Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập: Tình hình hoạt động kinh doanh của Hội Sở Chính Ngân Hàng An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.42 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh
MỤC LỤC
Trang

Báo cáo thực tập

1

Phần 1: Khái quát về Ngân Hàng An Bình
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.
1.4.6.
1.4.7.
1.4.8.
1.5.


1.6.

Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành và phát triển Ngân Hàng An Bình (ABBANK)
Khái quát về Hội Sở Chính Ngân Hàng An Bình
Tình hình hoạt động của Hội Sở Chính Ngân Hàng An Bình
Tình hình hoạt động
Mục tiêu chiến lược
Các giải thưởng đạt được
Cơ cấu tổ chức của Hội Sở Chính Ngân Hàng An Bình
Khái quát
Chức năng của các bộ phận
Tình hình hoạt động kinh doanh của Hội Sở Chính
Ngân Hàng An Bình
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng
Hợp tác chiến lược
Hoạt động thanh toán quốc tế và quan hệ với các định
chế tài chính
Hoạt động đầu tư tài chính
Phát triển các dịch vụ thẻ
Phát triển công nghệ thông tin và Corebanking công nghệ thông tin
Quản lý rủi ro
Những tồn tại cần khắc phục tại Hội Sở Chính
Ngân Hàng An Bình
Đề xuất chuyên đề,đề tài tốt nghiệp

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang


1

3
3
4
4
4
6
6
7
9
13
13
18
20
22
23
23
24
26
27
28


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AN BÌNH (ABBANK)

1.1.

Lịch sử hình thành.

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân Hàng An Bình (ABBANK).
Năm 1993: Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) được
thành lập theo giấy phép số 535/GB-UB do UBND TP.HCM cấp vào ngày 13
tháng 5 năm 1993.
- Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK
tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên
ngành kinh doanh ngân hàng t thương mại.
- Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng.
- Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến
lược của ABBANK.
Năm 2006: vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ đồng vào đầu năm lên 1.131 tỷ đồng
vào cuối năm.
Năm 2007: » ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các
công ty thành viên của EVN như: PC1, PC2, PC3…
» ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán
PAYNET.Đồng thời, vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ đồng.
- Năm 2008: » ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi
(core banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống.
» Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước
ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%.
- Năm 2009: » Tháng 7/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên
2.850 tỷ đồng.
» Tháng 9/2009, ABBANK chính thức khai trương Hội sở
mới tại 170 Hai Bà Trưng, P.Đa Kao, Q.1.
» Tháng 12/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên
3.482 tỷ đồng.

- Năm 2010:
» Mạng lưới ABBANK đạt trên 115 điểm giao dịch phủ khắp
29 tỉnh thành trên toàn quốc.
» ABBANK phát hành thành công 600.000 trái phiếu
chuyển đổi và 390.000 trái phiếu thường cho Tổ chức tài chính quốc tế
(IFC) và ngân hàng Maybank.
» Tháng 12/2010, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.831 tỷ
đồng.
- Năm 2011: » Tháng 9/2011, ABBANK ra mắt thẻ tín dụng quốc tế
ABBANK Visa credit.
» Ngày 30/11/2011, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ
lên gần 4.200 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu từ nguồn quỹ thặng dư vốn cổ phần.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

2


Báo cáo thực tập

-

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

» Tính đến tháng 12/2011, mạng lưới giao dịch của
ABBANK đạt 133 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.
Năm 2012: Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới giao dịch của ABBANK đạt

140 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

1.1.2. Khái Quát về Hội sở Chính Ngân Hàng An Bình
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình.
Tên Tiếng Anh: An Binh Commercial Joint Stock Bank. Viết Tắt: ABBANK.
Hội sở chính: 170 Hai Bà Trưng.Phường Đa Kao.Quận 1.TP Hồ Chí Minh.
Giấy phép kinh doanh số: 535/GB-UB.
(Do UBND Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993)
Số điện thoại: (84-8) 38 244 855.
FAX: (84-8) 38 244 856.
Website: www.abbank.vn - Email:
Call center: 08.38365.365 hoặc 1900.571.581 - Swift code: ABBKVNVX.
Hội sở chính Ngân Hàng An Bình có văn phòng đại diện đặt tại 36 Hoàng
Cầu-Đống Đa-Hà Nội.
1.2.

Tình hình hoạt động của Hội sở chính Ngân Hàng An Bình

Tình hình hoạt động
· Sau hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, ABBANK
đang nằm trong những ngân hàng TMCP uy tín tại Việt Nam, với số vốn điều lệ
đạt 4.200 tỷ đồng.Với đối tác chiến lược là những tập đoàn kinh tế lớn trong và
ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cổ đông chiến lược nước
ngoài Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia, và các đối tác khác như Công ty
tài chính Quốc tế IFC, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), Tổng công
ty Viễn thông quân đội Viettel…
· Hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận nụ cười”, định vị sự
khác biệt là trở thành một “Ngân hàng bán lẻ thân thiện”, HSC ABBANK luôn
định hướng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm linh hoạt, hiện đại, an
toàn, với dãy sản phẩm đa dạng phong phú. Đến với ABBANK, khách hàng

không chỉ hài lòng về chất lượng sản phẩm, mà còn bởi sự phục vụ chuyên
nghiệp, thân thiện của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Hiệu quả hoạt động
và chất lượng dịch vụ của HSC ABBANK đã được khẳng định qua kết quả
nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Định hướng FTA (Thành viên
của Hiệp hội Nghiên cứu Thị trường Mỹ MRA): 100% khách hàng cá nhân và
90% khách hàng doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của
ABBANK.
· Các nhóm khách hàng mục tiêu mà HSC ABBANK hướng đến bao gồm:
Nhóm khách hàng doanh nghiệp, Nhóm khách hàng cá nhân, Nhóm khách
hàng đầu tư, Nhóm khách hàng vừa và nhỏ (SME) và Nhóm khách hàng
Điện lực cùng các đơn vị thành viên. Đối với mỗi nhóm khách hàng,HSCABBANK luôn có sự đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ
chất lượng cao, nhằm khai thác hết những lợi thế của các bên, từ đó thỏa
mãn nhu cầu và đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
 Đối với khách hàng Doanh nghiệp
1.2.1.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

3


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

HSC-ABBANK xác định sẽ tiếp tục cung ứng các sản phẩm - dịch vụ tài
chính ngân hàng trọn gói và đẩy mạnh bán chéo sản phẩm với các sản phẩm
chủ đạo là: cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh

toán quốc tế...
Ngoài ra, nhằm tăng cường sự hỗ trợ về nguồn vốn chi phí thấp cho nhóm
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như đẩy mạnh hoạt động tín
dụng đang trầm lắng,
- Năm 2012, HSC-ABBANK đã triển khai một số chương trình như SMEFP
III – tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn III, hay chương trình ưu đãi
dành hơn 1000 tỷ đồng để tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
Bên cạnh mục đích cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp nhất với hoạt
động kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp, từ đó giữ chân và thu
hút khách hàng mới, đây còn là cơ hội để HSC-ABBANK chứng minh được
năng lực hoạt động và uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính.
 Với nhóm khách hàng cá nhân,
- HSC-ABBANK tự tin cung cấp tới khách hàng các dãy sản phẩm tiết kiệm
linh hoạt (Tiết kiệm tích lũy tương lai, Tiết kiệm thông minh, Tiết kiệm dành
cho người từ 50 tuổi, Tiết kiệm đúng nghĩa – Bảo hiểm trọn đời…); các sản
phẩm vay tiêu dùng an toàn và hiệu quả (cho vay mua nhà, cho vay mua xe,
cho vay du học, cho vay sản xuất kinh doanh…), thanh toán tiền điện, nạp
tiền điện thoại qua tin nhắn, SMSbanking, Onlinebanking và các dịch vụ
thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước…
 Với nhóm khách hàng đầu tư bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp hay cá
nhân.
- HSC-ABBANK luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu
tư. Riêng với các khách hàng công ty.
- HSC-ABBANK còn cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát
hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát
hành trái phiếu nhằm giúp công ty, doanh nghiệp tái cơ cấu tài chính, phát
triển kinh doanh, sản xuất, đầu tư dự án mới...
- Với những nguồn lực và kinh nghiệm chuyên sâu,HSC-ABBANK mong
muốn có thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu và mang tới cho khách hàng những
giải pháp hiệu quả nhất.

 Đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành
viên
HSC-ABBANK tự hào có lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu
khách hàng. Trong hơn 5 năm hợp tác, HSC-ABBANK cùng EVN luôn nỗ
lực hoạt động với quan điểm “Ngân hàng song hành cùng ngành Điện Việt
Nam”.
- Từ đó, HSC-ABBANK đã đưa vào triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành
riêng cho khách hàng Điện lực: Thu hộ tiền điện, Quản lý tài khoản, Thu
xếp vốn cho các dự án truyền tải điện…
- Riêng với dịch vụ Thu hộ tiền điện, HSC-ABBANK không ngừng đa dạng
hóa các kênh thanh toán nhằm tạo cho khách hàng những hình thức thanh
toán tiện lợi nhất.
-

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

4


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

1.2.2 . Mục tiêu chiến lược
1.2.2.1. Mục tiêu kế hoạch năm 2013:
Năm 2013, HSC-ABBANK phấn đấu giữ nhịp độ tăng trưởng tổng tài sản ở
mức 40%, phát triển theo định hướng là một ngân hàng đa năng (Universal
banking) tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ, lấy việc phục vụ và chăm

sóc khách hàng làm trọng tâm. Phương châm của HSC-ABBANK là tăng
trưởng cao nhưng đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả.
1.2.2.2. Mục tiêu chiến lược phát triển trung và dài hạn
• Nâng toàn ngành ABBANK lên hàng “Top 10” ở VN về tổng tài sản.
• Gia tăng giá trị cho cổ đông.
• Nâng cao sự phục vụ khách hàng, mang ngân hàng đến với đại chúng.
• Tạo sự thịnh vượng & đáp ứng nhu cầu phát triển của cán bộ nhân viên.
• Đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.
Các giải thưởng đạt được
Năm 2007: • Giải thưởng Quả Cầu Vàng – the Best Bankercho ngân hàng
phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao: Ban tổ chức hội chợ
tài chính- ngân hàng- bảo hiểm Banking Expo 2007 trao tặng.
• Nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á do
Tạp chí Asia Money bình chọn.
Năm 2008: • Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007 và 2008 do ngân
hàng lớn của Mỹ là Wachoviabank trao tặng.
• Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu VN 2008 do Hiệp hội các
Nhà bán lẻ VN trao tặng.
• Thương hiệu nổi tiếng VN 2008 do VCCI và công ty Nielsen
bình chọn.
Năm 2009: • Ngân hàng TMCP loại A năm 2009 trên địa bàn Tp.HCM do
NHNN chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh trao tặng.
• Thương hiệu vàng 2009 do Hiệp hội chống hàng giả và bảo
vệ thương hiệu Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương bình chọn.
Năm 2010: • Thương hiệu Việt được yêu thíchdo Báo Sài Gòn Giải phóng
trao tặng năm 2010.
• Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc giado Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam tổ chức và bình chọn trong 03 năm liên tiếp: 2008, 2009 và
2010.
• Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo kinh tế Việt Nam

phối hợp với Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức năm
2010.
• Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ tiêu biểu Top Trade
Services 2 năm liên tiếp 2009, 2010 do Bộ Công thương trao tặng.
Năm 2011: • Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011 do Thời báo kinh tế Việt
Nam & Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) trao tặng.
• Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2011 do ngân hàng
Wells Fargo (Mỹ) trao tặng.

1.2.3.
-

-

-

-

-

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

5


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh


• Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2011 do ngân hàng
HSBC trao tặng.
• Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam 2010 và
2011 được công bố bởi báo VietNamNet.

Cơ cấu tổ chức của Hội sở chính Ngân Hàng An Bình
(ABBANK).
1.3.1. Khái Quát

1.3.

Mô hình tổ chức của Hội sở chính ABBANK được cơ cấu lại theo mô hình
phục vụ giao dịch một cửa, tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, thực hiện
thanh toán trực tuyến đồng thời giúp cho việc quản lý thông tin được nhanh chóng.
Từ tháng 10/2008 HSC-ABBANK và các chi nhánh hiện tại đã sắp xếp các
phòng, bố trí cán bộ vận hành thông suốt theo mô hình TA2, trên cơ sở tách bạch chức
năng khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình
nhằm xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị, từng cán bộ theo phân cấp
ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, từ đó kiểm soát được rủi ro tốt hơn.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

6


Báo cáo thực tập


GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Mô hình tổ chức của Hội sở chính-ABBANK.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

7


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

1.3.2. Chức năng của các bộ phận
1.3.2.1. Ban giám đốc
-

Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo giám sát các phòng ban và các
phòng giao dịch trực thuộc.

-

Phó giám đốc: được sự uỷ quyền hàng năm của giám đốc phụ trách các phòng
ban và các phòng giao dịch trực thuộc về một số công tác.

1.3.2.2. Khối Quan hệ khách hàng
Gồm các phòng QHKH và các phòng (tô) tài trợ dự án.Có các chức năng chính:
+ Tiếp thị,tìm kiếm và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ huy động

vốn.
+ Hỗ trợ thẩm định,hoàn tất hồ sơ vay của khách hàng,theo đề nghị hỗ trợ từ
các chi nhánh/PGD.
+ Theo dõi thường xuyên chăm sóc khách hàng nhằm đảm bảo mối quan hệ tốt
của Khách Hàng với Ngân Hàng,tăng cường bán chéo sản phẩm.
+ Giải quyết các nhu cầu phát sinh của khách hàng.
+ Tham gia tổ chức các hoạt động tiếp thị,quảng bá hình ảnh của Ngân Hàng.Tổ
chức các hội thảo theo kế hoạch của khối.
+ Hỗ trợ các bộ phận khác khi có yêu cầu.
+ Tham gia quá trình cập nhật,báo cáo ngành phục vụ cho công tác định hướng
kinh doanh.
1.3.2.3. Khối quản lý rủi ro
Bao gồm các phòng QLRR có chức năng chính:
+ Gặp gỡ khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, chất vấn chuyên viên khách hàng, lập
báo cáo tái thẩm định, đệ trình lên cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt các
khoản vay món thuộc hạn mức tín dụng, các khoản hạn mức tín dụng ngắn hạn.
+ Thực hiện tái thẩm định tất cả các khoản cho vay thể nhân theo sản phẩm,
các khoản vay ngắn hạn, chiết khấu, mở L/C, bảo lãnh thuộc hạn mức khách
hàng đã được cấp có thẩm quyền duyệt hạn mức
+ Trực tiếp cùng Chuyên viên Khách hàng tiến hành định giá tài sản thế chấp
hoặc tái thẩm định các khoản định giá tài sản thế chấp theo quy định.
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của cấp phê duyệt đối với các
khoản vay. Kịp thời phát hiện những vi phạm và các dấu hiệu ảnh hưởng đến
mức độ an toàn của khoản vay, trình cấp có thẩm quyền xử lý.
+ Ghi nhớ và thấu hiểu các chính sách tín dụng của Ngân Hàng,thực hiện thẩm
định tuân thủ các chính sách và có thể diễn giải nội dung áp dụng chính sách tín
dụng vào hồ sơ cụ thể.
+ Hiểu rõ về các sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp và các rủi ro
tiềm ẩn của sản phẩm để đảm bảo nội dung chất lượng của công tác thẩm định.
1.3.2.4. Khối tác nghiệp

Bao gồm các phòng Quản trị tín dụng,Các phòng DVKH,Phòng QL và DV kho
quỹ,Phòng TTQT. Mỗi phòng có một chức năng nhiệm vụ riêng:

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

8


Báo cáo thực tập
-

-

-

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Phòng Quản trị tín dụng:
+ Thu thập, phân tích số liệu tín dụng, nhận xét đánh giá tình hình rủi ro của
danh mục tín dụng trên toàn hệ thống để đánh giá chất lượng tín dụng
+ Kiểm soát, đánh giá rủi ro tín dụng, kiểm soát việc thực thi các chính sách
quản trị rủi ro đối với các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và bán lẻ trên toàn
hệ thống, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro.
+ Tham gia xây dựng hệ thống xếp loại và đánh giá khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp, thu thập và lưu trữ thông tin xếp hạng, phối hợp với các bộ phận
có liên quan để xem xét, đánh giá định kỳ về tính chính xác và hiệu quả của hệ
thống.
+ Nghiên cứu kỹ thuật quản lý và giám sát chất lượng danh mục tín dụng theo

các tiêu chí khác nhau.
+ Theo dõi và giám sát, phân loại các khoản cho vay của toàn hệ thống kịp thời
phát hiện những khoản vay có vấn đề.
Các phòng DVKH:
+ Xây dựng các kênh thông tin để khách hàng có thể tiếp can dễ dàng các
thông tin về công ty, tính năng sản phẩm, giá cả , phương thức thanh toán…
+ Đầu mối nhận mọi thông tin về khiếu nại của khách hàng, đưa ra phương
hướng xử lý, trình Trưởng phòng bán hàng xin ý kiến, thảo luận tại cuộc họp
giao ban.
+ Phối hợp với phòng marketing để thực hiện các chương trình quảng cáo
khuyến mãi, phân tích kỹ những lợi ích của khách hàng khi nhận được, quy
trình thủ tục nhận nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của kế hoạch marketing
theo mục tiêu đề ra.
+ Lên kế hoạch để thăm hỏi khách hàng VIP, khách hàng mua sỉ, khách hàng
thường xuyên của công ty. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh
kế hoạch. Ghi nhận ý kiến của khách hàng để cải tiến công việc.
+ Theo dõi kế hoạch bảo hành sản phẩm, kiểm tra kế hoạch bảo hành, hoạt
động bảo hành, hoạt động bảo trì sửa chữa để nắm được mức thoã mãn của
công ty với hoạt động này.
+ Tổ chức thực hiện đo lừơng mức thoả mãn của khách hàng 2 lần/năm. Báo
cáo kết quả Trưởng phòng bán hàng, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các đánh giá
không tốt, chư a đạt của khách hàng, đề xuất giải pháp cải tiến.
+ Toàn bộ hoat động chăm sóc khách hàng phải lập thành các quy trình, liên
tục tìm các biện pháp để cải tiến liên tục các hoạt động chăm sóc khách hàng
của công ty.
Phòng Quản Lý và Dịch vụ kho quỹ:
+ Tham gia xây dựng, hoàn thiện các Quy trình, văn bản hướng dẫn thực hiện
nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ, kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và của ABBANK theo sự phân công của Lãnh đạo phòng.
+ Trợ giúp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ nghiệp vụ về kho quỹ,

vận chuyển và tiếp nhận tài sản/tiền tệ tại các đơn vị trên toàn hệ thống.
+ Kiểm tra và phát hiện kịp thời các sự cố, các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến an
toàn kho quỹ của các đơn vị, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan kiểm tra, tổng hợp các vụ thiếu,

