Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ VÀ VÍ DỤ THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.47 KB, 46 trang )

2021

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ CỦA CƠ QUAN
BÁO CHÍ
TIỂU LUẬN LÝ LUẬN BÁO CHÍ QUỐC TẾ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................. 2
NỘI DUNG .......................................................................................... 4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ .............................................................. 4
1.1 Báo chí và cơ quan báo chí............................................................ 4
1.2 Hoạt động kinh tế........................................................................... 5
1.3 Hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí........................................ 5
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CƠ
QUAN BÁO CHÍ HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ............ 8
2.1 Doanh thu từ các sản phẩm hàng hoá báo chí ............................ 8
2.2 Doanh thu từ quảng cáo trên báo chí......................................... 13
2.3 Một số hình thức khác của thực hiện kinh tế báo chí............... 19
2.4 Thực trạng hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam hiện nay.... 22
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ........... 25
3.1 Các khó khăn và một số vấn đề cịn tồn tại ............................... 25
3.2 Một số giải pháp khắc phục ........................................................ 35
KẾT LUẬN ....................................................................................... 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 44

1




MỞ ĐẦU
1, Lí do chọn đề tài
Báo chí đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng
ngày của con người trong nhiều thế kỷ qua. Nhu cầu tiếp cận thơng tin nhanh
chóng và liên tục của cơng chúng đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh
mẽ của nền báo chí thế giới. Ngày càng có nhiều tồ soạn, đài truyền hình,
cơng ty báo chí ra đời, góp mặt vào cuộc đua tin tức. Tuy nhiên, trong thời
đại ngày nay khi các cơ quan báo chí đang đứng trước yêu cầu phải tự chủ
về tài chính, tự hạch toán chi tiêu, bài toán về kinh tế báo chí được đặt ra trên
tồn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trở thành vấn đề cấp bách
hơn bao giờ hết. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi số lượng các cơ quan báo chí
có khả năng tự chủ tài chính chưa nhiều, và các cơ quan đang thực hiện tự
chủ tài chính cũng gặp phải những thách thức và khó khăn rất lớn. Cần hiểu
rằng chỉ khi những người làm báo có thể sống được bằng nghề thì mới hạn
chế được những tiêu cực khi tác nghiệp, giữ vững mục đích tơn chỉ cao q
của nghề báo, đảm bảo nền báo chí phát triển một cách bền vững. Vì vậy,
cần phải nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho vấn đề kinh tế báo
chí trong thời gian sớm nhất. Từ những lý do nêu trên, sinh viên lựa chọn
“Tìm hiểu hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí. Nêu và phân tích ví dụ
cụ thể” làm đề tài tiểu luận mơn Lý luận Báo chí Quốc tế của mình.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để nắm rõ thực trạng hoạt động
kinh tế của các cơ quan báo chí trong giai đoạn gần đây, từ đó chỉ ra những
điểm hạn chế và đề xuất giải pháp.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

2



Thứ nhất, xem xét thực trạng nền kinh tế báo chí, chỉ ra một số hình
thức hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế, đánh
giá hiệu quả của các hoạt động kinh tế báo chí đó.
Thứ hai, chỉ ra những khó khăn khách quan và những điểm tồn tại,
yếu kém chủ quan trong hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế
báo chí trong thời gian tới.
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí
trong nước và quốc tế cùng một số vấn đề liên quan khác.
Phạm vi nghiên cứu: Các khía cạnh của hoạt động kinh tế báo chí được
xem xét và nghiên cứu dựa theo các tài liệu chuyên môn, khảo sát thực hiện
bởi các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; Bên cạnh đó dựa vào kiến thức
và đánh giá chủ quan của sinh viên để phân tích các vấn đề liên quan.
4, Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp,
lịch sử - logic, diễn dịch - quy nạp, khái qt hóa, mơ tả dữ liệu bằng biểu
đồ, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản,..
5, Ý nghĩ lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Những nội dung được trình bày trong tiểu luận có thể
được sử dụng làm tư liệu dạy và học các môn liên quan tới lý luận báo chí,
báo chí quốc tế,…
Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp những hiểu biết cụ thể về thực trạng hoạt
động kinh tế báo chí ở Việt Nam và trên thế giới, từ đó vận dụng để đưa ra
những giải pháp phù hợp.

3



NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ
1.1 Báo chí và cơ quan báo chí
Theo Luật Báo chí (2016): “Báo chí là sản phẩm thơng tin về các sự
kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,
được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới công chúng
thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.”
Trong thế giới chứa đầy thông tin hiện nay, báo chí có cách riêng để
phản ánh hiện thực, tác động có chủ đích và hiệu quả tới nhiều tầng lớp xã
hội khác nhau. Chính điều đó đã khiến báo chí trở thành một hoạt động thơng
tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà khơng hình thái ý thức xã hội
nào có được. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta ln đánh giá cao vai trị
của báo chí. Đây khơng chỉ là phương tiện cung cấp thơng tin, tri thức giúp
cho công tác chỉ đạo điều hành đất nước mà còn là nơi để người dân phản
hồi lại những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, qua đó có cái nhìn
tốt hơn và hướng chỉ đạo hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Ðiều 16 Luật Báo chí (2016) quy định: Cơ quan báo chí là cơ quan
ngơn luận của “cơ quan của Ðảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt
động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Đối với nhiều nước phương Tây, báo chí là hoạt động thu thập, đánh
giá, sáng tạo và trình bày tin tức, thơng tin. Giá trị của báo chí xuất phát từ
mục đích của nó, đó là cung cấp cho công dân thông tin họ cần để đưa ra
quyết định tốt nhất có thể về cuộc sống của họ, cộng đồng của họ, xã hội của
họ và chính phủ của họ. Báo chí có một khả năng khác thường là hoạt động

