Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích luận điểm sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.8 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Phân tích luận điểm sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Nước độc lập mà người dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự
do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.”
Họ và tên SV:
Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh (320) _03
Mã SV:

......................................................................................
HÀ NỘI, NĂM 2021.

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta,
người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người sáng lập lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
Tư tưởng của người cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam
hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn ăn và quý
giá của Đảng và dân tộc ta mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí


Minh đã để lại những tư tưởng vô cùng sâu sắc về tất cả các lĩnh vực. Trong đó về vấn đề
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Người đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh được trích trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ
Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945.
Phân tích luận điểm: “Nước độc lập mà người dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” của Bác giúp ta có cái thấu đáo hơn về tầm quan trọng của
độc lập dân tộc chân chính phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân và khẳng định thêm sự
đúng đắn của việc theo đuổi xây dựng nhà nước Xã hội chủ nghĩa “do dân, vì dân”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Qua Đề tài “Tại sao nói đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6
là một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này?” cần hiểu được các vấn đề:
-

Hiểu được bối cảnh và quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập – tự do
– hạnh phúc.
Hiểu rõ và rút ra được lý do Bác chọn con đường CNXH để giải quyết vấn đề
độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
Rút ra ý nghĩa và liên hệ với sự nghiệp của Đảng hiện nay để xây dựng và bảo
vệ nền độc lập dân tộc và mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Khẳng định
sự đúng đắn và ý nghĩa to lớn, giữ vững con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của
Việt Nam.

3. Phạm vi tìm hiểu

Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, tư tưởng và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề
độc lập dân tộc gắn với tự do, hạnh phúc và đi lên XHCN để đạt được độc lập – tự do –
hạnh phúc.


3


NỘI DUNG TÌM HIỀU
1. Khái quát về luận điểm của Hồ Chí Minh về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích
trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng
trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945.
Ta có thể khẳng định, đây chắc chắn là một luận điểm vô cùng xác đáng và sâu sắc được
Bác đúng kết và khái quát lên như một tư tưởng, kim chỉ nam nhắc nhở Đảng và cán bộ
Đảng viên về tầm quan trọng của Độc lập - Tự do - Hạnh phục của nhân dân. Đó đều là
những vấn đề rất cấp bách và khơng thể tách rời nhau.
Nói rằng hơn ai hết nhân dân ta thấu hiểu giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc. Bởi lẽ, từ
thời phong kiến cha ông ta lập nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 1000 năm sống
dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (từ năm 179 TCN đến năm 938). Sau nghìn
năm của các triều đại phong kiến chống giặc ngoại xâm, ta lại bị sự xâm lược của các
nước phương Tây với hơn 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến năm
1945) và hơn 30 năm bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm (từ 1945 đến 1975). Thế
nhưng sau bao nhiêu năm bị phương Bắc đô hộ, những năm tháng thành thuộc địa của đế
quốc phương Tây, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh vì nền độc lập tự do. Điều đó
nói lên một khát khao to lớn của dân tộc ta là, ln mong muốn có một nền độc lập cho
nhân dân, tự do cho nhân dân, do nhân dân làm chủ. Mất độc lập cũng là mất tất cả, đây là
một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân
lý bất hủ: “ Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”
“Độc lập” theo Hồ Chí Minh phải là độc lập dân tộc, tức là độc lập phải gắn với tự do của
nhân dân. “Độc lập” là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia và chính
nhân dân của đất nước đó có quyền làm chủ những quyết định của đất nước, có nghĩa là có

chủ quyền tối cao. “Độc lập” ở đây cịn hiểu là tình trạng không bị điều khiển, cai trị bởi
một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc.
“Tự do” là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mơ tả tình trạng khi một cá nhân
có thể có khả năng hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.
“Hạnh phúc” là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu
nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở
lồi người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
Bác đã có sự lĩnh hội trọn vẹn và chọn lọc về những tư tưởng lớn của nhân loại. Người
đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do. Người cũng đã
từng khẳng định: “Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do,
dân sinh hạnh phúc.” Và những tư tưởng về vấn đề độc lập dân tộc gắn liền tự do, hạnh
4