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

9


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

mất tiền, ngân phiếu, tài sản đảm bảo và các tài sản quý khác để xác định
nguyên nhân, kiến nghị và đề xuất các biện pháp xử lý, phòng ngừa.
+ Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho bộ phận kế toán giao dịch và quỹ tại
các điểm giao dịch về đặc điểm nhận dạng các loại mẫu, tiền giả, tiền hết thời
hạn lưu hành, không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
+ Tham gia tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ, quy trình liên quan đến tiền tệ, kho
quỹ cho các CBNV tại các bộ phận liên quan.
+ Tổng hợp, phân tích số liệu liên quan đến tiền mặt tồn quỹ tại các đơn vị để
xây dựng hạn mức tồn quỹ phù hợp và hiệu quả cho các đơn vị trên toàn hệ
thống.
+ Lập báo cáo kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến tiền
tệ, kho quỹ.
- Phòng TTQT:
+ Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của phòng dịch vụ Ngân Hàng Doanh

Nghiệp,các phòng giao dịch và các chi nhánh.
+ Mở thư tín dụng,chuyển cho kiểm soát viên kiểm soát và có thẩm quyền phê
duyệt.
+ Kiểm tra chứng từ hàng nhập khẩu,làm thông báo cho khách hàng trình cấp
có thẩm quyền duyệt sau đó chuyển cho phòng Doanh Nghiệp,các phòng giao
dịch,các chi nhánh.Liên hệ với phòng dịch vụ Ngân Hàng Doanh Nghiệp,phòng
giao dịch,chi nhánh khi có bộ chứng từ đến thời hạn thanh toán.
+ Làm điện thông báo ra nước ngoài khi bộ chứng từ sai sót,huỷ L/C,hay các
vấn đề liên quan đến L/C khi có phát sinh.Trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt,phát điện đi.
+ Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế.Ghi sổ chứng từ chuyển tiền và
thanh toán L/C.Hạch toán các nghiệp vụ TTQT phát sinh.Lưu các hồ sơ có liên
quan.
1.3.2.5. Khối quản lý nội bộ:
Bao gồm các phòng tài chính kế toán,Phòng tổ chức nhân sự,Phòng kế hoạch
tổng hợp,các văn phòng và Các phòng (tô) điện toán.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Thực hiện thanh toán Hợp đồng, các chi phí.
+ Kiểm tra số liệu kế toán tổng hợp hàng ngày.
+ Giám sát nghiệp vụ kế toán các chi nhánh từ xa và tại chỗ.
+ Kế toán thuế, cổ đông, cổ tức, trích lập và sử dụng các quỹ của ngân hàng.
+ Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ có liên quan.
- Phòng tổ chức nhân sự:
+ Phân tích năng suất lao động, các chỉ tiêu đo lường kết quả công việc của các
cán bộ nhân viên làm cơ sở tư vấn cho Lãnh đạo về các giải pháp tăng năng
suất lao động.
+ Tiếp nhận hồ sơ nhân sự, nhập, lưu trữ, tổng hợp và cung cấp các thông tin
nhân sự trên toàn hệ thống.
+ Tham mưu về bố trí vị trí công việc toàn hệ thống căn cứ vào Kế hoạch Kinh
doanh, Kế hoạch Nhân sự và thay đổi Nhân sự trong từng thời kỳ.


SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

10


Báo cáo thực tập

-

-

-

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

+ Tư vấn cho khách hàng nội bộ, có khả năng phân tích và tổng hợp các thông
tin nhân sự phục vụ yêu cầu quản trị của các cấp lãnh đạo.
Phòng kế hoạch tổng hợp:
+ Thu thập, tổng hợp số liệu về hoạt động kinh doanh và các kế hoạch hành
động của các đơn vị trên toàn hệ thống
+ Thực hiện phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị trên toàn hệ
thống.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm cho các chi nhánh, sở
giao dịch và các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống theo định hướng chiến
lược chung của ngân hàng
+ Kết xuất thống kê số liệu, xây dựng các tập báo cáo quản trị nội bộ về tình
hình hoạt động kinh doanh của ABBANK theo định kỳ và theo các chuyên đề.

Hiểu và lập được các báo cáo chuyên đề đã được xây dựng sẵn, cung cấp các
báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của các bộ phận chức năng.
+ Làm việc với các số liệu thống kê để có thể phân tích các báo cáo quản trị nội
bộ.
+ Làm việc với các phòng ban liên quan trong việc đo lường đánh giá hiệu qủa
hoạt động của các phòng ban Hội sở theo mô hình hoạt động của ngân hàng.
+ Chủ động theo dõi, thu thập các thông tin và lập báo cáo đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch của các đơn vị trên toàn hệ thống theo tháng, quý, năm.
+ Hoàn thiện các báo cáo theo quy định của Ngân hàng nhà nước, các cơ quan
liên quan và của Techcombank đã được phân theo các lĩnh vực quản lý, nộp
hoặc truyền báo cáo theo định kỳ.
1.3.2.6. Khối trực thuộc
Bao gồm các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm
Phòng giao dịch:
+ Mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm của
khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân.
+ Hạch toán chứng từ phát sinh trong ngày kịp thời, chính xác, đầy đủ và chịu
trách nhiệm về các giao dịch thực hiện.
+ Thực hiện việc chuyển tiền thanh toán trong nước, thanh toán thẻ tín dụng,
dịch vụ W.U, thu đổi ngoại tệ kịp thời, chính xác.
+ Phong tỏa, giải toả tài khoản, sổ tiết kiệm theo đề nghị của các Phòng/ban
liên quan.
+ Tư vấn khách hàng và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi
thẩm quyền cho phép, đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng
Các quỹ tiết kiệm:
+ Thực hiện thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các loại ngoại tệ. Kiểm
tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu, chi: chữ ký, chứng minh thư nhân
dân, số tiền...
+ Đối chiếu bảng kê thu, chi tiền khớp đúng với chứng từ và thực tế.
+ Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện

hành. Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, lạt/bó tiền theo quy định
+ Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nộp/lĩnh tiền, giải đáp mọi thắc mắc cho
khách hàng về các nghiệp vụ liên quan. Nhập số liệu vào máy, cân quỹ cuối
ngày.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

11


Báo cáo thực tập

1.4.

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Tình hình hoạt động kinh doanh của HSC Ngân Hàng An Bình:

1.4.1. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn
1.4.1.1. Hoạt động huy động vốn
a, Khái quát về hoạt động huy động vốn
· Nhóm khách hàng doanh nghiệp
Từ năm 2008 đến nay, với cơ chế điều hành bám sát diễn biến của thị
trường và chủ trương áp dụng cơ chế đặc thù theo từng địa bàn và đối tượng
khách hàng,HSC- ABBANK đã từng bước ổn định và tiếp tục phát triển nguồn
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.
Do đó, trong tình hình thị trường huy động vẫn chưa được cải thiện, nhưng
tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp của HSC ABBANK vẫn

