Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 34 trang )

CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KỲ HÔN NHÂN
THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HN&GD: Hơn nhân và gia dình
BLDS: Bộ luật dân sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 2
4. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài ................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài ............................................. 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HƠN NHÂN ............................................... 4
1.1. Cơ sở lí luận về chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hơn
nhân. ............................................................................................................... 4
1.1.1.Khái niệm chia tài sản chung của chồng và vợ trong thời kì hơn
nhân ............................................................................................................ 4
1.1.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
.................................................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .............. 7
1.2.1. Cách phân chia đặc biệt.................................................................... 8
1.2.2. Không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật ................ 8
1.2.3. Làm thay đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ


chồng trong thời kỳ hôn nhân .................................................................... 9
1.3. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.................. 9
Chương 2 CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ
HÔN NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ............ 12
2.1. Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
...................................................................................................................... 12
2.2. Các lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ..... 12
2.2.1. Đầu tư kinh doanh riêng ................................................................. 12
2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng .................................................... 13
2.2.3. Có lý do chính đáng khác ............................................................... 14
2.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
...................................................................................................................... 14
2.3.1.Vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.... 14


2.3.2. Vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
.................................................................................................................. 17
2.4. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
...................................................................................................................... 18
2.4.1. Chia một phần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân
.................................................................................................................. 18
2.4.2. Chia tồn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân . 18
2.5. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .. 19
2.5.1 . Về nhân thân .................................................................................. 19
2.5.2. Về tài sản ........................................................................................ 20
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI
SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ............ 22
3.1. Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .......................................................... 22
3.1.1. Những vướng mắc trong quy định của pháp luật ........................... 22

3.1.2. Những vướng mắc từ thực tiễn cần pháp luật điều chỉnh ............. 23
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả của việc
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân ............................ 25
3.2.1. Hồn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân .............................................................................................. 25
3.2.2. Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả việc chia tài chung trong
thời kỳ hôn nhân ....................................................................................... 26
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 29


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Gia đình có vị trí, vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Đó là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để
giáo dục và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Sự phát triển và ổn định
lâu dài của gia đình góp phần vào sự phát triển chung của tồn xã hội. Nhận
thức được tầm quan trọng và vị trí của gia đình tới đời sống kinh tế xã hội,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhằm mục đích xây dựng gia đình
ấm no, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Bên cạnh yếu tố tình cảm, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng
thì điều kiện vật chất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của quan hệ
hôn nhân. Khi hơn nhân được xác lập địi hỏi phải có một khối tài sản chung
để đảm bảo nhu cầu của gia đình.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền
định đoạt tài sản của mình, pháp luật HN&GĐ cho phép vợ chồng có thể chia
tài sản chung trong khi hơn nhân cịn tồn tại. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, việc chia tài sản chung khi hơn nhân cịn tồn tại là một u cầu tất yếu,
thể hiện quyền tự do của vợ chồng đối với tài sản chung, đồng thời tạo điều
kiện cho vợ chồng có thể thực hiện được các yêu cầu về nghề nghiệp, đầu tư

kinh doanh, và các nghĩa vụ riêng của mình một cách độc lập mà khơng ảnh
hưởng đến đời sống chung của gia đình.
Từ thực tiễn cho thấy, khi hơn nhân cịn tồn tại vợ chồng có thể xác lập
rất nhiều giao dịch liên quan đến 2 tài sản và sẽ không thể tránh khỏi những
rủi ro như một bên kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản,…
Việc giải quyết hậu quả của những rủi ro này trong nhiều trường hợp có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của cả gia đình, ảnh hưởng đến các
điều kiện chăm sóc, ni dưỡng con cái, ảnh hưởng đến lợi ích của những
người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Do vậy, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân sẽ góp
phần ổn định các quan hệ hơn nhân gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các
quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng. Bên cạnh những kết quả đạt được,
1


một số quy định và việc áp dụng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hơn nhân cịn khá nhiều bất cập và vướng mắc cần phải giải quyết. Từ thực
tiễn nêu trên, nên em đã chọn chuyên đề "Chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hơn nhân theo pháp luật Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Gia đình có vị trí và vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội nên
các vấn đề liên quan đến HN&GĐ luôn được nhiều độc giả cũng như các nhà
lập pháp quan tâm.
Do đó, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các quy định của Luật
HN&GĐ nói chung và việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn
nhân nói riêng. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chỉ
được nghiên cứu chung trong các các công trình nghiên cứu về chia tài sản
chung của vợ chồng hoặc một vài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu một
vài khía cạnh cụ thể của vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu Đề tài chuyên đề nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và các quy định của 5 pháp luật thực định về việc chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hơn nhân, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề
này và ảnh hưởng của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đến việc
giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung giữa vợ và chồng trong
hoạt động xét xử của Tòa án và các thỏa thuận tại văn phòng cơng chứng.
Qua đó phát hiện những quy định cịn bất cập, chưa cụ thể, những vướng
mắc trong việc áp dụng pháp luật và trong hoạt động thực tiễn, trên cơ sở đó
đưa ra những kiến nghị hồn thiện pháp luật về vấn đề này trong điều kiện
hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân. Nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, bao gồm quyền yêu
cầu chia, lý do, những trường hợp chia và hậu quả pháp lý của việc tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
2


Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân thơng qua hoạt động xét xử của Tịa án và hoạt động
cơng chứng tại các Văn phịng cơng chứng khi giải quyết các vụ việc liên
quan đến chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đề xuất một số kiến nghị
hoàn thiện pháp luật và một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả việc chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
4. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài
Là dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa học Mac – LeNin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu khác như so sánh, phân tích, tổng hợp…

5. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài
Phương pháp phân tích truyền thống như: phương pháp phân tích câu
chữ, kết hợp với phân tích. Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy
nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu… nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm
hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế để từ đó đề ra hướng giải
quyết cho những vấn đề đã đặt ra.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm :
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân
Chương 2: Chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kì hơn nhân
theo quy định của pháp luật
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kì hơn nhân.
Kết luận

3


NỘI DUNG
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
1.1. Cơ sở lí luận về chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hơn
nhân.
1.1.1.Khái niệm chia tài sản chung của chồng và vợ trong thời kì hôn nhân
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân là việc thay đổi
một phần hoặc tồn bộ tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của mỗi
bên vợ chồng theo thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định trong trường hợp vợ
chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do
chính đáng khác. Việc chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện trong
thời kỳ hôn nhân và hậu quả của việc này không làm chấm dứt quan hệ nhân

thân giữa vợ và chồng trước pháp luật
Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời và có hiệu lực cho đến nay, các
quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã phát
huy được hiệu quả, góp phần củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam; bảo vệ được
quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng, các thành viên trong gia đình và lợi
ích của bên thứ ba.
1.1.2. Ngun tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
được xác định là tư tưởng chỉ đạo mang tính chi phối, định hướng cho mọi
hoạt động và hành vi của các chủ thể tham gia vào việc giải quyết các vụ việc
có liên quan đến yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân.
Căn cứ từ lý luận và thực tế cho thấy việc chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Việc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo những
nguyên tắc cụ thể sau:
1.1.2.1. Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng
BLDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như các văn bản quy
phạm pháp luật khác đều tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với
tài sản chung
4


Theo đó, vợ chồng đã bàn bạc, thảo luận trước đó rồi mới đi đến sự đồng
ý chia tài sản chung. Trong đó họ đã cân nhắc đến vấn đề như hậu quả sau khi
chia, nghĩa vụ của mỗi người đối với con cái và các thành viên trong gia đình.
Người thứ ba hoặc các chủ thể khác có liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng đều không thể can thiệp đến thỏa thuận chia này. Bên cạnh đó, thực tế
cho thấy khi có tranh chấp về tài sản xảy ra, pháp luật cho phép vợ chồng có
thể thỏa thuận được với nhau về những vấn đề đang tranh chấp. Đây là biện

pháp hữu hiệu nhất để vợ chồng tránh được những bất đồng khi chia tài sản
chung khi hôn nhân đang tồn tại hơn là việc yêu cầu tịa án giải quyết.
Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia
là sở hữu riêng của mỗi người hay là tài sản chung hoặc có thể thỏa thuận về
thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ,
chồng hay vẫn là tài sản chung.
Với quy định này đã cho thấy sự tự do thỏa thuận của vợ chồng là hoàn
toàn tuyệt đối về việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng. điểm của chia tài
sản của vợ và chồng trong thời kì hơn nhân.
1.1.2.2. Ngun tắc bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản chung
Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản là một trong những
quyền bình đẳng cơ bản của cơng dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đây
là sự cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật của cơng dân giữa cơng dân
nam và cơng dân nữ, hay cịn gọi là quyền bình đẳng giới.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện và cơ hội phát triển ngang bằng cho vợ
chồng, pháp luật nước ta đã ghi nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ nói chung
và sự bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản chung nói riêng trong
nhiều văn bản luật khác nhau.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể hơn về bình đẳng giữa vợ
chồng, Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2014: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có
nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Có nghĩa vợ
chồng khơng chỉ được bình đẳng trong quan hệ nhân thân mà cịn được bình
đẳng trong quan hệ tài sản: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt cũng như phân chia
tài sản.
5


Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung thể hiện ở việc:
tài sản chung đó khơng nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra một

cách trực tiếp mà có thể do một bên vợ hoặc chồng tạo ra và cũng không phụ
thuộc vào cơng sức đóng góp của mỗi bên. Điều này xuất phát từ tính chất đặc
biệt của quan hệ vợ chồng, được gắn kết bởi mối quan hệ tình cảm gia đình,
vợ chồng cùng chung sức chung lịng để tạo dựng khối tài sản chung, cùng có
trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, ni dạy con cái.
Do đó dưới góc độ bình đẳng thì việc chia tài sản của vợ chồng trong
thời kỳ hơn nhân là hồn tồn cần thiết khi nền kinh tế của đất nước đang phát
triển mạnh mẽ như hiện nay. Nền kinh tế thị trường đã mở ra cho vợ chồng
nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng những rủi ro khơng lường trước được.
Chính vì vậy, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần phải đảm
bảo quyền bình đẳng của vợ chồng nhằm thực hiện được các quyền năng về
tài sản của mỗi người và giúp cho cuộc sống gia đình bền vững, hơn nhân đạt
được mục đích.
1.1.2.3. Nguyên tắc tự do thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật và đạo
đức xã hội
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy
định của Luật HN&GĐ cho phép vợ chồng có quyền tự thỏa thuận. Quy định
này đã thể hiện sự tự do của vợ chồng đối với khối tài sản chung nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho vợ chồng có thể thỏa mãn những nhu cầu cá nhân nhất
định.
Dựa trên nguyên tắc này, khi vợ chồng có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật HN&GĐ và pháp luật dân sự có thể thỏa thuận với nhau bất kỳ các
vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, nếu vợ chồng có yêu cầu.
Tuy nhiên thỏa thuận chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật cơng nhận và
bảo vệ khi ý chí của vợ chồng khi thỏa thuận đó phù hợp với ý chí của nhà
nước.
Hay nói cách khác, sự tự do ý chí trong thỏa thuận của vợ chồng phải
nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định - giới hạn lợi ích của các cá nhân
khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để vợ chồng tự do
thỏa thuận vô hạn thì thỏa thuận đó sẽ trở thành phương tiện để trốn tránh

6


việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự với người khác và ảnh hưởng đến lợi ích
chung của xã hội.
1.1.2.4 . Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của con chưa thành niên và con đã
thành niên khơng có khả năng lao động sau khi chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân
Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, dù chia một phần hay
chia tồn bộ tài sản chung thì mối quan hệ pháp lý và tình cảm giữa vợ chồng
vẫn chưa chấm dứt. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm
thay đổi quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ đối với con cái. Vì vậy,
vợ chồng cần chú ý đảm bảo quyền lợi của các con, đặc biệt là con chưa thành
niên, con đã thành niên khơng có khả năng lao động do mất năng lực hành vi
dân sự, tàn tật,
Trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, đồng thời đây là quyền
cơ bản mà trẻ em được hưởng và phải đảm bảo thực hiện.Vì vậy, việc chia tài
sản chung địi hỏi vợ chồng phải có sự cân nhắc việc thực hiện các nghĩa vụ
về chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục các con sau khi chia tài sản chung, đặc
biệt là khi chia toàn bộ tài sản chung và khi vợ chồng sống riêng sau khi chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích chung của con chưa
thành niên, con đã thành niên khơng có khả năng lao động, tàn tật hoặc mất
năng lực hành vi dân sự, đồng thời cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia
đình Việt Nam, ln có sự u thương, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau giữa các
thành viên trong gia đình.
Tóm lại các ngun tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là cơ
sở pháp lý để giải quyết khách quan, đúng pháp luật yêu cầu chia tài sản
chung của vợ chồng.
Những nguyên tắc này có mối liên hệ mất thiết với nhau. Tuân thủ các

nguyên tắc này là yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với vợ chồng, mọi chủ thể
và cơ quan trong hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật.
1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân
Do tính chất đặc thù của yêu cầu chia tài sản chung được thực hiện khi
hơn nhân cịn tồn tại giữa vợ và chồng nên việc chia này có những đặc điểm
7