4



như một cơ quan giám sát đối với những người mà quyền lực và vị trí của họ
ảnh hưởng nhiều nhất đến cơng dân. Báo chí cũng là tiếng nói của công dân.
Kovach và Rosenstiel viết trong tác phẩm của họ "The Elements of
Journalism" (tạm dịch "Các yếu tố của báo chí"): "Báo chí thực hiện vai trị
một người giám sát quyền lực độc lập, có nghĩa là thay mặt cho nhiều người
trơng nom những người có quyền lực trong xã hội để bảo vệ chống lại chế
độ chuyên chế."
1.2 Hoạt động kinh tế
Theo từ điển bách khoa mở, kinh tế (hay các hoạt động kinh tế) là tổng
thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với
xã hội, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra
sản phẩm, hàng hóa để bn bán, trao đổi trên thị trường. Mục đích chính
của các hoạt động kinh tế cũng nhằm thu được những lợi ích nhất định về lợi
nhuận, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân hoặc tổ chức.
Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Hệ
thống ngành kinh tế ở nước ta có 21 nhóm ngành, trong đó báo chí thuộc
nhóm ngành Thơng tin và Truyền thông.
1.3 Hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí
1.3.1 Khái niệm “Hoạt động kinh tế báo chí”
Theo Nguyễn Gia Quý (2009), “Kinh tế báo chí” là cách tổ chức hoạt
động báo chí sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đem lại lợi nhuận cho cơ
quan báo chí, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tờ báo, nâng cao đời
sống người làm báo, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Ngồi ra, “Kinh tế báo chí” cịn được hiểu theo nghĩa thứ hai,
là báo chí tham gia làm kinh tế trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Như vậy, nhìn chung, hoạt động kinh tế báo chí là thuật ngữ để chỉ
một ngành kinh tế cụ thể trong một nền kinh tế. Trong hoạt động kinh tế báo

5



chí, các cơ quan báo chí sẽ cung cấp những sản phẩm báo chí, thơng qua các
dịch vụ truyền thơng báo chí, quảng cáo và tin nhắn, cũng như thực hiện
những hoạt động kinh tế khác trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm duy
trì và phát triển sự nghiệp của đơn vị mình.
1.3.2 Đặc điểm của kinh tế báo chí
Xã hội ngày nay đang hình thành một nền kinh tế báo chí. Hai chỗ
dựa chủ yếu cho nền kinh tế báo chí hiện nay là sản phẩm hàng hố báo chí
và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện báo chí.
Hàng hố là một thuộc tính của báo chí. Sản phẩm báo chí cũng là một
loại hàng hố, có đầy đủ các thuộc tính vốn có của hàng hố. Các tin tức mà
báo chí đưa tin đều là sản phẩm của lao động, bao gồm cả lao động chân tay
và lao động trí óc. Sản phẩm tin tức được sản xuất với mục đích trao đổi, và
được trao đổi thường xun, liên tục trên diện rộng, mang tính cơng khai
trong cộng đồng đơng đảo người. Trong q trình trao đổi sản phẩm, những
người làm báo, nhà truyền thơng,… đóng vai trò là chủ thể trao đổi. Sản
phẩm tin tức có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tin tức báo chí rất đa
dạng: chính trị, văn hoá, kinh tế xã hội,… cả trên phạm vi cá nhân và cộng
đồng. Giá trị sử dụng của tin tức báo chí thơng thường có tính thời sự, càng
nhiều người sử dụng thì giá trị sử dụng càng cao. Giá cả và giá thành của tin
tức báo chí có đặc thù riêng: thường giá cả bán dưới giá thành. Mặt khác,
mối quan hệ giữa giá cả và giá thành của tin tức báo chí cũng rất phức tạp.
Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành một “nhu yếu phẩm” không
thể thiếu, người ta cần rất nhiều loại thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
và sẵn sàng chi trả để được đáp ứng nhu cầu này. Bên cạnh đó, nền kinh tế
tăng trưởng với tốc độ ngày càng nhanh kéo theo nhu cầu ngày càng lớn về
quảng cáo nhằm đưa hàng hoá, dịch vụ tới gần hơn với người tiêu dùng. Có
nhiều hình thức quảng cáo thơng qua báo chí, như các bài viết PR thương
hiệu, banner quảng cáo trên báo chí,… Sản phẩm dịch vụ mà báo chí cung
6



cấp là cơ hội để các nhà quảng cáo, doanh nghiệp tiếp cận cơng chúng. Vì lí
do đó, thị trường quảng cáo cũng là một trong những đặc điểm cơ bản của
kinh tế báo chí, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngành này.
1.3.3 Tác động hai mặt của kinh tế báo chí
Nói về khía cạnh tích cực, sự phát triển kinh tế báo chí trước hết mang
lại nguồn lực tài chính rất quan trọng cho các cơ quan thơng tấn báo chí.
Điều này đảm bảo cho sự phát triển bền vững, tăng cường cơ sở vật chất, đổi
mới thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu
cũng như nâng cao chất lượng công tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ
những người làm báo. Tức là, kinh tế báo chí đóng vai trị làm động lực phát
triển sự nghiệp cho cơ quan báo chí. Các tờ báo cũng đóng góp với Nhà nước
thông qua thuế giá trị gia tăng và thuế lợi tức, từ đó thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Thêm vào đó, sự phát triển của các cơ quan báo
chí cũng tạo điều kiện để các tồ soạn có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động
xã hội, nhất là việc khuyến học và các công tác thiện nguyện.
Việc cung cấp các dịch vụ quảng cáo thơng qua báo chí cũng mang lại
nhiều lợi ích đáng kể. Trước hết, nó là một phương án tối ưu giúp tăng chỉ
số phát hành và mở rộng diện quan tâm của cơng chúng. Vì quảng cáo đem
lại nguồn thu đáng kể cho các cơ quan báo chí, các tờ báo thông thường sẽ
giảm giá bán báo xuống thấp hơn giá thành. Điều này giúp bạn đọc hưởng
lợi từ việc mua được những tờ báo với giá cả hợp lý, giúp làm tăng doanh số
bán báo và mở rộng diện tiếp cận thông tin của công chúng. Mặt khác, quảng
cáo thơng qua báo chí cũng là cầu nối gắn kết doanh nghiệp với công chúng:
giúp công chúng tiếp cận đa dạng sản phẩm, dịch vụ cũng như giúp các doanh
nghiệp nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng tốt hơn.
Tuy nhiên, kinh tế báo chí cũng tồn tại các mặt trái của nó, mà nổi
cộm lên nhất là sự biến tướng kinh tế báo chí thành thương mại hố báo chí.
Thương mại hố báo chí được biểu lộ qua sự xuất hiện của các sản phẩm báo