phúc của nhân dân đã được Người khẳng định rất nhiều lần. Có thể thấy rằng, trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người ln coi độc lập gắn liền với tự do, hạnh
phúc của nhân dân như người từng bộc bạch để tâm huyết Tơi chỉ có một Ham muốn ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập nhân dân ta được hồn tồn tự
do đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành.
"Độc lập" ở Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 "đã giải phóng đồng bào ta
ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân... xây dựng cho nhân dân ta cái
nền tảng dân chủ cộng hòa và thống nhất độc lập". "Độc lập" ấy của toàn dân tộc sau khi
giành được đã nêu cao ý chí quyết tâm "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ"; dù "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20
năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn
phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hồng hơn, to đẹp hơn!"
Nhưng "Độc lập" khơng tách biệt với "Tự do", "Hạnh phúc" mà phải gắn liền một cách
hữu cơ và biện chứng với nhau như những điều kiện và mục tiêu tối thượng. Có được độc
lập thôi là chưa đủ. Độc lập dân tộc luôn phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân.

2. Khởi nguồn quan điểm của Hồ Chí Minh về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Giải phóng dân tộc, giành lại nên độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của dân tộc luôn là
khát vọng mãnh liệt không chỉ của Hồ Chí Minh nói riêng mà cịn là mục tiêu to lớn của
những nhà yêu nước nói chung. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ khác nhau, tư tưởng của mỗi
người cũng khác nhau.
a) Quan điểm của các nhà yêu nước tiền bối

Đầu thế kỷ XX, trước bối cảnh đất nước bị xâm lược, nhân dân lầm than, không ít các văn
thân sĩ phu yêu nước đã đứng lên đấu tranh, nổi bật trong số đó khơng thể khơng nói đến
hai cuộc cải cách của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Nếu Phan Bội Châu đi theo con
đường “cứu nước để cứu dân” với xu hướng cải cách là bạo động vũ trang thì Phan Châu
Trinh lại đi theo con đường “cứu dân để cứu nước” với xu hướng cải cách dân chủ.
Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh
Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mơ hình qn chủ lập hiến của
Nhật. Có thể thấy rằng điểm tích cực trong khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu là
ông đã xác định được đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy ơng
nêu rõ mục tiêu là đánh đuổi Pháp thì mới có thể giành được độc lập tự do cho nhân dân.
Để thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, Phan Bội Châu đã lợi dụng tư
tưởng trung quân ái quốc để tập hợp lực lượng. Rõ ràng lúc này ở Việt Nam vẫn còn là chế
độ quân chủ do vua Thành Thái nắm quyền nhưng Phan Bội Châu đã chọn cho mình một
Cường Đế có tinh thần chống Pháp chứ khơng phải một ơng vua chính danh nhưng bù
nhìn như Thành Thái. Theo quan điểm của Phan Bội Châu, các thế lực thù địch đã chống
phá ta bằng quân sự thì ta cũng phải chống lại chúng bằng bạo lực quân sự, do vậy con
đường cải cách bằng bạo động vũ trang là đúng đắn.
5


Phan Châu Trinh xác định nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là chấn dân khí, khai dân trí và
hậu dân sinh. Chủ trương của ông là biến nước ta thành một quốc gia có nền văn hố vượt

trội, dân giàu, nước mạnh, từ đó buộc thực dân Pháp phải bằng lịng trao trả lại nền độc lập
vốn có cho Việt Nam. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ
khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. Cổ vũ nhân dân cùng phát triển cả về kinh
tế, văn hoá và giáo dục như: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát
triển các nghề thủ cơng nghiệp (mở lị rèn, xưởng mộc), làm vườn; mở các trường học
theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới và thành lập các trường duy tân như Đông
Kinh Nghĩa Thục hoạt động trên phạm vi rộng rãi với nội dung và phương pháp hoàn toàn
mới. Khuynh hướng vận động cải cách của Phan Châu Trinh đã cỗ vũ tinh thần học tập, tự
cường, chống các hủ tục phong kiến.
Có thể nhận thấy điểm tương đồng của hai cuộc cải cách lớn này đều đi theo con đường
dân chủ tư sản, đều tiếp thu và học hỏi từ bên ngoài rồi trở về giúp dân giúp nước, xuất
phát từ mục tiêu giành độc lập cho dân tộc và cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều
đã xác định rõ được kẻ thù trước mắt là ai và đều mượn sức mạnh của đế quốc để hoàn
thành mục tiêu (Phan Bội Châu dựa vào Nhật để chống Pháp, Phân Châu Trinh dựa vào
Pháp để chống chế độ phong kiến), đây cũng chính là một sai lầm lớn dẫn đến sự thất bại
của cả hai cuộc cải cách này. Tuy vậy nhưng cuộc cải cách của hai nhà yêu nước đã khuấy
động được tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân và để lại một kinh nghiệm sâu sắc
đó là khơng thể dựa vào một thế lực khác bên ngồi để có được tự do, độc lập, tự chủ của
quốc gia, dân tộc.
b) Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1911 khi Việt Nam đã hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nước mất
độc lập, dân nô lệ, Hồ Chí Minh khơng hồn tồn tán thành con đường cứu nước của các
bậc tiền bối, quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới. Suy nghĩ lớn nhất và duy nhất
của Người lúc đó là giải phóng đồng bào, tức là lật đổ, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của bọn
thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc.
Trong khoảng bảy năm từ 1911 đến trước khi Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
thắng lợi, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, tìm hiểu nghiên
cứu các kiểu nhà nước và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức. Ngay
sau Cách mạng Tháng Mười Nga, tuy chưa có được nhận thức lý tính, những Người đã