khác với trường hợp chia tài sản chung khi ly hôn và chia tài sản chung khi
một bên chết trước. Vì vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hơn nhân có một số đặc điểm cơ bản sau:
1.2.1. Cách phân chia đặc biệt
Khi hôn nhân đã đổ vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau thì vợ chồng có
thể tính tốn một cách sịng phẳng phần quyền của mỗi người trong khối tài
sản chung hợp nhất. Đặc biệt, vợ chồng có thể dựa vào các quy định liên quan
đến cơng sức đóng góp của người này hay người kia vào sự phát triển của
khối tài sản chung để phân chia khối tài sản đó trước khi thực hiện việc yêu
cầu chia.
Việc chia tài sản chung của vợ, chồng lúc này được thực hiện theo đúng
các quy định trong luật chung về chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần,
cũng như theo các quy định về chia tài sản sau khi ly hôn, đặc biệt là các quy
định về phân chia nhà ở, quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp...
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp đặc
biệt. Đây được xem như một biện pháp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc
nghề nghiệp của vợ chồng. Khi vợ chồng yêu cầu chia một phần hoặc toàn bộ
tài sản chung, thơng thường họ có thể thỏa thuận mỗi người nhận một nửa tài
sản trong phần tài sản yêu cầu chia.
Tuy nhiên, trên thực tế để tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng thực hiện một
nghĩa vụ riêng hoặc một dự án kinh doanh riêng, có rất nhiều trường hợp các
cặp vợ chồng thỏa thuận về việc dành cho người cần có tài sản riêng phần lớn

tài sản nhằm đáp ứng đến mức có thể được nhu cầu huy động tài sản để trả nợ
hoặc kinh doanh của người này, mà họ khơng cần quan tâm đến cơng sức
đóng góp của bản thân vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung đó.
Trong trường hợp này, việc xác định phần quyền của vợ, chồng trong
khối tài sản chung được phân chia thường chỉ để được thực hiện sau khi đã
chia xong khối tài sản chung. Do đó, khối tài sản riêng của mỗi người được
phân chia từ tài sản chung là không đồng đều nhau.
1.2.2. Không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật
Theo luật HN&GĐ hiện hành quy định việc chia tài sản chung của vợ
chồng được thực hiện trong ba trường hợp khi vợ chồng ly hôn, khi một trong
8


hai bên vợ hoặc chồng chết trước và khi hôn nhân đang tồn tại. Trong ba
trường hợp này chỉ có trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là
không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật.
1.2.3. Làm thay đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một biện
pháp giúp vợ, chồng chuyển các tài sản chung đã được tạo ra và hiện hữu
trong khối tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng theo thỏa thuận của
vợ, chồng hoặc do Tòa án quyết định theo yêu cầu của hai vợ chồng.
Khác với trường hợp chia tài sản chung khi ly hôn và khi một bên vợ
hoặc chồng chết trước làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, đồng thời chấm dứt
chế độ tài sản chung của vợ chồng, chia tài sản chung của vợ chồng khi hơn
nhân cịn tồn tại khơng làm chấm dứt chế độ tài sản chung mà chỉ làm thay
đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của mỗi người.
1.3. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Thứ nhất, việc chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân là một giải pháp
để loại bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những mâu thuẫn giữa vợ chồng

trong quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung hợp nhất, đặc biệt trong thời
điểm nền kinh tế đất nước vận hành mạnh mẽ theo cơ chế thị trường.
Bản chất của cơ chế thị trường là sự tự do cạnh tranh, do đó ln chứa
đựng những cơ hội để mọi người có thể kiếm được lợi nhuận khi tiến hành
một hoạt động kinh doanh nào đó, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những
rủi ro bất ngờ khơng kịp trở tay có thể dẫn đến tình trạng khuynh gia bại sản.
Chính vì bản chất đó và do tính chất cơng việc, nghề nghiệp của vợ
chồng cần sự tự chủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh, nên nếu sử dụng tài
sản chung của vợ chồng để kinh doanh thì có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung
của gia đình trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Thứ hai, đời sống chung hàng ngày của vợ chồng khó tránh khỏi những
mâu thuẫn, xung đột do nhiều ngun nhân khác nhau dẫn đến vợ chồng
khơng cịn tình cảm, nhưng vì lý do nào đó như: sợ ảnh hưởng tới hịa khí
trong gia đình, ảnh hưởng tới con cái, hàng xóm chê cười, tới danh dự, uy tín
9


của nhau… mà vợ chồng không yêu cầu ly hôn, chỉ u cầu chia tài sản chung
của vợ chồng.
Chính vì vậy, việc chia tài sản chung khi hơn nhân cịn tồn tại trở thành
một nhu cầu tất yếu, bảo vệ quyền và lợi ích chung của gia đình cũng như tôn
trọng quyền tự định đoạt tài sản của cá nhân, quyền tự do kinh doanh được
pháp luật công nhận.
Thứ ba, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân sẽ
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba có liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ chồng phải thực
hiện các nghĩa vụ dân sự riêng với người thứ ba, chẳng hạn như các khoản nợ
mà vợ hoặc chồng đã vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân
mà sử dụng vào mục đích riêng của bản thân, …
Trong trường hợp này nếu tài sản riêng khơng có hoặc khơng đủ để thực