7


chí thuần t hàng hố, chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà bỏ mặc, phớt lờ chức
năng thông tin, tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin, tuyên truyền như
vỏ bọc cho hoạt động kinh tế. Ở nước ta, Chỉ thị 08/CT-TƯ (31/3/1992) của
Ban Bí thư Trung ương Đảng, lần đầu đề cập đến vấn đề thương mại hố báo
chí, tức báo chí chạy theo lợi nhuận đơn thuần khá nặng nề, dẫn tới đua nhau
đăng, phát những tin bài, hình ảnh giật gân, câu khách, giật tít q đà, có khi
sai sự thật. Đây là một hiện tượng cần được nghiêm túc nhìn nhận và lên án.
Nói tóm lại, khi thực hiện các hoạt động kinh tế báo chí, các cơ quan
thơng tấn báo chí cần phải xác định rõ giới hạn của mình để khơng biến kinh
tế báo chí thành thương mại hố báo chí theo định hướng tiêu cực, làm mất
đi mục đích tơn chỉ thuần t của hoạt động báo chí.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
CƠ QUAN BÁO CHÍ HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ
Từ việc khái quát một số vấn đề lí luận có liên quan, ở chương II của
bài tiểu luận, sinh viên tiến tới xem xét một số hình thức hoạt động kinh tế
của các cơ quan báo chí trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đưa ra sự so sánh
và nhận xét thực trạng hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam hiện nay. Cùng
với đó, sinh viên cũng phân tích một số ví dụ cụ thể để đánh giá mức độ hiệu
quả của các hoạt động kinh tế báo chí này.
Trước hết, cần thiết phải điểm qua một vài hình thức hoạt động kinh
tế báo chí phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, các ví dụ phân tích sẽ được
trình bày song song trong quá trình này.
2.1 Doanh thu từ các sản phẩm hàng hố báo chí
2.1.1 Báo điện tử có tính phí
Vào thời đại của số hóa và Internet, báo chí khơng thể tránh được u
cầu phải chuyển sang nền tảng số và lên Internet. Nhiều tờ báo, ngay cả
những tờ có lịch sử lâu đời, đã phải đình bản báo giấy để chỉ hoạt động trên


8


các nền tảng trực tuyến. Việc thu phí người đọc báo điện tử chính là một
thành phần trong nền kinh tế báo chí số.
Theo số liệu thống kê của cơng ty truyền thơng tồn cầu FIPP, q
IV/2020, thế giới có 6 tờ báo có số lượng thuê bao online hơn 1 triệu người,
đứng đầu là The New York Times (Mỹ) với 6,1 triệu người, kế đó là The
Washington Post (Mỹ) 3 triệu người, The Wall Street Journal (Mỹ) 2,3 triệu
người, The Informer (Úc) 2,1 triệu người, Financial Times (Mỹ) 1,1 triệu
người và 1 (Mỹ) 1 triệu người.

Thống kê quý IV/2020
số lượng thuê bao online (triệu người)
7

6.1

6
5
4

3
2.3

3

2.1
1.1


2

1

1

0
The New York
The
Times
Washington
Post

The Wall
Street
Journal

The Informer

Financial
Times

The Athletic

Bây giờ, khi vào những tờ báo lớn như The New York Times, The
Washington Post..., độc giả chỉ có thể đọc được trang chủ với các tựa đề nội
dung. Khi click vào một nội dung nào đó, độc giả sẽ được dẫn đến bài viết
ấy nhưng xuất hiện thông báo đề nghị đăng nhập (nếu đã là thuê bao) hay
đăng ký để thành thuê bao. Với những tờ báo "có tiếng tăm", cách thức

thường làm của họ là dựng bức tường thu phí cứng (hard paywall), buộc
người muốn đọc bất cứ nội dung nào đều phải đăng ký thành thuê bao trả
phí. Ngồi ra cịn có một hình thức khác bớt cứng rắn hơn là hình thức thu
phí có đo lường (metered paywall), cho phép đọc một lượng nội dung nhất
định trên báo, khi quá số lượng này thì phải đăng ký mới được đọc tiếp. Đa

9


số báo ở Mỹ áp dụng hình thức có đo lường. Bên cạnh đó cũng có những tờ
báo áp dụng hình thức thu phí có giới hạn, tức là chỉ dựng rào cản với các
tin bài "độc quyền" mà chỉ những thuê bao trả phí mới được tiếp cận. Nhiều
tờ báo Mỹ hiện nay cung cấp đa dạng tùy chọn cho người đọc. Độc giả có
thể trả phí đọc hằng tuần, hằng tháng hay cả năm. Mỗi đối tượng áp dụng
mức thu phí riêng. Chẳng hạn, The New York Times tính phí rẻ hơn rất nhiều
cho sinh viên, giáo viên; và giá cho sinh viên chỉ bằng một nửa của giáo viên.
Bloomberg thì có giá đặc biệt cho sinh viên cho tới khi tốt nghiệp.
Ở Việt Nam, việc thu phí báo điện tử chỉ mới ở giai đoạn đầu triển
khai chứ chưa phát triển như ở một số quốc gia khác. Báo điện tử đầu tiên ở
Việt Nam thu phí là VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam, áp dụng từ
năm 2018 - người đọc trả phí để đọc một số ít bài chọn lọc hằng ngày. Các
bài viết thu phí của VietnamPlus có nội dung phân tích chun sâu, phỏng
vấn độc quyền... do tòa soạn tự sản xuất, hoặc dịch lại theo nhượng quyền
của các đơn vị báo chí lớn trên thế giới. Những nội dung đó tập trung vào 4
mảng chính: chính trị - xã hội, thế giới, kinh tế - cơng nghệ và văn hóa - thể
thao. Các bài viết được phân tích dưới góc nhìn đa chiều, có nhiều thơng tin
mang tính độc quyền do các phóng viên thường trú ở nước ngồi cung cấp.
Mức phí khoảng 5.000 đồng/tin tức, hoặc chi phí với các gói xem tin tức độc
quyền ở các mức như 10.000 đồng/7 ngày; 30.000 đồng/30 ngày hay 50.000
đồng/60 ngày. Việc thu phí được thực hiện thơng qua các nền tảng thanh

tốn ViettelPay, Bank Plus, thẻ ATM của hơn 40 ngân hàng trong nước, các
loại thẻ quốc tế như Visa, Master Card, JCB, American Express.
Theo quan điểm của sinh viên, mặc dù nền báo chí Việt Nam chỉ mới
bắt đầu triển khai và chưa đạt được khoản thu đáng kể từ báo điện tử thu phí,
nhưng đây chắc chắn là một bước khởi đầu quan trọng và tất yếu cho sự phát
triển bền vững của nền báo chí Việt Nam trong tương lai.
2.1.2 Báo in xuất bản

