Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

37 đề nghị luận xã hội thi học sinh giỏi Văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.06 KB, 40 trang )

TỔNG HỢP ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1.
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:
Bài thuyết giảng
Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện
về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết
bạn với một ai.
Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa
cho ấm.
Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút,
vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó
sang bên cạnh lị sưởi.
Rồi ơng ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông
chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt
đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:
- Cám ơn bài thuyết giảng của bác!
(Phỏng theo Vặt vãnh và hồn hảo, NXB Văn hóa Thơng
tin)
* Khái qt về câu chuyện.
[Điều thú vị ở chỗ chuyện có tựa đề là Bài thuyết giảng nhưng vị giáo sư lại khơng
hề nói một câu nào. Ơng trực tiếp dùng cục than hồng trong bếp lò làm một ẩn dụ để kín
đáo gửi gắm vào đó những điều muốn nói. Cách thuyết giảng có tính “trực quan” và đặc
biệt ấy đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến cậu bé.]
* Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục của chuyện.
[Khuyên con người phải sống hòa nhập với tập thể, với cộng đồng. Bởi vì chỉ như
thế mỗi cá nhân mới có thể tồn tại và tỏa sáng.]
* Bàn luận về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện và rút ra bài học:
- Câu chuyện đã đưa ra một lời khuyên hoàn tồn đúng đắn, bởi vì:


+ Chỉ khi hịa mình vào tập thể, cá nhân mới có thể tìm thấy niềm vui, mới phát huy
được năng lực, sở trường và sức mạnh của chính mình... (học sinh phân tích, lí giải và dẫn
chứng).
+ Nếu tách rời tập thể thì cá nhân sẽ cơ đơn, sẽ khơng thể hoặc rất khó phát huy được
mình... (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng).
- Trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và cộng đồng (trân trọng, bảo vệ và ln
có ý thức hịa mình vào tập thể...).
Đề 2.
"Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ qn người cầm đèn đang
kiên nhẫn đứng trong đêm" (R. Ta - gor).
1


Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 3.
Có một nhà xã hội học trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết
thì gặp một trường hợp khá thú vị:
Anh A và anh B đều có người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này anh A trở thành
một chàng trai luôn đi đầu trong cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia
đình. Anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu
hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế?".
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế nên
tôi phải như thế".
Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu
chuyện trên.
+ Hiểu được ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện ngắn gọn nhưng gợi nhiều suy ngẫm về yếu tố làm nên nhân cách
con người: gia đình và bản thân mỗi người
+ Bàn bạc và chứng minh:
- Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là yếu

tố gia đình. Sự giáo dục của gia đình có vai trị rất quan trọng; tính cách, nhân
cách của con cái chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ và ngoại cảnh; “gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng”.
( Dẫn chứng: trường hợp anh B, ....)
- Nhưng nhân cách con người còn phụ thuộc vào ý chí, bản lĩnh, nghị lực mỗi
người. Nhiều khi chính trong những mơi trường nghiệt ngã, con người càng khao
khát vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", biết
trồng hoa trong bão táp và đã khẳng định đựơc giá trị bản thân. Đó mới là yếu tố
quyết định làm nên nhân cách con người.
( Dẫn chứng: trường hợp anh A, .....)
+ Bài học rút ra:
Yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng, tác động tới việc hình thành nhân cách con người,
song nỗ lực của bản thân cũng đóng vai trị rất quan trọng. Cuộc sống hiện đại phức tạp,
nhiều cám dỗ, mỗi người - đặc biệt là lớp trẻ- phải có bản lĩnh, nghị lực và ý chí, sáng
suốt lựa chọn con đường đi của mình để trở thành người có ích cho xã hội.
Đề 4.
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết.
Đúng như tên gọi, khơng có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.
Nước trong hồ khơng có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị
bệnh. Ai ai cũng đều khơng muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển
hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi,

2


con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở
nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sơng
Jordan. Nước sơng Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho

mình mà khơng chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng
đón nhận nguồn nước từ sơng Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ
vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và
con người.
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một
ánh lửa lan toả. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở
mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui
sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ
rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.
(Theo Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ, 2007)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
- Nêu được những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện: Đó là cách sống cũng như
những hành vi ứng xử của con người với con người: sự chia sẻ, vấn đề cho và nhận.
- Trong cuộc đời, người ta phải biết biến những thứ có trong tay mình thành những thứ
hữu ích cho chính bản thân, biết sẻ chia, đồng thời cũng mang lại hạnh phúc, niềm vui
cho những người xung quanh. Nếu chỉ biết giữ và nhận thì sự sống ấy sẽ nghèo nàn và
vơ nghĩa biết bao.
Đề 5.
Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ơng làm giám khảo.
Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một
em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ơng lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ơng khóc, cậu bé
lại gần rồi leo lên ngồi vào lịng ơng. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em
bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ơng ấy, cậu bé trả lời: "Khơng có gì đâu ạ. Con
chỉ để ơng ấy khóc."
(Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
1. Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
- Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với

người khác.
- Người được chia sẻ khơng địi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là
quá đủ.
3


- Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lịng người
hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:
- Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần
có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng)
- Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách thể
hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng)
3. Bài học cho bản thân.
- Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ những
điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi người phải
suy ngẫm.
- Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc ý
nghĩa.
- Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.
Đề 6.
Những bàn tay cóng
Hơm ấy, tơi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì
phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đơi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm
tay rồi, tơi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả
lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà khơng có găng tay.
Nếu con mang thêm một đơi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh".
( Theo " Tuổi mới lớn", NXB Trẻ )
Suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện:

