Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN môn NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG về LUẬT dân sự, tài sản và THỪA kế THỪA kế KHÔNG PHỤ THUỘC vào nội DUNG của DI CHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.34 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,
TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA
DI CHÚC

Người thực hiện: Đặng Thanh Hải
MSSV: 2053801011074
Lớp: 114-TM45.1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Phần mở đầu.................................................................................................................................. 1
2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................... 2
2.1. Khái quát chung về thừa kế và những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt
Nam................................................................................................................................ 2
2.1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế...................................................................................2
2.1.1.1. Khái niệm thừa kế............................................................................................................2
2.1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế..................................................................................................2
2.1.2. Những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam................................................................3
2.1.3. Khái niệm và đặc điểm của di chúc.....................................................................................3
2.1.3.1. Khái niệm của di chúc......................................................................................................3
2.1.3.2. Đặc điểm của di chúc.......................................................................................................4
2.2. Thực trạng và một số vấn đề lý luận về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung


của di chúc..................................................................................................................... 4
2.2.1. Cơ sở quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.........................4
2.2.2. Chủ thể và những bất cập về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc...............6
2.2.3. Điều kiện hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc....................................7
2.2.4. Nghĩa vụ của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.............................7
2.2.5. Cách xác định kỷ phần bắt buộc của người được hưởng di sản không phụ thuộc vào di
chúc............................................................................................................................................... 8
2.2.6. Ý nghĩa của việc quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc............................................................................................................................................... 9
2.3. Thực tiễn của quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. .10
2.3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và
một số vấn đề còn vướng mắc.....................................................................................................10
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc...................................................................................................12
3. Phần kết luận............................................................................................................................... 14


DANH MỤC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐXX

Hội đồng xét xử



1

1. Phần mở đầu
Pháp luật thừa kế là một phần quan trọng trong Bộ luật Dân sự. Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai
cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý
chủ yếu để bảo vệ các quyền của cơng dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có
các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi
nhận trong Hiến pháp.
Những quy định về pháp luật thừa kế trong Bộ luật Dân sự đã góp cơng sức không nhỏ trong việc ổn
định và phát triển đời sống xã hội trong nhiều năm qua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, các vấn đề tranh chấp về thừa kế
ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung, bởi vì giá trị của di sản thừa kế khơng chỉ
đơn thuần là là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà là quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phần, cổ phiếu...Nói đến thừa kế chắc hẳn ai cũng nghĩ tới người thừa kế
theo pháp luật hay người thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên có một loại thứ ba, vừa không phải là
người thừa kế theo pháp luật cũng không phải người theo di chúc đó là người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644). Đây là một vấn đề quan trọng nhưng khá phức tạp của
chế định thừa kế.
Chính vì vậy, để làm sáng tỏ thêm về vấn đề này em xin chọn đề tài “Thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc” nghiên cứu làm tiểu luận kết thúc học phần môn Những quy định chung về
Luật dân sự, tài sản và thừa kế.


2

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát chung về thừa kế và những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam

2.1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
2.1.1.1. Khái niệm thừa kế
Theo giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế của Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh thì thừa kế được hiểu dưới nhiều phạm trù khác nhau:
Thứ nhất, thừa kế là một phạm trù lịch sử bởi lẽ đây là một vấn đề gắn liền với lịch sử loài người, kể
cả trước khi xuất hiện giai cấp và nhà nước.
Thứ hai, thừa kế là một phạm trù kinh tế. Thừa kế chính là tiếp nối q trình ln chuyển tài sản
giữa các thế hệ, các tài sản này tiếp tục được chiếm hữu, sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng.
Thứ ba, thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó xác định phạm vi các quyền, nghĩa vụ
của các chủ thể trong quan hệ nhà nước bảo đảm thực hiện.
Theo giáo trình Luật Dân Sự của trường đại học Luật Hà Nội thì: “Thừa kế là một chế định pháp
luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết
cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quyền, nghĩa vụ và phương
thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế”.
Theo Bình luận khoa học BLDS năm 1995 của Bộ Tư Pháp thì: “Thừa kế thường được hiểu là người
sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản
chết”.1
Như vậy, khái niệm về thừa kế là việc di chuyển tài sản của người chết cho người sống được thực
hiện dựa trên mối quan hệ về huyết thống, dòng tộc hoặc quan hệ về nuôi dưỡng. Từ khái niệm về
thừa kế hình thành lên các quyền về thừa kế.
2.1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế
Quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện: khách quan và chủ quan.
- Về phương diện khách quan: Quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy định pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản)
của người chết cho người còn sống.
- Về phương diện chủ quan: Quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự cơ bản của cơng dân được để
lại tài sản của mình cho những người cịn sống và quyền của cơng dân được nhận di sản theo sự
định đoạt của người có tài sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định
(thừa kế theo pháp luật).