10


Báo in có thể được coi là nguồn thu đầu tiên và truyền thống nhất của
các cơ quan báo chí. Trong quá khứ, khi báo in đang ở trong thời đại hồng
kim của nó, có khơng ít tồ soạn trên thế giới đã đạt được doanh thu đáng
ngưỡng mộ nhờ phát hành các ấn phẩm báo chí, nhật báo hằng ngày. Điển
hình, trước đây The Independent của Anh từng đạt mức phát hành kỷ lục với
hơn 420.000 bản/ngày; New York Times của Mỹ có khi đạt con số mơ ước
hơn 1 triệu bản phát hành tại Nhật; hay nhật báo hàng đầu của Nhật Bản
Yomiuri Shimbun với lượng xuất bản lớn nhất thế giới với gần 10 triệu
bản/ngày cho số buổi sáng,... Số lượng phát hành khổng lồ đó đã đem về cho
các toà soạn những mức doanh thu cao ngất ngưởng.
Tuy nhiên đó là câu chuyện của nhiều năm về trước. Hiện nay, khơng
khó để nhận ra xu hướng chung đang diễn ra trên toàn thế giới rằng, trong
thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, báo in đang đứng trước sự cạnh tranh
quyết liệt hơn bao giờ hết với các loại hình báo chí khác, thậm chí giữa chính
các báo in với nhau, để tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả và tồn tại trong
nền kinh tế tồn cầu khó khăn. Thậm chí, nhiều tồ soạn khơng tìm được giải
pháp cứu cánh, đã buộc phải khai tử bản báo giấy của mình.
Năm 2016, The Independent là nhật báo lớn đầu tiên của Anh ngừng
xuất bản báo giấy kể từ năm 1995 đến nay. Đây là sự kiện gây chấn động

trong làng báo chí thế giới, đặc biệt với các tòa soạn báo in. Thế nhưng, với
các chuyên gia nghiên cứu thì đây là xu thế khó tránh trong sự phát triển của
truyền thông thế giới. Nhiều tờ báo và tạp chí lớn của Mỹ như tờ CS Monitor
hay US News & World Report và thậm chí là The New York Times... cũng
chung cảnh ngộ. Giữa dòng chảy chung của tồn thế giới, nền cơng nghiệp
báo giấy của Việt Nam cũng gặp những trở ngại tương tự khi phải đối mặt
với sự sụt giảm mạnh số lượng phát hành các ấn phẩm báo in trong những
năm gần đây, đặc biệt là từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ trên cả nước.

11


Từ những điều đã phân tích như trên và từ những dẫn chứng được nêu
cụ thể, có thể kết luận rằng mặc dù vẫn đem lại nguồn thu cho các cơ quan
báo chí ở một mức độ nào đó, báo in hiện nay đã khơng cịn là hoạt động
kinh tế báo chí được ưa chuộng nhiều như trước kia, và các cơ quan báo chí
trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng dần tìm kiếm nguồn thu của mình ở các
hình thức khác thay vào đó.
2.1.3 Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả phí
Đây cũng là một mảnh đất màu mỡ mang lại doanh thu khổng lồ trong
hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí, các đài phát thanh truyền hình.
Có thể lấy một số đài truyền hình lớn trên thế giới để làm ví dụ cho hình thức
kinh tế báo chí này.
Điển hình là CNN - kênh truyền hình thời sự 24/24 của Mỹ được đón
xem nhiều nhất với các phóng sự nhanh và độc quyền ở các điểm nóng trên
thế giới. CNN tự đặt cho mình một danh xưng rất độc đáo, đó là “một trong
những công ty kinh doanh tin tức lớn nhất và có hiệu quả nhất trên tồn thế
giới.” Và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, CNN đã làm được điều
đó. Đài truyền hình CNN đã khéo léo biến tin tức thành những sản phẩm
khác nhau - chủ yếu phát triển ở các lĩnh vực: mạng lưới truyền hình, phát

thanh, lĩnh vực tin tức và Internet; rồi kinh doanh nguồn tin tức đó trên tồn
thế giới. Mỗi năm CNN đã thu về hàng tỷ USD từ tin tức, lợi nhuận của CNN
liên tục tăng.. Chỉ riêng năm 2000, CNN đã thu về 1,4 tỉ USD từ tin tức. Từ
năm 2004, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của đế chế truyền hình
CNN ở mức 20%. Tính đến tháng 2/2015, CNN hiện có mặt tại khoảng
96.289.000 hộ gia đình thơng qua truyền hình cáp, vệ tinh và viễn thơng ở
Hoa Kỳ. Từ đó đến nay, lợi nhuận mỗi năm tăng từ 200 triệu USD lên hơn
400 triệu USD.
Bên cạnh đó, một đế chế khổng lồ khác không thể không nhắc tên, đó
chính là BBC - thơng tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
12


Ireland. Các sản phẩm của BBC bao gồm các chương trình và thơng tin trên
truyền hình (TV), trên đài phát thanh và trên Internet. Nguồn thu chính để
cung cấp cho BBC là thơng qua giấy phép truyền hình, với giá 145.50 bảng
mỗi năm cho mỗi hộ gia đình kể từ tháng 4/2010. Cần có giấy phép để được
nhận sóng trên khắp Vương quốc Anh, Quần đảo Channel và Isle of Man.
Một điều đặc biệt cần lưu ý, đó là lệ phí giấy phép được phân loại là thuế và
việc trốn thuế là một tội hình sự. Trốn phí bản quyền cũng là việc làm có thể
bị truy tố tại tồ án. Phương pháp thu phí mang tính "ràng buộc" này, mặc
dù từng gặp phải những chỉ trích và ý kiến trái chiều, nhưng thực sự đã góp
phần vào việc ổn định doanh thu cho hãng thông tấn BBC. Một phần khoản
phí thu được từ lệ phí truyền hình sử dụng để gây quỹ cho các dịch vụ radio,
TV và các dịch vụ trực tuyến khác của BBC. Khoảng 1/4 lợi nhuận của BBC
đến từ lệ phí thương mại của BBC Worldwide Ltd., từ việc bán các chương
trình truyền hình và các dịch vụ khác ra nước ngoài và từ hệ thống tin tức
quốc tế 24/7 bằng tiếng Anh BBC World News và BBC.com. Theo Báo cáo
thường niên năm 2013/14 của BBC, tổng thu nhập của hãng thông tấn này
là 5 tỷ bảng Anh (5,066 tỷ bảng Anh), trong đó có 3.726 tỷ bảng Anh trong

phí giấy phép truyền hình thu được từ các chủ hộ gia đình và 72,1 triệu bảng
từ thu nhập khác, chẳng hạn như thu tiền thuê và tiền bản quyền từ các
chương trình phát sóng ở nước ngồi.
2.2 Doanh thu từ quảng cáo trên báo chí
Quảng cáo trên báo chí xuất hiện từ sớm, là kiểu quảng cáo đầu tiên
mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Vào thế kỷ XX,
doanh thu từ quảng cáo vẫn chiếm khoảng 75% ngân sách cho hầu hết các
tờ báo hàng ngày. Các tờ báo trên thế giới chỉ tính giá “danh nghĩa” với các
độc giả đăng ký theo dõi tờ báo nhằm nỗ lực xây dựng một lượng lớn công
chúng cho các nhà quảng cáo. Tuy nhiên, khi quảng cáo giảm, các tờ báo bắt
đầu tính giá ngày càng cao đối với các độc giả đăng ký, và sau đó bắt đầu

