chị em đến trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Việt tại các trung tâm dạy ngoại
ngữ tiếng Việt cho người nước ngoài ở các trường bạn để vừa thực hành vừa
học tập kinh nghiệm.
Cuốn Giáo trình tiếng Việt nâng cao do tiến sĩ ngơn ngữ Đặng Mỹ
Hạnh là chủ biên, đã được viết lần 1 và bảo vệ thành công trước Hội đồng
thẩm định của nhà trường năm 2017. Hiện nay giáo trình đang được nhóm tác
giả tích cực chỉnh sửa theo hướng khoa học - hiện đại, lý luận gắn với thực
tiễn, học đi đơi với hành, cố gắng tối đa để có thể đảm bảo hàm lượng khoa
học cao. Dự kiến năm tới giáo trình sẽ được xuất bản, chính thức được xã hội
hóa, kịp thời đưa vào giảng dạy cho sinh viên. Bám sát u cầu đào tạo, cơng
trình gồm 10 bài, phục vụ cho hai chun ngành: Báo chí truyền thơng và Lý
luận chính trị. Ngồi những những vấn đề về chính trị, văn hóa - xã hội, cuốn
giáo trình dành một bài cho chủ đề báo chí truyền thơng. Ở đây, các tác giả đã
tập trung khái quát diện mạo và đặc điểm của báo chí Việt Nam. Trong đó
giới thiệu khá kỹ về Học viện Báo chí và Tuyên truyền - trung tâm đào tạo
Báo chí truyền thơng lớn và có tuổi đời lâu nhất trong cả nước.
Sau gần ba năm tích cực triển khai chương trình, hoạt động giảng dạy
tiếng Việt cho lưu học sinh Lào đã có nhiều tiến bộ. Nhờ học tốt tiếng Việt mà
2



kết quả học tập của đa số sinh viên Lào đã được nâng lên đáng kể. Thậm chí,
ngay từ năm thứ nhất đã có em đạt danh hiệu sinh viên tiên tiến. Song, so với
yêu cầu đặt ra vẫn còn nhiều điều bất cập: nhiều em vẫn chưa thông thạo tiếng
Việt, vốn ngơn ngữ tiếng Việt cịn hạn chế, cá biệt có em chưa đạt chuẩn. Kết
quả cuối khóa cho thấy: rất ít em đạt loại khá giỏi. Đây đó vẫn cịn có những
sinh viên được đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền sau khi tốt nghiệp
về nước vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, dẫn đến một số em chưa
có được việc làm...
2. Mấy hướng đổi mới phương pháp dạy ngoại ngữ tiếng Việt ở
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ý thức rõ trách nhiệm của mình, thấy được tầm quan trọng đặc biệt
của tiếng Việt đối với chất lượng đào tạo sinh viên nước ngồi, chúng tơi đã
đi tìm ngun nhân của những hạn chế và bước đầu rút ra một vài kinh
nghiệm, đề xuất một vài hướng đổi mới hoạt động dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả của việc học tiếng Việt cho sinh viên Lào. Điều chúng tôi luôn trăn
trở là: Làm thế nào để phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người
học? Làm thế nào để mỗi giờ học trở nên sinh động, vui vẻ và không bị căng
thẳng? Làm thế nào để giúp học viên dễ dàng nhớ và vận dụng linh hoạt vốn
tiếng Việt đã học? Làm thế nào để các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết được
thực hiện đồng bộ, nhuần nhuyễn, mềm dẻo và tự nhiên, tránh gây áp lực
giúp người học biến những kiến thức đã học thành kiến thức của mình. Với
mong muốn đó, chúng tơi đã tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng
Việt theo các hướng sau:
2.1 Dạy tiếng Việt gắn với thực tiễn
Chúng ta biết rằng, việc dạy ngoại ngữ chỉ có thể đạt hiệu quả khi
được giảng dạy như một sinh ngữ. Có nghĩa là khơng dừng lại việc dạy kiến
thức chuẩn trong giáo trình ở trên lớp mà phải đưa tiếng Việt vào trong mơi
trường tự nhiên của nó. Sau gợi ý của PGS, TS. Trương Ngọc Nam - Giám