1

Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.13.


3

Ngồi ra, dưới góc độ pháp lý thì quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự.
Quan hệ này bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. Đây là một loại quan hệ tài sản do luật dân sự
điều chỉnh và có mối quan hệ mật thiết với quan hệ sở hữu.
2.1.2. Những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam
Nguyên tắc thừa kế là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ
chức thực hiện pháp luật thừa kế.
Những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam được áp dụng chung cho cả hai hình thức thừa kế
theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đã xuất hiện ngay từ khi có những văn bản pháp luật đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, có thể kể đến cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân:
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Quy định này
đã được khẳng định tại Điều 32 Hiến pháp 2013"... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa kế của công dân". Trên cơ sở đó, Điều 609 BLDS năm 2015 đã xác định rõ nội dung của
quyền này. Thậm chí là quyền từ chối nhận di sản thừa kế, được quy định tại khoản 1 Điều 620
BLDS năm 2015: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm
trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác"
Thứ hai, ngun tắc bảo đảm quyền bình đẳng của cơng dân về thừa kế:
Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa một phần của nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 16 Hiến
Pháp 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Từ sự quy định mang tính khái quát đó,
nên trong chế định riêng về thừa kế đã xác định rõ nội dung của nguyên tắc này là: “Mọi cá nhân
đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật”2
Tóm lại, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, là một nguyên tắc cơ bản trong pháp

luật thừa kế ở Việt Nam. Nó khơng những phản ánh chế độ chính trị nói chung mà điều quan trọng
là nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi cơng dân trong lĩnh vực về thừa kế, tạo được sự đoàn kết tốt
giữa các thành viên trong gia đình, góp phần xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.
2.1.3. Khái niệm và đặc điểm của di chúc
2.1.3.1. Khái niệm của di chúc
Việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người cịn sống có thể được thực hiện theo ý chí của
người để lại di sản (thừa kế theo di chúc) nhưng cũng có thể được thể hiện thơng qua ý chí của nhà
nước (thừa kế theo pháp luật). Xét về cơ sở hình thành thì thừa kế theo di chúc xuất hiện sau thừa kế
theo pháp luật. Vậy di chúc và thừa kế theo di chúc là gì?
2

Điều 610 BLDS năm 2015.


4

Theo Điều 624 BLDS năm 2015 thì “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người định đoạt
tài sản của mình để cho ai, tặng cho ai sau khi chết, đây là ý chí mang tính đơn phương của người
lập di chúc. Sự bày tỏ được thể hiện bằng văn bản được gọi là di chúc viết tay hay còn gọi là chúc
thư hoặc bằng miệng thường là lời trăn trối trước khi chết. Di chúc được thể hiện dưới hai hình thức
là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. 3 Pháp luật chỉ cho phép lập di chúc miệng trong những
trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 629 BLDS năm 2015.
Theo quy định của BLDS Pháp thì di chúc có nhiều điểm tương tự như pháp luật dân sự nước ta,
được thể hiện:
Điều 895 quy định: “Di chúc là một chứng thư theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết,
một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc”.
Pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp còn quy định hình thức của di chúc bí mật. Bản chất của di
chúc bí mật tương tự như di chúc lập tại cơng chứng nhà nước ở nước ta, nhưng có thủ tục chặt chẽ
hơn.