Tình yêu thương , sự sẻ chia đùm bọc giữa con người với con người được thể
hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn nhiên của em bé.
- Bàn bạc và chứng minh:
+ Suy nghĩ và việc làm của em bé là hoàn toàn đúng vì trong xã hội của chúng ta
có khơng ít những người gặp những hồn cảnh khó khăn hoặc éo le, bất hạnh. Họ rất
cần sự quan tâm, sẻ chia giúp đỡ của những người xung quanh để có cuộc sống bình
thường như bao người khác, để họ vươn lên vượt qua số phận. Lấy ví dụ.
+Tình u thương đó cần được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể, thiết
thực. Ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn lao chứng tỏ em
đã biết quan tâm và giúp đỡ các bạn xung quanh mình.
Việc làm của em đã đánh thức, khơi dậy ở mỗi chúng ta những tình cảm tương tự như
vậy. Lấy ví dụ.
+Tình u thương ln là nền tảng của đạo đức, là truyền thống đạo lí tốt đẹp của
ông cha ta từ xưa cho đến nay mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy.
+Phê phán những việc làm trái ngược với tình yêu thương, sự sẻ chia giúp đỡ.
->Bài học cho bản thân.....
Đề 7. Đọc đoạn tin sau:
4


Cô là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cơ sinh thiếu
tháng nên mọi người nghĩ cơ khó mà sống được.
Nhưng cơ vẫn sống khỏe mạnh. Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban.
Sau trận ốm đó, cơ bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ
gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cơ đã có thể đi lại một cách bình thường và cơ
quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và
về cuối cùng. Những năm sau đó cơ đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng
cũng đều về cuối. Mọi người nói cơ nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ
trở thành một vận động viên điền kinh. Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi. Từ
đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cơ tham gia. Sau đó cơ đã

giành được ba huy chương vàng Olimpic. Cô là Wilma Rudolph. (Wilma Rudolph là nữ
vận động viên người Mỹ).
Em có suy nghĩ gì từ ý nghĩa đoạn tin trên?
1. Giải thích ý nghĩa của đoạn tin.
- Đoạn tin là một câu chuyện kì diệu về một nữ vận động viên nổi tiếng của Mỹ có tên
là Wilma Rudolph. Từ một đứa trẻ kém may mắn: sức khỏe yếu vì sinh thiếu tháng, lên
4 tuổi bị liệt chân trái vì bệnh tật, Wilma Rudolph đã kiên trì tập luyện để có thể đi lại
bình thường. Lên 9 tuổi cô đã đi lại được và có ước mơ trở thành vận động viên điền
kinh. Sau nhiều lần thất bại (về cuối trong các cuộc thi) cơ vẫn khơng nản lịng. Sau
nhiều năm cố gắng cơ đã chiến thắng và giành được ba huy chương vàng Olimpic.
- Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con người không
bao giờ chịu đầu hàng số phận: Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản
thân không chỉ để trở thành con người bình thường mà cịn trở thành con người xuất
chúng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Trong cuộc sống, có khơng ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do tai
nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên khơng ngừng, tự khẳng định
mình “tàn nhưng không phế”.
- Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ:
+ Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong
cuộc sống.
5


+ Khơng có khó khăn nào mà con người khơng thể vượt qua, điều quan trọng là
cần phải có ý chí nghị lực, có hồi bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống.
- Trách nhiệm của mỗi người và tồn xã hội với họ:
+ Cảm thơng, tơn trọng chứ không xa lánh, ghẻ lạnh họ.
+ Động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống khơng có nghị lực, ý chí,

ước mơ hồi bão.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Đề 8.
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN.
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra
một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, khơng kiềm chế được mình đã nặng lời
miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh khơng nói gì, chỉ viết lên cát:
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tơi đã làm khác đi những gì tơi nghĩ.”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy
bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên
bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã
cứu sống tôi.”
Người kia hỏi: “Tại sao khi tơi xúc phạm anh, anh viết lên cát, cịn bây giờ anh
lại khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhịa theo thời gian,
nhưng khơng ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng
người.”
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc
ghi những ân nghĩa lên đá"
( Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005,
trang 160) Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về sự tha thứ và
lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập.
* Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người
trong cuộc sống được gợi lên từ câu chuyện :
- Giải thích về vấn đề cần bàn luận :
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là sự bỏ qua, không trách cứ,
chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác; lòng biết ơn là sự
thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.

+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lịng biết ơn: trong cuộc
sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha
thứ, bao dung của mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội
6


được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống
bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm sự hoà hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết
viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …; phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào
lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết
khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu
chuyện trên.
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình
thành nên một con người chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu
dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính về sự tha thứ và lịng biết ơn có một ý
nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
+ Sự tha thứ và lịng biết ơn khơng chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ
phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết tạo thành những phẩm chất, đạo lí
trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt
Nam.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Cần phải biết sống có tấm lịng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã
mang lại cho mình những điều tốt đẹp.
- Cần phải thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành
động cụ thể. Thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.
- Trái ngược với tha thứ và lịng biết ơn là sự vơ ơn và lòng thù hận, cần phải
tránh.
Đề 9. Từ truyện sau:
“ Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất

về “ sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng
chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có
những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây
trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức
trang bình n thật hồn hảo.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi
và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp.
Đổ xuống bên vách núi là dịng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trơng chẳng bình
n chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ơng thấy đằng sau dịng thác là một bụi cây nhỏ
mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở
đó, giữa dịng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ
của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự bình yên.
Khái quát nội dung câu chuyện để di đến hai quan niệm về sự bình n: Bình n là khơng
ồn ào, khơng khó khăn, khơng sóng gió; Bình n là sự n tĩnh, vững vàng trong tâm ngay
cả khi đứng trước phong ba bão táp.

