TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021
Câu 1:
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam
Kế thừa từ những quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời xuất phát từ đặc điểm và
điều kiện thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm đúng đắn về tính chất,
đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam.
Về tính chất của thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh khẳng định: Đây là thời kỳ cải biến sâu
sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ. Theo Bác, thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới, xây dựng một xã hội mới hoàn toàn
chưa từng có trong lịch sử của dân tộc ta. Tại sao lại nói đây là một xã hội xưa nay chưa từng
có bởi vì trong thời kỳ này, dân tộc ta phải tiến hành thay đổi triệt để trong tất cả các lĩnh
vực.
Ví như về kinh tế, nước ta cần phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột,
khắc phục kinh tế sau chiến tranh, biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một
nước cơng nghiệp. Trong văn hóa, ta cần phải biến một nước dốt nát thành một nước có nền
văn hóa cao, xóa bỏ những nếp sống, thói quen, ý nghĩ, thành kiến có gốc rễ sâu xa ngàn
năm. Đặc biệt là lúc bấy giờ, nước ta đang ở trong một hồn cảnh hết sức khó khăn, là một
nước nơng nghiệp lạc hậu mới thoát khỏi ách thực dân và phong kiến. Giai cấp cơng nhân
(lực lượng nịng cốt trong cơng cuộc xây dựng đất nước) cịn đang nhỏ bé và lẻ tẻ vì khi đơ
hộ nước ta thực dân Pháp cho phát triển rất nhỏ giọt. Nông dân tuy đơng nhưng khơng có
ruộng đất, kỹ thuật nơng nghiệp cịn rất lạc hậu. Dân ta còn giữ nếp sống, tư tưởng và những
quan niệm phong kiến như: cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, trọng nam khinh nữ, con vua làm
vua … những hủ tục như tảo hôn, hôn nhân đa thê, tục cướp vợ … Có thể thấy rằng có
những nếp sống, thói quen, ý nghĩ vẫn cịn tồn tại cho đến ngày nay. Vậy nên thời kỳ quá độ
Họ tên SV/HV:
Hoàng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 1/10
lên CNXH ở Việt Nam là một thời kỳ hết sức khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc và
khơng thể hồn thành trong một sớm một chiều mà phải chiến đấu lâu dài và làm dần dần.
Về đặc điểm của thời kỳ quá độ, Bác nhận thấy “đặc điểm to nhất là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa (TBCN)”. Đặc điểm thời kỳ quá độ của Việt Nam cũng giống với đặc điểm của các
nước khác khi bước vào thời kỳ này, đó là có sự tồn tại đan xen trong mọi lĩnh vực đời sống
giữa những yếu tố của xã hội cũ và những yếu tố của xã hội mới. Thậm chí trong giai đoạn
đầu của thời kỳ quá độ, khi các yếu tố xã hội cũ còn đang mạnh mẽ và cụm lại thì thế lực này
cịn có thể đánh bại những yếu tố của xã hội mới vừa xuất hiện. Việc bỏ qua giai đoạn TBCN
là tất yếu vì nó phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân ta, phù hợp với hoàn cảnh thực
tiễn Việt Nam và phù hợp với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mac. Bác nói
nước ta “khơng phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN” ở đây ta hiểu khơng phải bỏ qua
hồn tồn mà là bỏ qua chế độ TBCN, bỏ qua việc giai cấp tư bản thống trị, bóc lột, tước
đoạt tư liệu sản xuất giai cấp công nhân, cướp đoạt ruộng đất nông dân nhưng tiếp thu và kế
thừa những thành tựu đặc biệt là về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến dưới chế độ TBCN để phát
triển lực lượng sản xuất và nền kinh tế hiện đại.
Cùng những đặc điểm khác và mục tiêu của CNXH, đặc điểm này chi phối tác động đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, quy định nhiệm vụ của dân tộc ta thời kỳ quá độ là: Đấu
tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ (bao gồm cả chế độ phong kiến và thực
dân), xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực
đời sống. Trong đó:
Trên lĩnh vực chính trị: phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của
CNXH. Phải chống tất cả các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trước hết là trong Đảng và bộ
máy nhà nước từ trung ương cho đến cơ sở. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bồi dưỡng giáo dục
nhân dân có tri thức và năng lực để làm chủ chế độ xã hội, thực sự đem lại quyền làm chủ
cho dân, đồng thời cũng không ngừng tăng cường khối đại đồn kết dân tộc vì sự nghiệp xây
dựng CNXH.