đốc Học viện, chúng tôi đã quyết định: từ chủ yếu là học lý thuyết sang thực
3


hành tiếng, từ chủ yếu giảng dạy trên giảng đường sang có nhiều giờ học ở
ngồi cuộc sống, từ chủ yếu là thầy thuyết giảng sang trị chủ động nói và
viết.
Để có những giờ giảng ngồi thực tế, giáo viên đã lập kế hoạch rất cụ
thể, tỷ mỉ, đã chọn lựa rất kỹ những nơi sẽ đưa các em sinh viên Lào tới để
thực hành tiếng. Năm học 2017 - 2018, nhóm giáo viên giảng dạy tiếng Việt
gồm TS. Đặng Mỹ Hạnh, PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết Thu cùng ThS. Đỗ Mai
Hương (Phó ban Đối ngoại - trực tiếp phụ trách sinh viên Lào) đã thực hiện
một chương trình đưa sinh viên lớp ngoại ngữ tiếng Việt đến thực hành tiếng
tại những nơi ngôn ngữ được thực hành một cách sống động nhất như: Chợ
cóc phố Trần Quốc Hồn thuộc khu dân cư đối diện trường THPT Nguyễn
Bỉnh Khiêm; những điểm văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa Việt và văn hóa
Thăng Long Hà Nội như: Làng gốm Bát Tràng, làng đào Phú Thượng, Nhà
cổ số 87 phố Mã Mây. Theo kế hoạch, học phần cuối các em sẽ tới tham quan
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tại phố Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội), đến rạp xem một bộ phim hoặc đến nhà hát xem một vở
kịch Việt Nam. Những khóa sau sẽ cố gắng tư vấn để Ban giám đốc và Ban
Đào tạo sắp xếp, bố trí cho sinh viên Lào được tới xem biểu diễn tại nhà hát
Lớn Hà Nội - thánh đường của nghệ thuật Việt Nam. Với mong muốn những
buổi học ngoài giảng đường đạt hiệu quả, người dạy đã lập kế hoạch rất tỷ mỉ
và tiến hành chuẩn bị các khâu hết sức chi tiết. Từ việc đề nghị Nhà trường
cấp phương tiện đi lại tới việc liên hệ trước với những nơi đoàn sẽ đến thăm
quan để nhờ người thuyết minh. Ngồi giáo trình, các cơ cịn chuẩn bị giáo án
rất kỹ càng, lên mạng đọc trước tài liệu để tìm hiểu sâu về địa danh, chuẩn bị
hệ thống câu hỏi hướng dẫn, gợi ý để các em tự tìm hiểu về nơi mình sẽ đi
thực tế; hướng dẫn cách đặt câu hỏi phỏng vấn, cách viết bài thu hoạch. Trong

buổi học, tất cả mọi người đều phải tuân thủ ngun tắc: chỉ nói tiếng Việt. Vì
theo một khảo sát khoa học thì một từ nước ngồi chỉ thực sự trở thành của ta
khi nó được ta sử dụng tới 70 lần.
4


Ở chợ, học viên không chỉ tham quan mà phải thực hành mua bán, mặc
cả và trả giá, phải lắng nghe âm thanh của cuộc sống toát ra từ chợ Việt. Vì
chợ là nơi ngơn ngữ được con người sử dụng đời thường và sinh động nhất.
Muốn thế các em phải biết chủ động đặt câu hỏi, quan sát và ghi chép tư liệu,
về nhà phải viết thu hoạch một cách nghiêm túc. Lần đi thăm làng hoa Phú
Thượng, các em đã tận mắt nhìn thấy những vườn đào dâng nụ đẹp như trong
cổ tích và có được khơng ít hiểu biết về hai loại đào bích và đào phai, cách
chăm bón và ý nghĩa của lồi hoa q trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.
Tại làng Gốm Bát Tràng sinh viên Lào được chứng kiến vẻ đẹp của một
làng nghề truyền thống, được thấy quy trình tạo ra một sản phẩm và sự cần cù
khéo léo, vất vả của những nghệ nhân, được hịa mình vào dịng người du
lịch, được trực tiếp chuyện trò với những người thợ gốm lành nghề. Các em
cịn được tự mình nhào đất nặn, rồi sử dụng bàn xoay để hoàn thành một sản
phẩm gốm mộc.
Đến thăm ngôi nhà số 87, phố Mã Mây, một sinh viên Lào đã viết: “Em
được hiểu về nếp sống sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Đây chính là một
buổi học đầy ấn tượng và mang lại cho những sinh viên nước ngoài chúng em
những niềm vui khơng thể qn được” (Bài viết của Ninvhanna Khounvisith).
Ngồi Ninvhanna Khounvisith là những bài rất xuất sắc của các bạn như:
Ounkeo Phetbounmy, Thong Phết Ỉnsipănnha…
Không chỉ miêu tả, thể hiện cảm xúc mà các bạn còn so sánh sự khác
biệt về văn hóa, về giá cả hàng hóa của nước sở tại với đất nước mình:
“Nếu so với giá cả ở bên Lào thì các mặt hàng như: rau quả, thịt lợn, cá và
hải sản ở Việt Nam rẻ hơn.Nhưng thịt bị, thịt trâu lại đắt hơn. Cịn hoa thì ở