7


Nêu quan điểm của bản thân về sự bình yên: cả hai quan điểm về sự bình yên như trên đều
đúng. Nhưng bình yên thật sự là bình yên trong tâm hồn trước phong ba bão táp. Bởi hiện
thực cuộc sống không phải lúc nào cũng là: hồ nước yên ả, là bầu trời xanh với những đám
mây trắng mịn màng.
Sự bình yên trong tâm giúp chúng ta sống tự tin, sâu sắc, làm chủ được cuộc sống...
Lấy dẫn chứng chứng minh....
Cần tạo được cho bản thân sự bình yên trong tâm hồn
Đề 10. Đọc kỹ truyện dưới đây rồi thực hiện các yêu cầu sau đó:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đơi mơi
tái nhợt, áo quần tả tơi. Ơng chìa tay xin tơi.
Tơi lục hết túi nọ đến túi kia, khơng có lấy một xu, khơng có cả khăn tay, chẳng
có gì hết. Ơng vẫn đợi tơi. Tơi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy
bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu khơng có gì cho ơng cả.
Ơng nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của
ơng.
( Người ăn xin - Theo Tuốc-ghê-nhép)
- Trên cơ sở nắm diễn biến và quan hệ ý nghĩa giữa các sự việc, thí sinh cần xác
định một cách cụ thể vấn đề mà đề bài đặt ra: không chỉ nhân vật trong truyện mà người
đọc ( người nghe) cũng đã " nhận được một cái gì đó". Trên cơ sở đó, thí sinh triển khai
vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị
luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có
sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Nhân vật trong truyện dù không nhận được ở nhau giá trị vật chất nhưng đã nhận
được tình cảm của mỗi người dành cho nhau( nhân vật " tôi" đã dành cho nhân vật
người ăn xin sự quan tâm, thái độ tôn trọng, cử chỉ, lời nói chân thành; cịn nhân vật
người ăn xin đã cảm kích trước tấm lịng của nhân vật " tơi" và cũng đáp lại tình cảm
của " tơi" bằng một thái độ tơn trọng và tình cảm chân thành, sâu sắc).
+ Người đọc ( người nghe) nhận được một bài học có ý nghĩa sâu sắc từ nội dung
câu chuyện. Đó là cách ứng xử giữa con người với con người được gợi lên từ cách ứng
xử của các nhân vật trong truyện. Cụ thể:
- Biết quan tâm đến người khác và biết cách thể hiện sự quan tâm đó ( bằng lời nói,
cử chỉ...).
- Cần phải có thái độ tơn trọng người khác ( thái độ đó khơng bị chi phối bởi địa vị
hay sự sang - hèn...). Và tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.
- Cần biết đón nhận và biết trân trọng, nâng niu tình cảm, tấm lịng của người khác

dành cho mình.
- Khi con người biết dành cho nhau sự quan tâm, tơn trọng và sự chân thành thì sẽ
góp phần làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.
+ Phương châm hành động của bản thân.
8


Đề 11. Suy nghÜ cđa em vỊ néi dung mÈu chuyện sau:
Một ngời ấn Độ thờng dùng hai cái bình lớn để gánh nớc từ suối về
nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nớc trong
bình đà bị vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bÃ, khổ sở vì
khiếm khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với ngời chủ
của mình:
- Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc. Vì tôi
mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Ngời gánh nớc nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đờng về, ngơi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đờng không? Ngơi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đờng của ngơi mà
không phải là phía bên kia không? Ta đà biết khiếm khuyết của ngơi. Vì vậy ta đà gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngơi đà tới
nớc cho chúng. Hai năm qua, ta đà hái những bông hoa này để tặng
mọi ngời và làm đẹp cho căn nhà chúng ta
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)
+ Mẩu chuyện nhỏ viết về những tấm gơng cao đẹp:
Cái bình nứt- hình ảnh ẩn dụ vỊ con ngêi khiÕm khut, kÐm
may m¾n nhng vÉn mong muốn làm tốt công việc nh một ngời bình
thờng. Ngời gánh nớc có tấm lòng bao dung, nhân ái, biết trân trọng,
cảm thông.
+ Mẩu chuyện giản dị toát lên ý nghĩa cao đẹp:
- Mỗi ngời cần phải biết nỗ lực vơn lên trong cuộc sống. Bởi lẽ cuộc
sống là hành trình nỗ lực không mệt mỏi của con ngời vợt lên thử
thách và những giới hạn của bản thân để sống và để đợc cống hiến.

Không nỗ lực, con ngời sẽ gục ngà trớc khó khăn. Sự cố gắng để vợt lên
những giới hạn của bản thân là rất đáng trân trọng và con ngời có
thể bị khiếm khuyết nhng không bất lực, tự ti, đầu hàng, vẫn mong
muốn trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống.
- Cần biết an ủi, cảm thông, trân trọng và yêu thơng, chia sẻ với
mọi ngời, nhất là những ngời khiếm khuyết, kém may mắn. Đó là
nguồn động viên tinh thần vô giá tiếp thêm sức mạnh cho con ngời vợt
qua khó khăn. Dửng dng trớc khó khăn của ngời khác là biểu hiện của
lối sống vô cảm, ích kỷ.
- Cần phải làm gì đó cụ thể, thiết thực để phát huy sức mạnh cđa
mäi ngêi, lµm cho cc sèng cđa mäi ngêi tèt đẹp và có ý nghĩa
hơn. Con ngời dù khiếm khuyết nhng nếu đợc quan tâm, đợc tạo
điều kiện sẽ trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống, nếu đợc cống hiến
hết mình vẫn có thể tạo nên những điều kỳ diệu.
+ Mẩu chuyện cho ta bài học sâu sắc về cách sống, về thái độ
ứng xử với mọi ngời; là lời nhắn nhủ mỗi ngời rằng cần phải biết quan
tâm, chia sẻ, yêu thơng và hÃy bằng những việc làm cơ thĨ, cã ý
nghÜa gióp cho cc sèng cđa tÊt cả mọi ngời tốt đẹp hơn. HÃy c xử
9


bình đẳng và tạo cơ hội cho những ngời khiếm khuyết, kém may
mắn.
Xác định lối sống tích cực, phê phán lối sống mặc cảm, tự ti hoặc
tự bằng lòng với mình cũng nh sự ích kỷ, thói vô cảm và thái độ
miệt thị đối với những ngời khiếm khuyết, kém may m¾n.
Đề 12.
Câu chuyện: Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt
nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hốy khắc tên mình

lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn khơng?
– Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thơi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người
có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó.
- Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, cần xác định được bài học
toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao
cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản
thân mình khơng muốn thì đừng bắt người khác phải nhận.
- Xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận
mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập
luận:
+ Trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình khơng muốn nhận ( sự đau đớn,
khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi
người không ai mong những điều đó đến với mình.
+ Khơng nên đem lại cho người khác những điều mà mình khơng muốn (nỗi đau
đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vơ tình hay cố ý.
+ Khơng được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vơ tình trước hậu quả của những lời nói
hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt
mình trong hồn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà

còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…
+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.
Đề 13
10


Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “nơi
dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau:
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn
tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo khơng thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước cịn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn
bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đơi mắt anh có cái ánh riêng của dơi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi
nếp nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi.
Ai biết đâu, bà cụ bước khơng cịn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983)
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé,
người chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi
dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động
lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình n.
Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ niệm, những giá trị

thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân….
- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, có động lực phấn đấu vươn lên…
Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác.
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người
chọn những nơi dựa không tốt.
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý
nghĩa cho người khác.
Đề 14:
Có người cho rằng “ Nói dối có hại cho bản thân” nhưng cũng có ý kiến “ Có lúc
nói dối tạo niềm tin”. Theo em, hai ý kiến này có mâu thuẫn nhau hay khơng? Hãy viết
một bài văn dài khoảng 400 từ trình bày quan điểm của mình.
11


1. Giải thích
- Nói dối là gì? Nói dối là nói khơng đúng sự thật, khơng trung thực.
- Vì sao nói dối lại có hại cho bản thân? Nói dối có thể đưa mọi người vào những
rắc rối nghiêm trọng. Làm mất lòng tin của mọi người, mất danh dự của bản thân. Trở
thành người bất hạnh vì bị xa lánh…
- Vì sao có thể khẳng định có lúc nói dối mang lại niềm tin? Trong cuộc sống, cũng
có khi ta phải nói dối. Bởi, nếu ta nói sự thật sẽ khiến người nghe thất vọng, bi quan.
Chính những lời nói dối ấy đã tiếp thêm cho họ niềm vui, lịng tin vào cuộc sống.
=> Những câu nói hồn tồn đúng nhưng không mâu thuẫn mà hỗ trợ, bổ sung ý
nghĩa cho nhau mang lại cách nhìn nhận đúng đắn, tồn diện về việc nói dối.
2. Chứng minh nhận định
- Học sinh đưa ví dụ từ thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề.
2. Suy nghĩ của bản thân
- Nói dối là thói xấu. Trong cuộc sống cũng có khi ta phải nói dối nhưng khơng nên
lạm dụng. Ta chỉ nên nói dối khi nó mang lại lợi ích khơng chỉ cho bản thân mà cịn cho

mọi người.
- Nói dối xấu hay tốt hồn tồn do mục đích của người sử dụng. Cần phải suy nghĩ
cân nhắc trước khi nói hay hành động. Bất kỳ việc gì nếu hành động không suy nghĩ
cũng đều mang lại hậu quả.
Đề 15:
Đọc mẩu chuyện sau :
“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền
ghé vào thăm. Ơng gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy cịn nhớ con không? Con là...
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trị cũ. Con có được những thành công
hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”
(Trích SGK Ngữ văn 9 – tập 1, trang
40)
Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi
gắm qua câu chuyện trên.
- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lịng biết ơn
và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người.
- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một
vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên
người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng
xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lịng biết ơn của người học
trị đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ơng
vẫn khơng hề thay đổi cách xưng hơ (con – thầy). - Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất
tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách
xưng hơ lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí.
* Bình luận, rút ra bài học:
12



- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ
hay giúp đỡ mình. Lịng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...
- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa
giao tiếp.
- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có
cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hồn thiện nhân cách con
người.
- Hãy có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn.
(HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý
trên)
* Liên hệ mở rộng:
- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống
“uống nước nhớ nguồn”.
- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.
- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng
xử phi đạo lí, vơ ơn với thầy cơ; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn,
xưng hô thiếu chuẩn mực…
 Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lịng biết ơn, cách đối
nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.
Đề 16
Nói về lịng ghen tỵ có người cho rằng: “giữa lịng ghen tỵ và sự thi đua có một
khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” cịn Et-mơn- đơ- đơ khun : “Đừng để
con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mịn khối óc và đồi bại
con tim”.Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn
ngắn không quá một trang giấy thi.
Mở bài : (0,25đ)
-Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói khơng nên để
cho lịng ghen tỵ tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người .(0,25đ)
Thân bài :(2,5đ)

-Nêu khái niệm về ghen tỵ và những biểu hiện của lòng ghen tỵ (0,75đ)
-Phân biệt giữa ghen tỵ và thi đua: giữa ghen tỵ và thi đua có một khoảng xa cách như
giữa xấu xa và đức hạnh ( 1đ)
-Tác hại của lòng ghen tỵ :đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim ......(0,5đ)
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn .(0,25đ)
Kết bài : (0,25đ)
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Etmơn -đơ -đơ
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức
Đề 17
Phương ngơn Bun- ga- ri có câu: Khi ta tặng bạn hoa hồng tay ta còn vương mãi
mùi hương. Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ, nêu suy nghĩ của mình được gợi
ra từ câu nói trên.
* Yêu cầu: Nghị luân xã hội
13


