Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về di chúc hợp pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.08 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN:
LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ DI CHÚC HỢP PHÁP.
ĐƯA RA NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 02/2022


2

Mục lục


3
MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi ta không thể lường trước điều gì sẽ xảy ra, vì vậy
việc chuẩn bị di chúc là một điều cần thiết. Việc lập di chúc có thể thể hiện ý chí nguyện
vọng của mình khi cịn sống để người thân thực hiện sau khi mình chết và cũng vừa là cơ
sở cho việc phân chia tài sản của mình để lại một cách nhanh chóng, tránh khỏi những phát
sinh tranh chấp giữa những người mà mình u q. Tuy nhiên, để có một bản di chúc hợp
pháp theo pháp luật lại cần những điều kiện mà người lập di chúc không biết dẫn đến việc


di chúc trở nên không hợp pháp và không được thực hiện theo nguyện vọng của người lập
di chúc. Vì vậy, để làm rõ vấn đề này em xin chọn đề tài : “Pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật về di chúc hợp pháp. Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luạt và
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.”


4
NỘI DUNG
1. Di chúc
1.1. Khái niệm
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết.
Di chúc thể hiện ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc, do vậy pháp luật thừa kế
tôn trọng và bảo hộ ý nguyện cuối cùng đó của người lập di chúc trong việc phân chia di
sản của người đó cho những người thừa kế được chỉ định hưởng di sản theo di chúc
1.2. Hình thức của di chúc
Di chúc có thể được thành lập thành văn bản hoặc bằng miệng Đối với di chúc bằng
văn bản tồn tại ở 4 dạng sau đây:





Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Di chúc bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực
Di chúc bằng văn bản có giá trị như cơng chứng, chứng thực

2. Di chúc hợp pháp
Để có một bản di chúc hợp pháp và có hiệu lực cần có những điều kiện sau 2.1. Điều

kiện về chủ thể
• Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực
hành vi dân sự.
• Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và cá
nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của


5
mình cho người thừa kế là bất kỳ ai. Năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc là điều
kiện có hiệu lực của di chúc, do vậy người lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt
trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở
lên, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
hành vi của mình, có quyền lập di chúc.
2.2. Điều kiện về mục đích và nội dung
Mục đích và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm pháp luật trái với đạo
đức xã hội. Nội dung của di chúc là nội dung của một giao dịch dân sự đơn phương vì vậy
nó phải thể hiện rõ ý chí mà mục đích lập di chúc của chủ thể, khơng có sự áp đặt ý chí của
người khác. Nội dung của di chúc chỉ định những người hưởng di sản là cá nhân, tổ chức
phải rõ ràng, xác định và phải còn tồn tại đối với tổ chức. Phần nội dung của di chúc liên
quan đến người được thừa kế di sản có thể là bất kì ai, bất kì cá nhân, tổ chức nào hoặc
Nhà nước; nhưng không thể chỉ định cho một tổ chức phản động đang bị truy tố về hành vi
phạm tối là chống lại nhà nước Việt Nam hoặc một cá nhân nịa đó có hành vi xâm phạm
đến các quyền tài sản hay quyền nhân thân với người thứ ba.
2.3. Điều kiện về ý chí người lập di chúc
Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt và tự nguyện khi lập di chúc, không bị
lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Minh mẫn là việc cá nhân làm chủ hành vi của mình, tự mình
suy nghĩ và thể hiện ý chí trên bản di chúc của mình nhằm mục đích chuyển giao tài sản
của mình cho bất kì ai là cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Điều luật quy định trong việc xác

định trạng thái của người lập di chúc trong khi minh mẫn, sáng suốt, làm chủ hành vi của
mình kho lập di chúc. Vì vậy, người lập di chúc mà do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép mà lập
di chú trái với ý chí của mình thì di chúc đó khơng hợp pháp và khơng có hiệu lực
2.4.1.