chợ quê em bên Lào ít khi bán lắm. Em chưa được mua nên chưa biết giá cả
thế nào để so sánh…” (Bài viết của Thong Phết Ỉnsipănnha).
Sau khi tham quan ngôi nhà cổ 87 phố Mã Mây, các cô lại đưa sinh
viên Lào dạo chơi trên phố cổ để các em được tiếp cận với một vẻ đẹp độc

5


đáo của văn hóa ẩm thực đường phố Việt Nam với những món ăn phong phú,
mùi vị đặc trưng, mà khách nước ngồi rất thích.
Qua những giờ học ở bên ngoài giảng đường, các em đã khám phá
được nhiều điều thú vị, thêm say mê và hào hứng học môn tiếng Việt: từ ngữ
trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, ngôn ngữ được sử dụng một cách uyển chuyển, sinh
động hơn.
2.2 Dạy tiếng Việt dưới góc nhìn văn hóa
Chúng ta đều biết rằng, ngôn ngữ là một thành tố quan trọng của nền
văn hóa mỗi dân tộc, vì vậy, trong q trình giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngồi phải được đặt dưới góc nhìn văn hóa. Dĩ nhiên để việc dạy ngoại
ngữ tiếng Việt đạt được hiệu quả mong muốn thì phải gắn hoạt động này với
nhiệm vụ giao lưu, quảng bá văn hóa. Giống như vị sứ giả của hịa bình, văn
hóa có khả năng nối kết những trái tim, từ đó làm thay đổi cuộc sống theo
hướng phát triển tích cực và bền vững. “Văn hóa khiến người ta hiểu nhau
hơn và nếu đã hiểu nhau về tâm hồn thì mọi rào cản về kinh tế và chính trị sẽ
dễ vượt qua hơn” (Paulo Coelho). Có nghĩa là, ngơn ngữ chính là chiếc chìa
khóa để giải mã những bí mật của mỗi nền văn hóa. Bởi vì với bất kỳ một lĩnh
vực nào (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, nghệ thuật…) muốn giao lưu
đều phải thông qua ngơn ngữ, đều phải có sự hỗ trợ tích cực của ngơn ngữ
(nói và viết). Dù là ai, muốn có kiến thức nền tảng vững chắc cũng cần phải
thơng qua ngôn ngữ để đọc sách vở, tài liệu. Nếu giỏi ngoại ngữ có thể
chuyển dịch hai nền văn hóa thì sẽ được sống thêm một cuộc đời mới.

Theo quy luật, khi đến một quốc gia, mọi cư dân nước ngoài đều mong
muốn nhận được những điều khác lạ từ nước sở tại, chứ khơng phải những gì
giống họ và càng khơng phải là những gì người ta đã bắt chước của họ, nhất
là trong lĩnh vực văn hóa.
Cho nên trong quá trình dạy tiếng Việt, bên cạnh việc rèn các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết, giúp người học nắm vững nội dung bài giảng cịn cần
phải tích cực quảng bá văn hóa Việt tới bè bạn năm châu. Để những nét vân
6