- Điều gợi ra từ câu phương ngôn: Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho những người
xung quanh.
- Lấy dẫn chứng trong văn học và trong đời sống
* Cần làm rõ:
- Giải thích:
+ Hoa hồng- biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị tinh thần của con người ( niềm vui,
hạnh phúc)
+ Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó cũng có nghĩa là ta mang đến cho họ niềm vui, hạnh
phúc
+ Tay ta còn vương mãi mùi hương: niềm vui khơng mất đi, cịn đọng mãi trong ta.
-> Khi mang đến cho người khác niềm vui và những điều tốt đẹp thì tự bản thân ta cũng
cảm thấy hạnh phúc.
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói.
+ Thơng thường chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc thì trước hết phải tạo cho

bản thân niềm vui trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ngược lại khi làm cho
người khác được vui thì mình cũng thấy hạnh phúc. Sự thật là khi ta mang lại niềm vui
cho người khác thì niềm vui ta cảm nhận đã tự nhân đôi.
+ Dẫn chứng: Không nhất thiết phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay phải
bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại cho người khác niềm vui. Có rất
nhiều cách khiến người khác vui: Một lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện, một
cử chỉ giúp đỡ người nghèo, nhường ghế xe buýt cho người già...hay một việc làm tình
nguyện tại trại trẻ khuyết tật..
- Sự sẻ chia niềm vui và hạnh phúc với người khác chính là biểu hiện của một cách ứng
xử văn hoá tốt đẹp của một tinh thần vì cộng đồng.
- Liên hệ trong cuộc sống hôm nay, liên hệ bản thân.
Đề 20
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái
nhợt, áo quần tả tơi. Ơng chìa tay xin tơi.
Tơi lục hết túi nọ đến túi kia, khơng có lấy một xu, khơng có cả khăn tay, chẳng
có gì hết. Ơng vẫn đợi tơi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy
bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ơng đừng giận cháu! Cháu khơng có gì cho ơng cả.
- Ơng nhìn tơi chăm chăm, đơi mơi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
- Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tơi nữa, tơi cũng vừa nhận được cái gì đó của ơng.
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22)
Hãy viết một đoạn văn nêu những suy ngẫm của em về những điều được gợi ra trong
câu chuyện trên.
- Phân tích hành động, cử chỉ, thái độ, của 2 nhân vật trong truyện: Anh thanh
niên và ơng già ăn xin.
Từ việc phân tích trên, học sinh nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống toát ra từ
truyện.

14


- Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người.
+ Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà
quý giá mà ta tặng cho người khác.
+ Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món
q q giá như vậy.
-> Lời khuyên về cách sống, thái độ sống đối với mọi người.
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại?
Đề 21
Viết bài văn ngắn khoản một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về câu nói sau:
Con người sinh ra khơng phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra
để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.
- Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định
con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong
cuộc đời, con người phải khẳng định vai trị tích cực của mình với xã hội, những người
xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.
- Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:
+ Con người sinh ra nếu khơng có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán,
vô vị, sống bng xi, thậm chí bng thả, bất cần đời...
+ Sống phải có cơng danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời
đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sịng phẳng món nợ sâu nặng
đó.
+ Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống.
+ Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu
của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là u tố quan trọng
có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác.
- Nêu dẫn chứng minh họa:
+ Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, ni dưỡng, tình u

thương, dạy dỗ chu đáo.
+ Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng
những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng
+ Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp lừng
lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lênin,………
+ Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống với
tham vọng điện cuồng....Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trong cuộc đời,
ăn bám gia đình và xã hội....khơng bao giờ in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim
người khác.
- Nhận thức hành động đúng can có:
Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm,
tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp cơng sức cho cuộc đời chung (Như học
tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu..... chắc chắn sẽ được
in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.
15


Đề 18
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các
sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi
cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng
hiên ngang, khơng bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió
lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng
chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và khơng hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu
hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ơng có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch

đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được
tơi. Bởi tơi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lịng đất. Đó chính là sức mạnh
sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ơng ngọn gió ạ! Chính cơn điên
cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh, 2011)
* Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch
cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lịng dũng cảm, dám đối đầu, khơng gục ngã
trước hồn cảnh
-Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lịng dũng cảm, tự tin,
nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
* Bài học giáo dục từ câu chuyện.
- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con
người khơng có lịng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn
gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong
rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây)
- Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân,
phải tơi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tơi
có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lịng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm
nhất của tơi)
Lưu ý: Trong q trình lập luận học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương
dũng cảm, khơng gục ngã trước hồn cảnh để cách lập luận thuyết phục hơn.
* Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện:
+ Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải ln tự
tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách
của cuộc sống.
+ Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để ln có một bản lĩnh kiên cường
trước hồn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái

16


độ buông xuôi, thiếu nghị lực.
Đề 19
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường
đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại ln có mầm mống của sự thành cơng”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
1. Giải thích
+ Thất bại nghĩa là khơng đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Thành cơng là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận
ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành cơng.
Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó
khăn thách thức cửa cuộc sống.
2. Bàn luận
- Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành cơng
nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ
khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn
chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận)
- Nếu gục ngã, bng xi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu
ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành cơng.
- Nhưng nếu thất bại mà khơng tìm hiểu rõ ngun nhân, khơng đúc rút được kinh
nghiệm và khơng có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng
nề khác.(dẫn chứng)
3. Giải pháp
- Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất
cứ một công việc nào để có được những thành cơng cho mình và cho xã hội.
- Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm

- Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
Đề 20
Một con tim khôn ngoan và biết cảm thông không đáp trả nỗi đau bằng nỗi đau.
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
a. Giải thích ý kiến (1,0 điểm)
- Về nội dung trực tiếp: Một trái tim khôn ngoan và biết cảm thông là hình ảnh ẩn dụ
cho con người sống sáng suốt, nhận thức sâu sắc về cuộc đời, biết sẻ chia, đồng cảm.
Những con người đó sẽ khơng bao giờ gây ra nỗi đau cho người khác để xoa dịu nỗi đau
của mình, hoặc trả đũa kẻ gây ra nỗi đau cho mình bằng những đau thương.
- Thực chất, ý kiến đề cập đến một quan niệm sống, một lối sống cao đẹp: sống bao
dung, vị tha, biết đồng cảm và sẻ chia.
b. Bàn luận về quan niệm sống đặt ra trong ý kiến (4,0 điểm)
- Biểu hiện của lẽ sống bao dung, vị tha và biết cảm thông:
+ Nhận thức rõ về bản thân, về người khác, về mọi sự việc diễn ra trong đời sống, về
bản chất của xã hội để có cách ứng xử hợp lý, nhân văn.
17