Họ tên SV/HV:
Hoàng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 2/10
Trên lĩnh vực kinh tế: Bác xác định nhiệm vụ quan trọng nhất thời kỳ này là phải cải
cách nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu cũ, xây dựng nền kinh tế mới có cơng nghiệp và nơng
nghiệp hiện đại. Đây là quá trình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội mà theo Hồ Chí Minh giữa cải tạo và xây dựng thì “xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và
lâu dài” và phải luôn gắn với thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của dân.
Trên lĩnh vực văn hóa: triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nơ dịch của
văn hóa đế quốc đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hấp
thụ những cái mới, tiến bộ của tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng một nền văn hóa Việt
Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng, xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con
người mới xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ
nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới
Về các quan hệ xã hội: thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trở lên lạc hậu trong thói
quen, nếp sống người Việt Nam, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tơn
trọng con người. Xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và được thỏa mãn để mỗi người
được cải thiện đời sống tốt hơn nhưng hài hòa và thống nhất với lợi ích chung.
Những nội dung tư tưởng về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam của Hồ Chí Minh
khơng chỉ là sự tiếp thu, kế thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
về thời kỳ quá độ, mà còn được bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước
ta. Qua đó, Bác đã góp phần tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ bản chất khoa học, cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
2. Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam
Tiếp thu và phát triển những quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất, đặc điểm và
nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định tính chất thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã ở nước ta “ … là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu
tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước
phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”. Theo đó, Đảng đã khái quát
Họ tên SV/HV:
Hồng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 3/10
đúng về thời kỳ quá độ ở nước ta, xác định đó là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để,
đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới. Có thể hiểu cái cũ ở đây khơng chỉ là những tàn
dư của xã hội phong kiến và thực dân mà nước ta mới thoát ra mấy chục năm qua, mà cái cũ
ở đây còn là những yếu tố tư bản chủ nghĩa đang và sẽ hiện diện trong các lĩnh vực, những
nhân tố này có thể là mới với nước ta nhưng lại là cũ so với những nhân tố của xã hội chủ
nghĩa ta đang xây dựng. Đồng thời, Đảng cũng khẳng định ở nước ta sẽ diễn ra sự biến đổi
về chất, có nghĩa là sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản và toàn diện ở tất cả mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội mà không phải chỉ là biến đổi về lượng, sự biến đổi của từng bộ
phận. Quá trình đó phải diễn ra lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức
kinh tế, xã hội đan xen.
Về đặc điểm, từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đến nay, đường lối thực hiện thời kỳ
quá độ được xác định là “bỏ qua chế độ TBCN”, tức là thời kỳ quá độ gián tiếp, và được xây
dựng, phát triển ngày càng hoàn thiện. Đến Đại hội IX, Đảng ta chỉ ra cụ thể hơn: "Con
đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại". Và việc bỏ qua phải được nhận thức như
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: "Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế
độ áp bức, bất cơng, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết
chế, thể chế chính trị khơng phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả
những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ
nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan
điểm khoa học, phát triển".
Trong bối cảnh những cơ hội và thách thức hiện nay cùng với việc tiếp thu các quan
điểm đúng đắn của Bác, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát về thời kỳ quá độ là nước ta
phải xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng
tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội
Họ tên SV/HV:
Hoàng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 4/10
chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Cụ thể hơn, mục tiêu khi đến giữa thế kỷ XXI
nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta
đã quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản gắn với từng lĩnh vực đời
sống của nhân dân như: Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát
triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Xây dựng
con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm
vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, dân chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thực tế Việt Nam cho thấy, sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm thời kỳ quá độ rất
đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế,
nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành
quốc gia thu nhập trung bình thấp. Tính đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ
15 đến 60 của cả nước đạt 97,85%. Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng
cải thiện. Từ năm 1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống cịn 16,7.
Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016. Tuy
nhiên tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày một tăng cho thấy tình trạng
phân biệt giới tính vẫn cịn tồn tại. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, tính đến năm
2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước
sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở
thành thị là trên 95%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo
phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Tăng
trưởng, cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và dân số tăng nhanh để lại nhiều tác động tiêu cực đến
vấn đề môi trường, xử lý chất thải và tài nguyên thiên nhiên. Đảng và Nhà nước vẫn đang nỗ
lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên mơi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
Họ tên SV/HV:
Hoàng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 5/10
một cách hiệu quả. Nhiều chiến lược và kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng xanh và sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên đang được thực thi.
