Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG SUY DINH DƯỠNG VỀ ĂN BỔ SUNG CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 24 THÁNG CỦA BÀ MẸ TẠI XÃ TÂN HỘI, HUYỆN ĐỨC TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.27 KB, 6 trang )

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG SUY DINH DƯỠNG VỀ ĂN BỔ SUNG
CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 24 THÁNG CỦA BÀ MẸ TẠI XÃ TÂN HỘI,
HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNGNĂM 2015
Mothers’ knowledge and practice in additional feeding to prevent malnutrition among
children 6–24 monthsin Tan Hoi Commune, Duc Trong district, Lam Dong province in
2015
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Trẻ em VN nói chung và ở tỉnh Lâm Đồng ( đặc biệt ở các xã vùng cao) nói riêng
thuộc những nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) cao. Việc nghiên cứu mô tả về kiến thức,
thực hành và các yếu tố liên quan tới nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ là hết sức bổ ích, giúp
thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho cải thiện chương trình phịng SDD trẻ em giai đoạn
6 đến 24 tháng tuổi có hiệu quả hơn. Nghiên cứu được tiến hành trên 226 bà mẹ ở xã Tân
Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về
phòng SDD về cho trẻ ăn bổ sung giai đoạn trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi của bà mẹ tại xã
Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015.
Vietnam generally, Lam Dong province (especially some upland areas) particularlyis
one ofthe highest child malnutrition rate of world's regions. This researchaims to describe
the knowledge, practices and factors related to infant feeding. Itwouldhelp us get more
scientific basis and practical aspects to enhancethe effectiveness of the Child
Malnutrition ControlProgram (for 6 to 24–month–old children). This study was
conducted on 226 women in Tan Hoi Commune, Duc Trong district, Lam Dong province
to describe the reality of their knowledge and practice inadditional feeding to prevent
malnutrition among children 6–24 months.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bước sang ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước
trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng nghèo và suy
dinh dưỡng (SDD). Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những
mức độ khác nhau, không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần và
vận động của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội sau này. Đặc biệt ở giai



đoạn trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ bắt đầu cai sữa mẹ và ăn bổ sung
nên có nguy cơ cao dẫn đến rối loạn về dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ
của trẻ [1].
Một trong những chiến lược quan trọng trong phòng suy dinh dưỡng cho trẻ ở giai
đoạn 6 đến 24 tháng tuổi là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm làm chuyển
biến tốt kiến thức, thực hành của các bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ [2] [3]. Muốn thực hiện
chiến lược này cần có những khảo sát và nghiên cứu khoa học thích hợp làm cơ sở và tiền
đề cho việc xây dựng kế hoạch của chương trình phòng suy dinh dưỡng tại địa phương
một cách phù hợp và có hiệu quả. Từ những lý do nêu trên, tơi tiến hành nghiên cứu
“Kiến thức, thực hành phịng suy dinh dưỡng về ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 24 tháng
của bà mẹ tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015”.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

SDD là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.
Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt ở giai đoạn trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Biểu
hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể
chất, tinh thần và vận động của trẻ [5]. Theo WHO,UNICEF: SDD là hậu quả để lại do
thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần được cung cấp vào hoặc do yếu tố bệnh tật tác động đến
quá trình tiêu hóa của cơ thể
Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng
đồng trong thập kỷ này, được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” vì khác với nạn đói thơng thường.
Thiếu vi chất dinh dưỡng khơng gây nên cảm giác đói khát, nhưng hậu quả vô cùng lớn
lao đối với sức khoẻ. Vì vậy, phịng thiếu vi chất dinh dưỡng cịn mang ý nghĩa lớn cả về
sản xuất, năng lực học hành, là một chiến lược về sức khoẻ và phát triển. Các nghiên cứu
gần đây về ảnh hưởng của thiếu vi chất dinh dưỡng đến SDD thể thấp còi, đặc biệt chú ý
là ảnh hưởng thiếu các chất như kẽm, sắt, vitamin A và I-ốt [4]
Nguyên nhân gốc rễ của SDD trẻ em đó là nghèo đói và bà mẹ thiếu kiến thức về
dinh dưỡng cho trẻ. Đói nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn
thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với các thơng tin và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mặt

khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi, người đồng


bào dân tộc thiểu số thường sinh nhiều con. Vì gia đình đơng con nên chế độ dinh dưỡng,
khẩu phần ăn của trẻ khơng được đảm bảo đầy đủ, chính điều này lại tạo nên vịng lẩn
quẩn của đói nghèo khó giải quyết. Suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi có
nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), gần 50% trẻ suy
dinh dưỡng từ 6 đến 24 tháng tuổi ở các nước đang phát triển đã tử vong do thiếu dinh
dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ [5]. Trẻ dễ mắc bệnh hơn đặc biệt là các bệnh về nhiễm
trùng hô hấp, tiêu chảy…Khi cơ thể trẻ suy nhược do không được cung cấp đủ dưỡng
chất sẽ là điều kiện thuận lợi để các bệnh thường gặp ở trẻ kéo dài. Khi bệnh kéo dài, trẻ
lại ăn uống kém và vì vậy suy dinh dưỡng càng trở nên nặng nề hơn
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, có phân tích.
Số liệu của nghiên cứu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn thiết kế sẵn
về kiến thức của bà mẹ phòng SDD về ăn bổ sung và thực hành của bà mẹ phòng SDD về
ăn bổ sung ở trẻ em giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi . Bộ câu hỏi gồm 20 câu, phỏng vấn
trên bà mẹ, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 phút.
• Tiêu chí đánh giá
-

Bà mẹ có kiến thức đúng phịng SDD về ăn bổ sung cho trẻ giai đoạn từ 6 đến 24 tháng
tuổi điểm kiến thức ≥14 (đạt ít nhất 50% điểm kiến thức tối đa)

-

Bà mẹ thực hành đúng phòng SDD về ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi khi điểm
thực hành đạt ≥11 (đạt ít nhất 50% điểm thực hành tối đa)



4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1

Kiến thức phòng SDD về ăn bổ sung cho trẻ giai đoạn 6 đến 24 tháng tuổi

Bảng 1: Kiến thức của bà mẹ về cho ăn bổ sung
Ăn bổ sung

Kiến thức đúng
n

%

Hiểu biết bất lợi khi cho trẻ ăn bổ sung sớm

60

26,5

Ăn bổ sung từ loãng đến đặc

149

65,9

Ăn bổ sung từ tháng thứ 7
10
4,4

Bảng 2: Kiến thức của bà mẹ về số nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ ăn bổ sung
Kiến thức đúng
Số nhóm thực phẩm
n
%
1 nhóm

16

7,1

2 nhóm

28

12,4

3 nhóm

66

29,2

4 nhóm
116
51,3
4.3 Thực hành ăn bổ sung của bà mẹ cho trẻ giai đoạn 6 đến 24 tháng tuổi
Bảng 3: Thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ
Thực hành đúng
Ăn bổ sung

n
%
Cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 7

27

11,9

Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc

144

63,7

Bảng 4: Thực hành của bà mẹ về số nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ ABS
Số nhóm thực phẩm

Thực hành đúng
n

%

1 nhóm

16

7,1

2 nhóm


28

12,4

3 nhóm

76

33,6

4 nhóm

106

46,9


5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Kiến thức bà mẹ về cho trẻ ăn bổ sung: chỉ có 4,4% bà mẹ cho trẻ ABS đúng thời
gian, trong khi đó bà mẹ hiểu biết bất lợi của việc cho trẻ ABS là 26,5% và bà mẹ biết
cách cho trẻ ABS đúng từ loãng tới đặc là 65,9%.
Thời điểm bà mẹ tiến hành cho trẻ ABS từ tháng thứ 7 là 11,9%, số nhóm thực phẩm
bà mẹ cho trẻ ăn nhiều nhất là 4 nhóm với 46,9%.
5.2 Khuyến nghị
- Đối với ngành y tế địa phương:
Tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền phòng SDD về ăn bổ sung tại các trạm y tế
xã 1 tuần/lần. Hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao
nhận thức cho người dân, đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 60 tháng tuổi nói chung và bà
mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi nói riêng.

Tăng cường nội dung và cải thiện chất lượng các hoạt động tư vấn và hướng dẫn
kiến thức về cho người dân. Đặc biệt chú ý đến bà mẹ có trình độ học vấn thấp dưới
THCS.
Hướng dẫn thực hiện bữa ăn mẫu cho bà mẹ, chú ý sử dụng các thực phẩm sẵn có
tại địa phương
-

Đối với bà mẹ
Khuyến khích bà mẹ tìm hiểu thơng tin phịng suy dinh dưỡng về ăn bổ sung cho

trẻ 6 đến 24 tháng tuổi trên tivi, báo đài, loa phát thanh xã hoặc nhân viên y tế.
Tăng cường học tập, tranh thủ sắp xếp thời gian tham dự các buổi tư vấn do trạm y
tế tổ chức để lắng nghe kiến thức phòng SDD về ăn bổ sung cho trẻ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lê Thị Hợp và ctv (2007), Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, Tạp chí Dinh dưỡng
và thực phẩm 3, tr.106-113.

2. Bộ Y tế (2012), Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030, Hà Nội
3.

Quyết định số21/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến
lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010.

4. Tổng cục Dân số- KHHGĐ(2006), Một số vấn đề sức khỏe ở Tây Ngun năm 2006.
Tạp chí số7(28).

5. Bộ Y tế, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại gia đình, Nxb Y học, tr. 7-12,
93-119.



×