+ Ln rộng lịng tha thứ cho lỗi lầm, gạt đi những đau thương, thù hận, tỵ hiềm; vượt
lên suy nghĩ ích kỷ, nhỏ nhen của cá nhân…
+ Biết lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm với những nỗi đau, những mất mát của người khác;
biết sống cho đi những yêu thương, thậm chí qn đi nỗi đau của mình vì người khác.
- Ý nghĩa của lẽ sống vị tha và biết cảm thông:
+ Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, cái nhìn nhân ái giữa con người với con người; xoa dịu
đau thương, mất mát; đánh tan những hận thù, tạo nên cuộc sống hịa bình, thân thiện,
tươi đẹp.
+ Bản thân người sống bao dung, biết đồng cảm sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, sẽ nhận
được tình yêu thương; đời sống tâm hồn phong phú, ln mở rộng lịng mình để đón
nhận vẻ đẹp của cuộc đời và tình người.
+ Sống vị tha, cảm thông là biểu hiện của phẩm chất cao quý trong con người, của đạo

lý tốt đẹp trong cộng đồng. Nó góp phần hình thành lẽ sống nhân văn, tạo ra những giá
trị tinh thần đích thực, có ý nghĩa sâu bền.
- Phê phán những con người sống ích kỷ, hẹp hịi, sống bằng hận thù có những suy nghĩ
nhỏ nhen, tiêu cực; lên án những hành động gây hấn, những tội ác gây đau thương cho
người khác, những con người sống vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
c. Bài học trong nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Nhận thức rõ một trái tim khôn ngoan và biết cảm thông không đáp trả nỗi đau bằng
nỗi đau, thấy được giá trị của khoan dung, nhân ái, của sự đồng cảm, sẻ chia, yêu
thương trong cuộc sống.
- Luôn trau dồi tri thức và vốn hiểu biết, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hình thành cho
mình lẽ sống tình thương, biết cảm thơng, chia sẻ, biết bao dung, vị tha, biết sống cho đi
những giá trị của mình; giúp đỡ kẻ khác trên đơi vai của mình. Bản thân cần có suy nghĩ
tích cực, lạc quan, khơng sống nhỏ nhen, hẹp hịi, ích kỷ, nhìn cuộc sống và con người
bằng một cái nhìn đa chiều.
Đề 21
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời rất đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội
nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim
Én đưa ra rất giản dị : Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm
vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế
Mèn say sưa. Sau một hồi miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng ơ hay việc gì ta phải gánh
hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ.Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một
mình có sướng hơn khơng? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Nó rơi vèo xuống đất như một
chiếc lá lìa cành.
( Theo Đồn Cơng Huy trong mục “ Trị chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Bài học về cuộc sống mà em nhận được từ câu chuyện trên ?
1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện:
- Chim én đã tốt bụng tặng Dế Mèn món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng
ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Tiếc thay Dế Mèn khơng biết trân trọng
món q ấy. Từ người chịu ơn, Dế Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc

mình là gánh nặng của người khác, Dế Mèn đã tưởng người khác chính là gánh nặng
18


của mình. Lịng ích kỉ, tính tốn và sự ngộ nhận, ảo tưởng đã khiến Dế Mèn phải trả
giá đắt: “ nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành”
- Câu chuyện có hình thức như một chuyện ngụ ngôn phản ánh một thực tế của con
người hiện nay: đời sống hiện đại giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn
nhưng cũng khiến họ ảo tưởng về mình nhiều hơn và suy nghĩ, lối sống cũng thực
dụng hơn. Câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng
đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và khơng nên sống q ích kỉ, toan tính. Xác định
chính mình là ai và giúp đỡ người khác một cách không vụ lợi, bạn sẽ nhận được
nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi.
2. Rút ra bài học cuộc sống:
Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa rất sâu sắc. Mỗi người đều có thể học được
những bài học nhân sinh từ câu chuyện:
- Đó có thể là câu chuyện về giá trị cuộc sống : Biết trân trọng những gì mình đang có
thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực cuộc sống. Nếu khơng biết trân trọng những gì
mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí cịn gặp bất hạnh. Hạnh phúc là
tuỳ thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người.
- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý nhưng niềm tin còn đáng
quý hơn, chúng ta cần tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
- Đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với cách nhìn thiện cẩn, hời hợt
ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm.
- Đó có thể là bài học về cho và nhận : Cho và nhận đều ln chuyển hố : tưởng rằng
cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại
- Đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ: Nếu biết hợp tác chia sẻ thì mọi người
đều có lợi.
Đề 22:
Bạo lực học đường

Khái niệm:
Bạo lực học đường: Hành vi thô bạo, ngang ngược, xúc phạm, trấn áp…người
khác gây tổn thương về tinh thần và thể xác trong phạm vi nhà trường…
Biểu hiện: Xúc phạm, lăng mạ, đánh đập, chà đạp nhân phẩm…
Ngun nhân:
-Vì những lí do khơng đâu…
-Thiếu khả năng kiểm soát về hành vi ứng xử của bản thân.
-Sai lệch về quan điểm sống.
-….
Tác hại:
-Làm tổn thương về thể xác và tinh thần…
- Bị xa lánh, lên án…
Giải pháp:
-Giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội …
Bài học bản thân
- Tự học tự rèn về hành vi đạo đức bản thân.
- Tham gia cơng tác phịng chống các hành vi bạo lực học đường.
19


Đề 23:
Viết một đoạn văn ngắn ( không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ cuả bản thân về vấn
đề “ Học tập là cuốn vở khơng có trang cuối”.
- Giải thích khái niệm: Học tập( học và luyện tâp để có hiệu quả, có kỹ năng); cuốn vở
( ghi chép những kiến thức hiểu biết trong quá trình học tập). Học tập là cuốn vở khơng
có trang cuối ( học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ).
- Con người từ chỗ khơng biết gì, nhờ q trình học tập,rèn luyện mà tích lũy tri thức để
từ đó áp dụng trong cuộc sống.
- Biển học vô bờ. không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ vì vậy cần phải
liên tục học tập.