được giữ vững và tăng trưởng. Số lượng khách hàng doanh nghiệp năm 2012
tăng 34,21% so với cùng kỳ năm trước.
Có được thành quả này là nhờ những nỗ lực không ngừng tạo ra những giá
trị gia tăng cho khách hàng. Trong năm qua, HSC-ABBANK đã xây dựng và
phát triển mới nhiều sản phẩm dịch vụ huy động như: Tiền gửi lĩnh lãi trước,
Chứng chỉ tiền gửi, Hợp đồng Dịch vụ thu hộ… đáp ứng nhu cầu đa dạng của
Khách hàng. Bên cạnh đó, việc tổ chức các sự kiện, chương trình chăm sóc
khách hàng như: Tháng vàng tri ân khách hàng; Ưu đãi cho khách hàng mua
chứng chỉ tiền gửi; Các chương trình ưu đãi nhân dịp 8/3, 20/10; Tặng Ipad cho
Ban lãnh đạo các doanh nghiệp; Chương trình Festival lúa gạo… đã góp phần
củng cố mối quan hệ giữa khách hàng với HSC-ABBANK.
Không chỉ khai thác các nguồn lực hiện hữu để phục vụ khách hàng,
HSC- ABBANK cũng đã ký kết hợp tác phát triển dịch vụ thu chi hộ với các
đối tác ngân hàng trong và ngoài nước như: HSBC, ANZ, Hong Leong Bank,
Mekong Bank, …Việc thực hiện dịch vụ đem lại cho HSC-ABBANK cơ hội gia
tăng thêm sự nhận biết thương hiệu của ABBANK tại nhiều nơi trong cả nước.
Ngoài ra, với sự hợp tác với các định chế tài chính quốc tế uy tín trong suốt
thời gian qua, HSC-ABBANK đã hoàn thành việc nâng cấp hệ thống Core
Banking nhằm mở rộng triển khai các sản phẩm dịch vụ giàu tính công nghệ
cao như Payroll, Dividend Payment, Host To Host….Từ những kết quả trên,
HSC-ABBANK không những đã duy trì được khả năng huy động vốn từ thị
trường, đồng thời, còn tạo cơ sở cho việc phát triển các năm tiếp theo.
· Nhóm khách hàng cá nhân
Trong vài năm trở lại đây, diễn biến phức tạp của thị trường cùng với sự
cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại đã làm cho tình hình huy
động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc huy động vốn từ khách hàng
của HSC-ABBANK trong năm qua duy trì khá tốt.
Năm qua, nhiều sản phẩm dịch vụ đã được phát triển thêm và góp phần đa
dạng hóa danh mục dịch vụ cá nhân của ABBANK. Một trong các sản phẩm về
huy động cá nhân nổi bật trong năm qua có thể kể đến là sản phẩm Tài khoản

A+ với nhiều tiện ích hiện đại.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

12


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Đồng thời trong năm qua Khối Khách hàng cá nhân HSC ABBANK cũng
đã phát triển và cải tiến chất lượng cho nhiều dịch vụ như: triển khai thu cước
đa dịch vụ Viettel; nâng hạn mức giao dịch Online Banking; cải tiến quy trình
giao nhận tiền gửi tận nơi, ban hành mới biểu phí cá nhân và quy chế tiền gửi
thanh tóan mới…
Bên cạnh đó, việc phát hành độc lập Thẻ tín dụng quốc tế ABBANK Visa
cũng mở ra một giai đoạn mới cho HSC-ABBANK trong việc chủ động phát
triển hoạt động kinh doanh thẻ hiệu quả, gia tăng thêm nhiều dịch vụ, tiện ích
cho khách hàng. Ngoài ra, với những chương trình khuyến mãi được triển khai
liên tục và chính sách riêng để phục vụ khách hàng VIP, khách hàng thân thiết,
HSC-ABBANK đã tạo dựng được một nhóm khách hàng trung thành, gắn bó
với ngân hàng qua nhiều năm.
b, Diễn biến nguồn vốn và huy động vốn
Năm 2009, tình hình huy động vốn gặp khó khăn ở cả hai đối tượng tổ chức
hay dân cư: tổng vốn huy động giảm 29.7%, trong đó TG tổ chức giảm 8,338.5 tỷ
đồng tương ứng 31.5%; TG dân cư giảm 294.7 tỷ đồng tương ứng 12.5%.
Nguyên nhân là do năm 2009, nền kinh tế có nhiều tín hiệu khả quan, thị trường

bất động sản, chứng khoán ấm dần lên, đặc biệt là sự bùng nổ của các thị trường
vàng. Từ đó DN, người dân có nhu cầu rút tiền gửi từ ngân hàng để đầu tư với kỳ
vọng sinh lời lớn.Thêm vào đó là sự cạnh tranh về lãi suất của khối các ngân hàng
TMCP; mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM được mở rộng
cũng gây ra tác động không nhỏ.
Năm 2010, tình hình huy động vốn của HSC đã được cải thiện: tổng vốn
huy động tăng 497.8 tỷ tương ứng 2.4%. Trong đó TG tổ chức tăng 1,182.3 tỷ
đồng tương ứng 6.5%, TG cá nhân giảm 730.2 tỷ tương ứng 35.4%. Như vậy
việc tăng tổng vốn huy động là do TG tổ chức tăng. Nguyên nhân là do công tác
huy động vốn từ đối tượng này được quan tâm hơn, bên cạnh đó đặt ra yêu cầu
cho HSC ABBANK cải thiện công tác huy động vốn TG dân cư nhằm tận dụng
NV nhàn rỗi tiềm năng này, hạn chế sự phụ thuộc vào một số KH lớn (giai đoạn
2008-2010 TG của tổ chức luôn chiếm chủ yếu khoảng trên dưới 90% tổng NV
huy động), tạo sự chủ động về NV.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

13


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Bảng 1.1: Bảng tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động HSC -ABBANK

(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu


Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng
NV 28,919,460
huy động
(100%)

20,328,495
(100%)

20,809,293
(100%)

18,580,659
(100%)

1. TG
chức

18,146,825
(89.27%)

19,330,138

(92.89%)

17,019,779
(91.1%)

6,123,410
(30.12%)

5,366,374
(25.79%)

4,326,278
(23.28%)

- TG CKH và
18,532,142
vay
các
(64.08%)
TCTD

12,023,415
(59.15%)

13,963,764
(67.10%)

12,693,501
(76.72%)


2. TG dân 2,355,873

(8.15%)

2,061,139
(10.14%)

1,330,901
(6.40%)

1.560.880
(8.25%)

- TG
kiệm

1,831,453
(8.96%)

1,206,315
(5.80%)

1.465.075
(7.88%)

- CCTG, Kỳ
395,620
phiếu, Trái
(1.37%)
phiếu


158,421
(0.78%)

115,647
(0.56%)

95,805
(0.52%)

3. Huy động 78,235
khác
(0.27%)

120,531
(0.59%)

148,253
(0.71%)

121,500
(0.65%)

tổ 26,485,352
(91.58%)

-TG KKH

7,953,210
(27.5%)


Tiết 1,865,230
(6.45%)

(Nguồn Thuyết minh BCTC năm 2011 –HSC Ngân Hàng An Bình)
Năm 2011, cùng với những khó khăn chung của nền Kinh tế, Huy động vốn của
Ngân hàng giảm mạnh, giảm 10.7% xuống còn 18,580 tỷ đồng. Trong đó giảm mạnh
nhất là khoản mục Tiền gửi của các Tổ chức (giảm tới gần 12%), đặc biệt là Tiền gửi
thanh toán (giảm hơn 19%). Bên cạnh đó, có dấu hiệu đáng mừng là Ngân hàng đã
khai thác tốt nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư: Vốn huy động từ dân cư tăng mạnh, tăng
17.28% lên đến 1.560 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ HSC-ABBANK đã có những định
hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của nền Kinh tế.Đó là tập trung huy động vốn
từ khu vực dân cư, các cá nhân để bù đắp lại sự sụt giảm trong doanh số huy động từ
các Doanh nghiệp, Tổ chức.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

14


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Tình hình sử dụng vốn
 Hoạt động Tín dụng
1.4.1.2.


Trong những năm qua,quan điểm và định hướng phát triển của HSC-ABBANK
là: Tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng KH thuộc mọi thành phần,đi
đôi với việc kết hợp chặt chẽ giữa củng cố bạn hang truyền thống và đẩy mạnh thu hút
các dự án có hiệu quả,nâng cao chất lượng hoạt động Tín Dụng.Chú trọng đến chất
lượng và hiệu quả Tín Dụng,coi đó là điều quan trọng,lấy hiệu quả làm mục tiêu kinh
doanh của mình.Những năm gần đây hoạt động Tín Dụng luôn góp phần lớn vào kết
quả Kinh Doanh của Hội Sở.
Từ năm 2008-2011,Hội sở chính Ngân Hàng TMCP An Bình đã đạt được một số
kết quả trong hoạt động cho vay.Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sử dụng nguồn vốn của
Hội sở được thể hiện cụ thể qua các số liệu trong bảng 1.2.