thấy rằng chỉ có con đường Cách mạng Tháng Mười Nga thì mới giành được độc lập dân
tộc. Được ánh sáng của Quốc tế Cộng sản soi rọi, đặc biệt là Luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lê nin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp
cứu nước giải phóng dân tộc. Đó chính là con đường Cách mạng Vơ sản.
Khác với các nhà u nước tiền bối, Hồ Chí Minh khơng bao giờ chấp nhận độc lập tự do
dưới chế độ quân chủ chuyên chế, càng không chấp nhận cái gọi là độc lập tự do dưới chế
độ thực dân. Bởi vì, đó là chế độ mà người dân vị đầu độc cả về thể xác lẫn tinh thần, bị
bịt mồm và bị giam hãm. Đó chỉ là sự tự do độc lập giả tạo chứ người dân, đặc biệt là nhân
6


dân lao động cùng cực vẫn ln bị bóc lột và không được hưởng các quyền tự do độc lập
thật sự. Hơn ai hết, Người ý thức rất rõ không có độc lập là sống kiếp ngựa trâu, thì “chết
tự do cịn hơn sống nơ lệ”. Vì vậy trong Bác, độc lập tự do phải đi liền với hạnh phúc của
nhân dân thì mới là độc lập tự do đích thực.
Quan niệm về độc lập dân tộc không phải là điều mới mẻ trong lịch sử dân tộc và lịch sử
thế giới. Nhưng độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh lại hồn tồn mới, vì đó là một
kiểu độc lập dân tộc được nâng lên một trình độ mới, một chất mới. Đối với một người
dân mất nước, cái quý nhất là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Trên con đường
tiếp cận chân lý cứu nước, Người đã chọn độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vơ
sản, đó là kiểu độc lập dân tộc làm tiền đề và đi tới hạnh phúc, tự do.
Chính nhờ việc xác định đúng đắn đích đến của con đường cứu nước, mà cuối cùng, sau
những nỗ lực khơng ngừng của tồn dân và sự lãnh đạo và đường lối của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng, đất nước đã đi đến chiến thắng cuối cùng “thực sự trở thành nước tự do,
độc lập”. “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là dòng tiêu ngữ của nước ta suốt 70 năm qua.
Tuy đơn giản nhưng đó là “ham muốn tột bậc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tơi chỉ có một
sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Theo
Hồ Chí Minh, trịn điều kiện nước thuộc địa như Việt Nam thì trước hết phải đấu tranh
giành độc lập, đưa đất nước thoát khỏi ách áp bức, đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc,

giành lại chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng nên một nhà
nước mới. Tiếp sau đó là làm cho nhân dân thực sự được hưởng tự do, hạnh phúc mà nền
độc lập mang lại. Do đó, sau khi giành được độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng tự do.
Vậy ta có thể nhận thấy được sự tiến bộ về nhận thức và đường lối mà Hồ Chí Minh lựa
chọn cũng như xác định làm kim chỉ nam cho đích đến của độc lập dân tộc của Việt Nam
so với những nhà yêu nước tiền bối đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Khác
với con đường cứu nước của cha ông, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiên (cuối
thế kỷ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX), con đường cứu nước của Hồ Chí
Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người đã nhận thức rõ ràng bản
chất của tư bản, để từ đó khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
ái, đồn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hịa
bình, hạnh phúc…”
3. Độc lập dân tộc theo con đường Chủ Nghĩa xã hội là tiền đề của tự do, hạnh