Đối với di chúc bằng miệng

Điều kiện di chúc miệng: trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe


6
dạo không thể lập di chúc bằng văn bản, phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt
ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký
tên hoặc chỉ điểm hoặc chứng thực, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người lập di chúc thể
hiện ý chí cuối cùng. Nếu sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng được lập mà người
lập di chúc còn sống minh mẫn thì di chúc bị hủy bỏ. Tuy nhiên trong trường hợp dù đã
quá hạn ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc miệng vẫn cịn sống
nhưng khơng cịn minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng có hiệu lực thi hành sau khi người
di chúc miệng chết. Khẳng định trên xuất phát từ các nguyên tắc của pháp luật dân sự chủ
thể định đoạt tài sản của mình theo di chúc hồn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt nhưng
điều kiện thể hiện ý chí khơng cịn tồn tại do cá nhân khơng cịn minh mẫn, sáng suốt nữa.
2.4.2.

Đối với di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng: có giá trị pháp lý nếu
nội dung của di chúc tuân theo những quy định tại điều 631 của Bộ luật dân sự 2015.
Người lập di chúc phải tự tay viết và kí vào văn bản di chúc. Điều này nằm xác định đúng
người có tài sản lập di chúc bằng chữ viết của mình, tránh sự gian lận và là chứng cứ
chứng minh di chúc do người có tài sản lập ra mà khơng phải người khác.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: là trường hợp di chúc có thể nhờ người
khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc chỉ
điểm vào văn bản di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng phải
xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc đó. Người làm
chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không được là những người thừa
kế theo di chúc, những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc, chủ nợ hoặc
con nợ của người lập di chúc. Bên cạnh đó, người làm chứng khơng phải là người có quyền
và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung của di chúc.
Di chúc bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực: người lập di chúc có thể yêu


7
cầu công chứng nhà nước chứng nhận bản di chúc của mình hoặc có quyền u cầu Ủy ban
nhân dân cấp xã chứng thực vào bản di chúc do mình lập ra. Người lập di chúc không được
phép ủy quyền cho người khác mang di chúc của mình đi cơng chứng. Cơng chứng viên có
nghĩa vụ cơng chứng vào bản di chúc theo yêu cầu của người lập di chúc trừ những trường
hợp có sự nghi ngờ người lập di chúc có dấu hiệu mất nhận thức và khơng làm chủ được
hành vi của mình hoặc di chúc được lập ra do bị người khác lừa dối áp đặt ý chí đối với
người lập di chúc thì u cầu của người lập di chúc sẽ bị công chứng viên từ chối.
Di chúc văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực gồm các
trường hợp sau: di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại
đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực; di chúc của
người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhân của người chỉ huy phương tiện đó; di
chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận
của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó; di chúc của người đang làm cơng việc khảo sát,
thăm dị, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị; di
chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại
diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó; di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang
chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo
dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về di chúc hợp pháp
Pháp luật đã quy định rất rõ về những điều kiện để một bản di chúc trở nên hợp pháp
và có hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế có lại có rất nhiều trường hợp bản di chúc bị tịa
tun khơng hợp pháp do không đáp ứng đủ đầy đủ các điều kiện để trở thành một bản di
chúc hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 dẫn đến ý nguyện cuối cùng của
người lập di chúc không đươc thực hiện và xảy ra những tranh chấp về việc thừa kế theo di
chúc.


