Tuần : 26
TOÁN
Tiết 126 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS :
• Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
• Rèn kó năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số có đơn vò là đồng.
• Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. Đồ dùng dạy học
• Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10 000 đồng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn đònh tổ chức (1
’
)
2. Kiểm tra bài cũ (5
’
)
• Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 / 45, 46 VBT Toán 3 Tập hai.
• GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giới thiệu bài (1
’
)
Trong giờ học này các em sẽ được củng cố về
nhận biết và sử dụng các loại tiền giấy đã học .
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập (26
’
)
* Mục tiêu:
- Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy
bạc đã học.
- Rèn kó năng thực hiện các phép tính cộng trừ
trên các số có đơn vò là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
* Cách tiến hành:
Bài 1
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? -Bài toán yêu cầu chúng ta tìm chiếc
ví có nhiều tiền nhất .
- Muốn biêt chiếc ví nào có nhiều tiền nhất,
trước tiên chúng ta phải tìm được gì ?
- Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví
có bao nhiêu tiền
- Yêu cầu HS tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu
tiền.
- HS tìm bằng cách cộng nhẩm:
a)1000đồng+5000đồng+200đồng+
100đồng=6300 đồng.
b)1000đồng+1000đồng+1000đồng+
500 đồng + 100 đồng =3600 đồng
c)5000đồng+2000đồng+2000đồng+
500đồng+500đồng=10000đồng .
d)2000đồng+2000đồng+5000đồng+
200đồng+500đồng= 9700đồng
- Vậy con lợn nào có nhiều tiền nhất? - Con lợn c có nhiều tiền nhất là
10000đồng.
- Con lợn nào có ít tiền nhất? - Con lợn b có ít tiền nhất là 3600
đồng.
- Hãy xếp các con lợn theo số tiền từ ít đến nhiều
GV chữa bài và cho điểm HS.
- Xắp xếp theo thứ tự b, a, d, c,
Bài 2
- GV hướng dẫn học sinh chọn ra những tờ giấy
bạc trong khung bên trái để cộng lại bằng số tiền
tương ứng ở bên phải, chú ý yêu cầu học sinh
nêu tất cả các cách lấy các tờ giấy bạc trong ô
bên trái để được số tiền ở bên phải . Yêu cầu HS
cộng nhẩm để thấy cách lấy tiền của mình là
đúng / sai.
- Cách1: Lấy 1 tờ giấy bạc 2000
đồng, 1 tờ giấy bạc 1000đồng, 1 tờ
giấy bạc loại 100đồng thì được 3600
đồng.
- Cách 2: Lấy 3 tờ giấy bạc loại
1000đồng, 1 tờ giấy bạc loại 500
đồng và 1 tờ giấ bạc 100 đồng cũng
được 3600 đồng .
- Cách 1: Lấy 1 tờ giấy bạc 5000
đồng , 1 tờ giấy bạc 2000 đồng và 1
tờ giấy bạc 500 đồng thì được 7500
đồng .
- Cách 2: Lấy 1 tờ giấy bạc 5000
đồng, 1 tờ giấy bạc 200 đồng và 1 tờ
giấy bạc 100 đồng thì cũng được
3100 đồng .
- GV chữa bài và cho điểm hoc sinh .
Bài 3
- GV hỏi: Tranh vẽ những đồ vật nào? Giá của
từng đồ vật là bao nhiêu ?
- Tranh vẽ bút máy giá 4000 đồng,
hộp sáp màu giá5000 đồng, thước kẻ
giá 2000 đồng, dép giá 6000 đồng,
kéo giá 3000 đồng.
- Hãy đọc các câu hỏi của bài - 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền? - Tức là mua hết tiềnkhông thừa
không thiếu.
- Bạn Mai có bao nhiêu tiền? - Bạn Mai có 3000 đồng .
- Vậy Mai có đủ tiền để mua cái gì? - Mai có vùa đủ tiền để mua chiếc
kéo.
- Mai có thừa tiền để mua cái gì? - Mai có thừa tiền để mua thước kẻ.
- Nếu Mai mua thước kẻ thì Mai còn thừa bao
nhiêu tiền?
- Mai còn thừa lại 1000 đồng nếu Mai
mua chiếc thước kẻ. Vì 3000 – 2000
= 1000 đồng.
- Mai không đủ tiền để mua những gì? Vì sao? - Mai không đủ tiền để mua bút máy,
sáp, màu, dép vì những thứ này giá
tiền nhiều hớn số tiền mà Mai có .
- Mai còn thiếu mấy nghìn nữa thì sẽ mua được
hộp sáp màu?
- Mai còn thiếu 2000 đồng vì 5000
-3000 = 2000 (đồng).
- Yêu cầu HS suy nghó để tự làm phần b - Làm bài và trả lời: Bạn Nam có vừa
đủ tiền để mua : một chiếc bút và
một cái kéo, hoặc 1 hộp sáp màu và
một cái thước kẻ.
- Nếu Nam mua đôi dép thì Nam thừa bao nhiêu
tiền?