Bảng1.2: Bảng tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sử dụng vốn

(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

5,807,045

8,008,509

8,798,904


(100%)

(100%)

(100%)

9,401,230
(100%)

1.CV ngắn 2,915,632
hạn
(50.2%)

2,853,725

2,959,901

(35.6%)

(36.3%)

2.CV
TDHTM

1,035,021

2,922,321

3,928,568


(17.8%)

(36.5%)

(39.67%)

3. CV đồng 1,584,230
tài trợ
(27.3%)

1,986,201

1,716,699

(24.8%)

(22.27%)

4. CV kế 18,520
hoạch NN (0.32%)

950

-

(0.01%)

(0.00%)

5. CV tài 253,640

trợ ủy thác (4.4%)

245,312

193,736

(3.1%)

(1.76%)

Tổng
nợ



(tỷ trọng)

3,054,666
(32.49%)
5,734,750
(61%)
478,546
(5.09%)
(0%)
133,250
(1.42%)

(Nguồn: Thuyết minh BCTC năm 2011 –HSC Ngân Hàng An Bình)

SVTH: Dương Đình Ngọc


Trang

15


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ có thể thấy: Dư nợ tín dụng của HSCABBANK liên tục tăng qua các năm.
Năm 2009, dư nợ TD tăng 2,201.5 tỷ đồng tương ứng 37.9% cao nhất so với các
năm từ 2007-2010. Trong đó Tín dụng trung dài hạn tăng 1,887.3 tỷ đồng tương ứng
182.3%, Đồng tài trợ tăng 402 tỷ đồng tương ứng 25.4%; Tín dụng ngắn hạn, KHNN,
ủy thác, ODA giảm. Như vậy dư nợ Tín dụng 2009 tăng chủ yếu là do Tín dụng Trung
dài hạn tăng, ngòai ra là Tín dụng về Đồng tài trợ tăng. Như vậy dấu hiệu phục hồi của
nền Kinh tế trong năm 2009, sự hỗ trợ lãi suất từ phía Chính phủ đã kích thích DN, cá
nhân quay trở lại vay tiền phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư Trung dài hạn hoặc
chuyển từ vay ngắn hạn sang vay Trung dài hạn, NH tiếp tục tăng cường hoạt động
cho vay Đồng tài trợ bởi ưu điểm của phương thức này và trước những diễn biến còn
chưa chắc chắn của Nền kinh tế trong nước cũng như thế giới.
Năm 2010, dư nợ Tín dụng ròng đạt tăng 790.4 tỷ đồng tương ứng 9.9% so với
năm trước. Trong đó cả Tín dụng ngắn hạn và Tín dụng Trung – dài hạn đều tăng lên,
cho vay Đồng tài trợ giảm. Tuy mức tăng trưởng Tín dụng cả về tuyệt đối và tương đối
đều thấp hơn của năm 2009 nhưng là dấu hiệu của sự phục hồi, ổn định hơn của Nền
kinh tế. Từ đó cả DN và NH đều mạnh dạn hơn trong việc đi vay và cho vay.
Năm 2011,cùng với việc được NHNN xếp hạng Tín dụng loại 1, HSC-ABBANK
tiếp tục có dư nợ tăng lên so với năm 2010.Cụ thể, tổng dư nợ Cho vay tăng 6.85% lên
đến 9,401 tỷ đồng.Tiếp nối xu hướng năm 2010,cả Cho vay ngắn hạn và Cho vay
Trung – dài hạn đều tăng lên ( Cho vay ngắn hạn tăng 3,.2%; Trung – dài hạn tăng

mạnh: 45.98%).Năm 2011, HSC tiếp tục không cho vay Đồng tài trợ.Tuy nhiên mức
tăng trưởng tín dụng của Hội sở thấp hơn tỉ lệ tăng trưởng Tín dụng của toàn bộ hệ
thống ABBANK là 21.6% hay của tòan ngành là 27.65%.Nguyên nhân của thực trạng
này có thể là do hiện tượng nóng lên của lãi suất cho vay (Sự căng thẳng về lãi suất
trước hết do tác động của yêu cầu tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo Nghị định
141 của Chính phủ; tiếp đến là các NHTM phải đáp ứng điều kiện về thanh khoản) đã
tác động xấu tới khả năng mở rộng Tín dụng của HSC.Như vậy HSC-ABBANK cần
hoạch định chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động Tín dụng mạnh mẽ hơn, nhằm nâng
cao hơn nữa vị thế của mình với hệ thống ABBANK cũng như toàn ngành.
Cho vay theo kế hoạch Nhà nước, cho vay ủy thác, ODA giảm rõ rệt qua các
năm từ 2008-2011. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đang dần hoàn thiện để thu hút được
nhiều khách hàng mới trong khu vực ngoài quốc doanh, không thuộc đối tượng cho
vay của Chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
 Hoạt động phi tín dụng

Kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng được xem là tâm điểm hoạt động
của HSC-ABBANK trong những năm gần đây, phát triển khởi sắc cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu.
Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán trong nước, thanh
toán quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ...HSC đã chú trọng phát triển các dịch vụ
mới như dịch vụ thẻ, chuyển tiền quốc tế, các hình thức thanh toán mới...Nhờ đó, doanh
số và thu phí dịch vụ qua các năm từ 2008-2011 đều tăng trưởng mạnh.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

16



Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

1.4.2. Hoạt động tín dụng
Định hướng của ABBANK là luôn xác định lấy khách hàng làm trung tâm, coi hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là hiệu quả của các khoản tín dụng
ngân hàng.
Trên quan điểm đó HSC Ngân Hàng An Bình đã tích cực đa phương hoá khách
hàng trên cơ sở duy trì và phát triển khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng
khách hàng mới một cách có chọn lọc, đáp ứng mọi nhu cầu vay hợp lý của khách
hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Bảng 1.3 : Cơ cấu dư nợ tín dụng

(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ
tiêu

Năm 2008
Tỷ
Số dư
trọng
(%)

Năm 2009
Số dư

Năm 2010
Tỷ

trọng Số dư
(%)

Năm 2011
Tỷ
trọng Số dư
(%)

Tỷ
trọng
(%)

Tín
dụng
7,207,28
thông
thường 6

100

7,762,247 100

8,605,168 100

9,267,96
2

100

Ngắn

hạn

38

2,853,725 37

2,959,901 34

3,054,66
6

33

Trung
Dài
hạn

2,765,23
7

6,213,29
4,442,04 62
4,908,522 63
5,645,267 66
6
9
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp –HSC Ngân Hàng An Bình)

67


Trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn của HSC , dư nợ trung dài hạn có xu hướng
chiếm tỉ trọng cao hơn với tốc độ tăng trưởng cao hơn, làm cho quy mô tín dụng trung
dài hạn không ngừng được mở rộng: từ hơn 4,900 tỷ năm 2009 lên đến hơn 6,200 tỷ
năm 2011, đồng thời tỉ trọng trong tín dụng thông thường cũng tăng lên (từ 63% năm
2009 lên tới 67% năm 2011).
Năm 2010 tăng 736,745 triệu đồng tương ứng tăng 15.01%, năm 2011 dư nợ cho
vay trung dài hạn tiếp tục tăng nhưng thấp hơn năm trước, là 10.06%.
Đó là do Chi nhánh trong năm 2011 đã tiếp nhận được các dự án lớn đồng thời do
số dư tín dụng trung dài hạn cuối năm trước chuyển sang. Vì vậy, mặc dù tỉ trọng dư
nợ tín dụng trung dài hạn qua các năm có tăng lên, tuy nhiên chưa thể kết luận hoạt
động tín dụng trung dài hạn sôi động hay hiệu quả hơn.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

17


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Những năm gần đây, HSC-ABBANK đã có sự cải tiến đối với nhiều sản phẩm
cho vay cá nhân, tiêu biểu như việc điều chỉnh, mở rộng sản phẩm cho vay sản xuất
kinh doanh trả góp; điều chỉnh sản phẩm cho vay mua xe ô tô; ban hành mới sản phẩm
cho vay dành cho tiểu thương tại chợ; mở rộng đối tượng cho vay và mức cho vay tối
đa đối với sản phẩm cho vay thấu chi v.v…
Đối với tín dụng doanh nghiệp, tiếp tục với định hướng phát triển tín dụng trên
nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn và hiệu quả, trong năm 2011, HSCABBANK đã tập trung vào việc tái cấu trúc danh mục tín dụng và rà soát lại danh mục

sản phẩm, song song đó, vẫn tiếp tục duy trì việc phát triển thị phần theo đúng phân
khúc đã xác định. Do đó, đến cuối năm 2012, danh mục tín dụng của HSC-ABBANK
đã được cải thiện đáng kể với nhiều khoản vay không hiệu quả đã được tái cơ cấu, loại
bỏ được một số sản phẩm tín dụng có hiệu quả thấp và nhiều sản phẩm được điều
chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường,
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh tài trợ thương mại, HSCABBANK đã ban hành mới nhiều sản phẩm tín dụng và chương trình trong lĩnh vực
này như: Bộ sản phẩm Chiết khấu/Cho vay đối với Bộ chứng từ xuất khẩu, triển khai
các chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất khẩu (10 triệu USD), Ưu đãi lãi
suất tiền vay cho các khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu (1.000 tỷ VND).
Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), xác định đây là
phân khúc khách hàng mục tiêu chiến lược, trong năm 2012, HSC-ABBANK đã xây
dựng đề án phát triển SME với sự hỗ trợ của IFC và bước đầu đã đạt được kết quả
quan trọng với nhiều đề xuất chiến lược được thông qua và sự ra đời của Trung tâm
SME tại Khu vực TPHCM đầu năm 2013nhằm triển khai các đề xuất chiến lược của
đề án, xây dựng các sản phẩm cung cấp những tiện ích, ưu đãi cũng như giải pháp tài
chính tối ưu cho nhóm khách hàng SME.
Đối với phân khúc các khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng chiến lược,
tiếp tục chương trình phát triển khách hàng doanh nghiệp thuộc Top VNR 500 của năm
2011, năm 2012, HSC-ABBANK đã triển khai gói sản phẩm Tài trợ Nhà phân phối,
Nhà cung cấp của các Doanh nghiệp thuộc Top VNR 500. Gói sản phẩm triển khai đã
nhận được sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều khách hàng. Qua đó ABBANK cũng
chứng minh được năng lực và uy tín trên thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
1.4.3. Hợp tác chiến lược
1.4.3.1. Hợp tác với EVN
Sau hơn 5 năm triển khai hoạt động hợp tác chiến lược với Tập đoàn điện lực
Việt Nam (EVN), HSC-ABBANK luôn giữ vững và đẩy mạnh quan điểm chiến
lược “Ngân hàng song hành cùng ngành Điện Việt Nam”. HSC-ABBANK
không ngừng hoàn thiện và phát triển các sản phẩm đặc thù nhằm đáp ứng cao
nhất các nhu cầu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các đơn vị thành viên,
đơn vị liên kết cũng như các nhà thầu thi công các dự án điện. Quan hệ hợp tác