2.1.3.2. Đặc điểm của di chúc
Di chúc có những điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác ở những điểm như sau:
Thứ nhất, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân.
Thứ hai, di chúc nhằm chuyển dịch di sản của người chết cho người khác đã được xác định trong di
chúc.
Thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi người xác lập ra di chúc đã chết.
2.2. Thực trạng và một số vấn đề lý luận về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
2.2.1. Cơ sở quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc lần đầu tiên được quy
định trong Thơng tư 81 ngày 24/7/1981 của Tịa án nhân dân tối cao. Theo Thông tư này, nếu bằng
di chúc người có di sản định đoạt, vì lợi ích của người khác, một phần tài sản lớn hơn giá trị của di
sản trừ đi giá trị các “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thì các phần di sản được
hưởng theo di chúc sẽ bị cắt giảm theo yêu cầu của những người này. Những người “thừa kế bắt
buộc” bao gồm vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao
động, bố mẹ già yếu và túng thiếu. Phần này được ấn định bằng hai phần ba suất của một người thừa
kế theo pháp luật.
Kế thừa các quy định tại Thông tư 81, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 bổ sung: 2/3 suất của một người
thừa kế theo pháp luật được tính bằng cách giả định tồn bộ di sản được chia theo pháp luật (Điều
3

Điều 627 BLDS năm 2015.


5

20). Pháp lệnh cũng thay cụm từ “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thành “những
người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.
Sau Pháp lệnh Thừa kế, BLDS 1995, 2005 và 2015 tiếp tục quy định về vấn đề này. Cụ thể, Điều
644 BLDS năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người

thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất
đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy
định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại
khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng
2/3 một suất theo pháp luật được xác định bằng cách giả định tồn bộ di sản chia theo pháp luật.
Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di
sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Đây đều là những người có mối quan hệ thân thiết
gần gũi nhất với người để lại di sản. Nếu những người này, vì một lý do nào đó mà khơng thực hiện
hoặc thực hiện khơng đầy đủ bổn phận của mình thì pháp luật bằng những quy định của mình sẽ ấn
định cho những người có quan hệ gần gũi với người này luôn được hưởng một phần di sản từ khối
di sản của người đó để lại. Đó chính là phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần di sản được
trích ra từ khối tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản.
Mỗi nước có một chính sách riêng về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và còn phụ
thuộc vào từng thời kỳ.
Ở Thụy Sĩ, trước đây người được hưởng chế định này là con, chắt, bố, mẹ, ơng, bà và có thể là vợ,
chồng còn sống của người để lại di sản. Tuy nhiên từ năm 2007, bố mẹ, ông bà, không được bảo vệ
bởi chế định này nữa trong pháp luật Thụy Sĩ. Ở Việt Nam, trong quá trình sửa đổi BLDS, có ý kiến
cho rằng đây khơng phải là “những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất”.
Cuối cùng, theo BLDS hiện hành, người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc chỉ bao gồm “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” và “con đã thành niên mà khơng cịn
khả năng lao động”. Như vậy, không phải ai trong hàng thừa kế thứ nhất cũng được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà chỉ một số người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được
bảo vệ bởi chế định này.



6

2.2.2. Chủ thể và những bất cập về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Trong số những người nêu trên, không phải trong mọi trường hợp họ được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc. Bởi lẽ, tại khoản 2 Điều 644 BLDS năm 2015 theo đó "quy định tại
khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc
họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật
này.” Với quy định trên, người thuộc diện nêu trên từ chối nhận di sản sẽ không được bảo vệ bởi chế
định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
- Về chủ thể và điểm bất cập của các chủ thể hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc
Thứ nhất, con chưa thành niên của người để lại di sản
+ Cần xác định tuổi chưa thành niên tại thời điểm người có di sản lập di chúc, tại thời điểm
mở thừa kế hay tại thời điểm chia di sản? Trong thực tế, có Tịa án theo hướng xác định tuổi
của người chưa thành niên ở thời điểm lập di chúc trong khuôn khổ thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc.
+ BLDS khơng nói rõ về vấn đề này. Thiết nghĩ, giải pháp thuyết phục là xác định tuổi tại
thời điểm mở thừa kế vì lúc này di chúc mới có hiệu lực và khả năng chia di sản mới có thể
được tiến hành.
Thứ hai, con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động
+ Về thời điểm xác định tuổi, chúng ta cũng nên áp dụng như trên là xác định ở thời điểm mở
thừa kế. Đối với khái niệm “khơng có khả năng lao động”, BLDS khơng cho biết đó là
những trường hợp nào trong Thừa kế.
+ Khả năng lao động của cá nhân biến động theo thời gian nhưng văn bản vẫn chưa làm rõ
việc xác định khả năng lao động của người con đã thành niên dựa vào những thông tin ở thời
điểm nào (thời điểm lập di chúc, thời điểm mở thừa kế hay thời điểm chia di sản). Ở đây, sẽ
là thuyết phục khi chúng ta căn cứ vào thông tin ở thời điểm mở thừa kế.
Thứ ba, vợ chồng của người để lại di sản
+ Với quy định này, “bất luận trong mọi trường hợp vợ, chồng của người chết đều được

hưởng một phần di sản”4. Mặc dù BLDS khơng nói rõ, chúng ta phải xác định tư cách vợ,
chồng của người lập di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Nhưng được hưởng sự bảo vệ của quy
định này thì phải là vợ, chồng hợp pháp của người lập di chúc.
Thứ tư, cha mẹ của người để lại di sản