Một điều đáng tự hào, Việt Nam trong năm 2020 là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề vì
đại dịch COVID-19 và lũ lụt miền Trung nhưng lại thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng
trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020 và là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng
kinh tế dương. Nước ta cũng đóng góp nhiều cơng sức vào việc phịng chống dịch bệnh trên
tồn thế giới và đạt nhiều thành tựu như: Việt Nam là nước đưa ra các giải pháp sớm hơn
một bước và cao hơn một bước so với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế; là quốc gia đầu
tiên trên thế giới áp dụng khai báo y tế bắt buộc với tất cả người nhập cảnh từ vùng dịch. Các
tổ chức, bạn bè quốc tế sau này đã đánh giá những biện pháp của Việt Nam rất đúng, rất
sớm, rất kiên quyết và hiệu quả kinh tế cao nhất bởi tổng chi phí cho chống dịch chúng ta
đến ngày hơm nay là rất thấp so với nhiều nước trên thế giới; Đảng và Nhà nước luôn chỉ
đạo sát sao và đồng hành cùng toàn dân đoàn kết chiến thắng dịch bệnh.
Với những thực tiễn kể trên, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã áp dụng và phát huy
đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ thời kỳ quá độ ở Việt
Nam đạt được những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực đời sống, con đường xây dựng
đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội ngày càng vững mạnh.
Câu 2:
1. Những phương pháp xây dựng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Vấn đề con người trong hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề có vị trí rất đặc
biệt, được coi trọng như một mục tiêu thiêng liêng, cao cả của sự nghiệp cách mạng, thấm
đượm và thường trực trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỏa sáng
trong từng việc làm, cử chỉ, hành vi của Bác với từng người và mọi người. Ngoài việc mỗi
người cần phải tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính
khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ thì theo quan điểm của Bác, có 3 phương
pháp xây dựng con người.
Họ tên SV/HV:
Hồng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 6/10
Thứ nhất, Bác luôn quan tâm và chú ý tới phương pháp nêu gương, nhất là người đứng
đầu, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Người yêu cầu, cha mẹ làm gương cho các con, anh
chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương cho cán bộ,
nhân viên, yêu cầu Đảng cần thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, “lấy gương
người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau”... Người chủ trương viết sách về người
tốt, việc tốt nhằm nêu gương những chiến công nổi bật, vang dội, những việc ích nước lợi
dân, từ đó lơi cuốn đơng đảo nhân dân thi đua làm việc tốt. Đó cũng là cách khơi dậy các
tiềm năng tốt đẹp như tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục sẵn có ở
người Việt Nam. Đây là những chất liệu để xây dựng con người mới phát triển tồn diện.
Thứ hai, biện pháp giáo dục có một vị trí rất quan trọng trong cơng cuộc xây dựng con
người. Người từng nói rằng “hiền dữ của con người khơng phải là tính sẵn. Phần nhiều do
giáo dục mà nên”. Bác hiểu sâu sắc rằng qua hàng ngàn năm bị áp bách bóng lột của chế độ
phong kiến và thực dân, nhân dân ta cịn sống trong nghèo đói, lầm than. Tuy tinh thần yêu
nước, cách mạng cao, song trình độ dân trí cịn thấp kém, trong xã hội xuất hiện chưa nhiều
những con người vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”, biết hài hòa giữa lợi ích
riêng và chung. Những con người này không phải tự nhiên mà có, mà là sản phẩm của một
quá trình giáo dục, đào tạo và rèn luyện trong xã hội lâu dài, công phu. Cũng theo Bác, các
cháu mẫu giáo, tiểu học như một tờ giấy trắng. Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ. Qua
đó để có thể thấy rằng giáo dục rất quan trọng trong việc xây dựng con người.
Thứ ba, chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng. Ngồi
việc người đứng đầu, đặc biệt là Đảng và bộ máy nhà nước phải luôn gương mẫu, nghiêm
túc trong việc tự phê bình và phê bình, các tổ chức này phải vận động, tuyên truyền và lãnh
đạo nhân dân nâng cao rèn luyện, tu dưỡng bản thân, tham gia các phong trào như “thi đua
yêu nước”, “người tốt việc tốt”. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trị của phong trào thi đua
yêu nước trong xây dựng con người, thậm chí quan trọng đến mức “Thi đua là yêu nước.