hiện nghĩa vụ dân sự, đồng thời vợ chồng không thể thỏa thuận được về việc
lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ hoặc chồng có quyền yêu
cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, để người có nghĩa vụ với người
thứ ba có thể lấy phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng
thanh toán nghĩa vụ riêng với người thứ ba có liên quan.
Thứ tư, quy định về việc chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân đã
đánh dấu sự chuyển mình theo thời đại của các quy định pháp luật về quyền
sở hữu tài sản của vợ chồng. Việt Nam trong một thời gian dài tồn tại dựa vào
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên tư duy của con người khó lịng thốt khỏi
ngun tắc của xã hội trồng lúa nước.
Chính vì thế mà người dân thường lạ lẫm với việc rạch ròi về tài sản,
nhất lại là tài sản của vợ chồng, nếu như cặp vợ chồng nào có sự độc lập về
tài chính hay sự phân định tài sản “của vợ, của chồng” thì thường bị người
khác chê cười hoặc cho rằng giữa vợ chồng đang có mâu thuẫn với nhau.
Bước sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của thời đại mới với sự
phát triển của công nghệ thông tin, của sự tồn cầu hóa nên sự độc lập của
mỗi cá nhân cần được đề cao nên không thể bị bó buộc trong quan niệm về tài
sản vợ chồng trong lối tư duy cũ đó nữa.
10


Cá nhân thực sự cần sự độc lập hơn về tài chính để có thể tồn tại trong
xã hội hiện đại. Việc chia tài sản trong chung trong thời kì hơn nhân như một
giải pháp để dung hịa giữa truyền thống xưa và tư duy của ngày nay, đáp ứng
những địi hỏi của thực tiễn và cuộc sống.
Vì vậy, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một quy định hợp lý,
đề cao quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung
hợp nhất, giải quyết nhanh chóng những vấn đề có liên quan đến tài sản
chung và đáp ứng nhu cầu của vợ, chồng; đồng thời hạn chế tình trạng giải
quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân tại Tịa án.


11


Chương 2 CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HÔN NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1. Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân
Vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một trong
những quy định thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản. Sự thừa nhận
quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã cho phép vợ
chồng có quyền sở hữu tài sản riêng của mỗi người, từ đó nhằm mục đích
củng cố quan hệ vợ chồng đồng thời tôn trọng, bảo đảm tự do ý chí cá nhân
trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản chung.
2.2. Các lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp
luật hiện hành chỉ phát sinh khi có những điều kiện sau:
+ Có yêu cầu của một bên vợ hoặc một bên chồng hoặc yêu cầu của cả
hai vợ chồng;
+ Việc chia tài sản chung được thực hiện trong thời kỳ hơn nhân.
+ Có lý do nhất định.
Trong ba điều kiện trên, việc xem xét các lý do để dẫn tới việc chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là quan trọng, bởi việc chia
tài sản chung sẽ ảnh hưởng đến khối tài sản chung hợp nhất, ảnh hưởng đến
kinh tế gia đình, quyền và lợi ích của tất cả các thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy, chỉ trong những trường hợp cần thiết thì việc chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân mới được tiến hành. Pháp luật HN&GĐ hiện hành quy
định vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo
những lý do sau:
2.2.1. Đầu tư kinh doanh riêng

Phát triển kinh tế theo định hướng thị trường với xu thế hội nhập toàn
cầu là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Để theo kịp với tiến
trình phát triển kinh tế với các nước trên thế giới, Nhà nước ta đã ban hành
những chính sách khuyến khích cơng dân tự do kinh doanh phát triển kinh tế.
Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được ghi nhận ở văn bản có giá trị pháp
lý cao nhất là Hiến pháp. Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định “Cơng dân có
12


quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Ngồi ra, quyền tự do
cịn được cụ thể hóa và được ghi nhận bởi các quy định của pháp luật chuyên
ngành khác như BLDS, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp,… Do vậy,
theo quy định này mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp mà khơng phân biệt giới tính nên vị trí và vai trò của phụ nữ hiện
nay đã được nâng cao kể cả trong hoạt động kinh doanh
2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng
Nghĩa vụ dân sự riêng của vợ chồng có thể xác định những nghĩa vụ như
sau:
+ Các khoản vay nợ mà vợ, chồng vay khơng vì nhu cầu hoặc lợi ích gia
đình trong thời kỳ hơn nhân
+ Nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản
chi phí cho con riêng của mình, chi phí cho người mà vợ, chồng là người
giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật dân sự và luật HN&GĐ.
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của
vợ, chồng.
+ Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng khi một bên phải thi hành bản án
hoặc quyết định của toà án.
+ Thực hiện các nghĩa vụ về tài sản khác mà mình được hưởng lợi theo
quy định của pháp luật như nghĩa vụ về tài sản do nhận thừa kế phát sinh từ
quyền nhận thừa kế…