4

Phạm Văn Tuyết: Thừa kế, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Sđd, tr. 211.


7

+ Với quy định này, “bất luận trong mọi trường hợp bố, mẹ của người chết đều được hưởng
một phần di sản”. Hơn hết, cá nhân có thể có cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và cha mẹ vợ/chồng.
Trong thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất chỉ bao gồm “cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi”
của người để lại di sản (khơng có cha mẹ vợ/chồng). Trong phần thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc, BLDS chỉ nêu “cha, mẹ” mà khơng nói rõ là cha mẹ để, cha mẹ
nuôi nên chúng ta suy luận là cha mẹ để, cha mẹ nuôi đều được bảo vệ bởi chế định mà
chúng ta đang nghiên cứu (nhưng không bao gồm cha mẹ vợ/chồng)
2.2.3. Điều kiện hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Không phải tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản đều là người được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; để được nhận phần di sản thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc những người này còn phải thỏa mãn các điều kiện:
- Người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba
suất của một người thừa kế theo pháp luật (2/3 một suất theo luật được xác định bằng cách giả định
toàn bộ di sản chia theo pháp luật)
- Không thuộc trường hợp những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 BLDS năm
2015
- Không thuộc trường hợp những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1
Điều 621 BLDS năm 2015

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nói trên, thì những người này sẽ được hưởng một phần di sản tối
thiểu bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mặc dù họ không được người lập di chúc
cho hưởng di sản.
Như vậy, qua Điều 644 BLDS năm 2015, có thể thấy: một phần pháp luật tơn trọng ý chí của người
để lại di sản, nhưng mặt khác, chính pháp luật lại hạn chế quyền định đoạt ấy nếu người để lại di sản
cịn có những người mà khi họ sống họ có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc. Vì thế, có thể nói rằng sự
quy định trên của pháp luật là sự dung hòa giữa phương tiện kinh tế và phương tiện đạo đức.
2.2.4. Nghĩa vụ của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Nhận phần di sản được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, người thụ hưởng có nghĩa
vụ thanh tốn nợ di sản như tất cả những người thừa kế khác, họ tiếp nhận không chỉ 2/3 suất của
một người thừa kế theo pháp luật mà họ còn cả 2/3 suất đó trong tập hợp các khoản nợ.
2.2.5. Cách xác định kỷ phần bắt buộc của người được hưởng di sản không phụ thuộc vào di
chúc
Để xác định một suất thừa kế theo pháp luật thì về nguyên tắc, một suất thừa kế theo pháp luật là kết
quả của một phép chia, trong đó số bị chia là tổng giá trị di sản thừa kế mà như đã xác định thì di


8

sản thừa kế là toàn bộ di sản của người chết để lại sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại và các khoản chi phí có liên quan, số chia là tổng những người thừa kế theo pháp luật
(những nhân suất). Việc xác định được một suất thừa kế để từ đó xác định 2/3 của nó khơng đơn
giản như chỉ đơn thuần như một phép chia số học. Việc xác định xem ai là nhân suất cịn có nhiều
quan điểm khác nhau. Cần lưu ý những người sau đây có phải là một nhân suất hay khơng: người
khơng có quyền hưởng di sản theo Điều 621, người thừa kế theo Điều 644 BLDS năm 2015 bị
người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản, người từ chối nhận di sản. Việc người từ chối nhận di
sản thì họ sẽ khơng được nhận di sản nữa kể cả chia theo pháp luật. Tuy nhiên cần phải xem xét
trong những tình huống cụ thể sau :
- Những người khơng có quyền hưởng di sản theo Điều 621 BLDS: Những người khơng có quyền
hưởng di sản bao gồm cả những người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc.