8
Trong các điều kiện xác định hiệu lực của di chúc, điều kiện xác định di chúc hợp
pháp xảy ra thường xuyên và khó khăn trong việc đánh giá kết luận. Vấn đề này xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ngun nhân đó có thể đến từ phía người lập di chúc
không hiểu rõ quy định của pháp luật về điều kiện hợp pháp của di chúc hoặc đến từ phía
các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức có thẩm quyền cơng chứng, chứng thực,
cơng chứng viên công chứng di chúc khi thực hiện công chứng, chứng thực di chúc không
triệt để tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự về trình tự thủ cơng chứng, chứng thực
di chúc. Việc xác định tính hợp pháp của di chúc đã dẫn đến nhiều vụ án tranh chấp về thừa
kế với những nguyên nhân như: một trong số các thừa kế không công nhận di chúc là của
người mất để lại, di chúc miệng không hợp pháp, di chúc bằng văn bản thiếu chữ ký hoặc
điểm chỉ hoặc người làm chứng không đủ tư cách theo quy định của pháp luật,…Dưới đây
là một số bản án về tranh chấp thừa kế do di chúc không hợp pháp.
Bản án 11/2016/DSPT ngày 22/06/2016 về yêu cầu tuyên bố di chúc khơng hợp
pháp
Ngun đơn: Ơng Lê Quang B Bị đơn: Ông Lê Quang T
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: bà Trần Thị L- cán bộ nghiệp vụ Công ty luật V
là người đại diện theo ủy quyền (giấy ủy quyền ngày 06/04/2016 của ông Lê Quang T)
Theo lời khai của ông Lê Quang B: Ngày 21/10/2010, bà Trần thị B (mẹ của ông B
cùng ông Lê Quang T (em của ông B) đến UBND phường Đ lập bản di chúc. Tại thời điểm
lập di chúc bà Trần Thị B 87 tuổi, đã già yếu, khơng cịn minh mẫn và không biết chữ. Bà

B lập di chúc để lại tồn bộ diện tích 1.048m2 đát cảu bố , mẹ cho vợ chồng ông Lê Quang
T, bà Trần Thị L. Đến tháng 8/ 2014, ông B và một số chị em ruột thấy ông T tự ý chuyển
nhượng đất cho người khác thì mới biết có bản di chúc. Ơng Lê Quang B yêu cầu Tòa án
tuyên bố bản di chúc do bà Trần thị B lập ngày 21/10/2010 là không hợp pháp.
Theo lời khai của ông Lê Quang T: Theo nguyện vọng của bà Trần Thị B thì sau khi


9
bà b mất sẽ để lại tồn bộ ngơi nhà cấp bốn và diện tích đất 1.084m 2 cho vợ chồng ông T,
bà L. Bà B là người không biết chữ nên ngày 21/10/2010 ông B đã lấy một tờ giấy vở học
sinh và tự viết di chúc theo nguyện vọng của bà
B. Viết xong ông B cùng ông T chở bà B đến UBND phường Đ để chứng thực. Khi
đến trụ sở UBND phường Đ thì gặp ơng Võ Văn T là cán bộ tư pháp phường. Sau khi kiểm
tra các giấy tờ tùy thân và hồ sơ liên quan ông T gợi ý đánh máy cho rõ ràng nên ông T,
công B cùng đi đánh máy và cùng đưa bà B đến UBND phường Đ. Tại UBND phường Đ
ông T đã làm các thủ tục và đọc lại bản di chúc cho bà B nghe và bà B điểm chỉ vào di
chúc. Sau khi chứng thực xong, UBND phường giữ lại một bản, còn giao hai bản cho
chúng tơi mang về
Theo lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan UBND phường Đ: Ngày
21/10/2010, UBND phường Đ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc của bà Trần Thị
B, khi đến trụ sở UBND phường thì có ơng Lê Quang B và ơng Lê Quang T. Quá trình
thực hiện việc chứng thực, UBND phường Đ đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục và công
khai các bước kiểm tra điều kiện, năng lực hành vi và tính tự nguyện của bà Trần Thị B.
Do bà B không biết chữ và không đọc được cho nên đã đọc lại bản di chúc cho bà B nghe,
bà B hiểu rõ toàn bộ nội dung di chúc và tự nguyện điểm chỉ vào bản di chúc trước sự
chứng kiến của
ông B và ông T. Việc UBND phường Đ chứng thực bản di chúc của bà Trần Thị B là hoàn
toàn đúng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và nghị định 75/2000/NĐ- CP của chính
phủ ngày 08/12/2000 về cơng chứng, chứng thực.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2016/DSST ngày 29/01/2016 của Tòa án nhân dân

thành phố Đ quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê Quang B
- Tuyên bố bản di chúc của bà Trần Thi B lập ngày 21/10/2010 tại UBND phường Đ,