- Học bằng nhiều hình thức, sao cho phù hợp vời khả năng bản thân và nhất là phải rèn
luyện được năng lực tự học.
- Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất.
Đề 24:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường
quan trọng của học vấn”. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, Ngữ văn 9 - tập 2).
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
a. Giải thích ý nghĩa của câu nói:
- Học vấn: là những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập.
- Thu nhận kiến thức không phải chỉ bằng con đường đọc sách mà bằng nhiều con
đường khác như học ở thầy cơ, bạn bè, gia đình, xã hội…Song, đọc sách vẫn là con
đường quan trọng.
- Câu nói của Chu Quang Tiềm khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách đối
với quá trình học tập của con người.
b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Nhận định của Chu Quang Tiềm hoàn tồn xác đáng vì “sách là một kho tàng
q báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri
thức, mọi thành tựu của nhân loại qua các thời đại. Đọc sách là con đường ngắn nhất,
quan trọng nhất để tích luỹ, mở rộng, nâng cao vốn tri thức.
- Nêu phương pháp đọc sách đúng, có hiệu quả: lựa chọn sách phù hợp, có
phương pháp đọc khoa học, nắm bắt và ghi chép những điều cơ bản… Từ đó phải biết
vận dụng những điều bổ ích thu nhận được từ sách vở vào thực tế cuộc sống (học phải
đi đôi với hành).
- Phê phán những trường hợp chưa thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách,
không chịu đọc sách hoặc đọc khơng có chọn lọc…
- Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Đề 25:
Có một nhà xã hội học trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp
một trường hợp khá thú vị:
Anh A và anh B đều có người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này anh A trở thành

một chàng trai ln đi đầu trong cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia
đình. Anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu
hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế?".
20


Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế nên
tơi phải như thế".
Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu
chuyện trên.
+ Hiểu được ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện ngắn gọn nhưng gợi nhiều suy ngẫm về yếu tố làm nên nhân cách con
người: gia đình và bản thân mỗi người
+ Bàn bạc và chứng minh:
- Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là yếu
tố gia đình. Sự giáo dục của gia đình có vai trị rất quan trọng; tính cách, nhân
cách của con cái chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ và ngoại cảnh; “gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng”.
( Dẫn chứng: trường hợp anh B, ....)
- Nhưng nhân cách con người cịn phụ thuộc vào ý chí, bản lĩnh, nghị lực mỗi
người. Nhiều khi chính trong những mơi trường nghiệt ngã, con người càng khao
khát vươn lên chiến thắng hồn cảnh, "gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn", biết
trồng hoa trong bão táp và đã khẳng định đựơc giá trị bản thân. Đó mới là yếu tố
quyết định làm nên nhân cách con người.
( Dẫn chứng: trường hợp anh A, .....)
+ Bài học rút ra
Yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng, tác động tới việc hình thành nhân cách con người,
song nỗ lực của bản thân cũng đóng vai trị rất quan trọng. Cuộc sống hiện đại phức tạp,
nhiều cám dỗ, mỗi người - đặc biệt là lớp trẻ- phải có bản lĩnh, nghị lực và ý chí, sáng
suốt lựa chọn con đường đi của mình để tr thnh ngi cú ớch cho xó hi.

26:
`
Những bàn tay cóng
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của
con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.
Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao
con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm
vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng
tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mợn và tay bạn
sẽ không bị lạnh".
( Theo " Tuổi mới lớn", NXB Trẻ )
Suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
- Hiểu đợc ý nghĩa câu chuyện:
Tình yêu thơng , sự sẻ chia đùm bọc giữa con ngời với con ngời
đợc thể hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn nhiên của em
bé.
- Bàn bạc và chứng minh:
+ Suy nghĩ và việc làm của em bé là hoàn toàn đúng vì trong
xà hội của chúng ta có không ít những ngời gặp những hoàn cảnh
khó khăn hoặc éo le, bất hạnh. Họ rất cần sự quan tâm, sẻ chia giúp
đỡ của những ngời xung quanh để có cuộc sống bình thờng nh bao
ngời khác, để họ vơn lên vợt qua số phận. Lấy vÝ dô.
21


+Tình yêu thơng đó cần đợc thể hiện ra bằng những hành
động cụ thể, thiết thực. ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhng ý
nghĩa lại vô cùng lớn lao chứng tỏ em đà biết quan tâm và giúp đỡ các
bạn xung quanh mình.
Việc làm của em đà đánh thức, khơi dậy ở mỗi chúng ta những tình

cảm tơng tự nh vậy. Lấy ví dụ.
+Tình yêu thơng luôn là nền tảng của đạo đức, là truyền
thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta từ xa cho đến nay mà chúng ta
cần giữ gìn và phát huy.
+Phê phán những việc làm trái ngợc với tình yêu thơng, sự sẻ
chia giúp đỡ.
->Bài học cho bản thân.....
27:
Nh bỏc hc người Pháp LuisPaster đã nói :
“ Học vấn khơng có quê hương nhưng người học vấn phải có tổ quốc”
Hãy viết một bài văn nghị luận( không quá hai trang giấy thi) trình bày cách hiểu của
em về ý kiến trên.
Ý 1: Học vấn là toàn bộ kiến thức của nhân loại được tích luỹ từ hàng ngàn năm.
Người học phải phần đấu suốt đời vì học có thể xem là quyển vở khơng có trang cuối.
- Học vấn khơng mang tính quốc tế, mỗi phát minh của đất nước con người nơi nào đó
đều trở thành phát minh của nhân loại.
- Việc học không giới hạn bởi môi trường, biên giới, mỗi người đều có quyền chọn
cho mình mơi trường học tập tốt nhất
Ý 2: Từ “ nhưng” để liên kết, đối lập nhằm làm nổi bật vế thứ hai của câu nói
– Tổ quốc là quê hương, đất nước, nơi sinh ra ta và là nơi ta lớn lên; nơi ở của tổ
tiên ta, dòng họ ta. Mỗi người đều phải có Tổ quốc.
- Người học là người chủ của học vấn đó phải có quê hương bản quán, người ta
không thể học cao, học rộng mà quên mất mình là ai, quên mất cội nguồn.
– Mỗi người phải sống vì Tổ quốc mình, dân tộc mình.
– Phải phấn đấu khơng ngừng vì sự phồn vinh của Tổ quốc, vì lịng tự hào dân tộc.
Việc học phải hướng đến mục đích phục vụ cho quê hương, Tổ quốc.
Đề 28:
Hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em từ câu văn sau: " Giữa một vùng sỏi đá
khơ cằn, cóa những lồi cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp"
- Từ một hiện tượng của thiên nhiên: (Ở một nơi mà tưởng chừng như khơng thể tồn tại