văn hóa độc đáo trong cuốn hộ chiếu tâm hồn của dân tộc Việt đến được với
họ, ở mỗi bài giảng cần chọn một vài yếu tố văn hóa thuần Việt, biểu tượng
của nền văn hóa Việt Nam, giảng kỹ, tạo điểm nhấn giúp cho người học hiểu
sâu và nhớ lâu.
Ví dụ: ở chủ đề văn hóa ẩm thực, giữa những món ăn mang đậm
thương hiệu Việt như: phở, nem rán, bún chả… chúng tơi chọn Cốm Vịng.
Bởi thứ nhất Làng Vòng là một địa danh gần gũi, quen thuộc với sinh viên
Học viện Báo chí và Tun truyền vì thế các em có thể trực tiếp quan sát,
thưởng thức, thậm chí có thể tận mắt chứng kiến q trình chế biến món ăn
chơi tao nhã này của người Tràng An - Hà Nội. Thứ hai, do chưng cất được
nguyên khí của vùng đất linh Thăng Long, cốm Vịng trở thành món ẩm thực
tinh túy, đặc sắc khơng chỉ của thủ đơ Hà Nội ngàn năm văn hiến mà cịn là
món ăn tiêu biểu của quốc gia trồng lúa nước Việt Nam.
Với chủ đề báo chí, bên cạnh việc bám sát đặc điểm nền báo chí Việt
Nam mà giáo trình đề cập, người dạy đã tập trung giới thiệu, quảng bá về Học
viện Báo chí và Tuyên truyền - trung tâm đào tạo báo chí lớn nhất của cả
nước. Việc gắn bài giảng với thực tiễn không chỉ giúp các em tiếp thu kiến
thức dễ dàng mà còn tạo cho người học niềm hứng thú, niềm tự hào về mái
trường thân yêu nơi họ đang theo học.
Khi gặp bài đọc thêm là truyền thuyết Truyện đẻ trăm trứng, (chủ đề

Hội Đền Hùng) người thầy có kinh nghiệm và trình độ sẽ tập trung giải thích
cho họ ý nghĩa của hai tiếng “đồng bào” - một từ thiêng duy nhất có trong
tiếng Việt. Đồng bào là cùng sinh ra từ một bọc. Hình tượng nghệ thuật này
thể hiện tinh thần đồn kết dân tộc vì người Việt dù sống ở đâu cũng đều là
con mẹ Âu Cơ vĩ đại…
Để nối kết người dạy với người học, rất cần lồng ghép và vận dụng
những kiến thức văn hóa nghệ thuật một cách sáng tạo, đắc địa và phù hợp.
Trước hết, trong quá trình dạy tiếng Việt, giảng viên phải có ý thức
khéo léo giới thiệu những gương mặt văn hóa Việt Nam sáng giá. Ví dụ trong
7


buổi học tiếng Việt, được bố trí đúng vào ngày rằm tháng giêng âm lịch,
chúng tôi đã giới thiệu với các em bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) của
Bác và đề nghị các em đọc thuộc bài này. Hay, khi giảng trích đoạn bài thơ
Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…
Cô giáo dừng lại giới thiệu với các em một chi tiết đắt giá: nhà thơ tài danh
- Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Đình Thi được sinh ra ở Luăng
Pra păng (Lào), đồng thời gợi mở để sinh viên Lào thấy được, xứ sở hoa
Chămpa xinh đẹp đã góp một phần làm nên tài năng của thi nhân. Khi dạy các
em hát bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng, các cơ giáo đã không quên
dành một phút để giới thiệu về vị trí của nhạc sỹ Phạm Tuyên trong nền âm
nhạc Việt Nam. Cũng bằng cách này các cô đã giới thiệu với các sinh viên
Lào hai cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại là Đỗ Nhuận và Trịnh
Cơng Sơn.
Để giao lưu văn hóa, chúng tơi cũng khuyến khích học viên giới thiệu
những giá trị văn hóa, những nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ lớn, những
truyền thuyết và những người anh hùng nổi tiếng của đất nước bạn Lào.

Và không quên nhiệm vụ khai thác những giá trị q báu văn hóa dân
gian. Vì càng dân gian thì càng dân tộc nên đâu phải vơ cớ mà trong bất kỳ
giáo trình nào cũng xuất hiện nhiều truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết
và truyện cười. Còn ở cuối mỗi bài giảng đều có từ 3 đến 4 thành ngữ, tục
ngữ hoặc từ thông dụng. Sở dĩ những chất liệu dân gian này được đưa vào bài
giảng với một tần số lớn vì văn hóa dân gian là văn hóa bản địa, văn hóa nội
sinh - bộ phận lưu giữ nhiều nhất hồn cốt và mã văn hóa của một dân tộc, nơi
kết tinh tồn bộ sự minh triết và thông tuệ dân gian. Với các thành ngữ, tục
ngữ cần giảng giải nghĩa đen, nghĩa bóng và cách sử dụng chúng thế nào cho
tốt trong giao tiếp hay khi viết văn bản.