Về nguyên tắc khi vợ hoặc chồng có nghĩa vụ dân sự riêng phải thực
hiện thì phải dùng tài sản riêng của mình để thanh tốn các nghĩa vụ riêng đó.
Tài sản chung của vợ chồng được hình thành và phát triển chỉ nhằm mục đích
bảo đảm cho nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình hoặc những
nghĩa vụ chung của vợ chồng, nên nếu tài sản riêng của người đó khơng có
hoặc khơng đủ và vợ chồng khơng thể thỏa thuận dùng tài sản chung để thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì vợ chồng có quyền u cầu chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân.
Việc yêu cầu chia tài sản này nhằm mục đích lấy phần tài sản của mình
trong khối tài sản chung của vợ chồng để thanh toán các nghĩa vụ dân sự
13


riêng đó. Đây đồng thời là cơ sở phân định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản trong gia đình.
2.2.3. Có lý do chính đáng khác
Thực tế cho thấy cuộc sống vợ chồng phát sinh nhiều lý do khác nhau
cần thiết để vợ, chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân chứ
khơng chỉ có hai lý do nêu trên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế
và nhu cầu của vợ chồng, pháp luật HN&GĐ không tiên lượng được tất cả các
lý do để chia tài sản, do đó đã dự liệu trường hợp vợ chồng có lý do chính
đáng khác thì có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân.
Quy định này đã tạo ra sự linh hoạt trong việc giải quyết các trường hợp
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Dù với lý do gì thì việc vợ chồng
chia tài sản phải thật cần thiết vì nó có ảnh hưởng đến tài sản chung của vợ
chồng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của các thành viên trong gia
đình. Nếu vợ, chồng thấy việc chia tài sản là cần thiết, họ có lý do chính đáng
và hợp pháp để chia thì pháp luật nên thừa nhận quyền chia tài sản chung của
họ.

2.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân
2.3.1.Vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ khi đã chia phần nào ảnh
hưởng đến chế độ tài sản chung của vợ chồng, quyền và lợi ích của các thành
viên trong gia đình và lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch dân sự liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Chính vì những hậu quả về mặt pháp lý và về mặt xã hội của việc chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên pháp luật quy định thỏa thuận chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc phải được lập thành văn bản.
Quy định này là cần thiết vì những lý do sau đây:
 Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là cơ sở
pháp lý quan trọng nhất để giải quyết tranh chấp tài sản giữa hai vợ chồng khi
có mâu thuẫn xảy ra;
14


 Nó là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền
lợi của người thứ ba trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ
chồng;
 Đây là căn cứ để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng để
khôi phục lại chế độ tài sản chung của vợ chồng (nếu có);  Là cơ sở pháp lý nhằm ngăn chặn các hành vi chia tài sản chung nhằm
mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với bên thứ ba trong các
giao dịch dân sự hoặc các hành vi vi phạm pháp luật
Để có cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa vợ và chồng và các
tranh chấp khác liên quan đến lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch dân
sự thì văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải ghi
rõ ngày, tháng, năm lập văn bản.
Việc quy định như trên là tất yếu vì đây chính là một trong những căn cứ
xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của thỏa thuận chia tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân.
Nhằm đảm bảo văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hơn
nhân có giá trị pháp lý thì văn bản đó cịn phải có chữ ký của cả hai vợ chồng.
Chữ ký là của cả hai vợ chồng thể hiện sự thống nhất và mặt ý chí của cả hai
bên về việc thỏa thuận chia tài sản chung. Nếu văn bản thiếu chữ ký của bất
kỳ người nào thì đều khơng có giá trị pháp lý.
Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ chồng và các
thành viên trong gia đình, tránh trường hợp phá tán tài sản chung của vợ
chồng. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định văn bản thỏa thuận chia tài sản
chung trong thời kỳ hơn nhân có thể được công chứng (hoặc không) tùy theo
yêu cầu của vợ chồng, trừ trường hợp pháp luật quy định một số trường hợp
văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải được cơng
chứng thì văn bản đó phải được cơng chứng theo đúng quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng Luật HN&GĐ hiện hành rất tôn trọng quyền
tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung của họ. Vợ chồng có quyền
thỏa thuận những tài sản nào được chia, phần tài sản nào không chia, tỷ lệ
phần chia cho mỗi bên, các yêu cầu khác mà không trái với quy định của pháp
15


luật. Về cơ bản các thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chứa
đựng tương đối đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc không quy định thỏa thuận chia tài sản chung phải theo
một mẫu văn bản thống nhất, do đó trên thực tế có rất nhiều nội dung không
được đề cập. Chẳng hạn như lý do chia tài sản chung, qua nghiên cứu chúng
tơi nhận thấy khơng có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
nào được cơng chứng tại các văn phịng cơng chứng ghi nhận lý do chia vì vợ
chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc các lý do
khác, mặc dù đây là điều khoản bắt buộc.
Chính điều này đã tạo ra sự tùy tiện để vợ chồng có cơ hội chia tài sản