13


tính phí cho các đăng ký trực tuyến vào những năm đầu thế kỷ XXI. Các tờ
báo bắt đầu coi doanh thu của độc giả là hy vọng cuối cùng để tồn tại trong
kinh doanh. Điều này phản ánh một xu hướng lớn là các nền báo chí trên thế
giới đang chứng kiến sự giảm mạnh lượng quảng cáo do chuyển đổi nguồn
doanh thu sang các sản phẩm báo chí, phát thanh – truyền hình có tính phí.
Điển hình là ở Mỹ, dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy
rằng năm 2020 là năm đầu tiên ngành báo chí Hoa Kỳ kiếm được nhiều tiền
hơn từ việc phát hành ấn phẩm báo chí (kể cả báo giấy và báo điện tử) hơn
là từ quảng cáo. Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, trong tương lai, các
tờ báo lớn và thành cơng về tài chính (New York Times, Washington Post,
v.v.) sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào phát hành kỹ thuật số để có doanh thu hơn
là quảng cáo. Biểu đồ bên dưới phản ánh xu hướng sụt giảm doanh thu đến
từ quảng cáo trên báo chí tại Hoa Kỳ kể từ những năm 2000 trở về sau.

Nguồn dữ liệu: Hiệp hội Báo chí Hoa Kỳ và Trung tâm Nghiên cứu Pew;

Tính tốn bởi: Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các hình thức thu phí sản phẩm
báo chí ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được giới thiệu và chưa phát triển đáng
14


kể, vì thực tế là các cơ quan báo chí ở Việt Nam khơng được xem hồn tồn
như các doanh nghiệp “bán thông tin” như ở một số nước phương Tây khác.
Thế nên, trong khi ngày càng nhiều toà soạn trên thế giới kiếm tiền trực tiếp
từ độc giả, thì hầu như các tồ soạn và đài truyền hình ở Việt Nam vẫn trơng
chờ có được khoản thu từ việc cung cấp các dịch vụ quảng cáo. Đến nay,
nguồn thu từ quảng cáo của các cơ quan báo chí, đài truyền hình ở Việt Nam
đã tăng nhiều lần so với trong quá khứ, đạt được hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Theo con số thống kê gần đây, riêng thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Nam
và truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu được trên 1.300 tỷ
đồng. Trên 20% số đó được dùng trở lại để đầu tư, bước đầu cải thiện nguồn
tài chính cho hoạt động sản xuất chương trình.
Có nhiều loại quảng cáo khác nhau. Sau đây là một số loại hình quảng
cáo trên báo chí phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.1 Quảng cáo trên báo in
Quảng cáo trên báo giấy là một phương thức quảng cáo truyền thống,
với lượng phát hành lớn, đều đặn mỗi ngày, vừa rẻ cho người dùng mà cũng
rẻ cho người muốn quảng cáo, nhưng vẫn đảm bảo phạm vi tiếp xúc rộng,
nội dung tập trung,… Đặc biệt, trong báo giấy còn được phân ra làm 3 loại
hình như sau.
Đầu tiên là quảng cáo bằng banner. Với loại hình quảng cáo này, các
tồ soạn xuất bản báo giấy sẽ cho phép các doanh nghiệp đặt banner quảng
cáo trên đầu các trang báo, chân trang hoặc hai bên thân của báo. Thứ hai là
quảng cáo theo kiểu "rao vặt". Các nội dung quảng cáo thường xuất hiện

dưới dạng các mẩu tin ngắn về thông tin tuyển dụng hay mua bán nhà đất,…
Các báo sẽ dành một trang hoặc một mục riêng để đăng tải tất cả các thông
tin rao vặt lên. Cuối cùng là quảng cáo theo kiểu viết bài PR. Đây là loại hình
quảng cáo báo chí khá chun sâu, bởi nó được truyền tải dưới dạng các bài
viết, không chỉ cung cấp thông tin quảng cáo mà còn chứa các nội dung cần
15


thiết, bổ ích cho người đọc. Nhờ vậy mà chất lượng quảng cáo được nâng
cao, tạo thiện cảm, nâng cao uy tín doanh nghiệp trong mắt người đọc.
Hiện nay, quảng cáo trên báo in mặc dù khơng cịn chiếm thế “thượng
phong” như trước do chịu sự cạnh tranh gay gắt với các hình thức quảng cáo
trên những loại hình báo chí khác và quảng cáo trên mạng xã hội, song khơng
thể phủ nhận nó vẫn giữ một vai trị nhất định trong việc góp phần ổn định
kinh tế báo chí, đem lại nguồn thu cho các toà soạn.
2.2.2 Quảng cáo trên báo điện tử
Các hình thức quảng cáo trên báo điện tử cũng tương tự như quảng
cáo trên báo in, bao gồm quảng cáo bằng banner, bài viết PR thương hiệu,…
Thêm vào đó, báo điện tử cịn cung cấp thêm một số dịch vụ khác ưu việt
hơn báo giấy, đó là quảng cáo text link, text box, TVC, tài trợ chuyên mục,
quảng cáo qua video,... Điểm mạnh của quảng cáo trên báo điện tử đó là có
thể gắn backlink dẫn về website chủ của doanh nghiệp nhằm tăng lượng truy
cập cho web, đồng thời thu hút người xem đến với doanh nghiệp nhiều hơn.
Hình thức quảng cáo này ngày càng phát triển và vượt lên so với các
hình thức quảng cáo trên báo chí truyền thống khác, do sự tiện lợi, tiếp cận
được đông đảo công chúng và giá cả phải chăng. Giám đốc điều hành của
Financial Times, John Ridding cho biết doanh thu từ quảng cáo trên báo điện
tử của Financial Times hiện nay (vào thời điểm những tháng đầu năm 2021)
lớn hơn gấp hơn ba lần quảng cáo trên báo in. Ông cũng tiết lộ doanh thu
quảng cáo kỹ thuật số tại Financial Times đã tăng 30% vào năm 2020 và

vượt qua báo in trong quý cuối cùng của năm. Cùng khoảng thời gian đó,
doanh thu quảng cáo điện tử tại Reach PLC - nhà xuất bản tin tức thương
mại lớn nhất của Vương quốc Anh, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái
từ ngày 8/12/2020 đến ngày 25/4/2021. Các dữ liệu cho thấy xu hướng quảng
cáo trên báo điện tử dần chiếm phần trăm doanh thu cao hơn so với quảng
cáo trên báo giấy.
16