8


Một trong những điều làm cho người học có thể nói tiếng Việt hay,
tăng cường thêm số lượng từ vào kho từ vựng của họ và tạo khơng khí hào
hứng cho lớp học là cách dạy tiếng Việt qua bài hát. Trong một khóa học, các
cơ đã tiến hành dạy các em 4 bài hát.Thứ nhất là Như có Bác trong ngày vui
đại thắng (Phạm Tuyên). Ca khúc dễ thuộc mang tính đại chúng cao, nhạc và
lời đều đơn giản. Tiếp đến là Việt Nam quê hương tôi của Đỗ Nhuận, Nối
vịng tay lớn của Trịnh Cơng Sơn và một bài dân ca Việt Nam: Trống cơm dân ca Bắc Bộ, hoặc Lý cây bông - dân ca Nam Bộ. Sau khi phát bản nhạc, cô
hát mẫu rồi dạy từng câu. Thời gian dành để học hát là những khoảng thời
gian giải lao và bài hát sẽ được ôn lại vào năm phút mở đầu buổi học tuần kế
tiếp sau đó. Chính những phút giây chơi mà học, học mà chơi này đã giúp các
em thay đổi trạng thái, tạo được hứng thú vì thế đã góp phần nâng cao hiệu
quả của giờ giảng và cũng làm cho mối quan hệ
thầy trị thêm gắn kết.
Qua mơi trường nghệ thuật, các em có thể bổ sung kiến thức, hiểu biết
sâu sắc hơn về đất nước, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam và nhất là
thêm yêu tiếng Việt và tự tin hơn trong giao lưu với bạn bè Việt Nam. Bởi

“Nghệ thuật thường là chiếc chìa khóa và ở một vài dân tộc thì đó là chiếc
chìa khóa duy nhất và cao nhất để biểu hiện tồn bộ sự khơn ngoan sáng suốt
và tôn giáo của họ” (Hegel).
2.3 Dạy tiếng Việt gắn với nghề báo chí truyền thơng
Ở học phần cuối, sinh viên Lào sẽ được học theo Giáo trình tiếng Việt
nâng cao dành riêng cho sinh viên của nhà trường thuộc hai chun ngành:
Báo chí truyền thơng và Lý luận chính trị.
Với ngành Báo chí truyền thơng, nếu ở học phần đầu, giáo trình cũng
đã trình bày phác thảo về lịch sử báo chí Việt Nam, giới thiệu khái qt về
Học viện báo chí và Tun truyền thì ở học phần cuối cần phải rèn luyện cho
những nhà báo tương lai một số kỹ năng làm báo, giúp các em thêm yêu nghề
và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp.
9


Chẳng hạn, ngoài bài đọc hiểu và các ghi chú ngữ pháp, cũng cần chỉ
cho các em thấy kết cấu của bài viết, cách tổ chức bài viết, cách đặt đầu đề bài
viết (mà người làm báo gọi là rút tít). Cách thiết lập một hệ thống câu hỏi
phỏng vấn,…
Đồng thời cần phải chọn và giới thiệu với sinh viên những bài báo có
chất lượng tốt vừa được đăng tải trên những tờ báo tiêu biểu như báo Nhân
Dân, Quân đội Nhân dân, Lao động, Thể thao & Văn hóa… Dĩ nhiên đó phải
là những tác phẩm ngắn gọn, mẫu mực. Trong lớp, thầy trị cùng phân tích cái
hay của bài báo trong cách chọn vấn đề, trong tính thời sự, trong chiều sâu
của chất nhân văn; thấy được đóng góp của tác phẩm báo chí về phương diện
phát hiện vấn đề về cách thể hiện vấn đề, về ý nghĩa xã hội mà bài báo mang
lại…
Đồng thời cũng cần giúp sinh viên bước đầu biết cách chuẩn bị một bài
thuyết trình, cách tổ chức một bài viết...
Song song với luyện nói là luyện viết. Những bài viết sẽ đi từ dễ đến