chiến lược ngày càng toàn diện thể hiện trên mọi hoạt động kinh doanh của
ngân hàng: nguồn vốn, tín dụng, dịch vụ thu-chi hộ, đầu tư tài chính, phát triển
thương hiệu, thẻ thanh toán tiền điện, thanh toán cước viễn thông…
- Về tín dụng: HSC-ABBANK cam kết tài trợ 2.000 tỷ tín dụng cho các Tổng
Công ty phân phối, truyền tải điện và các nhà thầu EVN. Sản phẩm nhà thầu

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

18


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

điện lực - một trong những sản phẩm đặc trưng của ABBANK đã và đang phục
vụ rất tốt cho các công ty cung cấp thiết bị, thi công, dịch vụ cho sản xuất điện.
- Về nguồn vốn: Với thế mạnh về mạng lưới hơn 133 Chi nhánh và PGD trên
toàn quốc, cùng sự gắn kết với các Tổng công ty điện lực và các đơn vị thành
viên, HSC-ABBANK đã cung cấp dịch vụ Quản lý tài khoản cho các đơn vị
trực thuộc EVN, vừa hỗ trợ các đơn vị quản lý dòng tiền một cách hiệu quả,
đồng thời huy động nguồn vốn luân chuyển bình quân đạt 3000 - 4000 tỷ đồng
mỗi tháng trên hệ thống ABBANK.
- Dịch vụ thu hộ tiền điện: HSC-ABBANK không ngừng nỗ lực đa dạng hóa
các kênh thanh toán tiền điện, cước viễn thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho khách hàng sử dụng điện. Ngoài việc thu qua các điểm giao dịch, qua
ATM và POS của ABBANK, năm 2012, ngân hàng đã bắt đầu tiến hành đưa
phần mềm theo hình thức webclient vào sử dụng để hỗ trợ dịch vụ thu tại quầy

song song với hình thức thu thủ công đang triển khai. Đặc biệt cũng trong năm
2012, sau thời gian thí điểm, HSC-ABBANK đã chính thức triển khai hình thức
thu tiền điện qua mạng bưu chính dựa trên hệ thống mạng lưới rộng khắp của
VNPost và cơ sở dữ liệu khách hàng của EVN được cung cấp thông qua
EVNIT. Trong năm 2012, dịch vụ thu hộ tiền điện qua mạng bưu chính (dịch vụ
VNPOST) đã được giới thiệu và triển khai thực tế rộng rãi tại các tỉnh miền
Nam. Tính đến hết năm 2012, dự án VNPOST đã được triển khai tại 17 tỉnh
thành (15 tỉnh miền Nam và 2 tỉnh miền Trung) với gần 40.000 điểm giao dịch,
đạt doanh số trên 20 tỷ VND. Trong năm 2013, HSC-ABBANK sẽ tiếp tục triển
khai hợp tác với các Tổng công ty điện lực trực thuộc EVN, tiến hành mở rộng
phạm vi cung cấp dịch vụ thu hộ tiền điện qua các kênh của ABBANK trên toàn
quốc đạt hiệu quả cao hơn.
- Đầu tư tài chính: Tính đến năm 2012,HSC- ABBANK đã trở thành cổ đông
các đơn vị thuộc hệ thống EVN sau: EVNFinance, EVN Quốc tế, PC3 invest,
Nhiệt điện Phả Lại. Đây chính là cơ hội để tạo mối quan hệ gắn kết và khai thác
lợi thế của hai bên: ABBANK và EVN.Việc hợp tác không chỉ dừng lại ở các
hoạt động kinh doanh mà còn được mở rộng ra các hoạt động về truyền thông,
quảng bá nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh của ABBANK trên thị trường tài
chính.
Mối quan hệ hợp tác EVN – ABBANK đã xây dựng được những thành công
to lớn trong năm 2012 đồng thời cũng mở ra nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác
mới trong năm 2013.
1.4.3.2. Hợp tác với MayBank
Trong những năm qua,HSC- ABBANK đã nhận được sự hợp tác hỗ trợ của
đối tác chiến lược nước ngoài là ngân hàng Maybank trong các lĩnh vực:
• Trao đổi kinh nghiệm và Tài trợ thương mại 22 triệu USD và tham gia đồng
tài trợ cho khách hàng của ABBANK.
• Cử chuyên gia hỗ trợ xây dựng khối Quản lý Rủi ro, đào tạo về rủi ro thị
trường và rủi ro vận hành.
• Hỗ trợ về vận hành: Hệ thống báo cáo thông tin quản lý (MIS), hỗ trợ cấu

trúc, qui trình, lập dự toán, các vấn đề phát triển CNTT và nội qui về đạo đức.
• Hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

19


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

• Tháng 12/2011 Maybank đầu tư vào 120 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi và
78 tỉ đồng trái phiếu dài hạn ABBANK nhằm mục đích duy trì tỉ lệ sở hữu 20%
vốn điều lệ và hỗ trợ nguồn vốn cho ABBANK.
• Maybank đã cử chuyên gia tham gia sâu vào công tác quản trị của HSCABBANK: tham gia làm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ủy ban Quản lý rủi
ro, Ủy ban Nhân sự, Bộ phận Quản trị và Hỗ trợ.
• Dự kiến đầu năm 2013 bên cạnh Thành viên hiện hữu, Maybank sẽ cử thêm
một chuyên gia vào chức danh Thành viên HĐQT HSC-ABBANK.
• Năm 2013, Maybank sẽ tiếp tục tư vấn cho HSC-ABBANK về Quản lý rủi
ro, Quản trị tín dụng, hỗ trợ HSC-ABBANK trong công tác đào tạo chuyên viên
trong các lĩnh vực nhân sự và quản lý rủi ro. Đồng thời 2 bên sẽ tiếp tục có các
chương trình hợp tác về nguồn vốn và phát triển khách hàng.
1.4.3.3. Hợp tác với IFC
Kể từ năm 2009 đến nay, Công ty tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của
Nhóm Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ
trợ khu vực tư nhân tại các nước đang phát triển - đã có sự hợp tác chặt chẽ với
HSC-ABBANK trong các chương trình:

• Chương trình Tài trợ Thương mại triển khai từ năm 2009 với tổng hạn mức
hiện nay lên đến 50 triệu đô la, nằm trong khuôn khổ chương trình Tài trợ
Thương mại Toàn cầu của IFC.
• Cuối tháng 12/2010,HSC- ABBANK đã phát hành thành công 600.000 trái
phiếu chuyển đổi kỳ hạn 24 tháng, trong đó IFC mua 480 tỷ đồng trái phiếu
nhằm sở hữu 10% vốn điều lệ sau khi chuyển đổi vào cuối năm 2012. Đồng
thời IFC cũng mua 312 tỉ trái phiếu thường từ HSC-ABBANK.
• Thỏa thuận hợp tác tư vấn phát triển Dịch vụ ngân hàng dành cho Doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), hiện đang triển khai tích cực trong suốt năm 2012:
HSC-ABBANK đã thành lập Trung tâm dịch vụ dành cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại TPHCM và sẽ nhân rộng mô hình này trong hệ thống trong năm 2013.
• Tháng 3, 4/2011 IFC đã tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực quản trị ngân
hàng cho lãnh đạo ABBANK.
• Thực hiện cam kết với IFC và Maybank, HSC-ABBANK đang chuẩn bị
ban hành qui định áp dụng các chính sách về xã hội và môi trường theo tiêu
chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường và xã hội.
1.4.4. Hoạt động thanh toán quốc tế và quan hệ với các định chế tài chính
Năm 2012, tiếp nối đà phát triển mạnh mẽ của các năm trước, hoạt động
Thanh toán quốc tế của HSC-ABBANK đã được nâng lên một tầm cao mới, tạo
được lòng tin vững chắc trong lòng khách hàng và các ngân hàng đại lý, hoàn
thiện về mặt mô hình tổ chức, phát huy trọn vẹn sức mạnh từ các đơn vị kinh
doanh. Các thành tựu cụ thể như sau:
» Tháng 3/2012: nhận giải “Ngân hàng Thanh Toán Quốc Tế Xuất Sắc” do
Ngân hàng HSBC, Mỹ trao tặng.
» Tháng 5/2012: nhận giải “Ngân hàng Thanh toán đạt chuẩn” do Ngân hàng
Wells Fargo, Mỹ trao tặng.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang


20


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

» Tháng 9/2012: nhận giải “Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Xuất Sắc” do
Ngân hàng Citibank, Mỹ trao tặng.
» Thực hiện đào tạo về nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên sâu theo hình thức
đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ cho tất cả các chi nhánh và PGD, góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ đồng đều trên toàn hệ thống.
» Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, chuẩn hoá tác nghiệp, đảm bảo an toàn
giao dịch 100%.
» Chuẩn hoá đội ngũ bán hàng TTQT năng động, chuyên nghiệp, đẩy mạnh
quản lý trade sales theo chiều dọc, huy động được nguồn lực từ các đơn vị kinh
doanh trong phát triển TTQT, góp phần tăng mạnh doanh số TTQT trên toàn
hàng.
» Mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý tới 470 ngân hàng trên 67 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
» Kết nối thành công core-swift, đưa Trung tâm TTQT lên một tầm cao mới
với công nghệ tiên tiến, hiện đại.
1.4.5. Hoạt động đầu tư tài chính
Thực hiện quy định của Luật các TCTD mới và chủ trương của Hội đồng
quản trị Ngân hàng,HSC- ABBANK đã có những thay đổi đáng kể trong việc
triển khai hoạt động đầu tư tài chính trong năm 2012. Theo đó, danh mục đầu tư
được cơ cấu lại theo hướng tập trung, coi trọng công tác quản lý để đảm bảo
chất lượng danh mục và kiểm soát dòng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động
kinh doanh chuyển trọng tâm từ đầu tư góp vốn trực tiếp sang cung cấp dịch vụ

tài chính, sản phẩm cấu trúc vốn… hỗ trợ cho khách hàng và đối tác của
ABBANK.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, biến động của thị trường tài
chính, hoạt động đầu tư tài chính vẫn đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra, đóng góp 45
tỷ đồng vào tổng lợi nhuận chung của Ngân hàng trong năm 2012.
1.4.6. Phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ
Trên nền tảng công nghệ thẻ Smart Vista đã đầu tư trong năm 2010 và năm
2011, HSC-ABBANK đã triển khai thành công nhiều dự án sản phẩm thẻ trọng
điểm vào năm 2012. Thành công quan trọng có thể kể đến là sự ra mắt thẻ tín
dụng quốc tế ABBANK Visa Credit vào tháng 09/2012.
Đây là bước đánh dấu HSC-ABBANK chính thức kết nối với tổ chức thẻ
quốc tế Visa International. Với sản phẩm này, ABBANK đã mang lại cho khách
hàng giải pháp thanh toán thuận tiện và phong cách sống chi tiêu trước trả tiền
sau. Chủ thẻ được chấp thuận thanh toán tại 25 triệu điểm bán hàng, được rút
tiền tại hàng triệu ATM có biển hiệu Visa trên toàn cầu hay mua sắm thuận tiện
trên Internet. Đặc biệt khách hàng có thể được phát hành tín chấp hoàn toàn với
hạn mức lên đến 100 triệu đồng và được ưu đãi miễn lãi hoàn toàn cho các giao
dịch thanh toán tối đa lên đến 45 ngày.
Ngoài ra, HSC-ABBANK cũng đã ra mắt bộ nhận diện sản phẩm thẻ
YOUcard và thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit. Đồng thời thẻ Visa Debit cũng được
hoàn thiện dần về tính năng: thanh toán tại điểm bán hàng và trên Internet, rút
tiền, đổi PIN & tra cứu số dư tại hệ thống ATM. Tất cả khoản thanh toán hay rút

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

21



Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

tiền bằng ngoại tệ dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng được ghi nợ bằng tiền đồng về
tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại ABBANK.
Bên cạnh đó, HSC-ABBANK tiếp tục thực hiện nhiều chương trình ưu đãi,
khuyến mại với nhiều hình thức chăm sóc dành cho các chủ thẻ nhằm khuyến
khích khách hàng tăng cường sử dụng thẻ YOUcard, Visa Debit & Visa Credit.
HSC-ABBANK cũng dành sự quan tâm đến các doanh nghiệp chi lương và các
đơn vị chấp nhận thẻ, liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Tổng kết tình hình kinh doanh thẻ năm 2012, số lượng thẻ lũy kế tính đến
31/12/2012 là khoảng 210.000 thẻ YOUcard và 17.000 thẻ Visa Debit và Visa
Credit; doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2012 đạt 187% so với năm 2011 và
doanh số chi lương đạt khoảng 1.300 tỷ đồng. Kết quả đạt được thể hiện sự nỗ
lực của cả hệ thống ABBANK trong việc phát triển kinh doanh thẻ. Với nền
tảng công nghệ thẻ hiện đại, ABBANK định hướng triển khai dự án thẻ tín dụng
quốc tế CHIP theo chuẩn EMV để nâng cao tính bảo mật của thẻ.
1.4.7. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin và Corebanking công nghệ
thông tin
1.4.7.1. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin
Năm 2011, Trung Tâm Công nghệ Thông tin (CNTT) HSC-ABBANK đã đạt
được nhiều thành quả đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực như:
• Đảm bảo hạ tầng công nghệ
• Hỗ trợ công tác phát triển mạng lưới
• Hỗ trợ phát triển ứng dụng – phần mềm nghiệp vụ cho các Khối Phòng Ban
trong toàn ngân hàng
• Xây dựng các quy định - quy trình theo yêu cầu của Đoàn Thanh tra Ngân
hàng Nhà Nước: tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT, quy chế an toàn - bảo mật hệ thống
CNTT, quy định quản lý và sử dụng Internet, quy trình cấp phát và quản lý

người sử dụng cho hệ thống AD – hệ thống Corebanking, quy trình vận hành
thiết bị hạ tầng trung tâm dữ liệu, quy trình quản lý truy cập hệ thống, quy trình
phát triển ứng dụng, quy trình quản lý cơ sở dữ liệu, quy định lưu trữ dữ liệu.
Về hạ tầng và bảo mật, Trung tâm Công nghệ thông tin HSC-ABBANK đã
hoàn thành các dự án quan trọng trong năm như:
• Dự án Nâng cấp hệ thống Microsoft
• Dự án Bảo trì trung tâm dữ liệu tại Hội sở.
• Dự án Triển khai giải pháp khắc phục tình trạng gián đoạn giao dịch thẻ
• Dự án Bảo trì hệ thống thiết bị IBM, Dự án Trang bị ổ cứng và tái cấu trúc
SAN đảm bảo hệ thống Corebanking hoạt động ổn định và an toàn
• Dự án Phí License Renew Oracle giúp đảm bảo cho hoạt động của dịch vụ
thẻ ổn định và bảo mật cơ sở dữ liệu.
• Dự án Mua bản quyền phần mềm Oracle Advance Security cho hệ thống
quản lý thẻ, đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh và phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ
của ABBANK.
• Dự án “Bảo mật giai đoạn 2” đang được triển khai giúp giám sát các nguy
cơ tấn công từ bên trong và bên ngoài; đảm bảo an toàn an ninh thông tin về dữ
liệu của toàn ngân hàng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong năm 2013.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

22


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh


• Dự án Xây dựng Trung tâm dữ liệu tại tòa nhà 36 Hoàng Cầu để đảm bảo
ABBANK có một hạ tầng hoạt động ổn định, an toàn, bảo mật.
Về vận hành CNTT và công tác hỗ trợ phát triển mạng lưới, Trung tâm
CNTT cũng đã hỗ trợ đắc lực các bộ phận phát triển mạng lưới và Khối Tài
chính kế toán trong thời điểm có sự tăng trưởng nhanh chóng về điểm giao dịch
và số lượng cán bộ nhân viên ngân hàng. Cụ thể, Trung tâm CNTT đã tổ chức
và phân công cán bộ đảm bảo hỗ trợ người dùng vận hành an toàn và hiệu quả
toàn bộ thiết bị công nghệ thông tin; đầu tư và mua sắm thiết bị công nghệ
thông tin đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu của ngân hàng; hỗ trợ thi
công, lắp đặt và di chuyển thành công văn phòng hội sở miền Bắc từ 101 Láng
Hạ về tòa nhà 36 Hoàng Cầu với khoảng gần 300 cán bộ nhân viên.
Về phát triển ứng dụng, Trung tâm CNTT đã xây dựng các hệ thống cổng
thông tin (Portal) về quản trị ngân hàng, hỗ trợ pháp lý….giúp tiết kiệm chi phí,
đem lại hiệu quả trong công tác quản trị và chia sẻ thông tin trong các
Khối, phòng ban. Bên cạnh đó, Trung tâm CNTT cũng triển khai các ứng
dụng phần mềm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ của các Khối Tài chính kế toán,
Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Hành chính
tổng hợp…
Đối với họat động hỗ trợ kinh doanh, Trung tâm CNTT đã phối hợp với Ban
Khách hàng chiến lược, Trung tâm thẻ, Trung tâm corebanking triển khai thành
công các chương trình: thanh toán tiền điện qua VN Post, thu chi hộ với Công
ty chứng khoán…
Trong năm 2013, Trung tâm CNTT sẽ tập trung nguồn lực để đảm bảo hạ
tầng công nghệ thông tin hoạt động an toàn, ổn định và bảo mật, đồng thời nâng
cao chất lượng, hiệu quả công việc bằng việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các
Khối nghiệp vụ của ngân hàng hoàn thành tốt các dự án trong năm 2013.
1.4.7.2. Phát triển Corebanking Công nghệ thông tin
Trong năm 2012, Trung tâm Điều hành Corebanking ABBANK tiếp tục hoàn
thiện các chức năng của hệ thống T24 hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của ngân
hàng.