Nhưng để được coi là một nhân suất để tính một suất theo pháp luật thì ta chỉ xem xét nếu họ là
người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản
nhưng do có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên pháp luật không cho họ hưởng di sản.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 thì những người này có được coi là nhân suất khi
xác định một suất theo luật hay không, hiện nay còn tồn tại hai quan điểm.
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những
hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nên họ bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Do đó, họ khơng
cịn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Vì vậy khơng được tính họ vào nhân
suất để xác định một suất theo luật.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, cho dù bị tước quyền hưởng di sản nhưng những người này vẫn phải
được coi là nhân suất để tính một suất theo luật vì nếu không như vậy dễ dẫn đến trường hợp “kỷ
phần bắt buộc” có thể ít hơn bằng hay thậm chí lớn hơn một suất của một người thừa kế theo pháp
luật trong trường hợp bình thường.
Theo em, quan điểm thứ nhất hợp lý hơn, bởi lẽ, cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp
luật là giả định di sản được chia theo pháp luật. Nếu di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên
sẽ khơng thể chia cho những người bị tước quyền hưởng di sản. Vì vậy, những người này không
được coi là một nhân suất để tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
- Những người bị người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản: Đây là những người thừa kế theo
pháp luật của người để lại di sản. Nếu khơng có di chúc hoặc di chúc vơ hiệu, di sản được chia theo
pháp luật thì đương nhiên họ sẽ được hưởng di sản. Sở dĩ họ không được hưởng di sản bởi vì người
lập di chúc đã truất quyền hưởng di sản của họ. Vì vẫn là người thừa kế theo pháp luật của người để


9

lại di sản, nếu di sản được chia theo pháp luật họ vẫn được hưởng di sản thừa kế, do đó, họ phải
được coi là nhân suất khi tính một suất theo luật.
- Những người từ chối quyền hưởng di sản: Đây có thể là những người thừa kế theo pháp luật cũng
có thể là những người thừa kế theo di chúc. Họ có quyền hưởng di sản theo pháp luật cũng như theo
di chúc (nếu người lập di chúc cho họ hưởng).

Về vấn đề này, BLDS Cộng hòa Pháp có quy định rất rõ ràng: “Người thừa kế khước từ di sản được
coi như chưa bao giờ là người thừa kế”5. Nếu theo quan điểm này thì người từ chối hưởng di sản sẽ
không được coi là một nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật.
Có quan điểm cho rằng nếu di sản chưa chia thì trước khi chia di sản, trích từ di sản thừa kế cho mỗi
người được hưởng theo Điều 644 BLDS năm 2015 một phần di sản bằng phần di sản đã được xác
định từ công thức trên nếu họ không được người để lại di sản cho hưởng hoặc cho hưởng nhưng
khơng bằng phần di sản đó.Quan điểm này có nhiều bất cập vì khơng phù hợp với ngun tắc quyền
định đoạt của người lập di chúc, không đảm bảo được quyền hưởng di sản của những người thừa kế
theo luật khác. Quan điểm khác cho rằng phần di sản mà người thừa kế theo Điều 644 BLDS năm
2015 được hưởng chỉ trích từ phần di sản mà người thừa kế được hưởng theo di chúc và tương ứng
với phần vượt trội so với suất thừa kế theo luật mà họ được hưởng.
2.2.6. Ý nghĩa của việc quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc
Thực chất, việc quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là để bảo vệ lợi
ích của những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất, có quan hệ huyết thống trực hệ và quan
hệ hôn nhân với người lập di chúc, phù hợp với phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cá
nhân (chủ sở hữu tài sản với tư cách là một thành viên của gia đình khơng thể bỏ qua lợi ích của
những người thân thiết nhất. Họ có quyền được hưởng 2/3 một định suất của người thừa kế theo
pháp luật trong trường hợp di sản được chia theo di chúc mà người lập di chúc không cho họ hưởng
thừa kế theo di chúc hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 một định suất của người thừa kế theo
pháp luật. Có thể nói đây chính là sự giao thoa giữa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Người
được thừa kế theo Điều 644 BLDS năm 2015 khơng có tên trong di chúc và họ không được người
lập di chúc cho hưởng di sản nhưng vẫn giả sử di sản được chia theo pháp luật để xác định suất thừa
kế mà họ được hưởng.

5

Điều 785 Bộ luật Dân sự Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.