2.2.3 Quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo trên truyền hình là một loại hình quảng cáo khá phổ biến
xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX. Bằng cách xen kẽ vào các chương
trình truyền hình như gameshows, phim ảnh, bản tin, thời sự; quảng cáo trên
truyền hình là cách khiến cho người xem tiếp nhận quảng cáo một cách thụ
động mà hiệu quả. Một số hình thức quảng cáo trên truyền hình phổ biến
hiện nay được các tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn có thể kể đến như sau.
Đầu tiên là quảng cáo bằng TVC (Television Commercial). TVC là
một loại hình quảng cáo bằng video, giới thiệu về các sản phẩm thương mại
hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên truyền hình. TVC thường được
các nhà đài phát xen kẽ vào trước, giữa hoặc sau nội dung chính của một
chương trình; với thời lượng thơng thường là 15 giây - 30 giây - 45 giây.
Thứ hai là quảng cáo bằng Pop-up. Quảng cáo được chạy song song
cùng với chương trình và ở phía dưới màn hình; vì vậy có thể được quảng
cáo trực tiếp trong chương trình mà khơng phải gián đoạn, cắt cảnh.
Thứ ba là quảng cáo bằng Logo. Các đài truyền hình cho phép doanh
nghiệp đặt logo trong trường quay của chương trình hoặc chèn logo tại góc
màn hình khi chương trình đang phát sóng.
Thứ tư là chạy chữ, panel bên dưới màn hình trong khi đang phát các
chương trình.
Thứ năm là quảng cáo thơng qua các chương trình tư vấn tiêu dùng,

tự giới thiệu doanh nghiệp. Đây là hình thức quảng cáo có thời lượng dài,
cung cấp đầy đủ chi tiết thơng tin sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng sẽ nắm được nhiều thông tin hơn và cũng là một lợi thế so với
quảng cáo bằng TVC hay Panel.
Các loại hình quảng cáo thơng qua truyền hình đã và đang đóng góp
một phần đáng kể vào doanh thu của các cơ quan báo chí, các đài truyền

17


hình, thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế báo chí. Ở Việt Nam,
theo nguồn tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, VTV dẫn đầu các đài truyền
hình về doanh thu quảng cáo trong năm 2018. Cụ thể, tổng doanh thu của
VTV năm 2018 là 5.000 tỷ đồng, thì có tới 4.982 tỷ đồng là doanh thu quảng
cáo. Đứng thứ nhì là Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long với tổng doanh
thu 1.912 tỷ đồng, trong đó có 1.650 tỷ đồng là doanh thu quảng cáo. Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với mức tổng doanh thu
1.339 tỷ đồng, trong đó có 1.262 tỷ đồng đến từ quảng cáo. Đài Tiếng nói
Việt Nam (VOV) đứng thứ 4 với tổng doanh thu 1.146 tỷ đồng, trong đó có
644 tỷ đồng quảng cáo.
2.2.4 Tổng kết
Nhìn chung, nền báo chí trên tồn thế giới đang chứng kiến sự sụt
giảm đáng kể đến từ doanh thu quảng cáo. Tạp chí Forbes dẫn chứng trong
một bài viết của mình về báo cáo của BIA Advisory Services (một đơn vị
chuyên theo dõi chi tiêu quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng địa
phương, bao gồm báo chí), theo đó BIA cập nhật số liệu như sau: vào tháng
7, BIA ước tính các tờ báo địa phương tạo ra 6,7 tỷ USD quảng cáo trên báo
in và 3,9 tỷ USD khác từ quảng cáo kỹ thuật số. Những con số này tiếp tục
một chuỗi tụt dốc trong đó quảng cáo trên báo in giảm nhanh hơn kỹ thuật
số. Đến năm 2025, BIA dự báo doanh số bán quảng cáo báo in trên báo địa

phương sẽ giảm thêm xuống còn 5,0 tỷ USD, và trong khi doanh số quảng
cáo kỹ thuật số sẽ tăng lên 4,5 tỷ USD thì tổng doanh thu sẽ giảm từ 11,7 tỷ
USD năm 2021 xuống còn 8,4 tỷ USD vào năm 2025.
Xu hướng đi xuống của doanh thu quảng cáo trên báo chí được cho là
cũng đang và sẽ diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng
khơng hề ngoại lệ. Điều này đặt ra một yêu cầu là các cơ quan thơng tấn báo
chí cần đặt sự chú tâm của mình vào độc giả và đầu tư cho nội dung của bài
viết nhiều hơn nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ báo chí có thu phí,

18


cũng như tìm kiếm các hoạt động khác để thúc đẩy nền kinh tế báo chí thay
vì chỉ trơng chờ vào nguồn thu quảng cáo như trước kia. Chính vì vậy, trong
mục tiếp theo của bài tiểu luận, sinh viên đề cập tới một số hình thức khác
của thực hiện nền kinh tế báo chí.
2.3 Một số hình thức khác của thực hiện kinh tế báo chí
2.3.1 Xã hội hố truyền hình
Trên thế giới, q trình xã hội hố sản suất các chương trình truyền
hình đã diễn ra cách đây hàng chục năm. Cịn ở Việt Nam, q trình này diễn
ra muộn hơn nhưng hiện đang phát triển một cách mạnh mẽ trong hệ thống
các đài truyền hình cả nước. Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền
hình là việc huy động các nguồn lực sáng tạo và vật chất từ các tổ chức, đơn
vị, cá nhân ngoài đài truyền hình tham gia vào quá trình sản xuất các chương
trình truyền hình, để giảm bớt áp lực cho các đài truyền hình cả về nhân lực
và các phương tiện kỹ thuật. Đây là một xu hướng tất yếu để huy động nhiều
nguồn lực xã hội vào việc sản xuất chương trình, tăng thêm sức sống, tính
đa dạng, phong phú về nội dung các chương trình truyền hình.
Trên thực tế, ở Việt Nam, một số đơn vị như: Đài Truyền hình Việt
Nam, thành phố Hồ Chí Minh… nhờ đẩy mạnh cơng tác xã hội hố mà đã tự

cân đối được kinh phí cho tồn bộ hoạt động của mình. Ở Đài Truyền hình
Việt Nam, rất nhiều chương trình đã ra đời với sự hợp lực của các cơng ty
ngồi ngành, đặc biệt là các chương trình giải trí như: Ai là triệu phú (phối
hợp với E- media), Khởi nghiệp, Chuyện lạ Việt Nam (phối hợp với Power)...
Chương trình "Nhà nơng đua tài" với kinh phí tổ chức thực hiện là do các
cấp hội nông dân Việt Nam huy động, truyền hình chỉ trả chi phí cho ekip
sản xuất. Các chương trình "Chiếc nón kỳ diệu", "Hãy chọn giá đúng",
"Đường lên đỉnh Olimpia" và ngay cả các chương trình tuyên truyền chính
trị như "Người đương thời" "Vì người nghèo"... đều được sản xuất từ một
phần kinh phí của các doanh nghiệp tài trợ.
19