Nhiều ứng dụng mới được xây dựng, góp phần tự động hóa giao dịch cho các
bộ phận nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc nội bộ trong
ngân hàng cũng như phục vụ khách hàng.
Hệ thống báo cáo của tất cả phân hệ nghiệp vụ được hoàn thiện và phát triển
mới với tính hệ thống và chính xác cao, đáp ứng được các yêu cầu báo cáo của
hoạt động ngân hàng. Có thể kể đến các báo cáo cho các bộ phận nghiệp vụ
trong nội bộ ngân hàng như liệt kê chứng từ theo ngày của từng giao dịch viên,
báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế, sao kê bảo lãnh, liệt kê các khoản vay
theo từng khách hàng, sao kê tín dụng, sao kê tài sản đảm bảo, sao kê thu nhập
từ các khách hàng doanh nghiệp … Trung tâm Corebanking cũng đã hoàn thiện
đúng quy chuẩn các yêu cầu thay đổi báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước như các
báo cáo hàng xuất, báo cáo vay và trả nợ vay của thanh toán quốc tế…
Các quy chuẩn về nhập liệu trong T24 cũng được phát triển chi tiết, đảm bảo
đúng các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và phục vụ tốt các công tác quản lý.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

23


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

Trung tâm Corebanking đã góp phần lớn trong thành công của việc triển khai
các ứng dụng hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, hoàn thiện các dịch vụ hiện có
như: Internet Banking, dịch vụ nạp tiền Vn TopUp cho điện thoại... và tiếp tục
mở rộng các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao như Payroll, Dividend Payment,

Host To Host… hay đơn giản là mã hóa các sản phẩm trên hệ thống Core
Banking để phục vụ công tác quản trị thông tin.
Bên cạnh đó, Trung tâm Corebanking cũng đảm nhiệm tốt nhiệm vụ hỗ trợ
và đào tạo nhân viên mới sử dụng hệ thống T24, cũng như hỗ trợ công việc
nhập dữ liệu hàng ngày trên toàn hệ thống, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu,
không để xảy ra sai sót do nhập liệu.
1.4.8. Quản lý rủi ro
Năm 2012,HSC- ABBANK tiếp tục xây dựng và thực hiện phương pháp
Quản lý rủi ro (QLRR) vững chắc nhằm đảm bảo sự vững mạnh về tài chính và
sự ổn định trong mô hình hoạt động của ngân hàng.
Cấu trúc quản trị rủi ro:
Phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản trị
doanh nghiệp, HĐQT ABBANK chịu trách nhiệm đưa ra tầm nhìn tổng thể về
rủi ro và tích cực hỗ trợ các hội đồng và ủy ban QLRR sau:
• Ban Kiểm soát.
• Ủy ban Quản lý Rủi ro trực thuộc HĐQT (RMC).
• Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO).
• Ủy ban Giám sát Rủi ro thuộc BĐH (ERC).
• Hội đồng Tín dụng (CC)
1.4.8.1. Quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường
Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) là Ủy ban trực thuộc Ban
Điều hành hỗ trợ HĐQT trong việc quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị
trường. ALCO chịu trách nhiệm chính về việc phát triển, thực thi và xem xét
các quy chế, chiến lược và chính sách liên quan đến việc quản lý bảng cân đối
kế toán, quản lý vốn và quản lý rủi ro thị trường cũng như rủi ro thanh khoản
của Ngân hàng.
• Quản lý rủi ro thanh khoản
Nắm bắt được vai trò thanh khoản là yếu tố sống còn của hoạt động Ngân
hàng nên HSC-ABBANK thường xuyên giám sát các chỉ số thanh khoản, tuân
thủ chặt chẽ Quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn cũng như

các tỷ lệ thanh khoản khác. Hiện nay HSC-ABBANK đang sở hữu một danh
mục tài sản nợ đa dạng nhằm đáp ứng được các nhu cầu về vốn của Ngân hàng.
HSC-ABBANK luôn theo sát tình hình các tài sản lỏng hiện đang nắm giữ như
tiền mặt và các chứng khoản có tính thanh khoản cao. Tài sản lỏng được duy trì
ở mức vừa đủ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết.
• Quản lý rủi ro thị trường
Cơ chế quản lý rủi ro thị trường của Ngân hàng liên quan chặt chẽ với những
nguyên tắc về quản lý rủi ro nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định, các tiêu

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

24


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s.Vũ Thuý Anh

chuẩn của ngành và mang tính ứng dụng cao. Bao gồm: Quản lý rủi ro về giá,
lãi suất và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.
Từ mối quan hệ hợp tác chiến lược với tập đoàn ngân hàng lớn nhất
Malaysia, các chuyên gia về quản lý rủi ro thị trường của Maybank đã chia sẻ
với ABBANK về các kinh nghiệm và phương pháp mới và hiệu quả nhất về
quản lý rủi ro thị trường và quản lý rủi ro thanh khoản.
1.4.8.2. Quản lý rủi ro nghiệp vụ
Nhiệm vụ của QLRR Nghiệp vụ là xây dựng và thực hiện cơ chế QLRR đối
với mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời sử dụng các công cụ và phương
pháp QLRR để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro nghiệp vụ.

Các công cụ và phương pháp QLRR nghiệp vụ:
• Tự đánh giá và kiếm soát rủi ro (RCSA)
• Các chỉ số rủi ro chính (KRIs)
• Quản lý sự cố & thu thập dữ liệu (IMDC)Việc triển khai và sử dụng các
công cụ QLRR nghiệp vụ đã giúp ích hiệu quả cho việc xác định, phân tích,
đánh giá và thực hiện các báo cáo rủi ro nghiệp vụ, trong quá trình rà soát các
quy trình nghiệp vụ, văn bản, sản phẩm mới và đưa ra biện pháp khắc phục
nhằm giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng một cách hiệu quả.
Trong năm 2012, Khối QLRR Nghiệp vụ đã phối hợp cùng các đơn vị kinh
doanh trên toàn hệ thống xây dựng thành công kế hoạch duy trì hoạt động kinh
doanh và sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch này trong năm 2013.
1.4.8.3. Quản lý rủi ro tín dụng
Với sự trợ giúp và chuyển giao hệ thống QLRR từ Maybank, Khối QLRR tín
dụng tại HSC-ABBANK được xây dựng từ giữa năm 2009 và ngày càng được
củng cố hoàn thiện. Năm 2012 Khối đã triển khai nhiều nhiệm vụ theo chỉ đạo
của Ban Điều hành và ERC.
• Xây dựng chính sách, cơ chế và phát triển nguồn lực tín dụng
Khối QLRR Tín Dụng đã xây dựng tương đối đầy đủ các chính sách, cơ chế
tín dụng theo yêu cầu quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, Pháp luật Việt
Nam nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng cho toàn hệ thống với mục
tiêu an toàn tối đa trong việc cấp tín dụng của HSC-ABBANK.
Khối đã phối hợp với Khối Quản trị Tín dụng, Khách hàng Doanh nghiệp,
Khách hàng Cá nhân, Kế toán Tài chính xây dựng bộ giáo trình Cẩm nang tín
dụng chuẩn cho toàn hệ thống. Đây là một trong những khâu then chốt trong
quá trình chuẩn hóa nguồn nhân lực làm công tác tín dụng tại HSC-ABBANK.
Khối QLRRTD cũng đã tổ chức chương trình ôn tập, đào tạo về quy trình,
quy chế, chính sách tín dụng và tổ chức kỳ thi nghiệp vụ tín dụng tại chỗ cho tất
cả cán bộ tín dụng toàn hàng nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ tín
dụng.
• Xây dựng, quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng

Phù hợp xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại, tạo ra các công cụ
đo lường rủi ro tín dụng, Khối QLRR Tín dụng đã phối hợp với đơn vị tư vấn –
Công ty kiểm toán Ernst & Young xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
khách hàng áp dụng trên toàn hệ thống ABBANK.

SVTH: Dương Đình Ngọc

Trang

25


×