phúc
a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam kết tinh cùng sự tiếp nhận “gạn đục khơi trong”
của Người tinh hoa văn hóa nhân loại từ phương Đơng đến phương Tây và đặc biệt là Chủ
7


nghĩa Mác - Lê-nin. Ngay từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khẳng định
rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lê-nin”.
Theo Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc của Việt Nam chính là “vấn đề dân tộc thuộc địa”, bởi
lẽ Việt Nam đang là một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự đàn áp của thực dân và đế

quốc tư sản. Thực chất của việc giải phóng dân tộc là phải giành cho được độc lập, tự do
bằng con đường bạo lực cách mạng để đi tới xây dựng đất nước, nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân.
Trong đó, Người đã xác định con đường Cách mạng Việt Nam phải đi là:
Thứ nhất là Tư sản dân quyền. Nghĩa là thực hiện cuộc cách mạng đấu tranh dân tộc do
công nhân lãnh đạo nhằm chống phong kiến, chống đế quốc nước ngoài để giành chính
quyền về tay nhân dân. Bản chất của điều đó là một cuộc cách mạng tư sản nhưng kiểu
mới. Đặc biệt, “dân quyền” ở đây là giành độc lập tự do cho nhân dân, do nhân dân làm
chủ.
Thứ hai, “Thổ địa Cách mạng”, nghĩa là phải làm cách mạng ruộng đất. Từ đó chống địa
chủ phong kiến, đem lại lợi ích cho dân cày, thực hiện quyền lợi của cơng - nơng.
Thứ ba, và cũng là đích đến cuối cùng, chính là “Đi lên XHCN”.
Trong khi việc thực hiện “Tư sản dân quyền” và “Thổ địa Cách mạng” là bản chất để giải
phóng giai cấp thì “Đi lên XHCN” là mục tiêu cao cả nhất nhằm giải phóng con người.
Chỉ khi Cách mạng Việt Nam hoàn thành được những mục tiêu ấy, thi nhân dân mới hoàn
toàn được hưởng nền độc lập, tự do, hạnh phúc.
Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là
nền độc lập thật sự, độc lập hồn tồn, chứ khơng phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa
vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với
thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn
với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.
Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh khơng bao giờ coi đó là mục tiêu
cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập để đi tới
xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là
mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của quá
trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu,
quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thì những điều
kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Tính chất tạo tiền đề của cách
mạng dân tộc dân chủ được thể hiện:

8


- Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
- Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa,
từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
- Về văn hoá, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân chủ, khối quần
chúng công - nơng - trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đồn kết
trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hố, giáo dục đã được
hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tóm lại, độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con
đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
b) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội

Như đã nói ở trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc bằng cách đến tận đất nước đang xâm lược Việt Nam và rêu rao về cái gọi là “Tự do,
bình đẳng, bác ái” để hiểu và để “...xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng
bào chúng ta”. Nhưng qua tìm hiểu thực tế sau đó, Người quyết định không chọn con
đường cách mạng tư sản vì cho rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghãi là
cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong
thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay
cơng nơng Pháp hẵng cịn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng áp bức”.
Khi hóa thân vào thế giới cần lao, Nguyễn Ái Quốc nhận ra một thực tế chung: Ở đâu chủ
nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo - chúng là kẻ thù chung của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động; ở đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức cực khổ và họ có thể làm bạn với
nhau khơng phân biệt màu da.
Sau năm 1917, sự thành cồn của Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng sâu
sắc đến Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm
1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề

thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh chính thức tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc: con đường cách mạng vơ sản. Đây là con đường cách mạng triệt để nhất,
phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, tính đúng đắn của con đường mà Hồ Chí Minh đã tiếp
nhận từ chủ nghĩa yêu nước và thế giới quan trong phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin đã làm nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong suốt những năm đấu tranh giành
độc lập và cả những năm xây dựng, đổi mới đất nước. Vấn đề giải phóng dân tộc được giải
quyết triệt để bằng cách mạng vô sản gắn với CNXH, chỉ có CNXH mới giải quyết triệt để
vấn đề độc lập dân tộc, mới có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Chỉ có CNXH
mới có thể xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản, mới
thực sự giải phóng hồn tồn sự bất cơng, tiến tới và triệt để đới với giai cấp công nông
9