10
thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị là không hợp pháp
- Ngồi ra bản án cịn tun về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự theo quy
định của pháp luật
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 11/2016/DSPT ngày 22/06 của Tòa án nhân dân
thành phố Đ quyết định:
- Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Lê Quang T và giữ nguyên bản án sơ
thẩm.
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Lê Quang B.
- Tuyên bố bản di chúc của bà Trần Thị B lập ngày 21/10/2010 tại UBND phường Đ,
thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị là không hợp pháp.
- Những phần của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp
luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
- Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 183/2017/DS-PT ngày 01/12/2017 về tranh chấp yêu cầu tuyên bố tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu
Nguyên đơn: Anh Nguyễn Thành L Bị đơn: Anh Nguyễn Hữu P
Theo lời khai của anh Nguyễn Thành L: Cha mẹ anh là ông Nguyễn Văn H (chết
năm 1992) và bà Trần Thị X (chết năm 2015) có 06 người con gồm: Nguyễn Thành L2,
Nguyễn Phú C, Nguyễn Thành B, Nguyễn Đức V, Nguyễn Thị L1 và Nguyễn Thành L.
Ngày 15/9/2012, bà Trần Thị X lập di chúc tại Phịng cơng chứng B để lại cho Nguyễn
Hữu P (con của anh Nguyễn Thành L2) được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản
trên đất tại thửa 538, tờ bản đồ số 7, diện tích 2.940m2, thửa 539, tờ bản đồ số 7, diện tích
820m2, loại đất trồng cây lâu năm do bà Trần Thị X được Ủy ban nhân dân huyện B (nay
là thị xã B) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 06/01/2004, đất tọa lạc tại ấp



11
M, xã H, thị xã B, tỉnh Vĩnh Long. Anh yêu cầu vô hiệu văn bản di chúc do bà X lập vào
ngày 15/9/2012, do bà X đã lớn tuổi, lập di chúc trong khi không được minh mẫn, mắt mờ,
ù tai nhưng khơng có người làm chứng nên di chúc không hợp pháp. Đồng thời, anh yêu
cầu công nhận phần đất thửa 538, 539 nói trên cho anh được quyền sử dụng vì bà X đã
cho anh khoảng hơn 20 năm, anh lên liếp lập vườn và xây dựng căn nhà cấp 4.
Theo lời khai của anh Nguyễn Hữu P: Khi còn sống bà X đã chia đất cho các con chỉ
còn 02 thửa đất 538, 539. Sau khi chồng bà X qua đời, anh L hất hủi, ngược đãi bà X nên
bà cất nhà tạm ở riêng. Căn nhà của bà X ở trước đây thì anh L tiếp tục ở và sửa chữa
thành nhà kiên cố. Ngày 15/9/2012 bà X lập di chúc tại phịng cơng chứng B cho anh phần
đất thửa 538, 539. Lúc lập di chúc bà X minh mẫn, có giấy chứng nhận về sức khỏe, mẹ
ruột anh tên Nguyễn Thị Ngọc N (vợ của ơng Nguyễn Thành L2) có hỏi cơng chứng viên
cần người làm chứng hay khơng thì cơng chứng viên trả lời không cần. Anh không đồng ý
theo yêu cầu khởi kiện của anh L và yêu cầu công nhận bản di chúc do bà X lập ngày
15/9/2012 là hợp pháp, công nhận cho anh được quyền sử dụng đất tại các thửa đất 538,
539. Đồng thời, anh yêu cầu anh L giao trả cho anh các thửa đất 538, 539. Anh khơng đồng
ý hồn trả giá trị căn nhà và các tài sản khác cho anh L.
Tại bản án số 04/2016/DSST ngày 26/10/2016 của Tòa án nhân dân thị xã B, tỉnh
Vĩnh Long đã quyết định
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Nguyễn Thành L do anh Đặng Minh T1 đại
diện.
- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của anh Nguyễn Hữu P do anh Nguyễn Minh T2
đại diện.
- Tuyên bố văn bản công chứng Di chúc do bà Trần Thị X lập ngày 15/9/2012 tại
Văn phịng cơng chứng B (Số công chứng 01/quyển số 01/TP/CC- SCC/DC) bị vơ hiệu và
di chúc này khơng có hiệu lực pháp luật.