chung khơng theo đúng quy định của pháp luật, giả sử như trường hợp vợ
chồng mâu thuẫn về mặt tình cảm nhưng khơng muốn ly hôn và không muốn
chung sống với nhau mà chỉ muốn chia tài sản chung. Trong những trường
hợp như vậy, luật cần dự liệu cần thiết bắt buộc phải ghi nhận lý do chia tài
sản chung trong văn bản thỏa thuận để tránh việc gián tiếp thừa nhận chế độ
ly thân và đảm bảo đúng bản chất của việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một quá
trình phức tạp và tốn kém thời gian. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân khơng phải ln ln có hiệu lực pháp luật.
Do đó, việc xác định thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân rất quan trọng và cần thiết, vì hai lý do sau: thứ
nhất, đây là cơ sở pháp lý để xác định khi nào vợ (chồng) có quyền sở hữu tài
sản chung đã chia; thứ hai, căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa
thuận chia tài sản chung, vợ (chồng) đã được chia tài sản không cần có sự bàn
bạc, thỏa thuận với người cịn lại đối với tài sản đã chia.
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể về hiệu lực của văn bản thỏa
thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khơng
xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia, thì hiệu lực được tính từ ngày,
tháng, năm lập văn bản;
16


Thời điểm có hiệu lực được xác định theo thỏa thuận của vợ chồng ghi
trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
Trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân được công chứng, chứng thực theo u cầu của vợ chồng thì thời điểm
có hiệu lực của văn bản được tính như sau:


+ Nếu trong văn bản thỏa thuận

xác định rõ ngày có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày xác
định trong văn bản thỏa thuận đó.
+ Nếu trong văn bản khơng xác định ngày có hiệu lực thì thời điểm có
hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được cơng chứng, chứng thực.
Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng
phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật như chia
quyền sử dụng đất, chia nhà ở,… thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó
được cơng chứng, chứng thực.
2.3.2. Vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trên thực tế không phải mọi trường hợp các cặp vợ chồng có thể tự chia
tài sản chung theo thỏa thuận giữa hai người. Có thể vì một lý do nào đó làm
nảy sinh những bất đồng, mâu thuẫn mà vợ chồng không thể tự mình thực
hiện việc chia tài sản chung.
Trong những trường hợp như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 cho phép vợ
chồng có quyền u cầu Tịa án giải quyết. Tịa án có thể căn cứ vào các quy
định của pháp luật hiện hành để giải quyết những nguyện vọng chính đáng
của vợ, hoặc chồng. Một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết
là nguyên tắc chia đôi tài sản chung. Đa phần hiện nay các Tòa án giải quyết
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đều áp dụng nguyên tắc này để chia
Tài sản chung của vợ chồng về ngun tắc được chia đơi, nhưng có xem
xét hồn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, cơng sức đóng góp của mỗi bên
vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong
gia đình được coi như lao động có thu nhập
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã
thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni mình
17



Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Tài sản
chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận
phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải
thanh tốn cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
2.4. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân
2.4.1. Chia một phần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có nghĩa là chỉ chia
một lượng nhất định trong khối tài sản chung của vợ chồng. Khối tài sản
chung của vợ chồng được xác định theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là
tài sản chung
Vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc u cầu Tịa án chỉ chia một lượng
tài sản nhất định trong toàn bộ khối tài sản được xác định
Khi chia một phần tài sản chung, vợ chồng có thể thỏa thuận chia phần
tài sản đem chia sẽ giao cho một bên vợ, chồng hoặc có thể chia đều cho vợ
chồng hoặc chia theo thỏa thuận khác. Đối với thỏa thuận chia một phần tài
sản thường ít có khả năng thực hiện việc chia để nhằm mục đích trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản vì phần tài sản đem chia chỉ chiếm rất ít so
với khối lượng tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Tuy nhiên, việc chia một
phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải đảm bảo yêu cầu theo quy
định của pháp luật
2.4.2. Chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân
Việc chia tồn bộ tài sản chung được đặt ra trong trường hợp vợ chồng

cần một số lượng lớn tài sản để mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh hoặc
người vợ, chồng có nghĩa vụ về tài sản quá lớn với người thứ ba nên nếu chỉ
chia một phần tài sản chung thì khơng đủ khả năng thực hiện.
18


