Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về cung cấp (giao nộp) chứng cứ của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất, kiến nghị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.99 KB, 7 trang )

ĐỀ BÀI:
Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về cung cấp (giao nộp) chứng
cứ của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất, kiến nghị.
BÀI LÀM:
Trong tố tụng dân sự (TTDS), quan hệ lợi ích cần được giải quyết là quan hệ giữa các đương sự, cho nên
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án thì các đương sự có quyền và nghĩa vụ “chủ
động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp”, hoặc “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự” theo nguyên
tắc Cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự tại khoản 1 điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 (BLTTDS 2015). Đây có thể được coi là một nguyên tắc cơ bản, bởi với quyền và nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh của các đương sự, Tịa án sẽ có đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ việc dân
sự khách quan, chính xác và đúng pháp luật nhất. Trong bài viết này, tôi xin được trình bày, đánh giá, đề
xuất và kiến nghị về các quy định tố tụng dân sự hiện hành về cung cấp (giao nộp) chứng cứ của đương
sự trong giải quyết vụ án dân sự.
1. Chứng cứ
Trước hết, khái niệm về chứng cứ được quy định tại điều 93 BLTTDS 2015 như sau:
“ Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ
tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của
vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
và điều 94 có quy định về các hình thức nguồn của chứng cứ:
“Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.



5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”
Các điều khoản giữa điều 93 và 94 có thể cho thấy mối quan hệ và sự đồng nhất giữa cách xác định về
chứng cứ và nguồn chứng cứ, tuy nhiên cho đến điều 95 về Xác định chứng cứ, dường như đang gộp cả
hai khái niệm cũng như cách xác định hai khái niệm vào làm một. Điều này có thể gây lúng túng cũng
như việc áp dụng trong thực tiễn về cách xác định ban đầu để cung cấp chứng cứ cũng như sử dụng
chứng cứ được giao nộp một cách rõ ràng, hợp pháp và đầy đủ nhất.
Cho nên, tôi xin đưa ra Kiến nghị số 1 ở Điều 95. Xác định chứng cứ theo hai cách sau:
-

Cách 1: Sửa đổi “Điều 95. Xác định chứng cứ” thành “Điều 95. Xác định nguồn của chứng cứ” và

-

sửa đổi các nội dung trong điều khoản tương ứng
Cách 2: Gộp điều 94 và điều 95 và đặt tên như trên, điều này sẽ giúp việc thông hiểu và áp dụng
điều luật dễ hiểu và có liên kết hơn.

2. Các quy định về cung cấp chứng cứ của đương sự
- Cung cấp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa lại cho Tòa án, Viện
kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự. Việc cung cấp này được thực hiện bởi hai loại chủ thể: (1)
Đương sự hoặc người đại diện của đương sự theo điều 96 BLTTDS 2015 và (2) Cá nhân, cơ quan, tổ
chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ theo điều 106 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, do đề bài chỉ yêu cầu
về đương sự, nên chỉ xét đến trường hợp (1) của quy trình này.
- Điều 96 BLTTDS 2015 về giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự được quy định như sau:
“Điều 96. Giao nộp tài liệu, chứng cứ

1. Trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu,
chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải
quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không
giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà khơng có lý do chính đáng
thì Tịa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định
tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.


2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi
rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời
gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên
bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp
chứng cứ.
3. Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải
kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng
không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân
sự theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ
thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng
cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự khơng giao nộp được vì có lý do chính đáng thì
đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ
mà trước đó Tịa án khơng yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự khơng thể
biết được trong q trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình
bày tại phiên tịa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc
giải quyết vụ việc dân sự.
5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tịa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho
đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại
khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ khơng thể sao gửi được thì phải thơng báo
bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.”
Nhìn chung, các quy định này đã đầy đủ và chi tiết hơn so với điều khoản tương đương trong BLTTDS

2004- điều 84 về Giao nộp chứng cứ. Tuy nhiên, qua những tìm hiểu về quá trình này trong thực tiễn
cũng như là điều 96, có thể thấy vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc áp dụng như sau:
a) Kiến nghị số 2: Về yếu tố “lý do chính đáng” cho các nguyên nhân trì hỗn việc giao nộp chứng
cứ
Yếu tố này được đề cập tới trong các trường hợp đương sự không thể giao nộp hay bổ sung đủ tài liệu
trong thời gian giải quyết vụ án dân sự và sẽ do thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cân nhắc dựa
trên những chứng minh của đương sự về nguyên nhân này. Tuy nhiên hiện tại quy định này còn mang tính
chung chung, khó có thể xác định cụ thể và hiện nay chưa có quy định pháp luật nào hướng dẫn để áp
dụng. Xét trên thực tiễn áp dụng, việc cân nhắc về lý do chính đáng hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của
thẩm phán trong vụ án dân sự đó, và điều này có thể dẫn đến sự tùy tiện, thiếu minh bạch, cơng bằng
trong q trình giải quyết vụ việc dân sự và sự không đồng nhất về các tiêu chí trong từng vụ việc.