nói riêng và nhân dân lao động nói chung, tiến tới tự do, dân chủ và bình đẳng cho con
người. Như vậy mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH là mối quan hệ giữa hai giai
đoạn, hai thời kỳ, của cùng một quá trình cách mạng và đồng thời cũng là mối quan hệ
giữa hai loại mục đích: Mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã định hướng
chính trị, chỉ đạo nhận thức và hành động của toàn Đảng, tồn dân ta trong tồn bộ tiến
trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng
Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm, khẳng định thành công trong giai đoạn Đảng ta lãnh
đạo nhân dân ta tiến hành.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội được nói đến một cách thiết thực, cụ thể,
dễ hiểu: “CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho
mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc.”; “CNXH là làm
sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy đều được đi học, ốm đau
có thuốc, già khơng lao động được thì nghỉ, những phong tục tập qn khơng tốt được dần
dần được xóa bỏ”. Hay “CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân
dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Nói tóm lại “CNXH là làm sao cho dân giàu nước
mạnh”.

4. Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền

với chủ nghĩa xã hội
• Thời kỳ 1930-1945: ở thời kỳ này tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội được thể hiện qua những hoạt động lý luận và thực tế chủ yếu sau
đây của Hồ Chí Minh:
- Xác định tính chất cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng
vơ sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân dân lao động, với tồn thể dân
tộc bị nơ lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng; xác định nhiệm vụ, mục tiêu của
cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản”. Con đường cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Xác định đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam là đế quốc xâm lược, phong kiến
tay sai, tầng lớp tư sản và địa chủ chống lại độc lập dân tộc.
- Xác định rõ lực lượng cách mạng Việt Nam là tồn thể nhân dân, bao gồm cơng nhân,
nông dân, tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ, các cá nhân yêu nước,
trong đó nịng cốt là liên minh cơng - nơng. Lực lượng cách mạng hùng hậu này được tập
hợp dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Xác định đúng đắn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng vơ sản thế giới, có mối quan hệ khăng khít với cách mạng vơ sản “chính quốc”, cách
10


mạng giải phóng dân tộc có tính chủ động, có thể giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản
“chính quốc", tác động tích cực tới cách mạng “chính quốc".
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giành thắng
lợi. Đó là thắng lợi lịch sử đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng
giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.



Thời kỳ 1945-1954: thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở
đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”.

Ở thời kỳ này Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm lý luận về con
đường cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh kiên trì quan
điểm phát huy cao độ ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự
ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, Hồ Chí Minh đã vận dụng một
cách linh hoạt, mềm dẻo phương pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên trì mục tiêu độc
lập dân tộc, phân hố, cơ lập kẻ thù, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân, tranh thủ
được sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế.


Thời kỳ 1954-1975: thời kỳ Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát
triển tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện
mới.

Ở thời kỳ này sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong việc xây dựng và
chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa
cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
5. Liên hệ độc lập, tự do, hạnh phúc ngày nay với bảo vệ độc lập dân tộc và xây

dựng CNXH
a) Đảng thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong sự nghiệp Cách
mạng Việt Nam trong các giai đoạn
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV - đại hội thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội đã khẳng định: "Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi cả nước làm một nhiệm
vụ chiến lược hoặc làm hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta từ khi ra đời đến nay vẫn luôn
luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là đường lối, là sức

mạnh, là nguồn gốc mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua đã khẳng định
trong thời kỳ đổi mới: "Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ
hôm nay và thế hệ mai sau”.