Yêu nước phải thi đua’’. Đảng và Nhà nước cần có những hoạt động thiết thực nhằm xây
dựng những con người của CNXH, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và có
năng lực làm chủ. Đặc biệt phải biết dựa vào quần chúng theo quan điểm “dựa vào ý kiến
Họ tên SV/HV:
Hoàng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 7/10
của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”, phải biết tin ở dân, dựa vào dân, tổ
chức và phát huy
sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân.
Có thể thấy, những phương pháp xây dựng con người theo quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh gắn liền với thực tế nước ta, bám sát vào mục tiêu cao cả nhất của quá trình hoạt
động cách mạng là giải phóng, đem lại hạnh phúc, tự do, rèn luyện và xây dựng con người.
Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho lý tưởng cao đẹp ấy, Người luôn đặt niềm tin,
phẩm chất và khả năng tốt đẹp của con người, tất cả vì con người và do con người bằng cách
bắt đầu từ giải phóng dân tộc để giải phóng con người.
2. Liên hệ với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng
căn dặn: “Muốn người ta theo, mình phải làm gương trước”. Người khẳng định rằng: Đối với
các dân tộc phương Đơng thì “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn
tuyên truyền”, “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong
những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con
người mới, cuộc sống mới”. Thấm nhuần tư tưởng này và nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò
và tầm quan của việc nêu gương, Ðảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về vấn đề
nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, gần đây nhất là Quy định số 101-QÐ/TW của Ban
Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các
cấp; Quy định số 55-QÐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng
cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII)
đã ban hành Quy định số 08-QÐi/TW về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Ðảng".
Không chỉ trong đội ngũ cán bộ Đảng viên mà trong cuộc sống thực tế kể cả những công
dân, người lao động bình thường có những hành động người tốt việc tốt cũng được Thủ
tướng Chính phủ trao tặng bằng khen, có những lá thư gửi đến động viên họ. Điển hình gần
Họ tên SV/HV:
Hồng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 8/10
đây nhất là việc trao tặng bằng khen cho anh Nguyễn Ngọc Mạnh có hành động nhanh trí,
dũng cảm và kịp thời cứu được cháu bé bị ngã từ tầng 12; gửi lời chúc trong thư đến Đặng
Trần Thủy
Tiên, nữ sinh 19 tuổi đang kiên cường chống lại bệnh ung thư. Đây là 2 trong số nhiều
trường hợp được nêu gương, nhất là khi mạng xã hội ngày càng phổ biến tin tức được truyền
thơng mạnh mẽ lan tỏa tích cực đến người dân trên khắp Việt Nam. Hay từ các đơn vị, cơ
quan như nhà trường, bệnh viện … đến các thôn, các xã, huyện cũng thực hiện việc nêu
gương qua khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích hoạt động tốt.
Về biện pháp giáo dục, Đảng ta vẫn luôn làm tốt các công tác giáo dục để có thể đào tạo
những con người vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã nêu rõ định hướng lớn về giáo dục - đào tạo ở nước ta: “Giáo dục và
đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.”
Luật Giáo dục năm 2019 khi đề cập đến mục tiêu giáo dục cũng khẳng định: giáo dục
nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần
dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Qua đó, ta có thể thấy rõ rằng vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần
chúng trong việc xây dựng con người là rất quan trọng. Đảng không chỉ là những người đi
đầu trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng con người mà còn phải là người lãnh đạo
nhân dân, đưa ra đường lối, chính sách hướng tới xây dựng con người toàn diện, vừa “hồng”
vừa “chuyên”, những con người hướng tới mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, những con người của xã hội chủ nghĩa. Chú trọng phát động các phong trào
cách đến các địa phương, đơn vi hay trên cả phạm vi toàn quốc về “Thi đua yêu nước”,
“Người tốt việc tốt” để nhân dân có thể có thêm nhiều cơ hội tìm hiểu về Đảng và Nhà nước.
Họ tên SV/HV:
Hồng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 9/10
Trong 5 năm qua có thể kể đến các phong trào nổi trội, đạt hiệu quả và thành tích cao như:
“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”; “Doanh nghiệp Việt
Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Khơng để ai bị bỏ lại
phía sau”, “Cán bộ, cơng chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa cơng sở” … Các phong
trào thi đua đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, với nhiều biện pháp, giải
pháp cụ thể, phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo khơng khí thi đua sơi nổi, được các cơ
quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia.
---Hết---
Họ tên SV/HV:
Hoàng Hà Trang
-
Mã LHP: 2114HCMI0111
Trang 10/10