10

2.3. Thực tiễn của quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
2.3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và
một số vấn đề còn vướng mắc
Chúng ta thấy chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là bảo vệ một số người cụ
thể và “đây là quy định bất chấp ý chí của người lập di chúc”6. Nếu khi chia di sản hay có tranh
chấp về di sản, những người này yêu cầu được hưởng sự bảo vệ của chế định đang được nghiên cứu
thì chúng ta phải áp dụng để bảo vệ họ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những người này thường không
viện dẫn chế định đang được nghiên cứu để bảo vệ quyền lợi của họ và vấn đề đặt ra là Tịa án có
phải tự can thiệp để áp dụng chế định này không? Sau đây là các trường hợp về tranh chấp di sản
thừa kế và hướng giải quyết.
Trường hợp thứ nhất: Tại Bản án số 22/2007/DS-PT ngày 5-3-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hịa.
Tóm tắt nội dung vụ án: Ơng Sách và bà Dư là vợ chồng, đã tạo lập được 2 ngơi nhà tại 16A Hàn
Thun, cả 2 người có tất cả 7 người con là: ông Thanh hi sinh năm 1979 có con là Bình, Tuyết,
Phượng-bị bệnh tâm thần từ nhỏ, Sương, Thu, Ngun, Phong. Ơng Sách có lập di chúc hai lần và
đều là di chúc hợp pháp. Tóm lại, ơng Sách đã lập di chúc cho anh Bình tồn bộ tài sản của ơng
trong khối tài sản chung của vợ chồng, di chúc này của ông hợp pháp nên được Tịa án chấp nhận.
Tuy nhiên, ơng Sách cịn có vợ và người con bị bệnh tâm thần là chị Phượng, những người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 BLDS năm 2005. Anh Bình kháng cáo
cho rằng chị Phượng khơng thuộc diện thừa kế theo Điều 669 BLDS năm 2005 vì khơng xuất trình
được chứng cứ chứng minh chị Phượng mắc bệnh tâm thần. Sau đó, bà Dư có xuất trình giấy xác
nhận có Chủ tịch UBND phường Phương Sơn và Sổ điều trị ngoại trú tâm thần do Bệnh viện tỉnh
Khánh Hịa cấp cho chị Phượng vì thế nên có đủ căn cứ để xác định chị Phượng bị tâm thần từ nhỏ
và vẫn đang điều trị. Hơn hết, bà Dư, chị Phượng khơng có khả năng lao động nên thuộc diện thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 BLDS năm 2005, mỗi người được
hưởng 2/3 suất của kỷ phần thừa kế theo luật. Và anh Bình có cơng trong việc chăm sóc, ni dưỡng
ơng Sách trước khi chết nên anh Bình yêu cầu trước khi phân chia di sản của ơng Sách phải thanh
tốn cho anh số tiền đã nuôi dưỡng ông Sách trong thời gian ốm trước khi chết là 85.000.0000đ.

Tòa phúc thẩm quyết định: chấp nhận trích từ di sản của ơng Sách ra để thanh tốn số tiền
85.000.000đ cho anh Bình trước khi chia di sản thừa kế. Đây là sự tự nguyện thỏa thuận của các
đương sự nên HĐXX chấp nhận. Theo Tòa án, “nếu chia thừa kế theo pháp luật (gồm vợ là bà Dư
và 7 người con) thì mỗi suất thừa kế theo pháp luật trị giá: 1.139.815.298: 8 = 142.476.912đ. Bà Dư
và chị Phượng là con ông Sách mỗi người được hưởng một kỷ phần thừa kế bằng 2/3 suất thừa kế
6

Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên): Bình luận khoa học BLDS 2015, Nxb. Công an nhân dân 2017, tr.990.