11


Hiện nay, cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp
diễn. Đảng ta khẳng định: "Trong giai đoạn đổi mới, phải giữ vững mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội”. Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong quan hệ quốc tế phức tạp, chằng chéo như hiện nay, để thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta, địi hỏi phải có nhận thức sâu sắc các yếu tố
tác động đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc, hồ bình, hợp tác phát triển là xu thế chung, nhưng
cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp, gay gắt. Nguy cơ xung đột vũ
trang và chiến tranh cục bộ vẫn chưa bị loại trừ; mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tranh
chấp lãnh thổ nổ ra ở nhiều nơi và gây mất ổn định nhiều khu vực. Chủ nghĩa đế quốc
đang lợi dụng ưu thế về kinh tế và kỹ thuật, nhân danh chống khủng bố, để thực hiện chiến
lược “diễn biến hồ bình” can thiệp vào cơng việc nội bộ các nước, buộc các nước xã hội
chủ nghĩa, các nước đang phát triển đi vào quỹ đạo của chúng. Hiện nay giao lưu kinh tế,
giao lưu văn hoá giữa các dân tộc tăng lên. Trong khi giao lưu văn hố phát triển mạnh
mẽ, thì các nước đang phát triển cũng đứng trước sự “xâm lăng văn hố” từ phía các nước
đế quốc. Trong bối cảnh hiện nay, quan niệm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải
được chú ý toàn diện từ độc lập về lãnh thổ, về chủ quyền an ninh quốc gia đến độc lập, tự
do về kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống và đạo đức xã hội. Khơng thể có và không thể
chấp nhận quan niệm nhân quyền cao hơn chủ quyền quốc gia. Việc rêu rao nhân quyền

của các nước tư bản, trước hết là Mỹ, thực chất là một hình thức mỵ dân, lấy cớ nhân
quyền đề can thiệp vào cơng việc nội bộ nước khác. Khơng thể có độc lập tự do về chính
trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế. Không thể giữ vững độc lập tự chủ nếu lối sống, đạo đức xã
hội bị suy thoái, văn hoá dân tộc bị coi rẻ hoặc bị biến dạng. Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ
chiến lược hiện nay cần chú ý một số ngun tắc có tính chất phương pháp luận:
- Xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trước
hết phải bằng nguồn nội lực của đất nước, khơng lệ thuộc vào bên ngồi, nhưng phải biết
tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để gia tăng nguồn lực phát triển quốc gia. Kết hợp
sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh để thực hiện thành
cơng hai nhiệm vụ chiến lược.
- Trên cơ sở nhận thức tồn cầu hố, khu vực hoá và kinh tế là một tất yếu khách quan, từ
đó xác định rõ các bước đi và chủ động hội nhập phù hợp với năng lực của đất nước. Hội
nhập phải làm tăng sức mạnh đất nước và làm giàu bản sắc dân tộc.
- Độc lập dân tộc gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa xã hội phải được thể hiện trong suốt quá
trình cách mạng trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
12


b) Đảng và công cuộc thực hiện “độc lập - tự do - hạnh phúc”

Học tập Hồ Chí Minh trước hết là học tập tinh thần kiên quyết bảo vệ các quyền dân tộc
cơ bản, thiêng liêng, bất khả xâm phạm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ. Học tập Hồ Chí Minh chính là đưa chân lý “khơng có gì q hơn độc lập, tự do” vào
trong cuộc sống, hiện thực hóa thành những mục tiêu phát triển tương ứng với mỗi thời
kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước cùng quyết tâm chính trị cao nhất.
“Hạnh phúc của nhân dân” là một trong những nhãn tự của bản Dự thảo Báo cáo Chính trị
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng. Vì càng đặt vấn
đề “hạnh phúc của nhân dân” vào bối cảnh thực tiễn của lịch sử thế giới và đất nước năm
2020, đã khiến mục tiêu đó càng hàm súc, tỏa sáng và càng mang ý nghĩa lớn lao nhưng
thiết thực, không chỉ trên phương diện chính trị, kinh tế mà sâu xa hơn là sự trầm tích và