-Bạn còn thừa ra là:
7000-6000 =1000 (đồng)
- Nếu Nam mua một chiếc bút máy và hộp sáp
màu thì bạn còn bao nhiêu tiền?
- Số tiền để mua một bút máy và hộp
sáp màu là 4000+5000= 9000( đồng).
Số tiềnnam còn thiếu là
9000-7000=2000( đồng)
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi một học sinh đọc đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- Mẹ mua 1 hộp sữa hết 6700 đồng
và 1 gói kẹo hết 2300 đồng . Mẹ đưa
cho cô bán hàng 10000 đồng . Hỏi cô
bán hàng trả lại mẹ bao nhiêu tiền?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào VBT. Trình bày bài:
Tóm tắt
Sữa :6700đồng
Kẹo :2300đồng
Đưa cho người bán :10000đồng
Tiền trả lại : …….đồng?
Bài giải
Số tiền phải trả cho hộp sữa và gói
kẹo là:
6700 +2300 =9000(đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ
là:
10000-9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000(đồng)
- GV chữa bài và yêu cầu học sinh đổi chéo vở
để kiểm tra bài của nhau.
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài của nhau.
- GV cho điểm HS.
Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (4
’
)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS
tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những
HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và
chuẩn bò bài sau.
- Bài Luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
--------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 127 : LÀM QUEN VỚI SỐ LIỆU THỐNG KÊ
I. Mục tiêu
Giúp HS :
• Bước đầu làm quen với dãy số liệu thống kê.
• Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
II. Đồ dùng dạy - Học
• Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Hoạt động dạy - Học chủ yếu.
1. Ổn đònh tổ chức (1
’
)
2. Kiểm tra bài cũ (5
’
)
• Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 / 47 VBT Toán 3 Tập hai.
• GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giới thiệu bài (1
’
)
- Trong giờ học hôm nay các em sẽ được
làm quen với bài toán về thống kê số
liệu.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm quen với dãy số liệu
(12
’
)
* Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu thống
kê.
- Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và
lập dãy số liệu.
* Cách tiến hành:
a) Hình thành dãy số liệu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ
trong SGK và hỏi: Hình vẽ gì?
- HS: Hình vẽ 4 bạn HS , có số đo chiều cao
của 4 bạn .
- Chiều cao của các bạn Anh, Phong,
Ngân, Minh là bao nhiêu ?
- Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân,
Minh là:122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
- Dãy số đo các chiều cao của các bạn
Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm,
127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu .
- Hãy đọc dãy số liệu về chiều caocủa 4
bạn Anh, Phong, Ngân, Minh.
-1 HS đọc: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
b)Làm quen với thứ tư ïvà số hạng của dãy
số liệu
- Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số
liệu về chiều cao của 4 bạn?
-Đứng thứ nhất.
- Số 130 cm đứng thứ mấy trong trong dãy
số liệu về chiều cao của 4 bạn?
-Đứng thứ nhì.
- Số nào là số đứng thứ 3 trong dãy số liệu
về chiều cao của 4 bạn?
Số 127cm.
-Số nào là số đứng thứ 4 trong dãy số liệu
về chiều cao của 4 bạn?
- Số 118cm.
- Dãy số liệu này có mấy số? - Có 4 số.
- Hãy xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự
chiều cao từ trên xuống thấp?
-1 HS lên bảng viết tên, HS cả lớp viết vào
nháp theo thứ tự: Phong, Ngân, Anh, Minh.
- Hãy xếp tên các bạn HS từ trên theo thứ
tự từ thấp đến cao.
-1 HS lên bảng viết tên, HS cả lớp viết vào
nháp theo thứ tự: Minh, Anh, Phong, Ngân.
- Chiều cao của bạn nào cao nhất? -Chiều cao của Phong là cao nhất.
- Chiều cao của bạn nào thấp nhất? -Chièu cao của Minh là thấp nhất.
- Phong cao hơn Minh bao nhiêu xănh- ti –
mét ?
-Phong cao hơn Minh 12cm.
- Nhũng bạn nào cao hơn bạn Anh? -Bạn Phong và bạn Ngân cao hơn bạn Anh.
- Bạn Ngân cao hơn những bạn nào? -Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và bạn Minh
Hoạt động 2 :Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu:
HS biết vận dụng những kiến thức vừa
học để làm bài tập;
* Cách tiến hành:
Bài 1
- Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào? -Dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn Dũng,
Hà, Hùng, Quân là: 129cm, 132cm, 125cm,
135cm.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài toán yêu cầu chúng ta dựavào dãy số
liệu trên để trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm
bài với nhau .
-Làm theo cặp.
-Yêu cầu một số HS trình bày bài trước
lớp
-Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi.
a) Hùng cao 125cm ;Dũng cao 129cm ;Hà
cao 132cm ; Quân cao 135cm.
b) Dũng cao hơn Hùng 4cm, Hà thấp hơn
Quân 3 cm, Hà cao hơn Hùng, Dũng thấp
hơn Quân.
- GV có thể yêu cầu HS sắp xếp tên các
bạn HS trong dãy số liệu theo chiều cao từ
cao đến thấp, hoặc từ thấp đến cao.