11

theo pháp luật, trị giá là 142.476.912 x 2/3 = 94.984.608đ”. Vì các lẽ trên Tịa quyết định tun xử:
Sửa một phần bản án sơ thẩm là chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn là bà Dư,
công nhận bản di chúc của ông Sách lập cả 2 lần là di chúc hợp pháp, bà Dư và chị Phượng được
nhận thừa kế phần di sản của ông Sách…
Nhận xét: Trong vụ việc này, ông Sách đã để lại di sản cho một mình anh Bình thụ hưởng đã làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Dư và chị Phượng những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc. Do đó, phần di sản dành cho anh Bình theo di chúc trừ đi phần của người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là bà Dư và chị Phượng. Cả hai người đều khơng có khả
năng lao động, bà Dư là vợ ông Sách nhưng không được ông Sách cho hưởng thừa kế trong di chúc
còn chị Phượng bị bệnh tâm thần từ nhỏ và đang điều trị nên cả hai là người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc là hợp tình. Hướng giải quyết của Tịa án nhân dân khi cho bà Dư và
chị Phương hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật và bà Dư được nhận tất cả các khoản là
631.985.870đ do anh Bình thanh toán đã đảm bảo được quyền lợi của bà. Vì thế hướng giải quyết
của Tịa là hồn tồn hợp lý, đã đảm bảo quyền lợi của các đương sự.
Trường hợp thứ hai: Vào ngày 23-06-2010, tại Trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Huế đã mở phiên
tòa xét xử vụ kiện “Tranh chấp di sản thừa kế”
Tóm tắt nội dung vụ án: Vợ chồng ông Trần Tiễn, bà Trịnh Thị Điều kết hơn vào năm 1958, có năm
người con chung là: Trần Quang Ghi, Trần Thị Cúc, Trần Quang Tuyên, Trần Quang Tỷ và Trần

Quang Hoàng. Anh Tý có vợ là chị Hoa và có hai người con là Thiện và Phát. Vào tháng 6/2006,
anh Tý chết do tai nạn giao thơng. Anh Tý có để lại di chúc cho ông Tiễn, bà Điều mỗi người 1/4 di
sản còn một nửa di sản chia đều cho các con. Ngày 02 tháng 7 năm 2009, chị Hoa kiện đến Tòa án
yêu cầu chia thừa kế di sản của anh Tý.
Tòa án xác định được: Tài sản chung hợp nhất của anh Tý và chị Hoa là một ngôi nhà cấp 4, diện
tích đất vườn là 500m2 và một số hoa lợi trên đất trị giá là 250.000.000đ.
Tòa án đã giải quyết: Di sản của anh Tý là 125.000.000đ (di sản của anh Tý từ tài sản chung hợp
nhất với chị Hoa là 250.000.000đ).
Do anh Tý đã định đoạt hết tài sản của mình cho ơng Tiễn, bà Điều mỗi người 1/4 di sản và cho các
con của anh là Thiện và Phát hướng chung 1/2 tài sản của anh. Theo quy định tại Điều 669 BLDS
năm 2005, chị Hoa là vợ của anh Tý được hưởng: 125.000.000đ: 5 x 2/3 = 16.666.666đ. Di sản còn
lại của anh Tý để chia theo di chúc là 125.000.000 – 16.666.666đ = 108.333.333đ.
Theo di chúc, ông Tiễn, bà Điều; Thiệu và Phát mỗi người đều được hưởng 1/4 di sản của anh Tỷ là
27.083.333đ (108.333.333đ :4)


12

Nhận xét: Chị Hoa là vợ của anh Tý được thừa kế di sản của anh Tý không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc. Còn cha, mẹ và các con của anh Tý đã được hưởng di sản theo di chúc. Vì thế nên
hướng giải quyết của Tịa là thỏa đáng.
Đánh giá hướng của Tòa ở cả 2 vụ việc nêu trên: Nhìn chung trình độ người dân hiểu về pháp luật
không cao nên họ không biết quyền lợi của họ được bảo vệ như thế nào. Thực chất, những người
được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà chúng ta đã thấy ở trên là những
người thuộc diện “yếu thế”, cần có sự bảo vệ hơn những người bình thường. Do đó, nếu chúng ta
thối thác hết cho người dân thì đơi khi người dân bị thiệt thịi do họ khơng hiểu biết pháp luật nên,
nếu xét ở góc độ này, hướng của Tòa án tối cao nếu trên là chấp nhận được.
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Vấn đề hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc theo quy định của BLDS năm 2015 là một