12
- Công nhận anh Nguyễn Thành L được quyền sử dụng phần đất tại thửa 538, tờ bản
đồ số 7, diện tích 2.940m2 (đo đạc thực tế thuộc chiết 538-1 + 538-2 bằng 2.267,4m2), loại
dất trồng cây lâu năm; thửa 539 tờ bản đồ số 7, diện tích 820m2 (đo đạc thực tế là 807m2)
loại đất trồng cây lâu năm, do bà Trần Thị X được Ủy ban nhân dân huyện B (nay là thị xã
B) cấp quyền sử dụng ngày 06/01/2004, tọa lạc tại ấp M, xã H, thị xã B, tỉnh Vĩnh Long và
các tài sản khác gắn liền trên đất (Kèm trích đo bản đồ địa chính khu đất ngày 25/7/2016
của Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã B).
- Anh Nguyễn Thành Lam có quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để
đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Ngồi ra án sơ thẩm cịn quyết định chi phí khảo sát định giá, án phí, việc thi hành
án và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Tại bản án 183/2017/DSPT ngày 01/12/2017 của tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
quyết định:
- Khơng chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh Nguyễn Hữu P, anh Nguyễn Thành
B, chị Nguyễn Thị L1 và chị Nguyễn Thị Ngọc N (chị Nguyễn Diễm P2, anh Nguyễn
Hồng P1 do chị N đại diện theo ủy quyền) về việc công nhận bản di chúc lập ngày
15/9/2012 của bà X là hợp pháp, công nhận cho anh P được quyền sử dụng phần đất thửa
538, tờ bản đồ số 7, diện tích 2.940m2, thửa 539, tờ bản đồ số 7 diện tích 820m2, tọa lạc
tại ấp M, xã H, thị xã B, tỉnh Vĩnh Long.
- Chấp nhận một phần kháng cáo của anh Nguyễn Hữu P, anh Nguyễn Thành B, chị
Nguyễn Thị L1 và chị Nguyễn Thị Ngọc N (chị Nguyễn Diễm P2, anh Nguyễn Hồng P1 do
chị N đại diện theo ủy quyền) về việc không công nhận cho anh L được quyền sử dụng
phần đất thửa 538, tờ bản đồ số 7, diện tích 2.940m2, thửa 539, tờ bản đồ số 7 diện tích
820m2, tọa lạc tại ấp M, xã H, thị xã B, tỉnh Vĩnh Long từ việc bà X tặng cho quyền sử
dụng đất.


13
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần anh Nguyễn Hữu P rút yêu cầu kháng cáo:

Về việc buộc anh Nguyễn Thành L và các thành viên gia đình anh L giao trả cho anh thửa
đất 538, 539 và về việc đồng ý bồi thường cho anh L giá trị nhà, cây trồng trên đất.
Sửa một phần Bản án số 04/2016/DS.ST ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Tòa án
nhân dân thị xã B, tỉnh Vĩnh Long.
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Nguyễn Thành L: Tuyên bố bản di chúc do
bà Trần Thị X lập ngày 15/9/2012 tại Văn phịng cơng chứng B (Số cơng chứng 01/quyển
số 01/TP/CC-SCC/DC) bị vô hiệu (di chúc không hợp pháp).
2. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của anh Nguyễn Hữu P về việc được hưởng
thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc do bà Trần Thị X lập ngày 15/9/2012 tại Văn
phịng cơng chứng B đối với phần đất thửa 538, tờ bản đồ số 7 diện tích trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất 2.940m2 (đo đạc thực tế thuộc chiết 538-1 + 538-2 diện tích
2.267,4m2), loại đất trồng cây lâu năm; thửa 539 tờ bản đồ số 7, diện tích trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất 820m2 (đo đạc thực tế 807 m2), loại đất trồng cây lâu năm, tọa lạc
tại ấp M, xã H, thị xã B, tỉnh Vĩnh Long.
3. Không chấp nhận yêu cầu của anh Nguyễn Thành L về việc công nhận cho anh
được quyền sử dụng phần đất tại thửa 538, tờ bản đồ số 7, diện tích 2.940m2 (đo đạc thực
tế thuộc chiết 538-1 + 538-2 bằng 2.267,4m2), loại đất trồng cây lâu năm; thửa 539 tờ bản
đồ số 7, diện tích 820m2 (đo đạc thực tế là 807m2) loại đất trồng cây lâu năm, từ việc bà
Trần Thị X tặng cho quyền sử dụng đất theo khác tờ xác nhận chia đất cho các con được
lập vào ngày 18/01/2011 (Đính kèm trích đo bản đồ địa chính khu đất ngày 25/7/2016 của
Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã B).