Vậy nên, cần có một quy định cụ thể về “lý do chính đáng”, và ở đây tơi xin đề xuất hướng bổ sung để
giải thích thuật ngữ này theo trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, hỏa hoạn,
cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất hoặc các sự kiện do con người tạo nên như bạo động,
nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa và bất kỳ hành động chiến tranh nào
hoặc hành động thù địch cộng đồng nào làm cho đương sự không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình.
b) Kiến nghị số 3: Về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự cho Tòa án
Như đã đề cập ở trên tại điều 6 BLTTDS 2015, ta có thể thấy rằng việc cung cấp, giao nộp chứng cứ cho
Tòa án là nghĩa vụ của đương sự để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong
vụ án dân sự, đương sự, theo điều 68 BLTTDS 2015, bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan đều có nghĩa vụ cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tịa án, và Tịa án đóng vai
trị là cơ quan trọng tài, xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ của mỗi bên để phân xử theo quy định của
pháp luật dân sự.
Trên thực tế, nguyên đơn khởi kiện sẽ là người đầu tiên có trách nhiệm cung cấp, giao nộp chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, tuy nhiên đó hầu như chỉ là những tài liệu,
chứng cứ ban đầu để bảo vệ quyền khởi kiện của mình. Nhiều chứng cứ quan trọng của vụ án có thể đang
được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức hoặc do các đương sự khác nắm giữ và việc thu thập của đương sự có
thể bị gián đoạn và đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do bên sở hữu khơng có ý định hợp tác, cung cấp.

Khoản 1 điều 96 BLTTDS năm 2015 quy định: “(…) Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không
đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tịa án u cầu mà khơng có lý do chính đáng thì Tịa án căn cứ vào tài liệu,
chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để
giải quyết vụ việc dân sự”.
Quy định này vơ hình đã quy định trách nhiệm của Tịa án trong việc chủ động thu thập chứng cứ nhằm
làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, và làm cho nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự trở
nên lỏng lẻo hơn. Bởi lẽ nếu đương sự không cung cấp hoặc chứng cứ được cung cấp khơng có giá trị
hoặc khơng đủ căn cứ thì Tịa án phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ mới có thể giải quyết vụ
án, đồng thời việc đương sự không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu của mình cũng khơng phải là căn cứ để đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 1 điều 217
BLTTDS 2015. Nếu tài liệu chứng cứ đương sự cung cấp khơng đầy đủ thì Tịa án cũng khơng đủ căn cứ
để tuyên không chấp nhận yêu cầu mà phải chủ động thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ theo quy
định tại điều 97 BLTTDS 2015. Mà theo khoản 2 điều 6 BLTTDS 2015, Tịa án chỉ đóng vai trò hỗ trợ
đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường
hợp do Bộ luật này quy định, nhưng cũng khơng thể để Tịa án tự mình thu thập nếu khơng có đủ căn cứ
do như vậy sẽ làm mất đi ý chí ban đầu của đương sự. Như vậy, so với điều 84 BLTTDS 2004 thì điều 96
BLTTDS 2015 đã bỏ quy định nếu đương sự “không nộp hoặc nộp khơng đầy đủ thì phải chịu hậu quả
của việc khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ đó”, thay vào đó quy định Tịa án giải quyết vụ việc trên cơ


sở tài liệu chứng cứ đương sự đã giao nộp và tài liệu chứng cứ Tòa án đã thu thập thông qua các biện
pháp thu thập chứng cứ. Cho nên, tôi xin đề xuất hướng giải quyết của khoản này như sau:
“ 1. (…) Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tịa án u cầu
thì phải chịu hậu quả của việc khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ đó, và Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu,
chứng cứ mà đương sự đã giao nộp để giải quyết vụ việc dân sự. Trừ trường hợp đương sự có lý do chính
đáng, Tịa án sẽ hỗ trợ trong việc thu thập các chứng cứ có liên quan theo quy định tại Điều 97 của Bộ
luật này”
c) Kiến nghị số 4: Về thời hạn cung cấp chứng cứ
Việc quy định thời hạn giao nộp tài liệu chứng cứ tại khoản 4 điều 96 BLTTDS 2015 đã khắc phục được
bất cập của điều 84 BLTTDS 2004 trước đây, khi các thẩm phán có quyền trong việc giới hạn thời hạn