Ngồi ra, khi thực hiện xã hội hố truyền hình, các nhà đài cịn nhận
được sự đóng góp năng lực chất xám ngoài xã hội trong việc sản xuất các
chương trình, hay nói cách khác là xã hội hố nguồn tin từ đội ngũ cộng tác
viên để xây dựng nội dung chương trình truyền hình phong phú hơn. Thêm
vào đó, việc tích cực khai thác nguồn tin, bài có chất lượng của đội ngũ cộng
tác viên đã phản ánh khuynh hướng thu hút nguồn nhân lực của các đài
truyền hình hiện nay. Phương án này đã tiết kiệm được cho nhà đài một
khoản kinh phí khơng nhỏ nhờ cắt giảm các khoản đầu tư dành cho việc đi
lại của phóng viên, vận chuyển máy móc thiết bị tới nơi xảy ra sự kiện.
2.3.2 Quảng cáo các bài báo điện tử của tồ soạn thơng qua cơng cụ
tìm kiếm và những nền tảng mạng xã hội
Ở nước ngồi có rất nhiều các trang giới thiệu tin tức, ví như Google
News, Microsoft News, Apple News, Flipboard... Các trang này sẽ lấy title
và một vài câu mở trong bài báo ban đầu để đăng tải lên website của mình.
Khi độc giả nhìn thấy những bài báo đó và ấn đọc, trang web sẽ dẫn về link
bài báo gốc, nơi toà soạn cho phép đọc một lượng nội dung nhất định của bài
báo và yêu cầu đăng ký trả phí nếu muốn đọc những phần tiếp theo. Đây là

những website có độ phủ sóng tương đối lớn nên những bài báo được quảng
cáo tại đây thường tiếp cận nhiều độc giả hơn và từ đó thu hút nhiều lượt
click đọc. Hầu như các báo đều muốn được tận dụng thể loại quảng cáo này
vì nhờ nó mà lượng người đọc tăng vọt. Thêm vào đó, việc quảng cáo như
thế cũng góp phần thơi thúc người dùng trả phí cho những thơng tin mà mình
muốn theo dõi, từ đó góp phần tăng doanh thu cho các tồ soạn.
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích, song hình thức quảng cáo tin bài này
vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề, nổi cộm lên nhất là vấn đề bản quyền của title
và những câu mở đầu được trích dẫn, cũng như trong việc ăn chia lợi nhuận
giữa bên quảng cáo với các cơ quan báo chí sản xuất tin bài. Đây là một điểm

20


bất lợi trong quá trình hoạt động kinh tế báo chí mà sẽ được làm rõ hơn tron
chương III của bài tiểu luận.
2.3.3 Làm thêm các nghề “tay trái”
Ngoài tập trung vào phát triển các nội dung thơng tin có chất lượng
cao, nhiều cơ quan báo chí, đài truyền hình cịn có các bộ phận làm thêm một
số dịch vụ, làm theo đơn đặt hàng của các cơ quan, doanh nghiệp như tư vấn
truyền thông, tổ chức sự kiện, đánh giá dư luận xã hội về doanh nghiệp, về
sản phẩm của doanh nghiệp,…
Nhiều cơ quan báo chí trên thế giới cũng coi tổ chức sự kiện là một
chiến lược bền vững nhằm tạo doanh thu từ độc giả. Hơn một phần tư các
đơn vị xuất bản tin rằng sự kiện là nguồn doanh thu sẽ tăng nhiều nhất trong
vài năm tới, thậm chí lên đến 42% cho các đơn vị xuất bản tập trung vào
thông tin kinh tế. Trang điện tử The Information chuyên sản xuất nội dung
cho thị trường ngách, thường tổ chức các sự kiện sang trọng với mức giá
tham dự tối thiểu là 1.500 USD. Công ty báo chí Hearst UK ở Anh mỗi năm
chạy 100 sự kiện thu hút tới 1,3 triệu người tham dự.

Bên cạnh đó, nhiều tạp chí đã thực hiện việc cấp phép thương hiệu.
Cho đến nay, các ấn phẩm của Hearst UK đã có ít nhất 25 thỏa thuận về cấp
phép sản phẩm. Một tờ báo khác của Mỹ cũng đã tạo ra một dịng sản phẩm
đồ dùng gia đình đa dạng, độc quyền, từ các loại nội thất đến dụng cụ nhà
bếp, thảm và ga trải giường.
Cịn khá nhiều mơ hình kinh doanh khác mà các cơ quan báo chí trên
thế giới đang áp dụng, từ thương mại điện tử, môi giới dữ liệu, cung cấp dịch
vụ công nghệ thông tin cho đến mơ hình đầu tư và thậm chí hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, nhắm vào những tệp khách hàng khác nhau với tiềm năng
tạo nguồn thu và mức lợi nhuận khác nhau. Nền báo chí Việt Nam có thể
nhìn vào các ví dụ này và học hỏi một cách có chọn lọc, tìm xem phương
thức nào là phù hợp nhất với thực tiễn báo chí nước ta để áp dụng, từ đó nâng
21