14
4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật
4.1. Về di chúc miệng
Hiện nay tại Việt Nam hầu như không có bản di chúc miệng nào được tuyên là hợp
pháp và có hiệu lực bởi những khó khăn về tính trung thực của người làm chứng cũng như
thiếu sự chắc chắn về chứng cứ. Pháp luật hiện hành quy định di chúc miệng được coi là

hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm
chứng nhưng việc hai người làm chứng đó thể hiện lại được chính xác ý nguyện cuối cùng
của người di chúc miệng thì pháp luật lại không thể quy định đến. Quy định về di chúc
miệng là một quy định mang tính nhân văn, đảm bảo tối đa quyền lập di chúc của cá nhân,
không phải lúc nào người đang có tính mạng bị nguy hiểm cũng tìm được 2 người làm
chứng đáp ứng đủ tiêu chuẩn làm chứng khách quan, trung thực cho việc làm chứng. Trong
thời đại cơng nghệ ngày nay thì việc thu âm ghi hình là việc hết sức bình thường, đối với
việc quan trọng như lập di chúc miệng thì việc thu âm hay ghi hình lại mang tính trung
thực hơn so với trí nhớ của người làm chứng. Vì vậy, các nhà làm luật nên cân nhắc tính
hợp pháp của di chúc miệng thơng qua việc ghi âm ghi hình trong trường hợp không đủ hai
người làm chứng hoặc những người chứng kiến người lập di chúc miệng là là người thân
quen của người lập di chúc miệng; từ đó là chứng cứ chứng minh rõ hơn cho sự tồn tại của
di chúc miệng cũng như phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay.
4.2. Về di chúc bằng văn bản
Đối với di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng, pháp luật quy định người
lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định rằng: “Di
chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang
phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Như vậy, việc
điểm chỉ cuối di lại phải thông qua một điều luật khác mà không trực tiếp quy định riêng
chúc đối với di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng. Vì vậy, điều 633 quy định
về di chúc bằng văn bản có người làm chứng của Bộ luật dân sự 2015 nên được sửa đổi


15
thành: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. Việc lập di
chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ
luật này.”
Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật, chính quyền địa phương cần. Phổ biến,
giáo dục pháp luật về di chúc hợp pháp thông qua các buổi tuyền truyền về pháp luật cho
người dân ở từng địa phương. Nâng cao trách nhiệm cơng việc đối với cơng chứng viên,

người có thầm quyền chứng thực di chúc. Hoàn thiện pháp luật về di chúc.

KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, em đã phần nào được cung cấp thêm kiến thức về di chúc hợp
pháp trong thực tiễn cũng như trong pháp luật. Việc xác định tính hợp pháp của di chúc là
một phần quan trọng trong việc xác định hiệu lực di chúc từ đó sẽ tránh xảy ra những vụ
việc tranh chấp về thừa kế theo di chúc đồng thời giúp giải quyết vấn đề về di chúc một
cách hợp lý, đúng quy định của pháp luật.


16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình Luật dân sựu tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội 2014, Nxb Cơng an
nhân dân
• Luật thừa kế Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Hà Nội, TS Phùng Trung Tập năm
2008
• Bộ Luật dân sự 2015
• Hình thức của di chúc, Luận văn thạc sĩ luật học, Lê Mai Chi
• Hiệu lực pháp luật của di chúc- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc
sĩ luật học, Bùi Thị Phương Tú
• Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam, Luận
án tiến sĩ luật học, Hồng Thị Loan
• Di chúc bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, Luận văn thạc sĩ luật học, Trần
Thị Thúy



×