sự sống có những lồi cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thạt đẹp) để diễn tả sức
chịu đựng, sức sống kì diệu của những lồi cây.
- Hiện tượng thiên nhiên đó, gợi suy nghĩ gì về vẻ đẹp của những con người - mơi
trường khó khăn khơng khuất phục ý chí con người. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã là lúc
con người thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kì diệu nhất. Đối với
họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hồn cảnh lại chính là mơi trường để giúp họ
tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trongcuộc sống. Thành cơng mà họ đạt được thật có
giá trị, thật rực rỡ vì nó là kết quả những cố gắng phi thường.
22


29:
Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết:
Sự chuẩn bị bản thân con ngời là quan trọng nhất.
(Sách Ngữ văn lớp 9, tập hai-NXB Giáo dục, 2006,
tr.27)
Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
1. Gii thớch:
- Gii thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất
nước ta trong thế kỉ XXI.
- Sự chuẩn bị bản thân con người( hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với
nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống...để đi
vào một thế kỉ mới
2. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con
người?
- Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển
mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hố tồn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng
định mỗi cá nhân, dân tộc.

3. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:
- Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
- Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
- Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế
kỉ mới.
Đề 30:
Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh khơng viết q
một trang giấy)
- Tình u thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là
tình cảm gia đình, thầy cơ, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào,
quê hương, đất nước).
- Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự
dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước.
- Ý nghĩa to lớn của tình u thương (ý chính): con người khơng thể sống mà
khơng có tình u thương. Tình u thương tạo nên sự thân ái, đồn kết trong
cộng đồng...
- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân.
Đề 31:
23


"Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang
kiên nhẫn đứng trong đêm" (R. Ta - gor).
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
1. Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói: (3,0 điểm)
a. Giải thích nghĩa đen (0,5 điểm): ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa
sáng bóng đêm. Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người
cầm đèn soi sáng trong đêm.
b. Ý nghĩa biểu tượng (2,5 điểm):

- Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc
đời mang lại. Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh lặng
thầm bền bỉ.
→ Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri ân
những người làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm thầm, khó thấy.
2. Suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý kiến: (5,0 điểm)
Học sinh được tự do nêu những ý kiến của mình trên cơ sở những định hướng cơ bản sau:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.
- Khẳng định ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục của nó (nhắc nhở, hướng con
người đến với lối sống ân nghĩa) .
- Bàn bạc mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn (có thể nêu ra hai mặt của vấn đề để bàn
luận: Lối sống tri ân và lối sống bội bạc, vơ tình).
Đề 32:
Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo.
Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một
em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ơng lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ơng khóc, cậu bé
lại gần rồi leo lên ngồi vào lịng ơng. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em
bé hỏi em đã trị chuyện những gì với ơng ấy, cậu bé trả lời: "Khơng có gì đâu ạ. Con
chỉ để ơng ấy khóc."
(Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
1. Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
- Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với
người khác.
- Người được chia sẻ khơng địi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là
quá đủ.
- Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lòng người
hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:

24


- Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần
có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng)
- Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách thể
hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng)
3. Bài học cho bản thân.
- Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ những
điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi người phải
suy ngẫm.
- Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc ý
nghĩa.
- Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.
Đề 33:
Hãy viết một bài văn ngắn (khơng q 600 từ) trình bày ý kiến của mình về câu
ngạn ngữ: Bộ lơng làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.

1

2

3

Ý kiến về câu ngạn ngữ: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con
người.
Giải thích câu ngạn ngữ (0,5 điểm)
- Cái đẹp luôn được đề cao, tôn trọng, ngưỡng mộ. Với các con vật như lồi cơng
thì cái đẹp thuộc về hình thức như bộ lơng đem lại giá trị (Bộ lông làm đẹp cho
con công).

- Đối với con người, cái đẹp thuộc về nội dung, phẩm chất mới là quan trọng,
trong đó học vấn đóng vai trị đặc biệt quan trọng (học vấn làm đẹp cho con
người)
Bàn luận về giá trị của học vấn đối với con người (2,0 điểm)
- Học vấn được hiểu theo nghĩa rộng: là kiến thức sách vở, kinh nghiệm thực tiễn,
kỹ năng sống, vốn sống,… nhưng quan trọng nhất là sự hiểu biết về tri thức.
- Sự hiểu biết tri thức rất quan trọng đối với mỗi người.
- Người có tri thức và có tri thức cao sẽ được mọi người tơn trọng,
xã hội trọng dụng.
- Nêu một số tấm gương về những con người có học vấn cao, được xã hội tơn
trọng; phê phán một số biểu hiện ăn chơi đua đòi, chạy theo cái đẹp hình thức bên
ngồi.
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Đối với bản thân là học sinh thì tri thức càng có vai trị quan trọng
- Xác định thái độ học tập đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức làm nên giá trị cho bản
thân.

Đề 34:
Đề bài: : Anh (chị) hãy giải thích và bình luận câu nói của Nguyễn Bá Học:
“Đường đi khó, khơng khó vì ngăn sơng cách núi, mà khó vì lịng người ngại núi, e
sông”.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
25


×