cao hiệu quả các hoạt động kinh tế báo chí. Các công việc “tay trái” này sẽ
giúp cơ quan báo chí, đài truyền hình tìm kiếm thêm khoản thu nhập. Tuy
nhiên, không nên quá sa đà vào chúng mà chỉ nên nhìn nhận chúng với tư
cách là nguồn thu nhập “kiếm thêm”.
2.4 Thực trạng hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam hiện nay
Nền báo chí Việt Nam bên cạnh việc tập trung vào sản xuất các tin,
bài, các chương trình truyền hình phục vụ cung cấp thơng tin nhanh chóng,
kịp thời tới cơng chúng, đóng vai trị làm cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà
nước, diễn đàn của nhân dân, còn tham gia vào các hoạt động kinh tế khác,
nỗ lực từng bước tiến tới việc tự chủ kinh tế trong tương lai. Những nỗ lực
của các cơ quan báo chí để thực hiện tự hạch tốn chi tiêu và tham gia vào
nền kinh tế thị trường thông qua nhiều hình thức đã bước đầu đạt được những
thành tựu nhất định, góp phần làm giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà
nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Năm 2019, số cơ quan báo chí tự chủ hồn tồn về kinh phí hoạt động

chiếm tỷ lệ 39%; số cơ quan báo chí tự chủ một phần kinh phí hoạt động
chiếm tỷ lệ 36% và số cơ quan báo chí được ngân sách nhà nước bảo đảm
hoạt động chiếm tỷ lệ 25%.
Tổng doanh thu của báo chí in và báo điện tử trong năm 2019 tăng nhẹ
0,5% so với năm 2018, đạt khoảng 4.923 tỷ đồng, trong đó: báo in là 3.508
tỷ đồng, giảm 3,9% so với năm 2018; báo điện tử là 1.415 tỷ đồng, tăng
13,38% so với năm 2018. Doanh thu quảng cáo từ 2 loại hình báo chí này
đạt khoảng 2.472 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2018, trong đó: báo in đóng
góp 1.227 tỷ đồng, giảm 5,6% so với năm 2018; báo điện tử đóng góp 1.245
tỷ đồng, tăng 13,18% so với năm 2018. Xu hướng này là phù hợp với điều
mà sinh viên đã kết luận ở trên: Doanh thu quảng cáo trên báo điện tử ngày
càng chiếm phần trăm nhiều hơn so với doanh thu quảng cáo trên báo giấy.

22


Đối với loại hình báo chí phát thanh và truyền hình, năm 2019 cả nước
có 72 cơ quan. Tổng doanh thu của 72 cơ quan phát thanh truyền hình trong
năm 2019 đạt 11.394 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ quảng cáo đạt 9.067 tỷ
đồng. Như vậy, doanh thu năm 2019 của các đài phát thanh truyền hình đã
tăng 4,1% so với năm 2018.
Tuy nhiên, từ sau năm 2019, kinh tế báo chí nước ta gặp phải nhiều
khó khăn do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19. Thực tế là trong
năm 2020, doanh thu của nhiều cơ quan báo chí nước ta đã sụt giảm mạnh.
Theo báo cáo tại “Hội nghị Báo chí tồn quốc tổng kết cơng tác năm 2020,
triển khai nhiệm vụ năm 2021”, sự phát triển mạnh mẽ truyền thông xã hội
trên không gian mạng và những khó khăn của kinh tế, ảnh hưởng nặng nề
của đại dịch COVID-19 đã khiến cho số lượng phát hành và quảng cáo giảm
mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế báo chí Việt Nam.
Đối với báo in, báo điện tử, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng

theo báo cáo của nhiều cơ quan báo chí, do ảnh hưởng của COVID-19, doanh
thu các quý 2,3 và 4 đã giảm mạnh so với trước đó. Có cơ quan báo chí sụt
giảm tới 70% doanh thu quảng cáo, tài trợ, hợp tác truyền thơng.
Về phát thanh, truyền hình, tổng doanh thu của khối phát thanh truyền
hình năm 2020 đạt trên 9.470 tỉ đồng, trong đó doanh thu quảng cáo là 5.723
tỉ đồng – giảm 4% so với năm 2019; doanh thu khác là 1.864 tỉ đồng. Tổng
lợi nhuận của các đài phát thanh truyền hình năm 2020 là 1.027 tỉ đồng –
giảm 8% so với năm 2019. Theo báo cáo, do ảnh hưởng của đại dịch COVID19 và sự cạnh tranh về quảng cáo của các phương tiện truyền thông khác,
mạng xã hội, nên nhiều đài phát thanh truyền hình giảm doanh thu quảng cáo
từ 25-30% so với năm 2020; có những đài giảm tới 50%.
Ở Việt Nam hiện có 300/860 cơ quan báo chí tự chủ về tài chính.
Trong khi cơ quan báo Đảng hầu như được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì
báo, tạp chí của các bộ, ngành và các tổ chức đoàn thể phần lớn tự hạch toán,
23


tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Nguồn chi ngân sách cho các cơ quan báo chí
và đài truyền hình nói chung cũng khơng nhiều. Đài Truyền hình Việt Nam
đang vận hành theo cơ chế tự hạch tốn, nghĩa là khơng được sự đầu tư kinh
phí của Nhà nước, mọi chi phí sản xuất và trả lương cho cán bộ cơng nhân
viên đều trông chờ vào nguồn thu quảng cáo. Các đài địa phương thì hiện
đang hoạt động theo cơ chế hành chính sự nghiệp có thu, nghĩa là hưởng một
phần ngân sách Nhà nước, phần còn lại thu từ doanh thu quảng cáo. Tuy
nhiên, phần được nhận chi từ ngân sách Nhà nước thường khơng nhiều. Ví
dụ như Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây (2007) nhận được 6 tỷ đồng từ
ngân sách của UBND tỉnh. Con số này chỉ đủ trả lương cho hơn 100 cán bộ
nhân viên của Đài, còn lại tất cả các khoản tái đầu tư cho sản xuất chương
trình là trơng chờ vào nguồn thu quảng cáo.
Theo ý kiến chủ quan của sinh viên, hoạt động kinh tế của các cơ quan
báo chí ở Việt Nam mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng về

phương thức nhìn chung chưa thật sự phong phú. Việc triển khai báo điện tử
thu phí chỉ mới thực hiện các bước đầu và chưa có được nhiều thành quả
đáng kể. Các cơ quan báo chí cịn trơng chờ nhiều vào việc đạt được doanh
thu từ quảng cáo, nhưng thực tế là các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng
ưa chuộng quảng cáo trên Google và các nền tảng mạng xã hội hơn là quảng
cáo trên báo chí, truyền hình. Vì vậy, để duy trì hoạt động và tiếp tục phát
triển bền vững trong tương lai, các cơ quan báo chí, đài truyền hình Việt
Nam cần sáng tạo hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn thu nhập bên ngồi
quảng cáo, trong khi vẫn làm tốt chức năng chính của mình là cung cấp thơng
tin cho cơng chúng, giữ vững mục đích tơn chỉ cao q của nghề báo.

24


×