cung cấp chứng cứ của đương sự, buộc đương sự phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc thu thập, cung
cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình, đồng thời tránh trường hợp đương sự lợi dụng quy
định có quyền cung cấp chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng để kéo dài vụ kiện, từ đó có
thể dẫn đến Tịa cấp sơ thẩm phải hỗn phiên tòa để thu thập chứng cứ, Tòa án cấp trên hủy án của Tòa án
cấp dưới do đương sự xuất trình chứng cứ mới… Tuy nhiên, một hạn chế bộc lộ trong quá trình áp dụng
pháp luật tố tụng dân sự về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức đó là từ
quy định tại khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 cho phép đương sự được quyền giao nộp tài liệu chứng cứ
tại phiên tòa hoặc theo điều 287 và 330 BLTTDS 2015 tại cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm nếu phát sinh
chứng cứ mới mà trước đó đương sự khơng thể biết được, Tịa án khơng u cầu giao nộp hoặc Tịa án đã
u cầu nhưng trước đó đương sự khơng thể giao nộp vì lý do chính đáng.
Quy định này vơ hình đã mâu thuẫn với quy định về nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và đảm bảo quyền tranh
tụng của các đương sự khác. Bởi vì tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ,
các đương sự được biết về chứng cứ các bên còn lại đã giao nộp cho Tòa án mà Tòa án đã thu thập, tiếp
cận, nghiên cứu, nhưng đối với các chứng cứ được xuất trình tại phiên tịa thì đương sự khác trong vụ án
sẽ bị động và có thể bị ảnh hưởng đến quá trình tranh tụng. Mặc dù quy định tại khoản 4 Điều 96
BLTTDS 2015 quy định đương sự chậm nộp tài liệu chứng cứ thì phải chứng minh lý do chậm giao nộp
tài liệu chứng cứ, tuy nhiên thực tiễn quá trình giải quyết các vụ việc dân sự cho thấy, nhiều trường hợp
đương sự chậm giao nộp chứng cứ, không chứng minh được lý do chậm giao nộp nhưng xét thấy tài liệu
chứng cứ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án thì Tịa án vẫn phải tiếp nhận. Như vậy, BLTTDS 2015
quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và hậu quả của việc không giao nộp hoặc giao nộp
không đầy đủ nhưng lại không quy định rõ ràng về thời hạn mà đương sự phải thực hiện việc giao nộp
chứng cứ, do đó, có nhiều đương sự sau khi khởi kiện đã không tự giác thu thập chứng cứ để giao nộp
cho Tồ án hoặc cố tình trì hỗn việc giao nộp chứng cứ làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Thậm chí
có chứng cứ nhưng chỉ chờ đến khi xét xử phúc thẩm mới chịu nộp, hậu quả dẫn đến việc cấp phúc thẩm
phải huỷ hoặc sửa án sơ thẩm là khó tránh khỏi. Đồng thời, việc Tòa án quy định các tài liệu, chứng cứ


đương sự cần nộp tại quy định này cũng dẫn đến sự thiếu sót, nhầm lẫn và lợi dụng sự nhầm lẫn về tài
liệu chứng cứ gây khó khăn trong xét xử. Cho nên, ở đây tôi xin đề xuất Tịa án khơng nên quy định và
xác định cụ thể những tài liệu, chứng cứ yêu cầu đương sự giao nộp, đồng thời những quy định về giao