khó. Lúc đầu chỉ là viết một đoạn chừng 10 đến 12 dịng về một vấn đề văn
hóa, chính trị xã hội theo đề ra của giáo viên, dần dần sẽ nâng dần độ khó
bằng cách người học tự chọn đề tài và dung lượng bài viết sẽ phải lớn hơn.
Bài tập các em chuẩn bị ở nhà, đến lớp cô hướng dẫn để các bạn sửa lỗi cho
nhau dưới sự giám sát của cơ. Câu nào khó cô sẽ trực tiếp sửa và cùng rút
kinh nghiệm.
3. Một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
môn ngoại ngữ Tiếng Việt cho sinh viên Lào ngành Báo chí truyền thơng
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Lào ngành Báo chí truyền
thơng cẩn phải quan tâm tới cả hai đối tượng là người học và người dạy.
Một là, tăng cường và tạo điều kiện hơn nữa để sinh viên Lào được
tiếp xúc với đời sống xã hội Việt Nam:
Theo chúng tôi, để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Việt cho
sinh viên Lào ngành Báo chí truyền thơng, thứ nhất cần tăng cường thêm
10


những giờ học sinh động ở ngoài nhà trường. Thứ hai, nên tăng cường thời
lượng cho sinh viên báo chí được nói và viết. Thứ ba là tăng cường mối quan
hệ giữa sinh viên Lào và sinh viên Việt Nam.
Hai là, nâng cao trình độ, kỹ năng dạy tiếng Việt cho đội ngũ thầy cô
giáo:
Thứ nhất, mở lớp ngắn hạn để bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy tiếng
Việt cho các thầy cô trực tiếp giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào ngành
Báo chí truyền thơng.
Thứ hai, khuyến khích các thầy cơ nâng cao trình độ tiếng Anh
Thứ ba, chú trọng việc bồi dưỡng tiếng Lào và văn hóa Lào cho các
thầy cô giáo dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào. Thường xuyên cử cán bộ giảng
dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào sang thực tập tiếng, trao đổi và tìm hiểu văn
hóa Lào.

Vấn đề quan trọng là chính bản thân thầy cơ phải có ý thức nâng cao
trình độ của mình về tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Lào, nâng cao hiểu biết về
văn hóa, trong đó có kỹ năng làm báo…

Tóm tắt
Bài viết “Đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Việt nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Lào ngành Báo chí truyền thơng” đi
sâu vào ba vấn đề sau: Tầm quan trọng của môn ngoại ngữ tiếng Việt, hướng
đổi mới phương pháp giảng dạy môn học và một vài kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng của hoạt động giảng dạy và học tập tiếng Việt cho sinh viên Lào
ngành Báo chí truyền thơng tại Việt Nam.
1. Tầm quan trọng của môn ngoại ngữ tiếng Việt
- Đối với quá trình đào tạo sinh viên nước ngoài
- Đối với sinh viên Lào
- Đối với sinh viên Lào ngành Báo chí truyền thơng

11


2. Mấy hướng đổi mới phương pháp giảng dạy môn ngoại ngữ tiếng
Việt nhằm đạt hiệu quả cao
- Tăng cường hướng dạy tiếng Việt gắn với thực tiễn
- Dạy tiếng Việt dưới góc nhìn văn hóa
- Dạy tiếng Việt gắn với nghề báo chí truyền thơng
3. Một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng mơn ngoại
ngữ tiếng Việt
- Tăng cường giờ giảng ở ngoài nhà trường và tạo điều kiện để sinh
viên Lào được tiếp xúc trực tiếp với đời sống xã hội của người Việt.
- Nâng cao trình độ, kỹ năng dạy tiếng Việt cho các thầy cô giáo:
+ Mở lớp ngắn hạn để bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy tiếng Việt cho

đội ngũ giảng viên
+ Nâng cao trình độ tiếng Anh của các thầy cơ giáo
+ Bồi dưỡng tiếng Lào và văn hóa Lào cho các thầy cô giáo bằng cách
thường xuyên cử giáo viên sang thực tập tiếng, trao đổi và tìm hiểu văn hóa
Lào.
Hà Nội, tháng 6/2018

12



×