vấn đề tiến bộ trong chế định thừa kế của pháp luật dân sự ở nước ta. Pháp luật đã có những quy
định rất cụ thể, tiến bộ nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều điểm thiếu sót. Sau đây là một số kiến nghị
để góp phần hồn thiện hơn về vấn đề thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Thứ nhất, về tên gọi của Điều 644 BLDS năm 2015: “Người thừa kế không phụ thuộc nội dung của
di chúc".
Pháp luật gọi đây là những “người thừa kế" không phụ thuộc vào nội dung di chúc có nghĩa là pháp
luật coi đây là những người thừa kế của người để lại di sản. Tuy nhiên, nếu coi đây là "người thừa
kế” thì về nguyên tắc họ phải thuộc một trong hai loại thừa kế: hoặc là người thừa kế theo di chúc
hoặc là người thừa kế theo pháp luật. Nhưng ở đây, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc không thể là người thừa kế theo di chúc bởi lẽ, như đã phân tích việc họ nhận di sản nằm ngồi
ý chí của người lập di chúc. Họ cũng không thể là người thừa kế theo pháp luật, bởi lẽ phần di sản
họ được nhận không phải là di sản thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, nên gọi là những “người được
hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc" - giống như cách gọi trong Pháp lệnh Thừa
kế thì hợp lý hơn là “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”. Vì vậy, tên gọi của
Điều 644 nên được sửa lại là: “Người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc" thay
vì "Người thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc" như cách gọi của BLDS năm 2015
hiện nay.
Thứ hai, về chủ thể được hưởng di sản theo Điều 644 BLDS năm 2015:
Điều 644 BLDS năm 2015 quy định những người là: cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên và
con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động là những người được hưởng di sản không phụ
thuộc vào nội dung di chúc. Đây là quy định xuất phát từ những mối quan hệ thực tế, những người


13

ruột thịt của người để lại di chúc. Tuy nhiên, để không hạn chế quá nhiều sự định đoạt của người để
lại di chúc cũng như quyền của những người được hưởng di sản theo di chúc, pháp luật nên hạn chế
bớt số người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể, ta nên bỏ bớt quy
định vợ, chồng cũng nằm trong diện hưởng di sản theo Điều 644 BLDS năm 2015.
Pháp luật Hôn nhân và Gia đình quy định tài sản của vợ, chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân

được coi là tài sản chung hợp nhất của vợ và chồng. Vì thế khi một bên chết, tài sản chung hợp nhất
được chia đôi để xác định di sản thừa kế.
Thứ ba, cần phải nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức pháp luật cho các Thẩm phán để giải
quyết các vụ án nhanh gọn và chính xác, đồng thời cũng phải giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho
người dân, tránh tình trạng kéo nhau ra tịa địi chia tài sản không cần thiết.


14

3. Phần kết luận
Tóm lại, Điều 644 BLDS năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc có những mặt ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những mặt hạn chế. Chính vì thế cần phải biết phát
huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. Trách nhiệm đó khơng chỉ đặt ra đối với các cá
nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà cịn cả đối với mỗi cơng dân Việt Nam. Làm được như thế
thì những quy định của pháp luật thừa kế nói chung và quy định người hưởng di sản khơng phụ
thuộc vào nội dung của di chúc nói riêng mới thật sự đem lại quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân
cũng như tính hiệu quả trong cơng tác xét xử của Tòa án.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:
1. Hiến pháp năm 2013 ngày 28 tháng 11 năm 2013.
2. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
3. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.
4. Bộ luật Dân sự Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Luật Hơn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 14 tháng 6 năm 2014.
6. Thông tư số 81/TANDTC, ngày 24 tháng 7 năm 1981 hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế.
7. Pháp lệnh thừa kế số 44-LCT/HĐNN8 ngày 10 tháng 9 năm 1990.
- Danh mục các tài liệu tham khảo:
1. Bản án số số 22/2007/DS-PT ngày 5-3-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

2. Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm
2015, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.
3. Đỗ Văn Đại (2016), Luật Thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Đỗ Văn Chỉnh (2006), “Di sản khơng có người thừa kế hoặc từ chối nhận di sản- vấn đề cần có
hướng dẫn”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (20).
5. Đồn Thị Ngọc Hải (2019), “Chế định quyền thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”,
[ (truy cập ngày 5/11/2021).
6. Nguyễn Trần Phương Nam (2013), “Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Bộ
luật Dân sự năm 2005”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Phùng Trung Tập (2019), “Quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”,
Tạp chí kiểm sát, số 01 năm 2018.
8. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2013), “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh
chấp”, Nxb. Tư pháp.
9. Phùng Trung Tập (2017), “Luật Dân sự Việt Nam – Bình giải và áp dụng Luật Thừa kế”, Nxb. Hà
Nội.
10. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và
thừa kế, Nxb.Hồng Đức.
11. Trường Đại học luật Hà Nội (2018), Gíao trình Luật dân sự Việt Nam tập 1, Nxb.Cơng an nhân
dân.




×