phát triển một tầm mức mới trên bình diện xã hội, văn hóa và nhân văn Việt Nam. Nhìn xa
hơn, đó chính là mệnh lệnh của cơng cuộc đổi mới tồn diện, đồng bộ trong tầm nhìn
khơng chỉ năm 2025, 2030 mà còn tới năm 2045, dưới ngọn cờ của Đảng. Và nhìn sâu
hơn, đó cũng chính là sự tiếp tục mục tiêu thế kỷ của Việt Nam kể từ năm 1930, khi Đảng
Cộng sản Việt Nam vừa ra đời!
Vì nhớ lời dặn dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ðảng khơng phải là một tổ chức để làm
quan, phát tài. Nó phải làm trịn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh,
đồng bào sung sướng”; “ngồi lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Ðảng khơng có lợi ích
gì khác”
Khép lại năm 2020, tồn cầu đang chìm trong đại dịch Covid-19 dẫn đến những đảo lộn
khác thường. Hệ lụy trực tiếp và tức thời là nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng đồng
loạt, sâu sắc và toàn diện - điều mà trong nửa thế kỷ qua chưa từng thấy - và lún sâu vào
vũng bùn của sự đình đốn, suy thối và có nguy cơ rạn vỡ ở khơng ít quốc gia. Nhưng,
trong 210 quốc gia, vùng lãnh thổ và các nền kinh tế toàn cầu, năm 2020, Việt Nam là một
trong 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất, một trong 16 nền kinh tế
mới nổi thành công nhất. Về con người, thảm họa dịch Covid-19 bùng phát, hoành hành và
tàn phá khốc liệt khắp tồn cầu. Trong khi đó, ở Việt Nam, tổng số ca nhiễm tới nay là
1.451 ca; đang điều trị là 95 ca; số ca khỏi 1.318 ca; và số người tử vong chỉ 35 người.
Những năm gần đây, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đứng trước thời cơ, vận hội, thuận lợi
và khơng ít nguy cơ, thách thức, nhưng chính nhờ ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ mà
dân tộc ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong cơng cuộc đổi mới
đất nước; “Thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, uy tín quốc tế của
đất nước ngày càng được nâng cao,…”.
Với tình hình hiện nay, hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng cạnh
tranh giữa các nước lớn, khu vực vẫn gay gắt và có nhiều nét mới từ sự đan xen giữa đối
13


tượng và đối tác; đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cường

quyền; chủ nghĩa dân túy; chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy… đã và đang chi phối đến quan hệ
quốc tế và chính sách đối ngoại của các quốc gia. Trong khi đó, nước ta ngày càng hội
nhập quốc tế sâu, rộng nhằm thực hiện lợi ích quốc gia - dân tộc. Dân tộc ta càng phải đề
cao ý chí tự chủ, tự lực, tự cường, cần có khát vọng và dám khát vọng để vươn lên không
lệ thuộc, phụ thuộc vào bất cứ lực lượng hay quốc gia nào trên con đường phát triển vì
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của
Đảng một lần nữa xác định: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của
cả hệ thống chính trị, đồng thời kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng
tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc…”.
Bên cạnh đó, nước ta cũng có những thay đổi lớn về công nghệ sản xuất cũng như sự phát
lớn về mọi mặt. Các vấn đề như lạm soát cũng dần được kiểm soát hiệu quả dưới sự chỉ
đạo của Đảng và Nhà Nước. Hơn bao giờ hết chúng ta càng phải phát huy ý chí tự chủ, tự
cường, niềm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa xã hội và khát vọng hịa bình, độc lập, xây dựng
một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, phát triển là động lực, sức mạnh tinh thần
to lớn để toàn dân tộc kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa, ra sức nỗ lực hiện thực
hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; nhân dân được hưởng
cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

14


KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 50 năm, nhưng ngày nay nhân loại vẫn nghĩ về Người, nói tới
Người với sự ngưỡng mộ một tinh thần nhân văn cao cả. Từ những năm hai mươi thế kỷ
XX, Hồ Chí Minh đã nói tới sự nghiệp giải phóng lồi người và đến tận cuối đời, trăn trở
lớn nhất của Hồ Chí Minh cũng là đem lại hạnh phúc cho người, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đúng như lời phát biểu của ơng Chủ tịch Hội
đồng Hịa bình thế giới Rơmét Chanđra:

“Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do,
Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.
Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình cơng lý,
Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.
Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo,
Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”
Thực tế chỉ rõ: Con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Người để lại đã
định hình và dẫn lối đúng đắn cho sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh".

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Nguyễn Viết Thơng (chủ biên): Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb.

2
3
4
5

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
Giáo trình Triết học Mác- Lênin (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, Nxb.Lao động,

Nxb.Quân đội nhân dân, H.1993.

6 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2011.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII,
Nxb.Chính trị quốc gia, H.1996
8 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, H.2011
9 Các bài viết từ Báo điện tử: Đảng Cộng sản Việt Nam
10 Một số bài viết khác trên Internet.

16



×