Vì vậy, chia tồn bộ tài sản chung là giải pháp được lựa chọn trong tình
huống này. Tuy nhiên, thực tế khơng phải vợ chồng nào cũng u cầu chia
tồn bộ tài sản chung vì việc chia này có thể gặp nhiều rủi ro không mong
muốn nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa vợ chồng và đời sống
chung của gia đình, do đó chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết vợ chồng
mới sử dụng giải pháp chia toàn bộ.
Khi chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân nếu vợ chồng thỏa
thuận thì có thể chia đều tài sản cho mỗi bên hoặc chia cho một bên vợ, chồng
có tất cả tài sản hiện có đem chia. Việc chia tồn bộ trong những tình huống
này cần phải được cân nhắc vì có thể mục đích chia nhằm trốn tránh việc thực
hiện các nghĩa vụ về tài sản đối với người khác.
Giả sử trước đó người chồng có nghĩa vụ thanh tốn các khoản nợ với
chủ nợ, nhưng do không muốn thực hiện nghĩa vụ này người chồng đã thỏa
thuận với chia toàn bộ tài sản chung cho người vợ. Như vậy, quyền lợi của
người thứ ba trong trường hợp này không được bảo đảm.
Do đó, tương tự việc chia một phần tài sản chung, việc chia toàn bộ tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận hay do Tòa án
quyết định phải tuân theo quy định của pháp luật để tránh tính trạng vợ chồng
trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba.
2.5. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2.5.1 . Về nhân thân
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường
hợp chia đặc biệt, do những nhu cầu chính đáng mà vợ chồng tiến hành chia
tài sản chung khi hơn nhân vẫn cịn tồn tại.

Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành, sau khi chia tài sản
chung trong thời kỳ hơn nhân, mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và
chồng nhưng quan hệ vợ chồng vẫn khơng chấm dứt, vì vậy các quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề thay đổi, vợ chồng tiếp tục
phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó.
Trên cơ sở đó, việc xác định hậu quả pháp lý về nhân thân sau khi chia
tài sản trong thời kỳ hôn nhân cần phải xem xét quyền và nghĩa vụ về nhân
thân đối với nhau, quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với gia đình, đặc biệt
19


là đối với con chưa thành niên, con đã thành niên khơng có khả năng lao
động, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự
2.5.2. Về tài sản
Hậu quả pháp lý về tài sản của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn
nhân chính là sự thay đổi tình trạng các khối tài sản của vợ chồng. Điều này
dẫn đến việc thay đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với nhau,
đối với gia đình và người thứ ba có liên quan.
Vì vậy, việc xác định đúng các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ
chồng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của
mỗi bên, của gia đình và người thứ ba.
Thứ nhất, quan hệ về tài sản của vợ chồng đối với nhau sau khi chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Hậu quả pháp lý về tài sản trong hai trường hợp chia có những điểm
khác nhau.
Trường hợp chia một phần tài sản chung thì phần tài sản đã chia và hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản này sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người
Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử
dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của
gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ

chồng
Trường hợp chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì sẽ làm
thay đổi về khối lượng tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng sau khi chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia cho mỗi bên và hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia này là tài sản riêng của mỗi bên; thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp
khác của mỗi bên sau khi tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Do đó, khi vợ chồng có u cầu chia tồn bộ tài sản chung trong thời kỳ
hơn nhân thì khối lượng tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ tăng lên
đáng kể, nhưng khối lượng tài sản chung lúc này khơng cịn, dẫn đến làm thay
đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng.
20


Thứ hai, quan hệ về tài sản của vợ chồng đối với gia đình sau khi chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Pháp luật HN&GĐ hiện hành chỉ mới quy định hậu quả pháp lý về tài
sản để có căn cứ xác định tài sản riêng, tài sản của vợ chồng sau khi chia tài
sản chung trong thời kỳ hơn nhân, chưa có quy định về hậu quả pháp lý về tài
sản của vợ chồng đối với việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia
đình.
Sau khi chia tài sản chung, vợ chồng vẫn phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của gia đình như chi phí học hành, ăn ở, khám chữa bệnh, và những nhu cầu
khác. Nếu chia một phần tài sản chung thì phần tài sản chung cịn lại chưa
chia có thể đáp ứng một phần hoặc tồn bộ chi phí này.
Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được việc bảo đảm các
nhu cầu chung của gia đình, thì có thể u cầu Tịa án giải quyết. Tồ án quyết
định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả
năng kinh tế của các bên hoặc quyết định khơng chia tồn bộ tài sản chung,

phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình
Chia tài sản chung khơng chấm dứt quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và
con, vì vậy vợ chồng phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con,
đặc biệt là đối với con chưa thành niên, con đã thành niên khơng có khả năng
lao động, tàn tật, hạn chế năng lực hành vi dân sự,…
Vì vậy luật HN&GĐ cần bổ sung nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng đối
với con sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp vợ
chồng sống riêng mỗi nơi hoặc trường hợp bên không nhận nuôi con trốn
tránh việc thực hiện nghĩa vụ.

21


×