nộp tài liệu chứng cứ chỉ nên xảy ra trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, để tránh xảy ra những mâu thuẫn
trong xét xử giữa các cấp cũng như đảm bảo tính công bằng và quyền lợi của các bên đương sự. Với
những trường hợp có lý do chính đáng theo kiến nghị số 2 tơi đã nêu ở trên, thì Tịa án có thể xem xét để
đưa vào xét xử.
d) Kiến nghị 5: Về nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ cho các đương sự
Việc chuyển giao tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác trong vụ án là một điểm mới so với BLTTDS
2004 nhằm đảm bảo việc thực hiện tranh tụng của các bên được diễn ra một cách công bằng, khách quan.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 96 BLTTDS 2015 về nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ
giữa các đương sự, điều này vẫn chỉ mang tính chất hình thức bởi BLTTDS 2015 khơng quy định về thời
hạn các đương sự có nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ cho nhau và hậu quả pháp lý khi các bên
đương sự không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao. Từ lỗ hổng này, đương sự có thể lựa chọn bất kỳ thời
điểm nào để thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu chứng cứ, có thể với mục đích gây bất lợi cho đương sự
khác mà khơng phải chịu hậu quả pháp lý gì, và Tịa án cũng khơng có căn cứ ấn định thời hạn buộc
đương sự phải thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ. Điều này dường như đã đi ngược lại với
quyền được biết thông tin của đương sự để có thể tổ chức việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trong q trình xét xử cũng như ảnh hưởng tới tính cơng bằng trong q trình tranh tụng và ra phán quyết
của Tịa án.
Cho nên, theo cá nhân tôi xin đề xuất sửa đổi như sau:
“ 5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tịa án thì họ phải thực hiện ngay việc sao gửi tài liệu,
chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng
cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ khơng thể sao gửi được thì phải
thơng báo ngay bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Trong trường hợp đương sự cố tình khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ cho bên kia thì Tịa án buộc bên
đương sự đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ phải cung cấp tài liệu, chứng cứ đó trong thời hạn do thẩm
phán ấn định, nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, thời hạn chuẩn bị giải quyết
việc dân sự. Nếu hết thời hạn này, đương sự vẫn không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ
thì bị phạt tiền và thẩm phán sẽ không chấp nhận những tài liệu, chứng cứ không được các bên đương sự
trao đổi trong thời hạn đã được thẩm phán ấn định”.
e) Kiến nghị 6: Về thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức theo yêu cầu của đương sự hoặc của Tòa án



Đây không phải là một điều khoản quy định trực tiếp về việc cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự,
nhưng ở một số vụ án những tài liệu, chứng cứ của các cơ quan, tổ chức lại nắm giữ một vị trí quan trong
trong việc xét xử.
Điều 7 BLTTDS 2015 đã quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ
chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án.” Điều này đã hình thành nên một
nguyên tắc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức trong việc hợp tác, hỗ trợ và cung
cấp những thông tin mà đương sự yêu cầu, theo điều 106 BLTTDS. Tuy nhiên, mặc dù khoản 1 Điều 495
BLTTDS 2015 có quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc
cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Tịa án xử
phạt hành chính theo quy định của pháp luật” nhưng với những trường hợp không giao nộp tài liệu, chứng
cứ theo khoản 3 của điều 106, các biện pháp xử phạt dường như chỉ mang tính chất hình thức bởi thực
chất chưa có một hướng dẫn cụ thể về mức phạt do cơ quan, tổ chức không thực hiện nghĩa vụ, trách
nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ cho vụ án dân sự.
Bên cạnh đó, trên thực tế, khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức
lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ không hề đơn giản. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã
cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ
án để họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với rất nhiều lý do. Thậm chí có trường hợp cơ quan
quản lý chứng cứ cịn cố tình giấu, khơng cung cấp tài liệu chứng cứ cho đương sự và cả Tòa án do đã
được kết cấu từ trước. Mà xét về tính xác thực, chính thống các tài liệu chứng cứ được lưu trữ tại các cơ
quan, tổ chức này có ý nghĩa giải quyết vụ án khá lớn. Vậy nên việc cơ quan, tổ chức không thực hiện
hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp chứng cứ của mình dẫn đến vụ án không được giải
quyết kịp thời, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, theo tôi cần sớm ban hành
văn bản pháp luật quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi cản trở
hoạt động tố tụng nói chung và hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu chứng
cứ cho đương sự và Tịa án nói riêng.
Trên đây là những phân tích, đánh giá, kiến nghị của tơi về các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện
hành về cung cấp (giao nộp) chứng cứ của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự. Do những kiến thức

về bộ mơn vẫn cịn hạn chế, kỹ năng phân tích cũng như phương pháp nghiên cứu chưa thật sự khách
quan, nên tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhân được sự góp ý từ Cơ để tơi
có thể hồn thiện hơn kiến thức về bộ mơn, đồng thời tích lũy nhiều kỹ năng hơn cho các môn học sắp
tới.



×